Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VŨ TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VŨ TRƯỜNG

ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ
RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính–Ngân hàng
(Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG



TP. Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ kinh tế hướng ứng dụng với chủ đề “Ảnh
hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của
các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của riêng tôi theo sự chỉ dạy, hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn
Thị Ngọc Trang. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là chính xác, có nguồn gốc
rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2019

Nguyễn Vũ Trường


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
ABSTRACT
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...................................................................1

1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
1.5. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................................ 5
1.6. Nội dung đề tài............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN BẰNG CHỨNG

THỰC NGHIỆM.....................................................................................................7
2.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................. 7
2.1.1. Sự ổn định của Ngân hàng..................................................................... 7
2.1.2. Khái niệm rủi ro và phân loại các loại rủi ro cơ bản trong hoạt động
của Ngân hàng................................................................................................... 8
2.1.3. Rủi ro thanh khoản tác động đến sự ổn định của Ngân hàng..............11
2.1.4. Rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của Ngân hàng.....................14
2.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản và
ảnh hưởng của sự tương tác này đến sự ổn định của Ngân hàng..........................17
2.2.1. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.....................17
2.2.2. Ảnh hưởng mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến
sự ổn định của Ngân hàng................................................................................ 20


2.3.
Tình hình quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Việt Nam............................................................................. 23
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................... 30
3.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 30
3.2. Mô tả biến .................................................................................................... 33
3.2.1. Biến phụ thuộc ...................................................................................... 33

3.2.2. Biến độc lập .......................................................................................... 33
3.2. Dữ liệu ......................................................................................................... 39
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 42
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 43
4.1. Thông kê mô tả biến .................................................................................... 43
4.2.

Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.............................. 46

4.3.

Tác động của mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự

ổn định của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam ........................... 48
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ................................................................................... 56
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 56
5.2. Một số nội dung đề xuất giải pháp và khuyến nghị ..................................... 57
5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 59
5.4.

Hướng phát triển của đề tài ......................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt


Tiếng Anh

NHTM

Ngân hàng Thương mại

Commercial Bank

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

The State Bank of Viet Nam

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

Foreign Bank

RRTD

Rủi ro tín dụng

Credit Risk

RRTK

Rủi ro thanh khoản


Liquidity Risk

TCTD

Tổ chức Tín dụng

Credit Union


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt.............................10
Bảng 2-2 Tỷ lệ nợ xấu của 20 NHTM trong năm 2018........................................... 28
Bảng 3-1 Mô tả biến phụ thuộc............................................................................... 36
Bảng 3-2 Danh sách các Ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.................................... 40
Bảng 4-1 Thống kê mô tả biến................................................................................ 43
Bảng 4-2 Ma trận tương quan giữa các biến............................................................ 45
Bảng 4-3 Kết quả hồi quy tương tác giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.....47
Bảng 4-4 Kiểm định tính vững bởi mô hình PVAR................................................. 48
Bảng 4-5 Tác động rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân
hàng......................................................................................................................... 49
Bảng 4-6 Tổng hợp tỷ lệ thanh khoản của các Ngân hàng trong năm 2018.............53

DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của top 10 NH năm 2017 - 2018..........27
Hình 2-2 Số dư nợ xấu của 20 NHTM trong năm 2018..........................................28


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính có vai trò quan trọng trên thị

trường tài chính, luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó rủi ro là yếu tố được đề
cập. Luận văn này sẽ chỉ ra các loại rủi ro tác động đến sự bất ổn của Ngân hàng,
trong đó, tiêu biểu là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, xem xét sự
tương tác giữa hai loại rủi ro này và tác động của sự tương tác này đến sự ổn định
của Ngân hàng. Với phương pháp hồi quy ước lượng dữ liệu dạng bảng, chủ yếu
bằng GMM, nghiên cứu đối với 26 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn
2007 - 2018, mô hình nghiên cứu cho thấy có sự tác động cùng chiều giữa rủi ro tín
dụng và rủi ro thanh khoản. Rủi ro tín dụng tăng thì làm giảm sự ổn định của ngân
hàng và thanh khoản tăng làm Ngân hàng ổn định hơn. Ngoài ra, luận văn có thể
xác định được giá trị thanh khoản có thể bù đắp cho rủi ro tín dụng mà Ngân hàng
đang gánh chịu nhằm tạo sự ổn định của Ngân hàng. Luận văn đưa ra cho nhà hoạch
định chính sách các khuyến nghị, biện pháp nhằm chủ động trong việc giám sát và
phòng ngừa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Từ khóa: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, sự ổn định của Ngân hàng.


