Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TUẦN 1- LỚP 1 SÁCH MỚI PHÚ LƯƠNG THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.46 KB, 28 trang )

TUẦN 1
Ngày soạn: 05/09/2020.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2020.
Sáng:
Tiết 1: HĐTN
T 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
_________________________________________________
Tiết 2: Âm nhạc
Đồng chí Oanh soạn giảng
__________________________________________________
Tiết 3 + 4: Tiếng Việt
T 1 + 2: EM LÀ HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Làm quen với thầy cô và bạn bè.
- Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: viết chữ, phát biểu ý kiến,
hợp tác với bạn,...
- Có tư thế ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên phát biểu ý kiến; biết cách
cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập
(ĐDHT),...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu để chiếu lên màn hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1.
- Vở Luyện viết 1, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
- Ổn định
- Hát
B. Khám phá
1. Thầy cô tự giới thiệu về mình. (Bỏ qua hoạt động - Lắng nghe
này, nếu thầy trò đã làm quen với nhau từ trước).


2. HS tự giới thiệu bản thân: GV mời HS tiếp nối
nhau tự giới thiệu (to, rõ) trước thầy cô và các bạn - Giới thiệu
trong lớp: tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), học
lớp..., sở thích, nơi ở,...
* Tạo điều kiện cho tất cả HS trong lớp được tự
giới thiệu. Để đỡ mất thời gian, HS có thể đứng trước
lớp hoặc đứng tại chỗ, quay mặt nhìn các bạn tự giới
thiệu. Sau lời giới thiệu của mỗi bạn, cả lớp vỗ tay.
- Khuyến khích HS giới thiệu vui, tự nhiên, hồn


nhiên. Khen ngợi những HS giới thiệu về mình to, rõ,
ấn tượng
3. Giới thiệu SGK Tiếng Việt 1, tập một
- Đây là sách Tiếng Việt 1, tập một. Sách dạy các em
biết đọc, viết; biết nghe, nói, kể chuyện; biết nhiều
điều thú vị. Sách đẹp, có rất nhiều tranh, ảnh. Các em
cần giữ gìn sách cẩn thận, không làm quăn mép sách,
không viết vào sách.
- HS mở trang 2, nghe thầy cô giới thiệu các kí hiệu
trong sách.

- Lớp vỗ tay khuyến khích
bạn
- Lắng nghe

- Theo dõi thực hiện.

4. Giới thiệu bài mở đầu, những hoạt động mới và
đồ dùng học tập.

- Lắng nghe
- Từ hôm nay các em đã là HS lớp 1. Các em sẽ làm
quen với nhiều hoạt động mới.
- Hướng dẫn HS mở SGK trang 4, hướng dẫn HS học - Mở SGK trang 4.
- Chú ý và thực hành theo
bài mở đầu Em là học sinh.
hướng dẫn của giáo viên
a) Kĩ thuật viết:
- Yêu cầu HS nhìn hình 1: Em viết.
- Trong hình 2, hai bạn nhỏ đang làm gì?

- Hai bạn đang làm việc
nhóm đôi, cùng đọc sách,
trao đổi về sách
- Hướng dẫn HS tư thế ngồi viết: ngồi thẳng lưng, - Lắng nghe
không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở
khoảng 25 - 30 cm, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ
lên mép vở.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Hướng dẫn HS cầm bút.
- Tô các nét cơ bản vào vở
- Hướng dẫn HS dùng bút tô các nét.
luyện viết 1, tập 1, trang 4.
- Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương - Lắng nghe.
HS.
- Khuyến khích HS tập viết các nét cơ bản trên bảng
con.
_________________________________________________

Chiều:
Tiết 1: Tự nhiên và Xã hội
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM ( T1)
I. MỤC TIÊU:


Sau khi học xong bài học sinh có khả năng:
- Nhận biết được các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình.
- Nói được câu đơn giản để giới thiệu những thông tin về bản thân: Tên, tuổi
hoặc sở thích và khả năng,… của bản thân.
*Năng lực hướng tới:
- Năng lực giao tiếp: Bước đầu sử dụng ngôn ngữ lời nói phù hợp khi biểu
đạt về các thành viên trong gia đình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết được vị trí, mối quan hệ của
bản thân với các thành viên trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Mô hình (cắt dán) hoặc phác thảo hình vẽ ngôi nhà.
- Hình ảnh trong SGK.
2. Học sinh:
- Hình ảnh chụp hoặc vẽ về gia đình mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Cho HS quan sát tranh trang 5. Thảo luận
cặp đôi nói cho nhau nghe về nội dung bức - Thảo luận cặp đôi.
tranh.
- Đại diện một số nhóm nói về nội dung bức

tranh theo câu hỏi gợi ý:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cảnh một gia đình gồm bố mẹ
và hai con đang ngồi ăn cơm.
- Các em ạ! Bức tranh vẽ cảnh một gia đình
gồm bố mẹ và hai con đang ngồi ăn cơm rất - Lắng nghe.
viu vẻ, đầm ấm.
Chủ đề đầu tiên của môn TNXH lớp 1 là chủ
đề về Gia đình.
*Hoạt động 1: Hãy kể về gia đình của mình.
- Yêu cầu HS kể về gia đình của mình.
+ Hai HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe về
gia đình của mình theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Kể cho nhau nghe.
+ Gia đình em gồm có những ai?
+ Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít
tuổi nhất?
+ Mọi người trong gia đình thường làm những
công việc gì?
+ Hoạt động cả lớp:
- Kể thông tin về gia đình mình:


