Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.98 KB, 69 trang )

MỤC LỤC:
Contents
MỤC LỤC: ................................................................................................................................. 2
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1.

Tính cấp thiết của đề tài. .................................................................................................. 3

2.

Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................................ 3

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU........................................................................................................................................... 5
1. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về thâm hụt NSNN. ............................................... 5
2. Cơ sở lí luận về thâm hụt NSNN và nó ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? ................ 6
2.1

NSNN ....................................................................................................................... 6

2.2

Thâm hụt NSNN ........................................................................................................ 12

3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 16
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 18
1.



Kết quả nghiên cứu ......................................................................................................... 18
1.1 Nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ............... 18
1.2

Nghiên cứu thực trạng thu chi NSNN, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam ........................... 21

2 Thảo luận kết quả. .......................................................................................................... 36
2.2

Tác động trực tiếp của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế. .................. 36

2.3

Tác động gián tiếp của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế ................................. 42

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THÂM HỤT NSNN .......... 58
1.

Kết luận về tác động của thâm hụt NSNN lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam ...................... 58

2.

Giải pháp cân bằng ngân sách tại Việt Nam. ..................................................................... 59
2.1

Giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ................................................... 59

2.2 Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính công ........................................................................ 63
2.3


Hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, cơ cấu lại ngân sách ........................................ 64

2.4

Cơ cấu lại thu theo hướng nâng cao vai trò thuế gián thu ............................................ 65

2.5 Chính sách khắc phục thiên tai để giảm thiểu chi cho rủi ro .............................................. 65
2.6 Sử dụng chính sách tài chính linh hoạt ............................................................................ 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 68

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đều biết thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới

đều gặp phải. Ngay cả một cường quốc như Mỹ cũng phải đau đầu và tất nhiên Việt Nam
cũng không ngoại lệ. Việc xử lí thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề
nhạy cảm , bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến
sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao,
khủng hoảng tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới…., việc tìm ra

giải pháp để điều chỉnh thâm hụt ngân sách ở các quốc gia trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam là hết sức cấp bách và cần tiết. Ở nước ta, nhìn chung mức độ thâm hụt ngày
càng gia tăng và ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn

bộ nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia
tăng lạm phát, gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa
và tiền tệ.
Vì vậy, vấn đề thâm hụt ngân sách là một trong những mối quan tâm sâu sắc của mỗi
quốc gia hiện nay. Vậy nên nhóm em quyết định chọn đề tài : “ Nghiên cứu ảnh hưởng
của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” .
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Trọng tâm của đề tài nghiên cứu là đưa ra giải pháp nhằm cân bằng ngân sách nhà
nước tạ Việt Nam. Các vấn đề và mục tiêu được đặt ra như sau:
-

Làm rõ hơn cơ sở lí thuyết về thâm hụt ngân sách nhà nước cũng như tác động
của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến nền kinh tế.

-

Sử dụng mô hình định lượng để phân tích, đánh giá nguyên nhân, kết quả, hạn chế.

-

Đề xuất các chính sách, giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học, có tính khả
thi, tính thuyết phục nhằm hướng đến cân bằng ngân sách tại Việt Nam.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3


Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu sự thâm hụt của ngân sách nhà nước
ảnh hưởng đến nền kinh tế tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu nguyên nhân thâm hụt ngân sách tại Hy Lạp và đưa

ra bài học, rút kinh nghiệm cho Việt Nam, sử dụng các mô hình để đánh giá ảnh
hưởng trực tiếp, gián tiếp của thâm hụt ngân sách nhà nước đến nền kinh tế, mối quan
hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1.

Những nghiên cứu trong và ngoài nước về thâm hụt NSNN.
Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về thâm hụt ngân sách, xử lí thâm hụt

ngân sách, các tác động tích cực, tiêu cực của thâm hụt ngân sách. Tất cả các nghiên cứu
này hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp có liên quan tới vấn đề cân đối ngân sách, thâm hụt
ngân sách và các tác động của thâm hụt ngân sách, xử lí thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên
chưa có một nghiên cứu đầy đủ toàn diện nào tập trung vào hạn chế thâm hụt ngân sách.
Các nghiên cứu về thâm hụt NSNN, bền vững NSNN, cách xác định NSNN:
Paul.A.Sammuelson “ Tác phẩm Kinh tế học” ; PGS,TS. Lê Văn Ái “ Đổi mới chính
sách NSNN sau khi Việt Nam gia nhập WTO” ( Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm
2010); TS.Vạ Đình Ánh “ Nghiên cứu tính bền vững NSNN” (đề tài nghiên cứu cấp cơ sở
2009); GS,TS. Vương Đình Huệ & PGS,TS. Lê Trọng Huy “ Đánh giá tính bền vững của
NSNN trong kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
năm 2008) F.S.Mishkin “ Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính” (NXB Khoa học và
Kỹ thuật năm 1994); Hoàng Thị Minh Hảo “ Đổi mới phương pháp tính thâm hụt NSNN”
( Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở , 2001),…..
Các nghiên cứu này đặt trọng tâm vào việc làm rõ quan niệm, khái niệm thâm hụt
NSNN; về phương pháp xác định cân đối các khoản thu chi NSNN có sự khác biệt so với
thông lệ quốc tế. Ở Việt Nam tính các khoản trả nợ gốc và lãi nhưng không bao gồm các

