Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

giao an lop 3 toi tuan 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.07 KB, 39 trang )

Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
TUẦN 1
Chương 1: Làm quen với máy tính
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
Ngày soạn: ......./......../2010
Ngày dạy: lớp 3A: ...../......./2010
lớp 3B: ...../......./2010
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1 Kiến thức:
- Học sinh biết được các bộ phận của máy tính bao gồm màn hình, thân máy, chuột
và bàn phím.
- Biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, cách đặt tay, bố trí
ánh sáng...
- Biết cách khởi động máy, tắt máy.
2 Kỹ năng:
- Phân biết và gọi tên đúng các bộ phận của máy tính.
- Học sinh có kỹ năng bật tắt máy tính đúng quy trình.
3 Thái độ:
- Nhận thức được máy tính gần gũi với các em trong cuộc sống như người bạn.
- Truyền cho học sinh lòng yêu thích khi làm việc với máy tính, sự say mê muốn
khám phá, tìm tòi về người bạn mới
II. CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên: Giáo án, máy tính có cài sẵn trò chơi Mickey, tranh ảnh, một số câu
chuyện về vait rò của máy tính trong đời sống xã hội.
2 Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:(1phút)
2. Bài cũ: Không
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1 phút)
Từ nay các em sẽ có một người bạn mới, người bạn này rất chăm làm, làm nhanh, làm


đúng và rất thân thiện với các em. Người bạn này sẽ giúp các em học bài, nghe nhạc,
giải trí với các trò chơi, và có thể liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Đó chính là
chiếc máy vi tính. Vậy người bạn này có đực điểm gì, làm thế nào để em có thể sử
dụng được nó. Môn Tin Học sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi ấy. Bài học hôm nay
chúng ta sẽ bước đầu làm quen với người bạn này.
b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính
GV: Như cô đã nói ở trên, chiếc máy tính là
người bạn có thể giúp em rất nhiều việc như
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
học bài, giải trí, liên lạc với bạn bè...
GV: Giáo viên đưa một số tranh ảnh minh họa
vai trò của máy tính trong học tập, làm việc
GV: Kể một câu chuyện về ứng dụng của máy
tính trong cuộc sống.
GV: Yêu cầu học sinh nêu một số ứng dụng của
máy tính trong cuộc sống hàng ngày
GV: Có rất nhiều loại máy tính, hai loại thường
thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
GV: Đưa hai bức ảnh về hai loại máy tính cho
học sinh quan sat.
GV: Cho học sinh quan sát chiếc máy tính
GV: Giới thiệu các bộ phận chính của máy tính.
HS: Quan sát
HS: Lắng nghe
HS: Trả lời( Dùng để đánh chữ, tính
toán, học vẽ, nghe nhạc, xem phim, liên
lạc với mọi người)

HS: Quan sát
HS: Ghi bài
Hoạt động 2: Thực hành
GV: Mở một chương trình soạn thảo đơn giản,
thực hiện thao tác điều khiển chuột, gõ trên bàn
phím và yêu cầu học sinh quan sát sự thay đổi
trên màn hình.
GV: Em có nhận xét gì về sự thay đổi trên màn
hình khi cô gõ các phím ở trên bàn phím
HS: Quan sát
HS: Trả lời( Khi gõ các phím trên bàn
phím thì nội dung trên các phím sẽ xuất
hiện trên màn hình)
Hoạt động 3: Làm việc với máy tính
GV: Máy tính muốn hoạt động cần được nối
với nguồn điện.
GV: Giáo viên giới thiệu cách bật máy tính
GV: Thực hiện các thao tác bật máy để học
sinh quan sát
GV: Yêu cầu học sinh quan sát màn hình máy
tính khi bắt đầu làm việc.
GV: Màn hình máy tính khi bắt đầu làm việc đó
là màn hình nền, trên màn hình nền có các hình
vẽ xinh xắn gọi là các biểu tượng. Mỗi biểu
tuợng ứng với một công việc
GV: Giáo viên thực hiện động tác ngồi khi làm
việc với máy tính
GV: Máy tính cần đặt ở vị trí sao cho ánh sáng
không chiếu thẳng vào mắt em cũng không
chiếu thẳng vào màn hình

