Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

@- giao an 4 tuan 15- mot cot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 23 trang )

Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 29 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU
-Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Biết đọc với giọng vui tươi hồn nhiên;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
-Hiểu ND :niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi
nhỏ(trả lời dược các Ch SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tờ giấy khổ to hướng dẫn HS luyện đọc
-Băng giấy viết câu văn hướng dẫn đọc ngắt câu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Luyện đọc
-1 HS giỏi đọc toàn bài
-GV chia 2 đoạn
+Đoạn 1: từ đầu đến vì sao sớm
+Đoạn 2 : còn lại
-HS đọc tiếp nối lần 1
-GV hướng dẫn đọc 1 số từ khó.
-GV đính câu dài lên bảng, HS ngắt câu và đọc lại
GV giảng từ ngữ .
-HS đọc tiếp nối lần 3
-1 HS đọc toàn bài
-GV đọc diễn cảm toàn bài
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Gọi 1 HS đọc đoạn1,lớp đọc thầm SGK
-Hỏi : Tác giả đã chọn chi tiết nào tả cánh diều
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng giác quan nào?
-HS đọc thầm đoạn 2 , trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?


+Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em ước mơ đẹp như thế nào?
-HS đọc thầm lại cả bài, TLCH:
+Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ
3.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
-Gọi 2HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài
-GV đính đoạn văn (Tuổi thơ…vì sao sớm)
- HD học sinh đọc diễn cảm.
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi
-1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
4.Hoạt động 4: Củng cố-Dặn dò
-Trò chơi thả diều mang lại cho tuổi thơ những gì?
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Tuần 15
Từ ngày:30/11/2009
Đến:4/12/2009
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
-Nhận xét tiết học
-Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi
-CB: Tuổi ngựa.
--------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 29 : TIẾT KIỆM NƯỚC
I.MỤC TIÊU
Thực hiện tiết kiệm nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa SGK
-Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
-Yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 60,61.

-GV đính câu hỏi.
+Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
+Theo em việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao?
- Hs trao đổi nhóm đôi. Đại diện 1 số Hs phát biểu ý kiến.
-Gv kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc
làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
2.Hoạt động 2: Tại sao cần thực hiện tiết kiệm nước
-GV hỏi liên hệ:
+Gia đình. Trường học và đòa phương em có đủ nước dùng không ?
+Gia đình và nhân dân đòa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa ?
+Bản thân em đã làm gì để tiết kiệm nước ?
-Hs thảo luận nhóm đôi. TLCH
-Yêu cầu HS quan sát hình 7,8/61. Và trả lời cá nhân các câu hỏi:
+Hình 7,8 vẽ những gì ?
+Em có nhận xét gì về hình 7b ?
+Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
+Em có nhận xét gì về hai bạn ở hình 8a,8b ?
-1 số Hs trả lời. Gv nhận xét.
-GV kết luận,đính bảng gọi Hs đọc.
3.Hoạt động 3: Đóng vai tuyên truyền, vận động mọi người cùng tiết kiệm nước.
-GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4. Đóng vai tình huống sau.
+Tình huống1 :Vào tối thứ bảy ba mẹ cho em đi công viên chơi. Khi đến đó em thấy 1
số người đến vòi nước ở công viên mở khóa cho nước chảy mạnh để rửa tay. Em sẽ nói gì với
mọi người.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
+Tình huống 2 : Giờ ra chơi, các bạn đến bể nước của nhà trường vặn cho nước chảy
mạnh để lấy nước uống xong chỉ khóa sơ lại rồi bỏ đi. Khi đó em sẽ nói như thế nào với các bạn.
-Nhóm 1,3,5, đóng vai tình huống 1.
-Nhóm 2,4,6,, đóng vai tình huống 2.

-Các nhóm tiến hành thảo luận và đóng vai.
-Đại diện 2 nhóm lên đóng vai trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4.Hoạt động 4; Củng cố- Dặn dò.
-Hôm nay học khoa học bài gì ?
+Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
+Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học thuộc bài. Thực hiện tốt điều đã học.
CB: làm thế nào để biết nước có không khí.
----------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 68: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH tr.78
I.MỤC TIÊU
-Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trò của ba biểu thức.
-GV viết ba biểu thức lên bảng.
24 : (3 x 2 ) 24 : 3 : 2 24 : 2 : 3
-1 HS đọc ba biểu thức.
-Yêu cầu HS tính giá trò của từng biểu thức vào nháp, 3 Hs lên bảng tính.
24 : (3 x 2 ) = 24 : 6 = 4
24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
-Giá trò của ba biểu thức như thế nào ?
-Hs phát biểu
-GV nhận xét, yêu cầu 1 HS lên ghi.
24 x (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3.
-Vậy khi chia một số cho một tích ta làm thế nào ?