khoản vay về cho vay lại vào chi cân đối ngân sách. Còn theo thông lệ quốc tế, để xác
định thâm hụt trong chi NSNN chỉ có trả nợ lãi, không gồm trả nợ gốc. Cách tính của ta
cho ra số thâm hụt lớn hơn cách tính quốc tế khoảng 2 lần.
Các ngiên cứu về vấn đề cân bằng NSNN, xử lí thâm hụt NSNN:
Nguyễn Thị Lan “Giải pháp tiến tới cân bằng NSNN” (Luận án tiến sĩ năm 2016).
Nghiên cứu giải pháp tiến tới cân bằng NSNN đặt mục tiêu cân đối thu chi NSNN, nội
dung nghiên cứu về cơ bản xoay quanh vấn đề cân đối thu NSNN và chi NSNN. Tập
5


trung xử lí thâm hụt NSNN hiện tại để hướng tới cân đối thu chi NSNN, cụ thể là đã phân
tích, tổng hợp vấn đề cân đối NSNN, xử lí thâm hụt NSNN, các phương pháp xử lí thâm
hụt trên thế giới. Chỉ ra những hạn chế khi áp dụng ở Việt Nam là do Việt Nam chưa
quản lí vay nợ một cách chặt chẽ, chưa sử dụng khoản vay hiệu quả….. Nhấn mạnh phải
có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài chính và tiền tệ, giữa kinh tế tư nhân và kinh
tế nhà nước, thâm hụt NSNN và tỷ giá, nợ tư nhân và nợ quốc gia, nợ thương mại và nợ
NSNN, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các nội dung chủ động hạn chế thâm hụt NSNN
trước khi NSNN thâm hụt diễn ra chưa được đề cập nhiều.

2. Cơ sở lí luận về thâm hụt NSNN và nó ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
2.1 NSNN
a) Khái niệm NSNN
Dưới góc nhìn mang tính lí luận, người ta quan niệm NSNN được đặc trưng bằng sự
vận động các nguồn tài chính gắn với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của
nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ
thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các ngồn tài chính quốc gia
theo nguyên tắc không hoàn trả là chủ yếu.
Dưới góc nhìn thực tiễn của các nhà quản lí cho rằng: NSNN là toàn bộ các khoản
thu chi của nhà nước đã được các cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của nhà nước.

b) Bản chất NSNN.
Về mặt pháp lí: Bản chất NSNN là dự trù các khoản thu, chi của nhà nước trong 1
năm.
NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Nhà nước bằng quyền lực chính
trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình đã đặt ra những khoản thu, chi của NSNN. Điều này cho thấy chính sự tồn tại của

6


nhà nước, vai trò của nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản
quyết định sự tồn tại và tính chất hoạt động của NSNN.
Về mặt kinh tế: Bản chất của NSNN là hoạt động phân phối các nguồn tài chính
quốc gia.
Hoạt động của NSNN được biểu hiện đa dạng dưới hình thức các khoản thu và các
khoản chi tài chính của nhà nước ở các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội. Các khoản thu
chi này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu chi tài chính được thực hiện trong một
khoảng thời gian nhất định. Các khoản thu mang tính chất bắt buộc của NSNN là một bộ
phận các nguồn tài chính được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân được
tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của ngân sách mang
tính chất cấp phát phục vụ cho đầu tư phát triển, tiêu dùng của xã hội.
Về tính chất xã hội : Bản chất của NSNN là công cụ kinh tế của nhà nước.
Trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội đã làm nảy sinh các quan
hệ tài chính giữa một bên là nhà nước, một bên là các chủ thể trong xã hội. Những quan
hệ tài chính này bao gồm:


Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp: các quan hệ kinh tế này

phát sinh trong quá trình hình thành nguồn thu của Ngân sách dưới hình thức các loại

thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời, ngân sách chi hỗ trợ cho sự phát triển doanh
nghiệp dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn,….


Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp: quan hệ

này phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu nhập bằng việc NSNN cấp kinh
phí cho các đơn vị quản lí nhà nước. Đồng thời, trong cơ chế kinh tế thị trường các đơn vị
có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ phí, nguồn thu này một phần các đơn
vị làm nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách, một phần trang trải các khoản chi tiêu của
mình để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.


Quan hệ kinh tế giữa NSNN và các tầng lớp dân cư : quan hệ này được

thực hiện qua một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước bằng
7


việc nộp cá khoản thuế, phí, lệ phí . Một bộ dân cư khác nhận từ NSNN các khoản trợ
cấp theo chính sách quy định.