ABSTRACT
Commercial banks are financial institutions with an important role in the
financial market, always affected by many factors, of which risk is the mentioned
factor. This thesis will point out the types of risks affecting the instability of the
Bank, in which, typically credit and liquidity risks. In addition, consider the
interaction between these two types of risks and the impact of this interaction on the
stability of the Bank. With the regression method of estimating tabular data, mainly
by GMM, research for 26 commercial banks in Vietnam in the period of 2007-2018,
the research model shows a positive relationship between credit risk and liquidity
risk. Increasing credit risk reduces stability of banks and increased liquidity makes
the Bank more stable. In addition, the thesis can determine the liquidity value that
can compensate for the credit risks that the Bank is facing in order to create stability
of the Bank. The dissertation gives policy makers recommendations and measures
to be proactive in monitoring and preventing credit and liquidity risks

Keywords: credit risk, liquidity risk, bank stability.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Đặt vấn đề
Ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính ở hầu hết

các quốc gia (San và Heng, 2013). Các ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia bằng cách huy động các nguồn vốn từ các đối tượng có
vốn nhàn rỗi và sử dụng các nguồn vốn này để tài trợ cho hầu hết các ngành sản
xuất của nền kinh tế (Alkhazaleh và Almsafir, 2014). Với vai trò quan trọng bậc
nhất trong nền kinh tế của mình, Ngân hàng luôn gánh chịu sự nguy hiểm trong sự
ổn định của từng Ngân hàng, đòi hỏi các nhà quản lý bắt buộc phải có những chính
sách trong việc quản trị rủi ro của Ngân hàng, hạn chế sự tác động cả yếu tố bên
trong lẫn bên ngoài, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng tài chính.
Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã dẫn đến những thất bại của ngân
hàng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế thực. Do đó, một sự chú ý đặc biệt đến hậu
quả của sự bất ổn tài chính đối với nền kinh tế đã được thiết lập (Agnello & Sousa,
2012). Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường không hoàn hảo, bắt buộc phải bảo vệ
người gửi tiền trước những thất bại của ngân hàng (Dewatripont & Tirole, 1994).
Do đó, hệ thống ngân hàng cần xác định các yếu kém của ngân hàng. Mặt khác, các
ngân hàng phải chịu một số rủi ro tài chính. Theo Cecchetti và Schoenholtz (2011),
những rủi ro tài chính này bao gồm việc người gửi tiền sẽ đột ngột rút tiền gửi (rủi
ro thanh khoản), người vay sẽ không trả nợ đúng hạn (rủi ro tín dụng), lãi suất sẽ
thay đổi (rủi ro lãi suất), hệ thống máy tính của ngân hàng sẽ sụp đổ hoặc các tòa
nhà của họ sẽ bị đốt cháy (rủi ro hoạt động). Tuy nhiên, trong số những rủi ro này,

rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản không chỉ là rủi ro quan trọng nhất mà các
ngân hàng gặp phải mà còn liên quan trực tiếp đến những gì ngân hàng làm và
nguyên nhân tại sao ngân hàng thất bại.
Tại Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ với sự lớn mạnh của
các chủ thể tài chính cũng bộc lộ nhiều yếu điểm. Hoạt động thị trường tài chính góp
phần thúc đẩy nhưng cũng mang lại nhiều rủi ro cho các tổ chức tài chính trong đó


2

chính là các Ngân hàng Thương mại Cổ phần. Các NHTM ở Việt Nam có vai trò
chính như một tổ chức điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh, đặc biệt mở rộng, kết nối được nền kinh tế Việt Nam với
các quốc gia và khu vực khác trên thế giới thông qua các chức năng đặc thù, hoạt
động cấp tín dụng, tài trợ vốn cho nền kinh tế. Trong những khoảng thời gian gần
đây, các NHTM luôn gặp phải nhiều khó khăn khi áp lực cạnh tranh trên thị trường
càng lớn, số lượng NHTM gia tăng nên việc làm thế nào để vừa hoạt động hiệu quả,
vừa kiểm soát được ngành nghề gắn liền liền với rủi ro này, đặc biệt trong việc quản
trị nhằm đảm bảo sự ổn định của Ngân hàng.
Nhắc đến sự ổn định của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, chúng ta thường
sẽ nghĩ đến vấn đề đầu tiên đó là nợ xấu. Nợ xấu như là một sợi dây chun có thể siết
chặt Ngân hàng trong bất cứ trường hợp nào nếu Ngân hàng không thể đảm bảo rằng có
thể quản lý được nợ xấu đó. Đa số các NHTM tại Việt Nam gặp khó khăn khi không đủ
thanh khoản để bù đắp cho nợ xấu đã xảy ra dẫn đến nguy cơ phá sản, hoạt động yếu
kém buộc phải sáp nhập, hợp nhất. Điển hình, vào tháng 12/2011, ba ngân hàng Đệ
Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn sáp nhập hình thành nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Nguyên nhân là do ba ngân hàng có vốn chỉ 1000 tỷ đồng này gặp khó khăn về thanh
khoản, dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Vào tháng 8/2012, Ngân hàng
TMCP Phát triển nhà Hà Nội (Habubank) bị sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội
(SHB) vì khi đó Habubank được cho là ngân hàng có nợ xấu cao 32% do cho khách

