Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ việt nam sau 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN ÍCH CỎ MAY

DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN ÍCH CỎ MAY

DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986

LUẬN VĂN THẠC SĨNGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60220120

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.TRẦN THỊ SÂM

Thừa Thiên Huế, năm 2016

i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Học viên thực hiện

Nguyễn Ích Cỏ May

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế, Ban
chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy giáo,cô giáo trong nhà trường đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị
Sâm - người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã quan tâm,
động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.

Thừa Thiên Huế, năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Ích Cỏ May


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................1
A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
6. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................10
B. NỘI DUNG ..........................................................................................................11
CHƢƠNG 1: CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ VẤN ĐỀDIỄN NGÔN CHẤN
THƢƠNG .................................................................................................................11
1.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết nữ quyền ................................................11
1.1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền ..........................................................11
1.1.2. Những phạm trù nghiên cứu nữ quyền luận trong văn học ......................13
1.2. Diễn ngôn chấn thương - một phương diện cơ bản của thuyết nữ quyền ...........14
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học ....................................14
1.2.2. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới ........................17
1.3. Ảnh hưởng của nữ quyền luận đối với văn học nữ Việt Nam đương đại .............17
1.3.1. Những quan điểm mới về người phụ nữ sau 1986 ...................................18
1.3.2. Ảnh hưởng của nữ quyền Anh - Mỹ đối với tiểu thuyết nữ Việt Nam
đương đại ............................................................................................................20

CHƢƠNG 2:CÁC PHẠM TRÙ DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG
TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986 .........................................22
2.1. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu và tình dục..............................22
2.1.1. Diễn ngôn chấn thương và nếm trải giới tính...........................................22
2.1.2. Diễn ngôn chấn thương về trinh tiết và phẩm tiết ....................................27

1


2.2. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù hôn nhân ...............................................37
2.2.1. Diễn ngôn chấn thương do thất vọng trong hôn nhân ..............................37
2.2.2. Diễn ngôn chấn thương và những đối thoại nữ giới.................................46
2.3. Diễn ngôn chấn thương và tinh thần nữ quyền ...............................................47
2.3.1. Diễn ngôn chấn thương và kiếm tìm bản ngã nữ quyền ..........................47
2.3.2. Diễn ngôn chấn thương - sự khẳng định vị trí nữ giới .............................49
CHƢƠNG 3:DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ
VIỆT NAM SAU 1986 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆNTRẦN THUẬT VÀ GIỌNG
ĐIỆU .........................................................................................................................52
3.1. Diễn ngôn chấn thương nhìn từ phương diện trần thuật .................................52
3.1.1. Diễn ngôn chấn thương và tính chất tự thuật ...........................................52
3.1.2. Diễn ngôn chấn thương - sự đa dạng hóa ngôn ngữ.................................54
3.2. Diễn ngôn chấn thương - điểm nhìn nữ ..........................................................59
3.2.1. Sự phức hóa điểm nhìn về phạm trù tình yêu và tình dục ........................59
3.2.2. Sự phức hóa điểm nhìn về phạm trù hôn nhân - gia đình ........................62
3.3. Diễn ngôn chấn thương và sự phức hóa các giọng điệu .................................63
3.3.1. Giọng điệu triết lí trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại ...................63
3.3.2. Giọng điệu hoài niệm, xót xa trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại........67
C. KẾT LUẬN .........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC


2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Diễn ngôn chấn thương là một phương diện quan trọng của trần thuật học,
bởilà một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự. Trong đó, trần
thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại.Đặc biệt,
cần phải ghi nhận vai trò của diễn ngôn chấn thương, nó đã góp phần tạo nên diện
mạo và xu hướng nghiên cứu của trần thuật học.
Mặt khác diễn ngôn chấn thương cũng là một phương diện rất quan trọng thể
hiện của nữ quyền. Bởi trong đó thế giới nội tâm của con người được lột tả, đặc biệt
là nữ giới. Trong văn học Việt Nam cũng như thế giới hình tượng người phụ nữ vốn
xuất hiện từ lâu nhưng được nhìn nhận dưới con mắt của nam giới.
Đặc biệt, từ nửa sau những năm 80 sự đổi mới tư duy cùng với sự xuất hiện
của cái tôi cá nhân thế giới tiểu thuyết không hề “đóng băng” mà vẫn khẳng định vị
thế của mình. Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam vì vậy đã tạo
nên tiền đề cơ bản để nhà văn đi sâu vào khai thác những khía cạnh về giới. Trên cơ
sở đó, văn học nữ quyền đã thực sự tạo ra dấu ấn của riêng mình từ hình thức đến
nội dung. Quan sát văn học sau đổi mới, chúng ta nhận thấy một loạt cây bút nữ
xuất hiện không ngừng sáng tạo và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, theo
sát những thay đổi của đời sống xã hội và con người đương đại. Ngay từ nhan đề
của những tác phẩm như: Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan), Gia đình bé mọn (Dạ
Ngân),Xuân Từ Chiều (Y Ban), T mất tích (Thuận)… Độc giả đã cảm nhận được
phần nào nỗi đau cũng như khát vọng của người phụ nữ. Thông qua tuyến nhân vật
nữ các nhà văn đã thẳng thắn nói lên tiếng nói bình quyền với một khát vọng tự cởi
trói, chứng tỏ mình không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”. Thế nhưng,
vẫn có một số người chưa quan tâm đúng mức, thậm chí không quan tâm.
Với tâm thế cũng như ý nghĩa thực tiễn như trên, chúng tôi đã chọn vấn đề

“Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986” làm đề tài luận
văn thạc sĩ văn học, chuyên nghành lý luận văn học.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khi tiến hành đề tài“Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt
Nam sau 1986” chúng tôi đã tiếp cận được những nguồn tư liệu vừa phong phú về
hình thức, vừa đa dạng về nội dung, vừa đa chiều về quan điểm của giới nghiên cứu
trong và ngoài nước. Để thuận tiện cho việc nhận xét, chúng tôi trình bày theo hai
nguồn tư liệu trong nước và ngoài nước.
2.1. Nguồn tư liệu nước ngoài
Bước vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến sự trỗi
dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa nữ quyền. Có thể khẳng định, việc nghiên cứu nữ
quyền được các học giả nước ngoài tiếp cận một cách nhanh chóng, đa chiều và có
tính hệ thống.
Từ những năm 1970, ở những nước phương Tây như Anh, Mỹ, Pháp…
phong trào nữ quyền đã hình thành một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Đầu tiên là
khuynh hướng nữ quyền luận Anh -Mỹ.
Được manh nha từ cuối thế kỷ XIX, nữ quyền luận Anh – Mỹ dấy lên thành
trào lưu gây ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình
đẳng của phụ nữ, đòi hỏi mở ra một không gian xã hội rộng lớn hơn để người phụ
nữ được can dự. Những định kiến xã hội về phụ nữ vốn thống trị nhận thức xã hội
dần dần được thay đổi. Những vấn đề quan trọng của phụ nữ dần được quan tâm và
chú trọng.
Trước hết, trong quá trình tiếp xúc với các nguồn tư liệu nước ngoài phải kể
đến công trình Căn phòng riêng (1929) của Virginia Woolf, là tập hợp từ hai bài
giảng của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College. Công
trình này không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng

không đơn thuần phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ mà nó đặt ra
một câu hỏi: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tác nên những tác phẩm tầm vóc như
của Shakespeare không? Đó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng
lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Đây
được xem là công trình đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền.

4


Trong Cuốn sổ tay vàng (The Golden Notebook, 1962), Doris Lessing tập trung
nghiên cứu đào sâu vào thế giới suy tư, xúc cảm của phụ nữ với sự chân thực, mạnh
bạo, tường tận ở nhiều khía cạnh như tình dục, làm mẹ, công việc hay cả những góc
nhìn về nam giới. Công trình này được đánh giá là ngọn cờ quan niệm của thế kỷ 20 về
mối quan hệ giữa nam và nữ.
Trong khi đó công trình Bí ẩn nữ tính lần đầu tiên ra đời vào năm 1963 đã tiếp
thêm năng lượng cho sự trỗi dậy của phong trào nữ quyền bằng mô tả “vấn đề không
tên”: những niềm tin và thể chế âm ỉ, những thứ đã hủy hoại niềm tin về khả năng tri
thức của phụ nữ và giữ họ ở nhà. Viết vào thời mà phụ nữ trung bình kết hôn lần đầu
ở tuổi thiếu niên và 60% nữ sinh đại học bỏ học để kết hôn - hoặc để ngăn mình khỏi
trở nên ế ẩm - Betty Frieden đã bắt được những bực bội khát khao bị ngăn trở của
một thế hệ và cho phụ nữ thấy họ có thể giành lại đời mình như thế nào.
Năm 1979, cuốn Sổ tay các khuynh hướng tiếp cận văn học (A Handbook of
Critical Approaches to Literature) của các tác giả Wilfred L.Guerin, Earle Labor,
Morgan do nhà xuất bản Oxford ấn hành được coi là công trình nghiên cứu có giá
trị văn học cao. Công trình đã trình bày cụ thể và chi tiết về khuynh hướng phê bình
nữ quyền trên các khía cạnh: khái niệm phê bình nữ quyền, các khuynh hướng trọng
yếu của phê bình nữ quyền, mối quan hệ giữa phê bình nữ quyền và những nghiên
cứu về giới, những vấn đề đáng chú ý và các giới hạn của nữ quyền.
Năm 1985, trong công trình Lý thuyết phê bình nữ quyền mới, Elaine Showalter
đã tập hợp toàn bộ các bài tiểu luận và các bài nghiên cứu theo hướng phê bình nữ quyền

