Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty SCAVI ở thị trường việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ DUYÊN

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
SCAVI Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ DUYÊN

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
SCAVI Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013



-i-

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và ý nghĩa của đề tài. ............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................2
5. Mô hình nghiên cứu đề nghị. ............................................................................3
6. Kết cấu luận văn .................................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ GIỚI
THIỆU CÔNG TY SCAVI.
1.1. Các khái niệm ....................................................................................................5
1.1.1. Cạnh tranh .............................................................................................5
1.1.2. Năng lực cạnh tranh. ............................................................................6
1.1.3. Năng lực lõi. ...........................................................................................8
1.1.4. Lợi thế cạnh tranh.................................................................................8
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. .................8
1.2.1. Văn hóa tổ chức .....................................................................................9
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản trị.................................................................10
1.2.3. Nguồn nhân lực....................................................................................10
1.2.4. Sản xuất. ...............................................................................................10
1.2.5. Nghiên cứu và phát triển....................................................................11
1.2.6. Marketing và thương hiệu. ................................................................11
1.2.7. Tài chính. ..............................................................................................11
1.2.8. Đặc tính của sản phẩm. ......................................................................11
1.2.9. Dịch vụ chăm sóc khách hàng. ..........................................................12
1.3. Giới thiệu về công ty Scavi. ...........................................................................12
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển. .....................................................12



- ii -

1.3.2. Vài nét về nhãn hiệu Francesca Mara. ............................................15
1.3.3. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong công ty. .........................16
1.4. Đối thủ cạnh tranh của công ty Scavi ở thị trường Việt Nam. ................22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................25
2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................25
2.1.2. Nghiên cứu chính thức. ......................................................................28
2.2. Quy trình nghiên cứu. ....................................................................................28
2.3. Xây dựng thang đo. ........................................................................................29
2.3.1. Thang đo nguồn nhân lực. .................................................................30
2.3.2. Thang đo trình độ nghiên cứu và phát triển...................................30
2.3.3. Thang đo thương hiệu và hoạt động marketing.............................30
2.3.4. Thang đo năng lực tài chính. .............................................................31
2.3.5. Thang đo về công nghệ sản xuất. ......................................................31
2.3.6. Thang đo về đặc tính sản phẩm. .......................................................31
2.3.7. Thang đo năng lực quản trị và cơ cấu tổ chức. ..............................32
2.3.8. Thang đo văn hóa tổ chức. .................................................................32
2.4. Mẫu khảo sát. ..................................................................................................32
2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................34
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
SCAVI Ở THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
3.1. Một số dữ liệu từ kết quả điều tra nghiên cứu sơ bộ. ...............................36
3.2. Đánh giá về nguồn nhân lực..........................................................................38
3.3. Đánh giá năng lực nghiên cứu và phát triển. .............................................39
3.4. Đánh giá tình hình tài chính. ........................................................................40
3.5. Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu và hoạt động marketing.........40

3.6. Về trình độ công nghệ sản xuất. ...................................................................43


- iii -

3.7. Về đặc tính sản phẩm. ....................................................................................45
3.8. Về năng lực quản trị và cơ cấu tổ chức. ......................................................46
3.9. Về văn hóa tổ chức. ........................................................................................47
3.10. Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của Scavi. .................48
KẾT LUẬN .............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................53
PHỤ LỤC ................................................................................................................55


- iv -

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn chân thành đến:
Qúy thầy cô trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường. Tôi
đặc biệt cảm ơn TS. Hồ Ngọc Phương, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện
luận văn này.
Cha mẹ, chồng và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Ban giám đốc công ty Scavi và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

PHẠM THỊ DUYÊN



-v-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

PHẠM THỊ DUYÊN


- vi -

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐLC: Độ lệch chuẩn.
KCN: Khu công nghiệp.
VN: Việt Nam.
VND: Việt Nam đồng.
TB: Trung bình.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
TT: Thứ tự.


