Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM

PHÙNG HẢI YẾN

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ
PHI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM- CHI NHÁNH 7

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM

PHÙNG HẢI YẾN

GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH 7
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện với sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trần Huy Hoàng. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công
trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài
liệu tham khảo.
Học viên

Phùng Hải Yến


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ THU NHẬP
TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................4
1.1.

Khái niệm về dịch vụ phi tín dụng ..................................................................4

1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm .....................................................................................................4
1.1.3. Các loại hình dịch vụ phi tín dụng ..............................................................5
1.2.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của NHTM ....................................................9


1.2.1. Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ của NHTM .....................................9
1.2.1.1.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tín dụng .................................................9

1.2.1.2.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng .........................................10

1.2.2. Sự cần thiết của việc tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng ..............................11
1.2.3. Cơ cấu hợp lý trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ của NHTM ..............14
1.3.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng của

NHTM .......................................................................................................................15
1.4.

Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất

lƣợng dịch vụ phi tín dụng của NHTM .....................................................................17
1.4.1. Quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng .............17
1.4.2. Các mô hình nghiên cứu về chất lƣợng dịch vụ trong ngân hàng thƣơng
mại
1.5.

...................................................................................................................17
Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số NHTM .................26

1.5.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok – Thái Lan ...................................26

1.5.2. Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản ...................................................27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG VÀ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 .........................................................................................................30
2.1.

Giới thiệu chung ............................................................................................30


2.1.1. Sơ lƣợc về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế của quận 7- Thành phố Hồ Chí
Minh ...................................................................................................................30
2.1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về ngân hàng No&PTNT VN- Chi nhánh 7 ...............31
2.2.

Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng No &

PTNT Chi nhánh 7 giai đoạn 2009-2012 ..................................................................33
2.2.1. Dịch vụ thanh toán ....................................................................................34
2.2.2. Kinh doanh ngoại tệ ..................................................................................37
2.2.3. Dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ .........................................................39
2.2.4. Dịch vụ kiều hối ........................................................................................40
2.3.

Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh 7 ............................41

2.4.

Hạn chế trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh 7 .....43

2.5.


Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển dịch vụ phi tín

dụng tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh 7 ............................................................44
2.5.1. Nguyên nhân từ Ngân hàng No&PTNT Việt Nam ...................................44
2.5.2. Nguyên nhân từ Chi nhánh 7 ....................................................................45
2.6.

Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng về

dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Chi nhánh 7 .........................................................46
2.6.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................46
2.6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................49
2.6.2.1.

Nghiên cứu định tính .............................................................................50

2.6.2.2.

Nghiên cứu định lƣợng .........................................................................52

2.6.2.3.

Một số phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ..........53

2.6.3. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................56
2.6.3.1.

Thông tin chung về mẫu nghiên cứu .....................................................56

2.6.3.2.


Xác định nhu cầu của khách hàng .........................................................57

2.6.3.3.

Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha .........................58

2.6.3.4.

Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ..................60

2.6.3.5.

Mô hình hiệu chỉnh ...............................................................................63

2.6.3.6.

Xây dựng mô hình .................................................................................63


2.6.3.7.

Kết quả nghiên cứu ...............................................................................67

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH 7 .............................................................................................73
3.1.

Một số đề xuất để tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng


No&PTNT Việt Nam- Chi nhánh 7 ..........................................................................73
3.1.1. Xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ phi tín dụng ......................................73
3.1.2. Chú trọng xây dựng chiến lƣợc Marketing ...................................................73
3.1.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực............................................................75
3.1.4. Hoàn thiện dữ liệu khách hàng, tăng cƣờng công tác quản lý, chăm sóc
khách hàng.................................................................................................................77
3.1.5. Hoàn thiện các dịch vụ phi tín dụng đang cung cấp .....................................79
3.1.6. Phát triển thêm các dịch vụ phi tín dụng mới ...............................................81
3.2.

Hạn chế và các nghiên cứu tiếp theo .............................................................83

KẾT LUẬN ...............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
ATM: Máy rút tiền tự động
KH: Khách hàng
L/C: Thƣ tín dụng chứng từ
NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
NH

: Ngân hàng

No&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

POS: (Point of Sale) Điểm bán hàng có chấp nhận thẻ
TTQT: Thanh toán quốc tế
TK: Tài khoản
USD: Đồng Đô la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Khái niệm 5 tiêu chí của thang đo Servqual
Bảng 1.2: Các mục của thang đo Servqual
Bảng 2.1: Thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.2: Thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.3: Lợi nhuân từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.4: Thu nhập từ dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.5: Thu nhập từ dịch vụ chi trả kiều hối giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.6: Mã hóa các thang đo chất lƣợng dịch vụ phi tín dụng
Bảng 2.7: Mẫu phân bổ theo đối tƣợng phỏng vấn
Bảng 2.8: Thống kê mô tả các mong đợi của khách hàng
Bảng 2.9: Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 4
Bảng 2.11: Ma trận tƣơng quan giữa các biến
Bảng 2.12: Đánh giá độ phù hợp của mô hình qua bảng Model Summary
Bảng 2.13: Bảng phân tích ANOVAc
Bảng 2.14: Các thông số thống kê của từng biến trong phƣơng trình
Bảng 2.15: Thống kê mô tả giá trị trung bình của các nhân tố
Bảng 2.16: Giá trị trung bình các biến quan sát thuộc thành phần chất lƣợng chức
năng
Bảng 2.17: Giá trị trung bình các biến quan sát thuộc thành phần chất lƣợng kỹ
thuật



