Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam bài 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.38 KB, 55 trang )

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................8
4. Cấu trúc bài nghiên cứu...............................................................................................8
NỘI DUNG...........................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................10
1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và thế giới................................................................10
1.1 Quan điểm của một số trường phải kinh tế trước đây...............................................10
1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới.........................................................................12
1.3 Tổng quan một số nghiên cứu trong nước.................................................................14
2. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................................15
2.1 Ngân sách Nhà nước.................................................................................................15
2.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước............................................................................16
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................21
4.Mô hình nghiên cứu......................................................................................................21
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................25
1. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................25
1.1 Mô tả thống kê dữ liệu...........................................................................................25
1.2Mô tả tương quan giữa các biến.............................................................................26
2. Kết quả ước lượng và một số kiểm định mô hình......................................................29
3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.....................................................................................35
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN.................................................................................41
1. Kết luận kết quả nghiên cứu......................................................................................41
2. Chính sách kiến nghị..................................................................................................42


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................56


2


LỜI GIỚI THIỆU
Thâm hụt (hay bội chi) ngân sách đang là một vấn đề nan giải chưa
tìm ra hướng giải quyết của Việt Nam trong những năm vừa qua kéo theo
một loạt các hậu quả làm gia tăng tỷ lệ nợ công trên GDP, làm tăng lãi
suất, tác động tiêu cực tới tỷ giá, bất ổn kinh tế vĩ mô và gây áp lực trở lại
đối với ngân sách nhà nước khiến Việt Nam đi vào một vòng luẩn quẩn
với gánh nặng nợ ngày càng tăng..
Trên thực tế, mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là
một vấn đề được nghiên cứu khá rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và
kiểm định thực nghiệm. Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện theo
nhiều phương pháp từ định lượng đến định tính với nhiều bộ số liệu
phong phú, đa dạng. Từ đó có thể thấy rằng, ứng với mỗi điều kiện kinh
tế, xã hội, hoàn cảnh của mỗi quốc gia thì thâm hụt ngân sách có những
ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng kinh tế: tốt có, xấu có, trung lập
cũng có.
Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế đang phát triển, tình trạng thâm hụt
ngân sách đã kéo dài qua hàng thập kỷ và tạo ra những tác động trái chiều
lên nền kinh tế. Hiện trạng thâm hụt ngân sách là vấn đề gây nhiều chú ý
tại Việt Nam và đã rất nhiều lần được đưa ra bàn bạc tại Quốc hội cũng
như các kỳ họp của Chính phủ. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu
chuyên sâu để có cái nhìn khách quan cũng như hỗ trợ cho việc hoạch
định chính sách của Chính phủ được thực hiện. Các bài viết đã có mới chỉ
dừng lại ở một khía cạnh nhất định như nghiên cứu mô hình định lượng
để tìm ra mối quan hệ các biến, hoặc dựa vào phân tích chủ quan từ
những dữ liệu trong quá khứ, mà chưa có một bài nghiên cứu nào kết hợp
hai phương pháp nghiên cứu này. Thêm nữa, một số bài nghiên cứu định
lượng trước đây tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác động

trực tiếp của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế mà chưa xét đến
3


các hiệu ứng dẫn truyền gián tiếp khác. Vì vậy, nhóm chúng tôi đã quyết
định thực hiện bài nghiên cứu này nhằm giải quyết các hiện trạng trên.
Bài viết sẽ không đề cập quá nhiều đến các khải niệm về thâm hụt ngân sách
mà sẽ tập trung đánh giá mối quan hệ của nó đến các biến số vĩ mô khác,
đặc biệt là tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị
xây dựng kế hoạch ngân sách hiệu quả
Bài nghiên cứu còn nhiều sai xót một phần bởi sự phức tạp trong diễn biến
của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự hạn chế về cách nhìn nhận, sưu
tầm số liệu tài liệu. Rất mong nhận được những góp ý từ cô và các bạn để
bài nghiên cứu của nhóm em được hoàn thiện.