HS: Quan sát
HS: Quan sát và lắng nghe.
HS: Quan sát
HS: Quan sát hình vẽ trong SGK.
Hoạt động 4: Thực hành
GV: Thực hiện thao tác bật máy tính
GV: Quan sát tư thế ngồi, thao tác bật máy của
học sinh và sữa sai.
GV: Hướng dẫn họ sinh chọn trò chời và chơi
HS: Quan sát và thực hành
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
trò chơi Mickey. HS: Quan sát và thực hành
4. Cũng cố - dặn dò :
- Nhắc lại các bộ phận cơ bản của máy tính
- Nhắc lại tư thế ngồi, cách đặt máy tính trông phòng
- Nhắc lại thao tác bật máy tính.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
TUẦN 2
BÀI 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
Ngày soạn:......./......../2010
Ngày dạy : lớp 3A: ...../...../2010
lớp 3B: ...../...../2010
I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được 3 dạng thông tin cơ bản.
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

2. Kỹ năng:
- Phân biệt ba dạng thông tin cơ bản.
- Có khả năng đưa các ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ:
- Nhận thức được máy tính có thể sử dụng cả ba dạng thông tin đáp ứng công việc
trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh, báo chí, thiết bị ghi âm, ghi hình.
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:(1phút)
2. Bài cũ:
Câu 1: Em hãy nêu các bộ phận chính của một máy tính để bàn?
Câu 2: Em hãy nêu chức năng của các bộ phận chính của máy tính để bàn?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1 phút)
Trong cuộc sống hàng ngày các em được tiếp nhận và sử dụng nhiều dạng thông tin
khác nhau? Vậy có báo nhiêu dạng thông tin cơ bản, chúng ta tiếp nhận các dạng thông
tin ấy banừg cách nào và sử dụng nó như thế nào? Đó chính là nội dung của bài học
hôm nay
b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thông tin dạng văn bản
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
GV: Đưa một số mẫu văn bản: Thời khóa biểu
lớp 3, bảng nội quy ở lớp học, trang sách.
GV: Các em biết được những thông tin gì qua
các tài liệu trên?
GV: Tờ giấy ghi thời khóa biểu, bảng thông

báo ở lớp học và trang sách ghi thông tin ở
dạng văn bản.
GV: Vì sao trong các tàu liệu trên người ta sử
dụng nhiều cỡ chữ, màu sắc của chữ và kiểu
chữ khác nhau?
GV: Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông
tin ở dạng văn bản
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Lắng nghe
HS: Trả lời( Nội dung trên trang sách có
màu chữ khác nhau, kiểu chữ khác nhau
để gây sự chú ý, thích thú cho người
đọc, bảng thông báo có chũ to để mọi
người ở xa có thể đọc được)
HS: Lấy ví dụ
Hoạt động 2: Thông tin dạng hình ảnh
GV: Cho học sinh quan sát bức tranh vẽ các
con vật nuôi trong nhà.
GV: Các bức tranh trên vẽ các con vật gì, hình
dạng các con vật như thế nào?
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong
sách giáo khoa
GV: Các em biết được những điều gì qua các
bức tranh trên?
GV: Các bức tranh, các biển báo cho ta những
thông tin ở dạng hình ảnh.
GV: Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông
tin ở dạng hình ảnh
HS: Quan sát
HS: Trả lời