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình chất lƣợng dịch vụ của Grongroos, 1984
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng khách hàng
Hình 2.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thu nhập ròng từ dịch vụ phi tín dụng giai đoạn 2008 -2012
Biểu đồ 2.2: Doanh số dịch vụ thanh toán trong nƣớc giai đoạn 2008-2012
Biểu đồ 2.3: Doanh số dịch vụ thanh toán quốc tế giai đoạn 2008-2012
Biểu đồ 2.4: Doanh số kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2008-2012
Biểu đồ 2.5: Doanh số chi trả kiều hối giai đoạn 2008-2012:
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thu nhập của Chi nhánh 7 giai đoạn 2008-2012


1

LỜI MỞ ĐẦU
Lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại đa số có nguồn gốc từ thu dịch vụ
cấp tín dụng. Đây là nguồn mang lại lợi nhuận lớn và nhanh chóng. Tuy nhiên dịch
vụ cấp tín dụng lại ẩn chứa rất nhiều rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là không thu đủ
vốn dẫn đến mất vốn.
Để phân tán rủi ro và đảm bảo duy trì đƣợc hoạt động của ngân hàng khi ngân
hàng gặp khó khăn, các ngân hàng thƣơng mại lớn luôn chú trọng đến việc phát
triển các dịch vụ phi tín dụng. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng luôn là nguồn thu
an toàn và ổn định mà các ngân hàng thƣơng mại muốn hƣớng đến.
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam- Chi nhánh 7 là một chi nhánh của ngân
hàng No&PTNT Việt Nam, tuy mới thành lập nhƣng cũng rơi vào lối mòn chỉ chú
trọng phát triển dịch vụ tín dụng mà không quan tâm nhiều đến các dịch vụ phi tín

dụng. Hậu quả là chi nhánh đã rất vất vả trong việc giải quyết nợ quá hạn và tìm
kiếm nguồn thu thay thế dịch vụ tín dụng đang bị thu hẹp. Với mong muốn tìm một
hƣớng đi đúng đắn cho chi nhánh để giải quyết vấn đề tăng thu nhập trong dài hạn,
tác giả đề xuất đến vấn đề phát triển dịch vụ phi tín dụng. Từ những yêu cầu đó, tác
giả đã chọn đề tài “Giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh 7” để nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu:
Căn cứ vào tình hình hoạt động của ngân hàng No&PTNT Việt Nam- Chi nhánh 7,
đề tài xây dựng những mục tiêu nghiên cứu sau:
-

Xác định các mong muốn của khách hàng đối với các dịch vụ phi tín dụng.

-

Xây dựng mô hình nghiên cứu đo lƣờng sự hài lòng của khách hàng dựa trên
việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với
các dịch vụ phi tín dụng.

-

Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ phi tín dụng,
từ đó tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi nhánh 7.


2

Đối tƣợng, phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: Nhóm khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ phi


-

tín dụng tại ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu: Các khách hàng đang sử dụng dịch vụ phi tín dụng tại

-

NH No&PTNT Chi nhánh 7
Phƣơng pháp nghiên cứu:

-

+ Đề tài áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để đánh giá các nhân tố
ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ phi tín dụng thông qua nghiên cứu.
+ Đánh giá tình hình hoạt động chung, tình hình triển khai các sản phẩm - dịch
vụ, cơ cấu thu nhập, thực trạng và định hƣớng phát triển của chi nhánh trong giai
đoạn phát triển.
+ Tham khảo một số nghiên cứu của các tác giả khác để làm rõ vấn đề nghiên
cứu.
Mục đích của đề tài:
-

Xác định các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng, giúp ngân
hàng có những thay đổi thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ
phi tín dụng của mình.

-

Giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và chất lƣợng dịch vụ mà ngân

hàng đang cung cấp.

-

Là cơ sở phục vụ cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.

-

Giúp ngân hàng No&PTNT VN- Chi nhánh 7 xây dựng một chiến lƣợc kinh
doanh để có đƣợc một cơ cấu thu nhập hợp lý.

Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng và thu nhập từ hoạt động dịch
vụ của Ngân hàng thƣơng mại


3

Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng và cơ cấu thu
nhập của ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh 7
Chƣơng 3: Giải pháp tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng
No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh 7


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ THU
NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1.

