Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.61 KB, 40 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................3
Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................3
Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
Bố cục của tiểu luận...............................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG
PHÂN TÍCH....................................................................................................................... 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu...................................................................................6
1.1.1 Trong nước................................................................................................6
1.1.2 Nước ngoài:...............................................................................................6
1.1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu.................................................................8
1.2 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích..............................................................8
1.2.1 Các khái niệm cơ bản................................................................................9
1.2.2 Lý thuyết về nơ công...............................................................................11
1.2.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế...............11
1.2.4 Khung phân tích......................................................................................15
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................................. 17
2.1 Kết quả nghiên cứu......................................................................................17
2.1.1 Thực trạng nợ công của Việt Nam – giai đoạn 2011-2016......................17
2.1.2 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế.20
2.2 Nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết khủng hoảng nợ công của một số nền
kinh tế phát triển trên thế giới.....................................................................................29
2.2.1 Giải pháp giảm nợ công Nhật Bản:.........................................................29
2.2.2 Giải pháp giảm nợ công ở các nước Châu Âu:........................................30
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...........................................33
3.1 Kết luận........................................................................................................33
3.2 Hàm ý chính sách.........................................................................................33
3.2.1 Về năng lực quản lý nợ công...................................................................33
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công và đầu tư công...............................34
3.2.3 Tăng cường kỷ luật NSNN và phối hợp chính sách................................35




3.2.4 Phát triển nội lực nền kinh tế, chuyển đổi cơ cấu và mô hình tăng trưởng
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................37
Danh mục các hì
Hình 1. Định nghĩa về khu vực công...........................................................................9
Hình 2. Đường cong Laffer.......................................................................................13
Hình 3. Tỷ lệ nợ công/GDP của 7 nước trong khu vực ASEAN (%).........................17
Hình 4. Tỷ trọng nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của Việt Nam 2011-2016 (%
GDP).................................................................................................................................. 18
Hình 5. Khoảng tin cậy của hệ số ước lượng.............................................................24
Hình 6. Đồ thị phân phối chuẩn của nhiễu................................................................27
Danh mục các bảngY
Bảng 1.Mô tả dữ liệu và nguồn dữ liệu.....................................................................16
Bảng 2. Gánh nặng nợ công Việt Nam 2011-2016....................................................17
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................21
Bảng 4. Mô tả thống kê biến.....................................................................................23
Bảng 5. Kết quả thống kê biến..................................................................................24
Bảng 6. Kết quả thống kê biến..................................................................................24


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sự gia tăng lượng nợ khổng lồ của một số quốc gia trên thế giới, kết quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu ở một số giai đoạn nhất định, đã dẫn đến các
mối quan ngại nghiêm trọng về ổn định tài khóa và những tác động của chúng lên nền
kinh tế và thị trường tài chính (Woo & Kumar, 2015). Vấn đề chính nằm ở chỗ, sự gia
tăng quá mức của nợ công có thể gây tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc
gia. Nếu tăng trưởng kinh tế bị tác động âm, vấn đề bền vững tài khóa càng trở nên

trầm trọng hơn, điều này góp phần làm gia tăng gánh nặng lên các nỗ lực điều chỉnh tài
khóa nhằm mục đích giảm lượng nợ xuống những mức bền vững hơn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính được khơi mào bởi sự tháo chạy của thị
trường cho vay thứ cấp ở Hoa Kỳ đưa không chỉ nước này tới suy thoái kinh tế, mà còn
ảnh hưởng đến kinh tế của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Phản ứng lại với sự
suy thoái này, các chính phủ và ngân hàng trung ương nhiều quốc gia thực thi gần như
lập tức các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng chưa từng có, cả về quy
mô và cách thức phối hợp giữa các chính phủ các quốc gia, đặc biệt là ở các thị trường
mới nổi và phát triển. Cùng với đó, việc giải cứu khu vực ngân hàng với mục đích ngăn
ngừa sự sụp đổ của hệ thống tài chính cũng đã dẫn tới sự gia tăng một cách khổng lồ
lượng nợ công ở nhiều nước.
Đối với Việt Nam, mặc dù nền kinh tế đã có giai đoạn tăng trưởng cao vào những
năm đầu của thế kỷ 21, nhưng do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế 2008, quy mô nợ
công của Việt Nam hiện đang có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh, việc chi trả nợ
gốc, lãi vay tăng nhanh hơn cả tăng trưởng kinh tế và đang tiệm cận ngưỡng an toàn
(theo quy định của Việt Nam). Trong khi đó, nền kinh tế vẫn đang ở trong giai đoạn
tăng trưởng chậm, chưa kể tới cách tính nợ công của Việt Nam hiện nay còn có khác
biệt so với thế giới.
Có thể thấy, nợ công gia tăng là một trong những nguyên nhân đe dọa tính bền
vững của tăng trưởng kinh tế. Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP
tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm qua), cho dù có thành tích tăng trưởng
kinh tế ấn tượng (WB,2017). Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối


mặt với những quan ngại về bền vững tài khoá. WB cũng nhấn mạnh, Việt Nam thuộc
nhóm quốc gia có nợ công tăng nhanh nhất, và cho rằng nợ công Việt Nam sẽ vượt mức
an toàn trong năm 2018.
Vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam là nợ công và
các yếu tố có liên quan khác như tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở
của nền kinh tế có tác động ra sao đến tăng trưởng kinh tế? Cần làm gì để điều chỉnh

cho phù hợp những tác động này?
Nhằm trả lời rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu này, đề tài “Nghiên cứu tác động của
nợ công đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” đã được lựa chọn để phân tích và nghiên
cứu thực nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ hướng đến ba mục tiêu tổng quát sau:
(1)

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đã được

công bố, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
trong mối quan hệ với các biến số kinh tế khác.
(2)
Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam sử dụng ước lượng mô hình hàm hồi quy và phân tích ảnh hưởng của các biến đến
GDP, kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình đã ước lượng.
(3)
Những khuyến nghị và gợi ý về chính sách để Việt Nam điều chỉnh các
chính sách về nợ công, nâng cao GDP một cách bền vững trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ hồi quy giữa nợ công và các biến số liên quan
đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với các biến như
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu về các biến số kinh tế được thống kê và công bố bởi
IMF, WB và UNCTAD giai đoạn 2000 – 2016.
Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, cấu trúc của tiểu luận được xác định như sau:
Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới
đề tài, cơ sở lý thuyết về nợ công và ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế,
cũng như khung phân tích lý thuyết nợ công và tăng trưởng kinh tế.



