Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

tiểu luận tài chính công tác động của thâm hụt ngân sách nhà nước với tăng trưởng kinh tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.87 KB, 40 trang )

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
KHUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu: ............................................................................. 10
1.1.1 Trong nước ............................................................................................ 10
1.1.2 Nước ngoài ............................................................................................ 10
1.1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu ............................................................ 12
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ......................................................... 12
1.2.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 12
1.2.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế .................................................. 12
1.2.1.2 Khái niệm về thâm hụt Ngân sách Nhà nước và phương pháp tính
thâm hụt Ngân sách Nhà nước ...................................................................... 13
1.2.2 Lý thuyết về thâm hụt ngân sách .......................................................... 15
1.2.2.1

Nguyên nhân của bội chi NSNN .................................................... 15

1.2.2.2

Các phương thức xử lý bội chi NSNN ........................................... 15

1.2.3
tế

Lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh
19

1.2.3.1 Lý thuyết Quỹ khả dụng................................................................. 19
1.2.3.2 Mô hình tân cổ điển ....................................................................... 20
1.2.3.3 Mô hình Ricardo ............................................................................ 20


1.2.4 Khung phân tích .................................................................................... 21
1.3. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 21
1.3.1

Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 21

1.3.2 Phương pháp ước lượng ........................................................................ 21
1.3.3 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 22
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU 24
2.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 24
2.1.1
2016

Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011 –
24

2.1.1.1

Mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015: ..... 25

2.1.1.2

Đánh giá tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015:
27
3


2.1.1.3 Đánh giá tình hình chi ngân sách giai đoạn 2011 – 2015: ............. 27
2.1.2

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế trong giai
đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................. 28
2.2. Mô tả về mẫu nghiên cứu .......................................................................... 29
2.2.1 Mô tả thống kê các biến ........................................................................ 29
2.2.2 Mô tả tương quan các biến .................................................................... 30
2.3. Kết quả ước lượng và kiểm định .............................................................. 32
2.3.1 Ước lượng mô hình ............................................................................... 32
2.3.2 Các kiểm định ....................................................................................... 33
2.3.2.1 Kiểm định hệ số hồi quy ................................................................ 33
2.3.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................... 34
2.3.2.3 Kiểm định bỏ sót biến quan trọng .................................................. 34
2.3.2.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................ 35
2.3.2.5 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu ........................................... 36
2.4. Thảo luận .................................................................................................... 37
CHƯƠNG 3.KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 39
3.1. Kết luận ...................................................................................................... 39
3.2. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 39
3.2.1

Cải thiện năng lực quản lý thu và chi ngân sách: ................................. 39

3.2.2 Bù đắp thâm hụt ngân sách: .................................................................. 40
3.2.3 Cắt giảm chi tiêu và sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả: ........... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42

4


Danh mục các hình
Hình 1: Lượng cầu của chính phủ đối với Quỹ khả dụng................................................. 19

Hình 2: Thâm hụt ngân sách của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2017.......................24
Hình 3: tổng sản phẩm quốc nội các nước ASEAN giai đoạn 2008-2018........................25
Hình 4: thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015........28
Hình 5: Kiểm định phương sai sai số thay đổi - White's test............................................ 35
Hình 6: Phân phối chuẩn của nhiễu.................................................................................. 36
Hình 7: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu.................................................... 37

5


Danh mục bảng
Bảng 1: Mô tả biến........................................................................................................... 22
Bảng 2: Bội chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015.............................................. 25
Bảng 3: Mô tả thống kê các biến...................................................................................... 29
Bảng 4: Chú thích thuật ngữ và ký hiệu........................................................................... 29
Bảng 5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến............................................................. 30
Bảng 6: Kết quả ước lượng mô hình................................................................................ 32
Bảng 7: Kết quả ước lượng mô hình................................................................................ 32
Bảng 8: Khoảng tin cậy của hệ số ước lượng................................................................... 33
Bảng 9: Kiểm định Ramsey's RESET.............................................................................. 35

6


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu về thâm hụt ngân sách và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế là
một đề tài thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà kinh tế trong và ngoài nước.
Thâm hụt ngân sách tác động đến tăng trưởng kinh tế theo cả cách trực tiếp và gián
tiếp thông qua một vài chỉ số kinh tế như lạm phát, lãi suất, …. Liên quan đến mối

quan hệ này, các quan điểm của các trường phái kinh tế khác nhau cũng rất khác
nhau. Trường phái Tân Cổ điển cho rằng tăng thâm hụt hiện tại sẽ kéo theo sự gia
tăng về gánh nặng thuế trong tương lai và đo đó người tiêu dùng sẽ có xu hướng
tăng tiêu dùng tại thời điểm hiện tại. Như vậy, tăng thâm hụt ngân sách sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (Harrison, 2003; Karras, 1994). Trong khi
đó, trường phái Keynes lại cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Khi Chính phủ tăng chi ngân sách (gây thâm hụt ngân sách)
thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng làm cho các nhà đầu tư tư nhân trở nên lạc quan
về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư, do đó kinh tế tăng
trưởng.
Mặc dù có nhiều tranh luận về lý thuyết song thâm hụt ngân sách nhà nước là một
vấn đề đáng chú ý của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thâm hụt ngân sách nhà
nước chính là một nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế của quốc
gia. Việc xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi
nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có những biến
động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát
diễn ra nhiều nước trên thế giới , việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt ngân
sách ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở tại Việt Nam nói riêng là hết sức
cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và
ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế.
Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm
phát gây khó khăn cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và
tiền tệ. Để tìm hiểu kỹ hơn về tác động của thâm hụt ngân sách đối với tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
7


tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” dựa trên mô
hình thực nghiệm của Shojai (1999).

