THỰC TRẠNG VỀ VAI TRề VÀ PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO
CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TYHYMETCO
1. Giới thiệu về công ty
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty HYMETCO:
Công ty vật tư kỹ thuật khí tượng thuỷ văn với tên giao dịch của công ty là HYMETCO
(Hydromete orological Technical Materials Company). Trụ sở chính tại Số 1 - Nguyễn Chí
Thanh - Phường Láng Thượng - Đống Đa - Hà Nội.
HYMETCO là một DNNN được thành lập theo quyết định số 120 KTTV/QĐ ngày
29/4/1993 của tổng cục Khí tượng thuỷ văn, phù hợp với qui chế về thành lập và giải thể
DNNN ban hành kèm theo nghị định 156/HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội đồng bộ trưởng.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản bằng VND và USD mở tại ngân
hàng công thương Đống Đa và VIETCOMBANK.
Thời kỳ đầu, tiền thân của công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng cục khí tượng thuỷ
văn, được thành lập vào năm 1977 với chức năng nhiệm vụ thực chất chỉ như một tổng kho
cho toàn ngành. Hoạt động của công ty trong giai đoạn 1977 -1989 hết sức trì trệ, không có
hiệu quả do cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung lỗi thời chi phối. Ngay cả khi chuyển đổi
sang cơ chế thị trường, giai đoạn 1989 -1993, công ty vẫn hoạt động không hiệu quả do vẫn
phải chịu sự quản lý quan liêu bao cấp của Tổng cục khí tượng thuỷ văn. Đến 29/4/1993,
công ty được thành lập lại trở thành một DNNN hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính
nhưng công ty vẫn phải trải qua hai năm hoạch toán thử. Do vẫn còn ít nhiều bao cấp nên
công ty không đạt được các chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra, hoạt động kinh doanh bấp bênh.
Sau khi dứt hẳn khỏi sự bao cấp, bằng sự nỗ lực không ngừng và sự đồng tâm hiệp lực
của Giám đốc cùng toàn bộ cán bộ - công nhân viên trong công ty, công ty đã có những
thành tựu đáng kể. Từ chỗ hoạt động kinh doanh thua lỗ, không có lãi, cơ sở vật chất nghèo
nàn, vốn kinh doanh hạn chế, thị trường bị bó hẹp, thì tới nay tình hình đã khác hẳn: công ty
làm ăn có lãi trong vài năm liên tục và đang trên đà tăng trưởng, thị trường được mở rộng
cả trong và ngoài nước ( Lào,Campuchia.....), cơ sở vật chất kỹ thuật và đời sống cán bộ -
công nhân viên không ngừng được cải thiện. Không những thế công ty vẫn đảm bảo thực
hiện đầy đủ nhiệm vụ chính trị của ngành.
Do có tính chất đặc thù là một Công ty kinh doanh thiết bị chuyên ngành nên thị trường tiêu
thụ chủ yếu là khách hàng trong ngành chiếm tới 85 - 87%, rất ít bán ra ngoài. Vì vậy, hoạt
động của Công ty mang tính chất là một đơn vị hành chính sự nghiệp hơn là một đơn vị sản
xuất kinh doanh.
1.2.Đôi nét về hoạt động kinh doanh của công ty HYMETCO.
1.2.1.Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Kinh doanh xuất nhập khẩu máy, thiết bị vật tư kỹ thuật phục vụ đo đạc khảo sát các
chuyên ngành khí tượng thuỷ văn, hải văn, môi trường, khoa học kỹ thuật và các mặt
hàng kim khí, điện máy....
Sản xuất gia công, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành.
Thiết kế xây dựng và lắp đặt các công trình khí tượng thuỷ văn.
Sản xuất đồ mộc chuyên ngành và dân dụng.
Tư vấn chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật chuyên ngành
1.2.2.Các mặt hàng kinh doanh chính.
Công ty HYMETCO thực hiện kinh doanh ba nhóm mặt hàng chính.
Nhóm mặt hàng khí tượng bao gồm: Các loại máy đo áp suất không khí;các loại máy
đo độ ẩm không khí, độ ẩm đất, độ ẩm các sản phẩm công nông nghiệp; các máy đo nhiệt độ
không khí, nhiệt độ đất, nhiệt độ nước; các trạm khí tượng tự động, rada thời tiết; thiết bị
vô tuyến thám không.....
