Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng anh thông qua việc ứng dụng kahoot trong đổi mới phương pháp dạy học tiết ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 30 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG
ANH THÔNG QUA VIỆC ỨNG DỤNG KAHOOT
TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾT ÔN
TẬP

Người thực hiện: ABCDEF
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT ……
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Anh

Năm học 2019 - 2020


MỤC LỤC
TÓM TẮT SÁNG KIẾN..........................................................................................3
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:..........................................................5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN:...............................................................................................7
3.THỰC TRẠNG....................................................................................................7
3.1 Thực trạng việc giảng dạy trong tiết ôn tập môn tiếng anh hiện nay...............8
3.2 Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:...................................8
4.GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN..................................................10
4.1 Mô tả bản chất của giải pháp mới:.................................................................10
4.2 Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:...........................................................10
4.3 Cách Sử dụng kahoot trong đổi mới phương pháp dạy học...........................12
4.3.1 Cách thiết lập tài khoản kahoot..........................................................12
4.3.2 Sử dụng Kahoot Xây dựng bộ câu hỏi...............................................15
4.3.3 Sử dụng Kahoot trong tổ chức giảng dạy............................................19


4.3.4 Một số nhược điểm, lưu ý và mẹo khắc phục nhược điểm trong sử
dụng Kahoot.................................................................................................25
5. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI SỬ DỤNG KAHOOT............................27
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG....................................28
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................29

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và trong giảng dạy tiếng anh
nói riêng là hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục.
Kahoot là một nền tảng công nghệ đã và đang được ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục
đào tạo. Cá nhân tôi nhận thấy kahoot là một công cụ hỗ trợ việc giảng dạy môn
tiếng anh hiệu quả và đây cũng là một ứng dụng mới rất hay.
Tiết ôn tập môn tiếng anh là những tiết khá quan trọng ,vì nó sẽ giúp học
sinh củng cố lại các kiến thức đã được học bằng cách ôn tập các kiến thức đã được
trang bị ở các tiết trước
Vì vậy tôi đề xuất đề tài "Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng anh
thông qua việc ứng dụng kahoot trong đổi mới phương pháp dạy học tiết ôn tập"
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Thời điểm áp dụng : năm học 2019 - 2020
Đơn vị áp dụng sáng kiến : trường THPT ABCXYZ (cụ thể lớp 10A1…..)
3.Nội dung sáng kiến
Hệ thống lại tầm quan trọng và tính cấp thiết của đổi mới giáo dục trong giai
đoạn hiện nay.
Khái quát về công cụ hỗ trợ dạy học Kahoot.
Trình bày rõ ràng cách thức một giáo viên sử dụng công cụ hỗ trợ Kahoot để
đổi mới phương pháp dạy học về trong tiết bài tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá về

hình thức, về nội dung, về thời gian.

3


Lợi ích thiết thực của sáng kiến
Tận dụng được tối đa cơ sở vật chất hiện đại đã được trang bị.
Giúp học sinh năng động hơn, mạnh dạn hơn và hội nhập hơn trong cuộc
cách mạng Công nghiệp 4.0.
Đưa công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, chính giáo viên
là người cần đi trước đón đầu xu thế mới, để truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người
học, cho giới trẻ
4.Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Học sinh thật sự hứng thú, tích cực trong học tập, bài giảng của tôi thật sự có
sức hấp dẫn cao với học sinh.
Những đổi mới mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đã mang lại
những kết quả đáng kể trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh đối với bộ
môn Tiếng Anh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
5.Đề xuất kiến nghị
Thư viện nhà trường nên bổ sung thêm nhiều sách tham khảo cho học sinh và
giáo viên.
Thiết bị dạy học cần được bổ sung thêm cho phong phú, đặc biệt là việc
trang bị máy tính, máychiếu cho các phòng học.
Đối với người giáo viên phải luôn luôn năng động, làm mới mình có như vậy
mới bắt kịp được xu thế của thời đại

4


1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:

Dạy học tiếng anh ở trường trung học phổ thông là một quá trình sư phạm đa
dạng, phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh.
Những hoạt động đó nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư
duy tiếng anh. Cũng như các môn học khác ở trường THPT (trung học phổ thông),
môn tiếng anh có nhiệm vô quan trọng trong việc hướng tới đào tạo một thế hệ trẻ
trở thành người làm chủ nước nhà, có trình độ, có văn hoá, đáp ứng những nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội. Song trên thực tế, việc giảng dạy tiếng anh ở trường
THPT nhiều năm trước cho thấy mục tiêu giáo dục đặt ra chỉ đạt ở mức rất khiêm
tốn. Vậy làm thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong
dạy học tiếng anh nói chung và ở bậc THPT nói riêng? Câu hỏi này được đặt ra và
bước đầu tìm được lời giải đáp khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chủ trương đổi
mới phương pháp dạy học với tinh thần: "Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng các công nghệ tiên tiến và phương pháp hiện đại hoá vào
quá trình dạy học’’.
Ngày nay, khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của
tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Với xu thế phát triển của thời đại, ứng dụng
CNTT (công nghệ thông tin) trong dạy học nói chung, dạy học tiếng anh nói riêng
là một yêu cầu cấp bách. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là việc làm phù hợp
với mục tiêu, định hướng trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Đối với môn
tiếng anh, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng chính nhằm thực hiện tinh
thần ấy. Công nghệ thông tin sẽ là một ưu thế và yếu tố trực quan đóng vai trò quan
trọng trong việc tiếp thu, hiểu và ghi nhớ các sự kiện tiếng anh mà học sinh được
học. Cùng với đầu tư trang thiết bị thì đổi mới phương pháp trong dạy học bằng
việc ứng dụng CNTT dạy học là một việc làm rất quan trọng và có ý nghĩa để nâng
cao chất lượng dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã yêu cầu đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học, coi CNTT

5



như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các
môn. Đó chính là lý do khách quan khiến tôi chọn vấn đề này làm nội dung nghiên
cứu trong sáng đề tài của mình.
Bên cạnh lý do trên, bản thân tôi nhận thấy: Việc ứng dụng CNTT trong dạy
học nói chung và trong giảng dạy tiếng anh nói riêng là hướng tích cực nhất, hiệu
quả nhất nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chủ
động học hỏi, mạnh dạn tìm tòi và áp dụng những thành tựu CNTT vào công việc
giảng dạy để bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng phần nào yêu cầu
của công tác đổi mới giáo dục.
Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay việc ứng dụng khoa học
công nghệ ngày càng rộng rãi .Trong lĩnh vực giảng dạy việc áp dụng công nghệ là
một điều tất yếu . Kahoot là một nền tảng công nghệ đã và đang được ứng dụng vào
lĩnh vực giáo dục đào tạo. Cá nhân tôi nhận thấy kahoot là một công cụ hỗ trợ việc
giảng dạy môn tiếng anh hiệu quả và đây cũng là một ứng dụng mới rất hay.
Tiết ôn tập môn tiếng anh là những tiết khá quan trọng ,vì nó sẽ giúp học
sinh củng cố lại các kiến thức đã được học bằng cách ôn tập các kiến thức đã được
trang bị ở các tiết trước .Nhưng hiện nay hầu hết các tiết ôn tập môn tiếng anh
thường diễn ra với không khí lớp học thường trầm, ít tạo ra hứng khởi và nhiệt tình
của học sinh.
Tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng kahoot vào trong tiết dạy ôn tập.Tôi nhận
thấy học sinh học tích cực và hứng thú hơn.Không khí lớp học sinh động hơn, thái
độ học tập của các em mang tính tự giác hơn
Vì vậy tôi đề xuất đề tài"Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng anh
thông qua việc ứng dụng kahoot trong đổi mới phương pháp dạy học tiết ôn tập"

