Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Lý thuyết về khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.35 KB, 21 trang )

Lý thuyết về khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
I. Nội dung lý thuyết cơ bản về bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
1.Tai nạn giao thông đường bộ và ý nghĩa của bảo hiểm vât chất xe cơ
giới.
1.1. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ.
Trong những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ 20 có một chiếc xe gắn
máy là niềm mơ ước của nhiều gia đình Việt nam. Khi đó tai nạn giao thông
đường bộ không phải là một vấn nạn. Khi nền kinh tế mở cửa, cơn lốc hàng hoá
tiêu dùng ập vào Việt nam, người dân có quyền lựa chọn nhiều mặt hàng mà
mình yêu thích. Nền kinh tế Việt nam bắt đầu phát triển, đời sống người dân
được nâng cao, việc mua một chiếc xe máy không phải là một điều quá khó
khăn. Sự tăng nhanh không kiểm soát về số lượng của những chiếc xe gắn máy,
cộng với ý thức không tốt của người tham gia giao thông cùng với cơ sở hạ tầng
giao thông đô thị yếu kém… là những nguyên nhân chính khiến tai nạn giao
thông tăng nhanh.
Tai nạn giao thông hiện nay đã trở thành vấn đề nhức nhối không chỉ
đối với đời sống dân sinh đô thị nói riêng mà nó còn ảnh hưởng tới toàn bộ
người dân Việt nam. Điều đó được thể hiện ở số vụ tai nạn giao thông mỗi ngày
được tăng thêm và số người chết, người bị thương ngày càng nhiều. Thực sự
người dân Việt nam đang phải đối mặt với cuộc chiến tranh dân sự - một cuộc
chiến về “ giao thông”.
Mỗi năm trung bình tại Việt nam, tai nạn giao thông khiến 12.000
người chêt và gần 30.000 người bị chấn thương sọ não với nhiều di chứng để
lại. Theo số liệu của Uỷ Ban An Toàn Giao Thông quốc gia cho biết Việt nam
có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp
tử vong mỗi ngày, ước tính hàng năm Việt nam thiệt hại khoảng 850 triệu đô la
vì các vụ tai nạn giao thông và đặc biệt với một quốc gia nghèo như chúng ta thì
đó là một con số khổng lồ. Đáng chú ý nhất là các vụ tai nạn giao thông tại các
đô thị ngày càng tăng theo tỷ lệ thuận với quá trình đô thị hoá đang diễn ra
nhanh chónh tại các đô thị.
Để hiểu rõ hơn về tình hình tai nạn giao thông, số người chết và số người


bị thương tai hãy xem biểu đồ sau.
(nguồn số liệu uỷ ban an toàn giao thông quốc gia)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy rằng, năm 2007 tai nạn giao thông diễn ra
rất phức tạp; trong 10 tháng đầu năm 2007, tai nạn giao thông có phần ngày
càng trầm trọng hơn. Trong 3 năm 2003-2005, số người chết trong các vụ tai
nạn giao thông đã giảm, sau đó lại tiếp tục tăng trong năm 2006 và cao nhất là
năm 2007. Trong vòng 5 năm từ 2003-2007, số các vụ tai nạn giao thông có
phần giảm nhưng số người thiệt mạng đặc biệt là năm 2007 từ các vụ tai nạn
giao thông vẫn không giảm, thậm chí có phần tăng, điều này cho thấy các vụ tai
nạn giao thông nghiêm trọng diễn ra ngày càng tăng và chủ yếu là tai nạn giao
thông đường bộ. Số liệu thống kê cho thấy cứ 10.000 phương tiện giao thông
vận tải đường bộ có 3,47 vụ tai nạn giao thông; 3,16 người chết và 2,7 người bị
thương. Vậy phải đòi hỏi một chính sách cứng rắn hơn đối với vấn đề giao
thông đô thị nói riêng và giao thông cả nước nói chung.
Quả thật tình hình giao thông vận tải hiện nay đang là nỗi nhức nhối đối
với nhân loại và đang rất cần một lời giải cho bài toán khó này. Tai nạn giao
thông vận tải đang ngày càng cướp dần đi sinh mạng của nhiều người, ngoài ra
nó còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt hơn có những vụ tai nạn giao
thông mà gây ảnh hưởng đến nhiều bên:
+, Bên chủ phương tiện: tai nạn giao thông có thể làm cho xe của mình bị
hư hỏng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thậm
chí còn phải ngừng sản xuất kinh doanh,…
+, Đối với người thứ ba: tai nạn giao thông cũng gây thiệt hại cho người
thứ ba (người có liên quan), nếu không được đền bù thoả đáng thì thậm chí còn
gây tranh cãi, kiện tụng,..
+, Đối với xã hội: ngày càng căng thẳng hơn, ngày càng mất sự yên ổn
hơn, ngày càng phải chứng kiến nhiều vụ thương tâm,…
Đối với các chủ phương tiện thì lúc đó rất cần có biện pháp để khắc phục,
rất cần được ổn định sản xuất kinh doanh như ban đầu. Và bảo hiểm vật chất xe
cơ giới là một trong những biện pháp hiệu quả giúp cho chủ xe cớ giới thoát