Khái niệm về dịch vụ phi tín dụng

1.1.1. Khái niệm
Theo Wikipedia: Dịch vụ trong kinh tế học, đƣợc hiểu là những thứ tƣơng tự
nhƣ hàng hóa nhƣng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu
hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những
sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vụ.
Trong từ điển thuật ngữ ngân hàng của tác giả Thomas P.Fitch, edition 5th,
nhà xuất bản giáo dục Barron, dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ ngân hàng dựa
trên lệ phí không liên quan đến việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho
các ngân hàng đại lý hoặc các khách hàng doanh nghiệp.
Dịch vụ phi tín dụng là khái niệm để chỉ các sản phẩm mà ngân hàng thƣơng
mại “bán” cho các khách hàng tổ chức và cá nhân nhằm thu lợi nhuận. Các dịch vụ
này nằm ngoài việc cấp tín dụng, không làm cho nguồn vốn dùng để cấp tín dụng
thay đổi. Dịch vụ phi tín dụng chỉ đơn thuần là các nghiệp vụ ngoài nghiệp vụ huy
động vốn và cho vay, mà ngân hàng với chức năng đặc biệt của mình là một định
chế tài chính trung gian có thể thực hiện, giúp cho việc lƣu thông nguồn vốn trong
nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp khác khó hoặc không thể thực
hiện đƣợc các dịch vụ này do không thuận tiện và cũng có thể do những hạn chế từ
chính phủ.
Có thể tóm gọn khái niệm này nhƣ sau: Dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ có
thu phí không liên quan đến việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng. Dịch vụ phi tín dụng cho phép một ngân hàng phát triển doanh thu mà
không phải khiến nguồn vốn của mình có thể gặp rủi ro.
1.1.2. Đặc điểm
Dịch vụ phi tín dụng cũng nhƣ các loại hình dịch vụ khác, có các đặc tính sau:



5



Tính không thể tách rời (Inseparability): Tính không thể tách rời của dịch vụ

thể hiện ở việc khâu sản xuất và khâu tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; không thể
tách rời rạch ròi đƣợc. Sự tạo thành và sử dụng dịch vụ thông thƣờng diễn ra đồng
thời cùng lúc với nhau. Hàng hóa có thể đƣợc tạo thành ngay từ khâu sản xuất
nhƣng dịch vụ thì cần cả hai giai đoạn sản xuất và tiêu dùng thì mới hoàn tất và
không thể thiếu một trong hai giai đoạn này. Đối với sản phẩm hàng hóa, ngƣời tiêu
dùng chỉ sử dụng ở giai đoạn cuối cùng, khi hàng hóa đã đƣợc tạo ra. Còn đối với
dịch vụ, khách hàng tham gia trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ.


Tính không đồng nhất (Variability): Dịch vụ không có chất lƣợng đồng nhất;

Cùng một loại hình dịch vụ nhƣng mỗi sản phẩm dịch vụ lại có chất lƣợng khác
nhau, tùy thuộc vào từng nhà cung cấp dịch vụ, cách thức phục vụ của nhân viên,
đối tƣợng phục vụ, địa điểm và thời gian phục vụ… Do đó việc đánh giá chất lƣợng
hoàn hảo hay yếu kém là khá cảm tính, không có một thƣớc đo chuẩn, và phải xét
đến nhiều yếu tố liên quan trong từng trƣờng hợp cụ thể.


Tính vô hình (Intangibility): Khác với hàng hóa, dịch vụ không có hình dáng

cụ thể, không thể nhìn thấy, sờ mó, cân đong, đo đếm đƣợc. Khách hàng không thể
thấy đƣợc trƣớc khi tiêu dùng, cũng nhƣ không thể dùng thử để kiểm tra trƣớc khi
quyết định sử dụng đƣợc. Do tính chất này nên lần phục vụ đầu tiên sẽ quyết định
khách hàng có quay lại lần hai hay không.



Tính không lƣu trữ đƣợc (Unstored): Dịch vụ không lập kho để lƣu trữ nhƣ

hàng hóa đƣợc. Dịch vụ đƣợc sinh ra là đƣợc sử dụng ngay, không thể để dành,
cũng không thể cất đi để tái sử dụng đƣợc. Nó là sản phẩm đƣợc tạo thành và kết
thúc ngay sau đó.
1.1.3. Các loại hình dịch vụ phi tín dụng
1.1.3.1.

Dịch vụ thanh toán trong nƣớc

Với mạng lƣới trải rộng khắp cả nƣớc, các NHTM đã tận dụng lợi thế để thực
hiện chức năng trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Đồng tiền đƣợc chuyển từ
nơi này sang nơi khác không phải là tiền mặt mà là tiền chuyển khoản, do đó tiết
kiệm đƣợc thời gian và công sức vận chuyển. Việc thực hiện thanh toán thông qua


6

ngân hàng của cá nhân và doanh nghiệp trở nên đơn giản và rẻ hơn. Mặc dù dịch vụ
này thông thƣờng có mức phí trên một giao dịch không cao nhƣng do số lƣợng giao
dịch lớn, số tiền phí thu đƣợc không phải là nhỏ. Ngoài ra, nhờ có dịch vụ thanh
toán trong nƣớc mà các NHTM tận dụng đƣợc số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng với chi phí khá thấp.
Có rất nhiều phƣơng thức thanh toán qua hệ thống ngân hàng nhƣ:
chuyển khoản, chuyển tiền cho ngƣời nhận bằng chứng minh nhân dân, thanh toán
bằng ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, … Ngoài ra, còn có các giao dịch thanh toán giữa
các ngân hàng nhƣ: thanh toán qua Ngân hàng Nhà nƣớc, thanh toán bù trừ,
thanh toán song biên, …

1.1.3.2.

