Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường nội địa cho Xí nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.02 KB, 30 trang )

Xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường nội địa cho Xí
nghiệp
may xuất khẩu TEXTACO
1. VAI TRÒ, MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NỘI
ĐỊA.
1.1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng
thị trường nội địa.
Việt nam ngày nay đang được các nhà kinh doanh trên thế giới quan
tâm chủ yếu do sức mua trên thị trường rất lớn. Xét riêng về dân số, Việt Nam
đông gấp 3,5 lần so với Malaisia, gấp 1,25 lần so với Thái Lan, hơn Philippines
16 triệu dân và so với Nam Triều Tiên đông hơn 1,7 lần. So với các nước khu
vực châu Á Thái Bình Dương, khu vực tiềm năng của thế giới thì đây quả là thị
trường thuận lợi không chỉ là nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng do đông dân,
mà còn vì nó chứng tỏ có nguồn lực lao động rất dồi dào. Chính vì vậy giá lao
động tại Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực. Và điều này đang tạo ra
thế mạnh cho các ngành cần sử dụng nhiều lao động, đặc biệt đối với công
nghiệp may mặc đang phát triển hiện nay.
Thế nhưng trên thị trường Việt Nam được bày bán khắp nơi lại đa số là
hàng nước ngoài. Trong khi ở nhiều nước châu Á, các hàng may sẵn thông
dụng lại được ghi nơi sản xuất tại Việt Nam. Mâu thuẫn này phản ánh phần
nào sự bỏ ngỏ về thị trường nội địa của các đơn vị sản xuất hàng may mặc
nước ta, trong khi các nước lân cận tìm mọi cách để đưa các sản phẩm của họ
vào thị trường này. Họ bị hấp dẫn của sức ép của cầu vào cung (cung không
đáp ứng cầu), bởi mức thu nhập đang tăng mạnh ở thành thị khiến người dân
thay đổi cơ cấu chi tiêu thiên về dịch vụ. Tất cả những điều này lẽ ra phải được
các công ty hàng may sẵn Việt Nam tận dụng vì đã nắm bắt được nhu cầu, khả
năng thành công trên thương trường của các nhà kinh doanh đã đạt được hơn
một nửa.
Quần áo may sẵn có thể coi là mặt hàng mang ý nghĩa "dịch vụ" bởi nó
tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, đồng thời còn đáp ứng các yêu cầu cao
về kiểu dáng và chất liệu và nhất là có nhiều mức giá cả nên mỗi người mua


đều có thể tìm được sản phẩm phù hợp với họ về mọi mặt. Người dân Việt Nam
ngày càng tìm đến các sản phẩm may mặc sẵn, thị trường mốt - thời trang đã
bắt đầu xuất hiện. Nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên khi nhiều sản phẩm
đẹp trên thị trường lại do các công ty may của Việt Nam sản xuất chứ không
phải là hàng của Hồng Kông, Thái Lan hay Singapore. Năm 1997 lượng tiêu
dùng cả nước khoảng 32 triệu quần áo may sẵn các loại, trong đó 25 triệu là
1
hàng nội địa. Chứng tỏ hàng may mặc Việt Nam cũng đã bắt đầu chú ý tới hàng
trong nước, và cũng bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường nội địa.
Tuy nhiên, cũng có thể nhình thấy ngành dệt sợi và vải của Việt Nam
chưa có cùng nhịp độ phát triển với ngành công nghiệp may mặc. Đây cũng là
khâu làm yếu kém sự phát triển của sản phẩm may sẵn nói chung, do thiếu sự
đồng bộ và hòa hợp giữa kiểu mẫu và chất liệu.
Đối với Xí nghiệp như TEXTACO hoạt động kinh doanh chủ yếu hướng
về xuất khẩu. Mặc dù tỷ trọng gia công vẫn chiếm phần lớn, song xí nghiệp
đang đầu tư theo hướng nhập nguyên vật liệu và sản xuất theo đơn đặt hàng.
Như vậy, cho dù không gặp thuận lợi về nguồn vật liệu trong nước, xí nghiệp
vẫn có nhiều tiềm năng trong khai thác đầu vào cho thị trường xuất khẩu và
nội địa. Qua các phân tích về thị trường trong phần thị trường, có thể thấy tốc
độ tăng trưởng về doanh số trên thị trường nội địa của xí nghiệp tăng khá cao,
thể hiện xu thế về thị trường rõ nét. Chỉ riêng với lượng hàng gia công, việc xí
nghiệp có thể tận dụng nguyên vật liệu và mẫu mã để khai thác trên thị trường
trong nước đã giúp cho doanh thu tăng gần gấp đôi giữa năm 1995 - 1996 và
1997 đạt gấp 1,5 lần so với năm 1996. Với thời điểm hiện nay, khi mà nhu cầu
về hàng may mặc trong nước đang tăng cao, thị trường chấp nhận mức giá cao
là một thuận lợi rất lớn cho những mặt hàng nhập nguyên vật liệu nước ngoài
của xí nghiệp. Nói cách khác, đầu tư vào thị trường nội địa là hướng đi đúng
đắn và đảm bảo đem lại hiệu quả.
Tuy vậy, cũng dễ nhận thấy lượng tuyệt đối của trị giá hàng tiêu thụ
trong nước của TEXTACO còn ở mức nhỏ (1 tỷ 177 nghìn so với hơn 11 tỷ giá