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến ba mục tiêu nghiên cứu tổng quát sau:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đã được công
bố và nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN với tăng trưởng kinh tế trong
mối quan hệ với những biến số kinh tế khác.
(2) Đánh giá thực nghiệm tác động của thâm hụt NSNN đến GDP ở Việt Nam thông
qua việc ước lượng mô hình hồi quy, kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô
hình.
(3) Những gợi ý về chính sách để Việt Nam điều chỉnh những chính sách về bội chi
NSNN, nâng cao GDP một cách bền vững trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam trong tương quan với những biến số kinh tế khác như lãi suất thực, tỷ giá
hối đoái thực tế và tỷ lệ lạm phát.
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu về biến số kinh tế được thống kê và công bố bởi WB,
ADB giai đoạn 1996-2016.
Bố cục của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, cấu trúc của tiểu luận được xác định như sau:
Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới
đề tài, cơ sở lý thuyết về thâm hụt ngân sách nhà nước và ảnh hưởng của thâm hụt
ngân sách nhà nước lên tăng trưởng kinh tế, cũng như khung phân tích lý thuyết
thâm hụt ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế.
Chương 2 mô tả thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn 20112015, trình bày mô hình thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu được sử dụng,
nêu kết quả định lượng thu được về tác động của thâm hụt ngân sách đối với phát
triển kinh tế tại Việt Nam.
Chương 3 xác định những phát hiện của đề tài và các khuyến nghị được đưa ra
cho những chính sách có liên quan, hạn chế của tiểu luận và hướng nghiên cứu.

8



CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
KHUNG NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu:
1.1.1 Trong nước
Đỗ Ngọc Huỳnh (2007) đã tiến hành nghiên cứu các nước châu Á đang phát triển
cho giai đoạn 1990 đến 2006 cho rằng thâm hụt ngân sách càng thấp thì tỷ lệ tăng
trưởng càng cao.
Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na và Lê Quốc Nghi (2015) nghiên
cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng
mô hình Véc tơ tự hồi qui (VAR). Mô hình sử dụng chuỗi dữ liệu thứ cấp, gồm
chuỗi dữ liệu thời gian theo năm từ năm 1990 đến năm 2012 tại Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách không có sự liên hệ rõ ràng với tăng trưởng
kinh tế, tuy nhiên tổng đầu tư có quan hệ nhân quả với thâm hụt ngân sách và tăng
trưởng kinh tế. Vì vậy để tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, Chính phủ cần
thiết triển khai, kiểm soát các dòng vốn đầu tư cũng như điều hành ngân sách một
cách hiệu quả, chất lượng.
Bui Van Vien và cộng sự (2015) Nghiên cứu kết luận rằng, trong trường hợp của
Việt Nam, thâm hụt ngân sách không có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn 1989 – 2011. Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ ra rằng đầu tư của nước
ngoài (FDI) giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi
việc tăng lãi suất thực lại ngăn cản sự phát triển.
1.1.2 Nước ngoài
Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và
tăng trưởng kinh tế đưa ra các kết quả không đồng nhất. một vài nghiên cứu chỉ ra
mối quan hệ cùng chiều giữa thâm hụt và tăng trưởng kinh tế, trong khi đó một số
khác lại chỉ ra những tác động tiêu cực của thâm hụt ngân sách với phát triển kinh

tế.
S. Shojai (1999): sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) nghiên cứu
ảnh hưởng thâm hụt đối với lãi suất và tỷ giá hối đoái với Mỹ và các nước thuộc
liên minh châu Âu giai đoạn những năm 1980 chỉ ra rằng thâm hụt trong chi tiêu
10


dẫn đến sự thiếu hiệu quả của thị trường và gia tăng tỷ lệ lạm phát tại các nước đang
phát triển. Ngoài ra, bội chi ngân sách cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lãi suất và tỷ
giá hối đoái thực, làm giảm khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia. Tuy
nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách tại một mức phù
hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
G. Fatima, A. M. Ahmeh và W. Rehman (2012): Thực hiện nghiên cứu điều tra
tác động của thâm hụt ngân sách đối với tăng trưởng kinh tế của Parkistan. Phân
tích hồi quy với mẫu số liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1978 – 2009 cho thấy thâm
hụt ngân sách không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà chỉ dùng để đáp ứng chi
tiêu của chính phủ.
Humera Nayab (2015): Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và thâm hụt ngân sách tại Parkistan trong giai đoạn 1976 – 2007 bằng cách
sử dụng kĩ thuật đồng tích hợp, phương pháp kiểm định nhân quả Granger và mô
hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM). Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tăng
trưởng GDP. Giống với nghiên cứu của Fatima và các cộng sự vào năm 2012,
nghiên cứu của Nayad cũng cho kết quả rằng thâm hụt ngân sách không có tác động
nào đáng kể đến sự phát triển của nền kinh tế Parkistan. Nghiên cứu chỉ ra rằng,
GDP là nguyên nhân của đầu tư và đầu tư sẽ dẫn đến thâm hụt. Tuy nhiên lại không
kết luận rằng thâm hụt ngân sách là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Kết
quả của nghiên cứu này phù hợp với quan điểm của Keynes về thâm hụt ngân sách
chính phủ (1936) (Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, TLTK).
N. H. A. Rahman (2012) tìm mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng
kinh tế tại Malaysia. Nghiên cứu sử dụng bốn biến số là GDP thực tế, nợ công, chi

cho sản xuất và chi cho các hoạt động phi sản xuất. Nhóm tác giả lựa chọn phương
pháp ARDL để phân tích do nó phù hợp với cỡ mẫu nhỏ. Bằng việc chạy mô hình
với số liệu theo quý từ năm 2000 đến 2011, nhóm tác giả nhận thấy rằng thâm hụt
ngân sách chính phủ không có tác động trong dài hạn với tình hình kinh tế của
Malaysia, điều này phù hợp với cân bằng của Ricardo. Tuy nhiên, chi tiêu cho các
hoạt động sản xuất lại có mối quan hệ tích cực trong dài hạn đến tình hình tăng
trưởng kinh tế của quốc gia.

