CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BHXH VÀ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của Bảo hiểm xã hội
1.1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công
nghiệp xuất hiện ở Châu Âu. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO), Bảo hiểm xã
hội là sự bảo vệ của xã hội đối với tất cả các thành viên của mình thông qua
một loạt các biện pháp cộng đồng để đối phó với những khó khăn về kinh tế -
xã hội do bị ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả
năng lao động, tuổi già, chết đồng thời đảm bảo chăm sóc y tế và trợ cấp cho
các gia đình đông con. Bảo hiểm xã hội là một nội dung lớn nhất và ổn định
nhất của an sinh xã hội.
Trong bất cứ xã hội nào có nền kinh tế thị trường, nhu cầu bảo hiểm xã
hội luôn luôn là yêu cầu thiết yếu của cuộc sống của cán bộ, công chức, quân
nhân và người lao động (sau đây gọi tắt là người lao động). Ở hầu hết các
nước trên thế giới, dưới các hình thức khác nhau, bảo hiểm xã hội đã ra đời và
phát triển hàng trăm năm nay, từ tự phát đến tự giác, từ tự nguyện đến bắt
buộc, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, tùy theo trình độ phát triển kinh tế-
xã hội của từng quốc gia. Đến giữa thế kỷ 20, bảo hiểm xã hội đã được thừa
nhận trong bản Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông
qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có đoạn viết: “Tất cả mọi người
với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó
đặt trên cơ sở sự thỏa mãn các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cần cho nhân
cách và sự tự do phát triển của con người...”. Năm 1952, Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) đã đưa ra Công ước số 102 về chế độ BHXH để khuyến cáo các nước
thành viên Liên hiệp quốc thực hiện.
Theo quy định của tổ chức ILO, Bảo hiểm xã hội có 9 chế độ trợ cấp:
- Chăm sóc y tế
- Trợ cấp ốm đau
- Trợ cấp thai sản
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp hưu trí
- Trợ cấp tử tuất
- Trợ cấp thất nghiệp
- Trợ cấp gia đình
- Trợ cấp tàn tật (mất sức lao động)
Ngày nay, bảo hiểm xã hội đã phát triển rộng khắp các nước trên thế
giới với các hình thức phong phú đa dạng nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống
cho người lao động và gia đình họ khi gặp các rủi ro làm giảm hoặc mất thu
nhập từ lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ở nước ta, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, chỉ có công nhân viên
chức và lực lượng vũ trang mới là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, Nhà
nước đảm bảo đối tượng này những trợ cấp khác nhau bằng tiền hoặc hiện
vật. Nguồn chi trả bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước cấp trên cơ sở đóng
góp của các xí nghiệp và của Nhà nước, người lao động không phải trực tiếp
đóng góp.
Chuyển sang cơ chế thị trường, người lao động trong mọi thành phần
kinh tế đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đó bảo hiểm xã hội không
phải chỉ có sự đảm bảo, sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với công nhân
viên chức mà là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của mọi
người lao động khi họ giảm hoặc mất khả năng lao động.
Theo Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP
ngày 26/1/1995 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành.
Bao gồm các chế độ sau:
- Chế độ trợ cấp ốm đau
- Chế độ trợ cấp thai sản
- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động
- Chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp
- Chế độ trợ cấp hưu trí
- Chế độ trợ cấp tử tuất
Ngoài ra, theo Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 21/3/2001 thì bảo hiểm xã hội còn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức,
phục hồi sức khỏe cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
1.1.1.2.Bản chất BHXH, phân biệt BHXH và bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm xã hội là một hệ thống các chế độ trợ cấp nhằm góp phần thay
thế thu nhập (tiền lương hoặc tiền công) của người lao động khi gặp phải
những trường hợp rủi ro bị mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí hoặc tử tuất để
đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ bằng cách hình thành
một quỹ tài chính để trợ cấp do các bên liên quan đến việc sử dụng lao động và
bản thân người lao động đóng góp.
