BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------
TRƯƠNG DUYÊN TRÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
------------------
TRƯƠNG DUYÊN TRÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Viết Tiến
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Hồ Viết Tiến. Những số liệu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá trong bài nghiên cứu do tác giả thu thập
được ghi chú nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu trong
thực tiễn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Người thực hiện
Trương Duyên Trân
năm 2014
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ, đồ thị
Phần mở đầu ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4
Chương 1: Cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên quan .................................. 5
1.1. Khái quát các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng ......... 5
1.1.1. Phân tích các hệ số tài chính ................................................................... 5
1.1.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ...................................... 5
1.1.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro hoạt động ........................................ 7
1.1.2. Phân tích CAMELS ................................................................................ 7
1.1.3. Đo lường giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) ............................................... 8
1.1.4. Phân tích hiệu quả biên........................................................................... 8
1.1.4.1. Cách tiếp cận tham số ............................................................................ 8
1.1.4.2. Cách tiếp cận phi tham số ............................................................... 9
1.2. Các nghiên cứu có liên quan ......................................................................... 10
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 15
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu .............................................. 16
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam và mẫu nghiên cứu .................. 16
2.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam ........................................ 16
2.1.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24
2.2.1. Mô hình phân tích bao dữ liệu DEA ..................................................... 24
2.2.2. Mô hình hồi quy OLS ........................................................................... 27
2.3. Dữ liệu.......................................................................................................... 27
2.3.1. Đầu vào, đầu ra mô hình DEA .............................................................. 27
2.3.2. Mô hình hồi quy OLS ........................................................................... 31
2.3.2.1. Khái quát mô hình ........................................................................ 31
2.3.2.2. Phân tích các biến trong mô hình hồi quy OLS ............................. 32
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 38
Chương 3: Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 39
3.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 39
3.1.1. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA .......................... 39
3.1.2. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy OLS .............. 41
3.2. Hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................... 42
3.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Việt Nam ............................................................................................................. 45
3.3.1. Kết quả hồi quy .................................................................................... 45
3.3.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai thay đổi
và hiện tượng tự tương quan ........................................................................... 48
3.3.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................ 48
3.3.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ................................... 48
3.3.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................ 48
3.3.2.4. Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi ................................... 48
3.3.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam ................................................................................................. 50
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 56
Chương 4. Kết luận ........................................................................................... 57
4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................................... 57
4.2. Một số khuyến cáo .................................................................................. 58
4.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Việt
Viết đầy đủ tiếng Anh
1
ABB
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Binh Commercial Joint
An Bình
Stock Bank
2
ACB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Asia Commercial Joint
Á Châu
Stock Bank
3
AE
Hiệu quả phân bổ
4
BIDV
Ngân hàng Thương mại cổ phần Joint Stock Commercial
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bank for Investment and
Development of Vietnam
5
CE
Hiệu quả chi phí
Cost efficiency
6
CRS
Lợi nhuận không đổi theo quy
mô
Constant returns to scale
7
CRSTE
Hiệu quả kỹ thuật từ mô hình
phân tích bao dữ liệu với giả
định lợi nhuận không đổi theo
quy mô
Technical efficiency from
Constant returns to scale
Data envelopment analysis
8
CTG
Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietnam Joint Stock
Công Thương Việt Nam
Commercial Bank for
Industry and Trade
9
DEA
Phân tích bao dữ liệu
Data envelopment analysis
10
DEAP
2.1
Chương trình phân tích bao dữ
liệu phiên bản 2.1
