Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận nguyên lý thống kê doanh nghiệp tình hình sử dụng facebook của sinh viên trường đại học ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.65 KB, 24 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của Internet đã và đang mang lại những thay đổi rất lớn trong
cuộc sống con người. Một trong số đó là mạng xã hội, điển hình như FacebookỨng dụng với mức độ phủ sóng vô cùng rộng rãi có khả năng tác động và ảnh
hưởng tới mọi khía cạnh của cuộc sống. Facebook mang lại cho con người vô
vàn những lợi ích và sự tiến bộ chưa từng có. Tuy vậy, việc lạm dụng Facebook
quá nhiều có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tác động tới con người, đặc
biệt là giới trẻ, trong đó bao gồm cả sinh viên Đại học Ngoại Thương.
Với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu tình hình sử dụng mạng xã hội
Facebook của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương và được sự hướng dẫn
tận tình của cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài :
“Tình hình sử dụng Facebook của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương”
để nghiên cứu. Đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu dựa vào
các phiếu điều tra, thống kê và phân tích số liệu trên, kết hợp các tài liệu, thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra kết luận chung nhất về tình hình sử dụng
Facebook của sinh viên Đại học Ngoại Thương. Từ đó đưa ra những ý kiến, giải
pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng Facebook của sinh viên Đại học Ngoại
Thương theo hướng tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.
Tiểu luận được chia làm 4 chương và phần mở đầu nói về đề tài nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận
Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
I. Đề tài:
Tên đề tài: Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường
Đại học Ngoại Thương.


Lí do chọn đề tài: Mạng xã hội ra đời trên Internet có thể nói là một bước
tiến vĩ đại của ngành công nghệ thông tin, hiện đang thu hút sự quan tâm của
rất nhiều người trên thế giới nói chung và sinh viên trường Đại học Ngoại
Thương nói riêng. Facebook đang trở thành một công cụ không thể thiếu với
hầu hết người dùng trong cuộc sống và nó có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến
mọi mặt của đời sống, phần đa là đời sống của các bạn trẻ, học sinh, sinh viên.
Không thể phủ nhận những lợi ích của Facebook mang lại cho người dùng, ở
đó mọi người được bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình. Đối với giới trẻ,
Facebook là một phần cuộc sống của nhiều bạn. Việc truy cập Facebook hằng
ngày để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề xã hội, giúp các
bạn tiết kiệm thời gian, nhanh chóng và tiện lợi, các nhóm về học tập, hoạt
động xã hội được các bạn sinh viên lập ra trên Facebook nhằm trao đổi, giao
lưu, gắn kết, chia sẻ, giúp đỡ về học tập, các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp,
hoặc các khó khăn, thắc mắc, trở ngại trong cuộc sống. Từ đó hình thành, thúc
đẩy sự năng động, sáng tạo của các bạn trẻ trong việc hòa nhập xã hội hiện nay.
Tuy nhiên việc lạm dụng Facebook quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả
đáng kể, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Ảnh hưởng của nó đến cuộc sống
thực khi các bạn đã quá quen với thế giới ảo có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy
cho tương lai sau này. Thế nên cần định hướng cho các bạn sinh viên nhận thức
đúng đắn, khi sử dụng và sử dụng một cách có hiểu quả, biến nó trở thành
phương tiện hữu ích. Chính vì vậy đề tài “Tình hình sử dụng mạng xã hội
Facebook của sinh viên trường Đại học Ngoại Thương” nhằm tìm hiểu tình
hình sử dụng Facebook của các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại Thương
nói riêng và các bạn sinh viên nói chung. Đồng thời, giúp cho các bạn sinh viên
thấy được lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng Facebook để từ đó biết,
hiểu và nhận thức được những lợi ích và tác hại khi sử dụng mạng xã hội, qua
đó đề xuất những biện pháp giúp cho chúng ta sử dụng nó một cách hiểu quả
như mong muốn.