Tên từng người từ người cao tuổi
nhất theo thứ bậc và mối quan hệ
của mọi người trong gia đình,
- Đại diện một số cặp giới thiệu trước lớp về công việc, sở thích của bản thân.
gia đình của mình cho cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét các thông tin khác nhau của HS.
- Giới thiệu bài: Để nhận biết các thành viên

trong gia đình và mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình. Hôm nay cô trò mình cùng
tìm hiểu bài 1: Gia đình của em (tiết 1)
GV ghi đầu bài, cho học sinh nhắc lại theo.
2. Hoạt động khám phá:
*Hoạt động 2: Quan sát
a. Đưa tranh 1, yêu cầu học sinh quan sát, thảo - Quan sát, thảo luận cặp đôi
luận cặp đôi trong 3 phút.
4, 5 học sinh trả lời
- Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp.
+ Gia đình các bạn trong hình có những ai?
+ Có bố, mẹ và 2 con
+ Họ đang làm gì?
+ Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ
đang chơi cùng em bé.
+ Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi
xe đạp và reo mừng.
*Đại diện các nhóm trả lời. GV có thể hỏi
thêm:
+ Được bố dạy tập xe bạn gái cảm thấy vui + Bạn gái tỏ ra rất vui mừng.
mừng hay lo sợ?
+ Vẻ mặt của bố nghiêm trang hay chăm chú? + Vẻ mặt của bố rất chăm chú.
+ Mẹ nói: A! Chị đã đi xe đạp được rồi. Vẻ + Vẻ mặt và lời nói của mẹ cũng
mặt và lời nói của mẹ tỏ ra vui mừng hay lo rất vui mừng.
âu?
+ Vẻ mặt và tiếng reo của em bé biểu hiện sự + Vẻ mặt và tiếng reo của em bé
thích thú hay sợ hãi?
biểu hiện sự thích thú.
+ Qua đây chúng mình thấy gia đình bạn nhỏ - Gia đình bạn nhỏ sống với nhau
sống với nhau như thế nào?

rất vui vẻ và hạnh phúc.
- Nhận xét, tuyên dương và củng cố nội dung
bức tranh 1
b. Yêu cầu học sinh quan sát tranh 2, thảo luận
nhóm 4 trong 3 phút.
- Quan sát và trả lời:
+ Gia đình trong hình 2 có những ai?
+ Trong hình có ông, bà, bố, mẹ,
con trai và con gái.
+ Mọi người đang làm gì?
+ Mẹ đang trải tóc cho con gái; bà
đang đọc truyện cho cháu trai; bố
đang mời bà uống nước; ông đang
nói chuyện với cháu gái.
- Gọi đại diện các nhóm chia sẻ nội dung 2 - Nhận xét, bổ sung nếu chưa đầy
hình trước lớp.
đủ.
- Nhận xét, tuyên dương.


- Gợi ý để HS trả lời được tình cảm của các
thành viên trong gia đình.
+ Chi tiết nào chứng tỏ cháu trai rất yêu quý,
gần gũi với bà?
+ Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì?
+ Việc làm và vẻ mặt của mẹ thể hiện điều gì?

- Nhiều học sinh trả lời.
+ Tựa và ôm tay bà.


+ Bố quan tâm, chăm sóc bà.
+ Mẹ rất yêu thương và luôn
chăm sóc con.
+ Tình cảm của ông đối với cháu như thế nào? + Ông rất yêu quý cháu.
+ Qua đây chúng ta thấy tình cảm của mọi + Luôn quan tâm, chăm sóc lẫn
người trong gia đình bạn nhỏ đối với nhau như nhau.
thế nào?
c. Liên hệ gia đình của mình:
- Gợi ý để HS nói được một số việc thể hiện
sự chăm sóc, quan tâm giữa các thành viên
trong gia đình.
- Trong lớp mình, gia đình bạn nào có ông bà - Trả lời.
cùng chung sống?
- Ở nhà em ông bà, bố mẹ quan tâm, chăm sóc + Luôn quan tâm chăm sóc con
các con, các cháu như thế nào?
cái.
- Bố mẹ em có thường nấu nhiều món ngon + Bố, mẹ nấu nhiều món ngon
cho cả nhà ăn không?
cho cả nhà ăn,…
- Em có yêu thương, nghe lời ông bà, bố mẹ + Em rất yêu ông, bà, bố, mẹ và
không?
luôn nghe lời ông, bà, bố, mẹ.
- Hàng ngày em đã làm gì để giúp đỡ ông bà, - Trả lời
cha mẹ?
- Nhận xét, tuyên dương.
d. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Gia đình của em.
- Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là những người - Mọi người trong gia đình phải
thân trong gia đình mình. Mọi người trong gia luôn yêu thương và chăm sóc

đình phải cư xử với nhau như thế nào?
nhau.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
- Dặn về nhà thực hiện tốt bài học.
__________________________________________________
Tiết 2: Giáo dục thể chất
Đồng chí Tuấn soạn giảng
________________________________________________
Tiết 3: Tiếng Việt (ôn)
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Rèn cho học sinh về cách đọc, viết các nét cơ bản
- Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát
biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


