Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 ở bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.79 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa

3

3

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh

5

1.1.3 Chẩn đoán đái tháo đường typ 2

5

1.1.4 Các biến chứng thường gặp[2]

8

1.1.5 Điều trị đái tháo đường typ 2

8

1.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2

11



1.2.1 Insulin 11
1.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống

12

1.2.3 Phối hợp các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống

15

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 17
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

17

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu

17

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 17
2.2.2.

Cỡ mẫu nghiên cứu

17

2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu


18

2.2.4 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu tại thời điểm ban đầu

18

2.2.5 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh
nhân ngoại trú

18

2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá

18


2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, lipid máu, huyết áp theo tiêu chuẩn Bộ
y tế 2017

18

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận
1.3 Phương pháp xử lý số liệu

19

19

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

1.4 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 20
1.4.1 Đặc điểm nhân khẩu học:

20

1.4.2 Thời gian mắc bệnh 20
1.4.3 Đặc điểm bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
1.4.4 Chỉ số glucose máu lúc đói thời điểm bắt đầu nghiên cứu

21

21

3.1.5 Các chỉ số cận lâm sàng khác tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu 22
1.4.6 Chức năng gan, thận của bệnh nhân tại thời điểm ban đầu nghiên cứu 22
1.5 Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh
nhân ngoại trú

23

1.5.1 Danh mục thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu
23
1.5.2 Liều dùng các thuốc điều trị ĐTĐ 24
1.5.3 Tỉ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu 26
1.5.4 Danh mục các thuốc điều trị các bệnh mắc kèm 27
Chương 4: BÀN LUẬN

28

4.1. Về đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu

4.2. Về việc sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 30
KẾT LUẬN 34
ĐỀ XUẤT

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

PHỤ LỤC

28


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1. 1 PHÂN BIỆT ĐTĐ TYP 1 VÀ TYP 2 THEO BYT-2017.......................................................................................2
BẢNG 1. 2 TÓM TẮT CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.....................................................................2
BẢNG 1. 3 TƯƠNG QUAN GIỮA TỶ LỆ HBA1C VỚI NỒNG ĐỘ GLUCOSE HUYẾT...................................................................2
BẢNG 1. 4 MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN ĐTĐ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, KHÔNG CÓ THAI......................................2
BẢNG 1. 5 MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI GIÀ.....................................................................................2

Bảng 1. 6 Một số loại insulin hiện có tại Việt Nam..............................................................................2
BẢNG 2. 1 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI, HBA1C, HUYẾT ÁP, LIPID MÁU......................................................2
BẢNG 2. 2 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GAN, THẬN...............................................................................................2
BẢNG 3. 1 PHÂN BỐ BỆNH NHÂN THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH...........................................................................................2

BẢNG 3. 2 PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN THEO THỜI GIAN MẮC BỆNH....................................................................................2
BẢNG 3. 3 ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ MẮC KÈM...................................................................................................................2
BẢNG 3. 4 CÁC CHỈ SỐ GLUCOSE MÁU LÚC ĐÓI THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU..............................................................2
BẢNG 3. 5 CÁC CHỈ SỐ CẬN LÂM SÀNG KHÁC TẠI THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU...........................................................2
BẢNG 3. 6CHỨC NĂNG GAN, THẬN CỦA BỆNH NHÂN TẠI THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU NGHIÊN CỨU.................................................2
BẢNG 3. 7 DANH MỤC CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐTĐ TYP 2 ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU............................2
BẢNG 3. 8 LIỀU DÙNG HÀNG NGÀY CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ..............................................................................................2
BẢNG 3. 9 TỈ LỆ SỬ DỤNG CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ.......................................................................................................2
Bảng 3. 10 Danh mục các thuốc điều trị bệnh mắc kèm..................................................................................2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADA

American Diabetes Association (Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ)

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BN

Bệnh nhân

ĐTĐ

Đái tháo đường

EASD


HbA1C

European Association for the Study of Diabetes (Hiệp hội nghiên cứu
đái tháo đường Châu Âu)
Electronic Medicines Compendium (Thông tin hướng dẫn sử dụng
thuốc của Anh
Glycosylated Haemoglobin ( Hemoglobin gắn glucose)

HDL-C

High Density Lipoprotein Cholesterol

IDF

International Diabetes Federation ( Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế)