6


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Nền giáo dục của chúng ta đang bất cập trước những yêu cầu mới của sự
nghiệp cách mạng và có nhiều vấn đề phải giải quyết trong quá trình thực hiện đề
án đổi mới giáo dục và đào tạo. Chúng ta cần phải đổi mới trong tư duy, đổi mới
trong nội dung, hình thức và cả thời gian giảng dạy. Vậy tại sao phải đổi mới? Chỉ
có chúng ta lạc hậu cần đổi mới hay cả các nước rất phát triển thậm chí là toàn cầu
cần phải đổi mới?
Trước hết phải thấy trong mấy thập niên gần đây đổi mới giáo dục đào tạo là
xu thế toàn cầu. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ
trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong
các lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công nghệ thông tin, chính là cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 này đã và đang
diễn ra mạnh mẽ trong đời sống và mọi lĩnh vực, trong đó có cả giáo dục. Đây
chính là bước ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại, một thời đại tin học
với sự bùng nổ thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt. Đó
chính là nền tảng khoa học – công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển
của kinh tế tri thức. Những chuyển biến hết sức mạnh mẽ này đã làm thay đổi, nếu
không nói là đảo lộn nhiều triết lý, quan niệm, phương thức tổ chức và hoạt động
của hầu hết các lĩnh vực mà trước hết và chủ yếu lại chính là giáo dục và đào tạo.
Đổi mới giáo dục đào tạo, với những phân tích trên đây, phải được xem là xu
thế mang tính toàn cầu. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt trong cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 này. Và chúng ta, đội ngũ giáo viên bậc THPT phải
tìm hiểu và làm mới bản thân nếu không muốn bị tụt hậu và đào thải, cũng như đào
tạo ra những con người không còn phù hợp với thực tế cuộc sống thì đó chính là
thất bại to lớn nhất. Yêu cầu cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy và họ hiện nay
là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo
3.THỰC TRẠNG

7



3.1 Thực trạng việc giảng dạy trong tiết ôn tập môn tiếng anh hiện nay
Một tiết bài tập thông thường theo truyền thống sẽ được tiến hành qua một số bước
cụ thể sau đây:
+ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Hệ thống bài tập tự luận hoặc hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Các
câu trắc nghiệm có sắn trên sách (sách giáo khoa/ sách bài tập) hoặc được in trên
phiếu học tập, cũng có thể trình chiếu bằng phần mềm Power Point.
Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã được trang bị ở các tiết trước, hoặc hoàn
thành nhiệm vụ mà giáo viên đã giao về nhà.
+ Tiến trình dạy học: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành hoàn
thành nhiệm vụ học tập được giao thông qua các hoạt động: khởi động, hình thành
kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng. Học sinh có thể cá nhân, hoặc theo
nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao vào vở, hoặc trên phiếu học tập đã được
phát.
+

Học sinh xung phong, hoặc được chỉ định báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ học tập thông qua các hình thức: đọc đáp án lực chọn và giải thích lý do chọn
đáp án đó, lên bảng chữa bài, ….
+

Trong tiết kiểm tra, cá nhân học sinh thực hiện làm bài vào tờ bài làm, giáo

viên có thể đổi bài làm để học sinh đánh giá lẫn nhau, hoặc thu về nhà để chấm và
thông báo kết quả sau đó.
3.2 Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
*

Ưu điểm:

Phương pháp cũ này rất phổ biến, dễ tiến hành, áp dụng được trong mọi điều

kiện hoàn cảnh mà không cần hỗ trợ đến công nghệ thông tin và thiết bị dạy học bổ

8


trợ, hoặc những vùng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất
như máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh, máy tính bảng, ….
Giáo viên không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị cho một tiết bài tập hay ôn
tập.
Các bài tập được giáo viên cho học sinh chép, hoặc được in ra trên phiếu học
tập, học sinh có thể lưu giữ và nghiên cứu thêm ở nhà.
Dùng cho những tiết làm bài tập tự luận, yêu cầu thời gian nghiên cứu,
nghiền ngẫm lâu, hoặc yêu cầu cao về kỹ năng trình bày của học sinh.
Nếu kiểm tra bằng cách điền vào tờ đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan thì
giáo viên có thể đảo các câu hỏi, hoặc thay thế các câu hỏi có độ khó tương đương
nhau để đánh giá đúng, khách quan về năng lực của từng học sinh, tránh trường hợp
học sinh nhìn bài, quay cóp, ….
* Nhược điểm:
Không khí lớp học thường trầm, ít tạo ra hứng khởi và nhiệt tình của học
sinh.
Khi giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả, thường không đánh giá hết
được sản phẩm của tất cả các học sinh, hoặc nhóm học sinh trong lớp, từ đó đánh
giá khả năng của học sinh chưa có độ sâu và độ rộng.
Giáo viên mất nhiều thời gian để đánh giá xem kết quả của các nhóm hơn
kém nhau như thế nào về tốc độ, và kết quả cả một chuỗi quá trình.
Không phát huy hoặc ít phát huy được ưu thế của những vùng có điều kiện
kinh tế tốt, nơi mà cơ sở vật chất phục vụ học tập như máy tính kết nối Internet,
máy chiếu, máy tính bảng, điện thoại thông minh, ….đặc biệt trong xu thế hội nhập

và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay.