Dịch vụ thanh toán quốc tế

Ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa các khách hàng trong nƣớc
và nƣớc ngoài thông qua các dịch vụ chuyển tiền quốc tế, thanh toán xuất, nhập
khẩu. Hơn nữa với uy tín của mình, ngân hàng còn đứng ra bảo lãnh cho khách
hàng trong nƣớc với đối tác nƣớc ngoài khi nhập khẩu hàng hóa thông qua các hình
thức mở L/C (trả chậm, trả ngay), nhờ thu (D/A, D/P). Cung cấp các dịch vụ này
cho khách hàng, ngân hàng sẽ thu đƣợc các loại phí từ phía khách hàng và cũng
nâng cao uy tín của mình trên thị trƣờng tài chính quốc tế.
1.1.3.3.

Kinh doanh ngoại hối

Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua từ nơi thừa, bán cho khách hàng
có nhu cầu phù hợp với quy định của Nhà nƣớc về quản lý ngoại hối và hƣởng
chênh lệch từ hoạt động kinh doanh này.
Ngân hàng thƣờng giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng là
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các công ty xuất khẩu thu
đƣợc ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh có nhu cầu bán ngoại tệ để lấy đồng Việt
Nam hay các loại ngoại tệ khác phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Ngƣợc lại,
các công ty nhập khẩu hàng hóa lại có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán
các hợp đồng nhập khẩu đến hạn.


7

Bên cạnh đó, ngân hàng còn cung cấp ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu
nhƣ: đi công tác nƣớc ngoài, đi khám chữa bệnh, du học, du lịch, …

1.1.3.4.

Dịch vụ chi trả kiều hối

Là dịch vụ mà các ngân hàng làm trung gian để chuyển nguồn tiền của kiều
bào về nƣớc cho thân nhân để đầu tƣ, mua nhà ở, tài sản…Các ngân hàng thƣờng
liên kết với các tổ chức chuyên về dịch vụ chuyển tiền cá nhân quốc tế phục vụ nhu
cầu chuyển tiền về nƣớc của kiều bào (Western Union, Moneygram…).
Đây là một loại hình dịch vụ phí khá hấp dẫn khi môi trƣờng kinh tế xã hội
của Việt Nam ngày càng ổn định làm an tâm kiều bào ở các nƣớc, giúp cho doanh
số chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng tăng dần qua các năm. Ngoài các
khoản phí chuyển tiền kiều hối thu đƣợc, các ngân hàng có cơ hội thu lợi nhuận từ
hoạt động chuyển đổi ngoại tệ trong các giao dịch kiều hối.
1.1.3.5.

Dịch vụ thẻ

Thẻ thanh toán là phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện
đại do tổ chức tín dụng phát hành để khách hàng rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền
mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ theo hợp
đồng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng.
1.1.3.6.

Dịch vụ ngân hàng điện tử

Đây là sự kết hợp giữa hoạt động dịch vụ ngân hàng với những tiến bộ khoa
học kỹ thuật trên thế giới mà đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các
ngân hàng thƣờng xuyên cập nhật những sản phẩm công nghệ ngân hàng mới để
cung cấp những sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, hiện đại và hữu
dụng cho khách hàng. Thực chất đây là những kênh phân phối mới thông qua các

công cụ hỗ trợ nhƣ điện thoại, máy vi tính, mạng internet, … khách hàng có thể
hoạt động giao dịch, thanh toán, xem thông tin tại nhà, giám sát tình hình tài
chính của khách hàng bất kỳ thời điểm nào khách hàng muốn mà không cần phải
đến ngân hàng.


8

1.1.3.7.

Dịch vụ ủy thác

Đây là loại hình dịch vụ mà ngân hàng thực hiện việc quản lý tài
sản, quản lý hoạt động tài chính cho khách hàng để thu phí hay hoa hồng. Hầu hết
các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: Ủy thác thông thƣờng cho cá nhân,
hộ gia đình, Ủy thác thƣơng mại cho các doanh nghiệp. Các nghiệp vụ ủy thác bao
gồm:
- Quản lý di sản: quản lý tài sản của ngƣời đã khuất theo chúc thƣ.
- Quản lý tài sản theo hợp đồng đã ký kết: ngân hàng đứng ra quản
lý hộ tài sản cho khách hàng theo thỏa thuận đƣợc ký kết trong hợp đồng
- Ủy thác giám hộ: ngân hàng đứng ra quản lý toàn bộ tài sản của
ngƣời chƣa đến tuổi thành niên, ngƣời bị bệnh tâm thần, ngƣời bị bệnh nặng hay
theo phán quyết của tòa.
1.1.3.8.

