Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC



PGS.TS TRƢƠNG THỊ HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các số liệu trong luận văn đƣợc chính tác giả thu thập từ các báo cáo của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai và từ các
nguồn khác. Các số liệu và thông tin trong luận văn này đều có nguồn gốc rõ ràng,
trung thực.

Học viên

Nguyễn Thị Phƣơng Mai


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
Danh mục các phụ lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................2

4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................2
6. Bố cục của luận văn...............................................................................................3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................4
1.1. Tổng quan về dịch vụ phi tín dụng ...................................................................4
1.1.1. Dịch vụ ngân hàng ............................................................................................4
1.1.2. Dịch vụ phi tín dụng ..........................................................................................5
1.1.2.1 Khái niệm về dịch vụ phi tín dụng ..................................................................5
1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng .................................................................6
1.1.3 Các loại hình dịch vụ phi tín dụng .....................................................................6
1.1.3.1 Dịch vụ thanh toán ..........................................................................................6
1.1.3.2 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ...........................................................................9
1.1.3.3 Dịch vụ thẻ ....................................................................................................10
1.1.3.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................................11
1.1.3.5 Dịch vụ ngân quỹ ..........................................................................................12
1.1.3.6 Dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản ................................................................13
1.1.3.7 Dịch vụ tƣ vấn tài chính ................................................................................14


1.1.3.8 Dịch vụ bảo hiểm ..........................................................................................15
1.1.3.9 Dịch vụ đại lý ................................................................................................15
1.1.3.10 Các dịch vụ phi tín dụng khác .....................................................................16
1.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng .......................................................................16
1.2.1. Khái niệm về phát triển dịch vụ phi tín dụng ..................................................16
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng .................................16
1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ phi tín dụng về quy mô…..17
1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh phát triển dịch vụ phi tín dụng về chất
lƣợng…………………………………………………………………………...…..17
1.2.3. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại

...................................................................................................................................19
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch vụ phi tín dụng .................21
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan ..........................................................................................21
1.2.4.2 Nhân tố khách quan .......................................................................................22
1.3 Rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng ..................................................22
1.3.1. Rủi ro tác nghiệp .............................................................................................22
1.3.2 Rủi ro công nghệ và hoạt động ........................................................................23
1.3.3. Rủi ro đạo đức .................................................................................................23
1.4 Cơ sở lý luận về mô hình nghiên cứu ..............................................................24
1.4.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ..............................................................24
1.4.2 Giới thiệu mô hình SERQUAL đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ phi tín dụng .....25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ......................................................................................28
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Đồng Nai ......................................................................................28
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh Đồng Nai ........................................................................................................28
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2014 ....................................30


2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai về quy mô ......................31
2.2.1 Đánh giá môi trƣờng hoạt động dịch vụ ..........................................................31
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai ..................................................... 32
2.2.2.1 Dịch vụ thanh toán ........................................................................................35
2.2.2.2 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ .........................................................................37

2.2.2.3 Dịch vụ thẻ ....................................................................................................39
2.2.2.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử ............................................................................42
2.2.2.5 Dịch vụ ngân quỹ ..........................................................................................46
2.2.2.6 Dịch vụ khác .................................................................................................47
2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai về chất lƣợng .................49
2.3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................49
2.3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ..........................................................................................49
2.3.1.2 Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lƣợng) ..........................................49
2.3.2 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................50
2.3.2.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................................50
2.3.2.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .............................51
2.3.2.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ..........................53
2.3.2.4 Phân tích hồi quy bội.....................................................................................55
2.4 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai .......................57
2.4.1 Thuận lợi ..........................................................................................................57
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................58
2.4.2.1 Hạn chế ..........................................................................................................58
2.4.2.2 Nguyên nhân .................................................................................................60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................61
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI ......................................................................................63


3.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai .........................................63
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai .........................................63

3.2.1 Hoạch định chiến lƣợc phát triển dịch vụ phi tín dụng mang tầm dài hạn ......63
3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng
dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới ..................................................64
3.2.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng
dịch vụ truyền thống..................................................................................................65
3.2.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phi tín dụng theo hƣớng phát triển các dịch
vụ mới........................................................................................................................71
3.2.3.Tăng cƣờng chỉ đạo điều hành trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín
dụng ...........................................................................................................................72
3.2.4. Tăng cƣờng hoạt động marketing ...................................................................72
3.2.5. Phát triển công nghệ ngân hàng ......................................................................73
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực..............................................................74
3.2.7 Hạn chế các rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng .................................76
3.3.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam...........................................................................................................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................77
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ATM:

Máy rút tiền tự động

DV:

Dịch vụ


DVNH:

Dịch vụ ngân hàng

ĐVT:

Đơn vị tính

GATS:

Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ WTO

LC:

Thƣ tín dụng

NH:

Ngân hàng

NHNN:

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHTM:

Ngân hàng thƣơng mại

PGD:


Phòng giao dịch

POS:

Điểm chấp nhận thẻ

TCTD:

Tổ chức tín dụng

TGTT:

Tiền gửi thanh toán

TMCP:

Thƣơng mại cổ phần

TTQT:

Thanh toán quốc tế

UNC:

Ủy nhiệm chi

UNT:

Ủy nhiệm thu


USD:

Đồng đôla Mỹ

WTO:

Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai
(2011 – 2014) ............................................................................................................30
Bảng 2.2: Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai
(2011 – 2014) ............................................................................................................32
Bảng 2.3: Doanh số thanh toán của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai (2011 –
2013)..........................................................................................................................35
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai
(2011 – 2014) ............................................................................................................36
Bảng 2.5: Thu từ dịch vụ thanh toán của NHNo&PTNT Chi nhánh ĐồngNai (2011
– 2014).......................................................................................................................37
Bảng 2.6: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai
(2011 – 2014) ............................................................................................................38
Bảng 2.7: Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng
Nai (2011 – 2014) .....................................................................................................39
Bảng 2.8: Số thẻ của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai (2011 – 2014) ...............40
Bảng 2.9: Thu từ dịch vụ thẻ của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai (2011 –
2014)..........................................................................................................................41
Bảng 2.10: Triển khai các POS của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai (2011 –
2014)..........................................................................................................................41

Bảng 2.11: Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking của
NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai (2011 – 2014) .................................................44
Bảng 2.12: Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng
Nai (2011 – 2014) .....................................................................................................45
Bảng 2.13: Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng
Nai (2011 – 2014) .....................................................................................................45
Bảng 2.14: Thu từ dịch vụ ngân quỹ của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai (2011
– 2014).......................................................................................................................46
Bảng 2.15: Doanh số dịch vụ thu ngân sách của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng
Nai (2011 – 2014) .....................................................................................................48
Bảng 2.16: Thu từ dịch vụ khác của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng Nai (2011 –
2014)..........................................................................................................................48


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................26
Biểu đồ 2.1: Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Đồng
Nai (2011 – 2014) .....................................................................................................33
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát ..................................................................55


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khái 5 thành phần của thang đo Servqual
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi thảo luận
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi chính thức
Phụ lục 4: Bảng mã hóa thang đo
Phụ lục 5: Đánh giá thang đo bằng thống kê mô tả
Phụ lục 6: Đánh giá thang đo bằng hệ số CRONBACH ALPHA
Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố EFA
Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy bội



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho ngành ngân hàng
ở Việt Nam. Sƣ̣ phát triể n ngày càng sâu r ộng của các ngân hàng qu ốc tế có tiềm
lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc ca ̣nh tranh
khố c liê ̣t với các n gân hàng thƣơng mại Việt Nam . Do đó , các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam phải chuẩn bị những bƣớc đi phù hợp để có thể tiếp tục tồn tại và
phát triển vững chắc khi vòng bảo bộ cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ngày
càng phải nới lỏng. Đinh
̣ hƣớng về mở rộng dịch vụ ngân hàng đƣợc nhận định là
chiến lƣợc mang lại triển vọng lớn cho ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
Phát triển dịch vụ phi tín dụng là một trong những bƣớc tiến cần thiết với các
ngân hàng thƣơng mại trong bối cảnh hiện nay, khi mà các hoạt động tín dụng tiềm
ẩn nhiều rủi ro, các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán gặp nhiều khó
khăn. Những năm gần đây, các ngân hàng thƣơng mại đã giảm sự lệ thuộc thu nhập
từ hoạt động tín dụng bằng cách tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng qua việc đa
dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Điều này đã góp phần tích cực để thực hiện một trong
các nội dung cơ cấu lại các tổ chức tín dụng trong đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, yêu
cầu các ngân hàng thƣơng mại phải từng bƣớc chuyển dịch mô hình kinh doanh
theo hƣớng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt
động dịch vụ phi tín dụng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng
Nai cũng không nằm ngoài guồng quay đó, ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong
việc tăng cƣờng tiềm lực tài chính, mở rộng các kênh phân phối hỗ trợ cho việc phát

triển dịch vụ phi tín dụng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên đến nay,
nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng chƣa khai thác hết, còn rất khiêm tốn trong
tổng thu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh
Đồng Nai, tỷ lệ khách hàng tiếp cận và sử dụng còn ít…