trị hàng xuất khẩu). Để có thể nâng doanh thu nội địa, đòi hỏi xí nghiệp phải có
một nhận thức đầy đủ và có chiến lược khai thác cụ thể. Sở dĩ việc khai thác thị
trường cần phải được nâng lên tầm chiến lược vì cạnh tranh bắt đầu trở nên
gay gắt trên thị trường này, hơn thế nữa xí nghiệp chỉ có thể nâng cao uy tín
hơn trên thị trường xuất khẩu thông qua những thành công trong nước. Trong
các phân tích ở phần trên có thể thấy các hoạt động về thị trường các nghiên
cứu về marketing tại TEXTACO chưa thành hệ thống. Điều này sẽ trở thành trở
ngại cho việc phát triển về lâu dài của xí nghiệp. Đặc biệt khi cần tăng cường
đầu tư về chiều sâu, nếu không có những kết quả cụ thể từ thực tế, áp dụng các
chính sách và phương án kinh doanh xí nghiệp sẽ không thể lường trước hậu
quả khi phải dành một lượng vốn lớn cho xây dựng cơ bản và việc kinh doanh
không phải luôn thuận lợi. Thậm trí nếu không dự báo trước về sự thay đổi của
môi trường và các diễn biến của thị trường theo từng thời điểm khác nhau, và
không có chính sách linh hoạt, việc đầu tư có thể sẽ trở nên mất hiệu quả hoàn
toàn.
1.2. Mục tiêu.
2
Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường nội địa của Xí nghiệp
TEXTACO nhằm mục tiêu trước hết là tăng doanh thu từ thị trường nước, song
song là mở rộng chủng loại sản phẩm để chiếm lĩnh các thị trường khác nhau.
Một phần khá quan trọng là xí nghiệp cần khai thác thị trường tiêu thụ cho
những sản phẩm truyền thống của mình nhằm tăng tối đa doanh số các sản
phẩm có sức cạnh tranh.
Chiến lược thị trường đi đôi với chiến lược marketing của TEXTACO sẽ
giúp cho xí nghiệp giải quyết các vấn đề về lượng sản phẩm cần bán, về vấn đề
cạnh tranh trong khâu sản phẩm hay tiêu thụ.
Chắc chắn TEXTACO với khả năng xuất khẩu hiện có luôn mong muốn
hướng ra thị trường quốc tế. Song muốn phát triển năng lực xuất khẩu của
mình, trước hết xí nghiệp phải nâng cao vị trí và uy tín ngay trên thị trường
trong nước.