Nhóm mặt hàng thuỷ văn-hải văn: Các loại máy đo tốc độ, hướng dòng chảy và mực
nước biển, sông, hồ, mương máng; các loại máy đo sâu, đo mức nước triều, đo các yếu tố
của sóng; thiết bị đo tốc độ và hướng dòng chảy nhiều tầng; các loại máy trắc địa, thuỷ
chuẩn kinh vĩ, la bàn đo xa, toàn,...,định vị....; máy quyết địa địa hình đáy sông, hồ, biển,....
Nhóm mặt hàng môi trường: Các loại máy đo các yếu tố đặc trưng của nước; nhiệt độ,
độ mặn, độ dầu, độ PH, oxy hoà tan, chất rắn hoà tan, độ đục....trong hồ, sông và biển; các
máy đo nồng độ bụi, phân tích các thành phần khí, khí độc, khí cháy.....,thiết bị đo và phân
tích xăng dầu.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các mặt hàng thiết bị khoa học kỹ thuật trong các
phòng thí nghiệm và các mặt hàng kim khí điện máy.
1. 3.Cơ cấu tổ chức quản lí hành chính của công ty HYMETCO.
Để đảm bảo cho mọi hoạt động tổ chức quản lí, đưa hoạt động kinh doanh đi vào nề
nếp ổn định, thống nhất chỉ đạo và tổ chức thực hiện để không ngừng nâng cao hiệu quả
kinh tế. Công ty đã tổ chức bộ máy hoạt động của mình theo kiểu trực tuyến theo sơ đồ sau:
Ban giám đốc: Bao gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu công ty, có quyền ra quyết định tổ chức chỉ đạo, điều
hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty; chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của
công ty trước pháp luật cũng như trước Tổng cục khí tượng thuỷ văn. Giám đốc được sự hỗ
trợ của Phó giám đốc.
Phó giám đốc ngoài nhiệm vụ cụ thể của mình trong từng lĩnh vực phải góp ý kiến
tham mưu cho Giám đốc và là người đại diện khi Giám đốc vắng mặt.
Phòng hành chính tổ chức: có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Sắp xếp và tổ chức lao động nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả lực lượng
lao động của công ty. Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động
gián tiếp của công ty.
Thứ hai: Nghiên cứu các phương án nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp
lí tiền thưởng để trình Giám đốc. Đồng thời thực hiện chế độ kỷ luật với cán bộ - công nhân
viên vi phạm điều lệ của công ty.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ khai thác nguồn hàng, trực tiếp tham gia các hoạt
động xuất nhập khẩu, cung ứng tiêu thụ hàng hoá trong nước, thực hiện kinh doanh theo
phương thức khoán đối với từng nhân viên trong phòng. Ngoài ra phòng còn phải lập kế
hoạch phát triển kinh doanh của công ty.Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước
Giám đốc, đồng thời thực hiện chế độ kỷ luật đối với cán bộ - công nhân viên vi phạm điều lệ
của công ty.
Ban Giám đốc
Xưởng
máy
Phòng
hành
chính
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
toán
tài vụ
Kho hàng
Phòng kế toán-tài vụ: Có chức năng tham mưu hỗ trợ giám đốc quản lí, sử dụng có
hiệu quả tài sản, tiền vốn của công ty theo quy định của pháp luật, chế độ thể lệ kinh tế tài
chính. Kế toán trưởng kiêm kế toán của phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
Xưởng máy: sửa chữa, lắp ráp máy khí tượng thuỷ văn, khắc các loại ống đong,cắt
đục giấy,...lắp đặt sâu vườn khí tượng thuỷ văn...Xác định được hư hỏng và lập phương án
sửa chữa, thay thế các loại máy chuyên dùng trong các ngành. Xây dựng định mức kỹ thuật
cho các sản phẩm sản xuất gia công. Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các quy trình công nghệ
trong sản xuất, cải tiến mẫu mã và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giám sát kiểm
tra chất lượng sản phẩm.
Kho hàng: Trực thuộc phòng kế toán tài vụ, có nhiệm vụ đảm bảo việc xuất nhập
hàng, theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán; bảo quản quản lý, đảm bảo về an ninh số lượng,
chất lượng hàng...