- vii -

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Số lượng nhân viên và số chuyền may của Scavi. ........................ 17

Bảng 1. 2: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Scavi từ 2010-2012. ... 18
Bảng 2. 1: Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ. ...................................................... 26
Bảng 2. 2: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu. ................................................... 28
Bảng 3. 1: Kết quả đánh giá nguồn nhân lực của Scavi và các đối thủ. ............ 38
Bảng 3. 2: Kết quả đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển của Scavi và
các đối thủ. ....................................................................................................... 39
Bảng 3. 3: Kết quả đánh giá tình hình tài chính của Scavi và các đối thủ......... 40
Bảng 3. 4: Kết quả đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu và hoạt động
marketing của Scavi và các đối thủ. ................................................................. 41
Bảng 3. 5: Kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất của Scavi và các đối
thủ. ................................................................................................................... 43
Bảng 3. 6: Kết quả đánh giá đặc tính sản phẩm của Scavi và các đối thủ. ....... 45
Bảng 3. 7: Kết quả đánh giá năng lực quản trị và cơ cấu tổ chức. ................... 47
Bảng 3. 8: Kết quả đánh giá văn hóa tổ chức của Scavi và các đối thủ. ........... 48
Bảng 3. 9: Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các công ty........... 48
Bảng 3. 10: Tóm tắt các yếu tố trong chuỗi giá trị của công ty Scavi. .............. 49


- viii -

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 0. 1: Mô hình nghiên cứu đề nghị năng lực cạnh tranh của công ty Scavi.. 3
Hình 1. 1: Dây chuyền giá trị của công ty. ......................................................... 9
Hình 1. 2: Bản đồ vị trí các công ty chi nhánh của Scavi ở Châu Á. .............. 13
Hình 1. 3: Sơ đồ tổ chức công ty. .................................................................... 16
Hinh 2. 1: Mô hình nghiên cứu chính thức. ...................................................... 27
Hinh 2. 2: Quy trình nghiên cứu. ...................................................................... 29
Hình 3. 1: Hình thức khách hàng biết đến nhãn hiệu Francesca Mara. ............ 36
Hình 3. 2: Hình thức khuyến mãi khách hàng ưa thích. .................................... 37
Hình 3. 3: Những yếu tố khách hàng quan tâm khi lựa chọn sản phẩm. ........... 37

Hình 3. 4: Các địa điểm khách hàng thường mua sản phẩm............................. 38


1

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài và ý nghĩa của đề tài.

Lí do chọn đề tài.
Scavi là công ty đầu tư nước ngoài đầu tiên trong ngành trang phục lót
được thành lập ở Việt Nam vào năm 1988. Qua 25 năm hình thành và phát triển,
từ một công ty nhỏ ban đầu nay Scavi là một công ty lớn mạnh với năm nhà máy
ở Biên Hòa, Bảo Lộc, Huế, Đà Nẵng, Lào và các văn phòng đại diện ở Pháp,
Trung Quốc. Tuy phát triển mạnh mẽ và là một trong những công ty hàng đầu
ngành Dệt may Việt Nam song Scavi không nằm ngoài xu thế chung của các
công ty dệt may ở Việt Nam hiện nay là gia công cho các công ty nước ngoài.
Trước nhu cầu cao của thị trường trong nước cùng với bề dày kinh
nghiệm 25 năm công ty phát triển đồ lót, có thực lực lớn về nguồn nhân lực cũng
như công nghệ, Ban giám đốc đã quyết định phát triển thị trường trong nước cho
sản phẩm của công ty. Để phát triển thị trường trong nước thì việc đánh giá năng
lực cạnh tranh của công ty là hết sức cần thiết. Vì vậy tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Scavi ở thị trường Việt Nam”
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của công ty và làm luận văn tốt nghiệp của
mình.
Ý nghĩa của đề tài.
Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có từ nhiều
nguồn khác nhau thành một quy trình trong việc phân tích và đề xuất các giải
pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp một các cơ bản, dễ hiểu

và dễ sử dụng.
Đề tài nghiên cứu cung cấp cho Ban giám đốc của công ty một nguồn tài
liệu tham khảo tốt, đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần gia tăng thị phần trong
nước của công ty.