Chương 2 mô tả thực trạng nợ công Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016, trình
bày mô hình thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu được sử dụng và một số kinh
nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Âu trong giải quyết khủng hoảng nợ công,
nêu bật kết quả thực nghiệm tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
giai đoạn 2000-2016.
Chương 3 xác định những phát hiện của đề tài và các khuyến nghị được đưa ra
cho những chính sách có liên quan, hạn chế của tiểu luận và hướng nghiên cứu.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
KHUNG PHÂN TÍCH
1.1
1.1.1

Tổng quan nghiên cứu
Trong nước

Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018) cho rằng tăng trưởng bị kìm hãm
bởi nợ công (cả về quy mô và tốc độ gia tăng), lạm phát, chi tiêu dùng của chính phủ và
thất nghiệp, sử dụng với dữ liệu mảng của 58 nước phát triển (thu nhập cao) và nước
đang phát triển (thu nhập thấp và trung bình), trong giai đoạn 1993 – 2014. Nghiên cứu
còn cho thấy kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý, đặc biệt là chi tiêu dùng, giúp kiểm
soát tốt ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, cụ thể kết quả nghiên cứu cho
rằng nếu nhà nước duy trì chi tiêu tiêu dùng ở mức trên 14%-16% thì tác động là tích
cực.
Nguyễn Văn Phúc (2013) kết luận nợ công tác động tiêu cực lên tăng trưởng một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua lạm phát cao, nghiên cứu số liệu của 30 nước
đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn 1995-2009. Khi các điều kiện khác tỷ lệ nợ
công trên GDP tăng 10% điểm thì tốc độ tăng trưởng giảm đi trung bình là 0,13%/năm;

lạm phát tăng 10% điểm thì tốc độ tăng trưởng trung bình giảm đi 0,41%/năm. Tuy
nhiên nghiên cứu này còn thiếu một số biến có ý nghĩa thống kê cao như: tỷ lệ thất
nghiệp, tiết kiệm,... nên kết quả vẫn chưa thực sự thuyết phục và chính xác với điều
kiện thực tế.
Nguyễn Hữu Tuấn (2012) kế thừa và mở rộng mô hình nghiên cứu của Tokunbo và
cộng sự (2007), đã xây dựng mô hình đo lường mức độ tác động của tỷ lệ nợ nước ngoài
trên GDP đến GDP thực của Việt Nam trong giai đoạn 1986-2009. Nghiên cứu này sử
dụng lý thuyết “debt overhang” mô phỏng dưới dạng đồ thị là đường cong Laffer nợ để
phân tích mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Kết luận của bài nghiên
cứu đưa ra ngưỡng 65% cho tỷ lệ nước ngoài trên GDP thực, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn mức
65% sẽ góp phần thúc đẩu tăng trưởng kinh tế, và nếu vượt quá 65% thì nợ nước ngoài sẽ
tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu lại áp dụng lý thuyết debt
overhang và sử dụng đường cong Laffer một cách quá đơn giản, khi chưa xét đến các yếu


tố khác ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng như đầu tư, tiết kiệm,
chính sách tài khóa, tiền tệ,... đặc biệt là lạm phát.
1.1.2 Nước ngoài:
Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước châu Âu vào năm 2010 đã gián tiếp khiến
cho vấn đề nợ công ở các quốc gia trên thế giới trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Hầu hết, các nghiên cứu tập trung vào khẳng định nợ tăng lên sẽ làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế, hoặc khẳng định mối quan hệ của nợ công lên tăng trưởng kinh tế có
tính phi tuyến. Có rất ít các nghiên cứu cho rằng nợ tác động tích cực lên tăng trưởng.
Đầu tiên, có thể kể đến một số nghiên cứu về tác động tích cực của nợ công lên
tăng trưởng kinh tế.
Checherita & Rother (2012) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm trên khu
vực đồng Euro nhằm xác định tác động của nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế. Bằng
nghiên cứu thực nghiệm trên 12 quốc gia châu Âu từ 1970-2010, nghiên cứu chỉ ra rằng
tỷ lệ nợ chính phủ/GDP từ 90-100% sẽ có tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn; tỷ lệ nợ từ 70-80% GDP làm xuất hiện tăng trưởng âm do tác dụng của

nợ công tăng cao.
Moore & Thomas (2010) thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ và tăng
trưởng với nhóm các quốc gia đang phát triển. Hai tác giả nhận định lượng vốn có từ
vay nợ có tác động dương lên tăng trưởng nếu nó được sử dụng để nâng cao năng suất
lao động quốc gia. Khác với nghiên cứu cho nhóm quốc gia, Egbetunde (2012), AlZeaud (2014) chọn lựa nghiên cứu cho từng nước riêng lẻ. Egbetunde (2012) cho rằng
nợ công sẽ có tác động tốt lên tăng trưởng kinh tế, nếu như chính phủ thực hiện minh
bạch lượng tiền vay và sử dụng nó cho phát triển kinh tế, từ dữ liệu của Nigeria trong
giai đoạn 1970 đến 2010. Al-Zeaud (2014) sử dụng phương pháp ước lượng OLS với
dữ liệu trọng giai đoạn 1991 đến 2010 ở Jordan, cũng đã đưa ra kết luận tương tự.
Ở dòng nghiên cứu tác động tiêu cực của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, các tác
giả đa phần sử dụng dữ liệu riêng của một quốc gia.
Patrick (2017) sử dụng mô hình OLS để phân tích tăng trưởng kinh tế, nợ công,
lạm phát và thất nghiệp từ các năm tài chính 1993/1994 đến 2014/2015 tại Kenya, đưa
ra quan điểm mức nợ cao gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả kinh tế. Akram (2015) sử
dụng phương pháp ARDL đánh giá tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở


Philippines giai đoạn 1975 – 2010, khẳng định sự hiện diện của “hiệu ứng khó vay
thêm nợ”.
Cuối cùng, tác động phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở
các nghiên cứu:
Teles và Mussolini (2014) đã phát triển các lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công
và tăng trưởng kinh tế bằng cách đề xuất một mô hình có liên quan đến các thế hệ và
tăng trưởng nội sinh. Bài nghiên cứu sử dụng số liệu của 74 quốc gia trong khoảng thời
gian 1972-2004, từ đó tác giả đã đưa ra một phát hiện quan trọng là quy mô của nợ
công là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế. Nghiên cứu này đi theo quan điểm nợ công có tác động vừa thúc đẩy
vừa kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công thế nào gọi là cao hay thấp
và bao nhiêu là tốt nhất thì lại chưa được bàn tới trong nghiên cứu này.
Real et al. (2014) phát triển trên lý thuyết mô hình cân bằng tổng thể với các

thành phần độc lập để lý giải mối quan hệ dạng chữ U ngược giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế, tập trung vào phân tích hai hiệu ứng chèn lấn (crowd out) và hiệu ứng
thúc đẩy (crowd in) mà nợ công tác động lên đầu tư tư nhân. Khi tỉ lệ nợ công trên GDP
dưới một ngưỡng nhất định, hiệu ứng thúc đẩy lấn át hiệu ứng chèn lấn và nợ công tích
lũy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, còn khi tỉ lệ này bị phá vỡ, nợ công tích lũy sẽ băt đầu
cản trở tăng trưởng kinh tế.
1.1.3

Khoảng trống trong nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, có khá
nhiều nghiên cứu về sự tương tác của nợ công tới tăng trưởng kinh tế, kết quả thu được
cũng không giống nhau.
Mặc dù nghiên cứu về chủ đề này đã được thực hiện rất nhiều tại các nước phát
triển, đặc biết là sau cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, tuy nhiên chưa được thực
hiện nhiều với bối cảnh là tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam. Ngoài nghiên cứu của
Nguyễn Hữu Tuấn (2012) cho kết quả về ngưỡng của tỷ lệ nước ngoài trên GDP thực,
có rất ít nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng kinh tế, và
chưa đi vào nghiên cứu đầy đủ.


Từ các phân tích trên đây, có thể thấy các nghiên cứu được thực hiện liên quan
đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế vẫn còn những
khoảng trống đòi hỏi cần phải được bổ sung và phát triển.
1.2
1.2.1

Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay
giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời
kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ
tăng trưởng. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn
tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng
nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Để đo lường tăng trưởng
kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh
tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP).
1.2.1.2

Khái niệm về nợ công và phương pháp tính nợ công

Có 3 quan điểm về nợ công: theo quan điểm của Việt Nam, của ngân hàng thế giới
(WB) và theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
- WB (2015): Nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn chủ thể bao gồm: (1) nợ của
chính phủ trung ương và các bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyền
địa phương; (3) nợ của ngân hàng trung ương và (4) nợ của các thể chế độc lập, nhưng
nguồn vốn hoạt động của nó do ngân sách nhà nước quyết định (trên 50% vốn thuộc sở
hữu nhà nước) và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay cho các thể chế đó.
- IMF (2010): nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi kèm với đó
là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và các khu vực tổ chức
công (Hình1.1)


Hình 1. Định nghĩa về khu vực công (IMF)

- Luật quản lý nợ công Việt Nam (2009) được xem là một bước tiến bộ lớn trong hệ
thống văn bản pháp luật của Việt Nam về vấn đề này. Theo Bộ Luật này thì nợ công bao
gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

 Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước và vay nước
ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản
vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp
luật. Nợ chính phủ không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
 Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,
tín dụng vay trong nước và nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.
 Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.
So với quy ước của IMF, thống kê nợ công của Việt Nam chưa quy định cách tính về
nợ công ròng, phạm vi các khoản mục trong tổng nợ công nhỏ hơn quy ước của IMF do
loại trừ: các khoản vay, nhận tiền gửi, phát hành tiền của NHNN; quyền rút vốn đặc biệt
của IMF; các khoản bảo hiểm xã hội, hưu trí; các khoản tiền gửi, các khoản trả trước tại
các tổ chức sử dụng vốn ngân sách ngoài Chính phủ.
Như vậy, định nghĩa của IMF đầy đủ và chi tiết hơn nhiều so với Luật quản lý nợ
công của Việt Nam và của WB. Tuy nhiên khó có thể nói là có sự khác biệt lớn giữa các
định nghĩa này, do có thể coi các khoản nợ của khu vực của các tổ chức công là các khoản
nợ mà chính phủ sẽ bảo lãnh trong trường hợp các tổ chức này vỡ nợ. Do có sự khác biệt


đó nên mới có sự khác nhau trong cách tính nợ công của Việt Nam và các nước trên thế
giới.
1.2.2

Lý thuyết về nơ công

Khi việc chi tiêu vượt quá khả năng của nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản
thu khác thì chính phủ buộc phải vay nợ để tài trợ và việc này khiến nợ công phát sinh.
Điều này cho thấy nợ công là kết quả của bội chi ngân sách của chính phủ và chính phủ có
trách nhiệm phải hoàn trả. Với cùng bản chất như vậy nhưng luôn có những quan điểm

