Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các yếu tố tác động đến tránh thuế thu nhập doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN DIỄM THI

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRÁNH THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN DIỄM THI

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRÁNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ QUANG CƢỜNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Tác động của tỷ lệ sở hữu nƣớc
ngoài đến tránh thuế thu nhập doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt
Nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Quang Cường.
Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm về tính trung thực của đề tài này.
Tp.HCM, ngày…. tháng……năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Diễm Thi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN .................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4 Phạm vi thu thập dữ liệu và đối tượng nghiên cứu ................................................ 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.6 Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 4
1.7 Ý nghĩa luận văn .................................................................................................... 5

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..... ....................................................................... 6
2.1 Tránh thuế .............................................................................................................. 6
2.1.1

Khái niệm .................................................................................................... 6

2.1.2

Lợi ích và chi phí thực tiễn của việc tránh thuế .......................................... 6

2.2 Lý thuyết về các yếu tố tác động đến tránh thuế TNDN ....................................... 9
2.2.1

Các học thuyết liên quan về tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp và tránh thuế

TNDN. .................................................................................................................... 10
2.2.1.1 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory)………………………………10


2.2.1.2 Học thuyết giá trị các bên liên quan (Stakeholder value theory)………11
2.2.2

Đòn bẩy ..................................................................................................... 13

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ................................................................... 13
CHƢƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 19
3.1 Dữ liệu ................................................................................................................. 19
3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 20
3.2.1


Mô hình hồi quy cơ bản ............................................................................ 20

3.2.2

Biến phụ thuộc .......................................................................................... 21

3.2.3

Biến độc lập .............................................................................................. 22

3.3 Phương pháp phân tích ........................................................................................ 26
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 30
4.1 Thống kê mô tả .................................................................................................... 30
4.2 Phân tích bằng đồ thị ........................................................................................... 32
4.3 Hồi quy system GMM theo cta1 .......................................................................... 38
4.3.1

Hiện tượng phương sai thay đổi ............................................................... 38

4.3.2

Hiện tượng tự tương quan ......................................................................... 40

4.3.3

Kết quả ước lượng mô hình system GMM ............................................... 41

4.3.4

Kiểm định sự phù hợp của mô hình theo cta1 .......................................... 42


4.4 Hồi quy theo cta2 ................................................................................................. 42
4.4.1

Hiện tượng phương sai thay đổi ............................................................... 43

4.4.2

Hiện tượng tự tương quan ......................................................................... 44

4.4.3

Kết quả ước lượng mô hình system GMM ............................................... 45


4.4.4

Kiểm định sự phù hợp của mô hình theo cta2 .......................................... 46

4.5 Hồi quy theo cta3 ................................................................................................. 47
4.5.1

Hiện tượng phương sai thay đổi ............................................................... 47

4.5.2

Hiện tượng tự tương quan ......................................................................... 49

4.5.3


Kết quả ước lượng mô hình system GMM ............................................... 49

4.5.4

Kiểm định sự phù hợp của mô hình theo cta3 .......................................... 50

4.6 Hồi quy với cta4 .................................................................................................. 51
4.6.1

Hiện tượng phương sai thay đổi ............................................................... 51

4.6.2

Hiện tượng tự tương quan ......................................................................... 53

4.6.1

Kết quả ước lượng mô hình system GMM ............................................... 53

4.6.2

Kiểm định sự phù hợp của mô hình theo cta4 .......................................... 54

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ..................... ..................................................................... 59
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 59
5.2 Đề xuất và kiến nghị ............................................................................................ 61
5.3 Đóng góp của nghiên cứu .................................................................................... 63
5.4 Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 64
5.5 Hướng phát triển nghiên cứu ............................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên gọi đầy đủ

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

FEM

Fix effect model - Mô hình ảnh hưởng cố định

REM

Randam effect model -Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

GMM


General Method of Moments – Mô hình dữ liệu bảng
động tuyến tính


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Dữ liệu thu thập .............................................................................................. 19
Bảng 3.2 Bảng kì vọng dấu của các biến ....................................................................... 24
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến định lượng trong mẫu dữ liệu......................... 30
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ......................................................... 35
Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến bằng VIF theo CTA1 ........................... 37
Bảng 4.4 Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến bằng VIF theo CTA2 ........................... 37
Bảng 4.5 Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến bằng VIF theo CTA3 ........................... 37
Bảng 4.6 Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến bằng VIF theo CTA4 ........................... 38
Bảng 4.7 Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg về phương sai thay đổi theo cta1
........................................................................................................................................ 39
Bảng 4.8 Kiểm định Wald về phương sai thay đổi theo cta1 ........................................ 39
Bảng 4.9 Kiểm định Breusch and Pagan (kiểm định nhân tử Lagrange) theo cta1 ....... 40
Bảng 4.10 Kiểm định Wooldridge về tự tương quan trong dữ liệu bảng theo cta1 ....... 40
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy trong mô hình system GMM theo cta1 .............................. 41
Bảng 4.12 Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg về phương sai thay đổi theo
cta2 ................................................................................................................................. 43
Bảng 4.13 Kiểm định Wald về phương sai thay đổi theo cta2 ...................................... 43
Bảng 4.14 Kiểm định Breusch and Pagan (kiểm định nhân tử Lagrange) theo cta2 ..... 44
Bảng 4.15 Kiểm định Wooldridge về tự tương quan trong dữ liệu bảng theo cta2 ....... 45
Bảng 4.16 Kết quả hồi quy theo cta2 ............................................................................. 45
Bảng 4.17 Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg về phương sai thay đổi theo
cta3 ................................................................................................................................. 47
Bảng 4.18 Kiểm định Wald về phương sai thay đổi theo cta3 ...................................... 48
Bảng 4.19 Kiểm định Breusch and Pagan (kiểm định nhân tử Lagrange) theo cta3 ..... 48