11


Kurantin, N (2017) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và chính sách
của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Phân tích mối quan
hệ giữa các biến, GDP, lạm phát, đầu tư công, tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực
chỉ ra rằng thâm hụt có tác động bất lợi đến tình hình phát triển kinh tế của Ghana.
Bài viết sử dụng dữ liệu bảng với các biến số kinh tế được nêu trên tại Ghana.
1.1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu
Như đã trình bày ở phần tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, có khá
nhiều nghiên cứu về sự tương tác của thâm hụt ngân sách tới tăng trưởng kinh tế,
kết quả thu được cũng không giống nhau.
Mặc dù nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện rất nhiều tại các nước ngoài,
tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện với bối cảnh xã hội và tình hình
kinh tế tại Việt Nam. Ngoài nghiên cứu của Bùi Văn Viên (2007) và nghiên cứu của
Huỳnh Thế Nguyễn và các cộng sự (2015) về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách
chính phủ với tăng trưởng kinh tế tại Viêt Nam trong giai đoạn 1990 – 2011, chưa
có nghiên cứu nào khác về tác động của thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 2011 trở về sau khi nước ta đang đối mặt với khủng hoảng và có những
cải tiến và điều chỉnh trong chính sách thu và chi ngân sách.
Từ các phân tích trên đây, có thể thấy các nghiên cứu được thực hiện liên quan đến
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách chính phủ và tăng trưởng

kinh tế vẫn còn những khoảng trống đòi hỏi cần phải được bổ sung và phát triển.
1.2.

Cơ sở lý thuyết và khung phân tích

1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền
kinh tế tạo ra theo thời gian. Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô
tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng
với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời
kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị.
12


Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu đo lường kết quả sản xuất và dịch
vụ của nền kinh tế (theo mô hình hạch toán thu nhập của hệ thống tài khoản quốc
gia) và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người.
Để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể sử dụng GDP thực tế hoặc GDP
thực tế bình quân đầu người.
1.2.1.2 Khái niệm về thâm hụt Ngân sách Nhà nước và phương pháp tính thâm hụt
Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước (NSNN) là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó
phản ánh quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các
nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, trên cơ sở
luật định.

Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước và là công
cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Ngân sách có thể thâm
hụt hoặc thặng dư.
Thu Ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập
trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Thu NSNN được hình thành từ thuế, phí, lệ
phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ bán, cho thuê tài sản,
tài nguyên của quốc gia; các khoản viện trợ trong nước và nước ngoài; các khoản
thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi Ngân sách Nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm
bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi
NSNN theo lĩnh vực gồm chi cho kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, quản lý
nhà nước, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, viện trợ và các khoản chi khác theo quy
định của pháp luật.

13


Như vậy, thâm hụt Ngân sách Nhà nước (Bội chi Ngân sách Nhà nước) là tình
trạng khi mà các khoản chi của NSNN lớn hơn các khoản thu trong cân đối (không
bao gồm các khoản thu vay nợ, viện trờ) của NSNN. Để phản ánh mức độ thâm hụt
NSNN, ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số
thu trong ngân sách nhà nước. Ví dụ mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2009
được Quốc hội thông qua với con số là 114.442 tỷ đồng, tương đương 6,9% GDP.
Tài chính công hiện đại phân loại thâm NSNN thành hai loại là thâm hụt cơ
cấu và thâm hụt chu kỳ. Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi

những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,.. Thâm hụt chu kỳ là các
khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao
hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân.
Các bước tính toán Bội chi cơ cấu và Bội chi chu kỳ:
Bước 1: Tính toán Ngân sách cơ bản: Liệt kê các khoản thu, chi và bội chi tính bằng
tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một năm). Bước 2: Tính toán bội chi
Ngân sách theo chu kỳ:
 Đo lường tình trạng Ngân sách nếu như nền kinh tế hoạt động ở mức GDP
tiềm năng.
 Ước tính mức độ tổn thất nguồn thu Ngân sách và sự gia tăng nhu cầu chi
tiêu do có độ chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng.
Bước 3: Tính bội chi Ngân sách cơ cấu: là chênh lệch giữa bội chi Ngân sách cơ bản
và Ngân sách chu kỳ.
Bội chi cơ cấu = Bội chi Ngân sách cơ bản – Bội chi chu kỳ
Việc phân biệt ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau
giữa chính sách tài chính: Chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự
động. Việc phân biệt hai loại thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ có tác dụng quan
trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện
chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách
như thế nào, giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý
trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.

