Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bai thu hoach dien an hanh chinh 12 Nguyen Thi Tuyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.75 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ


BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Môn

:

Kỹ năng cơ bản của luật sư trong việc
giải quyết các vụ án hành chính
LS.HC 10

Mã số hồ sơ :
Diễn lần
:
Ngày diễn
:
Giáo viên hướng dẫn:

Họ và tên
SBD
Lớp
Nhóm

:
:
:
:

, ngày tháng năm


1


HỒ SƠ 12
Mã số: LS.HC/12.DA1
I.
1.

NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
Tóm tắt nội dung vụ việc

Ngày 23/12/2013, Đoàn kiểm tra của Thanh tra Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch
(“Thanh tra SVHTTDL”) GL tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động kinh doanh
nhà trọ Hoàng Lan do bà Nguyễn Thị Tuyết là chủ sở hữu. Sau khi kiểm tra nhà trọ,
Đoàn kiểm tra đã lập Biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể
thao và du lịch số 11/BB –VPHC đối với bà Tuyết. Theo biên bản, bà Tuyết đã có
hành vi vi phạm hành chính sau: “Tại thời điểm kiểm tra nhà trọ Hoàng Lan phòng
11 có ông Nguyễn Văn Thường và bà Nguyễn Thị Lành không có giấy kết hôn đang
quan hệ vợ chồng (quan hệ tình dục); phòng số 9 có ông Phan văn và bà Nguyễn
Thị Thùy không có giấy kết hôn đang ở chung phòng xem tivi; Tại thời điểm kiểm
tra phòng trọ số 11 chủ cơ sỏ kinh doanh phòng trọ Hoàng Lan không vào sổ bà
Nguyễn Thị Lành.
Kết luận chủ cơ sở nhà trọ Hoàng Lan thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra hành
vi như trên”
Ngày 23/12/2013, 29/12/2013, ngày 09/3/2013 bà Tuyết có bản tường trình, thừa
nhận hành vi vi phạm như biên bản số 11/BB-VPHC ngày 23/12/2013, lý do vừa
mới kinh doanh nên vẫn còn có một số vấn đề chưa nắm bắt hết về luật và có các
sai sót.
Ngày 16/01/2014, Thanh tra SVHTTDL gửi Giám đốc SVHTTDL Tờ trình số
02/TT-TTr về việc gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt đến hết ngày 11/3/2014

đối với các trường hợp phức tạp cần xác minh trong đợt kiểm tra theo kế hoạch
thanh tra trước, trong và sau tết nguyên đán Kỷ Sửu 2014 theo Quyết định thanh tra
số 01 ngày 08 tháng 01 năm 2014 và Kế hoạch số 05/KH-TTr ngày 06/11/2013.
Ngày 10/3/2014, Chánh thanh tra SVHTTDL tỉnh G.L ra Quyết định số 23/QĐ-XP
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng
2


cáo (“Quyết định 23”) đối với Bà Tuyết theo Khoản 1 Điều 25 của Nghị
định167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (“Nghị định167”).
Ngày 17/3/2014, bà Tuyết nhận được Quyết định số 23 với mức xử phạt là
15.000.000 đồng đối với hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm tạo điều kiện cho
người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức
hoạt động mại dâm.
Ngày 18/3/2014, phát hiện Quyết Định 23 có một số sai sót về mặt hình thức,
Thanh tra SVHTTDL đã có Công văn số 02/2014/CV-TTr gửi Bà Tuyết và Kho bạc
Nhà nước tỉnh G.L đính chính Quyết Định 23.
Ngày 24/3/2014, không đồng ý với các nội dung trong Quyết Định 23 nêu trên, Bà
Tuyết gửi Đơn khiếu nại đến Giám đốc SVHTTDL và Trưởng phòng cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh G.L.
Ngày 07/4/2014, SVHTTDL có Công văn số 167/CV-VHTDL trả lời Đơn khiếu nại
ngày 24/3/2014 của Bà Tuyết với nội dung giữ nguyên mức phạt và yêu cầu Bà
Tuyết chấp hành Quyết Định 23.
Ngày 11/4/2014, Bà Tuyết tiếp tục có Đơn khiếu nại của gửi Chủ tịch UBND tỉnh
G.L, Giám đốc SVHTTDL tỉnh G.L và Giám đốc Công an tỉnh G.L. Tuy nhiên, đều
bị từ chối vì sự việc của bà Tuyết không thuộc thẩm quyền của hai cơ quan trên.
Ngày 20/4/2014, Thanh tra SVHTTDL ra Quyết định số 01/QĐ-TTr về việc giải
quyết khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính (lần đầu) của Bà Tuyết ngày