-GV đính ghi nhớ, HS đọc.
2.Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 : Tính gí trò của biểu thức.
-GV đính lần lượt từng biểu thức.
50 : ( 2 x 5 ) 72 : ( 9 x 8 ) 28 : ( 7 x 2 )
-Yêu cầu HS làm cá nhân vào bảng con, 3 HS làm bảng lớp.
-Nhận xét kết quả.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
Bài 2 : Chuyển phép nhân sau đây thành phép chia một số cho môtọ tích rồi tính (theo mẫu)
-GV đính bảng phép nhân,60 : 15
-Hỏi: 15 là tích của hai thừa số nào?
-Hướng dẫn cả lớp cùng thực hiện.
60 : 15 = 60 : (5 x 3 )
= 60 : 5 : 3
= 12 : 3 = 4.
-Em nào có cách tính nào khác mà kết quả không thay đổi ?
-GV yêu cầu HS làm theo nhóm 4 với các phép tính.
-Các nhóm làm trên tấm bìa. Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
80 : 40 = 80 : ( 10 x 4) 150 : 50 = 150 : ( 5 x 10)
= 80 : 10 : 4 = 150 : 5 : 10
= 8 : 4 = 2 = 30 : 10 = 3
80 : 16 = 80 : ( 8 x 2)
= 80 : 8 : 2
= 10 : 2 = 5
Bài 3 : Giải toán.Học sinh khá giỏi làm
-GV đính bài toán. 2 HS đọc đề bài.
-Nêu các bước giải toán có văn.
-Hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
Bài toán cho biết gì ?

+bài toán yêu cầu tìm gì ?
-1 HS lên tóm tắt.
.2 bạn, mỗi bạn mua 3 quyển vở phải trả hết 7200 đồng.
.Mỗi quyển vở giá ….? Đồng.
-Yêu cầu HS nêu cách giải.
-Cả lớp giải vào vở, 1 HS giải trên bảng lớp.
-GV chấm điểm 1 số vở. Nhận xét
3.Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò.
?Khi chia một số cho một tích ta thực hiện như thế nào ?
-Nhận xét tiết học
CB: Chia một tích cho một số.
---------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 15: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU
-Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những
con vật gần gũi với trẻ em.
-Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện)đã kể.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ viết đề bài. 1 số con vật gần gũi với trẻ em
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
-GV đính đề bài lên bảng, 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
-GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng: đồ chơi, con vật gần gũi.
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK, trả lời câu hỏi hỏi:
+Truyện nào có con vật là những đồ chơi của tre em?
+Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em ?
+Trong 3 truyện được nêu trên truyện nào có trong SGK ? truyện nào ở ngoài SGK ?

-Các em có thể kể truyện đã đọc hoặc kể truyện đã có trong SGK.
-HS giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ nhận vật trong truyện là đồ chơi hay con vật.
2.Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao dổi ý nghóa của câu chuyện
-GV nhắc Hs: kể chuyện phải có đầu có đuôi để các bạn hiểu được, cần kể kết truyện theo lối
mở rộng.
-HS tập kể theo cặp, trao đổi về ý nghóa câu chuyện.
-Thi kể trước lớp.
-1 số Hs thi kể truyện trước lớp.
-Sau khi kể xong phải nói suy nghó của mình về tính cách nhân vật và ý nghóa câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3.Hoạt động 3; Củng cố – Dặn dò
-Hôm nay kể chuyện về nội dung gì ?
-Nhận xét tiết học
-Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
CB: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia / 158
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 01 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TẢ
TIẾT 15 :CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I.MỤC TIÊU
-Nghe viết đúng, trình bày đẹp đoạn văn “Từ tuổi thơ…sao sớm” trong bài “Cánh diều
tuổi thơ”.
-Làm đúng BT (2) a / b.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các tấm bìa, bút dạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe –viết.
-1 HS đọc đoạn văn viết chính tả trong bài Cánh diều tuổi thơ, lớp theo dõi.
-Hỏi: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+Tác giả quan sát cánh diều bằng các giác quan nào ?