14


1.2.2 Lý thuyết về thâm hụt ngân sách
1.2.2.1 Nguyên nhân của bội chi NSNN
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bội chi NSNN nhưng ta có thể chia ra thành
hai nhóm cơ bản

Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh tế. Khung hoảng làm
cho thu nhập của Nhà nước co lại nhưng nhu cầu chi lại tăng lên để giải quyết
những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức thâm hụt NSNN
tăng lên. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phồn thịnh thì thu Ngân
sách Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi Ngân sách Nhà nước không phải tăng
tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi ngân
sách của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích
tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu
tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt.
1.2.2.2 Các phương thức xử lý bội chi NSNN
a) Các lý thuyết về cân đối NSNN
Lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách
Theo quan điểm cổ điển, Nhà nước chỉ nên thực hiện những hoạt động như
cảnh sát, tư pháp, đối ngoại và quốc phòng, còn những hoạt động khác nên để cho
khu vực tư nhân đảm nhận, nhất là trong hoạt động kinh tế Nhà nước không được
can thiệp. Do đó, NSNN chỉ là công cụ cung cấp cho Nhà nước những nguồn tài
chính cần thiết để tài trợ những chi phí cho hoạt động hành chính, tư pháp, quốc
phòng và Nhà nước cũng chỉ cẩn huy động đủ nguồn lực cho những nhu cầu chi tiêu
hạn hẹp đó, nghĩa là chỉ cần duy trì ngân sách tiêu dùng và ngân sách thường xuyên.
Để thu hẹp ảnh hưởng của NSNN người ta đã cắt giảm tới mức tối thiểu các khoản
chi của NSNN, không để cho chúng vượt quá các khoản thu của NSNN. Trong bối
cảnh đó, cân đối NSNN cần phải tôn trọng triệt để nguyên tắc tổng số thu = tổng số
chi.
Quan điểm này gổm hai nguyên tắc: Nhà nước chỉ được phép chi tiêu trong phạm vi
số thu thuế và chỉ được khai thác nguồn thu thuế để trang trải chi tiêu; số thu thuế
cũng không được lớn hơn số chi của NSNN. Như vậy, theo quan điểm này 15


NSNN phải cân băng tuyệt đối, bội thu hay bội chi NSNN, nêu có, đều biểu hiện sự

lãng phí nguồn lực của nhân dân.
Lý thuyết ngân sách chu kỳ
Thông thường nền kinh tế kinh tế thị trường trải qua một chuỗi các chu kỳ bao
gồm ba pha là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Đầu thế kỳ 20, quan hệ giữa
NSNN và chu kỳ kinh tế rất chặt chẽ. Trong mỗi thời kỳ của chu kỳ kinh tế, thu, chi
ngân sách rất khác nhau dẫn đến việc thực thi ngân sách thăng bằng triệt để có thể
đi ngược với những đòi hỏi của một chu kỳ kinh tế. Ví dụ, khi khủng hoảng xảy ra,
nền kinh tế chuyển sang giai đoạn suy thoái, của cải vật chất tạo ra giảm, năng suất
lao động xã hội thấp, thất nghiệp gia tăng…Thu NSNN trong giai đoạn này sẽ khó
khăn hơn. Mặt khác, để kích thích phục hổi kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội
thì Nhà nước cần phải giảm thuế và tăng chi tiêu dẫn đến bội chi NSNN. Nếu vì
ngại bội chi NSNN, cố giữ NSNN thăng bằng như quan điểm cổ điển trên cơ sở hạn
chế chi tiêu sẽ làm cho nền kinh tế khó vượt qua suy thoái hơn.Từ đó nảy ra lý
thuyết về ngân sách chu kỳ.
Theo quan điểm này, sự cân bằng của NSNN sẽ không duy trì trong khuôn khổ
một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ kinh tế. Nghĩa là, vẫn tôn trọng
nguyên tắc trong cân đối thu chi của NSNN nhưng không phải trong một năm mà
trong một thời kỳ gồm nhiều tài khóa liên tục ứng với từng chu kỳ phát triển kinh tế.
Lý thuyết này được thực hiện trên hai cơ sở. Thứ nhất, khi nền kinh tế trong
giai đoạn thịnh vượng, tạo lập một quỹ dự trữ nhằm đề phòng những năm thiếu hụt
của thời kỳ suy thoái. Thứ hai, khi nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, không tìm
cách thăng bằng ngân sách mà cố ý chi tiêu nhiều hơn, tài trợ những chương trình
kinh tế lớn để khơi mào, châm ngòi cho sự phục hồi kinh tế. Khi nền kinh tế đã
thịnh vượng, sự không thăng bằng của ngân sách năm cũ sẽ được đền bù bằng
những khoản thu trội của ngân sách các năm thịnh vượng.
Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt (Keynes)
Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho rằng kinh tế quyết định tài chính.
Vấn đề tài chính công nói chung và NSNN nói riêng phải được giải quyết tùy theo
tình trạng kinh tế. Lý thuyết cổ điển đã chỉ ra, muốn thăng bằng ngân sách trong
16