Dịch vụ giữ hộ và ký gửi

Các ngân hàng nhận giữ hộ các tài sản quý, các giấy tờ có giá, tài
liệu quan trọng, … cho khách hàng. Các loại tài sản này đƣợc bảo quản trong kho
theo cách ghi chi tiết những gì đƣợc lƣu giữ hay giữ trong những phong bì dán kín

có niêm phong, trong hộp khoá kín mà khách hàng là ngƣời giữ chìa khóa.
Dịch vụ này đã phát triển rộng trên thế giới nhƣng chỉ mới đƣợc triển khai ở số ít
trong các NHTM tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do chi phí đầu tƣ cho cơ
sở hạ tầng tƣơng đối cao và thói quen lƣu giữ tài sản có giá tại ngân hàng
vẫn ít xuất hiện trong nếp nghĩ của số đông ngƣời dân Việt Nam.
1.1.3.9.

Dịch vụ lƣu ký chứng khoán

Lƣu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng
khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu
chứng khoán. Thành viên lƣu ký có thể là công ty chứng khoán hoặc NHTM hoạt
động tại Việt Nam đƣợc Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động lƣu ký chứng khoán và đƣợc Trung tâm lƣu ký chứng khoán chấp
thuận cho trở thành thành viên lƣu ký.


9

1.1.3.10. Dịch vụ thông tin tƣ vấn
Ngân hàng chọn lọc và cung cấp cho khách hàng những thông tin nhƣ giá cả
hàng hóa, tỷ giá hối đoái, thị trƣờng chứng khoán, tình hình tài chính của khách
hàng chuẩn bị giao dịch với doanh nghiệp…Ngoài ra hoạt động tƣ vấn của ngân
hàng cho khách hàng còn có các dịch vụ: quản lý hiệu quả dòng tiền, xác định một
cơ cấu vốn hiệu quả, tƣ vấn trong quản lý rủi ro trong kinh doanh…
1.1.3.11. Dịch vụ ngân quỹ
Thu chi hộ tiền mặt, kiểm đếm, phân loại, bảo quản vận chuyển tiền mặt…
theo yêu cầu của khách hàng và có thu phí. Mặc dù khoản phí này không đáng kể
nhƣng nó đem lại sự thuận lợi và tăng mức độ gắn bó của khách hàng với ngân
hàng.

1.2.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của NHTM

1.2.1. Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ của NHTM
Thu nhập của NHTM là tổng số tiền thu đƣợc do các hoạt động kinh doanh
tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh hợp pháp khác mang lại
trong một thời gian nhất định.
Cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ của NHTM là sự phân chia thu nhập
theo những tiêu chí nhất định.
Có thể phân chia cơ cấu thu nhập từ hoạt động dịch vụ thành hai loại: Thu
nhập từ hoạt động dịch vụ tín dụng và thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.
1.2.1.1.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tín dụng

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tín dụng: bao gồm thu lãi cho vay, thu từ
nghiệp vụ cho thuê tài chính và cá khoản thu khác từ nghiệp vụ cấp tín dụng.
 Thu lãi cho vay là số tiền lãi phát sinh từ hoạt động nghiệp vụ cho vay của
ngân hàng gồm thu lãi cho vay đối với các loại cho vay ngắn, trung và dài hạn; lãi
cho vay chiết khấu giấy tờ có giá; lãi thấu chi tài khoản tiền gửi…
 Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính: là khoản thu đƣợc từ việc cho thuê tài
chính gồm thu lãi và các khoản thu khác phát sinh trong thời gian cho thuê.


10

 Thu khác từ hoạt động tín dụng: là các khoản thu khác từ hoạt động tín
dụng ngoài các nội dung trên.
1.2.1.2.


Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng là toàn bộ tiền thu đƣợc từ việc
cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ đƣợc khách hàng chấp nhận thanh toán sau khi
trừ khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại,
trong đó:
 Thu từ dịch vụ thanh toán: là khoản thu từ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
trong nƣớc và quốc tế, và các dịch vụ thanh toán khác mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng bao gồm:
+ Thu từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc: các khoản phí phát sinh liên quan đến
giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, giao dịch
tiền mặt nhƣ: phí chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi để thanh toán, phí nộp/ rút tiền
mặt từ tài khoản, phí tra soát, …
+ Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế nhƣ phí chuyển tiền ra nƣớc ngoài, phí
chuyển tiền đến, phí tra soát, phí phát hành L/C, phí thanh toán bộ chứng từ đòi tiền
theo L/C, phí nhờ thu, điện phí…
 Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng: là các khoản thu trực tiếp
từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, giao dịch tài chính phái sinh nhƣ: thu từ
chênh lệch giá mua bán ngoại tệ, vàng; thu từ chênh lệch do đánh giá lại tỷ giá
ngoại tệ, giá vàng; thu phí từ các giao dịch phái sinh nhƣ giao dịch kỳ hạn, giao dịch
hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch tƣơng lai.
 Thu phí dịch vụ thẻ: là khoản thu phí trong quá trình phát hành và sử dụng
dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng. Các loại phí gồm phí phát hành thẻ, phí thƣờng
niên, phí thanh toán thẻ, phí in sao kê tài khoản, phí kiểm tra số dƣ tài khoản…
 Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử: khoản phí thu đƣợc từ các dịch vụ
internet banking, mobile banking.
 Thu từ dịch vụ tƣ vấn: phí thu từ các loại dịch vụ tƣ vấn mà ngân hàng
cung cấp cho khách hàng.