2

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả quyết định chọn đề
tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
Hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp vào sự phát triển dịch vụ phi tín dụng của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai
trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ phi tín dụng, các loại

hình dịch vụ phi tín dụng, phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thƣơng mại,
sự cần thiết phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thƣơng mại trong bối
cảnh hiện nay.
-

Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các dịch vụ phi tín dụng (không bao
gồm huy động vốn) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Đồng Nai. Các dịch vụ liên quan đến tín dụng và đầu tƣ không phải là
đối tƣợng liên quan đến đề tài này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai từ năm 2011 đến năm 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh, kết hợp nghiên
cứu định tính và định lƣợng cùng tham khảo các tài liệu để thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính với kỹ thuật thảo
luận nhóm và phỏng vấn thử dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lƣợng
dịch vụ phi tín dụng và tác động của nó đến sự hài lòng của khách hàng qua đó đánh


3

giá sự phát triển dịch vụ phi tín dụng. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng
phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và
phỏng vấn thông qua mạng Internet.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các ký tự chữ, viết tắt, danh mục các
bảng biểu, danh mục các sơ đồ, hình vẽ, danh mục các phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thƣơng
mại
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai


4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về dịch vụ phi tín dụng
1.1.1. Dịch vụ ngân hàng
Theo Tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO) khái niệm về dịch vụ tài chính “là
bất kỳ dịch vụ có tính chất tài chính, đƣợc một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung
cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo
hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)”. Nhƣ
vậy có thể thấy rằng, dịch vụ ngân hàng đƣợc bao hàm trong dịch vụ tài chính. Theo
khái niệm đƣa ra của WTO, dịch vụ ngân hàng đƣợc hiểu là bất cứ dịch vụ nào
đƣợc ngân hàng cung cấp. Dịch vụ ngân hàng đƣợc hiểu là dịch vụ tài chính do
ngân hàng cung cấp bao gồm dịch vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán, tài chính
phái sinh, ngoại hối và các dịch vụ khác.
Trong hiệp định về thƣơng mại dịch vụ (GATS) thì DVNH gắn liền với hoạt
động ngân hàng nhƣ: tiền gửi, cho vay, cho thuê tài chính, chuyển tiền, thanh toán
thẻ, séc, bảo lãnh và cam kết, mua bán các công cụ thị trƣờng tài chính, phát hành
chứng khoán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung
cấp và chuyển giao các thông tin tài chính, dịch vụ tƣ vấn và trung gian hỗ trợ tài
chính khác.
Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng chịu sự điều tiết của luật TCTD 2010. Tuy
nhiên, Luật lại không đƣa ra định nghĩa và giải thích nhƣ thế nào DVNH mà chỉ đề
cập đến thuật ngữ hoạt động ngân hàng, cụ thể trong chƣơng 4 - luật TCTD 2010 đề
cập đến hoạt động ngân hàng của NHTM bao gồm các hoạt động nhận tiền gửi, cấp

tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Qua những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu DVNH bao gồm toàn bộ những
hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…. của ngân hàng nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận.


5

1.1.2. Dịch vụ phi tín dụng
1.1.2.1 Khái niệm về dịch vụ phi tín dụng
Theo từ điển thuật ngữ ngân hàng của Nhà xuất bản giáo dục Barron, xuất bản
lần thứ 5 của Thomas P. Fitch định nghĩa về dịch vụ phi tín dụng: Dịch vụ phi tín
dụng (non credit banking services) là các dịch vụ ngân hàng dựa trên lệ phí không
liên quan đến việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các ngân hàng đại
lý hoặc khách hàng doanh nghiệp. Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có thể là một
nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Theo tài liệu dự án “Khảo sát và đánh giá dịch vụ phi tín dụng ngân hàng Việt
Nam” của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu, dịch vụ phi tín dụng là bất cứ dịch vụ
hoặc sản phẩm nào cung cấp bởi ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính mà không
phải là những dịch vụ tín dụng. Dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ đƣợc ngân hàng
cung cấp tới khách hàng đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm
trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập nhất định, không
bao gồm dịch vụ tín dụng.
Nhƣ vậy, dịch vụ phi tín dụng là toàn bộ các dịch vụ ngân hàng không kể dịch
vụ tín dụng, nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng. Điểm khác biệt
cơ bản so với dịch vụ tín dụng là khi thực hiện các dịch vụ phi tín dụng, ngân hàng
không thu lãi mà thu các khoản phí từ dịch vụ do mình cung cấp. Trong phạm vi đề
tài này, dịch vụ phi tín dụng đƣợc hiểu là những dịch vụ mà khi NHTM cung cấp
theo yêu cầu của khách hàng sẽ mang lại cho ngân hàng một khoản thu nhập nhất
định; không bao gồm hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của NHTM.