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1986, khi Việt Nam chính thức áp dụng chính sách nền kinh tế mở cửa,
kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động lớn, cả tích cực và tiêu cực. Theo số
liệu được tổng hợp từ ADB và tradingecconomic, tình trạng ngân sách của Việt
Nam trong những thập kỉ vừa qua liên tục thâm hụt và tỷ lệ thâm hụt ngân sách
trên GDP luôn ở trên mức 5%, mức thâm hụt thuộc diện cao nhất trong khu vực.
Thự trạng được mô tả qua biểu đồ dưới đây

Theo: Vneconomy

5



Theo: Tổng cục thống kê

Qua biểu đồ được mô tả, tương ứng mỗi mức tỷ trọng khác nhau của thâm
hụt ngân sách trên GDP thì tốc độ tăng trưởng kinh tế lại có sự khác nhau (biến
động khá mạnh). Ngoài những tác động trực tiếp lên nền kinh tế thì thâm hụt
ngân sách cũng có thể tác động gián tiếp đến GDP thông qua một số yếu tố vĩ
mô khác như nợ công, lạm phát, tín dụng, ...
6


Qua thực trạng trên có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động và
việc nghiên cứu, tìm ra những giải pháp giúp điều tiết hiệu quả hơn cán cân
ngân sách là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu chính:
-

Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh

tế tại Việt Nam
- Đưa ra các khuyến nghị quản lí hiêu quả hơn ngân sách nhà nước nhằm thúc
đẩy kinh tế phát triển với thực trạng ở Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trên ba vấn đề chính:
-

Tổng quan về thực trạng cán cân ngân sách qua các nghiên cứu trên thế giới
và Việt Nam, sự tác động của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế

- Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các biến số vĩ mô và tác động đến
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
- Khuyến nghị đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, thúc đẩy
kinh tế phát triển
Bài viết sử dụng số liệu liên quan đến cán cân ngân sách và GDP từ giai đoạn
2000-2017
4. Cấu trúc bài nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu và phạm vi tiếp cận đã nêu trên, bài nghiên cứu được thực
hiện theo ba phần chính, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu. Chương này nhằm mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về thâm hụt
ngân sách và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế thông qua các bài
nghiện cứu đã có tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chương 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu và phân tích, thảo luận. Đây là
nội dung chính của bài nghiên cứu, ứng dụng mô hình kinh tế lượng và phân
7


tích dữ liệu để tìm ra mối tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh
tế.
Chương 3: Kết luận. Chương này tập trung đưa ra một số giải pháp của tác
giả dựa trên mối quan hệ tìm được ở trên.

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và thế giới
1.1 Quan điểm của một số trường phải kinh tế trước đây

Trường phái cổ điển: Theo lý thuyết này, ngân sách hàng năm phải cân
bằng, tức tổng số thu bằng tổng số chi, không để xảy ra thâm hụt hay
thặng dư ngân sách. Nếu tổng chi lớn hơn tổng thu sẽ gây ra bội chi ngân
sách, chính phủ tài trợ khoản thâm hụt này bằng cách đi vay, hậu là là lạm
phát gia tăng, tiền tệ bị phá giá, áp lực trả nợ vay được đẩy về tương lai
khiến cho thâm hụt sẽ càng trở nên trầm trọng. Nếu tổng thu vượt quá
tổng chi, khiến thặng dư ngân sách nhà nước. Điều này đến lượt nó lại
cho thấy các khoản tiền nhà nước thu về đang không được sử dụng hiệu
quả, tạo ra giá trị thặng dư, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thêm nữa, việc
lãng phí nguồn lực của người dân dần dần sẽ đẩy nhà nước đến áp lực từ
sự bất bình của công chúng.
Lý thuyết ngân sách chu kỳ: Theo đó, sự cân bằng của ngân sách nhà nước
không nên dùy trì trong khuôn khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn
khổ một chu kỳ, điều này sẽ giúp nhà nước thực hiện các chính sách phù
hợp trong từng điều kiện kinh tế. Trong giai đoạn thịnh vượng, nhà nước
nên tạo lập một quỹ dự trữ nhằm tài trợ cho những giai đoạn suy thoái về
sau. Ngược lại ở giai đoạn nền kinh tế suy thoái, nhà nước đứng ra tài trợ
bằng thâm hụt ngân sách sẽ thúc đẩy nền kinh tế đi lên, tài trợ cho những

9


chương trình kinh tế lớn và sẽ được bù đắp bởi thặng dư ngân sách trong
tương lai.

Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt: Cân bằng ngân sách phải được giải
quyết tùy thuộc vào thực trạng nền kinh tế và những ảnh hưởng của chính

sách thu, chi công. Chấp nhận thâm hụt có thể gây ra hậu quả lạm phát
lên nền kinh tế, nhưng được đổi lại bằng sự thúc đẩy kinh tế đi lên, lấy
nguồn thu năm sau bù đắp cho thâm hụt của những năm trước. Tuy nhiên
sự thiếu hụt chỉ mang tính chất tạm thời và trong tương lai, chính phủ vẫn
hướng đến mục tiêu ngân sách thăng bằng/

Một số quan điểm khác:
Trường phải Keynesian: Hai giả định cơ bản là chính phủ luôn đưa ra các
chính sách tài khóa phù hợp và trường phải Keynes chủ yêu quan tâm đến
tác động của thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn. Từ đó đưa ra kết luận:
Thâm hụt ngân sách và tăng trường kinh tế có mối quan hệ cùng chiều.
Theo Keynes, thâm hụt ngân sách từ việc tăng chi tiêu chính phủ có thể
làm tăng tổng cầu và cải thiện niềm tin nhà đầu tư, từ đó kích thích đầu tư
và tiết kiệm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tác động từ việc
giảm thuế cũng tương tự. Từ đó họ đưa ra kết luận: Thâm hụt ngân sách
vào đúng thời điểm và cách thức triển khai là cần thiết cho tăng trưởng
kinh tế.

Trường phái tân cổ điển (neoclassical): Thâm hụt ngân sách và tăng trưởng
kinh tế có mối quan hệ ngược chiều. Thâm hụt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
10


hệ thống thuế trong tương lai, người tiêu dùng hiện tại sẽ tiêu dùng nhiều
hơn và làm giảm tiết kiệm quốc gia. Cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư khu
vực tư nhân. Cũng theo trường phải này nếu tài trợ thâm hụt ngân sách
bằng các khoản vay trong nước sẽ làm tăng lãi suất, giảm đầu tư tư nhân,
từ đó có thể gây ra lạm phát và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế.

Lý thuyết về thâm hụt ngân sách của Riccardo: Khác với hai trường phái

nói trên, quan điểm của trường phái Ricardo cho rằng, thâm hụt ngân sách
không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài
hạn. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và thuế đối với tiêu dùng là
tương đương nhau vì tăng thâm hụt ngân sách do giảm thuế ở thời điểm
hiện tại sẽ phải trả giá bằng việc tăng thuế trong tương lai, bao gồm cả trả
lãi cho các khoản vay (Harrison, 2003; Karras, 1994). Với hàm ý này,
người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại sẽ tiết kiệm một khoản cần thiết
để trả cho mai sau hay quyết định tiêu dùng của họ không chỉ dựa vào thu
nhập hiện tại mà còn dựa vào thu nhập kỳ vọng tương lai. Hơn nữa, khi
thâm hụt ngân sách tăng do giảm thuế thì thu nhập khả dụng của người
dân tăng lên, đồng thời họ ý thức được cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ dẫn
đến tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Vì vậy,
dù thâm hụt ngân sách làm cho tiết kiệm của khu vực nhà nước giảm
xuống, tuy nhiên tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm của nhà nước sẽ
không đổi. Tóm lại, thâm hụt ngân sách sẽ không tác động đến tiết kiệm,
đầu tư, tăng trưởng (và cả lạm phát) như lập luận của các trường phái nói
trên (Saleh, 2003)....

11


1.2 Tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới

/>Michael W. Klein (2017) trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt
ngân sách và tăng trưởng kinh tế chỉ ra rằng :Thâm hụt ngân sách lớn của chính
phủ có thể được đảm bảo vào thời điểm nền kinh tế suy thoái, như trong giai đoạn
suy thoái kinh tế bắt đầu năm 2008, nhằm kích thích chi tiêu và giảm nhẹ yếu kém
về kinh tế. Nhưng những khoản thâm hụt lớn xảy ra khi nền kinh tế đang ở mức
gần hoặc đủ sức làm tăng mối lo ngại về việc tăng chi phí đi vay, giảm vốn tư
nhân,.. Thâm hụt có thể giảm đi khi kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng sự kết hợp