2

2.

Mục tiêu nghiên cứu.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ
lót.
- Phân tích năng lực của công ty Scavi trong việc cạnh tranh thu hút khách
hàng đối với sản phẩm đồ lót.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Scavi ở
thị trường Việt Nam.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của công ty Scavi ở thị trường
trong nước.
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Scavi,
một số đối thủ cạnh tranh và thị trường tiêu dùng đồ lót tại thành phố Hồ Chí
Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
Các số liệu nghiên cứu bao gồm:
- Số liệu thứ cấp được thu thập tại công ty Scavi. Bên cạnh đó, luận văn còn

sử dụng các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê.
- Số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp xin ý kiến chuyên gia và
lập bảng khảo sát người tiêu dùng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
4.

Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu

chính thức.
Bước nghiên cứu sơ bộ tác giả dùng phương pháp định tính, sử dụng phỏng
vấn chuyên gia và thảo luận tay đôi. Nghiên cứu định tính này có hai mục đích
chính là khám phá sơ bộ thái độ, hành vi người tiêu dùng và để điều chỉnh, bổ


3

sung các khái niệm nghiên cứu. Bước nghiên cứu chính thức tác giả dùng
phương pháp định lượng, phỏng vấn người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi và
phỏng vấn trực diện với chuyên gia. Nghiên cứu định lượng này dùng để đánh
giá năng lực cạnh tranh của Scavi so với ba đối thủ cạnh tranh chính ở thị trường
Việt Nam hiện nay là Triumph, Wacoal, Quadrille & Vera.
Luận văn sử dụng công cụ phân tích dữ liệu thống kê mô tả.
5.

Mô hình nghiên cứu đề nghị.

Marketing và
thương hiệu


Nguồn
nhân lực

Nghiên cứu
và phát triển

Công nghệ
sản xuất

Văn hóa tổ chức,
cơ cấu tổ chức và
quản trị

NĂNG LỰC
CẠNH TRANH
CỦA CÔNG
TY
Tài chính

Dịch vụ
chăm sóc
khách hàng

Đặc tính của
sản phẩm

Hình 0. 1: Mô hình nghiên cứu đề nghị năng lực cạnh tranh của công ty Scavi.
Nguồn: Tác giả.
Mô hình nghiên cứu đề nghị trên thể hiện: (1) Có 7 yếu tố (vòng tròn) quyết định

đến năng lực cạnh tranh của công ty Scavi. (2) Văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức
và quản trị là 2 yếu tố nền tảng cho 7 yếu tố trên. Như vậy, có 9 yếu tố cần tiến
hành điều tra phân tích để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Các yếu tố
này sẽ được xem xét lại sau khi khảo sát sơ bộ.


4

6.

Kết cấu luận văn
Mở đầu
Chương 1. Lý thuyết năng lực cạnh tranh và giới thiệu công ty Scavi.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Scavi ở thị trường
Việt Nam.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


5

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
GIỚI THIỆU CÔNG TY SCAVI.
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa. Trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khái niệm cạnh tranh đã được đề cập

rất nhiều và có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về cạnh tranh.
Theo Michael E. Porter (1985) thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản
chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi
nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình là sự bình
quân hóa lợi nhuận theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể
giảm đi”. Ông cho rằng để cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có
được lợi thế cạnh tranh dưới dạng chi phí thấp hoặc sản phẩm có sự khác biệt để
giữ được lợi thế cạnh tranh như sản phẩm tạo ra có chất lượng cao hơn, hoặc sản
xuất có hiệu quả hơn. M.Porter đặc biệt nhấn mạnh tới năng lực tạo ra sự khác
biệt, đáp ứng nhu cầu riêng của người tiêu dùng và coi đó là điều kiện tiên quyết
để cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Cạnh tranh là một đặc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một cuộc
đua không dứt. Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó
các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh
lẫn thủ đoạn kinh doanh) để đoạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu là chiếm lĩnh thị
trường, tối đa hóa lợi nhuận... (Đặng Minh Diệu Huyền, 2012). Cạnh tranh có
thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác nhưng xét dưới góc
độ toàn xã hội thì cạnh tranh luôn có tác dụng tích cực như sản phẩm tốt hơn, giá
rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn.