Quan hệ kinh tế giữa NSNN với Thị trường tài chính: Quan hệ này phát

sinh khi nhà nước tham gia trên thì trường tài chính bằng phát hành các loại chứng khoán
của kho bạc nhà nước nhằm huy động vốn của các chủ thể trong xã hội để đáp ứng yêu
cầu cân đối vốn của NSNN.
Như vậy đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN là một quỹ tiền tệ với
các khoản thu và các khoản chi của nó thì NSNN lại phản ánh các quan hệ kinh tế trong

quá trình phân phối. Từ sự phân tích trên cho thấy: NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
c) Vai trò của NSNN.
Vai trò của NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô được thể hiện trên 3 khía cạnh sau:
 Kích thích tăng trưởng kinh tế:
NSNN cung cấp nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng như: cầu đường, bến cảng, sân bay, hệ thống thông tin liên lạc,…. Đầu tư cho các
nền kinh tế trọng điểm mũi nhọn.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư nâng cấp đường xá, xây
dựng cầu cống như: cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu,…. Để kích thích đầu tư từ các công ty
nước bạn. Nhà nước đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn là ngành nông
nghiệp mà đặc biệt là cây lúa nước, do nước ta có thời tiết, khí hậu thuận lợi cho việc
trồng cây lúa nước và có vùng đồng bằng rất phù sa, màu mỡ và rộng lớn thuận lợi cho
việc phát triển cây lúa nước. Và đây là ngành đem lại sự phát triển cho nền kinh tế nước
ta. Bên cạnh còn có ngành thủy hải sản.
Hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết đảm bảo cho
sự ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị chuyển đổi sang cơ cấu mới hợp lí hơn.

8


Tùy theo tình hình kinh tế của quốc gia trong từng thời kì mà chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cho phù hơp. Như nước ta hiện nay đang chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế NôngLâm-Ngư nghiệp sang nền kinh tế Công nghiệp- Nông nghiệp-Dịch vụ và trở thành nước
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản
xuất góp phần làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển.
Thuế cũng góp phần định hướng tăng trưởng sản xuất. Đặt ra các loại thuế suất ưu
đãi, các quy định miễn giảm thuế,… có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh
nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết, ngược lại một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm

bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh.
Tranh thủ các nguồn vay trong và ngoài nước để tạo thêm nguồn vốn cho nền kinh
tế nhằm thỏa mãn cho nhu cầu đầu tư phát triển.
 Điều tiết thị trường giá cả và chống lạm phát:
Hai yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn
nhau và chi phối mạnh sự hoạt động của thị trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ
tác động lên giá cả, làm cho giá cả tăng hoặc giảm đột biến gây ra biến động trên thị
trường. Để đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, Nhà nước sử dụng
ngân sách để can thiệp vào thị trường thông qua các khoản chi của nhà nước dưới hình
thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ nhà nước về hàng hóa và dự trữ tài
chính.
Trong quá trình điều chỉnh thi trường NSNN còn tác động đến sự hoạt động của thị
trường tiền tệ, thị trường vốn và trên cơ sở đó thực hiện giảm lạm phát, kiểm soát lạm
phát.
Khi có lạm phát: nhà nước hút tiền bằng cách tăng lãi suất tiền gửi tại các ngân
hàng thương mại.
Để chống lạm phát: nhà nước áp dụng các biện pháp, giải quyết cân đối NSNN ,
khai thác các nguồn vốn vay trong và ngoài nước dưới hình thức phát hành trái phiếu
9


chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia trên thị trường vốn với tư cách là người
mua bán chứng khoán.
 Điều tiết thu nhập dân cư để góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Trong xã hội nào cũng có sự phân chia giàu nghèo, nhà nước cần có chính sách
phân phối lại thu nhập hợp lí nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong
dân cư. NSNN là một công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu
nhập dân cư trên phạm vi toàn xã hội ở cả 2 mặt thu và chi bằng việc áp dụng thuế trực
thu, thuế gián thu, chi phúc lợi công cộng, chi trợ cấp với bô phận dân cư nằm trong diện
thực hiện chính sách xã hội của nhà nước.

d) Hoạt động NSNN
∗ Hoạt động thu NSNN
 Thu thuế:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp
nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
 Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước:
Thu lợi tức từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế.
Tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế cũng là một nguồn thu của
NSNN, biểu hiện dưới các hình thức phong phú đa dạng như sau:


Thu từ bán tài sản của nhà nước đã cho các chủ thể trong xã hội thuê trước

đây


Thu từ sử dụng vốn của nguồn NSNN



Thu từ bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho các thành phần kinh tế



Thu từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên

 Thu từ lệ phí và phí:

10



Lệ phí và phí tuy là các khoản thu chiếm tỉ trọng không lớn trong tổng nguồn thu
NSNN nhưng vẫn được huy động và khai thác nhằm đáp ứng chi tiêu ngày càng gia tăng
của nhà nước.
Lệ phí là khoản thu bắt buộc đối với các pháp nhân nhằm bù đắp cho chi phí hoạt
động hành chính mà nhà nước cấp cho pháp nhân.
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp một phần chi thường xuyên và bất thường
về các dịch vụ công cộng hoặc bù đắp cho các hoạt động duy trì, tu bổ các hoạt động
công trình kết cấu hạ tầng phục vụ cho người nộp phí.
 Vay nợ của chính phủ
Vay nợ trong nước: gồm các khoản vay từ tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế xã hội trong nước được thực hiện dưới hình thức phát hành các công cụ nợ
của chính phủ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,…
Vay nợ nước ngoài: thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại (vốn ODA),
vay nợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty.
 Hoạt động chi NSNN.