khỏi tình cảnh đó.
1.2. Ý nghĩa của bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Cũng như các ngành kinh doanh khác thì bảo hiểm nói chung và bảo
hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng cũng đều đem lại những ý nghĩa thiết thực
cho nền kinh tế xã hội. Cụ thể bảo hiểm vật chất xe cơ giới có những ý nghĩa
sau:
Thứ nhất, bảo vệ lợi ích của chủ phương tiên: Khi rủi ro xảy ra,tuỳ vào
mức độ nặng nhẹ mà xe sẽ bị tổn thất nhiều hay ít. Nhưng dù nhiều hay ít thì
cũng điều gây nhứng thiệt hại đáng kể cho chủ xe như: phải mất thời gian sửa
chữa thay thế các phu tùng hư hỏng cho phương tiện, mấy thời gian và tiền bạc,
ảnh hưởng tới đời sống, công việc, đặc biệt là những xe dùng cho mục đích kinh
doanh, thậm chí có những thiệt hại lớn làm cho chủ xe phải ngừng sản xuất kinh
doanh. Như đã phân tích ở trên, với việc tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới
thì khi gặp rủi ro chủ xe sẽ được các doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng tiến
hành xử lý bồi thường thiệt hại, đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp về
những thiệt hại về tài sản, giúp chủ xe khắc phục hậu quả tài chính, góp phần
phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế xã hội.
Thứ hai, đẩy mạnh hoặt động đề phòng và hạn chế tổn thất, góp phần
làm giảm bớt tai nạn giao thông và giảm thiểu tổn thất. Bởi vì, khi chủ phương
tiện tham gia bảo hiểm vật chất xe tại các công ty bảo hiểm thì khi đó chủ xe sẽ
được các công ty bảo hiểm hướng dẫn thực hiện công tác đề phòng và hạn chế
tổn thất, ngoài ra còn có tác dụng giúp các doanh nghiệp bảo hiểm và các khách
hàng phối hợp với ngành công an, các cơ quan có liên quan tuyên truyền về an
toàn giao thông, thành lập ban chỉ đạo an toàn giao thông, phát động phong trào
lái xe an toàn,…Từ đó tạo cho xã hội ngày một an toàn hơn, văn minh hơn, tốt
đẹp hơn,….
Thứ ba, gớp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước từ đó tạo điều kiện
nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông, tạo công ăn việc làm cho
người lao động. Vì khi các công ty bảo hiểm hoặt động, hàng năm có doanh thu
và lợi nhuận, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các công ty bảo hiểm phải hoàn