hàng Vinashin vay khoảng 3.700 tỷ đồng không có khả năng trả nợ. Đến những năm
gần đây, qua nhiều năm, với nhiều kinh nghiệm được rút ra, NHNN đã xây dựng các
chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các NHTM, kiểm tra mục
đích rút vốn của các doanh nghiệp, giúp cho Ngân hàng có thể quản trị được rủi ro mà
có thể gặp phải, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.Các NHTM
luôn xác định rằng, rủi ro tín dụng là điều mà họ chắc chắn phải đối diện vì khi cho
vay, họ không thể dự phóng và biết trước được trong tương lai khách hàng sẽ như thế
nào để đảm bảo được rằng sẽ thu hồi toàn bộ vốn mà họ đã cấp cho khách hàng, nên
việc gặp rủi ro tín dụng là điều rất dễ gặp phải. Khi NHTM bị tác động bởi


3

rủi ro tín dụng sẽ kéo theo những vấn đề khác như thanh khoản của Ngân hàng, tài
sản, tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo theo đúng quy định của NHNN…., trong đó vấn đề
thanh khoản là vấn đề quan trọng nhất khi một Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng vì
có thể ảnh hưởng toàn bộ đến hoạt động của Ngân hàng, không thể đáp ứng nhu cầu rút
tiền của người gửi tiền.... Do đó, hiện nay, các NHTM tại Việt Nam luôn đưa vấn

đề quản trị rủi ro tín dụng và gia tăng thanh khoản lên hàng đầu nhằm chuẩn bị cho
việc đối mặt với hai loại rủi ro này, dù có gặp phải vấn đề trong rủi ro tín dụng như
không thể thu hồi vốn đã cho vay thì NHTM phải có các chính sách khác như gia
tăng giá trị thanh khoản để đủ bù đắp cho khoản rủi ro tín dụng mà NHTM đang
gặp phải để đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của Ngân hàng.
Các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh khoản đến sự
ổn định của Ngân hàng đã được phân tích, đánh giá rất cụ thể, tuy nhiên khi nhắc
đến rủi ro trong sự ổn định của Ngân hàng thì các nhà phân tích sẽ nhấn mạnh đề
cập đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản? Vậy hai loại rủi ro này có sự tương
quan gì lẫn nhau khi tác động lên sự ổn định của Ngân hàng mà các nhà nghiên cứu
trước đây đã bỏ qua? Sự cần thiết trong việc xác định sự ảnh hưởng của tương tác

của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của Ngân hàng tại Việt Nam để giúp cho các
nhà quản lý ngoại trừ việc tập trung vào hạn chế rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh
khoản thì cần xác định sự tương quan giữa hai loại rủi ro này và tránh bỏ sót khi
xem xét đến các yếu tố tác động đến sự ổn định của Ngân hàng. Đó chính là lý do
tại sao học viên chọn đề tài “Ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và rủi ro
thanh khoản đến sự ổn định của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt
Nam” làm bài luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ảnh hưởng tương tác của rủi ro tín dụng và

rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Cụ thể là
rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng riêng lẻ hay đồng thời đến sự ổn định của Ngân


4

hàng, đồng thời mở rộng xem xét đến mối quan hệ của rủi ro thanh khoản và rủi ro
tín dụng.
Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách cho những người quản lý hệ thống ngân
hàng về việc xem xét phân tích sự tác động đồng thời hay riêng lẻ đến sự ổn định của
Ngân hàng, loại trừ khả năng chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh khoản.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn cũng đặt ra một số câu hỏi để trả lời mục

tiêu của bài nghiên cứu này, cụ thể như sau:

Thứ nhất, rủi ro thanh khoản tác động đến sự ổn định của các Ngân hàng
TMCP tại Việt Nam như thế nào?
Thứ hai, rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của các Ngân hàng TMCP
tại Việt Nam như thế nào?
Thứ ba, liệu rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có đồng thời tác động
đến sự ổn định của Ngân hàng TMCP tại Việt Nam?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:
Bài nghiên cứu xem xét đến các yếu tố tác động đến sự ổn định của ngân hàng,
trong đó hai yếu tố chính là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng được xem như là yếu
tố quyết định đến sự ổn định của Ngân hàng, từ đó tác giả tiếp tục xem xét đến sự tác
động của tương tác rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cho thấy được sự tác động
đồng thời hay riêng lẻ của hai yếu tố này đến sự ổn định của Ngân hàng. Ngoài ra để
xem xét toàn diện các yếu tố tác động đến hoạt động của Ngân hàng bao gồm yếu tố
bên trong như quy mô, hiệu quả, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hay
các yếu tố thị trường như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng tài
chính….cũng là các yếu tố được nghiên cứu trong luận văn này.