Chi thường xuyên: các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các

khoản chi tiêu dùng xã hội nhằm đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại và hoạt động,
gồm các khoản chi sau:


Chi sự nghiệp: chi sự nghiệp kinh tế ( giao thông, nông nghiệp, thủy lợi,

lâm nghiệp….), chi cho sự nghiệp văn hóa xã hội ( khoa học, công nghệ, giáo dục và đào
tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể thao,…)



Chi quản lí nhà nước: khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống

các cơ quan quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.


Chi cho quốc phòng, an ninh, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội



Chi đầu tư phát triển: mang tính chat tích lũy, cóa nhr hưởng trực tiếp đến

tang năng suất xã hội và góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế. Bao gồm các khoản chi:


Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
11


2.2



Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước.



Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh




Chi dự trữ nhà nước



Chi trả nợ tiền gốc do chính phủ vay:



Trả nợ trong nước



Trả nợ nước ngoài

Thâm hụt NSNN
a) Khái niệm thâm hụt NSNN
Thâm hụt NSNN hay còn gọi là bội chi NSNN là tình trạng tổng chi tiêu của NSNN

vượt quá các khoản thu “ không mang tính không hoàn trả trưc tiếp” của nhà nước.
Thâm hụt NSNN được chia thành 2 loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kì.


Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính

sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay
quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,….


Thâm hụt chu kì: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kì


kinh tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. VD:
khi nền kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế
giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
b) Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt NSNN
Dựa vào 2 loại thâm hụt trên ta có thể rút ra 2 nguyên nhân cơ bản gây ra thâm hụt
NSNN:
Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà
nước. Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm
tăng mức thâm hụt của nhà nước. Ngược lại thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu
dùng của nhà nước thì mức thâm hụt NSNN sẽ giảm bớt. Mức thâm hụt do tác động của
chính sách cơ cấu thu chi gây ra gọi là thâm hụt cơ cấu.

12


Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chu kì kinh doanh. Khủng hoảng làm
cho thu nhập nhà nước co lại nhưng nhu cầu chi tiêu lại tăng lên, để giải quyết những khó
khăn mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức thâm hụt NSNN tăng lên. Ở giai đoạn
kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương
ứng. Điều đó làm giảm mức thâm hụt nhà nước. Mức thâm hụt do tác động của kinh
doanh gây ra được gọi là thâm hụt chu kì.
c) Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế.
Thâm hụt NSNN sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nếu không có biện pháp xử
lí đúng đắn. Nguyên nhân phổ biến gây ra thâm hụt hầu hết ở các nước trên thế giới từ
những nước chưa phát triển cho đến những nước có nền kinh tế phát triển, đó là nhu cầu
chi tiêu mà thực tế nhà nước không thể cắt giảm và ngày càng tăng lên, trong khi đó việc
tăng thu ngân sách bằng công cụ thuế sẽ dẫn đến sự phản hồi từ phía dân cư và các tổ
chức kinh tế xã hội. Và hậu quả là kìm hãm độ tích lũy vốn cho sản xuất, hạn chế tiêu
dùng dẫn đến khả năng suy thoái nền kinh tế cao. Đối với các nước đang phát triển, đặc
biệt là các nước nghèo thì thâm hụt ngân sách không thể tránh khỏi. Bởi tình trạng thu

nhập bình quân đầu người không cho phép chính phủ tăng tỉ lệ động viên từ GDP vào
ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu chi tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng
lên, nhất là khi nhà nước thực hiện chương trình đầu tư nhằm cải thiện cơ cấu kinh tế và
hướng dẫn sự tăng trưởng.
Thực tế cho thấy, thâm hụt ngân sách không có nguồn bù đắp hợp lí sẽ dẫn tới lạm
phát, sẽ gây tác động xấu đới với nền kinh tế cũng như đối với đời sống xã hội. Nếu thâm
hụt ngân sách được bù đắp bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông sẽ dẫn đến bùng
nổ lạm phát.
Thâm hụt ngân sách không phải là hoàn toàn tiêu cực. Nếu thâm hụt ở một mức độ
nhất định (dưới 5% so với tổng chi ngân sách trong năm) thì lại có tác dụng kích thích
sản xuất phát triển. Vì thế ở những nước có nền kinh tế phát triển cao nhà nước vẫn chỉ
cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách chứ không loại trừ nó hoàn toàn. Nhưng cho dù thâm