11

 Thu từ dịch vụ ngân quỹ: bao gồm các khoản phí kiểm đếm tiền mặt theo
yêu cầu của khách hàng, phí thu đổi tiền không đủ chuẩn lƣu thông, phí dịch vụ lƣu
giữ và cho thuê két sắt, phí thu chi hộ tiền mặt…
 Thu phí nghiệp vụ ủy thác, đại lý: là các khoản thu phí trong hoạt động
ngân hàng thực hiện dịch vụ của ngân hàng đại lý, nhận ủy thác cho vay, ủy thác
quản lý tiền vay…
 Thu từ hoạt động bảo hiểm: là khoàn thu từ việc làm đại lý cung cấp dịch
vụ bảo hiểm, thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
 Thu từ các dịch vụ phi tín dụng khác: các khoản phí khác thu đƣợc từ việc
thực hiện các dịch vụ.
1.2.2. Sự cần thiết của việc tăng thu từ dịch vụ phi tín dụng
Tăng tỷ từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng tức là chú trọng việc phát triển
dịch vụ phi tín dụng, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng vì:
Thứ nhất, phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nghiệp vụ chính của ngân hàng
thƣơng mại vẫn là huy động và cho vay vốn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế
ngày càng phát triển, có nhiều ngân hàng cùng hoạt động kinh doanh, và các ngân
hàng này cùng cung cấp những dịch vụ tín dụng giống nhau, thì việc phát triển dịch
vụ phi tín dụng là một hƣớng đi đúng đắn nhằm tạo dựng sự khác biệt, thu hút
khách hàng. Việc mở rộng thêm các dịch vụ phi tín dụng mới sẽ tạo điều kiện cho
ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp đến khách hàng, tăng thêm các tiện ích
tài chính, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ phi tín dụng góp phần
giúp ngân hàng mở rộng thị phần, tạo dựng danh tiếng và uy tín cao hơn, từ đó nâng
cao năng lực cạnh tranh. Đây là những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phát triển
bền vững.
Thứ hai, phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp NHTM giảm rủi ro trong kinh

doanh. Dịch vụ phi tín dụng là một lĩnh vực kinh doanh tƣơng đối an toàn, có rủi ro
thấp hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Với việc phát triển dịch vụ phi tín dụng,


12

NHTM không phải lo nghĩ nhiều đến rủi ro tín dụng vốn thƣờng tỷ lệ thuận với lợi
nhuận từ hoạt động tín dụng. Công thức tính rủi ro hoạt động:
Tỷ lệ rủi ro hoạt động = (chi phí phi tín dụng – doanh thu phi tín dụng)/lãi
ròng biên (net interest margin- NIM)
(Bank Management, 6th edition. Timothy W. Koch and S. Scott
MacDonald).
Ví dụ: Hai ngân hàng có cùng tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản, và một số chỉ tiêu
sau:
Chỉ tiêu

Bay Bank

River Bank

Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

1.40%

1.40%

Lãi ròng biên (NIM)

4.000%


4.625%

Phần trăm trên tổng tài sản trung
bình
Thu nhập lãi ròng (LN từ hoạt 3.20%

3.70%

động tín dụng)
Doanh thu phi tín dụng

1.4%

0.9%

Doanh thu hoạt động

4.6%

4.6%

Chi phí phi tín dụng

3.00%

3.00%

Tài sản sinh lời (Earning asset)

80.00%


80.00%

Thuế

0.20%

0.20%

Tỷ số hiệu quả hoạt động

65.22%

65.22%

=0.03/(0.032+ 0.014)

=0.03/(0.037+ 0.009)

40.00%

45.41%

=(0.03-0.014)/0.04

=(0.03-0.009)/0.04625

Tỷ lệ rủi ro hoạt động

Theo ví dụ trên, tuy cùng một tỷ số hiệu quả hoạt động nhƣ nhau, nhƣng Bay

Bank có tỷ lệ doanh thu phi tín dụng trên tổng tài sản cao hơn River Bank nên tỷ lệ
rủi ro hoạt động thấp hơn River Bank. Nhƣ vậy, tăng tỷ lệ doanh thu phi tín dụng sẽ
làm giảm tỷ lệ rủi ro hoạt động, từ đó giảm rủi ro của toàn hệ thống NHTM.