A data envelopment
analysis (computer)
program version 2.1
11
DFA
Phương pháp tiếp cận phân phối Distribution free approach
tự do
12
DMU
Đơn vị ra quyết định
Decision making unit
13
DRS
Hiệu suất giảm theo quy mô
Decreasing returns to scale
14
EAB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Dong A Commercial Joint
Đông Á
Stock Bank
Allocative efficiency
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Việt
Viết đầy đủ tiếng Anh
15
EIB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietnam Export Import
Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Commercial Joint Stock
Bank
16
EPS
Tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu
Earnings per share
17
EVA
Giá trị kinh tế tăng thêm
Economic value added
18
HDB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ho Chi Minh City
Phát triển Thành phố Hồ Chí
Development Joint Stock
Minh
Commercial Bank
19
IRS
Hiệu suất tăng theo quy mô
20
MB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Military Commercial Joint
Quân đội
Stock Bank
21
MSB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Maritime Commercial
Hàng Hải Việt Nam
Joint Stock Bank
22
NIM
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Net interest margin
23
NOPAT
Lợi nhuận hoạt động trước lãi
vay và sau thuế
Net operating profit after
tax
24
OLS
Bình phương nhỏ nhất thông
thường
Ordinary least square
25
PNB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Southern Commercial
Phương Nam
Joint Stock Bank
26
PTE
Hiệu quả kỹ thuật thuần
27
ROA
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Return on total assets ratio
28
ROE
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ
phần
Return on equity ratio
29
SD
Độ lệch chuẩn
Standard deviation
30
SE
Hiệu quả quy mô
Scale efficiencies
31
SFA
Phân tích biên ngẫu nhiên
Stochastic frontier analysis
32
SHB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Saigon-Hanoi Commercial
Sài Gòn – Hà Nội
Joint Stock Bank
Increasing returns to scale
Pure technical efficiency
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ tiếng Việt
Viết đầy đủ tiếng Anh
33
STB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Saigon Thuong Tin
Sài Gòn Thương Tín
Commercial Joint Stock
Bank
34
STT
Số thứ tự
35
TC
Tổng vốn đầu tư
36
TCB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietnam Technological
Kỹ thương Việt Nam
and Commercial Joint
Stock Bank
37
TE
Hiệu quả kỹ thuật
Technical efficiency
38
TFP
Tổng năng suất nhân tố
Total factor productivity
39
TMCP
Thương mại cổ phần
40
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
41
VAMC
Công ty quản lý tài sản của các
tổ chức tín dụng Việt Nam
42
VCB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Joint Stock Commercial
Ngoại thương Việt Nam
Bank for Foreign trade of
Vietnam
43
VPB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Vietnam Prosperity Joint
Việt Nam Thịnh Vượng
Stock Commercial Bank
44
VRS
Lợi nhuận thay đổi theo quy mô
Variable returns to scale
45
VRSTE
Hiệu quả kỹ thuật từ mô hình
phân tích bao dữ liệu với giả
định lợi nhuận thay đổi theo
quy mô
Technical efficiency from
Variable returns to scale
Data envelopment analysis
46
WACC
Chi phí sử dụng vốn bình quân
Weighted Average Cost of
Capital
47
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization
Total capital
Vietnam Asset
Management Company
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Cơ cấu tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng
Việt Nam
16
2
Bảng 2.2.
Vốn điều lệ của 40 ngân hàng thương mại
Việt Nam
17
3
Bảng 2.3
Danh sách 16 ngân hàng trong mẫu nghiên
cứu
23
4
Bảng 2.4
Đầu vào, đầu ra của mô hình DEA của một số
nghiên cứu
28
5
Bảng 2.5
Các biến sử dụng trong mô hình DEA
30
6
Bảng 2.6
Các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy
OLS
36
7
Bảng 3.1
Thống kê tóm tắt các biến sử dụng trong mô
hình DEA
39
8
Bảng 3.2
Thống kê tóm tắt các biến độc lập sử dụng
trong mô hình hồi quy OLS
41
9
Bảng 3.3
Thống kê tóm tắt hiệu quả của các ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2012
42
10
Bảng 3.4
Kết quả hồi quy lần 1
46
11
Bảng 3.5
Kết quả hồi quy lần 2
46
12
Bảng 3.6
Kết quả hồi quy lần 3
47
13
Bảng 3.7
Kết quả mô hình hồi quy 1 sau khi khắc phục
hiện tượng phương sai thay đổi
49
14
Bảng 3.8
Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình hồi quy
OLS các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam
50
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
1
Hình, đồ thị
Hình 2.1
Nội dung
Trang
Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng qua các
năm
21
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người
thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau, hoặc
có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và có thể không kịp thời. Với hoạt động tín dụng,
các ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành
phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân
hàng cũng cung cấp các dịch vụ tài chính khác như dịch vụ thanh toán, giữ hộ, phát
hành thẻ,… Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của ngành ngân hàng đối
với nền kinh tế. Ngành ngân hàng là ngành kinh tế chủ chốt quan trọng, chi phối và
có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), các Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh
gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển. Từ
năm 2007, các Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100%
vốn nước ngoài tại Việt Nam. Áp lực cạnh tranh đã giúp hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã có những chuyển biến tích cực về quy mô hoạt động, chất lượng dịch vụ,
năng lực tài chính. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém như tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lợi nhuận giảm
mạnh thậm chí thua lỗ, xu hướng cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng.