2. CĂN CỨ VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ
NGHIỆP TEXTACO.
2.1. Căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh tại xí nghiệp
TEXTACO
- Môi trường vĩ mô:
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ chính là tập trung mọi lực lượng,
tranh thủ cơ hội vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách
toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Nước ta đang phấn đấu tăng tổng sản phẩm quốc nội lên 9 - 10%/ năm trong
đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14-15%/ năm. Đồng thời phấn đấu nâng
mức tiêu dùng bình quân đầu người tăng 6% tức là tỷ lệ tch1 luỹ 30% và tiêu
dùng 70%. Đẩy mạnh xuất khẩu thu hút đầu tư. Nhà nước khuyến khích các
doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và
hiệu quả. Nhà nước đang từng bước cải cách hệ thống cho phù hợp. Đẩy mạnh
lưu thông hàng hóa khắc phục tình trạng kinh doanh qua nhiều khâu trung
gian.
Mặt khác hiện nay Nhà nước chưa kiểm soát được tình trạng hàng may
sẵn mới, cũ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, mức thuế lại thấp hơn so với
mức thuế các doanh nghiệp may mặc phải nộp.
Nhà nước khuyến khích các đơn vị tăng cường đầu tư máy móc thiết bị
mới thay thế dần các thiết bị cũ lạc hậu. Nhà nước cũng khuyến khích các công
ty nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam do đó nhiều công nghệ mới được
chuyển giao .
3
- Môi trường cạnh tranh:
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu có sự cạnh
tranh, cạnh tranh vế giá cả, vế sản phẩm, phân phối và khuyến mại. Mức độ
cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh

nghiệp tham gia vào thị trường may, mức độ đa dạng hóa sản phẩm mà các
doanh nghiệp đưa ra. Hiện nay cả nước có khoảng 115 doanh nghiệp nhà nước,
hơn 100 công ty TNHH, 69 doanh nghiệp tư nhân, 49 liên doanh tham gia may
mặc với 100% vốn nước ngoài. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty ở thị
trường may mặc rất lớn.
(Xem bảng trang sau)
Bảng thống kê một doanh nghiệp may mặc sẵn
Công ty Sản phẩm Thị trường quốc tế
Miền Bắc:
- Công ty may 10 Jacket, áo khoác,
sơ mi
Nhập, Pháp, Nam TT,
Đức, châu Âu
- C. ty may Chiến Thắng Jacket, sơ mi, quần
áo thời trang
Đức, Pháp,
Nam Triều Tiên
- C. ty may Thăng Long Iacket, quần áo sơ mi EU
- C. ty may xuất khẩu
Hà Nội
Jacket, sơ mi, quần
áo Đông Xuân, áo ấm
Hà Lan, SNG, Mỹ, Pháp,
Đức, Hồng Kông
- C. ty may Thành Công Jacket, quần áo
thời trang
EU
- Công ty may 40 Quần, sơ mi, áo
bludong
EU, Nhật

- C. ty may Đức Giang Jacket, áo ấm các
loại sơ mi
Nam TT, Hồng Kông, Đức,
Pháp, Hà Lan, SNG
- Công ty KDTM Jacket Nhật
Miền Nam:
- C. ty may Việt Tiến Jacket, sơ mi,
áo bludong các loại
EU, Nhật, Mỹ, Nam TT
- C. ty may Nhà Bè Jacket, sơ mi, EU, Nhật, Nam Triều Tiên
4
áo bludong các loại
- C. ty may Huy Hoàng Jacket, sơ mi veston EU, Hàn Quốc, Nhật
- C. ty may Thắng Lợi Jacket, sơ mi EU, Mỹ, Nam TT
Trong số các đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp phải nói tới các doanh
nghiệp có mức độ và khả năng xuất khẩu các mặt hàng lớn hơn xí nghiệp rất
nhiều. Đó là Công ty may 10, Công ty may Đức Giang, Công ty may Việt Tiến...
Các công ty này đã có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có thị trường rộng và
qui mô sản xuất lớn hơn hẳn TEXTACO.
- Môi trường nội tại của xí nghiệp:
+ Về vốn: Xí nghiệp có khả năng huy động vốn từ nguồn ngân sách của
Nhà nước.
Tỷ trọng vốn tự có của xí nghiệp chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn.
Xí nghiệp giám sát chặt chẽ mọi hoạt động chi tiêu, các hoạt động mua
sắm, thực hiện việc ký hợp đồng kinh tế đúng nguyên tắc, chế độ quản lý tài
chính được chấp hành đầu đủ nghiêm chỉnh.
+ Về vật tư: Xí nghiệp luôn quan tâm chỉ đạo sát sao từ khâu kiểm tra chất
lượng vật tư việc tiếp nhận, quản lý, cấp phát, sử dụng theo kế hoạch tiến độ sản
xuất không để thất thoát, hư hỏng, tồn đọng gây ứ đọng vốn thiệt hại về kinh tế.
+ Về máy móc và trang thiết bị nhà xưởng: xí nghiệp triển khai chương