Phác đồ

TDKMN

Tác dụng không mong muốn

THA

Tăng huyết áp

TZD


Nhóm thiazolidindion

RLLP

Rối loạn lipid máu

UKPDS
GLP-1

The U.K prospective diabetic study ( Nghiên cứu tiến cứu về Đái tháo
đường của Anh)
Glucagon-like peptid

GIP

Glucose-dependent Insulinotropic Polypeptid

DPP-4

Dipeptidyl peptidase IV enzym

FPG

Fast Plasma Glucose (đường máu lúc đói)

EMC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm

tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả
hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa
carbohydrate,protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở
tim và mạch máu,thận, mắt, thần kinh.Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới
(IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái
tháo đường (ĐTĐ), tương đương cứ 11 người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040
con số này sẽ là 642 triệu, tương đương cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ. Bên cạnh
đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động
thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ typ 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn
đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy
hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.
Nhưng một điều đáng khả quan, có tới 70% trường hợp ĐTĐ typ 2 có thể dự phòng
hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý
và tăng cường luyện tập thể lực.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2002
cả nước chỉ có 2,7% dân số mắc bệnh ĐTĐ, đến năm 2012 tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ
trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn
đoán trong cộng đồng là 63.6% . Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố
nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015 , ở nhóm tuổi từ
18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% .
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị khỏi hẳn bệnh mà
chỉ làm giảm các triệu chứng, biến chứng do tăng glucose máu. Việc điều trị bệnh là
suốt đời kể từ khi phát hiện bệnh. Các tổ chức, hiệp hội Đái tháo đường tại các nước
trên thế giới đều liên tục cập nhật các hướng dẫn điều trị. Hằng năm hiệp hội ĐTĐ
hoa kỳ đều cập nhật các guideline hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ, tháng 2
2017 ADA đã cập nhật bản standards of Medical care in diabetes 2017 lần thứ 40.
Hướng dẫn điều trị của AACE - Hiệp hội các chuyên gia nội tiết học lâm sàng được
cập nhật mới vào năm 2016. Liên đoàn Đái tháo đường thế giới IDF cũng liên tục cập
1



nhật những guideline mới: Hướng dẫn điều trị ĐTĐ dành cho bệnh nhân lớn tuổi
năm 2013. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường thai kỳ năm 2015. Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 năm 2012- tới thời điểm này đây vẫn là hướng
dẫn điều trị mới nhất của IDF. Tại Việt Nam mới đây nhất tháng 7/2017, Bộ y tế vừa
ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2( Ban hành kèm theo quyết định
số 3319QĐ/BYT ngày 19/7/2017). Sự ra đời của các hướng dẫn điều trị mới chính là
các tài liệu chuyên môn mới nhất hướng dẫn việc chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ
Trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thực hiện 2 chức năng: Dự phòng
và bệnh viện hạng III với quy mô hơn 115 giường bệnh. Trong những năm gần đây,
Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đã và đang không ngừng hoàn thiện, phát
triển, nâng cao về chất lượng khám chữa bệnh và ngày càng được nhân dân trong
thành phố Thái Nguyên tin tưởng. Hiện tại Trung tâm đang quản lý theo dõi và điều
trị ngoại trú cho hơn 1.100 bệnh nhân ĐTĐ, Chủ yếu là ĐTĐ typ 2. Để đánh giá thực
trạng đang điều trị ĐTĐ typ 2 tại Trung tâm có đáp ứng được các yêu cầu mới trong
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 mà BYT vừa ban hành , chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo
đường typ 2 ở bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
năm 2018" với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát các đặc điểm của bệnh nhân mắc đái tháo đường typ 2 trên bệnh
nhân ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên năm 2018.
2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trên bệnh nhân ngoại
trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên năm 2018.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các đề xuất nhằm góp phần nâng cao việc sử
dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý trong điều trị bệnh Đái tháo đường typ 2
ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.