Do đó, đứng ở góc độ quản lý nhà nước, nhà đầu tư hay các cấp quản trị trong nội
bộ ngân hàng thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng đều có ý nghĩa rất lớn.
Theo Heffernan and Fu (2008), có hai phương pháp tiếp cận riêng biệt để
đánh giá hiệu quả ngân hàng, thứ nhất là tập trung vào các phương pháp tham số và
phi tham số để ước tính lợi nhuận và chi phí biên hiệu quả như phân tích bao dữ liệu
(DEA) hoặc phân tích biên ngẫu nhiên (SFA), thứ hai là xem xét những yếu tố đo
lường lợi nhuận của ngân hàng, thường được đo bằng ROA, ROE, NIM, EVA. Xuất
2
phát từ tính cấp thiết của đề tài và những ưu điểm của mô hình phân tích bao dữ liệu
(DEA), tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Xem xét, phân tích các yếu tố nội bộ, các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế tác
động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn phải trả lời được các câu
hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay như thế nào?
Thứ hai, trong các nhân tố bên trong của ngân hàng và các nhân tố bên ngoài
của nền kinh tế, nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam?
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Hiệu quả được đánh giá dựa vào khả năng chuyển hóa các
đầu vào thành các đầu ra, đồng thời phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả này.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động 16 ngân hàng thương mại
Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012, bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước và
ngân hàng thương mại cổ phần. Tác giả chọn giai đoạn 2007-2012 làm giai đoạn
phân tích vì đây là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời các thông
3
tin do các ngân hàng công bố được sử dụng để phân tích định lượng cũng khá đầy
đủ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp
phân tích định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể như sau:
- Luận văn ước tính hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam bằng mô hình phân tích bao dữ liệu (DEA) với sự hỗ trợ của phần mềm Data
Envelopment Analysis (Computer) Program version 2.1 (DEAP 2.1);
- Luận văn sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (mô hình
hồi quy OLS) để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Dữ liệu sử dụng phân tích định lượng được thu thập từ báo cáo tài chính đã
kiểm toán, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại, số liệu được công
bố trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê và dữ liệu
từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Các dữ liệu này tương đối
đáng tin cậy.
Trước khi bắt đầu thực hiện luận văn, tác giả kỳ vọng các ngân hàng thương
mại Việt Nam hoạt động tương đối hiệu quả mặc dù trong khoảng hai năm gần đây
ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động lớn khiến các ngân hàng thương mại
bộc lộ nhiều yếu kém. Mặt khác, ngân hàng là trung gian tài chính, được xem là
xương sống của nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng sẽ chịu tác động tổng hợp
bởi rất nhiều nhân tố. Tác giả kỳ vọng thông qua phương pháp phân tích định lượng
sẽ tìm được các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam, từ đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản trị ngân hàng
có thể đưa ra chính sách quản lý, quyết định đầu tư mang lại hiệu quả tối ưu cho
ngân hàng.
4
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài Phần mở đầu, luận văn bao gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1. Khái quát các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng:
Theo Aubyn et al (2009), hiệu quả về cơ bản là sự so sánh giữa đầu vào được
sử dụng trong một số hoạt động và kết quả được tạo ra. Nói đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy vào chủ thể, mục tiêu đánh giá.
Nhìn chung, hiện nay có 04 phương pháp chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của
ngân hàng là phân tích các hệ số tài chính, phân tích CAMELS, đo lường giá trị
kinh tế tăng thêm (EVA) và phân tích hiệu quả biên.