-GV hướng dẫn Hs viết 1 số từ khó: nâng lên, mềm mại, vui sướng, trầm bổng, sáo, sao sớm.
-HS viết bảng con và phân tích cấu tạo một số tiếng.
-Gv đọc lại đoạn văn.
-Nhắc HS tư thế ngồi viết ngay ngắn, đọc bài cho cả lớp viết vào vở.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
-GV đọc lại cho Hs rà soát bài viết.
-Hs mở SGK tự bắt lỗi chính tả.
-Thống kê lỗi cả lớp.
-Chấm điểm 1 số tập.
-Nhận xét-sửa lỗi sai phổ biến.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT chính tả.
Bài tập 2b: thảo luận nhóm 4
-1 Hs đọc yêu cầu và mẫu của BT.
-GV phát tấm bìa cho các nhóm làm bài. Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3: Làm việc cá nhân
-1 Hs đọc yêu cầu BT.
-GV: Mỗi em chọn cho mình 1 đồ chơi hoặc trò chơi đã nêu ở Bt 2b, miêu tả đồ chơi hoặc trò
chơi đó để các bạn hình dung được đồ chơi và biết đượa trò chơi đó.
-1 số Hs lên bảng thực hiện. HS và GV nhận xét.
3.Hoạt động 3 ; Củng cố – Dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Về nhà sửa lại lỗi sai trong bài chính tả.
CB: Kéo co.
----------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 15 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
I.MỤC TIÊU
-Biết thêm tên một số đồ chơi , trò chơi BT 1,2).;

-Phân biệt được những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những đồ chơi, trò chơi có hại cho trẻ em.
-Nêu từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh SGk, tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 : Làm việc cá nhân
-Yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK.
-Gọi Hs nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong từng tranh.
-1 số Hs phát biểu, mỗi em nói 1 tranh. VD:
Tranh 1: đồ chơi diều; trò chơi thả diều
Tranh 2 : đồ chơi : đàu sư tử, đèn ông sao, dàn gió. Trò chơi: múa sư tử, rước đèn….
Bài 2 : Làm việc nhóm 4.
-1 Hs đọc yêu cầu của bài.
-GV giao việc: Các nhóm có nhiệm vụ tìm thêm từ ngữ chỉ đồ chơi hoặc trò chơi khác và viết
ra tấm bìa.
-Gv phát tấm bìa và bút dạ cho các nhóm thảo luận làm bài.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
-Đại diện 2 nhóm đính kết quả trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Làm việc theo nhóm đôi
-1 Hs đọc yêu cầu Bt.
-Gv yêu cầu 2 Hs ngồi gần nhau trao đổi và trả lời các câu hỏi sau.
+Những trò chơi nào các bạn nam thường thích ? Những trò chơi nào các bạn gái ưa
thích ? Những trò chơi cả bạn nam và bạn gái đều ưa thích ?
+Những đồ chơi, trò chơi nào có ích ?
+Các trò chơi ấy như thế nào thì trở nên có hại ?
+Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng ?
-Đ diện 1 số HS trình bày kết quả thảo luận, mỗi em chỉ trình bày 1 câu hỏi. Các em khác
nhận xét, bổ sung.

Bài 4 : Làm việc cá nhân
-1 HS đọc yêu cầu và mẫu của BT.
-Bài tập yêu cầu làm gì ?
-Hs suy nghó và viết từ tìm được vào vở. 1 số HS đọc các từ đó lên.
-Cả lớp và GV nhận xét.
2.Hoạt động 2: Trò chơi” Phản ứng nhanh”
-Em hãy đặt câu thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
-Gv chia lớp thành 2 đội.
-HS bên đội A đọc từ miêu tả thái độ của con người khi tham gia trò chơi. Hs đội B phải đặt
câu với từ đó và ngược lại.
-Hai đội thực hiện trò chơi 5 phút.
-GV nhận xét-tuyên dương.
3.Hoạt động 3; Củng cố – Dặn dò
-Hôm nay học LTVC bài gì ?
-Giờ chơi em thường chơi các trò chơi nào ? Vì sao em chơi các trf chơi đó ?
-GV liên hệ và giáo dục HS.
-Về nhà xem lại các BT đã làm.
CB: Giữ phép lòch sự khi đặt câu hỏi / 151
--------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ.
I.MỤC TIÊU
-Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Các tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: So sánh giá trò của biểu thức.
-GV viết VD1 lên bảng.
(9 x 15) : 3 9 x ( 15 : 3 ) (9 : 3 ) x 15
-1 HS đọc các biểu thức.

Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
-Yêu cầu cả lớp tính giá trò của biểu thức trên vào bảng con, 3 Hs làm trên bảng lớp.
-GV nhận xét và ghi kết luận như SGK.
-GV viết VD 2 lên bảng.
(7 x 15 ) : 3 7 x (15 : 3)
-HS tính giá trò của biểu thức trên vào bảng con, 2 em làm trên bảng lớp.
-Hỏi: với biểu thức (7 x 15 ) : 3 tại sao chúng ta không tính (7 : 3 ) x 15 ?
-Vậy khi thực hiện một tích chia cho một số ta có thể làm thê nào ?
-Hs đọc ghi nhớ.
2.Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Tính bằng hai cách
-Gv đính biểu thức lên bảng.
(8 x 23 ) :4 (15 X 24 ) : 6.
-Yêu cầu HS làm cá nhân vào bảng con, 2 HS làm trên tấm bìa (mỗi dãy làm 1 câu).
-GV và HS nhận xét kết quả.
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-GV đính biểu thức.
(25 x 36 ) : 9
--Gọi HS nêu cách tính.
-Yêu cầu HS trao đổi làm bài theo nhóm đôi .
-Đại diện 2 Hs lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3: Giải toán HS khá giỏi làm.
-GV đính bài toán. 2 Hs đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
-Yêu cầu 1 em lên tóm tắt.
1 tấm 30 m, 5 tấm…?m
Bán

1
5
số vải.
Cửa hàng đã bán …? M vải.
-HS nêu cách giải bài toán. Cả lớp giải vào vở, 1 em giải trên tấm bìa.
-GV chấm điểm 1 số vở. Nhận xét.
3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
-Khi chia một tích cho một số ta làm thế nào ?
-Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E
Phòng GD&ĐT Hòa Thành Trường TH Trường Đông A
Thứ tư, ngày 02 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 30 : TUỔI NGỰA
I.MỤC TIÊU
-Đọc rành mạch, lưu loát toàn bài.
-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài khổ thơ(2,3) miêu
tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi ngựa.
-Hiểu nội dung bài thơ : Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhièu nơi
nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.(trả lời được các câu hỏi 1.2.3.4; thuộc
khoảng 8 dòng thơ trong bài).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tờ giấy khổ to viết khổ thơ hướng dẫn đọc diễn cảm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Họat động 1: Luyện đọc
-1 Hs giỏi đọc toàn bài thơ.
-GV chia 4 đoạn (4 khổ)
-HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ lần 1.
-GV sửa lỗi HS phát âm sai.

-Hs đọc tiếp nối lần 2. Kết hợp giải nghóa từ ngữ mới (HS đọc phần chú giải cuối bài ).
-HS luyện đọc theo nhóm 4. 2 Hs đọc lại cả bài thơ.
-GV hướng dẫn giọng đọc (như yêu cầu) và đọc diễn cảm toàn bài.
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi.
+Bạn nhỏ tuổi gì ?
+Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?
-1 HS đọc thành tiếng khổ thơ 2, lớp theo dõi trong SGK, trả lời câu hỏi
+”Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
-Đọc thầm khổ thơ 3, trả lời câu hỏi.
+Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa ?
-1 Hs đọc to khổ thơ 4. Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi câu hỏi.
+Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì ?
-1 số HS phát biểu. Gv nhận xét và liên hệ giáo dục HS.
+Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào ?
3.Hoạt động 3: đọc diễn cảm và HTL bài thơ
-4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
-GV đính khổ thơ 2 lên bảng.
-Trong khổ thơ này từ nào cần đọc nhấn giọng ?
-GV gạch dưới các từ đọc nhấn giọng : bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút, mang về, trăm miền.
-HS luyện đọc theo cặp. 2 HS thi đọc diễm cảm trước lớp.
-Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
-HS thi đua đọc thuộc lòng.
Giáo viên: Bùi Duy Sanh lớp 4 E

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×