II. Mục đích nghiên cứu:
 Tìm hiểu qua đó thống kê tình hình sử dụng Facebook của các bạn sinh viên
Đại học Ngoại Thương
 Giúp cho các bạn hiểu được những tiện ích mà Facebook mang lại, từ đó
phát huy được những lợi ích đó trong học tập, làm việc và hoạt động xã hội.
 Bên cạnh đó giúp cho các bạn biết được tác hại khi sử dụng Facebook
không hợp lí, từ đó giúp các bạn nhận thức được mặt trái khi lạm dụng quá
mức.
 Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên sử dụng Facebook một
cách có hiệu quả và tích cực hơn.
III. Phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Ngoại Thương
 Địa điểm nghiên cứu: Trường đại học Ngoại Thương
 Thời gian nghiên cứu: 10/9/2019-25/9/2019
 Câu hỏi nghiên cứu: (Phiếu điều tra)
IV. Khái niệm và tiêu thức thống kê nghiên cứu:
Tiêu thức thống kê là các đặc điểm cơ bản của đơn vị tổng thể được chọn ra
để nghiên cứu.
 Điều tra chọn mẫu: Là điều tra thu thập thông tin trên một số đơn vị của tổng
thể chúng theo phương pháp khoa học sao cho các đơn vị này phải đại diện cho
cả tổng thể chung đó. Kết quả điều tra dùng để suy luận cho cả tổng thể chung.
 Tổng hợp thống kê: là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách
khoa học các thông tin thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm
riêng của các đơn vị điều tra thành đặc điểm chung của tổng thể nghiên cứu.
Các tham số phân tích thống kê:
 Số bình quân: là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêu thức nào đó của
một tổng thể gồm nhiều đơn vì cùng loại.
 Mốt: Là lượng biến hoặc biểu hiện được gặp nhiều nhất trong dãy số lượng
biến hoặc có mật độ phân phối lớn nhất xung quanh lượng biến đó.
 Trung vị: là lượng biến của đơn vị đứng vị trí chính giữa trong dãy số lượng

biến, chia đơn vị thành hai phần bằng nhau.
Các tiêu thức cần thu thập để đánh giá tình hình sử dụng facebook của sinh
viên Trường Đại học Ngoại thương:


Tiêu thức thời gian sử dụng.







Tiêu thức lượt tương tác với bạn bè ảo trên facebook.
Tiêu thức mục đích sử dụng.
Tiêu thức mức độ ảnh hưởng của facebook.
Tiêu thức giới tính người sử dụng.

V. Phương thức thống kê sử dụng:
1. Thiết kế phiếu điều tra
2. Thu thập thông tin
3. Tổng hợp thông tin
4. Bảng và đồ thị thống kê
5. Phân tích hồi qui và tương quan
6. Phân tích dãy số thời gian
7. Phân tích chỉ số
8. Các tham số phân tích thống kê


NỘI DUNG TRÌNH BÀY


Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Khái niệm
1.1. Các khái niệm trong Thống kê
- Tiêu thức thống kê là các đặc điểm cơ bản của đơn vị tổng thể được chọn ra
để nghiên cứu.
- Điều tra chọn mẫu: Là điều tra thu thập thông tin trên một số đơn vị của tổng
thể chúng theo phương pháp khoa học sao cho các đơn vị này phải đại diện
cho cả tổng thể chung đó. Kết quả điều tra dùng để suy luận cho cả tổng thể
chung.
- Tổng hợp thống kê: là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách
khoa học các thông tin thu thập được nhằm bước đầu chuyển một số đặc điểm
riêng của các đơn vị điều tra thành đặc điểm chung của tổng thể nghiên cứu.
- Các tham số phân tích thống kê:
+ Số bình quân: là mức độ biểu hiện trị số đại biểu theo một tiêu thức
nào đó của một tổng thể gồm nhiều đơn vì cùng loại.
+ Mốt: Là lượng biến hoặc biểu hiện được gặp nhiều nhất trong dãy số
lượng biến hoặc có mật độ phân phối lớn nhất xung quanh lượng biến đó.
+ Trung vị: là lượng biến của đơn vị đứng vị trí chính giữa trong dãy số
lượng biến, chia đơn vị thành hai phần bằng nhau.
-

Các tiêu thức cần thu thập để đánh giá tình hình sử dụng facebook của

sinh viên Trường Đại học Ngoại thương:
+ Tiêu thức thời gian sử dụng.
+ Tiêu thức lượt tương tác với bạn bè ảo trên facebook.
+ Tiêu thức mục đích sử dụng.
+ Tiêu thức mức độ ảnh hưởng của facebook.
+ Tiêu thức giới tính người sử dụng.