Bảo hiểm xã hội ra đời là yêu cầu khách quan đối với người lao động và
xã hội. Xét từ phía người lao động, trong quá trình lao động sản xuất, kinh
doanh, người lao động luôn gặp phải những trường hợp rủi ro khách quan
như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu... làm cho họ
bị mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn, giảm hoặc mất nguồn thu
nhập từ tiền lương, tiền công để đảm bảo cuộc sống; hoặc người lao động bị
chết mà con cái ở tuổi vị thành niên, bố mẹ già yếu mất nơi nương tựa. Vì thế
để có nguồn tài chính thay thế cho thu nhập từ tiền lương, tiền công nhằm ổn
định cuộc sống cho bản thân và gia đình người lao động khi gặp rủi ro hoặc
già yếu tất yếu khách quan phải tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội.
Xét từ phía xã hội, quy luật bảo toàn nòi giống, duy trì lực lượng lao
động cho tương lai của xã hội, những người lao động nữ trong quá trình sản
xuất công tác họ còn phải làm nhiệm vụ người mẹ sinh đẻ, nuôi con, chăm sóc
con lúc ốm đau... Trong thời gian thai sản, nuôi con nhỏ, chăm sóc con lúc ốm
đau họ phải nghỉ lao động nên mất nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Để đảm bảo nguồn tài chính cho các nhu cầu đó tất yếu khách quan phải tạo
lập quỹ bảo hiểm xã hội thích hợp.
Mặt khác, do sự vận động của các quy luật nội tại của nền kinh tế thị
trường đặc biệt là quy luật cạnh tranh nên trong quá trình sản xuất kinh
doanh, một số doanh nghiệp gặp phải rủi ro khách quan hoặc chủ quan dẫn
đến sản xuất kinh doanh đình trệ, phá sản, người lao động có thể bị thất
nghiệp, mất thu nhập không đảm bảo cuộc sống, ảnh hưởng tới sự phát triển
kinh tế, đời sống, trật tự, an ninh xã hội. Vì thế để đảm bảo nền kinh tế-xã hội
phát triển cân bằng, ổn định, bền vững, cuộc sống của người lao động ổn định
trước những rủi ro khách quan Nhà nước phải có những biện pháp. Một trong
những biện pháp đó là tạo dựng quỹ bảo hiểm xã hội. Nhà nước có thể thông
qua phân phối lại Ngân sách Nhà nước để đóng góp một phần vào quỹ bảo
hiểm xã hội hoặc Nhà nước bắt buộc các doanh nghiệp cũng phải tham gia
đóng bảo hiểm xã hội. Số tiền các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội được
hạch toán vào giá thành sản phẩm và được người tiêu dùng chấp nhận thông
qua việc chấp nhận giá sản phẩm. Chính vì tính chất xã hội, tính chất cộng
đồng này nên quỹ bảo hiểm cho người lao động mới có tên là quỹ bảo hiểm xã
hội. Thực chất người sử dụng lao động nộp phí vào quỹ bảo hiểm xã hội là nộp
thay cho người tiêu dùng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho xã hội. Người lao
động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội không phải chỉ do chính bản thân
người lao động đóng góp theo quy định mà cả chủ sử dụng lao động và Nhà
nước cũng góp phần.
Tuy nhiên bảo hiểm xã hội cũng là một loại hình bảo hiểm tham gia hoạt
động trong nền kinh tế thị trường, giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương
mại có nhiều điểm giống và khác nhau, nhưng có một số điểm giống và khác
nhau cơ bản đó là:
Giống nhau:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại đều hoạt động theo nguyên tắc
lấy số đông bù cho số ít. Nghĩa là số đông người tham gia đóng bảo hiểm để
bảo hiểm cho số ít người không may bị rủi ro. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm thương mại chủ yếu do các đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội đóng góp.
Khác nhau:
Hoạt động của bảo hiểm xã hội là những hoạt động không vì mục đích
lợi nhuận mà vì an sinh xã hội. Thu của bảo hiểm xã hội dùng để chi trả cho các
chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu thu không đủ chi, Ngân sách Nhà nước trợ cấp.
Hầu hết các nước trên thế giới, Ngân sách Nhà nước đều cấp bù cho quỹ bảo
hiểm xã hội một khối lượng rất lớn như: Đan mạch Nhà nước cấp hỗ trợ 81%,
Ai len là 66%..., ở nước ta, theo chính sách bảo hiểm xã hội hiện hành, người
lao động và chủ sử dụng lao động đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội 20% tiền
lương. Trong quãng thời gian người lao động nghỉ hưu, quỹ bảo hiểm xã hội
chỉ đủ chi trả cho 8 năm, từ năm thứ 9 Ngân sách Nhà nước cấp bù.