2.Những đặc điểm về kinh tế, kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng đến phương pháp
lónh đạo của Giám đốc công ty.
2.1. Những đặc điểm về kỹ thuật.
Công ty Vật tư kỹ thuật Khí tượng Thuỷ văn ( HYMETCO ) là một công ty kinh doanh
vật tư chuyên ngành với hơn mười năm kinh doanh, trong đó là hai năm bước vào giai đoạn
hạch toán thử, kinh nghiệm còn rất hạn chế, thị trường tuy đang được mở rộng nhưng vẫn
còn rất hạn chế, vốn liếng cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, hầu như vẫn phụ thuộc rất lớn
vào Tổng cục khí tượng thuỷ văn. Tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt dộng
kinh doanh của công ty , nhưng với tất cả nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty
luôn cố gắng phấn đấu để vươn lên thích ứng với cơ chế thị trường đầy biến động và sôi nổi
như hiện nay. Hàng hoá của công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường
trong và ngoài ngành, đã đảm bảo được yêu cầu về chất lượng, chủng loại mà ngành quy
định, đây là một cố gắng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của cồn ty và đó cũng là sự
khẳng định về vị trí và sự phát triển đi lên của công ty trong cơ chế thị trường.
HYMETCO được phép xuất khẩu trực tiếp, cung cấp các loại thiết bị, máy móc đo đạc
khảo sát và vật tư kỹ thuật và thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khoa
học kỹ thuật về các chuyên ngành: khí tượng mặt đất, khí tượng nông nghiệp, thuỷ văn, hải
văn và môi trường. Công ty nhận sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm định các loại máy móc đo
đạc khảo sát khí tượng, thuỷ văn, hải văn và môi trường, ngoài ra công ty được phép nhận
sửa chữa các phương tiện vận tải, máy xây dựng và máy khai tài nguyên. Bên cạnh đó công
ty được phép sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ chuyên dùng, văn phòng và dân dụng,
các mặt hàng kim khí điện máy và vật liệu xây dựng.
Các mặt hàng chính của công ty HYMETCO:
+ Các loại máy đo áp suất không khí
+ Các loại máy đo độ ẩm không khí, độ ẩm các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
+ Các loại máy đo nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất, nhiệt độ nước và nhiệt độ các sản
phẩm công nông nghiệp.
+ Các loại máy đo tốc độ và hướng gió.
+ Các loại máy đo lượng mưa.
+ Các dụng cụ đo lượng bốc hơi nước.
+ Các loại máy đo thời gian nắng, cường độ ánh sáng, cường độ bức xạ.
+ Các loại máy đo tốc độ, hướng dòng chảy và mực nước trong mương, máng, sông hồ
và biển.
+ Các loại máy đo sâu hồi thanh.
+ Các loại dụng cụ lấy mẫu nước, phù sa, cát bùn.
+ Các loại máy đo các yếu tố đặc trưng của nước: nhiệt độ, độ mặn. độ dẫn, độ chua,
ôxy hoà tan, chất rắn hoà tan....
+ Các loại máy trắc địa: thuỷ chuẩn kinh vĩ, la bàn......
+ Các loại bóng bay đo gió, bóng thám không, máy thám không, soud và fero để điều
chế hơi.
+ Lều khí tượng, bàn ghế văn phòng, tủ đựng tài liệu, bàn để máy tính
+ Các mặt hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng...
2.2. Những đặc điểm về kinh tế:
Trông công ty bộ phận kế toán thực sự là một trong những công cụ quan trọng của hệ
thống quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Ngày nay, khi cơ chế quản lý đổi mới chuyển
từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, hệ thống kế toán của
công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, khả năng
điều hành và hoà nhập với các bộ phân khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh khá vững
vàng.
Phương thức bán hàng của công ty chủ yếu là bán hàng qua kho và bán trực tiếp cho
khách hàng, do đó giúp cho công ty tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn, tránh được hiện
tượng thất thoát hàng, có điều kiện thương lượng trực tiếp với khách hàng về cơ chế giá,
tạo điều kiện cho khác hàng được thoả thuận giá nhằm thu hồi vốn nhanh và từ đó tăng
vòng quy của vốn nhất là đối tượng khách hàng ngoài ngành. trong ngành khách hàng của
công ty là các đơn vị hành chính sự nghiệp, do đó tình hình thu hồi vốn hàng hoá vật tư là
rất khó khăn, phụ thuộc vào ngân sách cấp của ngành với cơ chế giá linh hoạt cùng với chất
lượng và yêu cầu của ngành được đảm bảo. Chính vì vậy, công ty đã thu hút được phần lớn
khách hàng trong ngành. Hàng hoá công ty bán ra chủ yếu là máy móc, vật tư chuyên
ngành, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, có thời hạn bảo hành trong quá trình sử
dụng.