5

Sự ổn định của Ngân hàng được đo lường bởi chỉ số Z-score được đo lường
dựa trên sự hồi quy ước lượng của các yếu tố độc lập phía trên.
 Phạm vi nghiên cứu:
Tác giả thực hiện nghiên cứu với dữ liệu với 264 quan sát, trong đó có 26
Ngân hàng Thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam, đồng thời bộ dữ liệu
này được xác định trong khoảng thời gian từ năm 2007 - 2018.

1.5.

Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

 Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình đo lường biến phụ thuộc sự ổn định trong
Ngân hàng đại diện là biến Z-score trong bài viết “The effects of liquidity risk and
credit risk on bank stability: Evidence from the MENA region” của tác giả Ameni
Ghenimi, Hasna Chaibi, Mohamed Ali Brahim Omri năm 2017.
 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng dữ liệu dạng bảng và từ đó áp dụng phương pháp ước
lượng dữ liệu dạng bảng để giải thích sự tác động của các yếu tố tác động đến sự ổn
định của Ngân hàng. Dựa vào các bài nghiên cứu trước đây, luận văn sử dụng
phương pháp hồi quy GMM để ước lượng phương trình nghiên cứu giải thích sự tác
động cùng chiều (+) hay ngược chiều (-) đến sự ổn định của Ngân hàng thông qua
các yếu tố trong đó hai yếu tố chính là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Theo đó, sự vượt trội trong phương pháp hồi quy GMM so với các phương
pháp khác sẽ là một công cụ mạnh để giúp học viên tìm ra được kết quả của mô
hình. Phương pháp hồi quy GMM sẽ khắc phục được các hiện tượng biến nội sinh,
không có tự tương quan và không có phương sai thay đổi từ đó cho ra kết quả chỉ
bằng một phương pháp ước lượng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Luận văn sẽ tiến
hành kiểm tra phương sai thay đổi, tự tương quan để có cơ sở lựa chọn phương pháp
hồi quy thích hợp đối với dữ liệu mô hình mà luận văn nghiên cứu.


6

1.6.

Nội dung đề tài


Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan bằng chứng thực nghiệm
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM
2.1.

Cơ sở lý thuyết

2.1.1.

Sự ổn định của Ngân hàng

Sự ổn định của Ngân hàng được hiểu như một Ngân hàng có thể hoạt động
an toàn, hiệu quả, thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong nền kinh tế, có thể
đủ khả năng tồn tại, phát triển bền vững khi thị trường gặp nhiều khó khăn, các cú
sốc, trong đó Ngân hàng là tổ chức bị ảnh hưởng trực tiếp.
Để đo lường sự ổn định của Ngân hàng, bài viết nghiên cứu và chỉ ra hai yếu
tố đo lường sự ổn định của Ngân hàng dựa trên các nghiên cứu trước đây (Roy
(1952), Blair và Heggestad (1978) và Boyd và Graham (1988), đo lường bởi Zscore) đó là hiệu quả trong việc sử dụng tài sản – yếu tố nòng cốt trong hoạt động
tín dụng, đảm bảo sức khỏe tài chính và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản để
đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, giúp Ngân hàng hoạt động ổn định.

Được đề cập ở trên, NHTM là một tổ chức định chế tài chính, có vai trò quan
trọng trong việc điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn; trung gian
thanh toán; cam kết, tài trợ, bảo lãnh cho người vay vốn; thực hiện các hoạt động
bảo vệ, quản lý tài sản; thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ; đặc biệt, NHTM
là cầu nối cho sự phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Để thực hiện được
các chức năng này, NHTM buộc phải có đủ “sức khỏe” trong nền kinh tế, quản lý
và quản trị ngân hàng đòi hỏi cao sự chắc chắn, chặt chẽ trong việc loại trừ các yếu
tố rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, ổn định, an toàn của Ngân hàng.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định của Ngân hàng, không ngoại trừ
bất kỳ yếu tố bên ngoài và bên trong được kiểm soát trong việc quản trị Ngân hàng
bao gồm:


8

-

Yếu tố bên ngoài: các yêu tố bên ngoài hợp thành một môi trường kinh
doanh của Ngân hàng, Ngân hàng bị ảnh hưởng và chi phối bởi nó. Các yếu
tố này bao gồm các yêu tố vĩ mô và yếu tố vi mô:
+ Yếu tố vĩ mô: các nhân tố đến từ thị trường quốc tế; yếu tố từ nền kinh tế;
chính trị, pháp luật và chính sách của Chính phủ; môi trường, văn hóa, xã
hội; dân số; tự nhiên.
+ Yếu tố vi mô: Khách hàng; các đối thủ cạnh tranh hiện hữu; các đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn; các thị trường tài chính thay thế là các yếu tố ảnh hưởng nhiều