13

Thứ ba, việc quan tâm phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp đa dạng nguồn
thu, tránh lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng. Tín dụng là công cụ rất quan trọng trong
quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc, nên nó luôn đƣợc nhà nƣớc quản lý rất chặt
chẽ. Trong khi dịch vụ phi tín dụng là hoạt động cung cấp dịch vụ hƣởng hoa hồng
thông thƣờng nên không chịu sự giám sát của nhà nƣớc. Khi tình hình kinh tế khó
khăn, ngân hàng nhà nƣớc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng,
thì nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng chính là nguồn sống của các NHTM. Lúc đó,
thu từ dịch vụ tín dụng bị thu hẹp lại, các NHTM không thể cho vay đƣợc nữa. Các
NHTM có thể phải đối mặt với tình trạng xấu hơn nữa là rủi ro không thu đƣợc lãi,
rủi ro mất vốn. Thu từ dịch vụ phi tín dụng tuy tỷ lệ thấp hơn thu từ dịch vụ tín
dụng nhƣng phát huy hiệu quả cao vào lúc này. NHTM không cần phải tăng nguồn
vốn của mình để tăng thu dịch vụ. Với thị phần đã có, NHTM chỉ cần duy trì việc
cung cấp các dịch vụ và thu phí. Nguồn thu này giúp các ngân hàng duy trì đƣợc
hoạt động của mình, vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn.
Thứ tư, chú trọng phát triển dịch vụ phi tín dụng là một hướng phát triển
theo chiều sâu. Các dịch vụ phi tín dụng là các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân
hàng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng không những cho phép các NHTM thực hiện
tốt yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức
năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. Dịch vụ ngân hàng mà NHTM
cung cấp cho khách hàng không chỉ thuần túy để hƣởng hoa hồng và dịch vụ phí
(yếu tố làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng) mà dịch vụ ngân hàng cũng
có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động chính của NHTM mà trƣớc hết là hoạt động
tín dụng. Dịch vụ ngân hàng tốt giúp nâng cao uy tín của NHTM trên thƣơng

trƣờng, từ đó giúp tăng số lƣợng khách hàng, dẫn đến tăng doanh thu hoạt động
dịch vụ của NHTM.
Với các lý do trên, cho thấy phát triển dịch vụ phi tín dụng là một hƣớng đi
đúng đắn và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM.


14

1.2.3. Cơ cấu hợp lý trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ của NHTM
Chúng ta đã biết tầm quan trọng của việc tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch
vụ phi tín dụng. Tuy nhiên, vẫn có một vài hệ quả tiềm ẩn của thu nhập phi tín dụng
lên hoạt động của NH. DeYoung và Roland (2001) lập luận rằng thu nhập từ phí có
thể không nhất thiết tạo ra hiệu ứng giúp ốn định thu nhập từ lãi vay và trong thực
tế có thể làm tăng sự biến động của lợi nhuận ngân hàng. Hầu hết các khoản vay
ngân hàng đều dựa trên các mối quan hệ và do đó có chi phí chuyển đổi cao, trong
khi phần lớn các hoạt động thu phí không phải dựa trên các mối quan hệ. Do đó,
mặc cho rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, các ngân hàng có thu nhập từ lãi tiền vay
có thể ít biến động hơn so với các ngân hàng có thu nhập chủ yếu từ việc thu phí.
Những KH có quan hệ tín dụng lâu dài với một NH, thƣờng sẽ trung thành với NH
đó nhiều hơn, sử dụng dịch vụ của NH lâu hơn là những KH chỉ đơn thuần sử dụng
dịch vụ phi tín dụng của NHTM.
Nghiên cứu với các ngân hàng ở châu Âu, Smith, Staikoura và Wood (2003)
cũng tìm thấy rằng thu nhập phi tín dụng có xu hƣớng biến động hơn thu nhập từ tín
dụng.
Tóm lại, bằng chứng trên cho thấy rằng việc mở rộng vào các hoạt động phi
ngân hàng và ảnh hƣởng của nó lên sự ổn định thu nhập của các ngân hàng vẫn còn
gây tranh cãi. Chức năng chính của NHTM vẫn là huy động vốn và cấp tín dụng. Vì
vậy không thể quá sa đà vào hoạt động dịch vụ phi tín dụng mà quên mất chức năng
chính của mình. Việc tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng không phải là bỏ dịch
vụ tín dụng mà để đa dạng nguồn thu và bổ trợ cho mảng tín dụng và các mảng

nghiệp vụ khác của ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Vậy cơ cấu nguồn thu hợp lý của thu từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng so
với tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ bao nhiêu thì hợp lý? L.W.Huang và
Y.K.Chen (2006) rút ra kết luận rằng cơ cấu giữa thu từ dịch vụ phi tín dụng là tùy
thuộc vào hiệu suất chi phí của mỗi ngân hàng. Đặc biệt đối với các dịch vụ thu phí
đơn thuần thì thu nhập càng cao càng cho thấy hiệu quả của các yếu tố chi phí cao.
Cơ cầu nguồn thu hợp lý là khoảng 50% đến 60% cho thu từ dịch vụ tín dụng và