- SGK, vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định.
- Cả lớp hát.
2. Khám phá
- Cho HS đọc lại các nét cơ bản.
- Đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài ôn

a. Ôn các nét cơ bản
- Viết nét thẳng, nét cong, nét móc, nét - Đọc các nét cơ bản.
khuyết, nét hất.
- Gọi HS đọc theo nhóm, tổ, cá nhân, - Đọc theo yêu cầu.
đọc đồng thanh cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Luyện viết các nét cơ bản
- Yêu cầu HS lấy vở viết các nét cơ bản - Viết các nét cơ bản vào bảng con.
vào bảng con.
- Yêu cầu HS viết nét thẳng, nét cong, - Viết bài vào vở.
nét móc, nét khuyết, nét hất vào vở
- Quan sát, giúp đỡ HS chưa hoàn
thành.
- Nhận xét, tuyên dương những em viết - HS nghe.
tốt.
c. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại các nét cơ bản
- 2 HS đọc
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________
Ngày soạn: 06/09/2020.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 08 tháng 09 năm 2020.
Sáng:
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
T 3 + 4: EM LÀ HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát
biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
- Có tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng; có tư thế đúng khi đứng lên đọc bài hoặc phát
biểu ý kiến; biết cách cầm bút, tập viết các nét chữ cơ bản; có ý thức giữ gìn sách,

vở, đồ dùng học tập (ĐDHT),...
- Dạy bài hát về HS lớp 1, tạo tâm thế hào hứng cho HS bước vào lớp 1 (Cuối lớp
1, HS sẽ được học bài thơ Gửi lời chào lớp Một, chuẩn bị tâm thế lên lớp 2).


- Giúp HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt.
- Giúp HS bước đầu làm quen với các kí hiệu khác nhau (kí hiệu ghi nốt nhạc, kí
hiệu ghi tiếng nói - tức là chữ viết).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài học trong SGK Tiếng Việt 1.
- Vở Luyện viết 1, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động
- Ổn định
2. Khám phá
a. Kĩ thuật đọc
- HS nhìn hình 2: Em đọc.
+ Trong hình 2, hai bạn nhỏ đang làm gì?

Hoạt động của học sinh
- Hát

- Hai bạn đang làm việc nhóm đôi,
cùng đọc sách, trao đổi về sách
- Từ hôm nay, các em bắt đầu đọc bài trong - Lắng nghe
SGK. Sang học kì II, mỗi tuần các em sẽ có
2 tiết đọc sách tự chọn, sau đó đọc lại cho
thầy cô và các bạn nghe những gì mình đã
đọc. Các tiết học này sẽ giúp các em tăng

cường kĩ năng đọc và biết thêm nhiều điều
thú vị, bổ ích.
GV hướng dẫn HS tư thế ngồi đọc: ngồi - Nghe và thực hiện.
thẳng lưng, mắt cách xa sách khoảng 25 30 cm để không mắc bệnh cận thị.
b. Hoạt động nhóm
- HS nhìn hình 3: Em làm việc nhóm.
- Các bạn đang làm việc nhóm
+ Các bạn HS trong hình 3 đang làm gì?
- Đó là nhóm lớn (4 người). Làm việc nhóm
sẽ giúp các em có kĩ năng hợp tác với bạn
để hoàn thành bài tập. Ở học kì I, các em sẽ
được làm quen với hoạt động nhóm đôi (2
bạn), đôi khi với nhóm 3, 4 bạn. Từ học kì
II, đến phần Luyện tập tổng hợp, các em sẽ
hoạt động nhóm 3-4 bạn nhiều hơn.
- Giúp HS hình thành nhóm: nhóm đôi - - Lắng nghe.
nhóm với bạn ngồi bên cạnh; nhóm 4 (ghép
2 bàn học lại). Có thể chờ đến học kì II mới
hình thành nhóm 4 (VD: nhóm tự đọc sách


để HS trao đổi sách báo, cùng đi thư viện,
hỗ trợ nhau đọc sách,...).
- Chỉ định 1 HS làm nhóm trưởng trong
tháng đầu. Mỗi HS trong nhóm sẽ lần lượt
làm nhóm trưởng trong những tháng tiếp
theo. Để các thành viên trong nhóm ai cũng
làm việc, cũng góp sức, các em sẽ cùng trao
đổi, thảo luận, hoàn thành bài tập, hoàn
thành trò chơi, hợp tác báo cáo kết quả

(không chỉ đại diện nhóm báo cáo kết quả).
c. Nói - phát biểu ý kiến
- Nhìn hình 4: Em nói.
- Bạn HS trong tranh đang làm gì?.
Các em chú ý tư thế của bạn: Đứng thẳng,
mắt nhìn thẳng, thái độ tự tin. GV mời 1, 2
HS làm mẫu. (Nhắc HS không cần khoanh
tay khi đứng lên phát biểu).
- Khi phát biểu ý kiến trước lớp, các em cần
nói to, rõ để cô và các bạn nghe rõ những
điều mình nói. Nói quá nhỏ thì cô và các
bạn không nghe được.
d. Học với người thân
- HS nhìn hình 5: Em học ở nhà.
- Bạn HS đang làm gì?

- Bạn đang phát biểu ý kiến

- Thực hành luyện nói trước lớp.
VD: Giới thiệu bản thân; nói về bố
mẹ,...

- Bạn đang trao đổi cùng bố mẹ về
bài học. Bố mẹ ân cần giúp đỡ bạn

- Những gì các em đã học ở lớp, các em hãy
trao đổi thường xuyên cùng bố mẹ, ông bà,
anh chị em,... Mọi người hiểu việc học của
em, sẽ giúp đỡ em rất nhiều.
e. Hoạt động trải nghiệm - đi tham quan

- HS nhìn hình 6: Em trải nghiệm.
- Các bạn HS đang làm gì?.
- Các bạn đang tham quan Chùa
Một Cột ở Hà Nội cùng cô giáo
Ở lớp 1, các em sẽ được đi tham quan một
số cảnh đẹp, một số di tích lịch sử của địa
phương. Đi tham quan cũng là một cách
học. Các em lưu ý: Khi đi tham quan, các
em cần thực hiện đúng yêu cầu của cô: bám
sát lớp và cô, không đi tách đoàn, la cà dễ bị
lạc; đặc biệt khi qua đường cần theo đúng
hướng dẫn của cô.


g. Đồ dùng học tập của em
- HS nhìn hình các đồ dùng học tập.
- Đây là gì?
- Chỉ từng hình cho HS nói

- Đây là ĐDHT của HS
- Cặp sách, vở, bảng con, thước kẻ,
sách, hộp bút màu, bút mực, bút
chì, tẩy, kéo thủ công,...