đến sự phát triển bền vững của Ngân hàng.
-

Yếu tố bên trong: Có khá nhiều yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự ổn định,

phát triển của Ngân hàng, mỗi yếu tố đều ảnh hưởng một cách tiêu cực hoặc
tích cực, phụ thuộc khá nhiều vào năng lực quản trị, điều hành của Ban quản
lý ngân hàng. Các yếu tố được kể đến như: Nguồn nhân lực; năng lực quản
trị, điều hành của Ban quản lý; các sản phẩm của Ngân hàng; công nghệ sử
dụng trong hoạt động Ngân hàng.
Để ổn định được hoạt động của Ngân hàng, hướng tới tăng trưởng và phát

triển bền vững, việc quản trị, điều hành Ngân hàng là đặc biệt quan trọng, nhằm
đảm bảo Ngân hàng sẽ không bị tác động tiêu cực từ các yếu tố này, hình thành nên
các rủi ro mà Ngân hàng sẽ mắc phải. Ban quản lý cần quản trị được các rủi ro và
thực hiện các chính sách nhằm loại trừ các yếu tố rủi ro nhằm tạo hiệu quả trong
hoạt động của Ngân hàng mang tính chất ổn định và bền vững.
2.1.2. Khái niệm rủi ro và phân loại các loại rủi ro cơ bản trong hoạt động của
Ngân hàng
Có rất nhiều các tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng cách tiếp cận phổ biến
nhất khi xem rủi ro như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Những
chứng khoán nào có khả năng xuất hiện các khoản lỗ lớn hơn được xem như có rủi
ro lớn hơn những chứng khoán có khả năng xuất hiện khoản lỗ thấp hơn.


9

Nói một cách khác, thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý nghĩa thay thế qua
lại lẫn nhau với thuật ngữ không chắc chắn để mô tả sự biến đổi các tỷ suất sinh lợi
liên quan đến một chứng khoán hay một tài sản nào đó.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro tùy thuộc và chủ thể và hoạt
động của nó trong mối quan hệ tạo nên rủi ro, nhưng nhìn chung rủi ro là một sự bất
trắc không mong đợi, không sinh lời, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.
Từ đó, rủi ro sẽ luôn song hành cùng tỷ suất sinh lời mà tổ chức kinh tế
muốn hướng đến. Các nhà quản trị sẽ không thể loại trừ được rủi ro mà chỉ có thể

phát hiện để kịp thời đưa ra các biện pháp chủ động xử lý. Trong bối cảnh hoạt động
kinh tế có sự canh tranh gay gắt, các tổ chức kinh tế nói chung và Ngân hàng nói
riêng, rủi ro không thể tránh khỏi nên việc quản trị rủi ro là một điều tất yếu để đảm
bảo trong thiệt hại từ tác hại của rủi ro.
Trong quá trình tồn tại, hoạt động các ngân hàng luôn phải đối phó với rất nhiều
vấn đề, mà quan trọng nhất là duy trì được thường xuyên tình trạng cân đối giữa nhu
cầu và khả năng có được nguồn vốn trong mọi điều kiện để đảm bảo sự ổn định, vững
chắc về tài chính cho ngân hàng và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Muốn vậy,
các nhà quản trị ngân hàng không thể không tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro khi
muốn tối đa hoá lợi nhuận và đưa ra được các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho ngân
hàng. Trên thực tế, rủi ro ngân hàng có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ của ngân
hàng như: thanh toán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư... Vì vậy, rủi ro của ngân hàng
luôn được các ngân hàng luôn tại các nước phát triển đặc biệt chú trọng nghiên cứu,
phân tích, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định.
Clara-Iulia, Zinca (2015) dựa trên các tiêu chuẩn về đánh giá rủi ro ở các tổ
chức để đề xuất giải pháp quản lý rủi ro như phát triển mô hình rủi ro hiệu quả và sáng
tạo, phát triển văn hóa rủi ro, tư duy lại việc phân bổ vốn, tăng chất lượng các khoản
phải thu. Tác giả đề cập đến các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, từ đó phát triển tầm
nhìn giảm thiểu rủi ro và tập trung các rủi ro có ý nghĩa, sử dụng công nghệ trong việc
quản trị rủi ro như quy định rõ vai trò, trách nhiệm, tạo ra sự phối hợp ở


10

mức độ cao nhất, đánh giá mức độ giảm thiểu được rủi ro và chi phí quản trị rủi ro
và lợi ích từ việc quản trị rủi ro.
Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính trong đó
bao gồm các Ngân hàng Thương mại được phân thành tám loại: rủi ro tín dụng, rủi
ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và
rủi ro danh tiếng.

