Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.1 KB, 7 trang )

GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI PHÚ ĐỨC
3.1 Định hướng cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Trong chương 2, ta thấy được thực trạng về lợi nhuận của Công ty TNHH
Thương Mại Phú Đức, mặc dù lợi nhuận của Công ty hàng năm tăng lên về số
lượng, nhưng về chất thì không như vậy. Trong qua trình hoạt động, công ty gặp
rất nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn mặc dù ban giám đốc
Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục những hạn chế còn
tồn tại, tuy nhiên những biện pháp vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Để
khắc phục những hạn chế này, bài viết này đưa ra một số giải pháp sau.
3.2. Giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
Thương Mại Phú Đức
Trong Công ty TNHH TM Phú Đức, hoạt động chính mang lại lợi nhuận
cho Công ty đó là buôn bán mặt hàng sắt thép các loại. Muốn tăng lợi nhuận của
Công ty, việc đầu tiên là phải đưa ra các biện pháp làm tăng doanh thu trong
việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ ra thị trường.
3.2.1. Tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi
nhuận của Công ty.
Muốn tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ sản phẩm, cần phải đưa ra những
biện pháp để tung ra thị trường khối lượng hàng hoá cao nhất, với mức giá có
lợi nhất cho công ty,….
* Tối đa hoá khối lượng hàng hoá tiêu thụ ra thị trường
+ Chất lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường.
Để đứng chân lâu được trên thị trường, công ty phải luôn giữ uy tín của
mình, bằng cách cung cấp ra thị trường những mặt hàng có chất lượng tốt hơn
đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy, công ty phải luôn luôn có sự tìm hiểu về thị
trường nhà cung cấp, việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet là giải pháp
hữu hiệu. Ngoài ra, công ty chú trọng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi
bán trong thời gian nhất định tạo nên sự yên tâm cho khách hàng của công ty.
+ Củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng mối quan
hệ với khách hàng tiềm năng.


Với những khách hàng truyền thống, công ty phải cung cấp hàng hoá cho
họ một cách kịp thời đầy đủ không để họ phải trong tình trạng chờ đợi lâu. Có
thể cho họ chậm trả nợ lâu hơn so với khách hàng. Nếu với những đơn hàng lớn,
hoặc khi khách hàng thanh toán có thể giảm giá hoặc có chiết khấu.
+ Xây dựng kế hoạch Marketing bán hàng
Vào đầu mỗi năm công ty nên tính toán kế hoạch bán hàng chung cho
một năm.
Đối với những khách hàng truyền thống, công ty hoàn toàn có thể dự trù
được hàng hoá mà họ sẽ tiêu thụ. Từ đó mà tính toán được khối lượng hàng
nhập về. Sau đó từng quý, từng tháng lập ra kế hoạch cụ thể dựa theo kế hoạch
chung đó.
Do khả năng tài chính công ty có hạn, việc quảng cáo trên ti vi hay báo
chí là khá tốn kém và không có hiệu quả tức thời.
Hiện nay, việc mở rộng chi nhánh hay đại lý phân phối là quá sức đối với
công ty, để tìm kiếm thị trường mới, công ty có thể mang hàng đến các cửa
hàng cho ký gửi.
Giá bán các mặt hàng cũng cần tính toán linh động, với các đơn hàng lớn
nên có chính sách giảm giá hoặc chiết khấu. Với khách hàng thanh toán đúng
hạn hoặc trước hạn, nên có hình thức khuyến mại hợp lý.
Vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày thành lập công ty, công ty nên
tổ chức đợt khuyến mại cho khách hàng và tổ chức giao lưu giữa công ty với
khách hàng
* Xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý.
Nguồn vốn công ty thực tế là khá mỏng khi đầu tư vào lĩnh vực sắt thép.
Việc xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý là một việc không dễ dàng,
tuy nhiên công ty bắt buộc phải xây dựng kết cấu hàng hoá trước khi nhập hàng
về.
* Xây dựng biểu giá hợp lý.
Hàng hoá của công ty hầu hết là nhập khẩu nên giá cả sản phẩm do yếu tố
khách quan quy định. Việc gía bán hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí quản lý, chi