Nhưng mục đích của loại hình bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Các
hoạt động bảo hiểm thương mại được thực hiện theo Luật Công ty và Luật
doanh nghiệp, phải hạch toán kinh doanh, phải đóng thuế cho Nhà nước và
nếu thua lỗ không được Nhà nước cấp bù. Đó là những điểm khác nhau cơ bản
giữa bảo hiểm xã hội và các loại bảo hiểm thương mại.
1.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội
Hoạt động bảo hiểm xã hội là loại hoạt động dịch vụ công mang tính xã
hội cao lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động của bảo hiểm
xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế chính trị xã hội.
-Bảo hiểm xã hội tạo ra mạng lưới an toàn xã hội cho những đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội, góp phần ổn định an ninh chính trị xã hội. Trong
cuộc sống hoạt động của con người, họ luôn phải đối mặt với những rủi ro như
ốm đau, tai nạn, tuổi già... làm giảm khả năng lao động dẫn đến tình trạng thu
nhập thấp hoặc mất khả năng lao động, dưới hình thức huy động các nguồn
vốn đóng góp từ người lao động, chủ sử dụng lao động, Nhà nước bảo hiểm xã
hội trợ cấp và khắc phục những khó khăn về kinh tế cho người lao động. Nếu
không có nguồn tài chính đảm bảo cho người lao động khi mất thu nhập thì họ
có thể đi vào con đường xấu của tệ nạn xã hội. Tệ nạn đó sẽ làm cho xã hội trở
nên rối ren, nền kinh tế-chính trị-xã hội mất ổn định. Trên giác độ đó bảo hiểm
xã hội góp phần tạo lập hệ thống an toàn chính trị-xã hội, giữ vững trật tự an
ninh xã hội.
- Bảo hiểm xã hội góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất. Hoạt động
mạnh mẽ và rộng khắp của bảo hiểm xã hội giúp người lao động yên tâm làm
việc, tạo tâm lý ổn định thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, khả năng lao động cao
của người lao động. Sự an tâm làm việc góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh từ đó tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
- Bảo hiểm xã hội làm tăng sự gắn bó mật thiết giữa người lao động, chủ
sử dụng lao động và Nhà nước. Khi chủ sử dụng lao động thực hiện trách
nhiệm đóng góp bảo hiểm xã hội để người lao động được hưởng các chế độ
bảo hiểm xã hội thì họ đã tạo được sự tin tưởng của người lao động đối với
chủ sử dụng lao động, khuyến khích người lao động toàn tâm toàn ý, phấn
khởi, yên tâm, nhiệt tình công tác, gắn bó lâu dài với chủ sử dụng lao động. Bên
cạnh đó nếu trong quá trình sản xuất, người lao động gặp rủi ro như ốm đau,
tai nạn... họ không thể tham gia sản xuất được doanh nghiệp vẫn phải trả thu
nhập cho người lao động, nhưng sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ. Điều
này là một gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp, lợi ích của doanh nghiệp
bị đe dọa nếu không có bảo hiểm xã hội đứng ra gánh chịu cho họ. Thông qua
việc tổ chức, duy trì hoạt động bảo hiểm xã hội, Nhà nước đã đảm bảo cho mọi
người, mọi tổ chức, mọi đơn vị bình đẳng, công bằng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và trong đời sống xã hội, góp phần đảm bảo cho ổn định kinh tế
chính trị xã hội.
- Bảo hiểm xã hội góp phần tăng thêm nguồn vốn đầu tư để phát triển
kinh tế. Trong quá trình hoạt động, bảo hiểm xã hội thực hiện thu các khoản
đóng góp và giải quyết các chế độ cho người lao động. Với nguyên tắc hoạt
động lấy số đông bù cho số ít, trong những khoảng thời gian nhất định quỹ bảo
hiểm xã hội tạm thời có những khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực
kinh tế xã hội góp phần tăng trưởng quỹ và tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho
việc phát triển kinh tế đất nước.
