Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.29 KB, 7 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH
HÌNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
1.1. ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ CỦA FDI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU HÚT FDI NÓI CHUNG
1.1.1. Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức FDI
1.1.1.1. Định nghĩa FDI
Có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI:
 Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu
tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải
có vai trò quyết định trong quản lý doanh nghiệp.
 Theo OECD, FDI bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân, kể cả
việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo
dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý.
 Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1), FDI là việc nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành
hoạt động đầu tư.
 Định nghĩa chung nhất cho rằng FDI là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia
trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động
sử dụng vốn đầu tư.
 Như vậy về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu
tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ các sơ sở kinh
doanh ở nước ngoài để làm chú sở hữu một phần hay toàn bộ sơ sở đó và trực
tiếp quản lí điều hành hoặc tham gia quản lí điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn
ra đầu tư. Họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.
1.1.1.2. Đặc điểm của FDI
FDI có 4 đặc điểm cơ bản sau:
 Tỉ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ
tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư quy định.
 Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lí và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu
tư. Quyền quản lí doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn
pháp định của dự án.


 Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và
trả lợi tức cổ phần (nếu có).
 FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại
từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính
hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.
1.1.1.3. Các hình thức FDI
Hiện nay tuỳ theo luật đầu tư của từng nước chia FDI thành 4 hình thức cơ bản
là:
 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư, theo đó bên
nước ngoài và bên nước chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các
quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập pháp nhân mới, các hoật
động đầu tư được quản lí trực tiếp bởi một ban điều hành hợp danh trong khuôn khổ tổ
chức doanh nghiệp trong nước.
 Hình thức liên doanh là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa một
hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để đầu tư kinh
doanh tại nước chủ nhà.
 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài
thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp của nước chủ nhà. Doanh nghiệp này thuộc
quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài.
 Hình thức BOT và các hình thức phái sinh của nó: là hình thức đầu tư
tương đối mới với những đặc điểm cơ bản như phải có chính quyền nước chủ nhà đứng
ra kí hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài; sau khi kí hợp đồng phải thành lập
một pháp nhân mới điều hành quản lí dự án; hoạt động của dự án BOT phải tuân theo
một chu trình mẫu gồm 3 giai đoạn là xây dựng, khai thác kinh doanh, chuyển giao.
Ngoài ra theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 thì còn có một số hình thức
như hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng thuê tài chính…Trên thực tế, còn có nhiều
hình thức khác nữa như mua lại và sáp nhập, cổ phần hoá doanh nghiệp FDI, khu công
nghiệp, khu chế xuất…

1.1.2.Vai trò của nguồn vốn FDI nói chung
FDI có vai trò quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, cụ
thể là:
1.1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
 FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang phát
triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng trưởng kinh tế
cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích luỹ trong nước mà phải dựa vào nguồn vốn
tích luỹ từ bên ngoài, trong đó có FDI.
 FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù
hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng các dây
chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này sẽ cho phép
các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy
nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại
của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động
hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.
 FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò
này của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển,
đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu kỳ.
 FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các
doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ.
Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản
xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.
 FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng
quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý thức
lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là:
 Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất
tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài.
 FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của

công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước.
 Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong
nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
 Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham
nhũng...
1.1.2.2. Vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư
 Giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình
quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã
chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước
ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh.
 Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ.
 Bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, FDI cũng có những bất cập đối với nước chủ đầu tư, đó là:
 Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài sẽ làm giảm tăng trưởng GDP và việc làm
trong nước.
 Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất các mặt hàng cùng loại
sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước với chính doanh
nghiệp trong nước, thậm chí cạnh tranh với chính doanh nghiệp đầu tư.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Có nhiều nhân tố tác động đến việc thu hút FDI, song có một số nhân tố chính
sau đây:
1.1.3.1. Các nhân tố quốc tế, quốc gia đi đầu tư
Dòng chảy của nguồn vốn đầu tư trên thế giới cũng phụ thuộc vào rất nhiều các
nhân tố khác nhau. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, dòng vốn này dồi dào hơn,
khi nền kinh tế thế giới gặp khó khăn thì dòng vốn này khan hiếm hơn. Khan hiếm
không phải do thiếu mà do niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế bị suy giảm, họ
đầu tư vào những lĩnh vực an toàn hơn hoặc cất giữ tiền ở dạng ngoại tệ mạnh hay
vàng.
Độ mở của nền kinh tế toàn cầu cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến dòng vốn

này. Các nền kinh tế mở cửa, sự liên kết giữa các nền kinh tế cao sẽ khiến dòng chảy
vốn đầu tư nhanh và nhiều hơn là khi sự kết nối giữa các nền kinh tế kém.
Sự hiểu biết về quốc gia, vùng lãnh thổ dự định đầu tư, thông tin đươc tiếp cận
một cách dễ dàng, nhanh chóng, có độ tin cậy sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn, có quyết
định nhanh chóng và kịp thời trong đầu tư.
1.1.3.2. Nhân tố quốc gia, địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư
 Đối với quốc gia
 Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lạm phát được
kiểm soát tốt.
Đây là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi vì trong một môi trường
kinh tế vĩ mô thiếu ổn định thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy nhà đầu tư sẽ không sẵn
lòng bỏ vốn đầu tư.
Môi trường chính trị- xã hội lành mạnh là nhân tố rất quan trọng trong thu hút
FDI.
Nếu hệ thống chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro quốc gia và nguy cơ mất vốn
là rất lớn, do vậy, nhà đầu tư không thể an tâm khi bỏ vốn của mình để đầu tư. Hơn
nữa, trong một môi trường xã hội thiếu lành mạnh, thiếu dân chủ, bất công xã hội lớn,
tâm lý dân cư thiếu niềm tin vào một sự công bằng xã hội... thì cũng khiến các nhà đầu
tư không an tâm bỏ vốn đầu tư.
 Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ.
Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất- kỹ thuật (hệ thống giao thông,
thông tin...) và hạ tầng cơ sở kinh tế- xã hội (hệ thống thị trường trong nước, hệ thống
luật pháp và hiệu lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực...). Hệ thống hạ
tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động kinh doanh,
nên nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng
cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn để triển khai dự án, chi phí
đầu tư có thể tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư có thể không được bảo đảm và do vậy,
nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của mình. Mặt khác, việc chuyển vốn ra nước
ngoài của nhà đầu tư nhằm khai thác thị trường, nên nếu thị trường của nước tiếp nhận
đầu tư nhỏ, khả năng thanh toán của dân cư bị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn các nhà đầu

tư nước ngoài. Điều này lý giải tại sao một số nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà
đầu tư nước ngoài nhưng không hấp dẫn được luồng vốn FDI.
Thực tế đã chứng minh nơi nào thu hút được nhiều vốn FDI nơi đó có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh và ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện. Để ra quyết định
đầu tư nhà đầu tư luôn so sánh các điều kiện trong môi trường đầu tư giữa các địa

×