1.1.1. Phân tích các hệ số tài chính:
Phân tích hệ số tài chính là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong
việc đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Phương pháp này có thể được thực hiện dễ dàng dựa trên số liệu sẵn có từ báo cáo
tài chính của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, có nhiều hệ số tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng, tương ứng với các mục tiêu đánh giá khác nhau mà hệ số tài
chính được sử dụng cũng khác nhau. Nhìn chung, hai nhóm hệ số tài chính quan
trọng nhất, được quan tâm nhiều nhất là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
và nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
1.1.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời phản ánh khả năng tạo ra lợi
nhuận của vốn kinh doanh. Các tỷ lệ quan trọng nhất được sử dụng để đo lường khả
năng sinh lợi của ngân hàng được sử dụng hiện nay gồm (1) tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản (ROA), (2) tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), (3) tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên (NIM), (4) tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên và (5) tỷ lệ thu nhập
trên cổ phiếu (EPS).
Theo Rose (1998), ROA là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý, cho thấy khả
năng chuyển tài sản thành thu nhập ròng còn ROE là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu
6
nhập cho các cổ đông của ngân hàng, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được
từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng. ROA và ROE được tính bằng công thức sau:
Tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng
=
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
=
Vốn chủ sở hữu
Về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên,
trong khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và
chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài
sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất thì ngược lại tỷ lệ thu
nhập ngoài lãi cận biên tính toán mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (chủ
yếu là nguồn thu phí dịch vụ) và chi phí ngoài lãi (tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo
hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng,…). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu
nhập ngoài lãi cận biên được tính bằng công thức sau:
Tỷ lệ thu nhập lãi
cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
cận biên
Thu nhập lãi – Chi phí lãi
=
Tài sản có sinh lãi
Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi
=
Tài sản có sinh lãi
Về tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu (EPS), EPS đo lường trực tiếp thu nhập của
các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành, được tính bằng công thức
sau:
Tỷ lệ thu nhập trên
cổ phiếu (EPS)
Thu nhập sau thuế
=
Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
7
1.1.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro hoạt động:
Bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng tạo lợi
nhuận, các ngân hàng thương mại quan tâm rất nhiều đến việc kiểm soát rủi ro trong
hoạt động của mình. Trong các loại rủi ro mà ngân hàng có thể đối mặt, rủi ro tín
dụng là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra nhất trong hoạt động ngân hàng. Rủi ro
tín dụng là rủi ro ngân hàng không thu hồi được nợ (một phần hoặc toàn bộ) hoặc
thu hồi được nhưng không đúng hạn do người vay không thực hiện đúng theo các
thỏa thuận ban đầu. Một số chỉ tiêu phổ biến trong việc đo lường rủi ro tín dụng của
ngân hàng hiện nay là:
-
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay;
-
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay;
-
Tỷ lệ giữa các khoản xóa nợ ròng trên tổng dư nợ cho vay;
-
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay.
Bên cạnh rủi ro tín dụng, các ngân hàng cũng quan tâm nhiều đến các loại rủi
ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản,…
Tương ứng với mỗi loại rủi ro sẽ có các hệ số để đánh giá khác nhau. Ngoài ra, khi
phân tích hiệu quả của ngân hàng, các nhà quản trị còn sử dụng một số tỷ số khác
như tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động, tỷ
lệ vốn huy động trên vốn tự có,…
1.1.2. Phân tích CAMELS:
Mô hình CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của
Mỹ. Mô hình này chủ yếu dựa trên các yếu tố tài chính, thông qua thang điểm để
đưa ra kết quả xếp hạng các ngân hàng.
Phương pháp phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn,
khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của
ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Phân
tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt
động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), Chất
8
lượng tài sản (Asset Quality), Quản lý (Management), Lợi nhuận (Earning), Thanh
khoản (Liquidity) và Mức độ nhạy cảm thị trường (Sensitivity to Market risk).
1.1.3. Đo lường giá trị kinh tế tăng thêm (EVA):
Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) là một trong các thước đo kết quả hoạt động
của doanh nghiệp. EVA đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động hay lựa
chọn dự án đầu tư. Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ
chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn.
Ưu điểm của EVA là có tính tới chi phí cơ hội của vốn - là chi phí cơ hội khi
nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh
khác, qua đó có thể xác định giá trị thực sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông
trong một thời kỳ nhất định. EVA có thể được tính theo công thức sau:
EVA = NOPAT – (TC x WACC)
Với
EVA: Giá trị kinh tế tăng thêm
NOPAT: Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế
TC: Tổng vốn đầu tư
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
Trong điều kiện các yếu tố khác tương tự nhau, ngân hàng nào có EVA cao
hơn thường là sẽ tốt hơn so với các ngân hàng có EVA thấp hơn.