Bảng 4.20 Kiểm định Wooldridge về tự tương quan trong dữ liệu bảng theo cta3 ....... 49


Bảng 4.21 Kết quả hồi quy theo cta3 ............................................................................. 49
Bảng 4.22 Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg về phương sai thay đổi theo
cta4 ................................................................................................................................. 51
Bảng 4.23 Kiểm định Wald về phương sai thay đổi theo cta4 ...................................... 52
Bảng 4.24 Kiểm định Breusch and Pagan (kiểm định nhân tử Lagrange) theo cta4 ..... 52
Bảng 4.25 Kiểm định Wooldridge về tự tương quan trong dữ liệu bảng theo cta4 ....... 53
Bảng 4.26 Kết quả hồi quy theo cta4 ............................................................................. 53
Bảng 4.27 Tổng hợp kết quả hồi quy ............................................................................. 55


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4-1 CTA2 và fo1 ................................................................................................... 33
Hình 4-2 CTA1 và fo1 ................................................................................................... 33
Hình 4-3 CTA3 và fo1 ................................................................................................... 33
Hình 4-4 CTA4 và fo1 ................................................................................................... 33
Hình 4-5 CTA1 và fo2 ................................................................................................... 34
Hình 4-6 CTA2 và fo2 ................................................................................................... 34
Hình 4-7 CTA3 và fo2 ................................................................................................... 34
Hình 4-8 CTA4 và fo2 ................................................................................................... 34


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là khoản thu phát sinh từ hoạt động kinh
doanh và các khoản thu nhập khác. Hiện nay, bên cạnh vai trò là đảm bảo ổn định

nguồn thu ngân sách Nhà nước, phân phối thu nhập thì thuế TNDN còn đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong thu hút và thúc đẩy đầu tư ở Việt Nam.
Bằng nhiều cải cách trong chính sách thuế trong những năm qua, nguồn thu ngân
sách đã tăng lên đáng kể. Năm 2012, tổng thu thuế của Việt Nam đạt 638.000 tỷ đồng,
gấp gần 3,3 lần so với số thu thuế năm 2005. Mức tăng trưởng thu thuế phù hợp với
mức tăng trưởng GDP, vì vậy tỷ lệ động viên từ thuế trên GDP trong 10 năm qua khá
ổn định, ở mức 23% - 24% tổng GDP. Riêng trong năm 2013, tổng thu NSNN của cả
nước đạt hơn 816800 tỷ đồng, bằng 101 % dự toán năm, tăng xấp xỉ gần 10% so với
cùng kỳ năm 2012 (Tạp chí tài chính ngày 30/06/2014). Với những điều kiện tự nhiên
thuận lợi và gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, từng bước hội nhập khu vực và thế giới (Văn kiện Đại hội XII) .
Vì vậy, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài
trên nhiều lĩnh vực. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, trở thành
một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đất nước và tăng số thu thuế cho NSNN.
Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư), cả nước có 4.551
lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp gần 5,28
tỷ USD từ đầu năm 2018 đến nay, tăng 50,9% so với năm 2017. Việc nhận được đầu tư
từ các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, tăng
nguồn thu ngân sách nhà nước, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng lao động,
giải quyết tình trạng việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân.


2

Tuy có nhiều đóng góp to lớn, song nó cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực như
chất lượng môi trường giảm sút, cạnh tranh không lành mạnh, dễ xảy ra các hiện tượng
chuyển giá, rủi ro về thuế thu nhập doanh nghiệp do chi phí đại diện hoặc thông qua
việc lợi dụng những khoảng trống hoặc sơ hở trong luật thuế để giảm thiểu số thuế thu
nhập doanh nghiệp đáng kể. Thông thường, với uy tín và thương hiệu của mình, các
công ty đa quốc gia thường được cho là xây dựng hình ảnh tuân thủ các quy định, pháp