2



Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Phân loại bệnh đái tháo đường
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2017, ĐTĐ
chia thành 4 loại tương tự như phân loại theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
(ADA-2017), cụ thể như sau:
- Đái tháo đường typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): Tế bào  của đảo tụy bị
hủy hoại không thể sản xuất insulin thường dẫn tới thiếu insulin tuyệt đối. Gồm:
+ ĐTĐ typ 1 qua trung gian miễn dịch (chiếm 95%)
+ ĐTĐ typ 1 không qua trung gian miễn dịch chiếm 5% (ĐTĐ vô căn)
- Đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): Là kết quả của sự
giảm bài tiết insulin tương đối của tiểu đảo tụy phối hợp với hiện tượng kháng
insulin ở mô.
- Đái tháo đường thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc
3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó. Nếu
phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ
chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện và dùng tiêu chí chẩn đoán như ở
người không có thai.
- Các typ đặc hiệu khác
+ Giảm chức năng tế bào  hoặc giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết
gen.
+ Bệnh lý của tụy ngoại tiết, tụy nội tiết: viêm tụy, chấn thương, u, cắt tụy,
xơ sỏi tụy, nhiễm sắc tố sắt...


3


+ Bệnh lý tăng glucose huyết do thuốc (corticoid, hormon tuyến giáp,
thiazid...) hoặc hóa chất.
+ Bệnh nội tiết: to đầu chi, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, cường giáp,

u tiết glucagon
+ Các thể ĐTĐ qua trung gian miễn dịch không phổ biến.
+ Một số bệnh gen cũng có thể gây ra ĐTĐ: ĐTĐ đơn gen thể MODY (1-9)…
+Các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác (Hội chứng Down,
Klinefelter, Turner..) đôi khi cũng kết hợp với ĐTĐ
Bảng 1. 1. Phân biệt ĐTĐ typ 1 và typ 2 theo BYT-2017
Đặc điểm
Tuổi xuất hiện
Khởi phát
Biểu hiện lâm sàng

Nhiễm ceton, tăng
ceton trong máu, nước
tiểu
C-peptid
Kháng thể:
Kháng đảo tụy (ICA)
Kháng Glutamic acid
decarboxylase 65 (GAD
65)
Kháng Insulin (IAA)
Kháng Tyrosine

phosphatase (IA-2)
Kháng Zinc Transporter
8 (ZnT8)
Điều trị

ĐTĐ typ 1
Trẻ, thanh thiếu niên
Các triệu chứng
rầm rộ
- Sút cân
nhanhchóng.
- Đái nhiều.
- Uống nhiều

Dương tính

ĐTĐ typ 2
Tuổi trưởng thành
Chậm, thường không rõ
triệuchứng
- Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu
chứng
- Thể trạng béo, thừa cân
- Tiền sử gia đình có người mắc
bệnh đái tháo đường typ 2.
- Đặc tính dân tộc, có tỷ lệ mắc
bệnh cao.
- Dấu gai đen (Aeanthosis
nigricans)
- Hội chứng buồng trứng đa

nang
Thường không có

Thấp/không đo được
Dương tính

Bình thường hoặc tăng
Âm tính

Bắt buộc dùng
insulin

Thay đổi lối sống, thuốc viên và/
hoặc insulin
4


1.1.2 Cơ chế bệnh sinh
 Đái tháo đường typ 1
Đặc trưng của ĐTĐ typ 1 là sự thiếu hụt insulin tuyệt đối. Các tế bào beta
tuyến tụy bị phá hủy bởi các chất trung gian miễn dịch, hiếm trường hợp là ĐTĐ
typ1 vô căn hoặc tự phát. Do đó phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển
hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê, tử vong.
 Đái tháo đường typ 2 :
Có hai yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2
đó là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau.
- Rối loạn tiết insulin: Tế bào β đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất
insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo chuyển hóa
glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là:
+ Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin

+ Bất thường về số lượng tiết insulin
- Tình trạng kháng insulin: Có thể thấy ở hầu hết các đối tượng ĐTĐ typ 2
và tăng glucose máu xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của các tế bào β đảo tụy
không đáp ứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa. Hình thức kháng insulin cũng rất
phong phú bao gồm: giảm khả năng ức chế sản xuất glucose (gan), giảm khả năng
thu nạp glucose (ở mô ngoại vi) và giảm khả năng sử dụng glucose (ở các cơ quan)
1.1.3 Chẩn đoán đái tháo đường typ 2
Hiện nay, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2017 cũng đồng
thuận với các tiêu chuẩn chẩn đoán theo hướng dẫn của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ ADA
-2017 dựa vào một trong các tiêu chí :
a) Glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh
nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để
nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay
11,1 mmol/L).