khác nhau tồn tại giữa các nhà kinh tế học.
Đối với các nhà kinh tế học cổ điển, một nguyên tắc quan trọng và nhất quán về quản
lý ngân sách là nguyên tắc ngân sách cân bằng, thu và chi bằng nhau. Khởi xướng và ủng
hộ triệt để là các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith, David Ricardo, John Stuart
Mill cho rằng nguyên tắc này giúp chính phủ chi tiêu hợp lí, tránh sự hoang phí và hạn chế
tình trạng lạm thu thông qua việc ban hành các chính sách thuế và tăng thuế. Vì vậy, hầu
hết các nhà kinh tế học cổ điển không đồng tình với việc đi vay nợ của chính phủ để chi
tiêu.
Trái lại, nhà kinh tế học John Maynar Keynes và những người thuộc trường phái
Keynes lại ủng hộ việc vay nợ của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua
chi tiêu. Họ lập luận trong những tình huống suy thoái kinh tế, việc đầu tư vào khu vực tư
nhân sụt giảm nghiêm trọng thì việc gia tăng đầu tư của chính phủ vào các dự án công như
cơ sở hạ tầng, giáo dục, và y tế thông qua vay nợ sẽ giúp phục hồi nền kinh tế. Hầu hết các
chính phủ đều sử dụng lý thuyết của trường phái Keynes để vượt qua khủng hoảng kinh tế
và suy thoái của nền kinh tế. Cùng với đó, Paul Sameulson, một nhà kinh tế học ủng hộ
trường phái Keynes, cũng cho rằng việc phối hợp cả chính sách tài khoá mở rộng và chính
sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết để thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế vượt qua suy thoái. Điều
này cho thấy nợ công cũng là công cụ gián tiếp quan trọng trong điều hành nền kinh tế của
các chính phủ nhưng việc sử dụng nó phải có sự thận trọng và đòi hỏi phải có sự phối hợp
hiệu quả giữa chính sách tài khoá tài khoá và chính sách tiền tệ.
1.2.3

Lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế
1.2.3.1 Tác động ngắn hạn và dài hạn của sụt giảm nợ công

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến tác động của nợ công lên hoạt
động kinh tế có phạm vi khá rộng nhưng không đưa ra một câu trả lời về mối liên hệ giữa


nợ công và và hoạt động kinh tế (Nautet & Van Meensel, 2011). Thực vậy, tác động này

phụ thuộc rất nhiều vào các tình huống, có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt
giữa các nước. Điều quan trọng ở đây là phân biệt giữa tác động kinh tế trong ngắn hạn và
dài hạn của nợ công:
Tác động ngắn hạn
Trong ngắn hạn, các công cụ tài khoá dùng để củng cố kỷ luật ngân sách sẽ làm suy
giảm tăng trưởng kinh tế. Thực vậy, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các số
nhân ngân sách là dương trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, tác động âm trong ngắn hạn của việc củng cố kỷ luật tài khoá lên hoạt
động kinh tế thay đổi tuỳ vào các công cụ tài khoá được vận dụng. Các công cụ có liên
quan đến chi tiêu và đầu tư công có tác động mạnh mẽ lên hoạt động kinh tế, trong khi các
công cụ có liên quan đến chi chuyển nhượng - chẳng hạn thuế hoặc các phúc lợi xã hội có tác động yếu hơn. Nguyên nhân là chi chuyển nhượng chỉ có tác động giác tiếp lên sự
thay đổi tiêu dùng hoặc đầu tư thông qua việc điều chỉnh thu nhập của các hộ gia đình
hoặc doanh nghiệp.
Ngoài ra, các tác động âm của công cụ này lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn
yếu hơn hoặc thậm chí không hiện diện trong thực tế nếu tình trạng tài trợ công ngân sách
có thể làm tăng lãi suất, gây bất lợi cho các nhà đầu tư tư nhân. Vì thế việc củng cố tài
khoá (hạn chế thâm hụt ngân sách và giảm nợ công) không nhất thiết sẽ có tác động âm
lên hoạt động kinh tế.
Mức độ tác động của việc củng cố tài khoá cũng tuỳ vào môi trường kinh tế được
thực thi. Khi củng cố tài khoá được thực hiện trong một nền kinh tế nhỏ, mở thì tác động
ngắn hạn của nó nhỏ hơn nhiều trong trường hợp củng cố tài khoá được thực hiện đồng
thời ở nhiều quốc gia. Kế tiếp, nếu có các ngân hàng trung ương có khả năng áp dụng một
chính sách dễ dãi thì củng cố tài khoá ít tổn hại đến tăng trưởng. Cuối cùng, sự hiện diện
của hệ thống tỷ giá hối đoái cố định có xu hướng làm tăng tác động âm của củng cố tài
khoá lên tăng trưởng, so với hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đóng vai trò vùng đệm có ý
nghĩa.
Tác động dài hạn
Ngược lại với các tác động trong ngắn hạn. tác động dài hạn của việc củng cố tài
khoá để đảm bảo tính bền vững của tài trợ công là tích cực. Các tác động bao gồm sụt



giảm lãi suất dài hạn do sự thu hẹp trong nguồn cung trái phiếu chính phủ trên thị trường
và sụt giảm phần bù rủi ro. Ngoài ra, sự sụt giảm lãi suất phải trả từ củng cố tài khoá sẽ
giúp các nguồn lực cho chi tiêu công hiệu quả hơn hoặc giảm bớt gánh nặng thuế.
Theo các nghiên cứu, củng cố tài khoá dựa trên cắt giảm chi tiêu có tính hiệu quả
hơn và có tác động tốt hơn lên tăng trưởng trong dài hạn so với dựa vào sự gia tăng nguồn
thu. Đặc biệt nếu ràng buộc ngân sách áp dụng cho chi thường xuyên thay vì áp dụng cho
chi đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và cải tiến. Phạm vi tác động của củng cố tài khoá lên
hoạt động kinh tế tuỳ vào việc sử dụng lượng tiền tiết kiệm có được từ cắt giảm các khoản
chi không hợp lí.
1.2.3.2

Lý thuyết “Debt Overhang”