luật quốc tế và có trách nhiệm xã hội trong mắt người tiêu dùng. Đó là tiền đề cốt lõi
cho sự phát triển bền vững sau này. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà nước, cộng đồng và môi trường của nước
đầu tư. Những năm gần đây, vấn đề này càng trở nên bức thiết ở Việt Nam, đặc biệt là
các hành vi trốn thuế, tránh thuế nhằm làm giảm số thuế phải nộp, thể hiện sự thiếu
trách nhiệm xã hội của các công ty đa quốc gia này đến các quốc gia đầu tư. Do đó, đối
với một tổ chức hoạt động hợp pháp, điều cần thiết là phải thực hiện trách nhiệm xã hội
của mình đối với cộng đồng bằng cách tuân thủ các quy định về thuế (Preuss, 2010;
Williams, 2007).
Ngoài yếu tố chính trên, vẫn còn một số yếu tố tồn tại và tác động trực tiếp đến
tránh thuế thu nhập doanh nghiệp phải kể đến như vấn đề sở hữu nhà nước, yếu tố đòn
bẩy tài chính, cường độ vốn,… Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp nhà nước hoạt
động yếu kém, làm ăn thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp hơn chi phí vay
vốn trung bình của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cao. Tại một số
doanh nghiệp nhà nước còn xảy ra tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất
thoát tài sản nhà nước. Từ đó, để có cái nhìn chính xác hơn về bối cảnh của Việt Nam
hiện tại, tác giả tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến tránh thuế thu nhập
doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam” để kiểm tra xem các yếu tố
nào tác động đến tránh thuế TNDN và tác động như thế nào ở các doanh nghiệp Việt
Nam.


3

Bằng cách tiến hành phương pháp hồi quy GMM hệ thống trên dữ liệu bảng, căn
cứ độ lớn và ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong nghiên cứu, tác giả tìm thấy mức độ
tác động của các yếu tố đến việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp
được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu này đóng góp vào việc xác
định các yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp và ảnh
hưởng như thế nào ở các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Bài nghiên cứu này sử dụng bốn phép đo lường liên quan đến tránh thuế (được đề cập
trong nghiên cứu của Ibrahim Aramide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti Normala
Sheikh Obid, 2015) để cụ thể hóa việc đo lường tránh thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến tránh thuế thu nhập doanh
nghiệp của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ rút ra những kết luận, hạn chế chính
sách và từ đó đề xuất một số quy định chính sách thuế liên quan đến các doanh nghiệp
để góp phần thu hút vốn đầu tư hiệu quả và tránh tình trạng thất thu thuế cho ngân sách
nhà nước.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào có tác động đến hành vi tránh thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt
Nam? Các yếu tố này tác động như thế nào đến việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp
ở Việt Nam?
1.4 Phạm vi thu thập dữ liệu và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi thu thập dữ liệu: Dữ liệu về tỷ lệ sở hữu nước ngoài của 353 doanh
nghiệp niêm yết được thu thập từ các báo cáo của doanh nghiệp trong giai đoạn 10 năm
từ năm 2008 - 2017.


4

Các doanh nghiệp này phải thỏa điều kiện có quy mô lớn ở Việt Nam, có sở hữu
nước ngoài trong cơ cấu vốn được niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán HOSE và
HNX. Các doanh nghiệp được chọn sẽ thuộc nhiều lĩnh vực, với nhiều mức tỷ lệ sở
hữu nước ngoài khác nhau. Dữ liệu về các doanh nghiệp này sẽ được thu thập từ trang
web .
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài viết tiến hành nghiên cứu định lượng phân tích các yếu tố tác động đến
tránh thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, tác giả sử dụng phương pháp

GMM cho mô hình hồi quy bảng động để tìm ra các yếu tố tác động đến hành vi tránh
thuế TNDN ở các doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát.
Biến phụ thuộc: Tránh thuế thu nhập doanh nghiệp được đại diện bằng tỷ lệ thuế
TNDN trên lợi nhuận trước thuế.
Biến độc lập:
 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài
 Yếu tố chính trị
 Quy mô công ty
 Lợi nhuận
 Cường độ vốn
1.6 Kết cấu của luận văn
Để đảm bảo những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả quyết định sử dụng kết cấu
5 chương cho nghiên cứu của mình. Theo đó, nội dung của nghiên cứu sẽ được triển
khai như sau:
Chương 1: Giới thiệu luận văn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu.


5

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận.
1.7 Ý nghĩa luận văn:
-

Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần củng cố cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác
động đến tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam.

-


Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra những khuyến nghị về chính sách
để đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu hút vốn đầu tư.