trình cải tạo mở rộng mặt bằng sản xuất. Năm 1997 xí nghiệp đầu tư thêm 12
triệu để mua sắm máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất.
Nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động.
Quản lý chặt chẽ thời gian làm việc nâng cao năng suất lao động.
+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: Xí nghiệp luôn nghiên cứu mẫu
mã đổi mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.2. Nội dung xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường.
- Chiến lược kinh doanh trên thị trường nội địa.
3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG.
Thời đại ngày nay là thời đại thông tin. Nhờ thông tin con người có cơ
hội đa dạng nhu cầu bản thân. Nhưng chính vì vậy người sản xuất phải đối mặt
với sự thay đổi thường xuyên về nhu cầu - yếu tố gây khó khăn nhất cho kinh
doanh sau cạnh tranh. Đặc biệt nhu cầu hàng may mặc, với tính thời vụ cao là
5
nhân tố rất khó xác định đối với nhà sản xuất. Nhận biết đúng nhu cầu thị
trường, hay xác định đoạn thị trường hấp dẫn có tính chất quyết định thành
công của xí nghiệp trên thị trường. Cách thức duy nhất để đánh giá đúng thị
trường là phải nghiên cứu và dự báo nhu cầu.
Chiến lược thị trường nhằm tăng doanh số đối với các mặt hàng hiện
đang được khai thác và nhằm mở rộng diện bán sản phẩm trên thị trường, nói
cách khác tìm cách đáp ứng cao nhất các nhu cầu hiện tại của thị trường về
sản phẩm. Vậy nhu cầu về hàng may sẵn tại Việt Nam hiện tại như thế nào ?
Cung trên thị trường này ra sao ? Liệu xí nghiệp có thể hy vọng vào thị trường
trong nước ở mức nào và phải đối mặt với những khó khăn gì ? ...
3.1. Phân tích thị trường nội địa:
Trước hết có thể khẳng định nhu cầu trên thị trường quần áo may sẵn
đang tăng mạnh. Bắt đầu từ năm 1991 chính sách mở cửa của Việt Nam đã
góp phần quan trọng trong việc cải thiện mức sống của người dân. Và đến nay,
lối sống "công nghiệp" đã khiến nhiều người phải dành phần lớn thời gian cho

công sở, kinh doanh và vì vậy nhu cầu dịch vụ phát triển mạnh. Đối với mặt
hàng quần áo, xu thế tiêu dùng thậm trí đã nghiêng về "mốt" thời trang, đồ
may sẵn trở nên thông dụng hơn hẳn vì nó tiết kiệm nhiều thời gian cho người
tiêu dùng.
Tuy vậy trên thị trường nội địa, đặc điểm chung của hàng may mặc là
nhu cầu chịu ảnh hưởng và phụ thuộc rất lớn vào giá cả. Hay mức thu nhập
của dân cư quyết định thái độ tiêu dùng. Trên diện rộng của thị trường, nổi
bật là chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị với tỷ lệ tương
ứng là 1: 4 - 5.
Do giới hạn về chi tiêu, lựa chọn của người tiêu dùng ở nông thôn dựa
vào mức độ cần thiết của sản phẩm. Trong khi ở thành thị lại dựa trên sự phù
hợp với thời trang và sở thích của cá nhân. Như vậy nhu cầu khác nhau đáng
kể giữa hai khu vực này khiến cho thái độ và quyết định mua của người tiêu
dùng khác biệt rất lớn.
Phân tích về nguyên nhân hình thành quyết định mua của người tiêu
dùng rất cần thiết bởi nó giúp người xuất và bán sản phẩm tiếp cận đến người
mua hiệu quả nhất. Biết được đặc điểm của họ, người bán có thể đặt ra các
chính sách phân biệt đối với từng thị trường nhằm khai thác tối đa từng đoạn
thị trường.
3.1.1. Nghiên cứu cầu:
Cái gì đã khiến khách hàng quyết định mua bộ quần áo này mà không
mua loại khác ? Đó chính là lợi ích tiêu dùng và sự thỏa mãn ý thích của họ.
Tóm tắt quá trình đo đến quyết định mua như sau:
6
Nghiên cứu điều kiện và thông tin
Nhận thức
Mua
Lựa chọn
Ước lượng tính thay thế
Điểm nút chính trong quá trình này mà người bán cần phải quan tâm là