24/3/2014, theo đó giữ nguyên Quyết Định 23.
Không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại nói trên, ngày 02/5/2014 Bà Tuyết có
Đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân (“TAND”) tỉnh G.L yêu cầu hủy bỏ toàn bộ
Quyết Định 23.
Ngày 13/5/2014, Tòa Hành chính – TAND tỉnh G.L đã thụ lý vụ án hành chính sơ
thẩm số 01/2014/TL-HCST theo đơn khởi kiện của Bà Tuyết.
3


II. Một số vấn đề pháp lý
1. Tư cách tố tụng:


Người khởi kiện: Bà NGUYỄN THỊ TUYẾT

Sinh năm: 1982
Địa chỉ: 241 Lê Lai, tổ 9 phường Đông Lân, TP. P, tỉnh G.L
Đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện: ông Mai Anh Tuấn
Địa chỉ: 33 đường Minh Khai, TP P tỉnh G.L


Người bị kiện: CHÁNH THANH TRA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ
DU LỊCH TỈNH GL

Địa chỉ: 06 Trần Hưng Đạo, TP P, tỉnh G.L
Đại diện theo ủy quyền của người bị kiện: ông Dương Văn Thành – Phó Chánh
thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh G.L.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng vào vụ việc
a)


Văn bản luật nội dung

− Luật xử lý vi phạm hành chính 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;
− Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết một số

điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
− Nghị định167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ
nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
− Nghị định73/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 07 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội;
− Nghị định72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2009 quy định điều kiện về an

ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
4


− Thông tư 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 quy định cụ thể điều kiện về an

ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
− Pháp lệnh phòng chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3

năm 2003;
− Thông tư 01/2011/TTLT-BNV ngày 19/01/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật

trình bày văn bản do Bộ Nội Vụ;
− Luật khiếu nại 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 ban hành ngày 11


tháng 11 năm 2011;
− Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số

điều của Luật khiếu nại
b) Văn bản luật hình thức
− Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2015 (“Luật

TTHC”);
− Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính

3. Đối tượng khởi kiện và yêu cầu của người khởi kiện:
- Đối tượng khởi kiện: Quyết định số 23/QĐ-XP về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch do Chánh thanh tra SVHTTDL tỉnh
G.L ban hành ngày 10/3/2014 (“Quyết Định 23”)
- Yêu cầu của người khởi kiện: Hủy toàn bộ Quyết Định 23. Căn cứ Điểm b, Khoản
1 Điều 193 Luật TTHC.
4. Thẩm quyền giải quyết:
-

Về thẩm quyền theo vụ việc: Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC thì đây là

-

khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Về thẩm quyền theo các cấp Tòa án và theo lãnh thổ: Quyết Định 23 do Chánh
thanh tra SVHTTDL tỉnh G.L ban hành, căn cứ vào Khoản 3 Điều 32 Luật
TTHC thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án hành chính khởi kiện
5



Quyết Định 23 là Tòa Hành chính – Tòa án Nhân dân tỉnh G.L.
5. Thời hiệu khởi kiện:
Theo hồ sơ vụ việc thì Bà Tuyết nhận được Quyết Định 23 vào ngày 17/03/2014.
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 116 Luật TTHC, thời hiệu khởi kiện là 01 năm, kể từ
ngày Bà Tuyết nhận được Quyết Định 23, tức từ 17/03/2014 đến 17/3/2015. Ngày
02/05/2014, Bà Tuyết khởi kiện. Do đó, việc khởi kiện này vẫn còn thời hiệu.
Kế hoạch xét hỏi

III.

Với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện, kế
hoạch hỏi lại tòa của tôi như sau:
1.

Hỏi người bị kiện - Đại diện là Ông Dương Văn Thành
1.1.

Hỏi về thời hạn ra Quyết Định 23:

-

Ông hãy cho Hội đồng xét xử biết, Quyết Định 23 được ban hành ngày

-

10/3/2014 đúng không?
Quyết Định 23 được ban hành căn cứ vào Biên bản số 11 đúng không?
Từ ngày 23/12/2013, tức ngày lập Biên bản số 11 đến ngày ban hành Quyết


-

Định 23 ngày 10/3/2014 là 75 ngày đúng không?
Ông có biết thời hạn để ban hành Quyết định xử phạt hành chính là bao
nhiêu ngày không?