- Bảo hiểm xã hội thực hiện tái phân phối thu nhập giữa những người
lao động. Biểu hiện cụ thể là thực hiện tái phân phối thu nhập giữa những
người lao động có thu nhập cao với những người lao động có thu nhập thấp,
giữa những người lao động đang lao động với những người lao động đang
nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau qua đó BHXH đã trở thành một công cụ quan
trọng trong việc tái phân phối thu nhập giữa những người lao động tham gia
BHXH, thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm duy trì và bảo vệ công
bằng xã hội.
1.1.2. Mt s ni dung v ti chớnh Bo him xó hi
1.1.2.1.Bn cht ti chớnh bo him xó hi, phõn bit qu bo him xó
hi v Ngõn sỏch nh nc
hiu rừ bn cht ti chớnh ca bo him xó hi ta tỡm hiu ti chớnh
bo him xó hi v qu bo him xó hi.
Ti chớnh c c trng bi s vn ng c lp tng i ca tin t
vi chc nng phng tin thanh toỏn v phng tin ct tr trong quỏ trỡnh
to lp hay s dng cỏc qu tin t i din cho nhng sc mua nht nh
cỏc ch th kinh t-xó hi. Ti chớnh phn ỏnh tng hp cỏc mi quan h kinh
t trong phõn phi cỏc ngun lc ti chớnh thụng qua to lp hay s dng cỏc
qu tin t nhm ỏp ng yờu cu tớch lu hay tiờu dựng ca cỏc ch th (phỏp
nhõn hay th nhõn) trong xó hi.
Ti chớnh bo him xó hi l thut ng thuc phm trự ti chớnh, l mt
khõu trong h thng ti chớnh quc gia (ti chớnh bo him gm cỏc khõu: ti
chớnh bo him xó hi v ti chớnh bo him thng mi) tham gia vo quỏ
trỡnh phõn phi, s dng cỏc ngun ti chớnh nhm m bo n nh cuc sng
ca ngi lao ng khi gp ri ro, gúp phn phỏt trin kinh t xó hi ca t
nc. Chỳng ta cú th thy rừ qua s sau:
ngân sách nhà nƯớC
tài chính
doanh
nghiệp
thị trƯờng
tài chính
tín
dụng
bảo
hiểm
tài chính hộ
gia đình và tổ
chứC xã hội
(Giỏo trỡnh Ti chớnh hc,Trang23, H Ti chớnh-K toỏn HN, 1998)
Quỹ bảo hiểm xã hội là một thuật ngữ chỉ nội dung vật chất của tài chính
bảo hiểm xã hội, nó chỉ số lượng bằng tiền nhiều hay ít, được hình thành từ sự
đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và được dùng để chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.
Về mặt lý luận, để hình thành một khâu tài chính phải xuất phát từ các lý
do:
-Mỗi khâu tài chính phải là một quỹ tiền tệ được tạo lập và sử dụng cho
một mục đích nhất định.
-Mỗi khâu tài chính phải gắn với một chủ thể cụ thể.
-Các quan hệ tài chính xếp vào một khâu tài chính nếu hoạt động tài
chính có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò và đồng nhất về các hình thức; quan
hệ tài chính phù hợp với mục đích sử dụng của tiền tệ.
Như vậy, tài chính bảo hiểm xã hội và quỹ bảo hiểm xã hội là hai thuật
ngữ khác nhau nhưng lại có nhiều nội dung đồng nghĩa với nhau nên trên thực
tế nói đến tài chính bảo hiểm xã hội thì thực chất cũng là nói đến các mối quan
hệ trong sự tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội. Vì thế để hiểu bản chất
của quỹ bảo hiểm xã hội cũng như hiểu bản chất của tài chính bảo hiểm xã hội
phải đi sâu phân tích các mối quan hệ kinh tế-xã hội phát sinh trong quá trình
tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ bao gồm nhiều nội dung, mỗi nội
dung được hình thành từ một chế độ, chính sách cụ thể. Để phân tích bản chất
tài chính bảo hiểm xã hội trước hết phải phân loại nội dung quỹ bảo hiểm xã
hội theo các tiêu thức. Có nhiều cách phân loại nội dung quỹ bảo hiểm xã hội,
mỗi tiêu thức phân loại lại có những ý nghĩa nhất định. Để nghiên cứu bản
chất tài chính bảo hiểm xã hội nên tiêu thức phân loại nội dung của quỹ bảo
hiểm xã hội chủ yếu phân theo nguồn hình thành và nội dung chi của quỹ vì
trong các nội dung kinh tế-xã hội của quỹ bảo hiểm xã hội thì thu và chi là
những nội dung chủ yếu của quỹ.