HS: Quan sát
HS: Trả lời( Đèn giao thông cho ta biết
lúc nào được đi qua đường, lúc nào phải
dừng. Hình 14cho ta biết đoạn đường
gàn trường học, hình 15 cho ta biết đây
là nơi cấm đổ rác và hình 16 cho ta biết
nơi ưu tiên cho người tàn tật
HS: Lắng nghe
HS: Lấy ví dụ
Hoạt động 3: Thông tin dạng âm thanh
GV: Tiếng trống trường giúp các em biết được
thông tin gì?
GV: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát
GV: Các em vừa nghe bài hát gì?
HS: Trả lời (Tiếng trống trường cho em
biết giờ vào học, giờ ra chơi, ra về)
HS: Lắng nghe
HS: Trả lời (Bài hát”cháu yêu bà”)
HS: Lắng nghe
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
GV: Tiếng trống trường, bài hát vừa nghe là
những thông tin dạng âm thanh
GV: Yêu cầu 2 học sinh lấy 2 ví dụ về thông
tin ở dạng hình ảnh
GV: Chia lớp làm 3 nhóm ứng với 3 tổ. Đưa
bộ sưu tập các tranh ảnh, bài báo, truyện tranh,
tiểu thuyết cho người lớn, đĩa nhạc yêu cầu
học sinh phân loại ghi ra giấy những thông tin
thuộc ba dạng đã học

GV: Thu kết quả thảo luận, nhận xét các nhóm
trao đổi và đưa ra câu trả lời
HS: Lấy ví dụ
HS: Các nhóm thảo luận, nhóm trường
ghi câu trả lời vào giấy
4 Cũng cố - dặn dò :
- Nhắc lại ba dạng thông tin cơ bản
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 4,5,6 SGK
- Yêu cầu học sinh sưu tập thông tin thuộc ba dạng đã học. Các thông tin đó được thu
thập ở đâu, bằng cách nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
TUẦN 3
BÀI 3 – BÀI 4:
BÀN PHÍM MÁY TÍNH-CHUỘT MÁY TÍNH
Ngày soạn:......./......../2010
Ngày dạy : lớp 3A: ...../...../2010
lớp 3B: ...../...../2010
I . MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được các khu vực của bàn phím
- Biết các bộ phận của chuột và cách sử dụng chuột.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được các khu vực của bàn phím
- Thực hành thành thạo các thao tác sử dụng chuột.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tác phong nghiêm túc khi làm việc với máy tính
- Sử dụng bàn phím, chuột khoa học chính xác.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, bàn phím, chuột máy tính
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
1. Ổn định tổ chức:(1phút)
2. Bài cũ:
Câu 1: Có nhứng dạng thông tin cơ bản nào?
Câu 2: Em hãy lấy ba ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản đã học.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1 phút)
Để điều khiển máy tính và đưa thông tin vào máy tính chúng ta cần sử dụng thiết bị đó
là chuột và bàn phím. Vậy bàn phím có các thành phàn nào? Làm thế nào để sử dụng
chuột đúng và nhanh? Bài học hômg nay cô sẽ giới thiệu với các em những nội dung
trên
b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Bàn phím máy tính
GV: Đưa bàn phím máy tính để học sinh quan
sát.
GV: Giới thiệu hai khu vực chính của bàn
phím.
GV: Giới thiệu các thành phần trên khu vực
chính của bàn phím
GV: Ghi nội dung cơ bản lên bảng
GV: Giới thiệu hai phím có gai và phím cách
GV: Yêu cầu 2 học sinh xác địng các hàng
phím đã học trên bàn phím máy tính. Yêu cầu
cả lớp quan sát và nhận xét

GV: Yêu cầu 1 học sinh xác địng hai phím có
gai và phím cách trên bàn phím.
HS: Quan sát
HS: Lắng nghe
HS: Lắng nghe
HS: Ghi bài
Khu vực chính của bàn phím bao gồm:
- Hàng phím cơ sở
- Hàng phím trên
- Hàng phím dưới
- Hàng phím số
HS: Quan sát
HS: Hai học sinh lên bảng
HS: Trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Chuột máy tính.
GV: Chuột máy tính dùng để làm gì?
GV: Đưa hình ảnh chuột máy tính để học sinh
quan sát.
GV: Giới thiệu nút trái và nút phải của chuột.
Khi các nhấn nút chuột tín hiệu sẽ được truyền
vào máy tính.
GV: Giới thiệu cách cầm chuột. Thực hiện
động tác cầm chuột.
GV: Yêu cầu lần lượt hai học sinh lên thực
hành tháo tác cầm chuột.
GV: Yêu cầu lần lượt hai học sinh lên thực
hành thao tác cầm chuột.
GV: Trên màn hình có hình ảnh của chuột, khi
HS: Trả lời(Chuột máy tính dùng để
điều khiển máy tính và đưa thông tin