1.2.
-

Hỏi về căn cứ ban hành Quyết Định 23:
Trong nội dung, Biên bản 11 đã xác định hành vi của người khởi kiện đã vi
phạm Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

-

(“Nghị định 158”) đúng không?
Ông có biết, Nghị định 158 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, tức chưa có hiệu
lực vào ngày lập Biên bản 11 không?

6


-

Trong phần căn cứ, Quyết Định 23 ghi nhận căn cứ ban hành là “Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành

-


chính trong hoạt động văn hóa – thông tin” đúng không?
Ông có thể cung cấp cho Hội đồng xét xử Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động

-

văn hóa – thông tin không?
Ông có biết “Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã

-

hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” không?
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy
và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ ngày 28/12/2013,
tức có hiệu lực sau ngày Biên Bản 11 được lập, đúng không?

1.3.

Hỏi về những sai sót khác của Quyết Định 23:

-

Ông cho biết cơ sở nào Thanh tra sở xác định hành vi của 02 cặp đôi tại

-

phòng số 11 và phòng số 9 là hoạt động mại dâm?
Ông có biết như thế nào được xem là có hoạt động mại dâm hay không?

Ông cho biết có quy định pháp luật nào quy định khi lưu trú bắt buộc phải

-

xuất trình giấy chứng nhận kết hôn mới được ở chung phòng hay không?
Ông có biết thẩm quyền phạt vi phạt hành chính đối với hành vi thuộc Khoản

-

1 Điều 25 thuộc về cơ quan nào không?
Ông cho biết, thanh tra Sở gửi Quyết định 23 cho bà Tuyết vào ngày nào?

-

Bằng hình thức nào?
Quyết định số 23 này áp dụng Khoản 1 Điều 25 Nghị định 167/2013 để xử

-

phạt bà Tuyết có đúng không? Vậy Nghị định 167/2013 có hiệu lực khi nào?
Quyết định số 23 này có hiệu lực từ khi nào để buộc bà Tuyết chấp hành?
Ông cho biết, tại sao ngày 18/3/2014 đã có Công văn số 02 đính chính phần
sai sót của Quyết định 23 gửi bà Tuyết trước đó nhưng đến ngày 31/3/2014
Sở thanh tra mới gửi lại Quyết định 23 cho bà Tuyết?

2. Hỏi Người khởi kiện - bà Nguyễn Thị Tuyết/người đại diện Mai Anh Tuấn
7


Bà Tuyết hãy trình bày lý do bà không yêu cầu Ông Nguyễn Văn Thường và


-

Bà Nguyễn Thị Lành, Ông Phan Văn và Bà Nguyễn Thị Thùy xuất trình
-

Giấy đăng ký kết hôn?
Bà cho biết vì sao bà không vào sổ Bà Nguyễn Thị Lành?
Bà cho biết những lần bà thừa nhận hành vi vi phạm của nhà trọ là hành vi

-

nào?
Bà cho biết vì sao bà lại không đồng ý với Quyết định số 23?
Khi Chánh Thanh Tra ban hành quyết định số 23 này bà Tuyết có bị thiệt hại
gì không? Nếu có thì thiệt hại của bà Tuyết là gì?

3.

Hỏi người làm chứng

3.1. Hỏi Ông Nguyễn Văn Thường
-

Ông hãy cho biết quan hệ giữa Ông với Bà Nguyễn Thị Lành là như thế nào?
Vào ngày 23/12/2013, Ông và Bà Lành có bị thanh tra sở lập Biên bản về

-

hành vi mua bán dâm không?

Kể từ ngày 23/12/2013 đến nay, có cơ quan chức năng nào liên hệ làm việc
với Ông về sự việc ngày 23/12/2013 tại nhà nghỉ Hoàng Lan không?

3.2.

Hỏi Ông Phan Văn

-

Ông hãy cho biết quan hệ giữa Ông với Bà Nguyễn Thị Thùy là như thế nào?
Vào ngày 23/12/2013, Ông và Bà Thùy có bị thanh tra sở lập Biên bản về

-

hành vi mua bán dâm không?
Từ ngày 23/12/2013 đến nay, có cơ quan chức năng nào liên hệ làm việc với
Ông về sự việc ngày 23/12/2013 tại nhà nghỉ Hoàng Lan không?