Nguồn hình thành quỹ BHXH (thu của quỹ BHXH)
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó có hai
nguồn chính là nguồn đóng góp của các đối tượng thuộc diện bắt buộc (gọi tắt
là nguồn bắt buộc) theo quy định và nguồn đóng góp của các đối tượng tự
nguyện (gọi tắt là nguồn tự nguyện). Về mặt hình thức, hai nguồn này tuy có
khác nhau về phạm vi, đối tượng và mức độ đóng góp, song nội dung kinh tế-xã
hội lại tương đối đồng nhất với nhau ở những điểm sau:
-Cả hai nguồn này đều có chung một mục đích là hình thành quỹ bảo
hiểm xã hội để chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội
được hình thành do các bên tham gia đóng góp, là quỹ tài chính trung gian độc
lập với ngân sách nhà nước.
-Mức thu bảo hiểm xã hội từ hai nguồn này và cơ chế chi trả cho các chế
độ bảo hiểm xã hội đều do Nhà nước quy định. Quỹ bảo hiểm xã hội được hạch
toán độc lập theo nguyên tắc có thu mới có chi, thu trước chi sau vì vậy quỹ
bảo hiểm xã hội vừa mang nội dung kinh tế vừa mang nội dung xã hội rất đậm
nét. Quỹ bảo hiểm xã hội luôn luôn phải được bảo tồn và phát triển để đảm bảo
đủ lượng tiền tệ cần thiết chi trả cho các chế độ bảo hiểm xã hội đúng thời
gian, đúng đối tượng và đủ số lượng. Phần quỹ tạm thời nhàn rỗi được phép
đầu tư phát triển và các hoạt động đầu tư này đều theo quy định của Chính
phủ và được Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy, dù quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nguồn bắt buộc
hay tự nguyện và mục đích chi trả cho các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội
nào thì đều có chung những nội dung kinh tế-xã hội nêu trên.
Chi của quỹ Bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành để chi cho các chế độ BHXH theo
nguyên tắc có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì vậy quỹ bảo hiểm xã hội chỉ
chi cho các chế độ trong phạm vi nguồn thu của bảo hiểm xã hội.
Hiện nay bảo hiểm xã hội nước ta đang áp dụng cho năm chế độ. Cả năm
chế độ này đều có nguồn thu để chi trả trong đó thu 15% để chi trả cho hai chế
độ là hưu trí và tử tuất, thu 5% để chi cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp.
Năm chế độ cụ thể mà quỹ bảo hiểm xã hội Việt nam chi trả là:
Các chế độ hưu trí, tử tuất (thường gọi là các chế độ dài hạn):
Chế độ trợ cấp hưu trí có được khi người lao động đủ thời gian tham gia
bảo hiểm xã hội và đủ tuổi đời thì được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng.
Trường hợp người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời thì được hưởng
trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Chế độ trợ cấp tử tuất gồm tiền mai táng phí cho thân nhân của đối
tượng khi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bị chết, tiền trợ cấp tuất hàng
tháng được chi trả cho thân nhân đối tượng hoặc giao tiền trợ cấp một lần cho
gia đình họ (nếu không có người hưởng định xuất hàng tháng).
Chế độ trợ cấp hưu trí và tử tuất bắt nguồn từ việc bảo hiểm nguồn thu
nhập cho người lao động khi đã già yếu, hết tuổi lao động, mất sức lao động
vĩnh viễn và qua đời mà bất kỳ người lao động nào cũng phải trải qua. Trách
nghiệm đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất thuộc về người lao động và người sử
dụng lao động vì khi còn khoẻ, người lao động làm việc cho người sử dụng lao
động thì khi về già, người sử dụng lao động phải có một phần trách nhiệm bảo
đảm cuộc sống cho họ. Việc tiến hành bảo hiểm hưu trí và tử tuất nếu không có
tổ chức bảo hiểm bắt buộc của xã hội, của Nhà nước thì bản thân người lao
động cũng phải tìm một hình thức nào đó để tự lo cho mình nhằm đảm bảo ổn
định cuộc sống lúc già yếu, lúc qua đời.