vào máy tính)
HS: Quan sát
HS: Lắng nghe
HS: Lắng nghe và quan sát
HS: Lên thực hành
HS: Lắng nghe
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
em di chuyển chuột hình ảnh này sẽ di chuyển
theo. Hình ảnh đó chính là con trỏ chuột.
GV: Các thao tác sử dụng chuột báo gồm: Di
chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột và
kéo thả chuột
GV: Thực hiện các thao tác sử dụng chuột để
học sinh quan sat. Yêu cầu 2 học sinh lên thực
hành
HS: Lấy ví dụ
HS: Lắng nghe
HS: Lắng nghe
HS: Lên thực hành
4 Cũng cố - dặn dò :
- Nhắc lại các thành phần chính trên bàn phím
- Nhắc lại các thao tác sử dụng chuột
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
TUẦN 4
Bài 1: TRÒ CHƠI BLOCKS
Ngày soạn: : ...../...../2010

Ngày dạy: Lớp 3A: ...../...../2010
Lớp 3B: ...../...../2010
I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Biết cách khởi động trò chơi
- Biết cách chơi trò chơi Blocks
2. Kỹ năng:
- Di chuột đúng vị trí
- Nháy chuột nhanh và đúng vị trí
3. Thái độ:
- Luyện trí nhớ, thái độ làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính co cài đặt trò chơi Blocks
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề
Trong quá trình làm việc với máy tính, các em không chỉ sử dụng bàn phím mà còn sử
dụng chuột để điều khiển máy tính. Thông qua các trò chơi sẽ giúp các em luyện tập
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
cách sử dụng chuột thành thạo vì vậy các em có thể làm việc với máy tính một cách dễ
dàng hơn. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em trò chơi đầu tiên đó là trò chơi Blocks.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động trò chơi
Đây là một trò chơi lí thú giúp các em luyện
sử dụng chuột và luyện trí nhớ
- Để khởi động trò chơi em nhấn chuột vào

biểu tượng của trò chơi
- Làm mẫu để học sinh quan sát
- Gọi 2 học sinh lên thực hành lại thao tác khỏi
động trò chơi
- Chú ý: Nháy đúp chuột là cách thông dụng
để khởi động một công việc.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- Hai học sinh lên thực hành, cả lớp
nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Quy tắc chơi
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi
 Các em nháy chuột lên các ô vuông thì các ô
vuông sẽ được lật ra, phía sau là các hình vẽ
 Nếu lật liên tiếp hai hình vẽ giống nhau thì
hai hình vẽ đó biến mất khỏi màn hình. Các
em phải làm biến mất các hình vẽ trong thời
gian ngắn nhất.
- Chơi thử để học sinh quan sát
- Gọi hai học sinh lên chơi thử, cả lớp quan
sát, nhận xét
- Giới thiệu cách tính điểm trò chơi
 Điểm thưởng và thời gian chơi sẽ hiện lên
cuối màn hình sau khi em làm mất hết các
hình vẽ
 Điểm được tính theo thời gian và số cặp
hình được lật lên để làm biến mất các hình
vẽ

- Để bắt đầu lượt chơi mới em nhấn phím F2
- Để thoát khỏi trò chơi em nhấn nút ở
bên trên gốc phải của màn hình trò chơi hoặc
nhấn chọn Game chọn Exit
- Giới thiệu cách chơi với bảng có nhiều hình
vẽ
1. Nháy chuột lên mục Skill
2. Chọn Big Board
- Làm mẫu
HS: Lắng nghe
- Quan sát
- Hai học sinh lên thực hành, lớp nhận
xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
- Gọi một số học sinh lên thực hành, lớp nhận
xét - Quan sát
- Thực hành, nhận xét
4. Cũng cố - dặn dò :
- Nhắc lại cách khởi động trò chơi
- Nhắc lại quy tắc chơi
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
........................................
TUẦN 5
Bài 2: TRÒ CHƠI DOTS