6

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tránh thuế:
2.1.1 Khái niệm
Tránh thuế là thuật ngữ ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Các định nghĩa
về tránh thuế đã được công bố bởi nhiều nhà nghiên cứu như Dyremg, Hanlon và
Maydew (2008) và Hanlon và Heitzman (2010), Salihu, Sheikh Obid và Annuar
(2013); Salihu (2014). Theo đó, tránh thuế là việc sử dụng các công cụ pháp lý để trả
số thuế ít nhất có thể. Điều này cần được phân biệt với trốn thuế, đó là việc sử dụng các
phương pháp bất hợp pháp để tránh việc chi trả các khoản thuế cho chính phủ.
Việc đo lường yếu tố tránh thuế này đã được thực hiện bởi các nghiên cứu của
Grantley Taylor, Grant Richardso (2012), Hairul Azlan Annuar, Ibrahim Aramide
Salihu, Siti Normala Sheikh Obid (2014), David A. Guenther (2014). Theo đó, một số
biện pháp đo lường việc tránh thuế TNDN có thể kể đến phương pháp sử dụng thuế
suất hiệu dụng ETR (được hiểu là tỷ lệ thuế TNDN chia cho thu nhập chịu thuế hoặc
lợi nhuận). Theo đó, ETR bao gồm ETR kế toán, ETR tiền mặt dài hạn. Ngoài ra, một
số nghiên cứu còn sử dụng biện pháp xem xét lỗ hổng thuế (book tax gap).
2.1.2 Lợi ích và chi phí thực tiễn của việc tránh thuế
Lợi ích rõ ràng nhất của việc tránh thuế là tiền tiết kiệm từ các khoản thuế tránh
được. Việc tiết kiệm tiền mặt dẫn đến dòng tiền gia tăng tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ
hội đầu tư hơn nữa và dẫn đến làm tăng giá trị của công ty. Sự giàu có của các cổ đông
cũng tăng lên vì họ nhận được cổ tức nhiều hơn và giá trị cổ phiếu tăng lên. Các nhà

quản lý cũng được hưởng lợi từ việc này do họ được trả thù lao cho việc quản lý thuế
hiệu quả. Trên thực tế, thù lao của người quản lý là yếu tố quyết định hành vi tránh
thuế trong hầu hết các trường hợp.
Như vậy, một số nghiên cứu đã ghi lại mối liên hệ giữa tránh thuế và các ưu đãi
của nhà quản lý từ các quan điểm khác nhau. Ví dụ, Phillips (2003) nhận thấy rằng thù


7

lao của các nhà quản lý dựa trên kết quả lợi nhuận sau thuế có liên quan đến thuế suất
hiệu dụng thấp hơn (ETR). Tương tự, Slemrod (2004) đã phát triển một mô hình cho
mối liên hệ giữa tránh thuế và thù lao cho người quản lý. Mô hình tương tự cũng đã
được thực hiện bởi Desai và Dharmapala (2006), dựa trên mối liên hệ giữa các ưu đãi
về vốn chủ sở hữu và tránh thuế. Cả hai mô hình trên đều dẫn đến kết quả có một mối
liên hệ giữa tránh thuế và thù lao của người quản lý. Sử dụng cách tiếp cận khác,
Frank, Lynch và Rego (2009) đã tìm thấy một mối quan hệ giữa quản lý thu nhập và
tránh thuế. Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý đang được trả thù lao cho việc lập
kế hoạch thuế hiệu quả. Nghiên cứu của Rego và Wilson (2010) đã ghi nhận mối quan
hệ tích cực giữa việc lập kế hoạch thuế và lựa chọn của các nhà quản lý.
Các nghiên cứu này đều cho thấy rằng các nhà quản lý được trả thù lao xứng
đáng cho việc hoạch định thuế dựa trên việc tiết kiệm thuế từ các khoản tránh thuế và
các chủ sở hữu doanh nghiệp thường rất hài lòng về việc này. Tuy nhiên, lập luận cho
thấy rằng bản chất của các khoản thù lao trong hợp đồng lao động giữa các chủ sở hữu
và các nhà quản lý chuyên nghiệp dường như không đầy đủ. Điều này là do các chủ sở
hữu thiếu hiểu biết đầy đủ về hoạt động lập kế hoạch thuế của các nhà quản lý có thể
gây bất lợi cho sự tồn tại của công ty (Croker và Slemrod, 2005). Ngoài ra, Chen và
Chu (2005) lập luận rằng việc tránh thuế dẫn đến mất kiểm soát nội bộ trong trường
hợp các nhà quản lý hành động ích kỷ vì bản chất không đầy đủ của hợp đồng lao
động. Do đó, có thể nói rằng mặc dù được trả thù lao xứng đáng cho việc quản lý thuế
hiệu quả, các nhà quản lý vẫn có thể theo đuổi lợi ích cá nhân của họ thông qua lập kế

hoạch thuế.
Việc tránh thuế thuế TNDN gây ra mộ số hệ quả nghiêm trọng. Ngoài chi phí
đại diện của tránh thuế và mất kiểm soát nội bộ nêu trên, vẫn còn tồn tại các chi phí phi
thuế khác liên quan đến hoạt động tránh thuế của công ty (Scholes, Wolfson, Erickson,
Maydew & Shevlin, 2005). Ngoài chi phí cơ hội được sử dụng để quản lý thuế, một
trong những chi phí phi thuế quan trọng nhất là hình phạt có thể được áp dụng bởi cơ