Có thể khái quát và đƣa ra khái niệm dịch vụ phi tín dụng nhƣ sau:
Dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ ngân hàng mang lại nguồn thu cho các
ngân hàng ngoài nguồn thu từ lãi tín dụng thể hiện qua các khoản thu từ dịch vụ
thanh toán, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử,
dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản, dịch vụ thông tin tƣ vấn, dịch
vụ bảo hiểm, …


6

1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ phi tín dụng
Cũng giống nhƣ dịch vụ, dịch vụ phi tín dụng mang đầy đủ những thuộc tính
chung của dịch vụ, cụ thể:
 Tính vô hình: tính chất này xuất phát từ bản chất của dịch vụ. Dịch vụ không
thể cảm nhận trƣớc khi mua. Khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng sẽ
khó biết đƣợc chất lƣợng của dịch vụ trƣớc khi tiêu dùng, chỉ có thể đánh giá chất
lƣợng dịch vụ sau khi đã mua và sử dụng dịch vụ thông qua các tiện ích mà dịch vụ
đó mang lại.
 Quá trình cung ứng dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời: Dịch vụ
của ngân hàng cung cấp thƣờng không có sản phẩm dở dang, không thể dự trữ để
khi thị trƣờng cần thì đƣa ra tiêu thụ nhƣ hàng hóa vì quá trình sản xuất và tiêu dùng
diễn ra đồng thời. Dịch vụ của ngân hàng chỉ bắt đầu khi khách hàng đến ngân hàng
đƣa ra các yêu cầu đƣợc phục vụ và kết thúc khi yêu cầu đó đƣợc đáp ứng.
 Tính không đồng nhất: Dịch vụ gắn chặt với ngƣời cung cấp dịch vụ, chất
lƣợng dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ uy tín của doanh nghiệp cung cấp,
công nghệ, cá nhân thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng…) mà các yếu tố này lại
thƣờng xuyên biến động do đó mà chất lƣợng dịch vụ cũng thƣờng thay đổi.
Ngoài những đặc trƣng chung của dịch vụ ngân hàng thì các dịch vụ phi tín
dụng của ngân hàng còn có những đặc trƣng riêng: doanh thu, chi phí cho các dịch
vụ phi tín dụng của ngân hàng không bao gồm các khoản lãi thu đƣợc từ việc cấp

tín dụng cho khách hàng hay lãi phải trả từ việc vay vốn của khách hàng. Việc cung
cấp các dịch vụ phi tín dụng cho khách hàng không tuân theo nguyên tắc hoàn trả.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ phi tín dụng
1.1.3.1 Dịch vụ thanh toán
Trung gian thanh toán là một trong những hoạt động truyền thống của NHTM.
Thanh toán qua ngân hàng ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi, thay thế cho thanh
toán không dùng tiền mặt và dịch vụ này đang trở thành nhu cầu không thể thiếu
của khách hàng cá nhân cũng nhƣ doanh nghiệp. Với các tiện ích mà hình thức
thanh toán qua ngân hàng mang lại cho khách hàng cũng nhƣ hiểu đƣợc tầm quan


7

trọng của dịch vụ này trong việc góp phần gia tăng nguồn vốn huy động có chi phí
thấp và nguồn thu nhập từ phí cho ngân hàng, các NHTM đã tập trung nhiều nỗ lực
cho phát triển lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế.
Thanh toán qua ngân hàng bao gồm thanh toán trong nƣớc và thanh toán quốc tế.
- Thanh toán trong nƣớc
 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC): là phƣơng thức thanh toán đƣợc ngân
hàng thực hiện theo UNC của khách hàng bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản
TGTT của khách hàng lập UNC sang tài khoản TGTT của bên thụ hƣởng. Thanh
toán bằng UNC đƣợc sử dụng phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của
khách hàng hoặc nhu cầu thanh toán các giao dịch hàng hóa, dịch vụ, trả nợ, nộp
thuế…
 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT): là phƣơng thức thanh toán mà khách
hàng lập UNT theo mẫu của ngân hàng để ủy nhiệm ngân hàng thu hộ tiền từ ngƣời
mua, ngƣời nhận cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên cở sở hợp đồng thƣơng mại giữa
hai bên. Thanh toán bằng UNT chỉ sử dụng để thanh toán cho việc mua bán hàng
hóa – dịch vụ với điều kiện hai bên mua bán phải thống nhất về việc sử dụng
phƣơng thức thanh toán này và bên mua phải thông báo bằng văn bản cho ngân