13


hụt ngân sách ở mức độ nào thì mọi chính phủ phải có biện pháp kiểm soát và xử lí thâm
hụt ngân sách.
d) Thâm hụt NSNN ở Hy Lạp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào giữa năm
2001 cho đến năm 2008 - khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, ngân sách quốc gia
Hy Lạp luôn nằm trong tình trạng thâm hụt với mức trung bình 5% GDP/năm trong khi
tính trung bình cho toàn khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), con số
này chỉ dừng lại ở mức 2%/năm. Cùng với thâm hụt ngân sách, cán cân vãng lai của quốc
gia này cũng liên tục bị thâm hụt, trung bình vào khoảng 9% GDP hàng năm (so với mức
trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%).
Cả hai mức thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp đều vượt
quá trần quy định cho phép của Liên minh Tiền tệ và Kinh tế châu Âu (EMU), đặc biệt là
Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của Liên minh châu Âu (EU) với quy định trần thâm
hụt ngân sách 3% GDP và trần nợ nước ngoài 60% GDP. Tuy nhiên, không chỉ có mình

Hy Lạp mà trong số 27 quốc gia thành viên EU, cũng có tới 20 thành viên hiện tại đang
vi phạm mức trần mà Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng đặt ra. Để bù đắp cho khoản
thâm hụt kép này, Hy Lạp đã đi vay trên thị trường vốn quốc tế và trong suốt một thập kỷ
trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ này đã vay
mượn khá nặng nề từ bên ngoài, trở thành một con nợ triền miên với tổng số nợ nước
ngoài lên tới 115% GDP vào năm 2009.
Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền
kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu
tư. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào mùa thu năm 2008 khiến nhiều
quốc gia gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, trong đó có cả một vài quốc gia Trung
và Đông Âu. Mặc dù vậy, chính phủ Hy Lạp bước đầu cho thấy những ứng phó khá tốt
với cuộc khủng hoảng và đã có thể tiếp tục tiếp cận những nguồn vốn mới từ thị trường
quốc tế. Tuy nhiên, suy thoái toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính vẫn tạo căng
thẳng cho ngân sách của nhiều chính phủ, trong đó Hy Lạp không phải là ngoại lệ, do nhu
14


cầu chi tiêu tăng lên trong khi nguồn thu từ thuế lại giảm đi. Và cũng từ đây, bi kịch nợ
công của Hy Lạp bắt đầu được vén màn.
Bài học cho Việt Nam: Chi tiêu tăng cao trong khi nguồn thu chính phủ lại yếu
Từ năm 2001 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của Hy Lạp vẫn được ca ngợi với tốc
độ tăng trung bình hàng năm là 4,3% so với mức trung bình của khu vực Eurozone là
3,1%. Tuy nhiên, trong 6 năm này, trong khi chi tiêu chính phủ tăng 87% thì thu chính
phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của
EU. Theo nhận định của nhiều nhà quan sát thì bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu
hiệu quả ở Hy Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này.
Dân số già đi - dự đoán tỷ lệ số người trên 64 tuổi sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên
32% năm 2060 - cũng là một trong những gánh nặng cho chi tiêu công và hệ thống lương
hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu Âu của quốc gia này (người về hưu được
hưởng một khoản tiền tương đương với 70-80% mức lương của mình chưa kể những lợi

ích từ những cơ chế hỗ trợ khác với đủ 35 năm cống hiến so với mức 40 năm ở các quốc
gia châu Âu khác). Ước tính tổng số tiền chi trả cho lương hưu khu vực công của Hy Lạp
sẽ tăng từ 11,5% GDP vào năm 2005 lên 24% vào năm 2050.
Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng
trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế
hoạch chi tiêu hợp lý. Nhưng điều này không xảy ra, các đời chính phủ Hy Lạp đã chi
tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch
trả nợ. Có lẽ cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng rẻ từ khi gia nhập Eurozone đã
khiến cho chính phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất những nghĩa vụ nợ phải trả
trong tương lai. Đây là bài học rõ ràng cho những quốc gia đang phát triển nóng theo
đuổi những con số đẹp về chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay
như Hy Lạp đã làm trong thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản có thể để lại cho tương lai sẽ
là một món nợ khổng lồ.