qua ba phần cụ thể.Đặc biệt, cuốn sách này đã liệt kê hơn 300 công trình nghiên cứu có
giá trị trong lĩnh vực phê bình nữ quyền trên thế giới.
Năm 1986, Robert Con Davis (Mỹ) đã tuyển chọn Những bài nghiên cứu
quan trọng về các trường phái phê bình văn học hiện đại. Trong cuốn này, những
bài viết có nội dung nữ quyền được đưa vào phần biện chứng giới.
Từ điển thuật ngữ phê bình và thuật ngữ văn học xuất bản năm 1990, tái bản
lần thứ hai có chỉnh sửa, bổ sung vào năm 2003, đã trình bày khá kĩ lưỡng về khái
niệm và các đặc trưng cơ bản của lí thuyết nữ quyền, so sánh phê bình nữ quyền với
phê bình giới.

5


Ở Anh - Mỹ khuynh hướng nữ quyền đã bám rễ chắc chắn. Ở Pháp, theo phân
chia của tác giả Trần Huyền Sâm, có thể khái lược thành ba làn sóng:“Lànsóng nữ
quyền thứ nhất: khoảng từ thế kỷXVIII đến nửa đầu thế kỷ XX,mặc dầu đã manh
nha từ trước. Giai đoạn này hướng đến mục đích đòi quyền bình đẳng giới trên các
phương diện: chính trị, xã hội, hôn nhân gia đình. Cuộc cách mạng Pháp là cơ hội để
phụ nữ tỏ rõ vị trí của mình trong xã hội nói chung và trong giai cấp nói riêng.
Làn sóng nữ quyền thứ hai:khoảng từ giữa thế kỷ XX nhưng sôi nổi nhất là
thập niên 60,70. Có thể kể đến những gương mặt tiêu biểu như Francoise sagan,
Gisèle Halimi, Antoinette Fouque, Catherine Deneuve, đặc biệt làSimone de
Beauvoir. Với giới thứ hai (Le Deuxième sexe), Simone de Beauvoir đã làm bùng
cháy phong trào đấu tranh nữ quyền, tạo một làn sóng vĩ mô trên toàn nhân loại.
Phong trào này đã tác động căn bản đến sự thay đổi cấu trúc xã hội theo hướng bình
đẳng giới.
Làn sóng nữ quyền thứ ba (khoảng thập niên 1980 đến nay). Phong trào nữ
quyền đã mở rộng ở tầm vĩ mô, nội dung đấu tranh không chỉ dừng lại ở các
phương diện như chống lạm dụng và xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, còn hướng
đến vấn đề: Chống phân biệt chủng tộc, phân biệt đồng giới. Đặc biệt giai đoạn này

hình thành khuynh hướng phê bình nữ quyền - một hiện tượng hấp thu rộng rãi lý
thuyết hậu hiện đại. Mục đích của phê bình nữ quyền là giải cấu trúc những quan
điểm cực đoan của nhà triết học phân tâm, đặc biệt là chủ nghĩa tôn sùng dương
vật” [45, tr.19].
Nếu ở các nước phương Tây, khuynh hướng nữ quyền đã sớm diễn ra sôi nổi
ngay từ nửa cuối thế kỉ trước thì ở Việt Nam cho tới thời điểm này, đây là một
hướng đi chưa thực sự được chú ý. Các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu một số nội dung liên quan đến sáng tác của những cây bút nữ chứ chưa tiếp
cận tác phẩm dưới góc nhìn nữ quyền luận. Tuy nhiên trong khi nhận định về những
sáng tác của những cây bút nữ, các nhà nghiên cứu cũng đã chạm đến một số vấn đề
có liên quan đến nữ quyền luận.
Trong quá trình tiếp xúc các công trình nghiên cứu nước ngoài như được
trình bày ở trên, phản ánh hay nhận định những vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Ưu