5


Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng
dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm
nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong
250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần
có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở
phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức
glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1mmol/L).
Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu

nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán
a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực
hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và
hiệu quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2
lần ≥ 126 mg/dL (7mmol/L). Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn
hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ.
Bảng 1. 2. Tóm tắt các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tiêu chí
a. ĐH lúc đói( ĐH sau ít nhất 8h không tiêu thụ

BYT 2017
≥ 7,0 mmol/L

thêm calo).
b.ĐH 2h sau nghiệm pháp dung nạp đường

(126mg/dl)
≥11,1 mmol/L

huyết( uống 75gram glucose khan hòa tan trong

(200mg/dl)

nước).
c.HbA1C .Xét nghiệm này phải được chuẩn hóa
≥ 6,5 % (48mmol/mol)
d.ĐH bất kì( kèm các triệu chứng điển hình của tăng ≥11,1 mmol/L
ĐH hoặc có tăng ĐH cấp tính


(200mg/dl)

6


-Tương quan giữa HbA1C và nồng độ đường huyết được lưu ý trong hướng
dẫn BYT-2017, cụ thể được thể hiện trong bảng 1.3 như sau:
Bảng 1. 3. Tương quan giữa tỷ lệ HbA1C với nồng độ glucose huyết
HbA1c

HbA1c

Glucose huyết trung bình

(%)
13
12
11
10
9
8
7
6
5

(mmol/mol)
119
108
97
86

75
64
53
42
31

(mmol/L)
18 mmol/L
17 mmol/L
15 mmol/L
13 mmol/L
12 mmol/L
10 mmol/L
8 mmol/L
7 mmol/L
5 mmol/L

Bảng này chỉ có tính cách tham khảo vì trị số glucose huyết dao động rất
nhanh, do đó tốt nhất là tự đo đường huyết nhiều lần trong ngày (đối với ĐTĐ typ 2
có thể đo lúc đói, sau ăn, trước khi đi ngủ) để biết sự dao động của đường huyết và
ảnh hưởng của bữa ăn. Khi glucose huyết đã tương đối ổn định, có thể đo glucose
huyết với tần xuất thưa hơn.
HbA1c thường được khuyến cáo đo 3 tháng một lần để theo dõi sát tình trạng
kiểm soát glucose huyết, nếu glucose huyết thường xuyên ổn định có thể đo 6 tháng
một lần. Mức glucose huyết ổn định để phòng ngừa các biến chứng cho người ĐTĐ
còn trẻ, không có bệnh đồng mắc là HbA1c < 6,5- 7%.
 Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes)
Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:
- Rối loạn glucose huyết đói (IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100
(5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L), hoặc

- Rối loạn dung nạp glucose (IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ
sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140
-199mg/dL(7.8 -11mmol/L)hoặc
- HbA1c từ 5,7% -6.4%(39-47 mmol/mol)

7


Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chýa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán
đái tháo đýờng nhýng vẫn có nguy cõ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của
đái tháo đường được gọi là tiền đái tháo đường.
1.1.4 Các biến chứng thường gặp
+ Biến chứng cấp tính
Các biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ thường là hậu quả của chẩn đoán
muộn, điều trị không thích hợp hoặc nhiễm khuẩn cấp tính:
-

Hôn mê nhiễm toan ceton
Hạ glucose máu
Hôn mê nhiễm toan acid lactic
Các bệnh nhiễm trùng cấp

+ Biến chứng mạn tính
Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ rất hay gặp, thậm chí các biến chứng này
có ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện






Biến chứng mạch máu lớn
Biến chứng mạch máu nhỏ:
Bệnh lý bàn chân
Biến chứng mắt
Biến chứng thận
Biến chứng thần kinh ngoại vi

1.1.5 Điều trị đái tháo đường typ 2
 Mục đích điều trị:
Mục đích của việc điều trị ĐTĐ typ 2 là làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến
chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, cải thiện các triệu chứng, làm giảm thiểu
nguy cơ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
 Mục tiêu điều trị:
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế năm 2017, nguyên
tắc và mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 được đặt ra cụ thể trong bảng 1.4 như sau:
Bảng 1. 4 Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành, không
có thai
Mục tiêu
HbA1c

Chỉ số
< 7%*

8


Glucose huyết tương mao
80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)*
mạch lúc đói, trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương mao