Ngày soạn: ...../...../2010
Ngày dạy: Lớp 3A: ...../...../2010
Lớp 3B: ...../...../2010
I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Biết cách khởi động trò chơi
- Biết cách chơi trò chơi Dots
2. Kỹ năng:
- Di chuột đúng vị trí
- Nháy chuột nhanh và đúng vị trí chính xác.
3. Thái độ:
- Luyện trí nhớ, tư duy chiến thuật để thắng máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính co cài đặt trò chơi Dots
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề
Tiết trước các em đã luyện tập sử dụng chuột bằng trò chơi Blocks. Hôm nay cô giới
thiệu với các em một trò chơi mới. Trò chơi này sẽ giúp các em di chuyển chuột nhanh
hơn, chính xác hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động trò chơi
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
- Đây là một trò chơi lí thú giúp các em luyện
sử dụng chuột và luyện trí nhớ
- Để khởi động trò chơi em nhấn chuột vào

biểu tượng của trò chơi
- Làm mẫu để học sinh quan sát
- Gọi 2 học sinh lên thực hành lại thao tác khỏi
động trò chơi
- Chú ý: Nháy đúp chuột là cách thông dụng để
khởi độngmột công việc.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- Hai học sinh lên thực hành, cả lớp
nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Quy tắc chơi
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi
 Người chơi và máy tính thay phiên nhau tô
đậm các đoạn thẳng nối hai điểm cạnh
nhau trên lưới
 Ai tô kín một ô sẽ được tính một điểm và
được tô thêm một lần nữa, ô do em tô kín
được đánh dấu O, còn ô do máy tính tô sẽ
được đánh dấu X
 Cách chọn người chơi trước:
+ Nháy chuột chọn Game
+ Muốn chọn máy tính chơi trước em nháy
chuột để đánh dấu chọn vào dòng chữ
Computer Starts
+ Muốn mình chơi trước em nháy chuột để
đánh dấu chọn vào dòng chữ You Starts
- Chơi thử để học sinh quan sát
- Gọi hai học sinh lên chơi thử, cả lớp quan

sát, nhận xét
- Giới thiệu cách tính điểm trò chơi
Điểm sẽ hiện lên bên dưới màn hình: Điểm
của các em bên phải trong mục Your Scord,
điểm của máy tính bên trái trong mục My
Scord
- Để bắt đầu lượt chơi mới em nhấn phím F2
- Để thoát khỏi trò chơi em nhấn nút ở
bên trên gốc phải của màn hình trò chơi hoặc
nhấn chọn Game chọn Exit
- Giới thiệu cách chơi với lưới có nhiều điểm
đen hơn.
1. Nháy chuột lên mục Skill
2. Chọn một trong năm mức từ dễ đến khó
HS: Lắng nghe
- Quan sát
- Hai học sinh lên thực hành, lớp nhận
xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
+ Beginner
+ Intermediate
+ Advanced
+ Master
+Grand Master
- Làm mẫu
- Gọi một số học sinh lên thực hành, lớp nhận
xét