IV.

Bài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện - Nguyễn
Thị Tuyết

BẢN LUẬN CỨ
- Kính thưa Hội đồng xét xử;
- Thưa vị đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa hôm nay;
8


- Thưa vị luật sư đồng nghiệp,

Tôi là Luật sư …………………. thuộc Văn phòng luật sư …………………..,
thuộc …………………………... Tôi tham gia phiên tòa ngày hôm nay với tư cách
là luật sư bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện là Nguyễn Thị Tuyết.
Bà Tuyết khởi kiện Quyết định số 23/QĐ-XP xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ban hành bởi Chánh thanh tra SVHTTDL
tỉnh G.L ngày 10/3/2014.
Kính thưa HĐXX, qua nghiên cứu những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án và qua phần xét hỏi công khai tại phiên toà hôm nay tôi xin trình bày quan điểm
của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của tôi – Bà Nguyễn
Thị Tuyết như sau:
1. Quyết Định 23 ban hành không tuân thủ các quy định về thời hạn ban hành
Thứ nhất, căn cứ Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy
định thời hạn phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07
ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đồng thời, đối với vụ việc có
nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định tối đa là 60 ngày kể từ ngày lập
biên bản.
Thứ hai, căn cứ ngày lập biên bản số 11 là ngày 23/12/2013 và ngày ra
Quyết định số 23 ngày 10/3/2016. Cho thấy thời hạn ra quyết định đã kéo dài đến
75 ngày.
Thứ ba, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 65 quy định trường hợp hết thời hiệu
vi phạm theo Khoản 1 Điều 66 Luật XLVPHC 2012 thì không ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính.
Thứ tư, Quyết định đã vi phạm Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
vì Quyết định này không ghi rõ ngày có hiệu lực của quyết định.

9


Như vậy, Thanh tra sở VH-TT-DL đã vi phạm thời hạn ban hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Tuyết là trái với quy định pháp luật. Vì thời

hạn ban hành quyết định của Sở thanh tra đã qua hạn so với luật định.
2. Về căn cứ ban hành Quyết Định 23
Căn cứ xác định hoạt động mại dâm
Thứ nhất, theo như Quyết Định 23, hành vi của Bà Tuyết là trường hợp quy
định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin. Tuy nhiên,
Nghị định trên không hề tồn tại. Đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành, chỉ
có một Nghị định khác có thể có liên quan là Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày
12/22/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống
bạo lực gia đình.
Thứ hai, căn cứ khoản 1, 2 và 5 Điều 3 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm
ngày 17/3/2003 có định nghĩa: “Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm”; “Mua
dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán
dâm để được giao cấu”; “Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người
khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác”; “Tổ chức hoạt động mại dâm là
hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm”.
Tại thời điểm kiểm tra nhà trọ Hoàng Lan, cơ quan Thanh tra chỉ phát hiện tại
phòng 11 có ông Nguyễn Văn Thường và bà Nguyễn Thị Lành không có giấy kết
hôn đang quan hệ vợ chồng, phòng số 9 có ông Phan Văn và bà Nguyễn Thị Thùy
đang ở chung phòng xem tivi. Căn cứ bản tường trình và lời khai của các nhân
chứng Ông Nguyễn Văn Thường, Ông Phan Văn và Bà Nguyễn Thị Thùy thì giữa
họ không hề có việc trao đổi tiền hay lợi ích vật chất và bên phía bị kiện cũng
không hề đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho việc đó.
10


Theo đó, Sở thanh tra cũng không đưa ra được bất cứ bằng chứng gì về việc 02
cặp đôi này đang thực hiện hành vi bán dâm. Sở thanh tra chỉ dựa trên căn cứ là
Giấy chứng nhận kết hôn để xác định mối quan hệ của 02 cặp này. Tuy nhiên,