6

Cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh là thước đo xác định tính hiệu quả các hoạt
động của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược, cải tiến sản
xuất, nhân sự... cho hợp lý.
Có nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau: cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh
ngành, cạnh tranh doanh nghiệp trong ngành mà biểu hiện ra là cạnh tranh sản
phẩm. Trong nghiên cứu này, tôi tập trung nghiên cứu về hình thức cạnh tranh

doanh nghiệp.
Cạnh tranh doanh nghiệp trong ngành là sự ganh đua giữa các doanh
nghiệp trong việc dành thị phần bằng cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và mong
muốn của khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Canh tranh sản phẩm là sự ganh đua về chất lượng, giá cả, hình thức,
mẫu mã... của các sản phẩm cùng loại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng. Với quan điểm này, cạnh tranh sản phẩm biểu hiện ở các
hình thức khác nhau như: cạnh tranh về đặc tính, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh
về thương hiệu. Vấn đề cạnh tranh sản phẩm buộc các nhà sản xuất phải làm sao
để sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng tốt bằng chi phí rẻ nhất và thời
gian ngắn nhất.
Cạnh tranh doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm là hai hình thức cạnh
tranh luôn gắn liền với nhau. Thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
chính là sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó trên thị trường.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh.
Theo Phạm Thị Bích Ngọc (2010), “một sản phẩm hàng hóa được coi
là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về
chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương
hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng loại. Nhưng
năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đoạt bởi năng lực


7

cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm
hàng hóa cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
sản phẩm đó thấp”.
Dưới đây là một số các quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp:
- Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và

mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp (Đỗ Huy Hà, 2011).
Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh
tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả
năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
- Thứ hai, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo
Michael E. Porter (1985), năng suất lao động là thước đo duy nhất về
năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên quan niệm này chưa gắn với việc thực
hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Từ các quan điểm về năng lực cạnh tranh đã nêu ở trên có thể thấy rằng,
tuy có một số cách tiếp cận khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
nhưng các quan niệm này đều thống nhất cho rằng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp được thể hiện qua thị trường là khả năng giành và chiếm thị trường
bằng giá cả, chất lượng và sự khác biệt.
Vì vậy, theo tác giả năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
của doanh nghiệp trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản
xuất, tạo ra sản phẩm có giá cả, chất lượng và tính độc đáo có khả năng cạnh
tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường để giành được thị phần tương
xứng.


8

1.1.3. Năng lực lõi.
Năng lực lõi là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiêm
cơ bản cho hoạt động của doanh nghiệp và mang đến cho doanh nghiệp tính
đặc thù riêng biệt.
Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ
thân thiết với khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực
cốt lõi là sự hợp nhất, gom tất cả công nghệ và chuyên môn của công ty vào
mục tiêu.

1.1.4. Lợi thế cạnh tranh.
Có thể chia lợi thế cạnh tranh thành 2 nhóm cơ bản: Lợi thế về chi phí
thấp, lợi thế về sự khác biệt.
Lợi thế cạnh tranh là sự lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh nhờ cống
hiến giá trị lớn hơn, hoặc do có giá rẻ hơn, hay vì cung cấp nhiều lợi ích hơn,
đủ biện minh cho mức giá cao của mình.
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh từ các
nguồn lực hiện có và có thể huy động được của doanh nghiệp. Khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu qua nguồn nhân lực, nguồn vật
lực, nguồn lực tài chính tổ chức, kinh nghiệm… Dựa vào mô hình chuỗi giá trị
của M.Porter để đánh giá các yếu tố nội bộ doanh nghiệp tác động đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể được xem như một chuỗi các họat
động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra (chuỗi giá trị - value chain).
Các sản phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp sẽ được khách hàng nhìn nhận, đánh
giá giá trị theo quan điểm của họ. Nếu khách hàng đánh giá cao, họ sẽ sẵn sàng
trả mức cao hơn cho sản phẩm của doanh nghiệp; ngược lại, nếu họ đánh giá
thấp, thì doanh nghiệp hạ giá xuống. Các hoạt động chuyển hóa đó làm gia tăng