Qua thực tế tại công ty cho thấy việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá nói riêng và công tác
kế toán nói chung đã đáp ứng được nhu cầu của công ty đề ra: đảm bảo tính thống nhất về
mặt phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận liên
quan, cũng như nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản
ánh một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu trong quá trình hạch toán đã hạn chế được
rất nhiều sai sót trong quá trình ghi chép, cập nhật chứng từ, hạn chế những trùng lắp mà
vẫn đảm bảo tính thống nhất nguồn số liệu ban đầu. Do đó, việc tổ chức kế toán ở công ty để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu đã phù hợp với điều kiện của một đơn vị
kinh doanh thương mại với tính chất kinh doanh vạt tư, hàng hoá chuyên ngành.
Công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước, các
chính sách giá, thuế, tổ chức mở các sổ sách kế toán phù hợp để phản ánh với giám đốc tình
hình tiêu thụ hàng hoá, đồng thời chấp hành ghi chép đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Nhờ đó, kế hoạch tiêu thụ hàng hoá của công ty được thực hiện, góp phần đảm
bảo cho lĩnh vực lưu thông đạt hiệu quản cao. Trong công tác kế toán đã đảm bảo tiết kiệm
thời gian lao động của nhân viên kế toán, giảm bớt thời gian lao động cho công tác hạch
toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, qua đó mà lãnh đạo công ty biết chính xác tình hình tiêu
thụ của công ty.
Do vậy, để khắc phục được những nguyên nhân trên nhằm giải quyết tốt vấn đề tiêu
thụ sản phẩm, đòi hỏi công ty phải quan tâm và giải quyết tốt các vấn đề sau:
+ Mạng lưới tiêu thụ phải đa dạng, phong phú nhất là hệ thống các trung gian tạo
thành cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
+ áp dụng linh hoạt các phương thức thanh toán kết hợp với việc sử dụng hệ thống
giá linh hoạt nhằm mục đích tối đa hoá sự tiện lợi cho khách hàng mua bán nhằm kích thích
nhu cầu tiêu dùng và tạo điều kiện khai thác triệt để các nhu cầu tiềm năng, tăng nhanh quá
trình tiêu thụ là tăng vòng quay của vốn lưu động và tiết liệm vốn, do đó không chỉ là phải
tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ mà không ngừng thay đổi chủng loại, chất lượng, mẫu
mã kỹ thuật phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao cần phải mở rộng các
phương thức tiêu thụ, phải hoàn thiện các phương thức bán hàng, trong mọi trường hợp
bán hàng đều không phải là có các công thức. Tuy nhiên, công ty có thể nghiên cứu các kế
hoạch triển vọng quyết định việc lựa chọn và hoàn thiện hệ thống bán hàng theo các
phương thức.
Trong phương thức thanh toán hay định giá bán hàng hết sức linh hoạt, việc tăng
giảm giá bán, nói cách khác việc định giá như thế nào là vấn đề cực kỳ quan trọng, có ảnh
hưởng trực tiếp đến tiêu thụ hàng hoá, đến lợi nhuận và sự tồn tại, phát triển sản xuất nói
chung và công ty nói riêng, do đó để tiêu thụ hàng hoá một cách hiệu quả nhất công ty
không thể định giá một cách chủ quan, tuỳ tiện và càng không thể xuất phát từ lòng mong
muốn. Với lợi thế là một công ty kinh doanh chuyên ngành nên đối thủ cạnh tranh với công
ty không nhiều, sông không phải vì thế mà công ty tuỳ tiện nâng giá hàng sẽ tạo sự cạnh
tranh không cần thiết.Chính vì vậy, khi định giá bán hàng công ty phải thăm dò kỹ lưỡng
mức giá tiêu thụ thị trường, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước về tài chính tiền tệ,
trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật trong từng thời kỳ......