không có văn bản pháp luật nào quy định, đôi nam nữ ở chung phòng với nhau phải
là vợ chồng.
Như vậy, trong trường hợp này không có cơ sở pháp lý để cho rằng Ông
Nguyễn Văn Thường, Ông Phan Văn và Bà Nguyễn Thị Thùy đang tổ chức hoạt
động mua dâm, bán dâm tại cơ sở kinh doanh phòng trọ Hoàng Lan như ghi nhận
trong Biên Bản 11. Vì vậy, việc quy kết bà Nguyễn Thị Tuyết – chủ nhà trọ Hoàng
Lan có hành vi tao điều kiện cho ngươi khác tổ chức hoạt động mại dâm là hoàn
toàn vô căn cứ.
Đối với hành vi chủ cơ sở Hoàng Lan không vào sổ bà Nguyễn Thị Lành
“Tại thời điểm kiểm tra tại phòng số 11 bà Tuyết không vào sổ bà Lành” để làm
căn cứ xác định đây là hành vi vi phạm hành chính là không đúng. Bởi vì, tại thời
điểm kiểm tra là 21 giờ 10 ngày 23/12/2013 nhưng theo quy định tại Điều 31 Luật
Cư Trú năm 2006 thì thời gian cuối cùng để thông báo danh sách khách hàng lưu
trú là 23 giờ. Do đó, vào 21 giờ 10 ngày 23/12/2013 để xác định việc bà Tuyết
không vào sổ bà Lành là không đúng với quy định của pháp luật.
Căn cứ áp dụng Nghị định Khoản 1 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Giả sử trong trường hợp này, Thanh tra sở nhầm lẫn về hình thức đối với tiêu đề
là Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (“ Nghị định 167”) thì việc áp dụng Nghị định
167 cũng không phù hợp. Bởi lẽ Nghị định 167 có hiệu lực từ ngày 28/12/2013, tức
sau ngày lập Biên Bản 11 là ngày 23/12/2013.
11


Căn cứ, Điều 73, Nghị định 167 thì quy định chuyển tiếp được ghi nhận như
sau:
“Điều 73. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực

gia đình xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện
hoặc đang xem xét, giải quyết, thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức
vi phạm…”
Theo đó, hành vi “người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh
thần trách nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do mình quản lý”
quy định tại Khoản 1 Điều 25, Nghị định 167 có mức khung hình phạt là
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối chiếu với quy định tương ứng có hiệu
lực tại thời điểm ngày 10/3/2013, tức Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã
hội (“Nghị định 73”), thì hành vì của Bà Tuyết có thể rơi vào một trong các trường
hợp quy định tại các điểm d, đ Khoản 2 Điều 14 , Nghị định 73 với mức khung
hình phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, việc áp đụng Khoản 1 Điều 25, Nghị định 167 trong trường hợp
này là không có lợi cho người vi phạm. Do đó, việc ban hành Quyết Định 23 căn cứ
vào quy định của Nghị định 167 là không phù hợp.
Ngoài ra, Quyết định này căn cứ vào Biên bản vi phạm hành chính do Thanh
tra Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch lập hồi 21 giờ ngày 21 tháng 12 năm 2013 tại
số 241 đường Lê Lai, Thành phố P, G.L để xử phạt bà Tuyết là không có căn cứ bởi
vì thật tế không tồn tại Biên bản vi phạm hành chính này.
3. Về thẩm quyền ra Quyết Định 23
Giả sử sử dụng Nghị định 167 để điều chỉnh trường hợp của Bà Tuyết là phù
12


hợp thì thẩm quyền ban hành Quyết Định 23 cũng không phù hợp với các quy định
của Nghị định 167. Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 167 thẩm quyền đối với hành vi
vi phạm pháp luật của bà Tuyết được ghi nhận tại Biên bản 11 thuộc thẩm quyền
của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, không phải thuộc Thanh tra Văn
hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt.
Từ các tình tiết khách quan của vụ án, trên cơ sở đánh giá toàn diện các chứng

cứ có trong hồ sơ vụ án và quy định của pháp luật nêu trên, tôi cho rằng đã có đủ cơ
sở để khẳng định Quyết Định 23 là hoàn toàn trái pháp luật. Do đó, tôi kính đề nghị
Hội đồng xét xử xem xét áp cứ Điểm b, Khoản 1 Điều 193 Luật TTHC chấp nhận
toàn bộ yêu cầu khởi kiện và tuyên hủy toàn bộ Quyết Định 23.
Trên đây là toàn bộ quan điểm pháp lý của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của thân chủ của tôi. Kính mong Hội đồng xét xử xem xét và đưa ra phán
quyết công bằng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe.

13


- HẾT -

14



×