1.2.

Facebook là gì?

Facebook là một website truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều
hành, thuộc sở hữu tư nhân. Các thành viên trên Facebook được phép hoạt
động trên nguyên tắc nhất định của hệ thống, mọi người có thể tham gia cũng
như là thành viên của các nhóm hoạt động như: nơi làm việc, trường học, gia


đình…. nhằm giao lưu, học hỏi, chia sẻ trạng thái tâm lý của mình, đồng thời
giải trí và giảm căng thẳng, mệt nhọc.
2. Sự hình thành và phát triển
Facebook được sáng lập bởi Mark- Zuckerberg. Tuy ban đầu chỉ là một dự án
tại trường nhưng đã trở thành một tổ chức quyền lực về công nghệ với tầm ảnh hưởng
mạnh mẽ đối với cuộc sống hiện đại.
Facebook đầu tiên được xây dựng là phiên bản “HOT OR NOT” với tên gọi
Facemarsh. Mục đích là tìm ra những người bạn hâm mộ nhất trường.
Học kì tiếp theo, Zuckerberg thành lập “the facebook.com” . Trang web này
mượn ý tưởng của Facemash và Course Match cùng một hệ thống có tên Friedster mà
Zuckerberg là thành viên.
Quá trình phát triển:
Mạng xã hội này ban đầu chỉ dành cho sinh viên trường đại học Harvard,
nhưng sau khi đẩy mạnh việc quảng bá trang web đã mang lại sự phát triển mạnh mẽ
của trang mạng xã hội này.
Tháng 09/2004 trụ sở của Facebook chuyển về Palo, Alto, California,
“thefacebook.com” chuyển thành “facebook.com”.
Tháng 12/2004 - 10 tháng sau khi thành lập, 5,5 triệu người đã dùng Facebook.
Tháng 10/2005, Facebook đẩy mạnh các tính năng phục vụ cho người dùng, đó là tính
năng chia sẻ hình ảnh.

Tháng 6/2005 phiên bản Facebook Mobile được đưa vào sử dụng. Tháng
4/2008, Facebook ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft.
Tháng 9 /2009, Facebook công bố có lãi lần đầu tiên.
Tháng 1/2015, có 1,4 tỉ người dùng trên toàn cầu, chiếm khoảng 20% dân số
thế giới trên toàn cầu sử dụng Facebook.
Tính đến hết quý I/2018, ước tính Facebook có khoảng 2,234 tỷ người dùng.


Theo thống kê tháng 4/2018, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới
tăng 8% trong 3 tháng vừa qua, lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Ấn
Độ là nước có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí
thứ 7.
Facebook đang bùng nổ và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một công cụ đắc lực
trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực giải trí – truyền thông và có tầm ảnh hưởng sâu
sắc tới đời sống của mọi người.


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp xử lý tài liệu
Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp, xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề. Sử dụng phần
mềm Microsoft Excel để phân tích số liệu.
2. Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng em đã khảo sát ngẫu nhiên 111 sinh viên của trường Đại học
Ngoại Thương, và thu được 111 phiếu điều tra đầy đủ thông tin cần thiết.
Chi tiết chúng em đã trình bày cụ thể ở chương 3.
3. Phương pháp tham khảo tài liệu
Để tìm hiểu và xây dựng tiểu luận này, chúng em đã tham khảo các tài liệu
của các tác giả đã nghiên cứu. Cụ thể chúng em đã trình bày tại mục “Tài liệu
tham khảo” ở cuối tiểu luận.