phí bán hàng và lợi nhuận định mức tính trên một đơn vị sản phẩm. Việc áp các
mức giá sẽ tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Công ty cần tính toán giá
bán buôn, bán lẻ, giá bán cho khách hàng truyền thống, giá thâm nhập thị
trường. Việc tính toán các mức giá này, phản ứng linh hoạt khi bán hàng.
Giá bán buôn thì thường thấp hơn, do khối lượng bán lớn, có thể tiết kiệm
chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển
Giá bán lẻ, để bán cho các đơn vị có nhu cầu ít tại thị trường Hà Nội, giá
bán lẻ thường rất cao, vừa để bù đắp chi phí, vừa để có lãi.
Giá bán cho khách hàng truyền thống của công ty rất khó tính toán, công
ty nên áp dụng khoảng giao động cho mức giá này, bởi khách hàng truyền thống
của công ty là các công ty lớn, nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước, nên họ
rất chậm trả nợ, khiến công ty bị nợ vốn, trong khi khối lượng hàng mua lại rất
lớn.
Vì vậy, khi bán hàng cho họ, còn phải tính toán khoảng thời gian vốn bị
nợ đọng. Nếu mua và thanh toán trước hạn thì có thể giảm gía hoặc chiết khấu,
nếu nợ đọng lâu thì giá cao hơn (trong phần giá nên tính kèm theo khoản tiền lãi
do vốn bị đọng thay vì áp dụng biện pháp phạt do trả chậm)
Giá thâm nhập thị trường, đây là mức giá mà công ty không thu lãi, hoặc
có thể nên chấp nhận lỗ, để có thể xâm nhập vào thì trường. việc bán hàng được
với khối lượng hàng lớn, sẽ có doanh thu lớn hơn là bán hàng với giá bán cao và
số lượng thấp.
3.2.2. Tối thiểu hoá chi phí
* Tiết kiêm chi phí quản lý doanh nghiệp và dịch vụ mua ngoài
Thực tế cho thấy, chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty còn khá
lớn, mặc dù áp dụng các biện pháp khác nhau để cải thiện tình hình này.
Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, hàng tháng công ty thường phải
trả khoản tiền lớn cho điện thoại, nước, điện, chi phí khác như giấy tờ in, mực in
và các vật dụng khác, tình hình sử dụng này khá tràn lan, nhân viên tranh thủ
gọi điện thoại nhờ ngoài công việc, máy in, điện, quạt sử dụng như không có sự
bảo quản, có khi ra về mà không tắt cả máy tính. Riêng chi cho tiền giấy in cũng

chiếm khoản khá lớn, do các phòng dùng lãng phí, có khi tiện tay mang về nhà
dùng.
Chi phí này tuy chiếm không nhiều, nhưng về lâu dài thì đó lại là khoản
chi không nhỏ.
Vì vậy công ty cần chấn chỉnh lại công tác sử dụng cơ sở vật chất kỹ
thuật tại cơ quan. Yêu cầu nhân viên phải tự bảo quản đồ dùng phòng làm việc
của mình, tiết kiệm tiền điện, điện thoại, kể cả việc sử dụng giấy in, cũng cần
phải tiết kiệm, ví dụ như tờ giấy một mặt có thể dùng để in vào việc không cần
thiết...
* Tiết kiệm nguồn nhân lực trong công ty.
Trong công ty có hai phòng có số lượng nhân viên còn nhiều thời gian
rảnh rỗi, đó là phòng kĩ thuật và phòng kinh doanh, số lượng nhân viên trong
phòng khá đông, có những bộ phận làm việc khá hiệu quả, nhưng có những bộ
phận lại không đảm nhiệm tốt công việc của mình. Phòng kĩ thuật thì chỉ khi
nào khách hàng cần kiểm định lại hàng hoá, hay kiểm định hang hoá trươc khi
nhập kho thì mới phải đi làm, thời gian còn lại hầu như là nghỉ ngơi. Trong khi
đó, phong kinh doanh thì luôn phải giao dịch với khách hàng, ký kết các hợp
đồng, đi giao hàng… đôi lúc khối lượng việc quá lớn gây áp lực cho nhân viên.
Để có hài hoà công việc giữa các phòng, có thể giao việc đưa hàng cho khách
cho phòng kỹ thuật thực hiện, họ vừa am hiêu về chất lượng lại có nhiều thời
gian rỗi hơn. Những món hàng phải gửi xa (đi ngoại tỉnh), có thể giao việc này
cho lái xe của Công ty, đánh xe của công ty đi giao hàng tận nơi cho khách kết
hợp vào đó có thể thu tiền nợ, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Để phát huy hết khả năng của nhân viên, thỉnh thoảng công ty nên tổ
chức những buổi học để củng cố kiến thức về hàng hoá. Tuyển nhân viên có
trình độ, nhất là trình độ tiếng Anh vì nhu cầu làm việc với khách nước ngoài là
rất nhiều. Công ty nên có hình thức động viên tinh thần nhân viên của mình
như: tổ chức buổi tham quan, thưởng lương cho nhân viên có thành tích làm
việc tốt, xây dựng khối đoàn kết toàn công ty.
Trên đây là những giải pháp làm tăng doanh thu và giảm chi phí trong

hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó mà tăng lợi nhuận của công ty, ngoài ra
còn một số giải pháp sau:
3.2.3 Những giải pháp khác
* Xây dựng kế hoạch tài chính
Sử dụng hiệu quả tài sản của công ty, nhìn vào thực trạng trong tài sản
công ty ta thấy, thay vì để tài sản dưới dạng tiền quá nhiều làm hạn chế khả
năng sinh lãi. Công ty nếu muốn được an toàn có thể đem gửi tiền vào Ngân
hàng, hoặc mua hàng hoá về dự trữ.
Các khoản phải thu của công ty khá nhiều, tuy nhiên lại nằm ở những
khách hàng lẻ tẻ khác nhau, công ty khi thu hồi vốn về bị phân tán, do không có
sự quản lý hay bất kỳ kế hoạch nào, tiền thu về bị sử dụng vào những mục
đích không cần thiết, đến khi muốn nhập hàng, công ty luôn lao đao trong
việc tìm nguồn tài chính, nguyên nhân chính là do công ty không có kế hoạch
thu hồi nợ, không có kế hoạch tài chính từ trước, luôn bị động trong trường
hợp này.
Như vậy để giải quyết vấn đề này, đầu mỗi tháng công ty nên có kế
hoạch tài chính cho cả tháng, từ đó mà điều chỉnh dần trong tháng cho phù
hợp: Trong tháng, có dự định nhập hàng về hay không? Nếu nhập thì số
lượng, giá trị tiền là bao nhiêu? Công ty cần bao nhiêu tiền chi phí cho dịch
vụ mua ngoài? Bao nhiêu tiền cho ăn trưa? Bao nhiêu tiền để nộp thuế cho
Nhà nước… Để có tiền chi cho khoản này thì nguồn tiền ở đâu? – Tiền tại
quỹ, nhưng tất nhiên là tiền thường không đủ; - Tiền thu hồi nợ?. Tiền thu
hồi nợ là khoản thu không được báo trước, vậy phải dự tính xem sẽ có những
ai trả nợ, bao nhiêu? Sẽ trích ra bao nhiêu để chi dùng thường xuyên, bao
nhiêu để cho hoạt động bất thường chưa dự tính trước được. Kế hoạch tài
chính là công tác rất quan trọng, giúp cho công ty trong thế chủ động, phản
ứng trước tình huống xấu có thể xảy ra.
* Thanh toán các khoản nợ đúng hạn
Do công tác lập kế hoạch tài chính không được thực hiện, nên thường
các khoản nợ của công ty không được thanh toán đúng hạn, đến lúc cần thanh

toán, công ty lại không có đủ tiền. Vì vậy, tình trạng nợ đọng Nhà cung cấp
diễn ra khá phổ biến, khiến cho đơn đặt hàng tiếp theo của công ty thường
gặp khó khăn. Nhà cung cấp bắt phải trả trước rồi mới giao hàng, trong khi
đó, những đơn dặt hàng giá trị lớn thì không thể nào thanh toán hết cùng lúc
được. Vì thế, việc lập kế hoạch tài chính trong công ty là đều hết sức cần
thiết. Việc trả các món nợ đúng hạn sẽ tạo sự tin tư ởng trong mối quan hệ
với khách hàng, với nhà cung cấp.

×