Do đó, khi định giá hàng hoá công ty phải tuỳ thuộc vào mục tiêu, tính chất, tính năng
kỹ thuật, sự khan hiếm hoặc quá nhiều của thị trường để định giá.
+ Đối với loại hàng hoá mới khai thác khi đã đảm bảo những yêu cầu trên của công ty
nên áp dụng chính sách giá cao, tuy nhiên chỉ nên áp dụng trong một giai đoạn nhất định,
khi hàng hoá tương đối thoả mãn cần thực hiện chính sách giá cả thị trường của đối thủ
cạnh tranh thì chuyển sang định giá thấp để thúc đẩy tăng cường khối lượng sản phẩm
hàng hoá bán ra.
+ Đối với loại hàng hoá truyền thống trong ngành ( hàng hoá mà tiêu chuẩn, mẫu mã
đã được thống nhất về tính năng kỹ thuật, chất lượng bán ra ). Vì vậy, với loại sản phẩm
này công ty phải thực hiện bán theo giá thị trường, nếu công ty có khả năng giảm chi phí,
chấp nhận mức lãi ít thì nên có chính sách thưởng cho khách hàng, có như vậy mới thu hút
được khách hàng mua hàng của mình.
Về vấn đề này, công ty đã chuyển biến rất tốt trong phương thức: chẳng hạn trong
năm 1999 tình hình nợ đọng: vốn bằng tiền bình quân gần 500 triệu đồng của khách hàng
trong các thời kỳ quyết toán thường trung bình khoảng 200 triệu với chính sách cứng nhắc
cơ chế một giá, bước sang năm 2000 tình hình khách hàng chậm thanh toán giảm xuống rất
nhiều chỉ chiếm 10 - 15% so với năm 1999. Công ty đã thực hiện chính sách hai giá: giá
thanh toán nhanh: tiền mặt, ngân phiếu, séc, thanh toán chậm tính lãi từng thời gian nợ có
tính tích luỹ tiến, do đó thúc đẩy tăng nhanh vòng quy vốn lưu động. Hiện tại công ty đang
phát huy và làm tốt phương thức này.
3. Vai trò và phương pháp lãnh đạo của giám đốc công ty HYMETCO.
Hệ thống sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là một hệ thống các quá trình
phức tạp, để đảm bảo cho các bộ phận các quá trình sản xuất chạy đều và ăn khớp với nhau
như một guồng máy lớn, đòi hỏi sự quản trị trong công ty phải thực hiện chặt chẽ và có hiệu
quả. Quản trị doanh nghiệp xét theo quá trình gồm các bước cơ bản: hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát. Xem xét cụ thể vào thực tế của công ty HYMETCO, chuyên đề xin
đề cập vai trò và phương pháp lãnh đạo của giám đốc công ty qua các bước:
3.1. Hoạch định chiến lược của công ty.
Ngày nay, không một giám đốc doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động kinh doanh
lại không tự răn mình gắn kinh doanh của mình với thị trường mới hy vọng tồn tại và phát
triển được. Răn mình thì rễ, nhưng hành động như vậy quả thật là khó. Bởi vì không doanh
nghiệp nào lại không muốn lớn lên trong hoạt đông thương trường. Không răn mình như
vậy thì quả thật lãnh đạo doanh nghiệp đang tự mình thắt dây thòng lọng vào cổ mình.
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống. Cơ thể đó đang cần có sự
trao đổi chất với môi trường bên ngoài, với thị trường. Quá trình trao đổi chất càng diễn ra
thường xuyên liên tục với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh. Ngược lại, sự trao
đổi diễn ra yếu ớt thì cơ thể đó có thể quặt quẹo và chết yểu.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì dứt khoát phải thực hiện tốt các hoạt động chức
năng như sản xuất, tài chính, thương mại, tổ chức và nhân sự, chất lượng sản
phẩm....Nhưng trong nền kinh tế thị trường chức năng quản lý sản xuất, chức năng quản lý
nhân lực chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và càng không có gì đảm bảo chắc chắn
cho sự thành đạt của doanh nghiệp.
Nếu tách rời nó khỏi chức năng khác, chức năng liên kết mọi hoạt động của doanh
nghiệp với thị trường. Chức năng này thuộc một lĩnh vực quản lý khác: quản lý marketing.