Hay Steinwand (2000) cho rằng rủi ro lớn phải mà các tổ chức tài chính vi
mô phải đối mặt như sau:
Bảng 2-1 Rủi ro chính các tổ chức tài chính vi mô phải đối mặt
Rủi ro tài chính

Rủi ro hoạt động

Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch

Rủi ro giao dịch

Rủi ro nguồn nhân lực

Rủi ro danh mục

Rủi ro thông tin và công
nghệ

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro gian lận

Rủi ro thị trường

Rủi ro pháp lý và sự
tuân thủ

Rủi ro chiến lược

Rủi ro quản trị
Hiệu quả giám sát
và cấu trúc quản trị
kém
Rủi ro danh tiếng

Rủi ro lãi suất

Rủi ro kinh doanh
bên ngoài

Rủi ro tỷ giá

Rủi ro sự kiện

Rủi ro danh mục đầu tư
Nguồn: Steinwand (2000)
Trong số các loại rủi ro mà các tổ chức tài chính nói chung và Ngân hàng
Thương mại nói riêng phải đối mặt thì bốn loại rủi ro cơ bản, thường gặp nhất đó là
rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá hối đoái. Trong đó,
rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản được xem như là hai loại rủi ro có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự ổn định trong ngân hàng với tác động đến các hoạt động như cho vay,
huy động vốn, tài trợ…. Khi thực hiện quản trị rủi ro tài chính trong Tổ chức tín dụng


11

thì hai loại rủi ro này được xem xét và đánh giá một cách chi tiết, cụ thể trong việc
xác định các yếu tố này tác động như thế nào đến sự ổn định của Ngân hàng.
2.1.3.


Rủi ro thanh khoản tác động đến sự ổn định của Ngân hàng

Rủi ro thanh khoản là rủi ro gắn liền với tính thanh khoản của Ngân hàng.
Tính thanh khoản được xem như khả năng tức thời (the short-run ability) về
việc đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoán tín dụng đã cam kết của
ngân hàng thương mại (Basel, 2010).
Rủi ro thanh khoản gắn liền với tính thanh khoản của Ngân hàng, nên Ngân
hàng gặp rủi ro thanh khoản là khi ngân hàng không cung ứng đủ lượng tiền mặt
cho việc thanh khoản tức thời, hoặc cung ứng với một chi phí rất cao.
Rủi ro thanh khoản gây ra tổn thất cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản
thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Rủi ro thanh khoản làm gia tăng các
chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản như phải huy động vốn với lãi suất cao hơn,
hoặc khả năng thanh toán của Ngân hàng mất đi.
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi người gửi tiền mất lòng tin vào Ngân hàng,
hoặc có nhu cầu rút tiền mang tính chất tức thời mà Ngân hàng không dự tính trước
được đòi hỏi Ngân hàng phải chi trả ngay lập tức một khoản tiền lớn hơn mức bình
thường. Khi đó, Ngân hàng buộc phải huy động vốn trong tình trạng tức thời nên
phải chịu một khoản lãi suất cao, hoặc tiêu cực hơn, Ngân hàng buộc bán các tài sản
để thực hiện các nhu cầu của người gửi tiền, điều này có thể ảnh hưởng đến khả
năng phá sản của Ngân hàng.
Chính từ những ảnh hưởng rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đến sự ổn định của
Ngân hàng, những nhà quản trị rủi ro trong Ngân hàng buộc phải tìm cách hạn chế
những tác động xấu nhất của loại rủi ro này. Tuy nhiên, điều tiên quyết, nhà quản trị
cần nắm rõ, bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản:


12

-


Thứ nhất, tổng nguồn cung thanh khoản và tổng nhu cầu thanh khoản luôn
có sự chênh lệch tại một thời điểm, do đó tình trạng thặng dư hay thâm hụt
thanh khoản thường xuyên xảy ra;

-

Thứ hai, tính thanh khoản luôn luôn tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời. Một
tài sản có tính thanh khoản càng cao, hiệu suất sinh lời của tài sản càng thấp
và ngược lại, một tài sản có tính thanh khoản càng thấp thì hiệu suất sinh lời
của tài sản càng cao.
Nguyên nhân dẫn đến xảy ra rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng
Rủi ro thanh khoản trong Ngân hàng xảy ra khi tính thanh khoản của Ngân

hàng bị tác động bởi các nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố làm suy giảm hoặc mất đi
tính thanh khoản trong hệ thống hoạt động. Theo Peter S. Rose (2001), các nguyên
nhân dẫn đến xảy ra rủi ro thanh khoản trong ngân hàng bao gồm nhóm nguyên
nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
Nhóm nguyên nhân khách quan bao gồm:
-