giai đoạn suy thoái thì phải giảm chi hoặc tăng thu, điều này chỉ khiến cho nền kinh
tế đang trì trệ càng trì trệ hơn. Để tránh tình trạng đó thì người ta hy sinh thăng bằng
ngân sách, chi tiêu ra nhiều hơn để khơi mào cho sự phục hồi kinh tế.
Theo đó, nội dung của lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt: Chấp nhận sự
thâm hụt NSNN nhưng đổi lại bằng sự tăng trưởng kinh tế và lấy nguồn thu mới của
năm sau bù đắp cho sự thâm hụt của năm trước. Sự thâm hụt chỉ mang tính tạm thời,
phải có giới hạn của nó, không được vĩnh viễn và phải theo dõi chặt chẽ. Sự cố
ý thiêu hụt có tác dụng thúc đẩy một nền kinh tế ra khỏi tình trạng đình trệ, song khi
nền kinh tế đã bắt đầu chuyển động thì Nhà nước phải giảm dần những chi phí đầu
tư, dần dần tăng thu để làm cho ngân sách trở lại thế thăng bằng. Cho nên, về lâu dài
vẫn hướng đến một ngân sách thăng bằng. Theo Keynes thì tình trạng thất nghiệp là
dấu hiệu cho biết lúc nào nên thi hành hoặc chấm dứt chính sách cố ý thiếu hụt. Khi
thất nghiệp rất thấp thì chi tiêu quá mức của Chính phủ có thể dẫn tới lạm phát, do
đó cần phải giảm bớt khả năng chi tiêu ở khu vực tư bằng cách tăng thuế. Khi thất
nghiệp cao thì Chính phủ phải chấp nhân mức thâm hụt hợp lý để kích cầu, sử dụng
thuế và thâm hụt để tiếp tục giữ tổng cầu ở một mức độ thích hợp và không lo lắng
về việc cân đối ngân sách.
b) Các phương thức xử lý bội chi NSNN
Vấn đề thiếu hụt NSNN xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới và việc lựa chọn
cách thức xử lý bội chi NSNN sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự
phát triển trong tương lai cho một đất nước luôn là bài toán khó cho các chính trị
gia. Có hai phương pháp chủ yếu để Chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách là
phương pháp trực tiếp không mang tính bền vững như: Tăng thuế, giảm chi NSNN;
vay nợ trong và ngoài nước; phát hành tiền giấy và phương pháp mang tính lâu dài,
bền vững như: Tăng cường nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách; thúc đẩy kinh tế
phát triển và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
Tăng thuế, giảm chi NSNN: Việc tăng các khoản thu (đặc biệt là thuế) có thể
bù đắp thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Việc thu đúng, đủ và kịp thời các

khoản thuế theo luật có thể động viên hợp lý và khuyến khích sản xuất kinh doanh
phát triển và đảm bào ổn định kinh tế phát triển trong điều kiên hội nhập quốc tế vì
thuế là nguồn thu chiếm tỉ trọng chủ yếu trogn nguồn thu của NSNN. Tuy nhiên,
17


đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế
không hợp lý sẽ làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống
nhân dân, đặc biệt nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp
trong các ngành sản xuất, kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các khoản chi của NSNN
chủ yếu là chi cho đầu từ phát triển và chi thường xuyên. Khi xảy ra bội chi NSNN
thì việc tiết kiệm các khoản chi là vô cùng quan trọng. Việc kiềm chế các khoản đầu
tư không mang tính chủ đạo, không có khả năng tạo ra những hiệu quả cần thiết
trong quá trình ổn định và phát triển đất nước và tập trung đầu tư vào những dự án
mang tính chủ đạo, tạo hiệu quả sẽ giúp giảm khả năng bội chi NSNN và thúc đẩy
phát triển kinh tế. Mặt khác, bên cạnh việc tiết kiệm các khoản đầu tư công, những
khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng cần phải cắt giảm nếu
những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Vay nợ trong và ngoài nước: Các khoản vay nợ này không được sử dụng cho
tiêu dùng mà dùng cho đầu tư phát triển. Chính phủ thực hiện vay các khoản vay
trong nước dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiểu kho bạc. Vay nợ trong
nước sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân tiếp cận tín dụng và từ đó làm tăng lãi
suất. Việc vay nợ không làm tăng lạm phát trước mắt nhưng sẽ làm tăng áp lực lạm
phát trong tương lai nếu tỷ lệ nợ vay lớn và vòng nợ – trả lãi- bội chi sẽ làm tăng
mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các
thời kỳ sau. Các khoản vay nước ngoài đến từ viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước
ngoài từ các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính thế giới như: Ngân hàng
thế giới, Qũy tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á,…Biện pháp này có thể
bù đắp các khoản bội chi NSNN mà không gây sức ép lạm phát nền kinh tế, tuy

nhiên vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phục thuộc nước ngoài cả về
kinh tế lẫn chính trị và còn làm giảm dự trữ ngoại hối khi trả nợ, làm cạn dự trữ
quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá.
Phát hành thêm tiền: Đây là biện pháp tình thế cuối cùng mà Chính phủ sử
dụng. Giải pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng sẽ gây ra lạm phát nếu Nhà nước
phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN. Tuy nhiên việc phát hành

18


tiền ở mức độ và thời điểm hợp lý sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ, từ đó làm giảm gánh
nặng về nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước.
Tăng cường nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách; thúc đẩy kinh tế phát
triển và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội chính là nâng cao vai trò quản lý
của Nhà nước. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính
sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế – xã hội
nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất
là mối quạn hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đặc biệt trong điều
kiện hiện nay khi lạm phát là một vấn nạn của tất cả các nước trên thế giới thì việc
tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý
bội chi NSNN nói riêng là vô cùng cấp thiết. Nhà nước còn có vai trò quan trọng
trong việc quản lý các dự án sử dụng NSNN. Nhà nước phải quản lý và giám sát
việc đầu tư vào những dự án công để tránh gây lãng phí tiền và tài nguyên.
1.2.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế
1.2.3.1 Lý thuyết Quỹ khả dụng
Theo lý thuyết Quỹ khả dụng, lãi suất thị trường được quyết định bởi những
nhân tố tác động tới cung và cầu của quỹ khả dụng. Cung và cầu của quỹ khả dụng
được quyết định bởi cung và cầu của các nhóm hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính
phủ.