quyết định của người mua giữa mua và không mua hàng. Ở nông thôn, điểm
này có ảnh hưởng gần như duy nhất của khả năng thanh toán. Còn ở thành thị,
nó còn bị các yếu tố khác như trào lưu tiêu dùng, lối sống ... tác động mạnh. Vì
vậy người sản xuất cũng khó xác định nguyên nhân mua của người tiêu dùng
hơn so với thị trường nông thôn.
a) Người tiêu dùng:
Nói đến người mua thì quan trọng nhất là phải xét đến các yếu tố có
tính quyết định hành vi mua của họ.
* Yếu tố quan trọng nhất là nhu cầu và động cơ mua hàng. Hàng may
sẵn ngoài tính chất là sản phẩm thiết yéu phải nhằm thỏa mãn nhu cầu cao
hơn như tiện lợi, đẹp, thời trang ...
Do đặc điểm về điều kiện lao động ở nông thôn không có sự phân biệt
quá lớn giữa quần áo mùa Đông và mùa Hè. Thông thường các sản phẩm được
ưa chuộng nhất có độ bền cao, chất liệu quen được sử dụng và vải lụa và sợi
bông. Động cơ mua của người tiêu dùng nông thôn bị chi phối bởi các yếu tố
mùa vụ. Có thể thấy để thỏa mãn nhu cầu ở nông thôn xí nghiệp như TEXTACO
sẽ gặp nhiều khó khăn, song do tính chất tương đối đồng nhất về nhu cầu và
sản phẩm, lượng hàng có thể bán trên thị trường lại phụ thuộc vào các yếu tố
khác như giá cả.
Trong khi đó thị trường thành thị về hàng may đo sẵn có nhiều điểm
khác do nhu cầu tiêu dùng cao hơn: vừa mong muốn phù hợp với bản thân, vừa
phải hợp thời trang hoặc thể hiện vị trí xã hội.
* Yếu tố thứ hai là nhận thức và thái độ của người tiêu dùng ảnh hưởng
đến nhận thức và thái độ của người mua thường do các yếu tố sau:
- Thu nhập: Nếu ở nông thôn, thu nhập thấp là đặc điểm chính thì giá cả
càng rẻ càng tốt, sau đó là chất lượng (thường là chất liệu vải) và kiểu mẫu thì
không quan trọng lắm. Số lượng người có thu nhập cao ở nông thôn chiếm
khoảng 10%. Thái độ mua bán của họ nhìn chung cũng chịu tác động của môi
trường bên ngoài: qua quảng cáo, qua tiếp xúc với môi trường thành thị.
7