<180 mg/dL (10.0 mmol/L)*
mạch sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp
Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80
mmHg
Lipid máu
LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu
chưa có biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có
bệnh tim mạch.
Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và
>50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
Bảng 1. 5 Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già
Tình trạng sức Cơ sở để chọn
HbA1c
khỏe
lựa
Mạnh khỏe
Phức tạp/ sức
khỏe trung bình
Rất phức tạp/
sức khỏe kém

Còn sống lâu
Kỳ vọng sống
trung bình
Không còn
sống lâu


<7.5%

Glucose huyết lúc Glucose
Huyết
đói hoặctrước ăn lúc đi ngủ
áp mmHg
(mg/dL)
(mg/dL)
90-130
90-150
<140/90

<8.0%

90-150

100-180

<140/90

<8.5%

100-180

110-200

<150/90

 Phương pháp điều trị đái tháo đường typ 2

Điều trị không dùng thuốc:
Bao gồm luyện tập thể lực, dinh dưỡng và thay đổi lối sống.
Chế độ ăn: Chế độ ăn khỏe mạnh là một phần quan trọng trong chăm sóc
bệnh nhân ĐTĐ, đem lại những lợi ích tích cực đối với việc kiểm soát cân nặng, thể
trạng của bệnh nhân và các chuyển hóa trong cơ thể.Các nguyên tắc chung về dinh
dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân:
- Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng
nền.
- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ như gạo lứt,
bánh mì đen, nui…

9


- Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy giảm chức
năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung
nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ)
- Nên dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no: như dầu ô liu, dầu mè,
dầu lạc, mỡ cá. Tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans) thức ăn chiên, rán…
- Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.
- Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.
- Các yếu tố vi lượng: chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu.Ví dụ:
thiếu sắt ở bệnh nhân ăn chay trường, thiếu B12 ở bệnh nhân dùng metformin lâu
ngày.
- Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150200ml/ngày.
- Ngưng hút thuốc.
- Hạn chế đến mức tối thiểu các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame,
saccharin.
Vận động thể lực: Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến
dạng chân, đo huyết áp, tần số tim trước khi luyện tập. Không luyện tập gắng sức

khi glucose huyết > 250-270 mg/dL và ceton (+)
- Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150
phút/ tuần (hoặc 30 phút/ ngày), không nên ngưng luyện lập 2 ngày liên tiếp. Mỗi
tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).
- Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3
bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút/ ngày,
tập kháng lực ít nhất 3 lần/ tuần.
Điều trị bằng thuốc
1.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2
1.2.1 Insulin
 Cơ chế tác dụng:
Insulin là một hormon polypeptid do tế bào β của đảo tụy langerhans tuyến
tụy tiết ra. Nồng độ glucose trong máu là yếu tố chính điều hòa insulin. ở người

10


bình thường, insulin tiết ra theo nhịp và nhiều nhất sau các bữa ăn. Insulin gắn vào
các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt các tế bào mô nhạy cảm với insulin, đặc biệt là gan,
cơ vân, mô mỡ, từ đó điều hòa ổn định nồng độ glucose trong máu. Insulin ức chế
tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ
glucose máu. Insulin cũng ức chế sự phân giải mỡ do đó cũng làm giarmm nồng độ
glucose máu. Ngoài ra insulin còn có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển
hóa glucid, lipid và protid. Insulin bị phân hủy bởi các mô ở gan, cơ và thận.
 Phân loại:
Bảng 1. 6. Một số loại insulin hiện có tại Việt Nam
Insulin analog tác dụng nhanh, ngắn
- Aspart (Novo rapid)
- Lispro (Humalog rapid)
- Glulisine (Apidra)

Insulin người tác dụng nhanh, ngắn
Regular Insulin- Insulin thường
Insulin người tác dụng trung bình, trung gian
NPH Insulin
Insulin analog tác dụng chậm, kéo dài
- Insulin Glargine (Lantus U 100)
- Insulin Detemir (Levemir)
- Insulin Degludec (Tresiba)
Insulin trộn, hỗn hợp
- 70% insulin isophane/30% Insulin hòa tan (Insulin Mixtard 30)
- 70% NPL/30% Lispro (Humalog 70/30)
- 75% NPL/25% Lispro (Humalog 70/30)
- 50% NPL/50% Lispro (Humalog 50/50)
- 70% Insulin Aspart Protamine/30% Insulin Aspart hòa tan (Novomix 30)
- 70% insulin Degludec/30% insulin Aspart (Ryzodeg)
 Cách dùng:
Đa phần các dạng insulin đều dùng trước bữa ăn hoặc ngay bữa ăn. Tuy
nhiên tùy thuộc vào từng loại mà có thể sử dụng tại các thời điểm khác nhau.
 Tác dụng không mong muốn:
Hạ glucose máu: triệu chứng báo hiệu sớm hạ glucose máu sẽ nhẹ hoặc thậm
chí bị che giấu hoàn toàn trong thời gian dùng insulin người. Hiện tượng somogyi
(tăng glucose huyết do phản ứng). Phản ứng tại chỗ: Dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ

11


tiêm, rối loạn phát triển mô mỡ (thường do tiêm thuốc dưới da nhiều lần tại một vị
trí)
 Bảo quản:
- Trước khi sử dụng: Nên bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2-10ºC

- Khi muốn sử dụng: Nên bỏ ra khỏi tủ lạnh 1 giờ trước khi sử dụng
- Sau khi sử dụng: Không nên để lại vào tủ lạnh mà để ở nhiệt độ phòng từ
20-25ºC, ở nơi khô dáo, tránh ánh sáng và tuyệt đối không được để ở ngăn lạnh vì
insulin sẽ bị biến chất hoặc phá hủy.
1.2.2 Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống
Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dạng uống được chia thành nhiều nhóm
- Nhóm thuốc kích thích sự bài tiêt insulin: Sulfonylure, meglitinid.
- Nhóm thuốc làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin: dẫn xuất
biguanid (metformin), thiazolidindion.
- Nhóm thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose: ức chế α-glucosidase.
- Nhóm thuốc có tác dụng giống incretin hoặc kéo dài tác dụng của incretin:
Exanatid và các thuốc ức chế DDP-4.
Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị:
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ y tế 2017 , việc lựa
chọn thuốc và phương pháp điều trị được trình bày qua hình 1.1 dưới đây

12


13


Hình Chương 1: TỔNG QUAN.1 Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều
trị đái tháo đường typ 2

14


Các phương pháp phối hợp insulin với các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2
dạng uống:

- Insulin + metformin: Sự phối hợp insulin và metformin giúp kiểm soát
glucose máu tốt hơn. Sự giảm liều insulin có thể là cần thiết do đó sẽ giúp hạn chế
TDKMM là gây tăng cân và hạ glucose máu của insulin. Thường phối hợp giữa
insulin tác dụng kéo dài dùng 1 lần/ngày trước khi đi ngủ hoặc insulin isophan 2
lần/ ngày với metformin dùng trước bữa ăn
- Insulin + TZD: Sự phối hợp này giúp giảm liều insulin và chỉ số HbA1C
tuy nhiên lại gây tăng cân. Ở châu âu, thiazolidindion kết hợp với insulin là một
chống chỉ định do sự kết hợp này làm gia tăng nguy cơ suy tim.
- Insulin + Acarbose: Với những bệnh nhân béo phì có chống chỉ định hoặc
không dung nạp với metformin có thể điều trị phối hợp insulin với acarbose. Sự
phối hợp này sẽ góp phần cải thiện glucose máu sau ăn của những bệnh nhân có chế
độ ăn giàu carbonhydrat.
1.2.3 Phối hợp các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 dạng uống
Trong điều trị ĐTĐ typ 2 thường gặp sự phối hợp giữa các thuốc dạng uống
như sau:
- Metformin + Sulfonylurea:
Khi điều trị bằng metformin không đạt hiệu quả thì nên phối hợp với
sulfonylurea. Đây là kiểu phối hợp phổ biến nhất giúp tăng cường kiểm soát
Glucose máu và hạ mỡ máu.
Biệt dược phối hợp: Metaglip (metformin và glipizid)
- Metformin + TZD:
Sự phối hợp này giúp làm giảm HbA1C, có ưu điểm là metformin hạn chế
tác dụng tăng cân của TZD, đồng thời tác dụng hiệp đồng làm giảm triglycerid, tăng
HDL-C, phối hợp này ngày càng được sử dụng phổ biến do metformin ức chế sự
tân tạo glucose ở gân còn TZD chủ yếu làm tăng sự nhạy cảm của insulin tại cơ.
Biệt dược phối hợp: Avandamet ( rosiglitazol + metformin)
- Metformin + thuốc ức chế DPP-4:

15



Thuốc dạng phối hợp giữa vildagliptin và metformin được chỉ định ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 2 đã dùng liều tối đa của metformin mà vẫn không kiểm soát được
glucose máu. Sự phối hợp này góp phần cải thiện glucose máu và chức năng của tế
bào beta.
Biệt dược phối hợp: Janumet (sitagliptin + metformin)
- Metformin + Acarbose:
Acarbose có thể được phối hợp với metformin. So với điều trị đơn độc bằng
Acarbose, sự phối hợp này mang lại hiệu quả kiểm soatsglucose máu tốt hơn, giúp
đạt mục tiêu HbA1C, làm giảm cân ở người ĐTĐ typ 2 mà không gây hạ glucose
máu.