- HS bày trên bàn học ĐDHT của mình cho
thầy / cô kiểm tra.
- ĐDHT là bạn học thân thiết của em, giúp
em rất nhiều trong học tập. Hằng ngày đi
học, các em đừng quên mang theo ĐDHT; - Thực hiện
hãy giữ gìn ĐDHT cẩn thận. Chú ý đừng

làm quăn mép sách, vở; không viết vào
sách.
Nghe cô giới thiệu những kí hiệu về tổ - Lắng nghe
chức hoạt động lớp; thực hành luyện tập.
VD:
S: SGK. Các kí hiệu lấy SGK, cất SGK.
B: Bảng. Các kí hiệu lấy bảng, cất bảng.
V: Vở. Các kí hiệu lấy vở, cất
Cùng học hát bài Chúng em là học sinh
lớp Một
a. Dạy hát
- HS mở SGK trang 11, GV dạy HS hát bài - Làm theo lời cô giáo
Chúng em là học sinh lớp Một.
b. Trao đổi cuối tiết học
- Tiếng Việt có hay không?
- Trả lời
+ Những kí hiệu nào thể hiện giọng hát (cao
thấp, dài ngắn) của các em? Các cô môn
Âm nhạc sẽ dạy các em cách đọc những kí
hiệu này.
+ Những kí hiệu nào ghi lại lời hát của các
em? Cô sẽ dạy các em những chữ này để
các em biết đọc, biết viết.
________________________________________________

Tiết 3: Tiếng Việt (ôn)


ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Củng cố cho học sinh cách đọc, viết các nét cơ bản.
- Làm quen với những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát
biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định.
- Cả lớp hát.
2. Khám phá
- Cho HS đọc lại các nét cơ bản.
- Đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài ôn
a. Ôn đọc các nét cơ bản
- Viết các chữ nét cơ bản lên bảng cho - Đọc các nét cơ bản: nét thẳng, nét
HS đọc.
cong, nét khuyết, nét hất.
- Gọi HS đọc theo nhóm, tổ, cá nhân, - Đọc theo yêu cầu.
đọc đồng thanh cả lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
b. Ôn viết các nét cơ bản
- Yêu cầu HS viết nét thẳng, nét cong, - Viết bài vào vở.
nét móc, nét khuyết, nét hất vào vở
- Quan sát, giúp đỡ HS chưa hoàn
thành.
- Nhận xét, tuyên dương những em viết - HS nghe.
tốt.

c. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại các nét cơ bản.
- 2 HS đọc
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________
Tiết 4: Toán
T 1: TRÊN – DƯỚI. PHẢI – TRÁI. TRƯỚC SAU. Ở GIỮA
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: Xác định được vị trí : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình
huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
- MT2: Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở
giữa để mô tả vị trí tương đối các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
- HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- HS quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.


- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn
đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án. Tranh tình huống. Bộ đồ dùng Toán 1.
- Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động.

- Giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ - Theo dõi
được học số, học các phép tính, các hình
đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ
dài, xem đồng hồ, xem lịch.
- Hướng dẫn HS làm quen với bộ đồ - Làm quen với tên gọi, đặc điểm các
dùng để học toán.
đồ dùng học toán
- Hướng dẫn học sinh các hoạt động cá - Làm quen với các quy định
nhân, nhóm, cách phát biểu.
- Cho HS xem tranh khởi động trong - Xem và chia sẻ những gì các em
SGK.
thấy trong SGK
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
- Cho HS chia lớp theo nhóm bàn
- Chia nhóm theo bàn
- Cho HS quan sát tranh vẽ trong khung - Làm việc nhóm
kiến thức (trang 6).
- Đưa ra yêu cầu các nhóm sử dụng các - Trong nhóm lần lượt nói về vị trí
từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở các vật.
giữa để nói về vị trí của các sự vật trong Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây
bức tranh.
- Gọi HS lên bảng chỉ vào từng bức tranh - Đại diện các nhóm lần lượt lên trình
nhỏ trong khung kiến thức và nói về vị bày.
trí các bạn trong tranh.
- Nhận xét
- Theo dõi
- Cho vài HS nhắc lại
- Nhắc lại vị trí của các bạn trong
hình.
- Chú ý học sinh khi miêu tả vị trí cần - Theo dõi.

xác định rõ vị trí của các sự vật khi so
sánh với nhau.
C. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Dùng các từ Trên, dưới, phải, trái,
trước, sau, ở giữa để nói về bức tranh
sau.
- Chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình. - HS quan sát
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của - 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
bài.


- Yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo - Làm việc nhóm
nhóm bàn.
- Gọi các nhóm lên báo cáo
- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS
khác theo dõi, nhận xét
- Nhận xét chung.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời theo
yêu cầu:
+ Kể tên những vật ở dưới gậm bàn.
+ Cặp sách, giỏ đựng rác
+ Kể tên những vật ở trên bàn
+ Bút chì, thước kẻ, hộp bút, quyển
sách
+ Trên bàn có những vật nào bên trái bạn + Bút chì, thước kẻ
gái?
+ Trên bàn có những vật nào bên phải + Hộp bút
bạn gái?
- Hướng dẫn HS thao tác: lấy và đặt bút - Thực hiện
chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp

bút.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Bài 2. Bạn nhỏ trong tranh muốn đến
trường thì phải rẽ sang bên nào? Muốn
đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?
- GV chiếu bức tranh bài tập 2 lên màn - HS quan sát
hình.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của - 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo - Làm việc nhóm
nhóm bàn theo hướng dẫn:
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường + Bạn nhỏ trong tranh muốn đến
thì phải rẽ sang bên nào?
trường thì phải rẽ sang bên phải.
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu + Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu
điện thì phải rẽ sang bên nào?
điện thì phải rẽ sang bên trái.
- Cho các nhóm lên báo cáo kết quả thảo - Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS
luận.
khác theo dõi, nhận xét
- GV cùng HS nhận xét
Bài 3. a) Thực hiện lần lượt các động tác
sau.
b) Trả lời câu hỏi: phía trước, phía sau,
bên phải, bên trái em là bạn nào?
- Chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình. - Quan sát
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của - 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
bài.
- GV yêu cầu HS đứng dậy lắng nghe và - HS chơi trò chơi: Thực hiện các yêu
thực hiện yêu cầu của GV qua trò chơi cầu của GV

“Làm theo tôi nói, không làm theo tôi
làm”:
+ Giơ tay trái.
+ Giơ tay phải.


+ Vỗ nhẹ tay trái vào vai phải.
+ Vỗ nhẹ tay phải vào vai trái.
- GV nhận xét
- Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải - HS trả lời
em là bạn nào.
- GV nhận xét
D. Hoạt động vận dụng
- Bài học hôm nay, em biết thêm được - Lắng nghe
điều gì?
- Những điều em học hôm nay giúp ích - HS trả lời theo vốn sống của bản
gì được cho em trong cuộc sống.
thân
- Khi tham gia giao thông em đi đường
bên nào?
- Đi bên phải
- Khi lên xuống cầu thang em đi bên
nào?
- HS trả lời
E. Củng cố, dặn dò
- Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc - Lắng nghe
liên quan đến “phải - trái” khi mọi người
làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống
trở nên có trật tự.
- Về nhà, các em tìm hiểu thêm những - Lắng nghe

quy định liên quan đến “phải - trái”.
_______________________________________
Chiều:
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt
T 5 + 6: a, c
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm
chính” : ca.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm
được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật
thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).
- Vở Bài tập Tiếng Việt .


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định
- Hát
- Giới thiệu bài:

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới - Lắng nghe
thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên:
âm a và chữ a; âm c và chữ c.
- GV ghi chữ a, nói: a
- 4-5 em, cả lớp: a
- GV ghi chữ c, nói: c (cờ)
- Cá nhân, cả lớp: c
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
2. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1. Khám phá
Mục tiêu: HS nhận biết các âm và chữ cái a, c ; đánh vần đúng tiếng co mô hình
“âm đầu-âm chính” : ca.
a. Dạy âm a, c.
- Đưa lên bảng cái ca
- Quan sát
- Đây là cái gì?
- Đây là cái ca
- Chỉ tiếng ca
- Nhận biết c, a
- Đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ca
- Nhận xét
- Chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca
- HS quan sát
ca
c
a
- Tiếng ca gồm những âm nào?
- Trả lời nối tiếp: Tiếng ca gồm có
âm c và âm a. Âm c đứng trước và
âm a đứng sau.

* Đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa
thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát
âm: ca
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái,
vừa phát âm: cờ
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên
phải, vừa phát âm: a
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm:
ca.
- Cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc
độ nhanh dần: cờ-a-ca

- Quan sát và cùng làm với GV
- Làm và phát âm cùng GV
- Làm và phát âm cùng GV
- Làm và phát âm cùng GV
- Làm và phát âm cùng GV
- Làm và phát âm cùng GV theo
từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần:


cờ-a-ca
- Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca
b. Củng cố:
- Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì?
- Chữ c và chữ a
- Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì?

- Tiếng ca
- Chỉ mô hình tiếng ca
- Đánh vần, đọc trơn: cờ-a-ca, ca
Hoạt động 2. Luyện tập
Mục tiêu : Tự phát hiện và phát âm được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a,
chữ c trong bộ chữ.
2.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Nói to
tiếng có âm a....)
a. Xác định yêu cầu
- Nêu yêu cầu của bài tập: Các em - Lắng nghe yêu cầu và mở sách đến
nhìn vào SGK trang 6 (GV giơ sách trang 6.
mở trang 6 cho HS quan sát) rồi nói to
tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ)
tiếng không có âm a
b. Nói tên sự vật
- Chỉ từng hình theo số thứ tự mời học - Lần lượt nói tên từng con vật: gà, cá,
sinh nói tên từng con vật.
nhà, thỏ, lá
- Chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên - Nói đồng thanh
tên từng sự vật.
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- HS làm cá nhân nối a với từng hình
chứa tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Tìm tiếng có âm a.
- GV làm mẫu:
+ Chỉ hình gà gọi học sinh nói tên con - HS nói to gà (vì tiếng gà có âm a)
vật.
+ Chỉ hình thỏ gọi học sinh nói tên con - HS nói thầm thỏ (vì tiếng thỏ không có
vật.
âm a)

* Trường hợp học sinh không phát
hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm
thật chậm, kéo dài để giúp HS phát
hiện ra.
d. Báo cáo kết quả.
- Chỉ từng hình mời học sinh báo cáo
kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to: gà
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to: cá
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: cà
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to: nhà