8

quan thuế (Chen và cộng sự, 2010). Điều này có thể phát sinh sau khi các hoạt động
tránh của công ty được phát hiện thông qua việc thanh tra. Các khoản thanh toán thuế
bổ sung và tiền phạt do cơ quan thuế áp đặt có thể ảnh hưởng đến dòng tiền có sẵn và
danh tiếng của công ty.
Rủi ro danh tiếng về tránh thuế có tác động kép đến sự tồn tại của công ty. Đầu
tiên, tính hợp pháp trong công ty đang được công chúng đặt câu hỏi. Công chúng nhìn
nhận một công ty hợp pháp và có trách nhiệm xã hội bằng cách đóng góp vào sự phát
triển kinh tế của xã hội nơi nó hoạt động (Christensen và Murphy, 2004). Do đó, bất kỳ
hành vi tránh thuế nào cũng có thể đe dọa sự tồn tại của công ty (Preuss, 2010). Tuy
nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi công chúng trở nên nhận thức được sự vô trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp này, thông qua các phương tiện truyền thông khi
các hoạt động tránh thuế của doanh nghiệp được công bố.
Chi phí và lợi ích của việc tránh thuế cho các doanh nghiệp có thể khác nhau tùy
thuộc vào bản chất của cơ cấu sở hữu. Điều này được giải thích trong các lập luận của
Shackelford và Shevlin (2001). Họ cho rằng cơ cấu sở hữu là một yếu tố quyết định
tiềm ẩn của việc tránh thuế. Lý do khác là việc quyền sở hữu doanh nghiệp là “vấn đề
cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp” (Hua & Zin, 2007) và xác định bản chất của các
vấn đề phát sinh trong môi trường doanh nghiệp.
Tóm lại, tuy tránh thuế mang lại lợi ích cho công ty và cổ đông dưới hình thức
tiết kiệm thuế, các chi phí phi thuế tiềm năng phát sinh liên quan đến việc tránh thuế

cũng có thể lớn tùy thuộc vào cấu trúc quyền sở hữu và kiểm soát của công ty. Các chi
phí phi thuế này bao gồm mất hiệu quả trong kiểm soát nội bộ, chi phí đại diện, hình
phạt tiềm năng, giảm giá trị tiềm năng của doanh nghiệp và thiệt hại về tính hợp pháp
của tổ chức.
Chi trả thuế là một trong những phương tiện quan trọng mà một công ty hoàn
thành trách nhiệm công dân của mình đối với xã hội nơi nó hoạt động (Preuss, 2010;
Williams, 2007a). Điều này xuất phát từ hợp đồng xã hội rõ ràng giữa công ty và xã


9

hội nói chung. Do đó, các nhà nghiên cứu thuế gần đây đã lập luận cho việc xem xét
các vấn đề liên quan đến thuế trong các chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (Avi-Yonah, 2008; Desai và Dharmapala, 2006; Freedman, 2003). Trong thực
tế, Christensen và Murphy (2004) lập luận rằng bất kỳ hành động tránh thuế nào cũng
dẫn đến vô trách nhiệm xã hội.
Ngoài ra, Huseynov, Klamm (2012) và Lanis và Richardson (2011, 2012) đề
xuất xem xét cơ quan thuế là một bên liên quan của công ty. Họ cho rằng cơ quan thuế
hành động thay mặt chính phủ, đại diện cho công chúng. Hơn nữa, việc thu thuế của cơ
quan thuế có nghĩa là tăng phúc lợi của cộng đồng nói chung và không vì lợi ích duy
nhất của cơ quan thuế. Landolf (2006) thì mô tả việc tránh thuế “là tội ác chống lại
quốc gia” thay vì chỉ chống lại các cơ quan thuế. Trong điều hành doanh nghiệp, thành
viên hội đồng quản trị và người điều hành công ty là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của công ty. Nếu mục đích duy nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi ích
của cổ đông, nghĩa vụ của các thành viên hội đồng quản trị sẽ là tối đa hóa lợi ích của
cổ đông trong đó có nghĩa vụ nâng cao giá trị cổ phiếu của công ty. Ngược lại, nếu
mục đích của công ty là mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan thì khi đưa ra
các quyết định, doanh nghiệp cần quan tâm đến lợi ích của các bên có liên quan, bao
gồm cả việc chi trả thuế TNDN cho NSNN.
2.2 Lý thuyết về các yếu tố tác động đến tránh thuế TNDN

Có nhiều yếu tố tác động đến tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong thực tế,
ngoài các yếu tố trực tiếp tác động đến việc tránh thuế thu nhập doanh nghiệp như lợi
nhuận, quy mô doanh nghiệp, cường độ vốn (liên quan đến chi phí khấu hao nhanh căn
cứ vào vòng đời tài sản), theo một số nghiên cứu của Ibrahim Aramide Salihu, Hairul
Azlan Annuar, Siti Normala Sheikh Obid (2015) hoặc Grantley Taylor, Grant
Richardson, tồn tại các yếu tố quan trọng khác tác động đến hành vi tránh thuế thu
nhập doanh nghiệp bao gồm tỷ lệ sở hữu nước ngoài, yếu tố chính trị (tỷ lệ sở hữu nhà
nước) và đòn bẩy.