của các chính sách có khả năng và tốc độ tăng trưởng GDP hợp lý cho Hoa Kỳ cho
thấy thâm hụt đang gia tăng trong thập kỷ tiếp theo. Kích thước của sự khác biệt
giữa giả định của Cơ quan về tăng trưởng kinh tế và của CBO là chưa từng có, có ý
nghĩa cho việc Chính phủ tuyên bố rằng các chính sách của họ sẽ cân bằng ngân
sách vào năm 2027.
Odhiambo and Momanyi (2013) sử dụng mô hình hàm sản xuất, nghiên
cứu mối quan hệ trên tại Kenya cho rằng tăng thâm hụt ngân sách đến từ việc tăng
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục, y tế, ... sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế
Theo Kimberly Amadeo trong bài báo “Budget Deficit: How It
Affects the Economy Why the Government Can Run a Budget Deficit and You
Can't” (2017) việc bù đắp thâm hụt ngân sách bằng phát hành trái phiếu
chính phủ hay phát hành tiền đều dẫn đến tình trạng thâm hụt nặng hơn về
dài hạn.
Daniel J.Mitchell, Ph.D.trong bài nghiên cứu “Tác động của chi tiêu
chính phủ đến tăng trưởng kinh tế (2005) “: Áp dụng các lý thuyết kinh tế phân
tích chi phí – lợi ích của chi tiêu công và các nghiên cứu thực nghiệm về 2 loại nhà
12


nước (big goverment và small goverment) để đưa ra kết luận về tác động tiêu cực
của chi tiêu công đến khu vực kinh tế tư nhân, cuối cùng sẽ kìm hãm giảm tăng
trưởng kinh tế. Bài viết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hiệu quả chính
phủ trong thời kỳ toàn cầu hóa và đề xuất mức gánh nặng chính phủ/GDP mục tiêu
để đạt hiệu quả kinh tế.

1.3 Tổng quan một số nghiên cứu trong nước

“Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách với lạm
phát ở Việt Nam” - Nguyễn Thành Nam ( 2013): Nghiên cứu tác động của cán

cân ngân sách nhà nước đến tình hình kinh tế giai đoạn 1990-2012 chỉ ra rằng:
Bội chi NSNN ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi ngân
sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây
nên nguy cơ lạm phát tăng. thâm hụt ngân sách Việt Nam được tài trợ phần
lớn bằng cách vay nợ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Lượng trái
phiếu này có thể được mua bởi Ngân hàng Nhà nước (hình thức cấp tín dụng
trực tiếp cho Chính phủ) sẽ làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc lượng trái phiếu
được mua bởi các ngân hàng thương mại, sau đó các ngân hàng thương mại
đem cầm cố chúng tại Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ thị trường
mở hoặc nghiệp vụ tái cấp vốn (cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ). Điều
này cũng làm tăng lượng tiền cơ sở và tăng cung tiền gây lạm phát.
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở việt
nam (Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na, Lê Quốc Nghi- 2005):
13


Theo đó bào viết chỉ ra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam bằng mô hình Véc tơ tự hồi qui (VAR). Kết quả nghiên cứu cho
thấy thâm hụt ngân sách không có sự liên hệ rõ ràng với tăng trưởng kinh tế, tuy
nhiên tổng đầu tư có quan hệ nhân quả với thâm hụt ngân sách và tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy để tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, Chính phủ cần thiết
triển khai, kiểm soát các dòng vốn đầu tư cũng như điều hành ngân sách một cách
hiệu quả, chất lượng
Phạm Thế Anh đã chỉ ra trong bài viết “ thâm hụt ngân sách, nợ công
và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam” những số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước, diễn
biến nợ công từ 2001 – 2013, chỉ ra những tác động tiêu cực của thâm hụt ngân
sách đến lạm phát, lãi suất, tỷ giá, từ đó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế qua
việc kìm hãm tiết kiệm, đầu tư tư nhân, giảm năng lực sản xuất trong dài hạn và
làm thay đổi hiệu quả sử dụng nguồn lực. Tác giả cũng đưa ra cảnh báo về tình
trạng thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ công lớn, đặc biệt từ khối các DNNN có thể

dẫn đến hiện tượng “hạ cánh cứng” (chuyển nhanh từ tăng trưởng cao sang suy
thoái) cũng như đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng trên.