Không mua
Ngược lại ở thành thị do trào lưu tiêu dùng theo mốt đang tăng mạnh
nên yêu cầu về sản phẩm thường là mốt + chất lượng. Đối với những người thu
nhập trung bình thì sản phẩm cần rẻ nhưng cũng không bị lỗi thời.
- Sản phẩm - tính thuận tiện và giá trị sử dụng: Do hoàn cảnh làm việc,
các sản phẩm áo sơ mi dài tay, vải mỏng, chất liệu bông thô là thích hợp nhất
với người tiêu dùng nông thôn. Song ở thành thị do đặc điểm lối sống nên sản
phẩm may sẵn có thể rất đa dạng và không bị ảnh hưởng nhiều về hoàn cảnh
sử dụng. Tuy vậy điều quan trọng nhất là nếu sản phẩm đã lỗi mốt thì giá trị sử
dụng đã giảm đi rất nhiều, hay có thể nói tương ưngts với pha "suy thoái"
trong chu kỳ sống của nó. Ví dụ Jacket phù hợp với thời tiết phía Bắc mua lạnh
vì thuận tiện và có thể mặc khi trời mát và lạnh. Song do tính chất mùa vụ mà
các công ty phải thường xuyên đổi kiểu mẫu từng năm. Nguyên nhân này cũng
dễ dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ. Nó đòi hỏi xí nghiệp luôn nhạy bén với nhu
cầu thời trang theo mùa, có dự báo đúng đắn về khả năng mua mới có thể
tránh được tình trạng tồn hàng sau mỗi mùa mỗi năm.
Ngược lại sản phẩm như dệt kim, do là hàng mùa hè nên thuận lợi hơn
về bán vì thời gian nóng ở Việt Nam dài hơn. Đây là một loại sản phẩm có tính
thuận tiện cho tiêu dùng cao mà giá cả lại vừa phải.
Sau các phân tích về người tiêu dùng hàng may sẵn có thể nhận xét:
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua vẫn là vấn đề về giá cả và chất lượng.
Cho dù việc nắm bắt đúng nhu cầu của từng người tiêu dùng là rất khó, song
trên phạm vi một vài sản phẩm, Xí nghiệp TEXTACO có thể xem xét kỹ lưỡng
mức độ phù hợp của các sản phẩm này về giá cả và chất lượng với các yêu cầu
tiêu dùng tại nhiều thị trường khác nhau. Ngoài ra có kế hoạch đa dạng hóa
sản phẩm của mình.
b) Độ co dãn của cầu:
Như đã phân tích, các sản phẩm may mặc có quan hệ rằng buộc với thu
nhập. Thu nhập là yếu tố phân biệt giữa sức mua và khả năng mua vốn được
đo bởi phần thu chi tiêu. Khả năng mua của người thành phố lớn hơn ở nông

thôn.
Sức cầu của sản phẩm may mặc
8
Thu nhập
c) Môi trường:
Thời cơ cho TEXTACO không chỉ ở các nhân tố cung và cầu trên thị
trường, nó còn từ yếu tố môi trường - vấn đề mang tính thời sự và đang tạo điều
kiện cho xí nghiệp may hoạt động trên thị trường trong nước. Nhà nước đang có
mục tiêu cụ thể về hỗ trợ ngành công nghiệp. Trong Văn kiện Đại hội 8 của Đảng
đã nhấn mạnh chú ý chuyển dịch cơ cấu GDP sang hướng tăng tỷ trọng hàng công
nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng với tốc độ tăng giá trị
bình quân từ 14-15%/năm. Đặc biệt Nhà nước sẽ tìm cách khắc phục yếu kém của
hai ngành sợi và dệt để bổ sung cho ngành may và xuất khẩu hàng may.
d) Dự báo thị trường:
Qua các phân tích về quá trình mua hàng của người tiêu dùng đã nêu có
thể xác định triển vọng mua hàng của người mua trong nước. Các phong trào
mặc đồng phục theo nghề và đồng phục học sinh đang gia tăng ở thành thị. Đặc
biệt hiện nay với lượng tiêu thụ quần áo trẻ em gấp đôi quần áo người lớn thì
việc chú ý vào thị trường này là cần thiết và đúng đắn.
Rộng hơn nữa là thị trường các sản phẩm tổng hợp, gồm váy áo phụ nữ,
áo sơ mi, quần âu là các sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn nên thường có
sản lượng tiêu thụ lớn.
Mặt hàng dệt kim có lượng tiêu thụ đáng kể nhất trong số các sản phẩm
tổng hợp. Ưu điểm chính do màu sắc phong phú, chất liệu thoáng mát thích
hợp với mùa nóng. Đây sẽ là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường trong các năm tới.
Vì xu thế gia tăng thu nhập của dân cư nên giá cả sẽ dần dần tăng và
đạt mức cao trong những năm tới. Có thể có nói các sản phẩm như áo Jacket
vẫn tìm được chỗ đứng trên thị trường này.
Tóm lại, từ các đặc điểm về cầu hàng may sẵn đã phân tích ở trên, có
thể dự báo về nhu cầu thị trường trong nước về sản phẩm may sẵn như sau:

Tổng nhu cầu về hàng quần áo may sẵn năm 1994 chỉ là 20 triệu bộ (15
triệu quần áo mùa hè).
Năm Dân số
(triệu
người)
Tổng N.cầu tiêu
dùng (triệu bộ)
Hàng quần áo
may sẵn (triệu bộ)
Hàng dệt kim
(triệu chiếc)
9
1995 72,7 95 21,5 26
1996 74,9 110 28,3 32,5
1997 76 111,6 32 33
1998 76,9 113 36 33,4
2000 81,1 162 48,6 36
2005 87,6 175 52,5 39.5
3.2.1. Nghiên cứu cung:
Mục tiêu là đề xác định những yếu tố ngoài chi phí sản xuất tác động lên
đường cung thị trường và phân tích những khả năng từ phía xí nghiệp đáp
ứng cho nhu cầu và thị trường đã định sẵn.
Cả ngành may hàng năm sản xuất 80 triệu đơn vị sản phẩm. Riêng
ngành công nghiệp quần áo may sẵn có những kết quả sau:
1996 các xí nghiệp quốc doanh:
+ Trung ương chiếm 36,8% sản lượng toàn ngành.
+ Địa phương chiếm 18.4% sản lượng toàn ngành.
Các cơ sở ngoài quốc doanh chiếm 44,8% sản lượng.
1997 các xí nghiệp quốc doanh:
Trung ương chiếm 31% sản lượng toàn ngành.

Địa phương và ngoài quốc doanh chiếm 69% sản lượng toàn
ngành.
Vậy xu hướng là các cơ sở kinh tế tư nhân hay nói chung ngoài quốc
doanh đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong cung cấp số lượng
quần áo may sẵn cho ngành. Như vậy, cũng có nghĩa là ở thị trường nội địa,
phần lớn sản phẩm may sẵn là của thành phần này. Xí nghiệp TEXTACO nói
riêng và các công ty khác nói chung đều buộc phải đương đầu với cạnh tranh vì
hàng may đang thu hút các nhà sản xuất và kinh doanh nên số người tham gia
vào thị trường này ngày càng nhiều.
Tuy vậy xí nghiệp vẫn có thể tìm được cách né tránh những khu vực
cạnh tranh khá gay gắt mà vẫn thu được lợi nhuận qua việc chọn một đoạn thị
trường nào đó chưa có nhà cung cấp nào thỏa mãn, hoặc tiếp cận những thị
trường mà đối phương đang hoạt động chưa tốt. (Ví dụ thị trường tại một số
thành phố phía Bắc, người bán làm chủ trong quan hệ mua bán. Còn người
mua chấp nhận tất cả các giá trị đã sử dụng và giá trị vô hình người bán cung
10
cấp). Trên khu vực này cạnh tranh chủ yếu là chỉ giữa xí nghiệp quốc doanh
trung ương với xí nghiệp ở địa phương và các cơ sở ngoài quốc doanh (điều
kiện giao thông gây khó khăn cho việc mua bán, trong khi tư thương ở thị xã và
các vùng lân cận rất có lợi thế về cung cấp, về giá và phản ứng với nhu cầu).
Điểm nổi bật là ai có giá bán rẻ sẽ là người bán được nhiều nhất.
Lấy ví dụ như thị trường Hà Nội, mức cạnh tranh rất gay gắt giữa các
sản phẩm quốc doanh với các sản phẩm của tư thương nhập ngoại.
Bảng sau sẽ cho thấy sức mạnh của các đối thủ chính của TEXTACO
thông qua các chỉ tiêu về doanh thu năm 1997.
Các công ty Doanh thu
Thành công 212.75 tỷ đồng
Việt Tiến 190 tỷ đồng
May 10 21 tỷ đồng
Thaloga 33 tỷ đồng