15


Bên cạnh việc chi tiêu quá mức, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình
trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp, mà theo nhiều nhà kinh tế, thì việc trốn thuế và
hoạt động kinh tế ngầm ở quốc gia này là nhân tố chính đứng đằng sau. Theo một số
nghiên cứu thì nền kinh tế không chính thức ở Hy Lạp chiếm tới 25 - 30% GDP của quốc
gia này. Như vậy, nếu nhìn vào con số 15,6% GDP do Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính
về khu vực kinh tế ngầm của Việt Nam, thì so với Hy Lạp và với tư cách là một quốc gia
đang phát triển ở châu Á, Việt Nam có vẻ như có thể an tâm rằng hoạt động kinh tế ngầm
còn chưa phát triển. Việt Nam đang được xếp cùng hạng với các nước tiến bộ nhất trong
khu vực châu Á như Trung Quốc và Singapore (13,1% GDP), Nhật Bản (11,3% GDP).
Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về số liệu được đưa ra khi nhìn vào thực trạng hoạt
động kinh tế và đời sống của người dân Việt Nam. Về mặt lý thuyết và cả trên thực tiễn
thì, ngoài đặc tính của một nền kinh tế đang phát triển và mới chuyển đổi, hệ thống luật lệ
quá nhiều, quá phức tạp, không rõ ràng, được lý giải không thống nhất và nhất quán của

các cơ quan quản lý được cho là nguyên nhân trước hết của tình trạng ngầm phổ biến và
qui mô lớn trong hoạt động kinh tế. Hy Lạp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhiều
chuyên gia kinh tế cho rằng, hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp
cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp. Để tăng nguồn thu và cải
thiện tình trạng ngân sách, quốc gia này phải tích cực giải quyết những trở ngại trên. Chi
tiêu chính phủ cao, trốn thuế và tham nhũng được xem là những nguyên nhân chính dẫn
đến sự tích lũy nợ của Hy Lạp trong suốt thập kỷ qua.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bội chi NSNN gây ra cả những tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế. Mục tiêu của bài chính tà tìm hiểu tác động của bội chi NSNN đối với tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam, cùng với đó là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng đó.
 Định tính: Nghiên cứu định tính tìm ra, giải thích mối quan hệ trực tiếp giữa thâm
hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế; thâm hụt ngân sách tác động gián tiếp đến
tăng trưởng kinh tế qua những chỉ số kinh tế vĩ mô nào.
16


 Định lượng: Nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính xác định mối quan hệ giữa
thâm hụt NSNN và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

17


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1.

Kết quả nghiên cứu

1.1 Nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng

kinh tế
 Dữ liệu nghiên cứu:
Năm

GDPgr(%)

BD(%GDP)

1998

5,7644554640

-0,126

1999

4,7735868806

-1,582

2000

6,7873164082

-2,038

2001

6,1928933118


-2,784

2002

6,3208209877

-2,355

2003

6,8990634917

-3,249

2004

7,5364106118

-0,190

2005

7,5472477272

-1,212

2006

6,9779548118


0,254

2007

7,1295044840

-2,009

2008

5,6617712080

-0,488

2009

5,3978975428

-6,021

2010

6,4232382172

-2,757

2011

6,2403027489


-1,147

2012

5,2473671560

-6,857

2013

5,4218829913

-7,444

2014

5,9836546370

-6,290

2015

6,6792887889

-6,213

2016

6,2108116679


-6,606

Nguồn: Dữ liệu GDPgr từ worldbank; BD từ IMF

18


Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2016 với
các chỉ số kinh tế của Việt Nam. Trong đó:
 GDPgr: là tăng trưởng GDP theo từng năm của Việt Nam (số liệu cập nhật vào
cuối năm) lấy từ Worldbank (Ngân hàng Thế giới)
 BD: là cân đối thu chi của NSNN (tổng thu cân đối – tổng chi cân đối) lấy từ IMF
WEO (International Monetary Fund -World Economic Outlook - Quỹ tiền tệ quốc
tế - Tổng quan kinh tế thế giới).
Từ bảng số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân 19 năm của nước ta đạt 6,27%
- mức tăng trưởng khá tốt. Mức thâm hụt NSNN trung bình trong 19 năm ở mức -3,111%
vẫn ở trong mức cho phép. Tuy nhiên mức thâm hụt NSNN trong 5 năm trở lại đây theo
tinh toan của IMF ở mức khá cao là -6,682% vượt quá mức cho phép (theo giới hạn mà
Quốc hội đưa ra 5%).


Mô hình nghiên cứu có dạng: GDPgr= 1+ 2BD+

19


Kết quả mô hình
Model 1: OLS, using observations 1-19
Dependent variable: GDPgr
Coefficient


Std. Error

t-ratio

p-value

Const

6,64188

0,265971

24,9722

<0,00001

***

BD

0,118421

0,0662997

1,7861

0,09192

*


Mean dependent var

6,273446

S.D. dependent var

0,775118

Sum squared resid

9,105712

S.E. of regression

0,731868

R-squared

0,158012

Adjusted R-squared

0,108483

F(1, 17)

3,190308

P-value(F)


0,091924

Log-likelihood

-19,97223

Akaike criterion

43,94446

Schwarz criterion

45,83334

Hannan-Quinn

44,26413

(***; **; * tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%)
(Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả)

Từ bảng kết quả, ta thấy biến BD có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng GDP,
có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Tuy nhiên, thâm hụt NSNN mang giá trị âm
do đó kết luận được đưa ra đó là thâm hụt NSNN có mối quan hệ ngược chiều với tăng
trưởng GDP. Hay thâm hụt NSNN gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế ở
nước ta. Điều này là phù hợp với thực trạng của Việt Nam đó là chi công nhiều cho cơ ở
hạ tầng, thực hiện CNH – HĐH nhưng hiệu quả thì không cao.
20



R-squared = 0.158012 cho thấy biến BD chỉ giải thích được 15,8% sự biến thiên của
biến phụ thuộc là tăng trưởng GDP. Điều này là có thể giải thích được bởi tốc độ tăng
trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác không được đề cập trong mô hình.
Qua kiểm định White test, mô hình trên không xảy ra khuyết tật phương sai sai số
thay đổi, và đây là mô hình đơn biến nên cũng không xảy ra các khuyết tật như tự tương
quan, đa cộng tuyến.