2. Cơ sở lý thuyết
2.1Ngân sách Nhà nước

“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”
( theo Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt
Nam thông qua ngày 16/12/2002)
14


Theo định nghĩa của IMF: Ngân sách nhà nước là một khâu của hệ thống tài chính
quốc gia, nó phản ánh quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và khi Nhà nước tham
gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước, trên cơ sở luật định.
Thực chất, ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với
quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà
nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức
năng của Nhà nước trên cơ sở luật định
Xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN, các khoản thu, chi liên
quan đến NSNN đều phản ảnh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nước
và người nộp, giữa Nhà nước và cơ quan, đơn vị thụ hưởng quỹ.
Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện
và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của
cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà
nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh,

tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương
bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân.
2.2Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với
quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên
cơ sở những luật lệ nhất định. NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi
lẽ trong NSNN, các chủ thể của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các
15


pháp luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế,… nhưng mặt khác,
bản thân NSNN cũng là một bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua
hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế - xã hội
có liên quan phải tuân thủ.
Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa
đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có
quyền quyết định đến các khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu –
chi này nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong
xã hội khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia
giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp dân cư...
Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có
trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến
chính sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo.
Thu, chi NSNN là cơ sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ.
Chính sách nào mà không được dự kiến trong NSNN thì sẽ không được

thực hiện. Chính vì như vậy mà, việc thông qua NSNN là một sự kiện
chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc hội về chính sách
của Nhà nước. Quốc hội mà không thông qua NSNN thì điều đó thể hiện
sự thất bại của Chính phủ trong việc đề xuất chính sách đó, và có thể gây
ra mâu thuẫn về chính trị.
Thứ tư, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc
gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính
doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình.
Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính
quốc gia. Tài chính nhà nước tác động đến sự hoạt động và phát triển của
toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tài chính nhà nước thực hiện huy động và
tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác
chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn
lực huy động được, Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp
phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu
vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, đặc điểm của NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp.
Trong thời kỳ phong kiến, mô hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn
giữa ngân khố của Nhà vua với ngân sách của Nhà nước phong kiến. Hoạt
động thu – chi lúc này mang tính cống nạp – ban phát giữa Nhà vua và
các tầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân, thợ thuyền và các nước chư
hầu (nếu có). Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách chủ
yếu là do người đứng đầu một nước (nhà vua) quyết định. Trong thời kỳ
hiện nay (Nhà nước TBCN hoặc Nhà nước XHCN), ngân sách được dự
toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết
định là của toàn dân được thực hiện thông qua Quốc hội. NSNN được
16


giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu - chi, được kiểm

soát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân.
Cán cân ngân sách nhà nước
Hàm ngân sách có dạng đơn giản như sau: B = G – T. Trong đó:
B là cán cân ngân sách
T là thu ngân sách
G là chi tiêu ngân sách
Theo đó, có 3 trường hợp có thể xảy ra đối với ngân sách nhà nước:


B > 0: Chi vượt thu, là trường hợp bội chi ngân sách hay thâm hụt ngân sách
B < 0: Thu vượt chi, là trường hợp bội thu ngân sách hay thặng dư ngân sách
B = 0: Thu bằng chi, còn gọi là cân bằng ngân sách
Thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách, hay bội chi ngân sách, là chênh lệch giữa số thu và số

chi trong một năm ngân sách. Nói một cách khái quát hơn, thâm hụt ngân sách
là hiện tượng chênh lệch cung, cầu về nguồn lực tài chính của Nhà nước, cụ thể
là cung không đủ cầu. Hai thành phần chính của thâm hụt ngân sách là chi ngân
sách và thu ngân sách.
2.3 Cách tính thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách tổng thể:
Đây là thước đo được sử dụng nhiều nhất và là thước đo được được IMF
khuyến nghị để xác định tình trạng mất cân đối tài khóa của các quốc gia. Theo
đó, thâm hụt ngân sách được xác định là chênh lệch giữa chi và thu ngân sách
trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm ngân sách.
Những khoản được tính vào thu ngân sách bao gồm các khoản thu vào quỹ
ngân sách mà các khoản đó không làm phát sinh, không tạo ra và không kèm
17