16


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh án của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (bệnh nhân mới được chẩn đoán hoặc đã
có tiền sử bệnh) được quản lý và điều trị ngoại trú trong khoảng thời gian từ
01/01/2018 đến 31/12/2018 tại Khoa khám bệnh Trung tâm Y tế thành phố Thái
Nguyên.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân người lớn (trên 18 tuổi), được chẩn đoán đái tháo đường typ 2,
được điều trị ngoại trú
- Bệnh nhân được điều trị liên tục ít nhất 6 tháng
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
-Phụ nữ có thai và cho con bú
-Bệnh nhân tử vong
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa khám bệnh Trung tâm Y tế thành phố Thái
Nguyên.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp hồi cứu theo dõi dọc dựa trên những thông tin thu thập
được từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Thu thập dữ liệu vào phiếu thu thập thông tin
bệnh nhân (Phụ lục 1).
1.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu, áp dụng công thức cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ trong
quần thể: n = Z2(1 – α/2) x p x (1 – p)/ d2
Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
p = 0.7 là tỷ lệ ước tính người mắc ĐTĐ được quản lý và điều trị
Với hệ số tin cậy α = 0.05 Z (1 – α/2) = 1.96.
d = 0.05 là độ chính xác mong muốn.
17


Theo công thức trên số bệnh nhân cần chọn vào nghiên cứu là n = 323.
Chọn 323 mẫu để khảo sát
2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám trong thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2018 thỏa mãn
tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được đưa vào mẫu nghiên cứu và thu thập các thông tin cơ
bản.
2.2.4 Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu tại thời điểm ban đầu
- Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, giới,thể trạng bệnh nhân,
- Thời gian mắc bệnh
- Bệnh mắc kèm và các biến chứng ĐTĐ (nếu có)
- Các chỉ số glucose máu lúc đói tại thời điểm bắt đầu điều trị, cholesterol,
Triglycerid.
- Chức năng gan, thận của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu

2.2.5 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 trên
bệnh nhân ngoại trú
- Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 gặp trong mẫu nghiên cứu
- Liều dùng các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 cho BN trong mẫu nghiên cứu
- Tỉ lệ sử dụng các phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu
- Danh mục các thuốc điều trị các bệnh mắc kèm
2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, lipid máu, huyết áp theo tiêu
chuẩn Bộ y tế 2017
Trong nghiên cứu này chúng tôi xây dựng các tiêu chí dựa vào mục tiêu điều
trị của Bộ y tế đưa ra trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế năm
2017 và hướng dẫn điều trị của ADA năm 2017.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá glucose máu lúc đói, HbA1c, huyết áp, lipid máu
Mục tiêu

Chỉ số
18


HbA1c

< 7%*

Glucose huyết tương mao
80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)*
mạch lúc đói, trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương
<180 mg/dL (10.0 mmol/L)*
mao mạch sau ăn 1-2 giờ

Huyết áp

Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg
Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80
mmHg

Lipid máu

LDL cholesterol <100 mg/dL (2,6 mmol/L), nếu chưa có
biến chứng tim mạch.
LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có
bệnh tim mạch.
Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và
>50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.

2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan thận
Bảng 2.2 Chỉ tiêu đánh giá chức năng gan, thận
Mức độ

Bình thường
Cao

Đối với thận
Creatinin
( µmol/l)
Nam
Nữ
62-120
52-110

>120
>110

Ure
(mmol/l)
2,5-7,5
>7,5

Đối với gan
ASAT
ALAT
(U/L)
(U/L)
≤37
>37

≤40
>40

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
Thống kê mô tả: các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỉ lệ %. Các biến
số liên tục phân phối chuẩn được biểu thị bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
(TB±SD)
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học:
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính
Nhóm tuổi