Đường hồi quy tuyến tính thể hiện sự phụ thuộc của GDPgr với BD
Độ dốc của đường hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế với
biến độc lập thâm hụt NSNN là tương đối thấp cho thấy tốc độ tăng của thâm hụt NSNN
nhanh hơn tốc độ giảm của tăng trưởng GDP.
1.2 Nghiên cứu thực trạng thu chi NSNN, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam
1.2.1 Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2015.
21


a) Mục tiêu ngân sách 2015
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước có dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn
nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng tới NSNN; mục tiêu của dự toán NSNN năm
2015 được xác định là: Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
tài chính quốc gia, từng bước cơ cấu lại NSNN, đảm bảo an ninh tài chính, góp phần tích
cực giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo nền kinh tế phát triển
bền vững và tăng trưởng hợp lý, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh
trong tình hình mới.
b) Công tác điều hành ngân sách nhà nước 2015
Ngay từ đầu năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03
tháng 01 năm 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện
kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2015. Trong quá trình thực hiện,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 về những

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016.
Trước diễn biến không thuận của giá dầu thô thế giới, ảnh hưởng đến cân đối
NSNN năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21 tháng
4 năm 2015 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN
năm 2015, với nhiều giải pháp quan trọng nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo môi
trường thuận lợi phát triển sản xuất - kinh doanh (SX-KD), nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường quản lý thu, chi, chủ động điều hành
trong tình hình mới và giữ vững cân đối NSNN năm 2015 theo dự toán đã được Quốc hội
phê duyệt. Các bộ, ngành và địa phương đã khẩn trương cụ thể hóa các giải pháp đã đề
ra, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả chương trình, kế
hoạch hành động của ngành mình, địa phương mình. Nhờ đó, tình hình KT-XH tiếp tục
có chuyển biến và đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực, chính trị - xã hội ổn
định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo.

22


 Điều hành thu NSNN
Bên cạnh việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các luật thuế mới ban hành,
trong năm 2015 đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo
điều kiện phát triển SX-KD, thúc đẩy tăng trưởng và góp phần tăng thu NSNN. Đồng
thời, tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách về tài chính, thuế phù
hợp với tình hình thực tế và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế; tăng cường công tác
quản lý thu kết hợp cải cách thủ tục hành chính; phấn đấu tăng thu nội địa, thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu đạt và vượt dự toán để bù đắp số giảm thu từ dầu thô. Cụ thể:

+ Điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu;
+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở trái
thẩm quyền trước Luật Đất đai năm 2003;

+ Ban hành định mức hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu
được miễn thuế, xét miễn thuế, không chịu thuế,...
+ Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản
lý thu, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tăng
cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu và gian lận thương mại; tăng
cường xử lý nợ đọng thuế;
+ Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ,
trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao
năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư phát triển SX-KD,
góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách.
 Điều hành chi NSNN
Việc điều hành chi NSNN năm 2015 được thực hiện theo nguyên tắc chặt chẽ theo
đúng dự toán được duyệt; không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi
NSNN khi chưa có nguồn đảm bảo;...

23


Trong tổ chức thực hiện, căn cứ diễn biến tình hình thực tế, nhằm ứng phó với tác
động thu ngân sách do giá dầu giảm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 06/CTTTg ngày 21 tháng 4 năm 2015 việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài
chính - NSNN năm 2015, trong đó đã yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa
phương:
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển, nhất là
đối với nguồn vốn đầu tư từ NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), vốn chương trình
mục tiêu quốc gia, vốn ODA; thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công và
các quy định về quản lý vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn
NSNN và vốn TPCP.
- Nghiêm túc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản
lý chi thường xuyên. Trong đó: (i) Chủ động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời
gian thực hiện đối với các khoản chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách, các khoản mua sắm

trang bị; tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu...; (ii)
Thực hiện nghiêm quy định về không mua xe công; (iii) Không bổ sung các đề án,
chương trình, ban hành các chính sách mới, hoặc nâng định mức làm tăng chi NSNN mà
chưa xác định được nguồn đảm bảo.
2