9

giá trị cho sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp. M.Porter gọi đó là các hoạt
động tạo ra giá trị và khái quát thành chín nhóm hoạt động và phân ra thành hai
loại:
- Các hoạt động chủ yếu là những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc
tạo ra những hình thái vật chất của sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Các
hoạt động này bao gồm hoạt động hậu cần đầu vào, chế tạo sản phẩm, hậu
cần đầu ra, marketing và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.

- Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động tạo ra các cơ sở và điều kiện
cần thiết kế để tiến hành các hoạt động chính. Các hoạt động này bao gồm
những yếu tố, quá trình thuộc nền tảng chung của doanh nghiệp, phát triển
công nghệ, quản trị nguồn nhân lực và hoạt động thu mua đầu vào.
G
A

F

Cấu trúc hạ tầng của công ty

Các
hoạt
động
hỗ
trợ

Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ

Phần
lời

Mua sắm / thu mua
Các hoạt
động đầu
vào

Vận
hành


Các hoạt
động đầu
ra

Marketing
và bán
hàng

B

Các hoạt động chủ yếu

E

H

Dịch vụ

C

D

Hình 1. 1: Dây chuyền giá trị của công ty.
Nguồn: Michael E. Porter (1985).
1.2.1. Văn hóa tổ chức.
Những tổ chức thành công thường là những tổ chức độc đáo, khác biệt bởi
nó tạo ra những giá trị, chuẩn mực, những niềm tin, những nghi thức riêng biệt
có hiệu quả cho sự phát triển của tổ chức và trong việc hướng dẫn các hành vi
của người lao động (Nguyễn Hữu Lam, 2007).



10

Văn hóa tổ chức bao gồm những chuẩn mực, các giá trị, nguyện vọng và
niềm tin cơ bản mà lãnh đạo doanh nghiệp kiên trì theo đuổi thông qua những
chương trình hành động của mình. Văn hóa tổ chức còn được thể hiện ở cách
thức nhà quản trị ra các quyết đinh, thái độ của doanh nghiệp đối với việc thực
hiện các trách nhiệm xã hội.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và quản trị.
Nhà quản trị là người quyết định cơ cấu của tổ chức và đóng vai trò đầu tàu
trong việc phát triển tổ chức. Thay đổi và phát triển tổ chức là một nhiệm vụ
thường xuyên liên tục và đồng thời là một hoạt động quan trọng của nhà quản trị
đặc biệt trong điều kiện của môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện
nay. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức phù hợp là yếu tố quan trọng nâng cao sức
mạnh của tổ chức trong việc cạnh tranh với các đối thủ.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm các nhà quản trị các cấp và người thừa hành trong
doanh nghiệp. Khi phân tích nhà quản trị các cấp cần phải xem xét và đánh giá
những khía cạnh cơ bản như các kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, những kết quả
đạt được trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị và những lợi ích mà
nhà quản trị mang lại cho tổ chức.
Đối với người thừa hành trong doanh nghiệp, việc phân tích do nhà quản trị
trực tiếp thực hiện, mục tiêu là nhằm đánh giá tay nghề, trình độ chuyên môn để
có cơ sở chuẩn bị các chiến lược về nhân sự chuyên môn trong các bộ phận và
triển khai các chương trình hành động thích nghi với khả năng của người thừa
hành trong đó có cả kế hoạch đào tạo và tái đào tạo để người thừa hành thích
nghi với công việc được phân.
1.2.4. Sản xuất.
Sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây là lĩnh vực hoạt động chính, có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng


11

thành công của doanh nghiệp. Các vấn đề cần phân tích đối với yếu tố sản xuất
bao gồm các quy trình liên quan đến việc thiết kế hệ thống sản xuất; công suất,
năng suất, chi phí trong các quy trình hoạt động; lực lượng lao động trên các quy
trình; chất lượng sản phẩm dịch vụ và hàng tồn kho.
1.2.5. Nghiên cứu và phát triển.
Nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ứng
dụng những công nghệ mới, những xu hướng thời trang để tạo lợi thế cạnh tranh
trên thị trường như phát triển sản phẩm mới trước các đối thủ cạnh tranh, nâng
cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí.
1.2.6. Marketing và thương hiệu.
Hoạt động marketing trong doanh nghiệp bao gồm nghiên cứu thị trường,
phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu để nhận dạng các cơ hội kinh
doanh, hoạch định các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị cho
phù hợp với thị trường doanh nghiệp hướng đến.
1.2.7. Tài chính.
Liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực vật chất trong doanh nghiệp ở
từng thời kỳ, phân tích tài chính giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Các yếu tố tài chính cần phân tích bao gồm khả năng
huy động vốn, các rủi ro tài chính và khả năng sinh lãi.
Tình trạng tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở một số chỉ tiêu chủ yếu
như các chỉ số về khả năng thanh toán, chỉ số về đòn cân nợ, chỉ số về hoạt
độngc và các chỉ số về doanh lợi. Các chỉ số tài chính trên sẽ cho ta một cái nhìn
tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.8. Đặc tính của sản phẩm.
Tác giả đề cập tới đặc tính của sản phẩm với ba yếu tố đó là hình thức, chất

lượng và giá cả. Ba yếu tố này quan trọng như nhau và quyết định khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thương trường.


12

1.2.9. Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Ngoài ba yếu tố hình thức, chất lượng và giá cả nêu trên năng lực cạnh
tranh của sản phẩm còn được thể hiện thông qua chất lượng dịch vụ và chăm sóc
khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp ngoài việc đảm
bảo các cam kết hỗ trợ sau bán hàng còn giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng
phát hiện ra các lỗi kỹ thuật, các nhược điểm để khắc phục cho sản phẩm mới
của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng..
1.3. Giới thiệu về công ty Scavi.
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
+

Tên giao dịch: Công ty cổ phần SCAVI

+

Tên Tiếng Anh: SCAVI JOINT STOCK COMPANY

+

Logo:

+

Địa chỉ giao dịch: Lô 14 – Đường 19A – Khu Công Nghiệp Biên Hoà II

– TP Biên Hoà – tỉnh Đồng Nai

+

Điện thọai: (84)0613.994.992 hoặc (84)0613.994.996

+

Fax: (84) 613.994.992

+

Email:

+

Website: www.scavi.com.vn

+

Bản đồ Công ty và các chi nhánh tại Châu Á


13

Hình 1. 2: Bản đồ vị trí các công ty chi nhánh của Scavi ở Châu Á.
Nguồn: Scavi (2013)
Công ty SCAVI thuộc Tập đoàn Pháp Corele International là một trong
năm công ty hàng đầu tại Pháp trong ngành công nghiệp trang phục Lingerie.
SCAVI là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực

sản xuất trang phục lót, thành lập theo giấy phép đầu tư số 26 (KTĐNN GPĐT ngày 28/09/1988) do Bộ Kinh Tế Đối Ngoại (nay là Bộ Thương Mại)
cấp.