15

khoảng 40% đến 50% là thu từ dịch vụ phi tín dụng. Việc xác định cơ cấu trong thu
dịch vụ của ngân hàng còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Trong giai đoạn nền kinh tế thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ cấp tín dụng thì tỷ
lệ thu từ dịch vụ tín dụng sẽ cao hơn, ngân hàng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn. Ở
những thời điểm nền kinh tế khó khăn, tăng trƣởng tín dụng bị hạn chế, việc gia
tăng tỷ lệ thu từ dịch vụ phi tín dụng sẽ giúp ngân hàng kinh doanh hiệu quả, hạn
chế rủi ro cho ngân hàng.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng
của NHTM
Xét khía cạnh nhân tố bên ngoài: Một số lý thuyết cho rằng có bốn nhân tố
chính có thể dẫn đến tăng trƣởng trong thu nhập từ hoạt động phi tín dụng trong
ngành công nghiệp ngân hàng trên toàn thế giới. Đó là việc bãi bỏ những quy định,
sự giám sát của Chính phủ, toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ nhanh chóng trong
dòng chảy thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và thị trƣờng tài chính.
Việc bãi bỏ những quy định, trong ngành công nghiệp ngân hàng đã thúc đẩy
cạnh tranh giữa các ngân hàng, các định chế tài chính phi ngân hàng và thị trƣờng
tài chính. Loại bỏ các hạn chế kìm hãm sự phát triển của hệ thống ngân hàng giúp
nâng cao hiệu quả của thị trƣờng sản phẩm tài chính. (DeYoung & Rice (2003) và
Hawtrey (2003)).

Ví dụ tại Mỹ, việc bãi bỏ quy định trần lãi suất huy động cho phép các ngân
hàng trả đúng lãi suất thực của thị trƣờng cho ngƣời gửi tiền, giúp cho các ngân
hàng không bị bó buộc trong giá cả của khoản tiền gửi - trong đó ngân hàng có thể
bù lại cho ngƣời gửi tiền khoản lãi suất thấp hơn lãi suất thị trƣờng bằng cách đƣa
ra một loạt các dịch vụ khác –dƣới dạng các khoản phí riêng biệt (đó là thu nhập phi
tín dụng) cho các sản phẩm tiền gửi bán lẻ.
Đạo luật Gramm-Leach-Bliley năm 1999 cho phép các ngân hàng đƣợc thực
hiện các nghiệp vụ phi truyền thống trƣớc đó nhƣ bảo lãnh phát hành chứng khoán,
bán bảo hiểm, môi giới.


16

Việc đƣa ra các chuẩn mực giám sát ngân hàng về an toàn vốn trong hoạt động
ngân hàng và buộc các NHTM phải tuân theo khiến các NH phải chú ý hơn tới các
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Để nâng cao thu nhập mà không vi phạm các hạn mức an
toàn vốn, các NHTM buộc phải hƣớng đến phát triển mảng thu phí dịch vụ.
Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông (ví dụ Internet và
máy ATM), công nghệ trung gian mới cho các quá trình nhƣ chứng khoán hóa các
khoản vay và đánh giá tín dụng, việc giới thiệu và mở rộng thị trƣờng và các công
cụ tài chính (trái phiếu có năng suất cao, thƣơng phiếu, sản phẩm tài chính phái
sinh), tất cả đều ảnh hƣởng đến các cấp độ và loại thu nhập phi tín dụng tại các ngân
hàng thƣơng mại. Về bản chất, những thay đổi này có nghĩa rằng các ngân hàng có
thể thu phí từ khách hàng sẵn sàng trả tiền cho việc sử dụng của máy ATM và /
hoặc Internet thay vì thực hiện kinh doanh tại các chi nhánh truyền thống.
Một yếu tố nữa tác động đến thu nhập phi tín dụng là toàn cầu hóa. Trong một
số trƣờng hợp, toàn cầu hóa đã dẫn đến sáp nhập và mua lại. Hawtrey (2003) nhận
xét rằng, với tốc độ nhanh chóng của toàn cầu hóa, các ngân hàng sẽ cần phải thay
đổi để có thể cạnh tranh với các đối thủ nƣớc ngoài và phù hợp với tiêu chuẩn của
thế giới.

Ngoài các yếu tố bên ngoài đã đƣợc liệt kê ở trên thì một yếu tố bên trong ảnh
hƣởng rất lớn đến thu nhập phi tín dụng đó là chất lƣợng dịch vụ của NHTM. Trƣớc
đây, hầu hết các Ngân hàng đều cho rằng ngân hàng là loại công nghiệp tài chính
chứ không phải là ngành công nghiệp dịch vụ. Vì thế, khuynh hƣớng cạnh tranh của
họ dựa trên năng lực về tài chính nhiều hơn là chất lƣợng dịch vụ. Họ dành hết
nguồn nhân lực, vật lực, thời gian và hệ thống cho việc quản lý tài chính hơn là
quản lý khách hàng và công tác phục vụ. Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu
cho thấy dịch vụ khách hàng hoàn hảo đã và đang trở thành vũ khí cạnh tranh mang
tính chiến lƣợc cho các doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ là vấn đề
sống còn trong cạnh tranh ngành dịch vụ tài chính.


×