- Tạm giữ lại tại Kho bạc nhà nước 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối
năm 2015 của các đơn vị sử dụng ngân sách. Điều hành chặt chẽ nguồn dự phòng các
cấp, chủ động dành 50% dự toán dự phòng để xử lý cân đối ngân sách khi nguồn thu
NSNN giảm lớn.
- Không ứng trước dự toán NSNN năm sau; trường hợp đặc biệt (thiên tai, bão lũ,
dịch bệnh, nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh,...), Chính phủ báo cáo Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quyết định.
- Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển
nguồn đối với một số khoản chi còn nhiệm vụ và thật sự cần thiết theo đúng quy định của
pháp luật.
24


- Yêu cầu các địa phương tích cực, chủ động, phấn đấu thu đạt và vượt dự toán để
đảm bảo dự toán chi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền thông qua; NSTW chỉ xem
xét hỗ trợ hoặc tạm ứng kinh phí cho địa phương trong trường hợp thực sự cấp bách, vượt
quá khả năng đáp ứng của địa phương.
Đến cuối năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện thu NSNN, Thủ tướng Chính phủ đã
cho phép sử dụng số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm 2015 và
dự phòng ngân sách các cấp được giữ lại theo hướng: Đối với NSTW, giữ lại 10% kinh
phí tiết kiệm chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và dự phòng NSTW để
bù giảm thu cân đối NSTW; Đối với các địa phương được sử dụng nguồn kinh phí trên để
bù đắp giảm thu nếu có, trường hợp thu đạt và vượt dự toán, được tiếp tục sử dụng để chi
cho các nhiệm vụ đã bố trí trong dự toán đầu năm.

Qua đó, đã đạt được những kết quả tích cực: kỷ luật tài chính được tăng cường,
tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi được đảm bảo, đúng mục đích, đúng chính sách, chế
độ; hiệu quả sử dụng NSNN có tiến bộ.
c) Đánh giá thực hiện thu chi NSNN 2015
 Thực hiện thu NSNN
Dự toán thu NSNN là 911.100 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 996.870 tỷ đồng,
vượt 9,4% so với dự toán, tăng 15,4% so với thực hiện năm 2014.
(1) Thu nội địa:
Dự toán thu 638.600 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 740.062 tỷ đồng, vượt 15,9%
so với dự toán, tăng 26,8% so với thực hiện năm 2014; không kể thu tiền sử dụng đất
(67.548 tỷ đồng, vượt 73,2% so với dự toán) thì đạt 672.514 tỷ đồng, vượt 12,2% so với
dự toán. Trong đó: Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước thực hiện đạt 227.022 tỷ đồng,
tăng 2,8% so dự toán, tăng 20,7% so với thực hiện năm 2014; Thu từ khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 141.019 tỷ đồng, giảm 1,0% so dự toán,
tăng 14% so với thực hiện năm 2014; Thu từ khu vực kinh tế công thương nghiệp - ngoài
quốc doanh thực hiện đạt 129.585 tỷ đồng, vượt 8,4% so dự toán, tăng 15,5% so thực
25


hiện năm 2014; Các khoản thu từ nhà, đấtthực hiện đạt 83.530 tỷ đồng, vượt 79,3% so
dự toán, tăng 53,6% so thực hiện năm 2014; riêng thu tiền sử dụng đất đạt 67.548 tỷ
đồng, vượt 73,2% so dự toán, tăng 53,5% so thực hiện năm 2014.
(2) Thu từ dầu thô:
Dự toán thu 93.000 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng là 14,74 triệu tấn, giá
100 USD/thùng.
Bình quân cả năm 2015, giá dầu thô đạt khoảng 56,2 USD/thùng, giảm 43,8
USD/thùng so giá xây dựng dự toán; sản lượng dầu thanh toán cả năm ước đạt 16,75 triệu
tấn, tăng 2,01 triệu tấn so với kế hoạch. Ước thực hiện thu từ dầu thô cả năm đạt 67.510
tỷ đồng, giảm 27,4% so dự toán và giảm 32,5% so với thực hiện năm 2014.
(3) Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu:

Dự toán thu 175.000 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng số thu từ hoạt động xuất
nhập khẩu là 260.000 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 85.000 tỷ đồng.
Hoạt động xuất nhập khẩu cả năm 2015 tăng khá, với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt 327,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó: kim ngạch xuất khẩu là đạt
162,1 tỷ USD, tăng 7,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm
2014.
Nhờ có tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch xuất nhập khẩu, kết hợp với những sửa
đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách, tăng cường hỗ trợ về thủ tục thông quan điện tử, cơ
chế thông quan một cửa... đồng thời tăng cường công tác quản lý thu trong lĩnh vực hải
quan nên đã cơ bản bù đắp được số phải thu từ hoạt động xuất nhập khẩu do tác động của
giá dầu giảm sâu so với dự toán. Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm ước
đạt 262.293 tỷ đồng, tăng 0,9% so dự toán. Sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng
85.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách cả năm đạt 177.293 tỷ đồng, tăng 1,3% dự toán,
tăng 2,3% so với thực hiện năm 2014.
(4) Thu viện trợ:

26


×