1.1.4. Phân tích hiệu quả biên:
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), phương pháp hiệu quả biên tính toán chỉ số
hiệu quả tương đối dựa trên việc so sánh khoảng các giữa ngân hàng với ngân hàng
hoạt động tốt nhất trên biên với biên được tính từ tập số liệu, cho phép tính toán
hiệu quả chung của từng ngân hàng dựa trên hoạt động của ngân hàng.
Phương pháp phân tích hiệu quả biên hiện nay được chia làm hai nhóm là
phương pháp tiếp cận tham số và phương pháp tiếp cận phi tham số.
1.1.4.1. Cách tiếp cận tham số:
Phương pháp tiếp cận tham số dựa trên lý thuyết thống kê và kinh tế lượng
để đánh giá. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), cách tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ
định một dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu quả và có chỉ định của phân phối
9
phi hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. Nếu chỉ định hàm sai thì các chỉ số hiệu quả sẽ
bị ảnh hưởng ngược chiều. Phương pháp tiếp cận tham số được sử dụng phổ biến
hiện nay phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA), phương pháp tiếp cận phân
phối tự do (DFA).
1.1.4.2. Cách tiếp cận phi tham số:
Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), cách tiếp cận phi tham số không đòi hỏi
phải các ràng buộc về hình dáng của đường biên hoạt động tốt nhất, không đòi hỏi
các ràng buộc về phân phối của các nhân tố phi hiệu quả như cách tiếp cận tham số
mà chỉ ràng buộc điểm hiệu quả nằm giữa 0 và 1 và giả định không có sai số ngẫu
nhiên trong số liệu. Phương pháp tiếp cận phi tham số được sử dụng phổ biến hiện
nay là phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA).
DEA là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá một ngân hàng hoạt
động tương đối so với các ngân hàng khác trong mẫu. Kỹ thuật này tạo ra một tập
hợp biên các ngân hàng hiệu quả và so sánh với các ngân hàng không hiệu quả để
đo được điểm hiệu quả. Một ngân hàng hoạt động tốt nhất sẽ có điểm hiệu quả là 1,
trong khi đó, điểm của các đơn vị không hiệu quả được tính bằng cách chiếu lên
biên hiệu quả (Nguyễn Việt Hùng, 2008). DEA hữu ích trong việc đánh giá hoạt
động của ngân hàng này so với các các ngân hàng khác, từ đó các ngân hàng không
hiệu quả có thể xác lập mục tiêu cải thiện hoạt động của mình.
Nhìn chung, trong bốn phương pháp nêu trên thì phương pháp phân tích hệ
số tài chính được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thương mại do tính phổ biến, đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, mỗi hệ số
tài chính chỉ phản ánh một khía cạnh nhất định, do đó, không thể sử dụng phương
pháp phân tích hệ số tài chính để đưa ra kết luật tổng quát về hoạt động của ngân
hàng. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích CAMELS và EVA cũng được nhiều đối
tượng quan tâm, tuy nhiên, một số chỉ tiêu của CAMELS và một số chỉ tiêu để tính
toán EVA khó lượng hóa được.
Do đó, để đánh giá khái quát về hiệu hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên, cụ thể là
10
phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả hoạt động của các
các ngân hàng thương mại và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các các ngân hàng thương mại Việt Nam.
1.2. Các nghiên cứu có liên quan:
Hiệu quả của ngành ngân hàng luôn là vấn đề được quan tâm trong nền kinh
tế. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngành ngân
hàng, trong đó có nhiều nghiên sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để
đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng.
Phân tích bao dữ liệu (DEA) là cách tiếp cận toán học phi tham số để ước
lượng biên. DEA được Charnes, Cooper và Rhodes (1978) xây dựng dựa trên lý
thuyết của Farrell (1957) và đưa ra thuật ngữ phân tích bao dữ liệu với mô hình hiệu
quả không đổi theo quy mô (CRS). Sau đó, Banker, Charnes và Cooper (1984) đã
phát triển mô hình CRS thành mô hình DEA với giả định lợi nhuận thay đổi theo
quy mô (VRS). Các mô hình này được xây dựng dựa trên việc đo lường hiệu quả
hoạt động dựa theo đường giới hạn khả năng sản xuất của đơn vị ra quyết định
(DMU) (Nguyễn Minh Sáng, 2013). Các lý thuyết cơ bản về mô hình DEA được
trình bày trong Coelli (1996).