9


Tính cạnh tranh giữa cá nhân hoặc các nhóm học sinh không cao.
Trong bài kiểm tra: Giáo viên rất mất thời gian chấm bài kiểm tra, và chỉ
thích hợp đánh giá trên lớp, có mặt của giáo viên, còn không đánh giá đúng được
khi học sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ học tập.
4.GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
4.1Mô tả bản chất của giải pháp mới:
Kahoot – Công cụ hỗ trợ giảng dạy được sử dụng hơn 160 nước trên thế giới,
hơn 300.000 người sử dụng và được chọn sử dụng trong các hội thảo đào tạo quốc
tế uy tín. Kahoot giúp làm nổi bật nội dung bài giảng, biến lớp học thành sân chơi
hào hứng. Với Kahoot, bạn có thể sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau, trong
nhiều ngữ cảnh khác nhau từ lớp học ở trường, đào tạo doanh nghiệp, huấn luyện
nội bộ,… rất dễ dàng, hấp dẫn và hoàn toàn miễn phí.
Kahoot! Còn là một công cụ học tập dựa trên nền tảng trò chơi, được áp
dụng trong công nghệ giáo dục tại các trường học. Trò chơi được sử dụng ở đây là
những câu hỏi trắc nghiệm, không chỉ là những câu hỏi lý thuyết đơn thuần, người
dùng có, thể tích hợp thêm hình ảnh và video vào bài. Cũng có thể sử dụng để khảo
sát lấy ý kiến của những người tham gia.
Bản chất của Kahoot! là một website, vì thế, người học có thể trả lời những
câu hỏi thông qua trình duyệt web trên mọi thiết bị có kết nối Internet.
4.2 Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
Khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ và cạnh tranh lành mạnh… Kahoot!
với các thiết kế và tính năng hấp dẫn sẽ giúp các em có sự cạnh tranh một cách
công bằng về khả năng đưa ra câu hỏi nhanh nhất và nhiều nhất. Phát huy được tối
đa cơ sở vật chất được trang bị trong dạy học hiện tại như máy tính kết nối Internet,
máy chiếu, máy tính bảng, điện thoại thông minh.


10


Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt.
Hoàn toàn miễn phí.
Sử dụng kết quả để điều khiển các hoạt động. Giáo viên nên sử dụng các dữ liệu
như cách để tổ chức và hấp dẫn từng nhóm học sinh. Có thể cài đặt thời gian cho
từng câu hỏi.
Đánh giá mức độ nắm kiến thức Kahoot sẽ rất hiệu quả cho việc đánh giá những
kiến thức, kĩ năng, khái niệm mà học sinh đã học. Có thể tích hợp các hình ảnh
minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý,
tạo hứng khởi cho người học hơn
Không mất thời gian để phản hồi đến từng cá nhân học sinh, có thể biết chính
xác được những học sinh không có khả năng đưa ra câu trả lời.
Khởi động đầu giờ học. Giáo viên sử dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, ôn lại
những gì học sinh đã học buổi trước. Hoặc đánh giá kiến thức học sinh trước khi
bắt đầu bài học mới. Giáo viên sử dụng nó để thu được phản hồi toàn lớp học về
những kiến thức nền trước khi bắt đầu một nội dung mới.
Giáo viên cũng có thể sử dụng sau khi kết thúc giờ học hay kết thúc một hoạt
động. Đồng thời có thể khảo sát ý kiến của học sinh về một vấn đề nào đó.
Trong khi chờ đợi các người học đăng nhập vào hệ thống, giáo viên có thể mở
một video trên Youtube chạy trong nền của ứng dụng, video này có thể là một đoạn
phim vui nhộn hay đoạn phim mang nội dung liên quan đến chủ đề chuẩn bị kiểm
tra.
Sử dụng nó cho việc ôn tập cũng là một cách hiệu quả để học sinh tham gia tích
cực hơn. Giải thích sau mỗi câu hỏi, mỗi khi học sinh trả lời xong một câu hỏi hãy
yêu cầu học sinh giải thích về câu trả lời, tại sao câu trả lời đó là đúng hoặc sai.