10

2.2.1 Các học thuyết liên quan về tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp và tránh thuế
TNDN.
Các học thuyết chủ yếu đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao
gồm Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) và Học thuyết giá trị các bên liên
quan (Stakeholder value theory).
2.2.1.1 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory)
Lý thuyết hợp pháp được bắt nguồn trong nghiên cứu về tính hợp pháp trong
chính trị của nhà kinh tế và xã hội học người Đức Max Weber (1922) “Các khái niệm
xã hội học” (Concepts in Sociology). Vào năm 1975, Dowling and Pfeffer đã nghiên
cứu và phát triển các khái niệm liên quan đến tính hợp pháp của tổ chức và là tiền đề
để phát triển lý thuyết hợp pháp. Theo đó, lý thuyết hợp pháp cho rằng, các tổ chức
hoạt động phải đảm bảo tuân theo các giá trị hay các chuẩn mực xã hội mà tổ chức đó
hoạt động. Trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ các giá trị hay chuẩn mực xã
hội này có thể dẫn tới việc gây ra những khó khăn cho tổ chức đó trong việc đạt được
sự ủng hộ của cộng đồng và xã hội để tiếp tục hoạt động. Hợp đồng xã hội (Social
contract) được hiểu là những mong muốn của xã hội với tổ chức, có thể mong muốn
này là rõ ràng hoặc ngầm định được thiết lập giữa tổ chức và xã hội. Doanh nghiệp
tuân thủ các điều khoản của hợp đồng xã hội, tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh

doanh sẽ nhận được tín nhiệm của xã hội và cộng đồng, góp phần đảm bảo sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp. Những mong muốn của xã hội luôn thay đổi liên tục
theo từng thời kỳ nên hợp đồng xã hội thì không bất biến, và vì thế, doanh nghiệp cần
thường xuyên cập nhật kịp thời những thay đổi để đảm bảo hoạt động hợp pháp. Nhằm
tạo ra sự minh bạch liên quan đến các vấn đề, doanh nghiệp thực hiện công bố thông
tin qua hệ thống báo cáo trách nhiệm xã hội. Lý thuyết hợp pháp này được các nhà
nghiên cứu (đặc biệt là Deegan) sử dụng rất sớm để giải thích cho việc thực hành các
báo cáo trách nhiệm xã hội (trong đó có báo cáo môi trường). Ngoài ra, lý thuyết này
cũng được sử dụng để giải thích cho nhóm nhân tố nhận thức của nhà quản trị (đặc biệt


11

là nhà quản trị cấp cao) ảnh hưởng tới việc công bố thông tin của doanh nghiệp. Nhận
thức của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sự thay đổi nhằm
đáp ứng cho tính hợp pháp và mong muốn của xã hội trong doanh nghiệp.
2.2.1.2 Học thuyết giá trị các bên liên quan (Stakeholder value theory)
Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu trong nghiên cứu của Freeman
(1984) Strategic Management: A Stakeholder Approach, đây là lý thuyết về quản trị tổ
chức và đạo đức kinh doanh. Học thuyết này đề cập tới vấn đề đạo đức và các giá trị
trong quản trị tổ chức. Trong lý thuyết này, khái niệm "các bên liên quan" là bất kỳ cá
nhân hay nhóm người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của
tổ chức. Theo lý thuyết các bên liên quan, quá trình hoạt động của doanh nghiệp ngoài
các cổ đông còn có các đối tượng khác có liên quan đến quá trình hoạt động bao gồm
cơ quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội thương mại, công đoàn, cộng
đồng, các công ty liên quan, khách hàng tiềm năng, và công chúng.
Nhìn nhận từ quan điểm đạo đức, các tổ chức có nghĩa vụ phải đối xử công bằng
giữa các bên liên quan. Trong trường hợp, các bên liên quan xung đột lợi ích, doanh
nghiệp là thành phần phải có nghĩa vụ đạt được các thỏa thuận nhằm tạo ra sự cân bằng
tối ưu giữa chúng.