+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm: thỏ
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to: lá
- Chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất - Báo cáo cá nhân
kì, mời học sinh báo cáo kết quả
- Chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- Cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a,
nói thầm tiếng không có âm a.
- Đố học sinh tìm 3 tiếng có âm a (Hỗ - HS nói (má, bà, da,...)
trợ HS bằng hình ảnh)
2.2. Mở rộng vốn từ. (Bài tập 4: Tìm
tiếng có âm c (cờ)
a. Xác định yêu cầu của bài tập
- Nêu yêu cầu bài tập: Vừa nói to tiếng - Theo dõi
có âm c vừa vỗ tay. Nói thầm tiếng
không có âm c.
b. Nói tên sự vật
- Chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 - Lần lượt nói tên từng con vật: cờ, vịt,

học sinh nói tên từng con vật.
cú, cò, dê, cá
- Chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nhắc - Nói đồng thanh (nói to, nói nhỏ)
tên, tên từng sự vật.
- Giải nghĩa từ cú: là loài chim ăn thịt, - Lắng nghe
kiếm mối vào ban đêm, có mắt lớn rất
tinh)
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- Làm cá nhân nối a với từng hình chứa
tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo
cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to: cờ vỗ tay
1 cái
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói thầm: vịt
không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: cú vỗ tay
1 cái
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to: cò vỗ tay
1 cái
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm: dê
không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to: cá vỗ tay
1 cái
- Chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất - Báo cáo cá nhân
kì, mời học sinh báo cáo kết quả


- Chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.


- Cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm c,
nói thầm tiếng không có âm c.
- Đố học sinh tìm 3 tiếng có âm c (Hỗ - Nói (cỏ, cáo, cờ...)
trợ HS bằng hình ảnh)
2.3. Tìm chữ a, chữ c (Bài tập 5)
a) Giới thiệu chữ a, chữ c
- Giới thiệu chữ a, chữ c in thường: - Lắng nghe và quan sát
Các em vừa học âm a và âm c. Âm a
được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi
bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ)- mẫu
chữ ở dưới chân trang 6.
- Giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới - Lắng nghe và quan sát
chân trang 7.
b. Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ
- Gắn lên bảng hình minh họa BT 5 và - Lắng nghe
giới thiệu tình huống: Bi và Hà cùng
đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ.
Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm
thấy chữ nào. Các em cùng với bạn Bi
đi tìm chữ a và chữ c nhé.
* Cho HS tìm chữ a trong bộ chữ
- Làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào bảng
cài.
- Kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Giơ bảng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
- Đọc tên chữ
* GV cho HS tìm chữ c trong bộ chữ
- Làm cá nhân tìm chữ c rồi cài vào bảng

cài.
- Kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Giơ bảng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
- HS đọc tên chữ
* Cho HS làm việc cá nhân khoanh * Làm bài cá nhân
vào chữ a trong bài tập 5 VBT
________________________________________________
Tiết 3: Tiếng Việt (ôn)
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố cách đọc a, c; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có mô hình âm đầu, âm
chính: ca.
- Tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


- SGK, bộ chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ
- Đưa ra 2 chữ a, c gọi HS nối tiếp đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập
a) Đọc
- Đọc bài trong SGK. Yêu cầu HS luyện
đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Thi tìm tiếng có chưa c, a vừa học.
- Nhận xét, tuyên dương.
b) Nhận biết chữ a, chữ c

- Giới thiệu chữ a, chữ c in thường, in
hoa.
- Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân, nhóm,
lớp.
- Theo dõi và hướng dẫn thêm.
c) Tìm chữ a, chữ c
+ Cho HS tìm chữ a trong bộ chữ.
- Kiểm tra kết quả, khen HS đúng.
- Cho HS nhắc lại tên chữ
+ Cho HS tìm chữ c trong bộ chữ

Hoạt động của HS
- Đọc nối tiếp

- Đọc CN, nhóm, lớp.
- Thi tìm nhanh và đúng.

- Quan sát
- Đọc CN, nhóm, lớp.

- Làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào
bảng cài.
- Giơ bảng.
- Đọc tên chữ.
- Làm bài cá nhân tìm chữ c rồi cài vào
bảng cài.
- Giơ bảng.
- Đọc tên chữ

- Kiểm tra kết quả, khen HS đúng.

- Cho HS nhắc lại tên chữ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
___________________________________________

Ngày soạn: 08/09/2020.
Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 09 năm 2020.
Chiều:
Tiết 1: Toán
T 2: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:


- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên
các hình đó.
- Nhận ra được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
- HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng
và phân loại hình.
- HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc quan sát, nhận
dạng và phân loại hình.
- HS phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua việc
lắp ghép tạo hình mới.
- HS phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt và
trả lời câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:
- Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu
sắc khác nhau.
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động.
- Cho HS xem tranh khởi động và làm - Xem tranh và chia sẻ cặp đôi về
việc theo nhóm đôi.
hình dạng các đồ vật trong tranh
- Cho HS các nhóm lên chia sẻ
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ:
+ Mặt đồng hồ hình tròn
+ Lá cờ có dạng hình tam giác
- Nhận xét chung
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình
tam giác, hình chữ nhật.
* Hoạt động cá nhân:
- Lấy ra một nhóm các đồ vật có hình
dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, - Lấy trong bộ đồ dùng các đồ vật
hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
theo yêu cầu.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình vuông - Quan sát và nêu: Hình vuông
(với các kích thước màu sắc khác nhau)
yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.
- Lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tròn - Quan sát và nêu: Hình tròn

(với các kích thước màu sắc khác nhau)
yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.
- Lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tam - Quan sát và nêu: Hình tam giác
giác (với các kích thước màu sắc khác
nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.


- Lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình chữ
nhật (với các kích thước màu sắc khác
nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.
* Hoạt động nhóm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các
đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông,
hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Gọi đại diện lên chia sẻ trước lớp.