Sự mất ổn định kinh tế vĩ mô: bị ảnh hưởng quá nhiều bởi diễn biến của nền
kinh tế vĩ mô, sự thay đổi này làm cho Ngân hàng không kịp đề phòng với
những hoạt đồng của người đi vay, người gửi tiền, làm cho Ngân hàng dễ bị
mất thanh khoản;

-

Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ người gửi tiền,
định chế tài chính, tổ chức tín dụng khác và đầu tư dài hạn, do đó làm mất cân


đối giữa nguồn và sử dụng nguồn, đặc biệt trong việc nguồn thu từ đầu tư dài
dạn nhỏ và dài hạn, không đáp ứng các khoản tiền gửi ngắn hạn đến hạn;
-

Sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến người gửi tiền và người cho vay
vốn. Khi lãi suất giảm, người gửi tiền sẽ rút tiền đi đầu tư nơi khác có tỷ suất
sinh lợi cao hơn, người vay vốn sẽ tập trung các khoản tín dụng có lãi suất
thấp nhiều hơn, dẫn đến Ngân hàng buộc phải huy động khoản tiền lớn để trả
cho người gửi tiền và cho người vay vốn vay tiền;

-

Nhu cầu thanh khoản, gửi tiền, rút ra của khách hàng ngày càng tăng;


13

-

Ngân hàng làm giảm niềm tin của khách hàng dẫn đến mất sự tín nhiệm,
khách hàng có thể rút tiền ồ ạt để tránh rủi ro, gây ra hậu quả cho việc thanh
khoản của Ngân hàng;

-

Thông tin từ các đơn vị điều hành chính sách tiền tệ yếu kém, dẫn đến Ngân
hàng không thể cập nhật tình hình diễn biến thị trường để chuẩn bị cho nhu
cầu của khách hàng.
Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm:

Việc thực thi chính sách quản trị rủi ro của Ban điều hành Ngân hàng là yếu

tố cơ bản trong nhóm nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro thanh khoản trong hoạt
động của Ngân hàng, chẳng hạn như:
-

Tăng trưởng tín dụng quá mức so với nguồn vốn;

-

Sự bất cập cơ cấu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ (liên quan trực tiếp
trong việc cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn);

-

Mật độ tập trung tiền gửi cao, cấu trúc tiền gửi kém ổn định;

-

Khả năng tiếp cận thị trường kém được thể hiện qua việc huy động vốn kém,
hoặc huy động được với chi phí cao, hoạt động cho vay không hiệu quả;

-

Việc quản trị và quản lý rủi ro thanh khoản không phù hợp, đôi khi còn kém
hiệu quả như việc dự trữ của Ngân hàng không đủ bù nhu cầu chi trả, không
đáp ứng được trong trường có biến cố thanh khoản xảy ra hoặc việc sở hữu
các chứng khoán có tính thanh khoản thấp là một điển hình.
Rủi ro thanh khoản tác động đến sự ổn định của Ngân hàng
Với vai trò quan trọng như là một trung gian tài chính, điều phối nền kinh tế,


khi gặp phải rủi ro thanh khoản, Ngân hàng sẽ gặp phải sự bất ổn trong hoạt động
của mình:
-

Trong hoạt động kinh doanh, khi gặp phải rủi ro thanh khoản Ngân hàng buộc
phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động cao, chi phí bỏ ra cao
hơn, từ đó, để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động thì Ngân hàng cho vay lãi suất
cao, việc này sẽ làm cho các khách hàng vay vốn sẽ hạn chế đề nghị cấp


14

tín dụng, điều này làm cho hoạt động của Ngân hàng bị lỗ; (Ryan
N.Banerjee, HitoshiMio, 2018).
-

Rủi ro thanh khoản làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của người
gửi tiền của Ngân hàng, làm cho người rút tiền mất niềm tin vào Ngân hàng,
dẫn đến có thể rút tiền ồ ạt, buộc Ngân hàng phải huy động vốn hoặc bán tài
sản, hậu quả lớn nhất dẫn đến nguy sơ phá sản của Ngân hàng. (Valla, N. &
Saes-Escorbiac, B. & Tiesset, M., 2006).

-

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người rút tiền, việc huy động vốn khó khăn,
với chi phí cao Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn khi cấp tín dụng cho
người vay vốn vì lãi suất cao, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng. (Valla, N. & Saes-Escorbiac, B. & Tiesset, M., 2006).