11



Đặc biệt hiệu quả cho kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, kết quả hiện ra
ngay sau lượt kiểm tra. Xếp theo đúng thứ tự học sinh hoàn thành trước và kết quả
đúng nhất.
Có sẵn kho câu đố hay đã được chia sẻ từ cộng đồng Kahoot, do đó bạn dễ dàng
tìm hiểu và sử dụng thêm các câu đố khác.
Vào cuối bài, người học có thể cung cấp các thông tin phản hồi về bài kiểm tra
giúp giáo viên hoàn thiện hơn kho câu hỏi của mình.
Giáo viên có thể đặt lịch để học sinh hoàn thành bài tập về nhà, hoàn thành trên
Kahoot , từ xa hoàn toàn có thể giám sát quá trình làm bài và và kết quả làm bài
của học sinh.
4.3 Cách Sử dụng kahoot trong đổi mới phương pháp dạy học
4.3.1 Cách thiết lập tài khoản kahoot
Kahoot là công cụ hỗ trợ học tập miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi và
được sử dụng như một hệ thống lớp học tương tác.
Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết
bị: laptop, tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được.
Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trò chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều
lựa chọn với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và
nhanh chóng.

12


Đối với giáo viên:
Giáo viên cần đăng ký tài khoản Kahoot tại đại chỉ : />Sau đó chọn vai trò người cần đăng ký. Click vào ô “As a teacher” (Tôi là giáo
viên)

13



Đối với học sinh:
Sau khi giáo viên nhấn nút Classic (Chế độ chuẩn-cho từng người) hoặc
Teammode (Chế độ cho một nhóm), Kahoot sẽ cho biết số hiệu (game-pin) để
giáo viên thông báo cho người học.
Lúc này, người học sẽ truy cập vào website kahoot.it bằng bất kỳ thiết bị
nào có kết nối Internet, và nhập vào số hiệu (game-pin) rồi nick-name của mình mà
không cần đăng ký tài khoản.

14


4.3.2 Sử dụng Kahoot Xây dựng bộ câu hỏi
Trước hết giáo viên cần đăng nhập bằng cách truy cập vào trang Wed
, đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký, hoặc đăng nhập bằng
tài khoản Google.
Màn hình giao diện khi đăng nhập:

15


Nhấn Create → Tùy theo thể loại câu hỏi định soạn mà chọn Quiz (Câu đố),
Discussion (Thảo luận), hay Survey (Khảo sát)……
Quiz (Câu đố): Tạo một bài quiz với các câu hỏi để cả lớp cùng làm. Cách
này phù hợp để giúp cả lớp ôn lại những gì mình vừa thuyết trình xong, và để mọi
người hào hứng vào bài thuyết trình hơn (vì được chơi game và thi đua với nhau
xem ai trả lời đúng nhiều hơn).
Discussion (Thảo luận): Đặt ra một câu hỏi để cả lớp cùng thảo luận. Cách
này hợp để mở đầu bài thuyết trình. Các bạn có thể đưa ra một câu hỏi nhỏ cho cả

lớp, để mọi người suy nghĩ, tranh luận, xong rồi mình bắt đầu bài thuyết trình nhằm
đưa ra kết luận cho câu hỏi đó.
Survey (Khảo sát): Tạo một bảng khảo sát để xem ý kiến số đông là gì. Cách
này phù hợp trong lúc thuyết trình để cả lớp không bị nhàm chán vì bạn nói huyên
thuyên mà không cho người ta đóng góp ý kiến. Bạn tạo một bảng khảo sát liên
quan tới chủ đề bạn đang đề cập tới, sau đó bảo cả lớp vote rồi cho mọi người cùng
xem kết quả khảo sát.

16


Ví dụ: Tôi đã soạn bộ câu hỏi thể loại Quiz, chủ đề về Ôn tập tổng hợp
Điền các thông tin: Tên câu hỏi, chọn câu hỏi có điểm hay không, chọn thời
gian. Sau đó soạn các câu trả lời, đáp án, có thể thêm hoặc bớt số câu trả lời,
chọn hình ảnh đính kèm.

Nhấn nút Save & continue → thiết lập chỉnh sửa. Trong mỗi câu hỏi, giáo
viên có thể điều chỉnh thời gian, click đáp án và lựa chọn đúng, và ghi thêm phần
diễn giải cho câu trả lời sau mỗi câu hỏi đề học sinh hiểu rõ hơn. Cũng có thể
chèn thêm các hình ảnh, video minh họa từ nguồn file trên máy tính hoặc trên
trang Wed: Youtube,…..
Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi theo ý mình, thì giáo viên ấn và nút “done”
Khi đó giáo viên ấn “Edit it” nếu cần chỉnh sửa thêm
Ấn “test this kahoot” nếu muốn tổ chức trò chơi. Khi đó sẽ hiện ra một mã
pin để người học nhập vào và tiến hành trò chơi.
Ấn “Share it with others” nếu muốn chia sẻ nó ngay trên cộng đồng
Kahoot.