Hình 1: Lượng cầu của chính phủ đối với Quỹ khả dụng
Cầu của Chính phủ đối với quỹ khả dụng là không co giãn với lãi suất, nghĩa là dù
lãi suât có tăng thì lượng cầu của Chính phủ vẫn không đổi. Nguyên nhân Chính 19


phủ cần vay là các khoản thu của Chính phủ không đủ bù chi phí dự kiến (bội chi
NSNN).
Khi lãi suất cao hơn, cung quỹ khả dụng sẽ tăng lên. Việc Chính phủ dùng
ngân sách cho vay không phải nhằm mục đích lợi nhuận như các tổ chức tín dụng,
doanh nghiệp hay hộ gia đình mà là để tài trợ thực hiện những chính sách của Nhà
nước. Khi thâm hụt NSNN mà Chính phủ tăng cung tiền để tài trợ thì sẽ làm mức
giá trung bình tăng lên, gây ra lạm phát.
Khi xảy ra thâm hụt NSNN, Chính phủ có nhu cầu vay để bù đắp khiến cho
đường cầu quỹ khả dụng dịch chuyển ra ngoài làm lãi suất tăng lên. Khi lãi suất
tăng lên sẽ làm tăng mức độ tiết kiệm và giảm đầu tư, nhất là khi lãi suất tăng cao
vượt tỷ suất lợi nhuận đầu tư và các danh mục đầu tư và dự án, làm thu nhập của
người đi vay giảm. Do vậy, dẫn đến tổng chi tiêu giảm, GDP giảm.
1.2.3.2 Mô hình tân cổ điển
Mô hình tân cố điển về nợ nhấn mạnh khi Chính phủ khời xướng một dự án,
dù được tài trợ bằng thuế hay nợ thì các nguồn lực này được lấy từ khu vực tư nhân.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nợ Chính phủ làm giảm lượng vốn để
lại cho thế hệ sau, làm cho thế hệ tương lai có thu nhập thấp hơn. Như vậy tăng
thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do trường phái
Tân Cổ điển cho rằng tăng thâm hụt ngân sách hiện tại sẽ kéo theo sự gia tăng gánh
nặng thuế trong tương lai và do đó người tiêu dùng có xu hướng tăng tiêu dùng tại
thời điểm hiện tại.
1.2.3.3 Mô hình Ricardo
Các nhà kinh tế thuộc trường phái Ricardo cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ
không gây ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Họ cho rằng bội chi do cắt giảm thuế sẽ dẫn đến một mức thuế cao hơn trong tương

lai. Nhu cầu tiêu dùng của tư nhân phụ thuộc vào kỳ vọng về thuế và thu nhập, do
đó nếu trong tương lai thuế sẽ tăng lên, thì trong dài hạn tư nhân sẽ điều chỉnh giảm
mức tiêu dùng xuống và ngược lại. Nói cách khác, một mức giảm về tiết kiệm chính
phủ sẽ dẫn đến một mức tăng tương ứng về tiết kiệm tư nhân nên tổng tiết kiệm của
quốc gia sẽ không thay đổi (R. J. Barro, 1989). Hay theo Robert Barro (1974), khi
xảy ra thâm hụt NSNN, Chính phủ vay nợ, nhóm người già nhận thấy rằng con cháu
20


của họ sẽ bị thiệt hại hơn nên họ phản ứng lại bằng việc gia tăng thu nhập dưới dạng
di sản để lại cho con cháu với mức bằng khoản tiền đủ để trả phần thuế tăng thêm
mà thế hệ tương lai phải chịu. Bằng cách làm này, mỗi thế hẹ tiêu dùng chính xác
một số tiền giống nhau như trước khi Chính phủ vay nợ. Chính vì vậy các nhà kinh
tế thuộc trường phái Ricardo tin rằng bội chi ngân sách không tác động đến tiết
kiệm, đầu tư và lãi suất.
1.2.4 Khung phân tích
Về vấn đề tác động của thâm hụt NSNN đến tăng trưởng kinh tế, trên thế giới
có 3 luồng quan điểm chính:
Thứ nhất, thâm hụt NSNN có ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế,
đại diện là trường phải tân cổ điển của Keynes.
Thứ hai, ở một mức độ nhất định, thâm hụt NSNN có ảnh hưởng cùng chiều
và tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, thâm hụt NSNN không có tác động đến tăng trưởng kinh tế cả trong
ngắn hạn và dài hạn, đại diện là trường phái của Ricardo.
Nhóm tác giả lựa chọn quan điểm “thâm hụt ngân sách tại một mức phù hợp sẽ
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế” để thực hiện bài nghiên cứu đối với trường
hợp ở Việt Nam.
1.3.