14

Công ty có 5 nhà máy đặt ở Biên Hòa, Bảo Lộc, Huế, Đà Nẵng, Lào và các
văn phòng đại diện ở Pháp, Trung Quốc. Trụ sở chính của công ty đặt tại khu
công nghiệp Biên Hòa II.
- Năm 1988: thành lập công ty Scavi Việt Nam
- Năm 1999: xây dựng công ty tại khu công nghiệp Biên Hoà 2
- Năm 2003: xây dựng công ty Scavi Lâm Đồng
- Năm 2007: Scavi chuyển đổi thành Công ty cổ phần Scavi Việt Nam.
Từ năm 2006 đến năm 2011: công ty xây dựng thêm ba chi nhánh tại
Huế, Lào và Đà Nẵng.
Trải qua 25 năm phát triển, Scavi hiện nay đã trở thành một tập đoàn lớn
mạnh, có uy tín cao trong lĩnh vực gia công trên trường quốc tế và là một
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam. Cụ
thể, Scavi đã đạt danh hiệu “Công ty Đầu Tư Nước Ngoài Tiêu Biểu Trong
Ngành Dệt May Việt Nam” do bộ công thương, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam
và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn bình chọn. Scavi cũng là công ty nước ngoài
đứng đầu trong ngành công nghiệp dệt may theo sự bình chọn của Bộ Công
Nghiệp Việt Nam trong 4 năm liên tiếp 2003, 2004, 2005 và 2006.
Scavi luôn tìm kiếm những đổi mới trong việc thỏa mãn giá trị cao nhu
cầu của con người trong lĩnh vực quần áo lót. Hiện nay, Scavi trực tiếp sản
xuất và điều động một hệ thống gia công sản xuất quy mô tại Việt Nam,
khoảng 80% sản phẩm dành cho xuất khẩu, chuyên gia công cho các tập đoàn
thời trang nổi tiếng tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản... như Vanity Fair, DIM,
Laredoute, PUMA, FILA và tại Bắc Mỹ như Lasenza, HBI, Higure... và 20%
còn lại là phát triển nhãn hàng Francesca Mara ở thị trường nội địa và gia

công cho tập đoàn may mặc Anh Khoa, Thái Phú, Coopmart...


15

1.3.2. Vài nét về nhãn hiệu Francesca Mara.
Sản phẩm mang nhãn hiệu Francesca Mara của Scavi được tung ra thị
trường Việt Nam vào đầu năm 2013 với phân khúc thị trường xác định là
trung bình cao với hai mức giá hiện tại là 150.000 – 250.000 VND; trên
250.000 VND. Tập trung vào đối tượng khách hàng là giới nhân viên văn
phòng và những người có thu nhập mỗi tháng từ 5 triệu đồng trở lên.
Các sản phẩm của Francesca Mara được sản xuất theo tiêu chuẩn chất
lượng, kết hợp cùng những thiết kế mới lạ về kiểu dáng sản phẩm, mang đến
cho phái đẹp thật nhiều lựa chọn để tôn vinh nét duyên dáng, nữ tính, trẻ
trung, nhưng vẫn không kém phần gợi cảm. Sự khác biệt của Francesca
Mara chính là ở kiểu dáng, người mặc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp từ
những đường cong cân đối với vóc dáng của mình mà còn trải nghiệm cả sự
tinh tế của sản phẩm từ đường may, cách phối màu cho đến cách kết hợp khéo
léo giữa ren và chất liệu thun lạnh mềm mịn, thoáng mát,… và đó cũng chính
là đẳng cấp riêng của phong cách thời trang lót Francesca Mara có thể tìm
thấy trong từng sản phẩm.
+ Slogan và logo: Nhãn hàng Francesca Mara chưa có slogan và logo.
+ Hệ thống phân phối:
Tại chuỗi cửa hàng của Scavi:
- 340 Nguyễn Đình Chiểu, P.4, Q.3, TP.HCM.
- Lô 14, Đường 19A, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.
- 116 Phan Đình Phùng, Phường Lộc Tiến, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.
- KCN Phong Thu, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Lô 17, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Và tại một số siêu thị của Vinatex, Big C, Metro, Coopmart..., các đại

lý trên cả nước.


×