hàng phục vụ mình về việc áp dụng thể thức UNT để ngân hàng làm căn cứ tổ chức
thực hiện thanh toán, trong trƣờng hợp này ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán
không ràng buộc nghĩa vụ phải thu đƣợc tiền cho bên thụ hƣởng.
 Thanh toán bằng séc: séc là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản
lập dƣới dạng văn bản yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chi trả một số
tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản
TGTT của ngƣời ký phát séc cho ngƣời thụ hƣởng có tên trên tờ séc hoặc trả theo
lệnh của ngƣời thụ hƣởng hoặc trả cho ngƣời xuất trình.
- Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế: là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ liên quan
đến các mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại và các mối quan hệ khác phi kinh tế giữa


8

các tổ chức, công ty, cá nhân các nƣớc với nhau thông qua hoạt động của hệ thống
ngân hàng có quan hệ đại lý trên toàn thế giới.
Phƣơng thức thanh toán quốc tế: là cách thức thực hiện việc giao hàng và trả
tiền của một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng. Trong
TTQT hiện nay, thƣờng sử dụng các phƣơng thức thanh toán nhƣ: phƣơng thức
chuyển tiền, phƣơng thức nhờ thu, phƣơng thức giao chứng từ trả tiền và phƣơng
thức tín dụng chứng từ.
 Phƣơng thức thanh toán chuyển tiền: là phƣơng thức thanh toán đơn giản
nhất, trong đó một khách hàng (ngƣời mua, ngƣời trả tiền, ngƣời nhập khẩu..) yêu
cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho ngƣời hƣởng lợi
(ngƣời bán, ngƣời xuất khẩu, ngƣời nhận tiền) ở một địa điểm xác định trong một
thời gian nhất định. Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu là
hình thức chuyển tiền bằng điện và hình thức thƣ chuyển tiền.
 Phƣơng thức thanh toán nhờ thu: là phƣơng thức thanh toán trong đó công ty
xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ sẽ tiến

hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ công ty nhập khẩu dựa trên
cơ sở hối phiếu và bộ chứng từ do công ty xuất khẩu xuất trình. Phƣơng thức thanh
toán nhờ thu thực hiện với hai hình thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
 Phƣơng thức thanh toán giao chứng từ trả tiền: là phƣơng thức thanh toán mà
trong đó công ty nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu ngân hàng bên
xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho công ty xuất
khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo đúng thỏa thuận.
 Phƣơng thức tín dụng chứng từ: là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân
hàng (ngân hàng mở thƣ tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (ngƣời
yêu cầu mở thƣ tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp
nhận những yêu cầu của ngƣời hƣởng lợi khi những điều kiện quy định trong thƣ tín
dụng đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ.


9

1.1.3.2 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đƣợc các ngân hàng cung cấp với nhiều phƣơng
thức giao dịch khác nhau nhƣ: giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, giao sau.
 Giao dịch giao ngay: là giao dịch trong đó hai bên thỏa thuận trao đổi hai
đồng tiền khác nhau theo tỷ giá thỏa thuận vào một thời điểm cụ thể và việc chuyển
giao ngoại tệ đƣợc thực hiện chậm nhất trong vòng hai ngày làm việc. Mục đích sử
dụng giao dịch giao ngay: thứ nhất, nghiệp vụ giao ngay có tác dụng đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu ngoại tệ của các đối tƣợng tham gia trên thị trƣờng khi cần mua bán
ngoại tệ; thứ hai, giao dịch giao ngay không chỉ tạo điều kiện cho ngân hàng thu
đƣợc lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá bán so với tỷ giá mua và phí, mà còn
cân đối ngoại tệ đảm bảo kiểm soát đƣợc trạng thái ngoại hối theo quy định của
ngân hàng trung ƣơng.
 Giao dịch kỳ hạn: là giao dịch vào thời điểm hiện tại hai bên mua bán thỏa
thuận sẽ chuyển giao cho nhau một số ngoại tệ nhất định theo tỷ giá đã thỏa thuận