Chương 3: Kết quả nghiên cứu
1. Thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên hiện nay
Một cuộc khảo sát được tiến hành gần đây về “Tình hình sử dụng Facebooktại
Việt Nam” để tìm ra những nhu cầu mới nhất của người tiêu dùng Việt Nam từ
Facebook có đưa ra kết luận: “Người Việt Nam hiện tại đang nghiện Facebook. Và
nó là phương tiện giải trí lớn nhất cho họ đồng thời cũng là một trong những kinh
marketing trực tuyến hiệu quả nhất cho doanh nghiệp” ông Kengo Kurokawa nói,
CEO của Asia Plus Inc.
Qua khảo sát, tất cả các bạn sinh viên Đại học Ngoại Thương có biết và sử
dụng Facebook. Vì vậy có thể thấy rằng Facebook đang tác động mạnh mẽ và có
sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại Thương
nói riêng và các bạn sinh viên nói chung. Nghiên cứu đã khảo sát ngẫu nhiên 111
đơn điều tra khảo sát đối với sinh viên thuộc các khoa khác nhau. Qua đó, thu
được các kết quả như sau:
-

100% các bạn đều sử dụng Facebook
Tỷ lệ nam _ nữ tham gia khảo sát như sau:


-

1.1.

Tỷ lệ số sinh viên từng khóa của trường tham gia khảo sát như sau:

Trả lời câu hỏi khảo sát: ‘’Bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội nào nhất
hiện nay?’’ Thì thu được kết quả như sau:


Mạng xã hội

Số người thường xuyên

Tỷ lệ (%)

Facebook

sử dụng
88

79,3

Zalo

14

6,3

Instagram
Twitter

7
1

12,6
0,9

Weibo (Mạng xã hội Trung


0

0

Quốc)
Lotus (Mạng xã hội Việt Nam)

1

0,9

Tổng

111

100

Kết quả điều tra trên cho thấy Facebook vẫn chiếm được thị phần người sử
dụng lớn nhất trong các mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay đối với sinh viên


Đại học Ngoại Thương lên đến 79,3% so với các mạng xã hội khác như Zalo
(6,3%), Instagram (12,6%), Twitter (0,9%)…
1.2.

Trả lời câu hỏi khảo sát: ‘’Thời lượng sử dụng Facebook một ngày của bạn
là bao nhiêu? ’’ Thì thu được kết quả như sau:

Ta có bảng sau:

Thời lượng

Tần số

sử dụng

(người)

Trị số giữa

Mật độ
phân phối

Tần số tích
lũy

(giờ)
<1

7

0,5

7

7

1-3

52


2

26

59

3-5

33

4

16,5

92

>5

19

6

9,5

111

Từ bảng trên ta tính được các tham số đo lường thống kê như sau:
 Số bình quân cộng:
 Ý nghĩa: Số bình quân cộng thể hiện thời lượng sử dụng Facebook trung bình

hàng ngày của sinh viên Đại học Ngoại Thương là 3,185 giờ.


 Mốt (mode):
Do khoảng cách giữa các tổ không bằng nhau, nên tổ 1-3 chứa D2=26 lớn nhất
chính là tổ chứa Mốt
 Ý nghĩa: Mốt cho ta thấy số lượng sinh viên Đại học Ngoại Thương sử dụng
Facebook với thời lượng 2,333 giờ mỗi ngày là nhiều nhất.
 Trung vị (Median):
Do số lượng biến là 111 nên tổ 1-3 chứa X56 là tổ chứa trung vị.
 Ý nghĩa: Số lượng sinh viên sử dụng Facebook với thời lượng ≤ 2,865 giờ và >
2,865 giờ là bằng nhau.
 Phương sai:
 Độ lệch tiêu chuẩn:
 Ý nghĩa: Độ lệch tiêu chuẩn cho biết sự phân phối của số lượng sinh viên trong
tổng thể là thời lượng sử dụng Facebook.
Theo định lý Chebyshev: có ít nhất 75% số sinh viên có thời lượng sử dụng
Facebook nằm trong khoảng 3,185 ± 3,2644 giờ, và có ít nhất 89% số sinh viên
có thời lượng sử dụng Facebook nằm trong khoảng 3,185 ± 4,8966 giờ.
 Hệ số biến thiên:
 Ý nghĩa: Do V > 40% nên tính chất đại biểu của số bình quân quá thấp, không
nên sử dụng số bình quân cộng này để so sánh cũng như đại biểu cho một tổng
thể.
1.3.