Trên thực tế sự khống chế thị trường thuộc về tư thương chiếm 55%
trong tổng số lượng hàng hóa trên thị trường, còn buôn bán hàng nhập ngoại
đạt tới 15% trong tổng số hàng hóa trên thị trường.
Với tốc độ tăng về tiêu dùng hàng quần áo từ dưới 1,5 bộ/năm (trong
các năm 1995, 1996) đến 2 bộ/ năm (năm 2000) dựa trên mức tăng trưởng về
hàng công nghiệp nhẹ (13,3%) để có tỷ phần tương đối trên thị trường thì tổng
sản phẩm của xí nghiệp TEXTACO cần phấn đấu cung cấp cho thị trường nôị
địa là:
Năm Áo khoác Quần âu Hàng dệt kim
1999 12800 chiếc 17340 chiếc
2000 20480 chiếc 29478 chiếc
2001 32768 chiếc 50113 chiếc 20.000 chiếc
Mục tiêu của chiến lược thị trường đối với TEXTACO trong 10 năm tới
là phải đạt được vị trí đáng kể trên thị trường nội địa thông qua doanh số các
sản phẩm kế hoạch nêu trên. Để tăng cường hoạt động trên thị trường, xí
nghiệp còn cần đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở 2 mặt hàng truyền thống là
áo khoác và quần âu, hướng hoạt động chú ý tới thị trường quần áo đồng
11
phục, quần áo dệt kim, áo sơ mi ...
3.2. Lựa chọn thị trường:
Nhìn một cách tổng thể về cầu và cung quần áo may sẵn trên thị trường
hiện nay qua các phân tích ở phần 3.1. Đồng thời từ mục tiêu về thị trường của
xí nghiệp TEXTACO, có thể nhận định thị trường thành thị với đoạn thị trường
có mức thu nhập trung bình trở lên là thị trường chính của xí nghiệp.
Trên thị trường này, các sản phẩm dệt kim và may sẵn có nhu cầu lớn
và đa đang trong pha tăng trưởng. Vì thế đây là thời cơ tốt cho xí nghiệp thâm
nhập vào thị trường trong nước, tăng doanh thu và lợi nhuận cho TEXTACO
trong những năm tới.
Xí nghiệp cần chú ý hướng vào thị trường quần áo trẻ em, quần âu, áo
sơ mi vì lượng nhu cầu lớn và phù hợp với khả năng hiện nay của xí nghiệp, cho

dù cạnh tranh trên thị trường này bắt đầu cao.
3.3. Chiến lược thâm nhập thị trường:
Mục tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường đối với xí nghiệp
TEXTACO là phải làm tăng khả năng bán hàng hiện nay trên thị trường nội địa.
Nhờ đó xí nghiệp có thể củng cố địa vị của mình và có cơ sở thực hiện các chiến
lược khó khăn hơn như chiến lược phát triển thị trường.
Để cụ thể hóa các hoạt động khai thác triệt để thị trường hiện tại của
mình, xí nghiệp cần đặt ra các chương trình:
1. Tăng tiêu thụ đối với các sản phẩm quần áo và áo Jacket tại thị
trường Hà Nội.
2. Tranh thủ các mẫu quần áo gia công để tạo nhu cầu thời trang đối
với áo Jacket của lứa tuổi thanh niên.
3. Chú ý tới cạnh tranh trên thị trường hiện tại để dùng chính sách
"Đẩy" tác động vào các nhà phân phối hoặc tại nơi bán hàng của xí nghiệp.
Trước hết cần lượng hóa các mục tiêu của chiến lược này như sau:
- Sản phẩm quần âu: tăng 70% giữa năm 1998 - 1999 và tăng gần 5 lần
tính đến năm 2000.
- Áo Jacket: năm 1998 tăng 60% về sản lượng so với 1998, năm 2000 sẽ
tăng khoảng 4 lần so với 1998.
- Nâng tỷ phần thị trường của TEXTACO, đặc biệt so với đối thủ cạnh
tranh:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
12

×