thành nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, điều này góp phần tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước ngày một tăng thêm. Chính từ đó mà nhà nước có thêm một
nguồn thu và cũng chính từ đó mà các công trình hạ tầng, các công trình giao
thông có cơ hội được tu sửa, xây dựng mới,… Và điều nay giúp cho việc giao
thông đi lai được thuận tiện hơn, dễ dàng hơn, giảm bớt sự ùn tắc giao thông
cũng như tai nạn giao thông.
Thứ tư, có lợi cho sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn
vị hành chính sự nghiệp và các cá nhân: Khi ngành bảo hiểm phát triển điều đó
cũng đồng nghĩa với nhiều công ty bảo hiểm cũng được ra đời thêm từ đó giúp
cho ngành bảo hiểm có vị trí vững chắc so với các ngành kinh tế khác, giúp cho
các công ty bảo hiểm có sự cạnh tranh lành mạnh. Ngành bảo hiểm ra đời tạo
điều kiện cho sự phối hợp chặt chẽ giưa công ty bảo hiểm và các phòng ban có
liên quan như công an, toà án, bệnh viện… từ đó tạo ra sự hài hoà giữa các bên.
Sự ra đời của nhiêu công ty bảo hiểm còn giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm
cho người lao động, giúp cho thu nhập của người lao động được tăng lên và
ngày càng được cải thiện hơn.
2. Đối tượng, phạm vi của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
2.1. Đối tượng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Trước hết, xe cơ giới có thể hiểu là tất cả các loại xe tham gia giao thông
trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó, bao gồm ô tô, mô tô, xe
máy. Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành
khách trên xe và đối với người thứ ba được áp dụng bắt buộc bằng pháp luật đối
với các chủ xe. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tài sản và nó
được thực hiện dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện.
Đối tượng bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bản thân những chiếc xe còn
giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ quốc gia. Đối với xe mô tô, xe máy
thường các chủ xe tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Đối với xe ô tô,
các chủ xe có thể tham gia toàn bộ hoặc cũng có thể từng bộ phận của xe ( tổng
thành xe). Xe ô tô thường có các tổng thành: Thân vỏ, động cơ, hộp số,…
Về cách thức tham gia của loại hình bảo hiểm này gồm có: bảo hiểm giá

trị thực tế của xe ( bảo hiểm ngang giá trị); bảo hiểm dưới giá trị; ngoài ra còn
có các điều khoản mở rộng áp dụng cho từng đối tượng cụ thể như điều khoản
bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm,
điều khoản bảo hiểm không trừ khấu hao thay thế mới vật tư, điều khoản bảo
hiểm có áp dụng mức miến thường,…
Các phương tiện giao thông tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên
thị trường chủ yếu gồm có:
Xe con chở người:
- Xe có từ 5 chỗ ngồi trở xuống
- Xe có từ 5 đến 15 chỗ ngồi
- Xe có từ 15 đến 24 chỗ ngồi
- Xe có từ trên 24 chỗ ngồi.
Xe tải
- Xe tải dưới 3 tấn
- Xe tải từ 3 đến 8 tấn
- Xe tải trên 8 tấn.
Xe vừa chở người vừa trở hàng.
Đầu kéo các loại
Xe có thiết bị đặc biệt chuyên dùng như thiết bị nâng bốc hàng, làm vệ
sinh,…
2.2. Phạm vi bảo hiểm .
Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới, các rủi ro được bảo hiểm
thông thường bao gồm: Tai nạn do đâm va lật đổ; cháy, nổ, bão lụt, sét đánh,
động đất, mưa đá; mất cắp toàn bộ xe và các tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây
nên.
Ngoài việc được bồi thường những thiệt hại vật chất xảy ra cho
chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp trên, các công ty bảo hiểm còn
thanh toán cho chủ xe tham gia bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý như:
Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất; chi phí giám
định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm; ngoài ra còn có các chi phí

nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các rủi
ro được bảo hiểm.
Bên cạnh các rủi ro được bảo hiểm trên thì công ty bảo hiểm sẽ không
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi:
Hư hỏng do khuyết tật, mất giá trị, giảm dần chất lượng cho dù có
Giất chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Tổn thất đối
với xăm lốp, đề can, chụp đầu chục bánh xe, chắn bùn, chữ nhãn hiệu, biểu
tượng nhà sản xuất trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng một nguyên nhân
và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn. Hoặc các
thiết bị lắp thêm trên xe ngoài các thiết bị của nhà sản xuất đã lắp ráp hoặc trừ
khi có thoả thuận bổ sung bảo hiểm phần giá trị thiết bị lắp ráp thêm.
Ngoài ra, trường hợp tổn thất xảy ra khi xe bị ngập nước và động
cơ đã ngừng hoạt động, lái xe không thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất
như: kéo, đẩy xe ra khỏi vùng ngập nước hoặc không gọi xe cứu hộ… mà khởi
động lại động cơ gây nên hiện tượng thuỷ kích phá hỏng động cơ xe ( trừ khi có
thoả thuận khác). Mất cắp bộ phận của xe; thiệt hại mang tính chất hậu quả gián
tiếp như: Giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh; thiệt hại do
chiến tranh, khủng bố và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh như: nội
chiến, bạo động, đình công; hay tai nạn xảy ra ngoải lãnh thổ nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (trừ khi có thoả thuận khác) cũng đều không được bảo
hiểm.
Bên cạnh đó để tránh nguy cơ đạo đức, lợi dụng bảo hiểm những
thiệt hại, tổn thất xảy ra trong những trường hợp sau cũng se không được bồi
thường: như hành đọng cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe; Xe không đủ điều
kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của Luật an toàn giao
thông đường bộ; Lái xe không có Giấy phép lái xe (đối với loại xe cơ giới bắt
buộc phải có giấy phép lái xe) hoặc có nhưng không hợp lệ. Ngoải ra, còn tai
nạn xảy ra do Lái xe có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá quy định của pháp luật
hiện hành, khi có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc có chất ma tuy và các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. Bên

cạnh đó, xe vận chuyển hàng trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy
định về vận chuyển, xếp dỡ hàng theo quy định của pháp luật; xe sử dụng đua
thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa (trừ khi có thoả thuận
khác); hoặc xe đi vào đường cấm, khu vực cấm, vườt đèn đỏ hoặc không chấp
hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, xe đi đêm không có đèn
chiếu sáng theo quy định.
Trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng
thì cần lưu ý một số điểm cụ thể sau: trong mọi trường hợp mà đối tường được
bảo hiểm gặp một trong các rủi ro trên thì tổng số tiền bồi thường của công ty
bảo hiểm là không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên đơn hay giấy chứng
nhận bảo hiểm. Ngoài ra trong thời hạn bảo hiểm, nếu chủ xe chuyển quyền sở
hữu xe cho chủ xe khác thì quyền lợi bảo hiểm vẫn có hiệu lực đối với chủ xe
mới; tuy nhiên, nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới
thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí cho họ và làm thủ tục bảo hiểm cho chủ xe
mới nếu họ có yêu cầu.
3. Giá trị bảo hiểm, Số tiền bảo hiểm, Phí bảo hiểm
3.1. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của xe cơ giới là giá trị thực tế trên thị trường của
xe tại thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm. Việc xác định đúng giá
trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì đây là cơ sở để bồi thường.
Việc xác định giá trị xe trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn vì giá xe trên thị
trường luôn có những biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới tham gia
giao thông. Chính vì thế mà các công ty bảo hiểm thường dựa trên các nhân tố
sau để xác định giá trị xe:
- Loại xe
- Năm sản xuất
- Mức độ mới, cũ của xe
- Thể tích làm việc của xi lanh…
Một phương pháp xác định giá trị bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm hay
áp dụng đó là căn cứ vào giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao. Cụ thể:

Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao ( nếu có)
Ví dụ: Một chiếc xe ô tô mua ngày 01/01/2000 với 800 triệu đồng, mua
bảo hiểm vật chất xe vào ngày 15/03/2002. Công ty bảo hiểm đánh giá tỉ lệ
khấu hao là 12%/năm, mức khấu hao được tính cho từng tháng,niếu mua bảo
hiểm trước ngày 16 trở đi thì tháng đó không phải tính khấu hao, còn nếu mua
từ ngày 16 trở đi thì tháng đó phải tính khấu hao.
Trong trường hợp này, giá trị bảo hiểm sẽ được tính như sau:
Khấu hao năn 2000: 0,12
×
800.000.000 = 96.000.000 đ
Khấu hao năm 2001: 0,12
×
800.000.000 = 96.000.00 đ
Khấu hao năm 2002: (0,01
×
2)
×
800.000.000 =16.000.000 đ
Tổng khấu hao : 208.000.000 đ
Giá trị ban đầu : 800.000.000 đ
Như vậy giá trị bảo hiểm sẽ là: 800.000.000 – 208.000.000 =592.000.000
đ
3.2. Số tiền bảo hiểm

×