Trong các nghiên cứu liên quan đến tác động tiêu cực tiềm năng của gánh nặng nợ
nước ngoài đối với tăng trưởng mô hình phổ biến được sử dụng là lý thuyết “debt
overhang”. Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự
kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết “debt
overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì
các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ (dịch vụ nợ) sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ
đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Các nhà đầu tư tiềm năng lo sợ rằng khi quốc gia đó sẽ
đánh thuế nặng để chi trả các khoản nợ nước ngoài, do đó họ khó có thể gia tăng đầu tư để
gánh thêm chi phí thuế. Lý thuyết còn đi đến một kết luận rộng hơn, đó là mức nợ nước
ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài
khoá do việc củng cố tình hình tài khoá quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho nước
ngoài. Những bất lợi này đối với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại lớn ở các nước có
thu nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh
tế.
Tình trạng "Debt Overhang" cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do
gây ra sự lo ngại về các quyết định của Chính phủ. Khi quy mô nợ công tăng lên, khó có

thể chắc chắn rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các khoản nợ
phải trả. Theo Agenor và Motiel (1996), trên thực tế, người ta cho rằng Chính phủ có thể
dùng các công cụ tác động đến đầu tư để chi trả cho các khoản nợ.
Theo nghiên cứu của Mehmet Caner, Thomas Grennes và Koehler Fritzi Geib, các
chuyên gia kinh tế của World Bank (2010) bằng lý thuyết và thực nghiệm trên mẫu là 101


quốc gia trong đó có 75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia phát triển, có cả Việt
Nam, về mối qua hệ trong dài hạn giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 19802008, phân tích này cung cấp một nền tảng cho sự nghiên cứu chứng minh sự tồn tại
ngưỡng nợ và ước tính ngưỡng nợ (nợ công/GDP) cho từng quốc gia, từ đó có những
chính sách phù hợp đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ đang đe doạ các nước có nợ
nước ngoài cao.
1.2.3.3

Đường cong Laffer nợ

Lập luận của lý thuyết “debt overhang” có thể được xem xét qua đường cong Laffer
nợ (Hình 1). Đường cong Laffer nợ cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả
năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng
sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị
hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.

Hình 2. Đường cong Laffer

Nguồn: Helene Poirson Ward ; Luca A Ricci ; Catherine A Pattillo (1/4/2012); Magazine Finance and
Development of the IMF; "External Debt and Growth"

Mặc dù mô hình “debt overhang” không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của nợ nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm hãm tăng trưởng do
góp phần giảm đầu tư. Do vậy,ở mức nợ hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực

đến tăng trưởng nhưng tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó, có thể kết
luận rằng nợ và tăng trưởng có mối liên hệ phi tuyến. Đỉnh đường cong Laffer nợ đã gợi ý
điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh
tế và các hoạt động khác. Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến


tăng trưởng. Vì vậy đỉnh của đường cong Laffer nợ là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia
có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn đề “debt overhang”.
1.2.4

Khung phân tích

Như đã trình bày ở phần Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ở trên, trên thế giới tồn
tại ba luồng quan điểm:
Thứ nhất, quan điểm tăng trưởng nợ công tỷ lệ nghịch với tăng trưởng kinh tế quốc
gia với đại diện là Friedman (1988).
Thứ hai, quan điểm nợ công ở mức hợp lý có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế do tác động đến tổng cầu thuộc về các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes.
Thứ ba, quan điểm nợ công có tác động rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế thuộc về các
nhà kinh tế theo trường phái Ricardo với đại diện tiêu biểu là Barro.
Chúng tôi lựa chọn phát triển quan điểm thứ 2 "Nợ công ở mức hợp lý có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế ".
Quan điểm của trường phái Keynes được đưa ra dựa trên hai giả thuyết cơ bản là
tổng cung chịu ảnh hưởng của tổng cầu và giả thiết nền kinh tế không trong trạng thái toàn
dụng. Keynes đề xuất khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng thì Chính phủ có thể đưa
ra các gói kích cầu để tác động vào nền kinh tế. Các gói kích cầu này có thể thực hiện
bằng cách Chính phủ đi vay để tăng chi tiêu công. Việc tăng tổng cầu sẽ có tác động thúc
đẩy tổng cung và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm của phái Keynes cũng vấp phải sự phản đối của những người theo trường
phái kinh tế Ricardo khi họ cho rằng rằng chi tiêu tăng thêm của chính phủ sẽ không có tác

động lên mức thu nhập vì người dân sẽ lập tức tiết kiệm nhiều hơn để trả thuế tăng lên
trong tương lai hoặc bù lại lạm phát cao hơn do chính phủ tăng chi tiêu trong hiện tại. Tác
động ròng lên tổng cầu sẽ là bằng không.
1.3
1.3.1

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đã cho thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện thông tin về
các yếu tố được thu thập từ năm 2000 - 2016 tại Việt Nam. Số liệu được thu thập từ trang
web chính thức của World Bank.
1.3.2

Phương pháp phân tích


Chạy phần mềm Gretl hồi quy mô hình bằng phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến. Từ phần mềm
Gretl ta thực hiện các phương pháp sau:
Xét phân tử phóng đại phương sai VIF nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến.
Dùng kiểm định White để kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi và Robust
Standard Errors hồi quy mô hình theo phương pháp sai số chuẩn mạnh.
Dùng kiểm định F để nhận xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định t để ước lượng
khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình
Dùng Correlation matrix trong phần mềm Gretl để tìm ma trận tương quan giữa các
biến.
Kiểm định Ramsey's RESET để kiểm định dạng đúng của mô hình.
Kiểm định R2 để xem mức độ ý nghĩa của mô hình.
Mô hình định lượng

Gr_GDP= β0 + β1*FDI + β2*GOV+ β3*CAP + β4*log(GDP/CAP)
+ β5*OPEN+ β6*POP + β7*INF + β8*DEBT + β9*sq_DEBT+ ε
Bảng 1.Mô tả dữ liệu và nguồn dữ liệu

Biến sử

Mô tả biến

dụng

N
guồn

gr_GDP

Biểu thị cho tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam, được đo bằng tăng trưởng GDP

DEBT

hàng năm
Tổng quy mô nợ công của chính phủ (%

sq_DEBT

GDP)
Bình phương tổng quy mô nợ công của

INF


chính phủ
Tỷ lệ lạm phát (%)