-

Có một số nghiên cứu phân tích tác động của rủi ro thanh khoản đến sự ổn
định của ngân hàng (Wagner, 2007; Čihák và Hesse, 2010; Cornetta và cộng
sự, 2011; Beck và cộng sự, 2013; Almarzoqi và cộng sự, 2015). Wagner
(2007) cho rằng rủi ro thanh khoản có tác động tiêu cực đến sự ổn định của
ngân hàng. Tài sản có tính thanh khoản cao hơn, ban đầu, cải thiện sự ổn
định của ngân hàng và làm cho khủng hoảng ít tốn kém hơn. Đặc biệt, ngân
hàng bắt đầu chấp nhận rủi ro để tăng lợi nhuận, điều này bù đắp cho tác
động cùng chiều ban đầu và tăng sự bất ổn của ngân hàng. Cornetta và cộng
sự (2011) thấy rằng các ngân hàng, với tài sản thanh khoản cao, ngân hàng sẽ
gia tăng thanh khoản và giảm cho vay trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Almarzoqi và cộng sự (2015) báo cáo kết quả tương tự trong khi Cihak và
Hesse (2010) phát hiện ra không có mối quan hệ nào giữa rủi ro thanh khoản
và sự ổn định đối với các Ngân hàng Hồi giáo lớn hơn nhưng mối quan hệ
tiêu cực đáng kể được áp dụng cho các Ngân hàng Hồi giáo nhỏ.

2.1.4.

Rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của Ngân hàng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất mà tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài gánh chịu đối với khoản nợ do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của


15

mình theo cam kết (Thông tư 02/2013/TT-NHNN). Rủi ro tín dụng ở hai góc độ là
rủi ro từ huy động vốn và rủi ro trong cho vay.

Rủi ro tín dụng thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát
về vốn và thu nhập của ngân hàng. Hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng
được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: (i) Giảm chi phí,
nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho Ngân hàng; (ii) Tạo niềm tin cho khách
hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (iii) Tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị
thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng.
Phân loại rủi ro tín dụng có nhiều cách phân loại và tiếp cận rủi ro tín dụng
khác nhau, sau đây là một số cách phân loại phổ biến:
-

Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro tín dụng có thể chia rủi ro tín dụng làm 2
nhóm: rủi ro đạo đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch;

-

Căn cứ vào mức độ tổn thất, có thể chia rủi ro tín dụng ra làm 2 loại là rủi ro
mất vốn và rủi ro đọng vốn;

-

Căn cứ theo đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm: rủi ro khách hàng
cá thể; rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính; rủi ro quốc gia hay
khu vực địa lý;

-

Căn cứ phạm vi của rủi ro tín dụng, có thể phân rủi ro tín dụng thành rủi ro
cá biệt và rủi ro hệ thống.

-


Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro, chia làm ba nhóm: rủi ro trước cho
vay, rủi ro trong cho vay và rủi ro sau cho vay.

-

Căn cứ vào quy mô ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân
hàng, rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro khoản vay và rủi ro danh mục.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong Ngân hàng
Nhóm nguyên nhân khách quan:

-

Nguyên nhân từ môi trường chính trị và pháp lý;

-

Nguyên nhân từ môi trường kinh tế;

-

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn


16

Nhóm nguyên nhân chủ quan bao gồm:
-

Chính sách tín dụng của ngân hàng;


-

Trình độ yếu kém và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng;

-

Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay;

-

Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng;

-

Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của có quan quản lý chưa
thực sự hiệu quả;

-

Mô hình tín dụng thiết kế lỏng lẻo;

-

Tập trung hóa danh mục tín dụng;

-

Không thực hiện việc đánh giá hoạt động tín dụng thường xuyên.
Rủi ro tín dụng tác động đến sự ổn định của Ngân hàng

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động của các Ngân hàng vì 80% hoạt động

của Ngân hàng là cho vay, cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tại thời điểm cho vay,
Ngân hàng không thể dự phóng và biết chắc chắn được trong tương lai khả năng trả
nợ khách hàng như thế nào và liệu có biến cố nào xảy ra đối với đối tượng Ngân
hàng đang cho vay không, nên việc mà Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng là khó
tránh khỏi và điều này tác động trực tiếp đến sự ổn định của Ngân hàng.
-

Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: Khi ngân hàng không thu
hồi được nợ do quá hạn, Ngân hàng sẽ mất đi khoản lợi nhuận phát sinh từ
các hoạt động như: không thu hồi lãi vay, chi phí của nguồn huy động cho
vay, chi phí trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Ngoài ra, chi
phí trong việc giải quyết, xử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện để thu hồi nợ làm
giảm doanh số, mất giá trị của khoản cho vay làm giảm thu nhập của Ngân
hàng. (Altunbas và các cộng sự, 2000)

-

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: Khi ngân hàng
cho vay, Ngân hàng thay vì huy động tiền gửi nhỏ lẻ từ các tổ chức, cá nhân
thì phải đi vay liên ngân hàng để đảm bảo được khả năng cấp tín dụng, đáp
ứng nhu cầu của người đi vay. Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ


×