Phương pháp nghiên cứu:


1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã cho thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện thông tin từ
các yếu tố được thu thập từ năm 1996 – 2016 tại Việt Nam. Số liệu được thu thập từ
trang web chính thức của World Bank và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Mức
ý nghĩa α = 5%
1.3.2 Phương pháp ước lượng
Chạy phần mềm Gretl hồi quy mô hình bằng phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất (OLS) để ước lượng ra ham số của các mô hình hồi quy đa biến. Từ phần
mềm Gretl ta thực hiện các phương pháp sau:
Dùng Correlation matrix trong phần mềm Gretl để tìm ma trận tương quan giữa các
biến.
2

Kiểm định R để xem mức độ ý nghĩa của mô hình.
21


Dùng kiểm định F để nhận xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định t để ước lượng
khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình Kiểm định hệ số hồi quy
Kiểm định Ramsey's RESET để kiểm định dạng đúng của mô hình.
Dùng kiểm định White để kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi và
Robust Standard Errors hồi quy mô hình theo phương pháp sai số chuẩn mạnh.
Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
1.3.3 Mô hình nghiên cứu
Dạng cấu trúc:
GDP = f(RIR, INF, REER, DB)
Dạng ước lượng:
Ln(GDP) = β0 + β1*RIR + β2*INF + β3*ln(REER) + β4*ln(BD) + ui
Trong đó:

Biến sử dụng

Mô tả biến

Nguồn dữ liệu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội của

World Bank

Việt Nam, đơn vị: USD
RIR

Lãi suất thực của Viêt Nam,

World Bank

đơn vị: %
INF

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam,

World Bank

đơn vị: %
REER

Tỷ giá hiệu quả thực của Việt


World Bank

Nam
BD

Thâm hụt ngân sách chính

AsianDevelopment

phủ của Việt Nam, đơn vị:

Bank

USD
Bảng 1: Mô tả biến
Các hệ số góc:
β1: Được kỳ vọng mang dấu âm, với các yếu tố khác không đổi, lãi suất thực tăng
thì trung bình tăng trưởng kinh tế giảm.
β2: Được kỳ vọng mang dấu âm, với các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng
thì trung bình GDP giam.
22


β3: Được kỳ vọng mang dấu dương, với các yếu tố khác không đổi, tỷ giá hiệu thực
tế tăng thì trung bình GDP tăng.
β4: Được kỳ vọng mang dấu dương, với các yếu tố khác không đổi, thâm hụt NSNN
tăng thì trung bình GDP tăng.

23



CHƯƠNG 2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
2.1.

Kết quả nghiên cứu

2.1.1Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016
Trong những năm 2011-2016, tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở Việt Nam luôn nằm ở
ngưỡng trên dưới 5.5% GDP và có xu hướng không ổn định. Tuy nhiên chỉ số này
chỉ phản ánh chính xác tương đối. Các đo lường khác như thâm hụt trên tổng thu
ngân sách hoặc thâm hụt chia GNP sẽ có ý nghĩa hơn. Đặc biệt với trường hợp Việt
Nam khi gần một nửa GDP hiện do khối doanh nghiệp nước ngoài làm ra trong khi
nguồn thu từ khối này không chiếm tỷ lệ lớn (do vấn đề chuyển giá, ưu đãi đầu tư,
…). Đồng thời phải cân đối với số dư nợ công và vay nợ nước ngoài. Theo kinh
nghiệm quốc tế thì trong điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách chính phủ chỉ
nên ở mức 3% GDP với các nước đang phát triển và 5% GDP với các nước phát
triển. Do đó tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam được coi là đáng báo động.
So sánh với các nước trong khu vực Asean, mức độ thâm hụt ngân sách (tính
theo % GDP) của Việt Nam ở mức cao và cao hơn rất nhiều so với Thái Lan và
Philipin, trong khi đó, tổng sản phẩm nội địa của nước ta lại nhỏ hơn nhiều lần.
Năm 2016, thâm hụt ngân sách của Việt Nam là 4,8% GDP chỉ thấp hơn Brunei là
21,68% (thâm hụt ngân sách của nước này tăng vọt do cuộc khủng hoảng dầu lửa
thế giới) và cao hơn tất cả các nước khác trong khu vực ASEAN.

Hình 2: Thâm hụt ngân sách của các nước ASEAN giai đoạn 2008-2017
24



Hình 3: tổng sản phẩm quốc nội các nước ASEAN giai đoạn 2008-2018
2.1.1.1 Mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015:
Thâm hụt ngân sách và dự toán thâm hụt ngân sách (%GDP) của Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2015 :
Bội chi ngân sách nhà

Dự toán

Thực tế

2011

5,3%

4,4%

2012

4,8%

5,36%

2013

4,8%

6,6%


2014

5,3%

5,3%

2015

5%

6,1%

nước

Bảng 2: Bội chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015
Năm 2011 được xem là năm nhà nước thay đổi công tác điều hành, ngay từ
đầu năm Chính phủ đã ban hành và triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 về những
giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước nên kết quả thu ngân sách năm 2011 vượt kế hoạch
25


21,3%. Về chi, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số chi 1.034.244 tỷ đồng. Nhờ
tăng thu NSNN nên đã giảm bội chi từ 5,3% GDP theo Nghị quyết của Quốc hội
xuống còn 4,4%, đây là một động thái tích cực. Tuy nhiên, mặc dù giảm bội chi
song các khoản chi ứng trước, nợ tạm ứng, thiếu hụt nguồn hoàn thuế đã làm cho
kết quả giảm bội chi không có nhiều ý nghĩa về tài khoá.
Bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 theo báo cáo quyết toán là 173.815 tỷ
đồng (5,36% GDP). Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 là 1.038.451
tỷ đồng, tăng 1,9% so với dự toán. Tổng chi ngân sách năm 2012 là 1.170.924 tỷ