W
B
W
B

W
B

FDI

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
B

GOV

(%GDP)
Can thiệp của Chính phủ, là tổng quy mô
và hành động can thiệp của Chính phủ càng

B

CAP

sâu vào nền kinh tế
Vốn đầu tư (Gross Capital Formation)

W

W

W


Log(GDP/
CAP)
OPEN

(%GDP)
Biến tương tác giữa GDP và Vốn đầu tư

W

Mức độ “mở” của nền kinh tế, đo bằng
B

tổng giá trị xuất nhập khẩu(%GDP)
POP

B

Tỷ lệ gia tăng dân số (%)

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
2.1
2.1.1

Kết quả nghiên cứu

Thực trạng nợ công của Việt Nam – giai đoạn 2011-2016
2.1.1.1 Về quy mô nợ công:
So sánh với các nước trong khu vực, trong khi nợ công của nhiều nước ASEAN có
xu hướng giảm dân nhưng của Việt Nam ta vẫn có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ nợ công
trên GDP Việt Nam năm 2016 cao hơn Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines
và Thái Lan. Trong khi đó, giai đoạn năm 2000 thì thấp hơn tất cả quốc gia nói trên.
Tỷ lệ nợ công/ GDP hiện nay có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt kể từ năm 2011. Cụ
thể, chỉ trong vòng 6 năm từ năm 2011 đến năm 2015, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã
tăng khoảng 9,83 điểm phần trăm, từ 54,9% lên đến 64,73%, tổng nợ công 2016 lên đến
2.915 nghìn tỷ đồng; về số tương đối, tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 64,73%, áp sát ngưỡng
kiểm soát 65% GDP của Quốc hội trong Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia
giai đoạn 2016 - 2020 được Quốc hội thông qua ngày 9/11/2016.

Năm
Nợ công/GDP (%)

2011

2012

2013

2014

2015

2016

54,9


50,8

54,5

58

62,2

64,73

Bảng 2. Gánh nặng nợ công Việt Nam 2011-2016

Với tốc độ tăng liên tục khoảng 5% mỗi năm như trong giai đoạn 2011-2016, mức
trần nợ công 65% GDP do Quốc hội đặt ra có thể sẽ bị phá vỡ trong thời gian tới. So với
các quốc gia còn lại trong khu vực ASEAN cũng như so với các nhóm quốc gia mới nổi và
đang phát triển trên thế giới, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ, từ vị
trí thấp nhất giai đoạn từ 2000-2005 vươn lên đứng đầu trong năm 2016.


Hình 3. Tỷ lệ nợ công/GDP của 7 nước trong khu vực ASEAN (%)

2.1.1.2 Về cơ cấu và kỳ hạn nợ công:

Về cấu trúc
Theo khoản 2, Điều 1 Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12, nợ công của Việt
Nam bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương,
trong đó, nợ chính phủ bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Tỷ lệ nợ trong nước ngày càng lớn, theo ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục
Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), cơ cấu nợ công đến cuối năm 2015 của
Việt Nam bao gồm nợ Chính phủ chiếm 80,8%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,8%

và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,4%.
Theo bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (2017), các dữ liệu về tỷ lệ nợ Chính
phủ, nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2016 cũng đều tăng so với một năm trước đó. Cụ
thể, nợ Chính phủ năm 2016 là 52,6% GDP, tăng 2,6%, nợ nước ngoài Chính phủ 2016 đạt
44,3% GDP tương đương tăng 1,2%.
70
60

59.4
50.8

50
40

39.3
37.9

2012;37.4
39.4

54.5
42.6
37.3

64.73

62.2

58
46.4

38.3

50.3
43.1

52.7
44.3
Nợ công
Nợ chính phủ
Nợ nước ngoài

30
20
10
0

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Hình 4. Tỷ trọng nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của Việt Nam 2011-2016 (% GDP)



Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) có nhận định rằng, cơ cấu
nợ công của Việt Nam hiện đang từng bước được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn. Cụ
thể, trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước đang có xu hướng tăng từ 39%
năm 2011 lên 57% năm 2015 và tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng từ 61% năm 2011
xuống còn 43% năm 2015. Tỷ trọng này là phù hợp với Chiến lược nợ công và nợ nước
ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030.

Về kỳ hạn
Với nợ trong nước, chủ yếu phát hành trái phiếu trong nước, nếu trong giai đoạn
2011-2013 phần lớn ngắn hạn thì đến năm 2014 kỳ hạn là 3 năm; năm 2015, kỳ hạn kéo
dài lên 4,4 năm và năm 2016 thì kỳ hạn kéo dài lên đến hơn 5 năm. Mức lãi suất phát hành
trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn trong nước bình quân giảm từ mức 12%/năm vào
năm 2011 xuống còn khoảng 6,5% vào năm 2014 và khoảng 6% vào năm 2015, 2016
(Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng).
Với nợ nước ngoài, từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình.
Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang
giảm rõ rệt. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.
Dự kiến đến tháng 7/2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải
chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường.
Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất từ
2 đến 3,5%.
2.1.1.3 Hiệu quả sử dụng nợ công:
Giai đoạn 2011 – 2016, khoản vốn vay này được dùng để bù đắp bội chi NSNN
chiếm tỷ trọng chủ yếu 53%. Khoản được sử dụng cho đầu tư các dự án trọng điểm về
giao thông, nông nghiệp, y tế, giáo dục và bố trí vốn đối ứng ODA chiếm tỷ trọng khiêm
tốn 17%. Khoản còn lại 30%, phần lớn được dùng cho vay lại, tập trung vào các ngành,
các lĩnh vực cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn như: điện, dầu khí, hàng không, đường
cao tốc, cấp nước... số còn lại được dùng để đảo nợ vay. Qua đó cho thấy, hiệu quả sử
dụng nợ công là khá thấp và khả năng trả nợ là khó vì chủ yếu nợ công tập trung cho việc