trƣớc vào một ngày xác định trong tƣơng lai. Mục đích sử dụng giao dịch kì hạn:
giao dịch hối đoái kì hạn đƣợc coi nhƣ công cụ phòng ngừa rủi ro khi tỷ giá biến
động cho các đối tƣợng tham gia thị trƣờng hối đoái.
 Giao dịch hoán đổi ngoại tệ: là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số
lƣợng ngoại tệ trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá
của hai giao dịch đƣợc xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Mục đích sử dụng
giao dịch hoán đổi: các đối tƣợng tham gia trên thị trƣờng hối đoái sử dụng giao
dịch hối đoái hoán đổi nhƣ kĩ thuật phòng ngừa rủi ro khá hoàn hảo khi tỷ giá hối
đoái hoán đổi; các ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ này vừa giải quyết đƣợc nhu
cầu ngoại tệ trong kinh doanh, vừa đảm bảo kinh doanh có lời và phòng chống rủi
ro. Bên cạnh đó, giao dịch hoán đổi còn đƣợc sử dụng nhƣ công cụ đầu cơ khá phổ
biến trên thị trƣờng hối đoái.
 Giao dịch quyền chọn: là hợp đồng mua bán quyền để thực hiện việc mua
bán ngoại tệ trong đó ngƣời mua quyền có quyền nhƣng không bắt buộc phải mua
hoặc bán một số lƣợng ngoại tệ nhất định với tỷ giá đƣợc thỏa thuận trƣớc vào một


10

ngày xác định trong tƣơng lai hoặc trong một thời gian nhất định sau khi đã trả một
khoản phí (premium) cho ngƣời bán quyền chọn ngay từ lúc ký hợp đồng. Có hai
loại quyền chọn là quyền chọn mua và quyền chọn bán. Mục đích sử dụng giao dịch
hối đoái quyền chọn: giao dịch này có thể sử dụng cho cả hai mục tiêu là đầu cơ và
phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
 Giao dịch giao sau: là giao dịch trong đó hai bên mua bán thỏa thuận với
nhau sẽ chuyển giao cho nhau một số lƣợng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định
trƣớc vào một ngày cụ thể trong tƣơng lai thông qua sở giao dịch. Mục đích sử dụng
giao dịch hối đoái giao sau: giao dịch này có thể sử dụng cho cả hai mục tiêu là đầu
cơ sinh lời và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
1.1.3.3 Dịch vụ thẻ

Thanh toán bằng thẻ: thẻ thanh toán là phƣơng tiện thanh toán do các ngân
hàng phát hành. Chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện việc thanh toán tiền hàng hóa,
dịch vụ hoặc nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản tại các máy, các quầy tự động của
ngân hàng. Để đƣợc sử dụng thẻ ngân hàng, khách hàng phải thực hiện thủ tục đăng
ký sử dụng thẻ tại các NHTM. Các NHTM ngày nay đang cung cấp cho khách hàng
hai loại thẻ phổ biến nhất là thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
 Thẻ ghi nợ: là loại thẻ gắn liền với tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng. Khách hàng có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt; thanh toán, chi trả tiền mua
hàng hoá, dịch vụ ở bất kỳ điểm bán hàng nào có đặt máy đọc thẻ của NHTM. Khi
khách hàng sử dụng loại thẻ này để thanh toán thì giá trị giao dịch đƣợc khấu trừ
ngay vào tài khoản của khách hàng.
 Thẻ tín dụng: là loại thẻ đƣợc sử dụng phổ biến, NHTM cho phép chủ thẻ
không cần có số dƣ trên tài khoản và đƣợc sử dụng một hạn mức tín dụng nhất định.
Đây là loại thẻ “tiêu tiền trƣớc, trả tiền sau”, ngƣời sử dụng thẻ đƣợc tổ chức phát
hành thẻ ứng tiền trƣớc để tiêu dùng và chỉ phải thanh toán toàn bộ, hoặc một phần
vào cuối mỗi tháng. Việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ đƣợc thực hiện tại những nơi
có máy đọc thẻ và tại các điểm bán lẻ có các ký hiệu của loại thẻ tín dụng mà chúng


11

chấp nhận. Các NHTM thƣờng cấp thẻ tín dụng cho các khách hàng có quan hệ
thƣờng xuyên, có tình hình tài chính tốt, luôn đảm bảo khả năng thanh toán.
1.1.3.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử đƣợc giải thích nhƣ là dịch vụ cho phép khách hàng
có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập thông tin, thực hiện các
giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên tài khoản lƣu ký tại ngân hàng đó và đăng
ký sử dụng dịch vụ mới. Hiện nay, dịch vụ ngân hàng đƣợc các ngân hàng cung cấp
qua các kênh sau đây:
 Call centre: ngân hàng cung cấp một số đƣờng dây điện thoại cố định để