Trả lời câu hỏi khảo sát: ‘Khung giờ nào trong ngày bạn online nhiều
nhất?’’ Thì thu được kết quả như sau:


Khung


Sáng

Trưa

Chiều

Tối

Khuya

giờ
Số lượng

4

5

6

83

13

(người)
Tỷ lệ(%)

3,6

4,5


5,4

74,8

11,7

Từ số liệu trên cho thấy, khung giờ buổi tối (từ 7h-11h) là khung giờ có
nhiều sinh viên sử dụng Facebook nhất trong ngày, chiếm đến 74,8%.

Số lượng bài đăng (bài)
1-3
3-5
5-10
>10
Số lượng (người)
68
29
5
9
Tỷ lệ (%)
61,3
26,1
4,5
8,1
Từ số liệu trên cho thấy, phần đông sinh viên chỉ đăng từ 1-3 bài viết/ tháng,
chiếm 61,3%


1.4. Phân tích hồi quy và tương quan:

Ứng dụng phương pháp hồi qui và tương quan trong phân tích thống kê, xác định
mối liên hệ giữa thời gian sử dụng facebook và mức độ ảnh hưởng của facebook
đến đời sống sinh viên trường Đại học Ngoại thương. Thực tế cho thấy rằng thời
lượng dành cho facebook trong ngày càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng càng lớn
và ngược lại, nếu ít hoặc hoặc sử dụng facebook thì ảnh hưởng là rất nhỏ. Từ đó
chúng em nhận thấy rằng:
- Thời gian sử dụng facebook và mức độ ảnh hưởng từ facebook có mối liên hệ
tương quan với nhau.
- Thời gian sử dựng facebook là nguyên nhân; mức độ ảnh hưởng từ facebook là
kết quả.
- Mối liên hệ giữa thời gian sử dụng facebook và mức độ ảnh hưởng từ facebook là
mối liên hệ thuận và có tính chất tuyến tính.

1.4.1. Viết phương trình và nhận xét:

Thời gian sử dụng (giờ)
Mức độ ảnh hưởng (Xét

<1
2,14

1-3
3,25

3-5
3,52

trên thang 5 điểm)

Mức độ ảnh hưởng


Mức độ ảnh hưởng
4.5
4
f(x) = 0.57x + 1.79
3.5 R² = 0.91
3.25
3
2.5
2 2.14
1.5
1
0.5
0
<1h
1-3h

3.95

3.52

Mức độ ảnh hưởng
Linear (Mức độ ảnh
hưởng)

3-5h

>5h

Số giờ sử dụng


-

Ta có phương trình hồi qui tuyến tính:

>5
3,95


Y = 0.57X + 1.79
-

Ý nghĩa các hệ số trong phương trình hồi qui tuyến tính:
 b = 0.57: nói lên ảnh hưởng trực tiếp của thời gian sử dụng facebook tới
mức độ ảnh hưởng tới người dùng, cụ thể khi thời gian sử dụng
facebook tăng lên 1 đơn vị thì mức độ ảnh hưởng có xu hướng tăng
thêm 0.57 lần.
 a = 1.79: nói lên ảnh hưởng của tất cả các nguyên nhân khác ngoài thời
gian sử dụng facebook tới mức độ ảnh hưởng tới người dùng.

-

Hệ số tương quan (r)

 Mối liên hệ giữa thời gian sử dụng facebook và mức độ ảnh hưởng tới
người dùng là mối liên hệ thuận và rất chặt chẽ.
1.4.2. Ý nghĩa:
Phân tích hồi qui và tương quan là phương pháp thường được sử dụng để
nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng kinh tế – xã hội. Bên cạnh
đó, nó còn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu thống kê, như phân tích dãy số

thời gian, dự đoán thống kê…..
Trong quá trình nghiên cứu Tình hình sử dụng facebook của sinh viên trường
Đại học Ngoại thương, chúng em đã chọn phương pháp phân tích hồi qui và tương
quan để nghiên cứu mối liên hệ giữa thời gian sử dụng facebook và mức độ ảnh
hưởng của Facebook tới đời sống sinh viên, qua đó xác định được đâu là nguyên
nhân, đâu là kết quả cũng như thấy được mối liên hệ tương quan tuyến tính chặt
chẽ giữa hai hiện tượng nghiên cứu, cụ thể thời gian sử dụng facebook và mức độ
ảnh hưởng từ facebook có mối liên hệ thuận với nhau, tức là thời gian sử dụng
facebook càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng càng lớn và ngược lại.