Từ quan điểm quản trị, các nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu các bên liên quan để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp phải liên tục điều chỉnh các chiến lược điều hành phát triển và công bố
thông tin để đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan vì kỳ vọng của các bên liên quan
thay đổi theo thời gian. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày
càng phát triển, đưa đến những tác động trực tiếp và gián tiếp đến các bên liên quan,
bao gồm thuế và môi trường, nên các quy định pháp luật về thuế và môi trường từ cơ
quan pháp luật ngày càng khắt khe với doanh nghiệp. Do đó, để đạt được lợi ích của
mình, các bên liên quan luôn mong đợi doanh nghiệp có những ứng xử phù hợp với
trách nhiệm xã hội để đạt được sự đồng thuận trong xã hội qua đó giúp họ đạt được các


12

lợi ích kinh tế khác. Các bên có liên quan cũng sẽ đánh giá việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp, thông qua các thông tin mà doanh nghiệp công bố. Cũng theo
học thuyết này, khi tiến hành ra quyết định, công ty cần trung hòa lợi ích của các bên
liên quan như lợi ích người lao động, chủ nợ, nhà nước và các bên liên quan khác. Như
vậy, học thuyết giá trị các bên liên quan cho thấy việc không một bên nào có đóng góp
cho sự thành công của công ty bị gạt ra ngoài quá trình ra quyết định.
Những ưu điểm của học thuyết giá trị các bên liên quan:
Thứ nhất, học thuyết giá trị các bên liên quan phản ánh xu thế mới của xã hội
hiện đại trong đó các công ty hiện đại phụ thuộc nhiều hơn vào trách nhiệm xã hội mà
nó thực hiện vì con người hiện nay quan tâm đến xã hội nhiều hơn.
Thứ hai, học thuyết giá trị các bên liên quan đề cao và thúc đẩy các chiến lược
phát triển dài hạn thông qua việc xem xét đến những vấn đề có khả năng tác động đến
thành công trong dài hạn của công ty.
Ngoài những ưu điểm nêu trên, học thuyết giá trị các bên liên quan cũng có
những nhược điểm sau:
Một là, theo học thuyết này thì người quản lý, điều hành công ty phải cân bằng

rất nhiều lợi ích của các bên liên quan, do đó trong nhiều trường hợp là vượt quá khả
năng kiểm soát của họ. Điều quan trọng và khó khăn là khi lợi ích của các bên liên
quan lại thường xung đột với nhau. Ví dụ, khi lợi nhuận giảm sút thì một trong các biện
pháp quan trọng là cắt giảm chi phí, trong đó có chi phí lao động. Trong trường hợp
này, lợi ích của người lao động và cổ đông công ty rõ ràng là xung đột trực tiếp với
nhau. Việc cân bằng được lợi ích các bên liên quan trong doanh nghiệp là một nhiệm
vụ hết sức khó khăn và nhiều thử thách đối với người quản lý.
Hai là, việc quy định người quản lý, điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích
của các bên liên quan sẽ dẫn đến kết quả là họ sẽ không bao giờ vi phạm nghĩa vụ. Khi
cổ đông cho rằng, quyết định của Hội đồng quản trị không vì lợi ích của mình thì Hội
đồng quản trị sẽ cho rằng, họ ra quyết định vì lợi ích của người lao động và ngược lại.


13

Kết quả, quyết định được đưa ra không có khả năng bị cưỡng chế và do đó nó không có
giá trị.
2.2.2 Đòn bẩy
Một vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp là vốn của công ty được góp
bởi cổ đông và vốn từ các trái chủ trong các hình thức vay vốn. Đòn bẩy tài chính là
khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu . Đòn bẩy tài
chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của
vốn chủ sở hữu. Đối với vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên vốn là một phần của lợi nhuận
doanh nghiệp và bị đánh thuế. Trong trường hợp đi vay, trái chủ nhận được khoản
thanh toán lãi suất, trong trường hợp này, nó được coi là chi phí được trừ để tính thu
nhập chịu thuế của các công ty. Các công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn
hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu thuế doanh nghiệp. Trong một bối cảnh hội nhập
quốc tế, vấn đề này trở nên trầm trọng hơn, bởi vì các khoản vay từ các trái chủ nước
ngoài có thể dẫn đến tình huống trong đó lợi nhuận trên vốn được miễn thuế một cách
hợp pháp từ ở nước nhận đầu tư (Thiess Buettner, Michael Overesch, Ulrich Schreiber,

Georg Wamser, 2012)
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
Một số nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi tránh thuế TNDN. Các nghiên cứu này đã tiến hành kiểm tra một số yếu tố như
quy mô doanh nghiệp và quy mô hoạt động quốc tế (Rego, 2003; Richardson và Lanis,
2007; Zimmerman, 1983), cường độ vốn, đòn bẩy (Noor, Mastuki và Bardai, 2008;
Richardson và Lanis, 2007; Stickney và McGee, 1982), vai trò của giám đốc điều hành
và thù lao, hình thức tổ chức hợp pháp (Tedds, 2006) và các yếu tố chính trị (Adhikari,
Derashid & Zhang, 2006) để tìm hiểu các yếu tố nào tác động đến gánh nặng thuế trên
toàn ngành. Tuy nhiên, các nghiên cứu giả định rằng các công ty đưa ra các thông tin là
không đầy đủ. Do đó, họ cung cấp ít thông tin chi tiết về các yếu tố quyết định tránh