Tổng

Giới tính
Nữ

Nam
19


Số BN
< 60 tuổi
35
≥60 tuổi
110
Tổng
145
Tuổi thấp nhất: 32
Tuổi cao nhất là: 89
Nhận xét:

Tỉ lệ %
10.84
34.06
44.89

Số BN
78
100
178


Tỉ lệ %
24.15
30.96
55.11

Số BN
113
210
323

Tỉ lệ %
34.98
65.02
100

Tuổi trung bình: 62±8.7

Độ tuổi trung bình trong mẫu nghiên cứu là 62±8.7 tuổi, với bệnh nhân ít
tuổi nhất là 32 tuổi và lớn tuổi nhất là 89 tuổi. Về giới tính, tỉ lệ bệnh bệnh nhân
nam là 55.11% cao hơn so với nhân nữ là 44.89%. Bệnh nhân trên 60 tuổi- lớp tuổi
người già theo phân loại của WHO chiếm 65.02%
3.1.2 Thời gian mắc bệnh
Trong số 323 bệnh án nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận và phân loại bệnh nhân
vào 2 nhóm, nhóm mới mắc: Các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đái tháo
đường typ 2 lần đầu, nhóm đã mắc: Là nhóm các bệnh nhân đã được điều trị từ
trước đó.
Bảng 3.2 Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh
Mới mắc
Đã mắc

Tổng
Nhận xét:

Số BN
15
308
323

Tỉ lệ (%)
4.64
95.36
100

Chỉ có 15 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là mới mắc bệnh lần đầu được
điều trị trong năm 2018, chiếm 4.64%. Trong khi đó nhóm bệnh nhân đã mắc bệnh
chiếm tỷ lệ rất cao 95.36%.
1.3.1 Đặc điểm bệnh lý mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Các bệnh mắc kèm được mô tả trong bảng sau:
Bảng 3. 3 Đặc điểm bệnh lý mắc kèm
Bệnh mắc kèm
Tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu
Tăng huyết áp+RLLP
Nhận xét:

Số BN
243
80
65


20

Tỉ lệ %
75.23
24.77
20.12


Tăng huyết áp (THA) và rối loạn lipid máu (RLLP) là những bệnh thường mắc kèm
với ĐTĐ.Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ typ2 mắc THA khá cao ( chiếm 75.23%), rối loạn
lipid chiếm 24.77%, đặc biệt số bênh nhân mắc cả 2 bệnh này chiếm 20.12%.
1.3.2 Chỉ số glucose máu lúc đói thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Bảng 3. 4 Các chỉ số glucose máu lúc đói thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Nhóm

Đơn vị

Giá trị Giá trị Trung bình Phân loại
nhỏ nhất lớn nhất
Đạt
mmol/l
7.2
13.0
9.15±2.21
Chưa đạt

Nhóm
mới
mắc
Nhóm

đã mắc mmol/l
(n=308)
Nhận xét:

4.1

19.0

8.12±2.66

Đạt
Chưa đạt
Thấp

Số BN

Tỉ lệ%

0

0.00

15

1.00

127
173
8


41.23
56.17
2.60

Nhóm bệnh nhân đã mắc:
Đường huyết lúc đói trung bình của BN là 8.12±2.66 mmol/l. Tại thời điểm
ban đầu naỳ có 56.17% số BN chưa kiểm soát được đường huyết lúc đói. Đặc biệt
có tới 8/308 (chiếm 2.6%) bệnh nhân có đường huyết lúc đói thấp <4.4 mmol/l
( thấp nhất là 4.1mmol/l).
Nhóm bệnh nhân mới mắc:
Đường huyết lúc đói của nhóm bệnh nhân mới mắc tương đối cao 9.15±2.21
mmol/l (100% bệnh nhân chưa đạt mục tiêu điều trị)

3.1.5 Các chỉ số cận lâm sàng khác tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Bảng 3. 5 Các chỉ số cận lâm sàng khác tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu
Chỉ số

Đơn vị

Huyết áp

mmHg

Cholesterol
toàn phần

mmol/l

Triglycerid


mmol/l

TB±SD

Phân loại
Đạt
132±12.14/83.9±7.2
Chưa đạt
Đạt
5.6±1.24
Chưa đạt
Đạt
2.9±1.25
Chưa đạt

Nhận xét:

21

Số BN
170
153
121
202
114
209

Tỉ lệ%
52.63
47.37

37.46
62.54
35.29
64.71


×