- Quan sát và nêu: Hình chữ nhật

- Làm việc theo nhóm 4: Học sinh
trong nhóm kể tên các đồ vật có dạng
hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
hình chữ nhật.
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước
lớp.
- Các nhóm cùng giáo viên nhận xét

- Cho các nhóm nhận xét.
- Nhận xét.
C. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Kể tên các đồ vật trong hình vẽ có

dạng hình vuông, hình tròn, hình tam
giác, hình chữ nhật.
- Nêu yêu cầu của bài
- Nghe và nhắc lại yêu cầu
- Cho học sinh thực hiện theo cặp.
- Xem hình vẽ và nói cho bạn nghe
đồ vật nào có dạng hình vuông, hình
tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Gọi các nhóm lên chia sẻ
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ:
+ Bức ảnh hình vuông
+ Cái đĩa nhạc, biển báo giao thông
hình tròn
+ Cái phong bì thư hình chữ nhật
+ Biển báo giao thông hình tam giác
- Hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách
nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.
Bài 2. Hình tam giác có màu gì? Hình
vuông có màu gì? Gọi tên các hình có
màu đỏ.
- Nêu yêu cầu của bài tập
- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài
- Cho học sinh làm việc theo nhóm đôi
- 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời
- Rèn HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời,
cách quan sát và phân loại hình theo màu - HS sửa cách đặt câu hỏi, cách trả lời
sắc, hình dạng.
- Cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm báo cáo kết quả
làm việc.
- Khuyến kích HS diễn đạt bằng ngôn

ngữ của mình
Bài 3. Ghép hình em thích
- Nêu yêu cầu của bài tập
- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập
- GV cho học sinh làm việc nhóm
- Các nhóm lựa chọn hình định lắp
ghép, suy nghĩ, sử dụng các hình
vuông, hình tròn, hình tam giác, hình
chữ nhật để ghép các hình đã lựa
chọn.


- Cho các nhóm lên chia sẻ các hình ghép - Các nhóm lên trưng bày và chia sẻ
của nhóm
sản phẩm của nhóm
- Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho nhóm
bạn.
D. Hoạt động vận dụng.
Bài 4. Kể tên các đồ vật trong thực tế có
dạng hình vuông, hình tròn, hình tam
giác, hình chữ nhật.
- Nêu yêu cầu của bài tập
- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập
- Cho HS quan sát và chia sẻ các đồ vật - Quan sát và chia sẻ
xung quanh có dạng hình vuông, hình
tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
E. Củng cố, dặn dò.
- Bài học hôm nay, em biết được thêm - Lên chia sẻ
được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý ?

- Trả lời
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
_________________________________________
Tiết 2: Toán (ôn)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các
hình đó.
- Biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
- HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II. CHUẨN BỊ:
- Các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc
khác nhau. Vở BT, bút chì, bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gắn các hình vuông, hình tròn, hình - Quan sát và thực hiện theo yêu cầu
tam giác, hình chữ nhật lên bảng
của GV
- Gọi HS lên bảng chỉ và gọi tên các hình - 1 HS lên bảng, dưới lớp lấy các
hình đã học ở bộ đồ dùng ra và xếp
lên bàn.
- Nhận xét chung
2. Luyện tập.
Bài 1. Nối (theo mẫu)
- Nêu yêu cầu của bài
- 1- 2 HS nhắc lại yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- HS tự làm bài vào vở BT trang 6
- Gọi HS báo cáo kết quả
- 2 HS báo cáo kết quả trước lớp
+ Bức ảnh nối với hình vuông


- Nhận xét, khen
- Cho học sinh đọc lại tên các hình
Bài 2. Tô màu: Hình vuông tô màu đỏ,
hình tròn tô màu xanh, hình tam giác tô
màu vàng, hình chữ nhật tô màu tím.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh làm việc cá nhâ..
- Tổ chức cho HS thi tô màu .
- Tổng kết trò chơi: tổ nào tô xong trước,
tô đúng thì tổ đó thắng cuộc.
- Nhận xét, khen.
Bài 3. Ghép hình em thích
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho học sinh làm việc nhóm đôi.

+ Cái đĩa nhạc, biển báo giao thông
nối với hình tròn
+ Cái phong bì thư nối với hình chữ
nhật
+ Biển báo giao thông nối với hình
tam giác
- Đọc tên các hình đã nối.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài.

- Tự làm bài vào vở BT.
- 3 tổ, mỗi tổ cử ra 1 đại diện lên
chơi.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Các nhóm lựa chọn hình định lắp
ghép, suy nghĩ, sử dụng các hình
vuông, hình tròn, hình tam giác, hình
chữ nhật để ghép các hình đã lựa
chọn.
- Cho các nhóm lên chia sẻ các hình ghép - Các nhóm lên trưng bày và chia sẻ
của nhóm.
sản phẩm của nhóm.
- Quan sát giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
- Nhận xét, khen.
Bài 4. Tô màu vào các đồ vật theo hướng
dẫn
- Nêu yêu cầu của bài tập
- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở BT
- Làm bài theo yêu cầu.
- Quan sát, giúp đỡ HS chưa hoàn thành + Vật có dạng hình vuông tô màu đỏ
+ Vật có dạng hình tròn tô màu xanh
+ Vật có dạng hình tam giác tô màu
vàng
+ Vật có dạng hình chữ nhật tô màu
tím
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- 4 HS lên bảng làm
- Nhận xét, khen.