đồng, tăng 8,3% so với dự toán.
Mức bội chi ngân sách năm 2013 là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP. Tổng
số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.084.064 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển
nguồn từ năm 2012 sang năm 2013, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2012, thu
huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy
định của Luật ngân sách nhà nước. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là
1.277.710 tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2013 sang năm 2014.
Đây được gọi là sự vỡ kế hoạch.
Năm 2014 dự toán bội chi ngân sách do Bộ Tài chính đưa ra là 224.000 tỷ
đồng, bằng 5,3% GDP. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2014 là 782.700 tỷ đồng.
Trong đó, thu nội địa chiếm 539.000 tỷ, từ dầu thô 85.200 tỷ, thu cân đối từ hoạt
động xuất nhập khẩu 154.000 tỷ và thu viện trợ là 4.500 tỷ. Bên cạnh đó, mức chi
dự toán được đưa ra là 1.006.700 tỷ đồng, bao gồm: chi đầu tư phát triển là 163.000
tỷ, chi trả nợ và viên trợ là 120.000 tỷ, chi phát triển sự nghiệp là 704.400 tỷ. Dự
toán bội chi ước đạt 5.3% GDP.
Năm 2015, thu ngân sách nhà nước đạt mức cao mặc dù giá dầu thô giảm so
với Nghị quyết của Quốc hội (từ 100 USD xuống 56,2 USD/thùng, thấp hơn 0,5
USD/thùng so với giá ước báo cáo Quốc hội). Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm
đạt 996.870 tỷ đồng, tăng 85.770 tỷ đồng so với dự toán và cao hơn mức đã báo cáo
Quốc hội là 69.370 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 1.262.870 tỷ đồng,
tăng 10,1% so với dự toán. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2015 là 256.000 tỷ
đồng, bằng mức đã được Quốc hội cho phép. Tuy nhiên, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà

26


nước năm 2015 bằng 6,1% GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội do quy mô GDP
năm 2015 thực tế giảm so với số đã báo cáo Quốc hội là 291.100 tỷ đồng.
Có thể thấy thâm hụt ngân sách của nước ta trong giai đoạn này không ổn định
và luôn vượt mức thâm hụt ngân sách cho phép của chính phủ là 5% GDP. Thâm

hụt ngân sách được giải thích do suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng tài
chính thế giới, lãi suất và lạm phát ở mức cao cùng với sự thiếu hiệu quả và độ trễ
trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà Việt Nam.
2.1.1.2 Đánh giá tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015:
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và giá dầu thô giảm mạnh, trong giai
đoạn này, chính phủ đã tiến hành nhiều điều chỉnh về chính sách thuế và các khoản
thu ngân sách nhà nước theo hướng tạo thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, có thể
kể đến như việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông từ 25%
xuống còn 22% (áp dụng từ 01/01/2014), gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp, nâng mức giảm trừ gia cảnh với các cá nhân chịu thuế và cá nhân phụ
thuộc,….
Kết quả thực hiện các chính sách trên đã làm giảm tỷ lệ động viên vào ngân
sách nhà nước so với GDP từ 26% bình quân giai đoạn 2006 – 2010 xuống còn 23%
GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2015, trong đó tỷ lệ huy động từ thuế, phí đạt
khoảng 21% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra 22 – 23% GDP.
Cơ cấu thu ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng bền vững
hơn. Tỷ trọng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) tăng từ 58% giai đoạn trước lên
67% giai đoạn này, thu từ dầu thô giảm từ 20% xuống còn 14%. Nguồn thu từ sản
xuất kinh doanh tăng trưởng ở mức cao và trở thành nguồn thu quan trọng của ngân
sách nhà nước, tỷ trọng thu từ doanh nghiệp FDI và khu vực công thương nghiệp và
dịch vụ đều tăng trong giai đoạn này. Nhìn vào cơ cấu thu có thể thấy các khoản thu
dựa vào tài nguyên không tái tạo và mang tính chất một lần đang có xu hướng giảm
mạnh, tuy nhiên, chúng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu ngân sách nước.
2.1.1.3 Đánh giá tình hình chi ngân sách giai đoạn 2011 – 2015:
Trong giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về thu và chi
ngân sách nhà nước, trong đó tập trung thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, triệt
để tiết kiệm; thực hiện tái cấu trúc chi ngân sách nhà nước, tái cơ cấu đầu tư 27


công; tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu chính

phủ; đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công lập
theo hướng tự chủ; tăng cường quản lý quỹ ngân sách nhà nước, kiểm soát, thanh
toán các khoản chi ngân sách; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước với mục đích kiềm
chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Theo dõi tình hình chi ngân sách nhà nước trong 21 năm, nhóm tác giả nhận
thấy, quy mô, cơ cấu và tỷ trọng chi ngân sách nhà nước đang chuyển biến theo
hướng tích cực và bền vững. Trong những năm đầu sau đổi mới, chính phủ tập trung
ngân sách cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội, xây dựng nền tảng cho
một nền kinh tế bền vững sau này. Trên cơ sở đó, cơ cấu chi đang có sự chuyển
dịch, định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giảm tỷ
trọng chi đầu tư phát triển, tăng chi con người, chi phát triển lĩnh vực giáo dục, đào
tạo, khoa học, công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường. Cụ thể, tỷ trọng chi đầu tư phát
triển bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 giảm, đạt
bình quân khoảng 18% tổng dự toán chi ngân sách nhà nước, thấp hơn so với 24,4%
của giai đoạn 2006 - 2010; tỷ trọng chi thường xuyên tăng mạnh, nhằm tăng chi
phát triển con người, nhất là phát triển hệ thống an sinh xã hội.
2.1.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn
2011 – 2015
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách chính phủ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
được thể hiện qua đồ thị sau:

Hình 4: thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015
28


×