Thực vậy, từ thực tế thị trường và hoạt động của công ty HYMETCO giám đốc công ty
đã hướng các hoạt động của công ty mình lấy hạt nhân là marketing trong các vùng thị
trường hiện tại và phát triển thị trường hiện tại và trong tương lai.
3.2. Tổ chức quản trị công ty.
Mọi hoạt động kinh tế cho dù có những tính chất khác nhau đều là sự phối hợp giữa
lao động và tiền vốn. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của công ty gắn liền với hoạt
động của thị trường trong nước, cùng với sự vận động thống nhất của các hình thái thị
trường sản phẩm là tư liệu sản xuất, thị trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ
công ty. Trong mối quan hệ với các thị trường đó, xét về nội dung và tính chất vận động của
vốn, quá trình tái sản xuất mở rộng trong công ty thì hoạt động kinh tế bao quát các lĩnh
vực chủ yếu sản xuất, kinh doanh, khoa học công nghệ và các hoạt động về tài chính tín
dụng.
3.2.1. Tổ chức quản trị trong sản xuất kinh doanh:
Hàng năm dựa vào kế hoạch thực hiện của năm trước, Giám đốc xem xét các yếu tố cụ
thể ở các mặt và lĩnh vực sau:
+ Các yếu tố kinh tế như mức tăng trưởng của tổng sản phẩm xã hội, khả năng cung
ứng tiền tệ.
+ Tình hình phát triển hay giảm sút của các dự án đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể
trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận.
+ Các yếu tố chính trị và pháp luật như: luật đầu tư trong và ngoài nước, các chính
sách cụ thể của nhà nước với các doanh nghịêp nhà nước về đầu tư, công nghệ và quản lý....
+ Sự biến động của thị trường, khách hàng, chu kỳ vận động của thị trường, sự trung
thành của khách hàng, sức tiêu thụ.....
+ Sự chỉ đạo của các cấp chủ quản, thành phố trong mức tăng trưởng của các công ty
trong địa bàn.
Từ các yếu tố kể trên, Giám đốc công ty bàn bạc trong ban Giám đốc, cấp uỷ Đảng,
Công đoàn và các phòng ban nghiệp vụ xem xét và xây dựng kế hoạch sản xuất cho năm tới,
đưa và thông qua đại hội công nhân viên chức, tổ chức bàn bạc và đề ra các biện pháp,
phương án thực hiện, đảm bảo thu nhập người lao động luôn tăng trưởng cùng với sự tăng
trưởng của công ty.
Cụ thể để xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2003, giám đốc công ty đã dựa vào các yếu
tố cụ thể sau:
- Kế hoạch thực hiện năm 2002: doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng, nộp ngân sách 430 triệu,
mức thu nhập bình quân đạt 1.350.000đ/người.
- Tình hình thị trường:
+ Các dự án đầu tư trong nước về xây dựng và cải tạo hạ tầng phát triển ở mức dự
báo 20% so với năm 2002.
+ Các dự án đầu tư nước ngoài, khu đô thị mới và công nghiệp giữ ở mức bằng năm
2002.
+ Nhà nước sẽ có những chính sách tháo gỡ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước: cấp
vốn, giảm lãi suất vay, hỗ trợ bằng các nguồn tài chính khác.
+ Năng lực chưa phát huy hết công suất thiết kế, nói chung mới chỉ đạt ở mức 70%
trong năm 2002.
Từ các yếu tố nói trên, giám đốc công ty đã đưa ra kế hoạch năm 2003 cụ thể ở các
mức sau:
Doanh thu: 11,718 tỷ đồng
Nộp ngân sách: 470 triệu đồng
Thu nhập bình quân; 1.650.000đ/người
Như chúng ta đã biết, giá cả là yếu tố của thị trường, giá cả không chỉ biểu hiện bằng
tiền, giá trị hàng hoá còn biểu hiện tổng hợp các hoạt động kinh tế của công ty và nhiều mối
quan hệ kinh tế trong xã hội. Giữa giá cả và cung cầu hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ và
chi phối lẫn nhau. Do đó, đối với công ty giá không chỉ có vai trò hạch toán mà còn gắn liền
với quá trình cạnh tranh trong kinh doanh.