14

thuế trong bối cảnh doanh nghiệp, nơi có sự tách biệt quyền sở hữu khỏi các vấn đề
kiểm soát và tính hợp pháp.
Sử dụng thông tin được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu Amadeus- chuyên cung cấp
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty châu Âu tại 34
quốc gia, Huizinga và Nicodeme (2006) đã điều tra mối liên hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ
phần của các tổ chức nước ngoài và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các
nước châu Âu thông qua phương pháp ước lượng OLS kết hợp một số biện pháp kiểm
tra tính vững của mô hình. Nghiên cứu cho thấy rằng các quốc gia có tỷ lệ sở hữu nước
ngoài cao hơn có mức thuế cao hơn. Do đó, một mối quan hệ bổ sung được ghi nhận
giữa sở hữu nước ngoài và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tương tự, Egger và cộng sự (2010) tìm thấy tỷ lệ tránh thuế cao hơn liên quan
đến các nước có thuế suất cao khi tiến hành kiểm tra tác động của quyền sở hữu các
doanh nghiệp nước ngoài đối với việc tránh thuế doanh nghiệp ở các nước châu Âu.
Nghiên cứu sử dụng tập hợp dữ liệu của 507.542 nhà máy sản xuất thuộc sở hữu nước
ngoài và trong nước ở châu Âu. Sử dụng phương pháp ATT (Average Treatment

Effects on the Treated), kết quả cho thấy việc sử dụng các chiến lược chuyển lợi nhuận
ra nước ngoài được ghi nhận là một trong những phương tiện tránh thuế. Một nghiên
cứu trước đó của Mỹ bởi Kinney và Lawrence (2000) cũng tìm thấy các công ty có
quyền sở hữu nước ngoài đáng kể thường tránh thuế. Nghiên cứu điều tra ảnh hưởng
của sở hữu nước ngoài đối với cổ phần trên gánh nặng thuế của một số công ty Mỹ.
Nghiên cứu ghi nhận việc chuyển lợi nhuận được sử dụng như là một phương tiện cho
gánh nặng thuế thấp hơn sau khi kiểm soát quản lý thu nhập.
Demirguc-Kunt và Huizinza (2001) xem xét mối quan hệ giữa quyền sở hữu
nước ngoài và việc tránh thuế TNDN ở một số ngân hàng ở 80 quốc gia trên thế giới
trong giai đoạn 1988-1995. Bằng hồi quy pooled OLS, kết quả phân tích cho thấy rằng
các ngân hàng liên kết nước ngoài phải trả ít thuế hơn so với các ngân hàng trong nước.
Các kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy rằng các ngân hàng này sử dụng chiến lược


15

chuyển dịch lợi nhuận để tránh các khoản chi trả thuế. Mặc dù nghiên cứu này công bố
tác động của quyền sở hữu nước ngoài đối với việc tránh thuế doanh nghiệp, từ các nền
kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển, tuy nhiên nó chỉ tập trung vào lĩnh
vực ngân hàng. Đáng ngạc nhiên là ngành ngân hàng mang tính chất nghiêm ngặt và
đặc thù của các quy định pháp lý, việc tránh thuế doanh nghiệp được cho là có liên
quan tích cực đến quyền sở hữu nước ngoài. Do đó, nó thôi thúc việc tiến hành nghiên
cứu ở các lĩnh vực khác của các nền kinh tế các nước.
Theo Demirguc-Kunt và Huizinza (2001), nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ
giữa lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài và việc tránh thuế doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển hầu như không tồn tại. Ngoài ra, nghiên cứu của Demirguc-Kunt và
Huizinza (2001) và các biện pháp được sử dụng để tránh thuế chỉ có thể nắm bắt được
một phần của việc tránh thuế.
Ibrahim Aramide Salihu, Hairul Azlan Annuar, Siti Normala Sheikh Obid
(2015) đã tiến hành nghiên cứu ở Malaysia giai đoạn từ năm 2009-2011. Các dữ liệu

được sử dụng trong nghiên cứu này đã được thu thập từ các công ty niêm yết trên
FTSE Bursa Malaysia Top 100 Index. Chỉ số FTSE Bursa Malaysia Top 100 Index là
một dấu hiệu của "những công ty có vốn hóa hàng đầu, mà đạt yêu cầu về kích thước,
thả nổi và kiểm soát thanh khoản". Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tỉ lệ sở hữu
cổ phần của các doanh nghiệp FDI đến việc tránh thuế thuế thu nhập doanh nghiệp qua
việc sử dụng mô hình hồi quy GMM. Kết quả cho thấy một mối liên hệ tích cực có ý
nghĩa giữa tỉ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đến tránh thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Malaysia.
Slemrod (2001) tuyên bố rằng các công ty đa quốc gia sử dụng một tập hợp các
phương pháp lập kế hoạch thuế và định hướng trên toàn cầu để giảm thiểu thuế thu
nhập doanh nghiệp. Mức thuế suất khu vực khác biệt giữa các vùng lãnh thổ là nguyên
nhân dẫn đến một công ty theo đuổi chiến lược tránh thuế. Rego (2003) đã đưa ra thực
tiễn bằng việc xem xét các kế hoạch thuế của các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ để


×