1.5 Phân tích dãy số thời gian:


Bảng số liệu trên cho ta thấy được cơ cấu những người sử dụng Facebook tại
Việt Nam theo nhóm tuổi, do đề tài khảo sát này tập trung vào “Tình hình sử
dụng Facebook của sinh viên Đại học Ngoại Thương” nên khi phân tích dãy
số thời gian, nhóm em sẽ phân tích tập trung vào nhóm tuổi 18-24 để có thể
so sánh được giữa 2 nhóm đối tượng này một cách phù hợp nhất.
1. Phân tích số liệu:
Ta có bảng:
Năm
2017
2018

Số lượng (triệu người)
15,29
17

Tỷ trọng
33,312%

31,113%

t
1
2

2.Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian:

 Mức độ bình quân theo thời gian:
(triệu người)
 Lượng tăng giảm tuyệt đối: Do mình nghiên cứu 2 năm, nên lượng tăng giảm tuyệt
đối liên hoàn = lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc
(triệu người)
 Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển liên hoàn = tốc độ phát triển định gốc
(lần)
 Tốc độ tăng (giảm): Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn = tốc độ tăng (giảm) định gốc
(lần)
 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm):
(triệu người)


 Ý nghĩa: Phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số
người sử dụng Facebook thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là 0,1529 triệu
người.
3. Dự đoán thống kê:
- Dự đoán bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:
(triệu người)
(triệu người)
-


Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển:
(triệu người)
(triệu người)
Ngoại suy hàm xu thế:
Phương trình hồi quy:
(triệu người)
(triệu người)

2. Tác động của Facebook đối với sinh viên
Thông qua những khảo sát của mình, chúng em nhận thấy Facebook hiện đang thu
hút được sự quan tâm của số lượng lớn người nói chung và sinh viên trường Đại học
Ngoại Thương nói riêng. Thế giới ảo đã góp phần đưa con người xích lại gần nhau
hơn. Đặc biệt hơn, Facebook là một trang mạng có tính kết nối cao, thâm nhập vào
Việt Nam không quá sớm, song nó đã đánh bật nhiều trang mạng xã hội khác để chiếm
vị trí dẫn đầu về độ thịnh hành và phổ biến. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng
Facebook như một lẽ tự nhiên, mọi nơi mọi lúc. Facebook đã trở thành một phương
tiện, một công cụ đắc lực, và dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
mỗi người.
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của “mạng xã hội phủ sóng mạnh nhất hiện
nay” thì không thể kể đến một số hệ luỵ của nó. Khi Facebook mới du nhập vào Việt
Nam, nhiều người biết đến mạng xã hội này chỉ là do bạn bè mời tham gia cho có
phong trào, sau dần lại thành một thói quen khó bỏ, mỗi lần lướt mạng là lại chẳng thể
bỏ qua việc nhấn vào Facebook để tán gẫu với bạn bè và cập nhật những tin tức mới
nhất – dù chưa thể xác minh về độ chính xác của chúng. Thậm chí cụm từ “nghiện
Facebook” cũng đang trở nên phổ biến hơn, dùng để chỉ về hội chứng mà nhiều người,
điển hình là các bạn trẻ, các bạn sinh viên mắc phải do sử dụng Facebook với tần suất
vượt mức kiểm soát. Điều ấy đã nói lên tình trạng sử dụng và dần biến thành lạm dụng
Facebook một cách đáng báo động hiện nay. Việc dành nhiều thời gian lang thang, đôi
khi là đăng lên những điều không đâu trên Facebook của nhiều người, đặc biệt là của