Akmal and Saleem (2008) sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu
(DEA) để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Pakistan. Họ nhận thấy
hiệu quả ngành ngân hàng đặc biệt được cải thiện từ sau năm 2000 và dư nợ cho
vay cao sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật trong khi tài sản cố định thấp có thể có tác
động cùng chiều đến hiệu quả của các ngân hàng. Delis and Papanikolaou (2009) sử
dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để đánh giá hiệu quả của các ngân
hàng ở 10 quốc gia tại khu vực EU. Họ thấy rằng có sự cải thiện dần trong mức độ
hiệu quả của các ngân hàng. Thagunna and Poudel (2013) sử dụng mô hình DEA
đánh giá hiệu quả của 21 ngân hàng Nepal, họ nhận thấy 43% ngân hàng hoạt động
hiệu quả và loại hình sở hữu cùng quy mô ngân hàng không ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động.
11
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua mô hình DEA, có
hai cách tiếp cận chính là cách tiếp cận trung gian và cách tiếp cận sản xuất. Cách
tiếp cận trung gian cho rằng ngân hàng hoạt động như một trung gian giữa người
gửi tiền và người đi vay còn cách tiếp cận sản xuất xem ngân hàng là nhà sản xuất
ra dịch vụ cho các chủ tài khoản. Pasiouras and Sifodaskalakis (2010) sử dụng chỉ
số Malmquist từ mô hình DEA theo cách tiếp cận trung gian tài chính và phương
pháp sản xuất và nhận thấy tổng năng suất nhân tố (TFP) tăng trưởng cao hơn đối
với các ngân hàng nhỏ của Hy Lạp trong gian đoạn phân tích (2000-2005). Sufian
and Habibullah (2010) sử dụng mô hình DEA để phân tích hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng Thái Lan giai đoạn 1999-2008. Từ kết quả thực nghiệm, họ nhận
thấy không hiệu quả quy mô có tác động đến hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn không
hiệu quả kỹ thuật thuần. Đồng thời, họ tìm thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản
và vốn chủ sở hữu cao sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động trong khi rủi ro tín dụng có
quan hệ ngược chiều với hiệu quả của các ngân hàng.
Tại Việt Nam, nhiều bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của
ngành ngân hàng Việt Nam đã được nhiều tác giả đưa ra như Luận án Tiến sĩ Kinh
tế của tác giả Nguyễn Việt Hùng (2008) với đề tài “Phân tích các nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, bài nghiên cứu
của tác giả Ngo Dang Thanh (2012) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 trên tạp chí khoa học Journal of Applied
Finance & Banking, bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Sáng (2013) trên Tạp
chí Phát triển & Hội nhập với đề tài “Phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử
dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM”.
Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng phương pháp tiếp cận phân tích hiệu quả
biên (phân tích biên ngẫu nhiêu SFA và phân tích bao dữ liệu DEA) và mô hình hồi
quy Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nguyễn Việt Hùng sử dụng dữ liệu
của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Nguyễn Việt Hùng
nhận thấy các ngân hàng thương mại nhà nước có hiệu quả hơn các loại hình ngân
12
hàng còn lại và các nhân tố như tỷ lệ tiền gửi trên dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trên
tổng tài sản, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thu từ lãi trên
thu từ hoạt động có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động trong khi tỷ lệ thị
phần, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng.
Ngo Dang Thanh (2012) sử dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy Tobit
đánh giá tác động của 5 nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 1990-2010 là lãi suất danh nghĩa kỳ hạn 06 tháng, chi tiêu của chính
phủ, mức độ tập trung ngành ngân hàng, tỷ giá VND/USD danh nghĩa và tỷ lệ lạm
phát. Ngo Dang Thanh nhận thấy hiệu quả của ngành ngân hàng Việt Nam đầu
những năm 90 khá cao nhưng sau đó giảm dần và gia tăng nhẹ vào năm 2009, 2010.