- Quan sát
- Thực hành, nhận xét
4. Cũng cố - dặn dò :
- Nhắc lại cách khởi động trò chơi
- Nhắc lại quy tắc chơi
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.....................................................................................................................
TUẦN 6
Bài 3: TRÒ CHƠI STICKS
Ngày soạn: ...../...../2010
Ngày dạy: Lớp 3A: ...../...../2010
Lớp 3B: ...../...../2010
I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Biết cách khởi động trò chơi
- Biết cách chơi trò chơi Dots
2. Kỹ năng:
- Di chuột đúng vị trí
- Nháy chuột nhanh, đúng, chính xác với mức độ cao .
3. Thái độ:
- Luyện trí nhớ, tư duy chiến thuật để thắng máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính co cài đặt trò chơi Sticks
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề
Tiết trước các em đã luyện tập sử dụng chuột bằng trò chơi Blocks và trò chơi Dots.
Hôm nay cô giới thiệu với các em một trò chơi mới. Trò chơi Sticks.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
Hoạt động 1: Khởi động trò chơi
- Đây là một trò chơi lí thú giúp các em
luyện sử dụng chuột và luyện trí nhớ
- Để khởi động trò chơi em nhấn chuột vào
biểu tượng của trò chơi
- Làm mẫu để học sinh quan sát
- Gọi 2 học sinh lên thực hành lại thao tác
khỏi động trò chơi
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- Hai học sinh lên thực hành, cả lớp nhận
xét
Hoạt động 2: Quy tắc chơi
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi
 Các que sẽ xuất hiện ngẩu nhiên trên màn
hình và nhanh dần. Que sau xuất hiện
có thể đè lên các que đã có
 Khi trỏ chuột lên các que không bị que
nào đè lên thì trỏ chuột có hình dấu +,
Nhiệm cụ của các em là nháy chuột làm
biến mất các que càng nhanh càng tốt
- Chơi thử để học sinh quan sát
- Gọi hai học sinh lên chơi thử, cả lớp quan

sát, nhận xét
- Giới thiệu cách tính điểm trò chơi
 Sau khi làm biến mất tất cả các que máy
tính sẽ xuất hiện bảng chúc mừng
 Để chơi tiếp em nhấn chọn Yes
- Để bắt đầu lượt chơi mới em nhấn phím
F2
- Để thoát khỏi trò chơi em nhấn nút ở
bên trên gốc phải của màn hình trò chơi
hoặc nhấn chọn Game chọn Exit
- Giới thiệu cách chơi với mức khó hơn.
1. Nháy chuột lên mục Skill
2. Chọn một các mức từ dễ đến khó
- Làm mẫu
- Gọi một số học sinh lên thực hành, lớp
nhận xét
HS: Lắng nghe
- Quan sát
- Hai học sinh lên thực hành, lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát
- Thực hành, nhận xét
4. Cũng cố - dặn dò :
- Nhắc lại cách khởi động trò chơi
- Nhắc lại quy tắc chơi
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
.........................................................................................................................
TUẦN 7
EM TẬP GÕ BÀN PHÍM
Bài 1: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG PHÍM CƠ SỞ
Ngày soạn: ...../...../2010
Ngày dạy: lớp 3A: ...../...../.......
lớp 3B: ...../...../.........
I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím
- Nắm được cách đặt tay trên hàng phím cơ sở
2. Kỹ năng:
- Đặt đúng các ngón tay trên hàng phím cơ sở.
- Sử dụng được mười ngón tay để gõ các phím trên hàng phím cơ sở
3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc khi gõ phím, tư thế ngồi và cách gõ phím khoa học đúng theo
quy định
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, phóng máy, bàn phím máy tính để học sinh luyện tập
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:(1phút)
2. Bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1 phút)
Hiện nay rất nhiều người sử dụng máy tính nhưng lại không gõ được bàn phím bằng
mười ngón vì vậy tốc độ gõ chậm và nhanh mởi các khớp tay. Vậy làm thế nào để có
thể gõ bàn phím bằng mười ngón. Bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bước
đầu gõ bàn phím bằng mười ngón.

b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Cách đặt tay trên bàn phím
GV: Yêu cầu H nhắc lại các hàng phím trên
khu vực chính của bàn phím.
GV: Nhận xét câu trả lời?
GV: Yêu cầu H xác định hàng phím cơ sở và
hai phím có gai
HS: Trả lời.
( Hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng
phím dưới, hàng phím số)
HS: Trả lời
(Hàng phím cơ sở là hàng phím bao gồm
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
GV: Nhận xét câu trả lời?
GV: Khi gõ phím các em đặt tay như thế nào?
GV: Nhận xét câu trả lời?
GV: Trình bày cách đặt tay trên hàng phím cơ
sở
GV: Ghi nội dung lên bảng
GV: Thực hiện thao tác đặt các ngón tay trên
hàng phím cơ sở để H quan sát
GV: Yêu cầu 1 H lên thực hành. Cả lớp quan
sát và nhận xét.
GV: Theo dõi và sữa lỗi.
các phím: A,S,D,F,G,H,J,K,L. Hai phím
có gai là F và J)
HS: Trả lời
( Đặt tay trên hàng phím cơ sở, Hai ngón