theo nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp (vay nợ không được tính vào trong thu ngân
sách). Chi ngân sách không bao gồm các khoản chi trả nợ gốc mà chỉ bao gồm
các khoản lãi vay phải trả. Cách tính thâm hụt ngân sách tại Việt Nam nhìn
chung đang dựa theo cách tính này, ngoại trừ việc Việt Nam tính khoản chi trả
nợ gốc vào chi ngân sách, từ đo tạo ra khác biệt trong số liệu thống kê giữa Việt
Nam và IMF.
Thâm hụt ngân sách thường xuyên (current deficit)
Là chênh lệch giữa các khoản chi và thu thường xuyên từ ngân sách chính
phủ. Đây là thước đo khá hữu dụng trong việc xác định khả năng tích lũy vốn
cho nhu cầu đầu tư của Chính phủ (trong trường hợp thặng dư cán cân thường
xuyên.
Các khoản thu thường xuyên được xác định là các khoản thu “không một
lần” và “không tái tạo”, điển hình là các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí. Các
khoản thu từ bán tài sản hay từ tài nguyên không được tính là thu thường xuyên.
Còn chi thường xuyên là tất cả các khoản chi ngân sách ngoại trừ chi đầu tư
phát triển và chi viện trợ
Thâm hụt ngân sách cơ sở (primary fiscal deficit)
Được xác định bằng cách lấy thâm hụt ngân sách tổng thể trừ đi phần chi trả
tiền lãi vay. Đây là thước đo đặc biệt hữu ích khi tỷ lệ lãi vay ở mức cao, cung
cấp cơ sở dữ liệu chính xác hơn trong việc điều hành chính sách của Chính phủ.
Trong ba cách xác định thâm hụt ngân sách trên đây thì hiện Việt nam mới
chỉ áp dụng cách tính thâm hụt ngân sách tổng thể, trong khi vẫn còn nhiều điểm
chưa phù hợp với thông lệ chung của quốc tế.
2.4 Một số yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách
Mức độ phát triển của nền kinh tế
18


Đại diện chính là sản lượng quốc nội (GDP). Đây là yếu tố liên quan đến chu
kỳ kinh tế của một quốc gia. Ví dụ: Trong thời kỳ nền kinh tế thịnh vượng, các

khoản chi cho an sinh xã hội hay phúc lợi có xu hướng giảm xuống, trong khi
các khoản thu được giữ ổn định sẽ giúp cải thiện ngân sách. Ngược lại, trong
thời kỳ kinh tế suy thoái, thu nhập quốc gia suy giảm trong khi nhu cầu chi tiêu
cải thiện tình hình kinh tế gia tăng khiến quốc gia đó lâm vào tình trạng thâm
hụt ngân sách.
Nhiệm vụ về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong từng
thời kỳ: Một trong những đặc điểm của chi ngân sách nhà nước là để
phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng và
phát triển của toàn xã hội. Do vậy các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ
tăng lên khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế cần sự trợ giúp của
chính phủ để kích thích sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế.
Khả năng tích tụ và tích lũy của nền kinh tế: với một quốc gia,
nếu khả năng này của nền kinh tế tốt thì không những hạn chế được mức
chi của ngân sách, ,mà còn cho thấy sự hoạt động tốt của nền kinh tế, một
đồng bỏ ra có hiệu quả cho tăng trưởng và phát triển, không lãng phí.
Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, hạn hán, động đất, dịch
bệnh: Chi ngân sách nhà nước luôn đảm bảo vì lợi ích chung và đảm bảo
sự công bằng cho một bộ phận những người có hoàn cảnh đặc biệt. Khi
quốc gia gặp thiên tai, thì việc tăng chi tiêu để trợ cấp cho những gia đình
gặp khó khăn, khắc phục hậu quả, giữ ổn định kinh tế là điều tất yếu phải
làm của chi ngân sách nhà nước. Và do đó, mức chi ngân sách cũng sẽ
tăng.
Hiệu quả chi của bộ máy chi Ngân sách nhà nước: Cũng giống
như thu ngân sách nhà nước, bộ máy chi ngân sách nhà nước đạt hiệu quả
tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, tham ô trong quá trình chi tiêu thì sẽ
tiết kiệm được cho quốc gia một khoản chi lớn, số chi vô ích sẽ giảm đi
đáng kể.