Đồng thời, Ngo Dang Thanh nhận thấy lãi suất danh nghĩa kỳ hạn 06 tháng, chi tiêu
của chính phủ, mức độ tập trung ngành ngân hàng có tác động đến hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng.
Nguyễn Minh Sáng (2013) sử dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy Tobit
để đánh giá hiệu quả hoạt động của 17 ngân hàng có trụ sở chính tại Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2007-2011. Nguyễn Minh Sáng nhận thấy hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ trung bình của các ngân hàng khá cao trong khi hiệu quả chi phí
khá thấp. Trong 4 biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy Tobit, có 2 biến có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 10% là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu
trong tổng dư nợ tín dụng tương ứng tác động ngược chiều và cùng chiều đến hiệu
quả hoạt động. Biến tỷ lệ sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân và logarit tự nhiên
của tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê.
Tác giả nhận thấy hầu hết các bài nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy
Tobit để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả của ngân hàng vì điểm hiệu
quả được giới hạn trong khoảng [0,1] và mô hình hồi quy Tobit hay còn gọi là mô
hình hồi quy kiểm duyệt được xây dựng để đánh giá mối quan hệ tuyến tính giữa
các biến khi có kiểm duyệt trái hoặc phải các biến phụ thuộc. Tuy nhiên, Banker
and Natarajan (2008) cung cấp bằng chứng cho thấy giai đoạn thứ hai của mô hình
13
DEA sử dụng phương pháp hồi quy OLS mang lại ước lượng phù hợp cho các hệ số
hồi quy. Bên cạnh đó, McDonald (2009) đã đưa ra bằng chứng cho rằng điểm số
hiệu quả từ mô hình DEA không được tạo ra bởi quá trình kiểm duyệt. Ông nhận
thấy phương pháp bình phương bé nhất OLS là ước lượng phù hợp hơn để tính toán
bước tiếp theo sau mô hình DEA.
Ngoài ra, các bài nghiên cứu tại Việt Nam thường tập trung phân tích tác
động riêng lẻ của các nhân tố bên trong của từng ngân hàng như Nguyễn Việt Hùng
(2008), Nguyễn Minh Sáng (2013) hoặc các nhân tố bên ngoài như Ngo Dang
Thanh (2012). Trong các nhân tố bên trong, các tác giả cũng thường sử dụng tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL) đại diện cho nợ xấu của ngân hàng, xem xét tác động
của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Dưới tác động tổng hợp của các nhân tố bên trong, bên ngoài, các nhân tố
nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam? Các
khoản dự phòng rủi ro tín dụng đo lường tổn thất có thể có của ngân hàng khi cho
vay được tính dựa vào phân nhóm nợ của khách hàng, dư nợ của khoản vay và tài
sản bảo đảm có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng không? Luận văn sẽ
giải quyết các câu hỏi này.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong mẫu nghiên cứu là các ngân hàng
có báo cáo tài chính đã được kiểm toán và có đầy đủ thông tin cần thiết để phân tích
định lượng. Các số liệu liên quan đến đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng được
lấy tại thời điểm cuối năm tài chính do các ngân hàng thương mại công bố, dữ liệu
về các nhân tố bên ngoài của nền kinh tế được lấy từ website của Tổng cục Thống
kê, trong đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được lấy theo giá thực tế, tỷ lệ lạm phát
được lấy theo chỉ số giá tiêu dùng thời điểm cuối năm so với năm trước, riêng tỷ lệ
vốn hóa thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán trên tổng sản phẩm quốc nội được lấy từ nguồn dữ liệu của Ngân
hàng Thế giới (World Bank), do đó, có thể số liệu này không tương thích với số liệu
được công bố tại Việt Nam.
14
Sử dụng dữ liệu của 16 ngân hàng thương mại Việt Nam trong 6 năm từ năm
2007-2012, đầu tiên tác giả ước tính hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng thương
mại bằng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA, sau đó phân tính định tính các nhân
tố có thể tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại và kiểm
tra lại bằng phương pháp phân tích định lượng xem xét dưới tác động tổng hợp của
các nhân tố bên trong, bên ngoài, các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trong phân tích định lượng, tác giả thực hiện theo đề xuất của Banker and
Natarajan (2008) và McDonald (2009) sử dụng mô hình hồi quy OLS để đánh giá
các nhân tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2007-2012.