17



18


4.3.3 Sử dụng Kahoot trong tổ chức giảng dạy
Giáo viên chuẩn bị:
Giáo viên có thể chọn bộ câu hỏi do mình biên soạn (Tab My Kahoots) hoặc bộ
câu hỏi được chia sẻ từ cộng đồng (Tab Public Kahoots)
Ví dụ: Chọn MyKahoots → Chọn bộ câu hỏi Câu hỏi ôn tập → Nhấn nút Play

Thiết lập Cài đặt & Tùy chọn

19


Giáo viên nhấn nút Classic hoặc Team mode. Chọn tham số của bộ câu hỏi như có
hiện số hiệu game-pin không, có hiện ngẫu nhiên câu hỏi không, hiện ngẫu nhiên
câu trả lời không …

Kahoot sẽ cho biết số hiệu game-pin để giáo viên thông báo cho học sinh.

20


Sau khi các nhóm học sinh đã tiến hành đăng nhập, giáo viên tiến hành cho trò chơi
bắt đầu.

Câu hỏi sẽ hiện ra, cùng với các đáp án tương ứng, trên giao diện sẽ là các hình tam
giác , hoặc hình thoi, hình tròn, hoặc hình vuông. Màn hình hiển thị cả thời gian
còn lại của câu hỏi.


21


Màn hình của điện thoại hoặc máy tính của học sinh sẽ hiển thị như sau:

Học sinh đăng nhập: cá nhân học sinh hoặc các nhóm học sinh lần lượt
nhập mã game-pin → nickname (tên cá nhân, hoặc tên nhóm)
Sau đó, màn hình giao diện của giáo viên sẽ hiện đầy đủ tên các học sinh hoặc
nhóm học sinh.

22


Giáo viên có thể loại những người chơi có những tên đăng nhập không hợp
lệ ra khỏi trò chơi, điều này buộc người học phải tạo lại một tên đăng nhập phù
hợp thì mới được tham gia trò chơi.

Khi đã hoàn tất công việc chuẩn bị giáo viên sẽ nhất nút START để kích hoạt
các câu hỏi và người học sẽ sử dụng thiết bị của họ để trả lời. Sau mỗi câu hỏi,
điểm của các thành viên tham gia sẽ hiển thị ngay trên màn hình, tùy thuộc vào
mức độ đúng sai, hoặc là tốc độ trả lời của các thành viên tham gia.
Giáo viên cũng có thể lưu các kết quả này để sử dụng đánh giá sau này bằng
cách ấn và Get Results, sau đó ấn tiếp Save Results, ấn Direct Download (nếu
muốn lưu vào máy tính cá nhân, hoặc ấn Save to Drive nếu muốn lưu trên Drive

23


24



Hình ảnh File đã lưu
Giáo viên có thể sử dụng Kahoot trong ra bài tập về nhà cho học sinh như sau
Vẫn trên nền tảng các bài Kahoot đã chuẩn bị, giáo viên bằng cách đặt lịch
hẹn thời gian để học sinh làm bài về nhà vào 1 thời gian đã qui định sẵn trước theo
hướng dẫn sau đây.
B1: Mở My Kahoot, lựa chọn bộ câu hỏi cần yêu cầu học sinh về nhà làm.
B2: Ấn và phần Challenge (thử thách)
Khi các hộp thoại mở ra, chọn thời gian, rồi ấn Create, sau đó ấn Done, cho học
sinh ghi rõ thời gian và các mã pin đăng nhập để đến giờ tiến hành làm bài. Theo
đúng lịch hẹn, học sinh sẽ tiến hành làm bài ngay tại nhà thông qua tương tác trực
tuyến. Giáo viên hoàn toàn có thể giám sát theo dõi kết quả ngay tại nhà của mình,
rất đơn giản, nhẹ nhàng và có tính chính xác cao.
4.3.4 Một số nhược điểm, lưu ý và mẹo khắc phục nhược điểm trong sử dụng
Kahoot
a. Nhược điểm:
25


×