tay trỏ đặt trên hai phím có gai F và J)
HS: Lắng nghe
HS: Ghi bài
- Đặt ngon trỏ của tay trái lên phím F
(có gai), các ngón còn lại đặt lên các
phím A S D.
- Đặt ngón trỏ của tay phải lên phím
có gai J, các ngón còn lại của tay
phải đặt lên các phím K L
HS: Quan sát
HS: 1 H thực hành. Cả lớp nhận xét
Hoạt động 2: Cách gõ các phím ở hàng cơ sở
GV: Trình bày cách gõ các phím ở hàng phím
cơ sở
- Mỗi ngón tay chỉ gõ các phím như đã
hướng dẫn.
- Ngón trỏ tay trái đưa sang bên phải gõ
phím: G
- Ngón trỏ tay phải đưa sang bên trái gõ
phím H.
- Hai ngón tay cái được dùng để gõ phím
cách.
GV: Thực hành gõ các phím trên hàng phím
cơ sở.
GV: Yêu cầu cả lớp gõ theo hướng dẫn của
giáo viên
GV: So sánh hai cách gõ phím: gõ mười ngón
và mổ cò:
- Cách nào nhanh hơn
- Cách nào chính xác hơn

GV: Giới thiệu phần mềm Mose Skills và 5
mức độ luyện tập
HS: Lắng nghe
Chú ý: Sau khi gõ xong các phím G
hoặc H phải đưa các ngón tay trỏ về
phím xuất phát tương ứng là F hoặc J.
HS: Quan sát
HS: Thực hành
HS: Trả lời
( Gõ mười ngón nhanh và chính xác hơn)
4. Cũng cố - dặn dò :
- Nhắc lại cách đặt tay trên hàng phím cơ sở
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:
Trường Tiểu học số 1 Hải Chánh – Hải Lăng – Quảng Trị
TUẦN 8
Bài 2: TẬP GÕ CÁC PHÍM Ở HÀNG PHÍM TRÊN
Ngày soạn: ...../...../2010
Ngày dạy: Lớp 3A: ...../...../.......
Lớp 3B: ...../...../.........
I. MỤC DÍCH-YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím
- Nắm được cách đặt tay trên hàng phím cơ sở
2. Kỹ năng:
- Đặt đúng các ngón tay trên hàng phím cơ sở.
- Sử dụng được mười ngón tay để gõ các phím trên hàng phím cơ sở

3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc khi gõ phím, tư thế ngồi và cách gõ phím khoa học đúng theo
quy định
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, phóng máy, bàn phím máy tính để học sinh luyện tập
2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, vở bút ghi bài
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:(1phút)
2. Bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề
Khi gõ các phím ở hàng phím trên các em phải đặt tay như thế nào, cách di chuyển các
ngón tay như thế nào? Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên.
b Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Cách đặt tay trên bàn phím
- Yêu cầu H nhắc lại cách đặt tay trên hàng
phím trên.
- Nhận xét câu trả lời?
- Yêu cầu H xác định vị trí của hàng phím trên
- Nhận xét câu trả lời?
GV hướng dẫn cách đặt tay khi gõ phím
Yêu cầu H thực hiện thao tác đặt các ngón tay
trên hàng phím cơ sở
- Trả lời.
( Đặt ngón trỏ của tay trái lên phím F
(có gai), các ngón còn lại đặt lên các
phím A S D. Đặt ngón trỏ của tay phải
lên phím có gai J, các ngón còn lại của
tay phải đặt lên các phím K L)

- Trả lời
(Hàng phím trên là hàng phím bao gồm
các phím: Q,W,E,R,T,Y,U I,O)
- Lắng nghe, ghi bài
- Đặt tay trên bàn phím: Các ngón tay
Giáo viên: Nguyễn Thị Oanh – Email:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×