bù đắp bội chi NSNN (với những công trình không thể thu hổi vốn) và đảo nợ là các hoạt
động không tạo ra giá trị mới.
Hiệu quả đầu tư thấp, còn thể hiện qua chỉ số ICOR nước ta những năm qua. Cụ thể:
giai đoạn 2011-2015, ICOR đạt 6,91, đã tiến bộ hơn so với giai đoạn 2006-2010 là 6,96,


tuy nhiên, nó vẫn còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp nếu xét trong mối tương quan với
nhiều nước trong khu vực tại cùng kỳ so sánh.
Giải ngân vốn vay còn chậm. So với nhu cầu đầu tư, việc huy động vốn vay đã thấp
nhưng lại không đưa vốn vay vào sử dụng ngay được, đó là sự lãng phí đáng tiếc. Giải
ngân, phân bổ vốn đầu tư công cả năm 2016 tuy cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng còn
chậm, không phân bổ hết dự toán, có tiền không tiêu hết được. Chính sự chậm trễ này là
nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác
thu NSNN...
2.1.1.4 Tình hình trả nợ công:
Tỷ lệ trả nợ trực tiếp bình quân giai đoạn 2011-2015, khoảng 14,3% tổng thu NSNN.
Nếu tính cả nghĩa vụ trả nợ phải đảo nợ thì tỷ lệ trả nợ là 21% tổng thu NSNN. Trong năm
2015, con số này đã lên 27%, năm 2016 là 26,3%, vượt mức trần Quốc hội đề ra tối đa là
25%. Đáng chú ý, số vay đảo nợ để trả nợ gốc hàng năm ngày càng tăng lên. Cụ thể: nếu
số vay đảo nợ năm 2012 chỉ có 20.000 tỷ đồng thì năm 2015 đã tăng125.000 tỷ đồng, năm
2016 là 95.000 tỷ đồng.
2.1.2
Nghiên cứu thực nghiệm tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
2.1.2.1 Mô tả mô hình

Chọn mô hình hồi quy:

Gr_GDP= β0 + β1FDI + β2GOV+ β3CAP + β4log(GDP/CAP)
+ β5OPEN+ β6POP + β7INF + β8DEBT + β9sq_DEBT+ ε



Ma trận hệ số tương quan:

FDI

GOV

gr_GDP

CAP

DEBT

1,0000

0,4375

-0,4932

0,0912

0,1731

FDI

1,0000

-0,4470

-0,3354


0,5107

GOV

1,0000

0,5400

-0,4249

gr_GDP

1,0000

-0,6794

CAP

1,0000

DEBT

INF
0,5175

logGDPCA
P
0,3373


0,4697

OPEN

POP

sq_DEBT

0,4898

0,0601

0,1639

FDI

0,5686

0,8230

0,0622

0,4892

GOV

-0,3233

-0,5461


-0,5000

-0,4467

-0,3928

gr_GDP

0,0931

-0,6698

-0,6226

-0,5468

-0,6667

CAP


-0,2278

0,9182

0,7698

0,5011

0,9964


DEBT

1,0000

-0,0164

0,3125

-0,1843

-0,2440

INF

1,0000

0,8313

0,4235

0,9308

1,0000

0,3163

0,7598

logGDPCA

P
OPEN

1,0000

0,4658

POP

1,0000

sq_DEBT

Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan

Nhận xét:
r(gr_GDP, DEBT)= -0,4249: Mức tương quan trung bình, mối quan hệ giữa tăng
trưởng GDP và Tỏng quy mô nợ công là tương quan ngược chiều. Dự đoán hệ số ước
lượng β8 <0.
r(gr_GDP, sq_DEBT)= -0,3928: Mức trương quan trung bình và là tương quan
ngược chiều, dự đoán hệ số ước lượng β9 <0
r(gr_GDP, INF)= -0,3233: Mức tương quan trung bình và là tương quan ngược
chiều, dự đoán β7 <0.
r(gr_GDP, FDI)= -0,4932: Mức tương quan trung bình và là tương quan ngược
chiều, dự đoán β1 <0.
r(gr_GDP, GOV)= -0,4470: Mức tương quan trung bình và là tương quan ngược
chiều, dự đoán β2 <0.
r(gr_GDP, CAP)= 0,5400: Mức tương quan cao và là tương quan cùng chiều, dự
đoán β3 <0
r(gr_GDP, log(GDP/CAP))= -0,5461: Mức tương quan khá cao và là tương quan

ngược chiều, dự đoán β4 <0.
r(gr_GDP, OPEN)= -0,5000 Mức tương quan trung bình và là tương quan ngược
chiều, dự đoán β5 <0.
r(gr_GDP, POP)= -0,4467: Mức tương quan trung bình và là tương quan ngược
chiều, dự đoán β6 <0.
Kỳ vọng về độ lớn: Biến có ý nghĩa thống kê.
Kỳ vọng về chiều: Phù hợp với lý thuyết kinh tế

Variable

Mô tả thống kế giữa các biến:
Mean

Median

Minimum

Maximum


FDI

5,4188

5,2000

3,2500

9,6600


GOV

12,273

13,640

6,2300

14,300

gr_GDP

6,5053

6,6800

5,2500

7,5500

CAP

29,787

31,274

23,644

35,107


DEBT

45,717

44,300

36,540

64,730

INF

6,9416

7,0546

-1,8000

23,116

logGDPCAP

0,17303

0,14630

0,031570

0,57548


OPEN

145,01

152,22

104,62

178,77

POP

1,0447

1,0600

0,93000

1,3000

sq_DEBT

2148,9

1962,5

1335,2

4190,0


Variable

Std. Dev.

C.V.

Skewness

Ex. kurtosis

FDI

1,9092

0,35233

0,87559

-0,11938

GOV

2,9543

0,24070

-1,4433

0,36733


gr_GDP

0,75984

0,11680

-0,28199

-1,1778

CAP

3,9539

0,13274

-0,44321

-1,3282

DEBT

7,9047

0,17290

0,96726

0,12654


INF

6,2547

0,90105

1,1649

1,2533

logGDPCAP

0,14111

0,81550

1,3534

1,7857

OPEN

22,774

0,15705

-0,19978

-1,0859


POP

0,10483

0,10034

0,69605

-0,062220

sq_DEBT

784,19

0,36493

1,2478

0,82894

Variable

5% Perc.