3. Củng cố, dặn dò.
- Bài học hôm nay, em biết được thêm - Trả lời
được điều gì?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
__________________________________________________
Tiết 3: Hoạt động Trải nghiệm


T 2: CHÀO LỚP 1
I. Mục tiêu:
- Sau bài học học sinh:
+ Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè
+ Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị, bạn bè mới.
+ Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.
- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.
+ Phẩm chất:
* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau
của nhà trường.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.
Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động:
- HS hát tập thể bài hát: Đàn gà con
2. Bài mới:
Hoạt động 2: Khám phá – Kết nối

kinh nghiệm
1. GV trao đổi cùng HS:
- Từ ngày đầu đến trường đến nay,
mỗi bạn đã làm quen được với bao
nhiêu bạn mới? Hãy chia sẻ với cả lớp
nào?
- Ai đã làm quen được với thầy cô
giáo mới?
- GV mời một số HS trả lời
2. GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ
đề trong SGK HĐTN 1 trang 5 và cho
biết: Các bạn nhỏ trong tranh đang
làm gì và có cảm xúc như thế nào?

Hoạt động của học sinh
- HS hát.

- Em đã làm quen được với rất nhiều
bạn mới đó là bạn: Nam, Hoa, Lan, …
- HS giơ tay phát biểu.
- Quan sát tranh và trao đổi nhóm đôi:
+ Các bạn nhỏ chào hỏi nhau, làm quen
nhau rất vui vẻ.
+ Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú khi
được cô khen.
+ Bạn nhỏ chào Bác bảo vệ rất lễ phép.
+ Các bạn nhỏ háo hức khi nghe cô giáo
nói.
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp


- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát
tranh và chia sẻ ý kiến của mình sau
khi HS đã trao đổi nhóm đôi xong.
3. Cho HS chia sẻ kinh nghiệm:
- Một số HS dựa vào kinh nghiệm của
bản thân chia sẻ cảm xúc của mình khi
gặp thầy cô và bạn bè mới.


+ Em cảm thấy thế nào khi gặp thầy + Em cảm thấy rất vui.
cô và bạn bè mới.
+ Em cảm thấy rất bỡ ngỡ.
+ Em cảm thấy rất hồi hộp.
GV quan sát xem HS nào tự tin, HS
nào chưa tự tin trong môi trường học
tập mới để có sự hỗ trợ giúp đỡ.
Hoạt động 3: Giới thiệu bản thân
1. GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở - HS quan sát tranh.
yêu cầu 1 nhiệm vụ 2 trang 7 và nghe
2 bạn Hải và Hà chào nhau.
- Nhận xét về lời thoại của hai bạn nhỏ
(GV đọc cho HS nghe lời thoại của 2 trong tranh.
bạn nhỏ trong tranh)
- HS có thể tự đưa ra ý kiến về lời chào
hỏi với bạn bè khi mới gặp.
2. Em hãy tự giới thiệu bản thân
* GV làm mẫu trước lớp và nên nhấn
mạnh: Khi giới thiệu chúng ta nên nói HS lắng nghe và quan sát GV làm mẫu.
tên mình và có thể nói thêm điều mà
mình thích.

VD: Cô chào cả lớp. Cô tên là Hoa.
Cô rất thích nấu ăn.
- GV gọi 1 HS lên làm mẫu.
- “Tớ tên là Lan. Tớ rất thích chơi búp
bê”.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm - HS thực hành giới thiệu bản thân mình
4 và giao nhiệm vụ: Giới thiệu về bản trong nhóm.
thân với các bạn trong nhóm.
- GV cho HS đổi nhóm để các em có - Các bạn đổi nhóm để giới thiệu.
thể làm quen được vói các bạn trong
nhóm khác.
- Mời một số HS chia sẻ trước lớp: - Một số HS chia sẻ ý kiến trước lớp.
Qua phần giới thiệu em đã nhớ được
tên của bao nhiêu bạn trong lớp mình
rồi. Hãy cho cô và các bạn biết nào?
3. Tổng kết hoạt động:
- Nhắc nhở HS khi giới thiệu bản thân - Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
với các bạn nên nói vui vẻ thoải mái,
to rõ ràng và cởi mở.
- Dặn các em có thể tìm hiểu và làm
quen với các bạn lớp khác.
____________________________________________________________
Ngày soạn: 09/09/2020.
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 11 tháng 09 năm 2020.
Sáng:
Tiết 1: Tiếng Việt (ôn)
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:



Giúp HS củng cố:
- Thanh huyền và dấu huyền, thanh sắc và dấu sắc.
- Đánh vần tiếng có mô hình “âm đầu + âm chính + thanh”: cà, cá
- Tìm được tiếng có thanh huyền, thanh sắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, bộ chữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc các chữ đã học ở bài 2.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Thực hành
a) Đọc
- Đọc bài trong SGK. Yêu cầu HS luyện
đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Thi đọc bài trong nhó, trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
b) Tìm tiếng có thanh huyền.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có thanh huyền
- Theo dõi và giúp đỡ HS chưa hoàn
thành.
- Nhận xét.
c) Tìm tiếng có thanh sắc
- Yêu cầu HS tìm tiếng có thanh huyền
- Theo dõi và giúp đỡ HS chưa hoàn
thành.
- Nhận xét.
d) Ghép chữ
- Tìm chữ và dấu trong bộ chữ, ghép 2
tiếng mới học: cà, cá


Hoạt động của HS
- 2- 3 HS đọc.

- Đọc CN, nhóm, lớp.
- Thi đọc theo yêu cầu.

- Tìm tiếng theo yêu cầu: bà, già, gì,...

- Tìm tiếng theo yêu cầu: ló, cáo, đáo,...

- Làm cá nhân tìm chữ và dấu trong bộ
chữ, ghép 2 tiếng mới học: cà, cá vào
bảng cài.
- Giơ bảng cài.

- Kiểm tra kết quả, khen HS đúng.
- Cho HS đọc lại.
- Đọc lại chữ vừa ghép.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS đọc lại bài 2
- 1- 2 HS đọc bài.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
___________________________________________
Tiết 2: Toán (ôn)


×