khách hàng khi gọi đến số điện thoại này có thể yêu cầu nhân viên ngân hàng thực
hiện một số giao dịch hoặc yêu cầu sự hỗ trợ, tƣ vấn về các sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng. Ƣu điểm của Call centre là khách hàng đƣợc cung cấp các thông tin một
cách linh hoạt, nhanh, chính xác. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của dịch vụ Call centre lại
cần có nhân viên trực 24/24 giờ.
 Phone banking: là một hệ thống tự động trả lời thông tin về dịch vụ, sản
phẩm ngân hàng qua điện thoại hoạt động 24/24h. Đặc điểm của Phone Banking là
hệ thống này hoàn toàn làm việc tự động dựa trên chƣơng trình đã đƣợc lập trình
sẵn, dịch vụ ngân hàng này đƣợc cung cấp qua một hệ thống máy chủ và phần mềm
quản lý đặt tại ngân hàng, liên kết với khách hàng thông qua tổng đài của dịch
vụ.Khách hàng có thể nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân
hàng quy ƣớc để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết đã đƣợc ấn định trƣớc
nhƣ thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân của
khách hàng…..
 Mobile banking: là dịch vụ trực tuyến không dây giúp khách hàng thực hiện
giao dịch với ngân hàng một cách an toàn và tiện lợi khi đang ở bên ngoài chỉ với
một thiết bị di động. Dịch vụ này giúp khách hàng sử dụng một cách dễ dàng hầu
hết các chức năng và dịch vụ Internet Banking. Phƣơng thức này đƣợc ra đời nhằm
giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự
động không có ngƣời phục vụ. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại di động để


12

kiểm tra số dƣ tài khoản; liệt kê giao dịch; thông báo số dƣ, tỷ giá và lãi suất; thanh
toán hóa đơn tiền điện, nƣớc, điện thoại, internet….
 Internet Banking: là một kênh phân phối dịch vụ ngân hàng qua mạng
Internet. Với một thiết bị điện tử có kết nối Internet, khách hàng đã có thể thực hiện
truy cập vào Internet Banking ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời điểm nào. Khách hàng
có tài khoản tại ngân hàng với mã truy cập (Username) và mật khẩu truy cập

(Passwword) do ngân hàng cung cấp có thể theo dõi các giao dịch phái sinh cũng
nhƣ tự mình thực hiện các giao dịch trên tài khoản của mình. Đây là kênh cho phép
khách hàng đƣợc đặt lệnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thực hiện việc chuyển
tiền, thanh toán hoặc kiểm soát hoạt động của tài khoản cá nhân, tổ chức thông qua
mạng Internet.
 Home banking: là một kênh sản phẩm ngân hàng điện tử có tính bảo mật cao
nhờ hoạt động trên mạng thông tin cục bộ (mạng intranet) giữa ngân hàng và khách
hàng. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng chỉ cần một máy tính và modem tại nhà,
tại văn phòng công ty để kết nối vào mạng của ngân hàng. Đây là dịch vụ cho phép
khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, chi trả hộ qua
các ngân hàng các chi phí cần thanh toán của chủ tài khoản…nhằm đáp ứng nhu cầu
chi tiêu qua tài khoản cá nhân tại nhà mà không cần phải đến ngân hàng giao dịch.
1.1.3.5 Dịch vụ ngân quỹ
Dịch vụ ngân quỹ là những dịch vụ do NHTM cung ứng nhằm đáp ứng nhu
cầu quản lý ngân quỹ, kiểm soát dòng tiền, hoạt động thu chi của khách hàng một
cách an toàn và hiệu quả. Những dịch vụ này giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc thời
gian và chi phí, giảm thiểu rủi ro trong việc vận chuyển, kiểm đếm, cất giữ tiền mặt,
tăng hiệu quả trong quản lý tiền mặt. Khi sử dụng các dịch vụ ngân quỹ thì khách
hàng phải trả một khoản phí cho ngân hàng nhờ đó giúp ngân hàng gia tăng nguồn
thu nhập từ phí, tăng cơ hội bán chéo các sản phẩm khác cho khách hàng. Các dịch
vụ ngân quỹ phổ biến hiện nay đƣợc các NHTM cung cấp nhƣ là: dịch vụ thu hộ,
dịch vụ chi hộ, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ trả hộ tiền lƣơng qua ngân hàng.


13

 Dịch vụ thu hộ: là một dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, NHTM sẽ thay
mặt khách hàng thực hiện việc thu tiền các khoản phải thu của khách hàng phát sinh
khi bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ và ghi Có vào tài khoản tiền gửi thanh toán
của khách hàng. Dịch vụ này thƣờng đƣợc ngân hàng cung cấp cho các khách hàng

