VAI TRÒ CỦA CÁC TỔNG CÔNG XÂY DỰNG VIỆT NAM
VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ MỚI.
1.1. Tập đoàn kinh tế
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về “tập đoàn kinh tế”
nhưng chưa có một định nghĩa nào được xem là chuẩn mực, để có cái
nhìn tổng quan về tập đoàn kinh tế cần có sự nghiên cứu một cách khái
quát dưới cả góc độ ngôn ngữ và bản chất của nó.
Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến “tập đoàn kinh tế”
người ta thường sử dụng các từ: “Consortium”, “conglomerate”, “cartel”,
“Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay “Group”.
Theo quan niệm chung thì tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế
gồm nhiều công ty liên kết với nhau trong một cơ cấu thống nhất, hợp lý
mà ở đó mỗi công ty thành viên vừa có tư cách pháp nhân đầy đủ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, lại có quan hệ ngang dọc với các công
ty khác trong và ngoài tập đoàn. Tuy tư cách pháp lý độc lập, nhưng
quan hệ kinh tế vẫn lệ thuộc với nhau, tạo nên một tiềm lực mạnh, tập
trung về vốn, công nghệ hiện đại, lao động kỹ thuật đa ngành, phạm vi
hoạt động rộng, khả năng cạnh tranh cao, đủ sức đảm trách có hiệu quả
các dự án có quy mô lớn.
Xuất phát từ khái niệm và đặc điểm trung của tập đoàn kinh tế có
thể nghiên cứu một số mô hình tập đoàn kinh tế xây dựng đáp ứng nhu
cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hiện đại hóa
trong đó sự nghiệp phát triển khu đô thị của nước như sau:
• Thứ nhất: điều kiện thành lập: các công ty thành viên có quan
hệ hữu cơ với nhau, tự nguyện liên kế, thống nhất và có trình
độ quản lý cao, môi trường tài chính mạnh, trong sạch, có kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến. Mỗi công ty cần có ít nhất một
thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp hoặc phục vụ, quản lý quá
trình xây lắp.
• Mô hình tổ chức: tập đoàn sẽ bao gồm các côn ty thành viên
chịu sự chi phối của công ty mẹ, mức chi phối chiếm từ 100%
đến 0% tùy thuộc vào lĩnh vực mà công ty thành viên đảm
nhận. Có hai dạng là công ty con và công ty liên kết:
o Công ty con: vốn công ty mẹ thường chiếm tỷ trngj
khống chế là trên 50% thậm chí nếu công ty con hoạt động chủ lực như xây lắp,
cung cấp nguyên vật liệu, thì tỷ trọng có thể lên tới 100%.
o Công ty liên kết: công ty mẹ chỉ cần góp vốn dưới
50% vốn điều lệ, thậm chí không có phần góp vốn nào. Những công ty này đa
phần hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và gồm nhiều thành phần kinh tế tham
gia. Việc chấp nhận các công ty này vào tập đoàn nhằm tăng cường phạm vi
hoạt động và khả năng bao thầu các lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Mô hình ta thấy gần giống với các Tổng công ty Vinaconex, tổng công ty
xây dựng và phát triển nhà ở; tổng công ty Sông Đà… nhưng về bản chất đã có
thay đổi trong quản lý điều hành. Quan hệ cấp vốn và điều hành bằng mệnh
lệnh hành chính được thay bằng quan hệ đầu tư mang tính kinh doanh bình đẳng
và cùng có lợi. Ở đây sự rằng buộc về vốn trong quan hệ kinh tế giữa các pháp
nhân được thông qua các hợp đồng kinh tế. Các công ty con dạng liên kết dù
công ty mẹ không có cổ phần chi phối hoặc không tham gia góp vốn, nó vẫn
chịu sự điều hành ở mức độ nhất định từ công ty mẹ quan hệ ngang nhau là chủ
yếu, học có thể tham gia hoặc rút khỏi dễ dàng hơn các công ty con khác. Tuy
nhiên việc tự nguyện tham gia tập đoàn để tranh thủ uy tín, thương hiệu, thị
trường và danh tiếng của tập đoàn đã là một đảm bảo và rằng buộcv ới họ.
Đối với Việt Nam mặc dù Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định
trong những năm tới sẽ “hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các
tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế đa ngành…”
nhưng đây vẫn là vấn đề rất mới mẻ đòi hỏi nghiên cứu đầy đủ và sớm áp dụng
một cách mạnh dạn.
1.2. Vai trò của các tổng công ty xây dựng đối với hoạt động đầy tư xây
dựng khu đô thị mới tại Việt Nam.
Xây dựng là một ngành không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế,
các công ty xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
cho xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Như ta đã biết ngày xưa khi
vừa thoát khỏi chiến tranh bước vào xây dựng đất nước thì việc nhà ở là quan
trọng cho các thành viên trong xã hội vì thế nhà nước chủ trương xây các căn hộ
tập thể cho công nhân viên chức ở nhưng đến xu hướng hiện nay thì các căn hộ
tập thể bằng những chung cư cao tầng, các khu đô thị mới thoáng hơn, sang
trọng hơn đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho xã hội, như ta đã thấy những năm vừa
qua vô số những công trình dự án khu đô thị mới được hình thành như các khu
đô thị Linh Đàm, Khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính,
Làng Thăng Long quốc tế, Khu đô thị Định Công… góp phần phát triển đất
nước đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của người dân.
1.3. Sự cần thiết phải đầu tư
Nhu cầu về nhà ở tăng mạnh: theo số liệu của Cục quản lý nhà (bộ xây
dựng), mỗi năm diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 30 triệu m
2
, riêng trong năm
2008 con số này là 50 triệu m
2
. Tuy nhiên, thị trường nhà ở chỉ chú trọng vào
nhóm nhà ở cao cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đang có mức thu nhập thấp,
trong khu nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng. Chỉ tính riêng khối sinh
viên, trong khoảng 600 trường đại học và cao đẳng, dự kiến đến năm 2015. tổng
số sinh viên có thể lên đến con số gần 3 triệu. Dự kiến tổng vốn đầu te để giải
quyết nhà ở là 21000 tỷ đồng.về công nhân lao động trong 194 khu công nghiệp
(KCN)được thành lập, và hiện có khoảng 1 triệu lao động trực tiếo và 1.5 triệu
lao động gián tiếp. Trong số đó khoảng 20% có nhà ở, 2% được trọ ở nhà họ
hàng. Trên 30% các hộ gia đình có nhà dưới 36 m2.
Nhu cầu về các nhà ở cao cấp cũng tăng: mức sống xã hội ngày càng tăng
thì việc chi trả cho những căn nhà có giá trị không thành vẫn đề đối với xã hội,
những căn nhà được các dự án khi vừa khởi công đã thu hút đông đảo nhiều nhà
đầu tư sẵn sàng đặt tiền mua, ta biết rằng nhu cầu con người thì ngày càng tăng,
dân số thì ngày càng tăng với tốc độ tăng hơn 1 triệu người/ năm mà diện tích
đất thì không thể nở ra trong khi đó kiến trúc của những ngôi nhà, những khu
tập thể trước thì ngày càng xuống cấp vì thế việc hình thành và phát triển các
khu đô thị mới nhằm đáp ứng về ở, nhu cầu thẩm mỹ, mức sống của người dân
là tất yếu.