19



3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là: nghiên cứu định lượng
nhằm tìm ra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và một vài biến số vĩ
mô khác đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đưa ra phân tích và đánh
giá khách quan hơn.
4.Mô hình nghiên cứu
Sau khi mở cửa năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng
tốt để đi từ một nước nghèo lên nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Nền kinh tế thị trường định hướng xuất khẩu được Quốc hội phê duyệt,
đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất, chế biến, chế tạo, dịch vụ,
chuyển dịch từ lao động thủ công sang các lĩnh vực đòi hỏi vốn và công
nghệ. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia thu hút một lượng lớn vốn FDI
từ khắp nơi trên thế giới vào phát triển công nghiệp, và trong thời đại mới
chúng ta cũng sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập
trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn chính từ tín dụng
ngân hàng để đón đầu Cách mạng 4.0.
Sau khi đã tham khảo các công trình đi trước và các mô hình được ứng dụng,
phân tích, kết hợp điều chỉnh với các điều kiện kinh tế vốn có tại Việt
Nam, chúng tôi quyết định sử dụng mô hình hồi quy mẫu, ứng dụng
phương pháp bình phương tối thiểu OLS để tìm ra mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách, theo mô hình sau:
Định dạng mô hình:
= 1 + 2 BD + 3 INF + 4 CA + 5 DC + 6FDI +
Trong đó:
 Biến phụ thuộc:
20


GDP: mức độ tăng trưởng GDP hàng năm (%)

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm theo giá thị trường dựa trên đồng nội tệ.
GDP được tính toán mà không khấu trừ khấu hao tài sản cố định hoặc để
cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
 Biến độc lập:
BD: thâm hụt ngân sách chính phủ (% trên GDP)
Thu ngân sách và chi ngân sách được tính theo cách tính của IMF.
INF: mức lạm phát hàng năm (%)
CA: thặng dư tài khoản vãng lai (% GDP)
Số dư tài khoản vãng lai là tổng xuất khẩu ròng của hàng hoá và dịch vụ, thu
nhập ròng sơ cấp và thu nhập ròng thứ cấp.
DC: tín dụng nội địa khu vực tư nhân (% GDP)
Tín dụng nội địa cung cấp cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân, chẳng hạn
như thông qua các khoản vay, mua chứng vốn, tín dụng thương mại và
bao thanh toán các khoản phải thu,...
FDI: vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (% GDP)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đầu tư ròng để thu được lợi ích quản
lý lâu dài (từ 10% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết) trong một doanh
nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế không phải là nhà đầu tư. Đây là
tổng vốn cổ phần, tái đầu tư thu nhập, vốn dài hạn khác, và vốn ngắn hạn
như thể hiện trong cán cân thanh toán.
 Hệ số:
1

là hệ số chặn hay còn gọi là hệ số tự do.
21


2

là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập thâm hụt cán cân ngân

sách BD.

3

là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập lạm phát INF.

4

là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập tài khoản vãng lai CA.

5

là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập tín dụng nội địa khu vực tư
DC.

6

là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài FDI.

là nhiễu của mô hình

Phương pháp thu thập dữ liệu
-Biến GDP, CA, FDI được lấy dữ liệu từ The World Bank data
(). ---Biến INF,được lấy dữ liệu từ International
Monetary Fund ( ).
-Biến BD,DC được lấy dữ liệu từ asia development bank
( />
22



23


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
1.1 Mô tả thống kê dữ liệu
Từ bảng dữ liệu. mô tả thống kê dữ liệu được thể hiện trong bảng sau đây:

Summary Statistics. using the observations 1998 – 2016

Variab

Mean

Medi
24

S.D.

Min

Ma


le

an

GDP


6.27

x

6.24

0.77

4.77

7.5

5
BB

3.10

2.36

5

2.60

-0.254

0.7
4
1


INF

6.79

6.72

6.02

-1.77

23.
1

CA

-0.672

-

4.85

-10.9

6.0

0.2

5

47

DC

73.6

82.9

33.2

20.1

124
.

FDI

5.43

5.20

1.90

3.26

9.6
6

1.2Mô tả tương quan giữa các biến
Sử dụng phần mềm Gretl, ma trận tương quan giữa các biến được thể hiện
trong bảng dưới đây:


GDP

BD

INF

CA

DC

FDI

1.00

-

-

-

-

-

GDP

0

0


0

0

0

0

0

.

.

.

.

.

3

1

2

0

3


9

3

5

9

3

25


×