95% Perc.

IQ range

Missing obs.


FDI

undefined

undefined

2,6950

0

GOV

undefined

undefined

2,3750

0

gr_GDP

undefined

undefined

1,2950

0


CAP

undefined

undefined

7,6191

0

DEBT

undefined

undefined

11,005

0

INF

undefined

undefined

5,6227

0


logGDPCAP

undefined

undefined

0,20440

0

OPEN

undefined

undefined

36,483

0

POP

undefined

undefined

0,18000

0


sq_DEBT

undefined

undefined

981,69

0

Bảng 4. Mô tả thống kê biến


Nhận xét:
Tổng số quan sát: 17
Với biến DEBT: Tổng quy mô nợ công trung bình của các đối tượng nghiên cứu
trong mẫu là 45,717 %GDP/năm. Năm có tổng nợ công thấp nhất là năm 2005 với 36,54
%GDP và năm có tổng nợ công cao nhất là năm 2016 với 64,73 %GDP. Như vậy , cách
biệt về quy mô nợ công tương đối lớn và tăng liên tục trong những năm gần đây,.
Với biến INF: Mức lạm phát trung bình là 6,9416 %. Lạm phát thấp nhất đạt -1,8%
năm 2000 và lạm phát cao nhất tới 23,12% năm 2008. Mức lạm phát có độ chênh lệch qua
các năm khá lớn trong gia đoạn 2000-2016.
Với biến gr_GDP: Mức tăng trưởng thấp nhất là 5,25 % vào năm 2012 và cao nhất
là vào năm 2005 với 7,55 %. Có sự tương quan cvới nhau khi năm 2005 là năm nợ công
đạt thấp nhất, phù hợp với dự đoạn tổng nợ công có mối quan hệ ngược chiều với gr_GDP.
2.1.2.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm:

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo phương pháp OLS
Kết quả ước lượng:
Model 1: OLS, using observations 2000-2016 (T = 17)

Dependent variable: gr_GDP
Coefficient

Std. Error

t-ratio

p-value

const

12,2988

6,81221

1,805

0,1140

FDI

−0,208012

0,0941427

−2,210

0,0628

GOV


−0,0760289

0,0824930

−0,9216

0,3874

CAP

0,130281

0,0535161

2,434

0,0451

**

logGDPCAP

−8,36457

3,71507

−2,252

0,0591


*

OPEN

0,0419307

0,0161611

2,595

0,0357

**

POP

0,876442

1,53169

0,5722

0,5851

INF

−0,0129461

0,0294517


−0,4396

0,6735

DEBT

−0,601919

0,286730

−2,099

0,0740

*

sq_DEBT

0,00672217

0,00325471

2,065

0,0777

*

*


Bảng 5. Kết quả thống kê biến

Mean dependent var

6,505294

S.D. dependent var

0,759845

Sum squared resid

0,998670

S.E. of regression

0,377713

R-squared

0,891893

Adjusted R-squared

0,752899


F(9, 7)
Log-likelihood

Schwarz criterion
rho

6,416765

P-value(F)

0,011401

−0,028329

Akaike criterion

20,05666

28,38879

Hannan-Quinn

20,88489

−0,148574

Durbin-Watson

2,101674

Bảng 6. Kết quả thống kê biến

Theo kết quả ước lượng thu được, nhóm tác giả thấy rằng:

Các biến độc lập: Vốn đầu tư (CAP), Độ ‘mở’ của nền kinh tế (OPEN), Tỷ lệ gia
tăng dân số (POP), Bình phương quy mô nợ công (sq_DEBT) có hệ số ước lượng dương,
thể hiện sự tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Sự tăng lên giá trị của các biến này
trong mô hình sẽ làm tăng lên giá trị tăng trưởng GDP (gr_GDP).
Bên cạnh đó, các biến còn lại: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Can thiệp của
Chính phủ (GOV), Biến tương quan giữa GDP và Vốn đầu tư (log(GDP/CAP)), Tỷ lệ lạm
phát (INF), Tổng quy mô nợ công (DEBT), có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế
thông qua hệ số ước lượng có giá trị âm.
Trong mối tương quan với các biến khác, hệ số ước lượng của biến Tổng quy mô nợ
DEBT là số âm cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, hệ số ước lượng của biến Bình phương tổng quy mô nợ công sq_DEBT là số
dương.Từ đó ta có thể đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh
tế được thể hiện trên sơ đồ có hình dáng tương tự đường cong Laffer. – phù hợp với quan
điểm mà nhóm theo đuổi: Nợ công vừa có tác động tiêu cực vừa có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế.
Khoảng tin cậy của hệ số ước lượng:


Hình 5. Khoảng tin cậy của hệ số ước lượng

Với độ tin cậy 95%, khi nợ công thay đổi 1% trong khi các điều kiện khác không
thay đổi thì sự thay đổi của tăng trưởng GDP sẽ năm trong khoảng (-1,27993 %;
0,0760903 %).
Mức độ phù hợp của mô hình:
 Giả thiết:



Ta có: p-value =0,011401 < 5% => Bác bỏ H0 ,




Mô hình phù hợp với mức ý nghĩa 5%.

Kết luận: Mức độ phù hợp của mô hình là R2 = 0,891893. Tức là,các biến độc lập
trong mô hình giải thích được 89,1893% sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế trong thực tế.
Kiểm định các hệ số hồi quy:


Kiểm định β8 (hệ số ước lượng của biến độc lập DEBT):

Chọn mức ý nghĩa thống kê α = 10%:
Giả thiết kiểm định:
Ta có: p-value = 0,0740 <0,1 => Bác bỏ H0



Biến DEBT có ảnh hưởng đến biến gr_GDP.
Kiểm định β9 (hệ số ước lượng của biến độc lập sq_DEBT):

Chọn mức ý nghĩa thống kê α = 10%:
Giả thiết kiểm định:
Ta có: p-value = 0,0777<0,1 => Bác bỏ H0


×