các bạn trẻ, các bạn sinh viên thật sự lãng phí thời gian, ảnh hưởng xấu đến việc học
nói riêng và cuộc sống nói chung.
Có thể nói, Facebook cùng với vị thế là mạng xã hội dẫn đầu ngày càng phổ
cập và tác động mạnh mẽ về cả tích cực lẫn tiêu cực đối với đời sống của mỗi người.
Điều này đã được thể hiện sâu sắc trong bài khảo sát của chúng em khi các bạn sinh
viên trả lời câu hỏi: “Bạn hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của Facebook đến bạn?” và
kết quả thu được là có đến 89,19% sinh viên cho rằng Facebook có ảnh hưởng đến
mình ở cấp độ 3 trở lên trên thang đo 5 mức ảnh hưởng.
Từ thống kê khảo sát, chúng em thu được một số nhận xét sau từ các biểu đồ
như sau:

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mục đích sử dụng Facebook
120
100
80
60
40
20
0

Liê

n

lạ

c

vớ


g
in

ườ


it

n

ạn
,b



c
Họ

l
p,
tậ

àm

i


p
tậ


nh

óm

Số lượng sinh viên chọn


Gi

it


m


vi

ệc



m

Nắ

m

tt
bắ


ng


tn

Số lượng sinh viên không chọn

Facebook là mạng xã hội ít mang tính tiêu cực nhưng khi tham gia rồi lại dễ
dàng bị “nghiện” nó. Từ biểu đồ trên có thể thấy, phần đông sinh viên sử dụng
Facebook để liên lạc, trò chuyện tán gẫu hoặc sử dụng cho mục đích giải trí. Kết quả
đó cũng cho ta nhận định rằng không ít sinh viên khi sử dụng Internet học bài thì lại
sa vào Facebook, lạc vào những cuộc nói chuyện không có hồi kết cùng vô số các trò
chơi trực tuyến hấp dẫn khác. Facebook cũng trở thành một niềm đam mê “tìm hiểu xã
hội” của các bạn trẻ, nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê ấy lại trở thành tiêu cực,
ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên mê Facebook
tới mức ngồi lì trước máy tính hàng tiếng đồng hồ bỏ bê công việc, bài tập, và có khi
say sưa nói chuyện bạn bè cho tới khuya. Hình ảnh những sinh viên vào thư viện hay
không gian tự học nhưng lại vùi đầu vào điện thoại, vào Facebook mà quên đi cả mục


đích ban đầu là học tập không phải là hiếm gặp ở trường chúng ta. Điều này được
phản ánh rõ nét qua số liệu đánh giá sau: có đến 67/111 (chiếm 60,36%) số sinh viên
thực hiện khảo sát thừa nhận mức độ sử dụng Facebook của mình là “nhiều” hoặc “rất
nhiều”.
Lí do khiến Facebook trở nên dễ gây nghiện đến như vậy chủ yếu được cho là
nằm ở sự tiện ích và hữu dụng, cụ thể trong việc kết nối nói riêng. Facebook có thể
giúp bạn thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu và sở thích của mình trong giải trí như xem
phim, nghe nhạc, chơi game hay cập nhật thông tin bạn bè. Thế giới ảo của mạng xã
hội cũng cho mọi người có một không gian để tìm kiếm những người bạn ảo mới lạ,

cho chúng ta trò chuyện và tán gẫu cũng như những trò chơi giúp chúng ta giải toả
những áp lực và căng thẳng mà việc học tập, làm việc gây ra.
Xét về mặt tích cực thì những lợi ích mà Facebook mang lại là vô cùng lớn,
tuy nhiên việc sử dụng không đúng lúc, đúng cách và đúng mục đích thì sẽ tác động
tiêu cực đến học tập cũng như tinh thần, sức khỏe và đặc biệt là nhận thức của các bạn
sinh viên. Khi sử dụng Facebook không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả đáng kể
đến việc học tập của các bạn sinh viên, bởi dành nhiều thời gian cho nó, sẽ dẫn đến
việc bỏ bê bài tập, không đến lớp học hay thức khuya tán gẫu bạn bè tạo thành thói
quen lười biếng, hay đến trễ giờ. Thế giới ảo khiến cuộc sống của các bạn sinh viên
trở nên mệt mỏi bởi khi sử dụng Facebook, nó sẽ ảnh hưởng và tác động đến sự thay
đổi cảm xúc của mình, Facebook ảnh hưởng đến cuộc sống thực, khi quá quen với
việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nhấn nút like trên Facebook,
các bạn càng phụ thuộc mạng xã hội, chính những điều này khiến việc dành thời gian
cho việc gặp gỡ, tám chuyện ngoài đời sống thực trở nên ít ỏi hơn. Ấy là điều hoàn
toàn không tốt bởi khi gặp gỡ giao lưu sẽ giúp cho sinh viên trải nghiệm cảm xúc chân
thật và thú vị, thay vì luôn ẩn mình qua các hình ảnh biểu tượng, làm cho các bạn trẻ
ngại giao tiếp và lâu dần dẫn đến sự thiếu kĩ năng trong văn hóa ứng xử nói riêng và kĩ
năng mềm nói chung.