có số lƣợng các hóa đơn phải thu định kỳ phát sinh thƣờng xuyên nhƣ: công ty điện
lực, công ty cấp nƣớc, công ty bƣu chính viễn thông, công ty bảo hiểm nhân thọ…
 Dịch vụ chi hộ: là một dịch vụ trong đó NHTM sẽ tự động trích tiền từ tài
khoản tiền gửi thanh toán (TGTT) của khách hàng để thanh toán các hóa đơn và các
khoản phải trả khác cho nhà cung cấp, đối tác của khách hàng hay cho bên thụ
hƣởng do khách hàng chỉ định. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà ngân hàng có
thể thực hiện việc chi hộ bằng chuyển khoản hay tiền mặt. Dịch vụ này thích hợp
cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán các hóa đơn hay các khoản phải trả
cho nhà cung cấp.
 Dịch vụ cho thuê két sắt: là dịch vụ do NHTM cung ứng nhằm đáp ứng nhu
cầu cất giữ tài sản quan trọng và quý giá của khách hàng thông qua việc cho khách
hàng thuê hệ thống két sắt của NHTM. Đối tƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ này
là các cá nhân và tổ chức có nhu cầu cất giữ những tài sản quý giá nhằm mục đích
an toàn.
 Dịch vụ trả hộ tiền lƣơng qua ngân hàng: là dịch vụ mà trong đó ngân hàng
sẽ thay mặt khách hàng thực hiện việc chi trả lƣơng định kỳ cho nhân viên của
khách hàng theo hợp đồng cung ứng dịch vụ do ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận trƣớc. Định kỳ, căn cứ bảng lƣơng do khách hàng cung cấp, NHTM sẽ tiến
hành trích tiền từ tài khoản của khách hàng để ghi Có vào tài khoản tiền gửi thanh
toán của toàn bộ nhân viên của khách hàng. Dịch vụ này thích hợp cho các doanh
nghiệp có nhu cầu trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên của mình qua hệ thống ngân
hàng.
1.1.3.6 Dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản
Dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản là một dịch vụ trong đó NHTM nhận ủy
thác từ khách hàng và thay mặt khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên


14

quan đến tài sản của khách hàng sao cho có lợi nhất cho khách hàng. Để thực hiện

dịch vụ này, ngân hàng và khách hàng sẽ ký một hợp đồng ủy thác và quản lý tài
sản trong đó quy định rõ các quyền thay mặt khách hàng của ngân hàng.Thông qua
dịch vụ này sẽ giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc chi phí quản lý tài sản và nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của mình. Đối với ngân hàng, dịch vụ mang lại
cho ngân hàng một nguồn thu nhập từ phí ủy thác và quản lý tài sản, góp phần gia
tăng nguồn tiền gửi cho ngân hàng thông qua việc nhận và quản lý tài sản. Có nhiều
loại dịch vụ ủy thác khác nhau dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh
nghiệp.
 Dịch vụ ủy thác cung ứng cho khách hàng cá nhân bao gồm: quản lý di sản,
quản lý tài sản theo hợp đồng ký kết, ủy thác giám hộ.
 Dịch vụ ủy thác đối với các doanh nghiệp: dịch vụ này ngân hàng thƣờng
làm thay các doanh nghiệp trong các hoạt động nhƣ quản lý quỹ hƣu trí, phân chia
lợi nhuận, chia tiền thƣởng cổ phần, ủy thác trong việc phát hành cổ phiếu, trái
phiếu…
1.1.3.7 Dịch vụ tƣ vấn tài chính
Tƣ vấn là việc đƣa ra các trợ giúp của nhà tƣ vấn cho ngƣời đƣợc tƣ vấn trên
nhiều lĩnh vực hoạt động.Với lợi thế am hiểu thị trƣờng tài chính và môi trƣờng
kinh doanh nhờ vào danh mục khách hàng đa dạng mà ngân hàng từng giao dịch
cùng với một đội ngũ chuyên gia về tài chính của mình thì đây là lĩnh vực mà các
ngân hàng có ƣu thế rất lớn và đang đƣợc nhiều ngân hàng quan tâm phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần gia tăng thu nhập đồng thời hỗ trợ
cho ngân hàng phát triển các dịch vụ kinh doanh khác.
Các NHTM có thể cung cấp cho khách hàng các thông tin nhƣ tỷ giá hối đoái,
thị trƣờng chứng khoán, giá cả hàng hóa, tình hình tài chính của khách hàng chuẩn
bị giao dịch với doanh nghiệp. Trong hoạt động tƣ vấn ngân hàng có khả năng cung
ứng cho khách hàng có các dịch vụ nhƣ: tƣ vấn lập dƣ án đầu tƣ, quản lý hiệu quả
dòng tiền, xác định một cơ cấu vốn hiệu quả, tƣ vấn trong quản lý rủi ro kinh doanh,
tƣ vấn về thuế, huy động vốn qua kênh thị trƣờng chứng khoán…



×