Đặc điểm của bảo hiểm hưu trí và tử tuất là nó thực hiện sau quá trình
lao động, quan hệ phân phối có tính chất hoàn trả, lợi ích được hưởng tương
ứng với nghĩa vụ đóng góp. Bản chất kinh tế-xã hội của quỹ bảo hiểm xã hội chi
cho chế độ hưu trí và tử tuất phản ánh quan hệ kinh tế (quan hệ lợi ích) giữa
người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động và
người sử dụng lao động đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất nhằm mục đích đảm
bảo lâu dài, ổn định cuộc sống cho bản thân người lao động và gia đình họ khi
già yếu không có khoản thu nhập từ lao động. Mức hưởng trợ cấp hưu trí phụ
thuộc vào mức đóng góp và thời gian đóng phí bảo hiểm ít hay nhiều còn thời
gian hưởng hưu trí là không có giới hạn, hưởng đến khi chết mà tuổi thọ của
từng người lao động lại khác nhau nên tính hoàn trả không đồng đều, cùng
thời gian đóng như nhau nhưng người nào sống lâu hơn thì được hưởng hưu
trí nhiều hơn, thậm chí hưởng nhiều hơn cả mức đóng góp. Phần hưởng nhiều
hơn đó được quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo, đó chính là tính chất xã hội, tính
cộng đồng của bảo hiểm xã hội.
Chế độ hưu trí và tử tuất thường được gọi là chế độ dài hạn vì từ khi
người lao động tham gia bảo hiểm đến khi nghỉ hưu được hưởng chế độ hưu
trí phải trải qua một thời gian dài 30 năm. Số dư của quỹ bảo hiểm xã hội thực
chất là số tiền ứng trước của người lao động và người sử dụng lao động cho
mục đích bảo hiểm hưu trí. Trong suốt 30 năm đó, quỹ vẫn thuộc sở hữu của
người lao động có tham gia đóng góp.
Như vậy ta có thể thấy điều kiện tồn tại và phát triển của quỹ bảo hiểm
xã hội chi cho chế độ hưu trí và tử tuất là:
-Muốn được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất thì người lao
động, người sử dụng lao động phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã
hội. Quyền lợi được hưởng bảo hiểm xã hội tương ứng với mức đóng góp và
thời gian đóng góp bảo hiểm của từng người lao động.
-Số dư tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm xã hội thuộc về sở hữu của
người lao động, có tính chất dài hạn nên có thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội
nhằm bảo toàn, phát triển quỹ và nó phải được tồn tích mà không được sử
dụng vào mục đích khác.
-Mức đóng góp bảo hiểm hưu trí, tử tuất phải được cơ cấu vào tiền
lương, tiền công và được hạch toán vào giá thành sản phẩm để tạo nguồn tài
chính cho người lao động và người sử dụng lao động đóng góp phí bảo hiểm.
-Phải có cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm đến từng người lao động thuộc các
đối tượng khác nhau để tạo điều kiện cho người lao động thuộc mọi thành
phần kinh tế đều được quyền tham gia bảo hiểm hưu trí và tử tuất phù hợp với
khả năng của họ.
Các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp:
Trong quá trình lao động, người lao động thường gặp phải rủi ro bất
ngờ không lường trước được như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp làm giảm hoặc mất khả năng lao động tạm thời đối với những trường
hợp nhẹ hoặc mất khả năng lao động vĩnh viễn, chết người đối với những
trường hợp nặng.
Nguyên nhân dẫn đến những rủi ro bất ngờ đối với người lao động có
thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khách quan của người lao động và
người sử dụng lao động gây ra. Ví dụ như tai nạn lao động có thể do nguyên
nhân chủ quan từ người lao động không tôn trọng kỷ luật lao động, an toàn
lao động để xảy ra tai nạn lao động; cũng có thể do nguyên nhân khách quan
như nồi hơi bị nổ, sự cố về điện, máy móc... gây ra tai nạn; cũng có thể do công
tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống độc hại không tốt dẫn