Một số mặt tiêu cực khác có thể kể đến của việc lạm dụng Facebook là:
- Sống ảo, xa rời thực tế đang tồn tại xung quanh
- Ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh đến nhận thức và tư duy lệch lạc.
- Có biểu hiện rối loạn tâm lý bao gồm gia tăng hành vi thù ghét xã hội, gây gỗ
bạn bè, tệ nạn xã hội, thói vô cảm,…


3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook
Qua khảo sát một lượng sinh viên trường Đại học Ngoại Thương nhất định
chúng em tổng kết được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook như
sau:

- Cần giáo dục cho sinh viên, học sinh về tính 2 mặt của việc sử dụng
Facebook. Đồng thời tuyên truyền nâng cao hiểu biết và cách phòng tránh các tệ
nạn trên Facebook.
- Cần phải có định lượng về thời gian sử dụng Facebook, không nên để
Facebook chi phối quá nhiều thời gian của bản thân dẫn đến sa sút, bỏ quên cuộc sống
thực tại ngoài thực tế.
- Cần tận dụng những mặt tích cực của Facebook, sử dụng đúng mục đích, có
hiệu quả, lành mạnh, vui vẻ, mang tính chất xây dựng và tôn trọng những người bạn
trên Facebook. Khai thác tính chất kết nối bạn bè và chia sẽ thông tin của Facebook để
học tập có hiệu quả thông qua việc: Lập các diễn đàn học tập, các nhóm học tập, đăng
những thông tin liên quan đến việc học tập… . Khuyến khích những sinh viên đưa lên
Facebook những kinh nghiệm học tập, những bài toán hay,…
- Cần kiềm chế cái tôi cá nhân, không nên thể hiện thái quá cảm xúc của bản
thân.


Chương 4: Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và điều tra khảo sát đã được trình bày
trong toàn bộ đề tài, chúng em rút ra một số kết luận sau:
- Đối với mỗi cá nhân khi sử dụng Facebook cần có ý thức, biết được mặt lợi và
hại trước hành vi của mình. Cần phát huy những lợi ích của Facebook cũng như
tránh xa những mặt tiêu cực của mạng xã hội này
- Đối với các nhà quản lý cần có các bộ phận hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho
giới trẻ về việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho hiệu quả và đem lại lợi
ích cho cuộc sống


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lý thuyết thống kê- PGS.TS Trần Thị Kim Thu- Đại học Kinh
tế Quốc Dân.

2. GS.TS Từ điển; GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm: Thống kê doanh nghiệp. NXB
Thống kê.
Hà Nội 2009.
3. />4.
5. Ths. Nguyễn Trọng Hải, giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế
6. Báo cáo Digital Vietnam 2018
/>7. Báo cáo tổng quan Digital Việt Nam và thế giới 2019
/>8. Báo cáo Digital Vietnam 2017
/>

BẢNG ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

MSV

53

Phạm Yến Ngọc

1812210261

Điể
m
đánh
giá
10

9


Phạm Thị Châm

1812210046

10

37

Tô Khánh Huyền

1812210173

10

49

Nguyễn Thanh Nga

1812210246

10

71

Phạm Thị Tươi

1812210370

10


50

Bùi Bích Ngọc

1812210254

10

6

Mã Ngọc Ánh

1810210039

10

66

Thạch Thanh Tú

1812210365

10

Chữ kí




×