6


điểm của nguồn tư liệu này là phong phú và đa dạng. Mặc dù nguồn tài liệu của các
tác giả nước ngoài đã chuyển dịch sang tài liệu tiếng Việt nhưng cũng không tránh
khỏi việc người đọc phụ thuộc vào bản dịch.
2.2. Nguồn tư liệu trong nước
Nghiên cứu nữ quyền ở trong nước cũng nhanh chóng phát triển. Sự quan
tâm của giới nghiên cứu trongnước đối với nữ quyền thể hiện qua số lượng công
trình cũng như sự đa dạng về góc độ tiếp cận. Người viết đã tiếp cận được những
nguồn tư liệu vừa phong phú về hình thức, vừa đa dạng về nội dung, vừa đa chiều
trong quan điểm nghiên cứu.
Hoàng Bá Thịnh dưới góc nhìn xã hội học về giới. Ông đã tổng hợp mang
tính khái quát về giới, lý thuyết phát triển và vai trò của phụ nữ trong phát triển, đặc
biệt là sơ lược về phong trào nữ quyền và lý thuyết nữ quyền. Từ việc phân tích,
tổng hợp các vấn đề cơ bản về giới, nhà nghiên cứu đã đặt ra những yêu cầu cần

giải phóng như: bất bình đẳng, bình đẳng giới và công bằnggiới, giữ gìn bản sắc
giới, đặt giới trong các mối quan hệ với giáo dục, lao động, quản lý hay sức khỏe,
gia đình.
Năm 2006, trong bài viết tham dự hội thảo quốc tế về văn học tại viện văn
học có nhan đề Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt nam
đương đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã giới thiệu khái quát về vấn đề
phái tính trong văn học Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những khoảng trống trong phê
bình nữ quyền ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Hồ Khánh Vân trường Đại học khoa học Xã
hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh với đề tài Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên
cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay là
một công trình khoa học nghiêm túc, có giá trị. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu sử dụng
lí thuyết phê bình nữ quyền để nghiên cứu tác phẩm truyện ngắn, kí ít đề cập đến
tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết thế kỉ XXI.
Công trìnhPhụ nữ và giới(2010) của Bùi Thị Tỉnh đã khái quát những vấn đề
về giới và vấn đề nữ quyền. Công trình này thể hiện những quan điểm về giới và con
đường giải phóng phụ nữ trên lập trường triết học hiện sinh của Simone de Beauvoir.

7


Liên quan chặt chẽ đến các vấn đề nữ quyền là các bài viết nghiên cứu về các
trào lưu nữ quyền, các xu hướng văn học nữ quyền, về sự khác biệt giữa đàn ông và
đàn bà dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như đặc điểm sinh sản, quan niệm
trinh tiết, tính dục, tư duy… Các vấn đề này được đề cập trong các công trình
nghiên cứu của giới học giả trong nước, chẳng hạn như Trần Huyền Sâm “Siêu lý
đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới”(tạp chí Hồn Việt), Lý Lan “Phê bình văn học nữ
quyền”(tạpchí Tiasáng). Những công trình trên với cách tiếp cận đa diện đã tái hiện
khá đầy đủ vấn đề nữ quyền.
Công trình Nữ quyền luận ở Phápvà tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại

(2016)của Trần Huyền Sâm. Trong công trình này tác giả đã giới thiệu một số chân
dung tiêu tiểu của khuynh hướng phê bình nữ quyền ở Pháp. Đồng thời, tác giả đã
giải quyết vấn đề nữ tính và nhân quyền. Đặc biệt, tác giả đã dành hơn phân nửa
cuốn sách để khảo sát, bàn bạc đến hàng loạt vấn đề trong sáng tác của các nhà văn
nữ Việt Nam đương đại. Văn học nữ quyền Việt Nam phát triển khá khiêm tốn so
với trường quốc tế. Tuy nhiên nhìn trong mối tương quan văn hóa, các nhà văn đào
sâu sáng tác bằng cách lộ diện những điều thầm kín như: “ẩn ức tính dục nữ, phạm
trù trinh tiết, nỗi đau chối bỏ thân thể trong việc nạo thai” đã có thể tinh thần nữ
quyền trong văn học Việt Nam đương đại đã có những bước tiến dài. Đây là cơ sở
lý thuyết quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài.
Ở trong nước, số lượng công trình nghiên cứu về nữ quyền không ngừng
tăng lên, ngày càng phong phú về nội dung và đa dạng về cách tiếp cận. Điểm qua
một số công trình nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng, lí thuyết nữ quyền đã được
giới thiệu và vận dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Điều dễ dàng nhận thấy
về giá trị của nguồn tư liệu này là được xử lý, nguồn gốc rõ ràng, có tính chính xác
cao, trong đó có những nguồn tư liệu gốc rất có giá trị. Tuy nhiên trong giới hạn
khảo sát, với chừng ấy công trình cũng như giới hạn và điểm dừng của nó, chúng ta
có thể khẳng định rằng cho tới thời điểm này, số lượng các công trình tiếp cận dưới
góc nhìn nữ quyền luận còn rất hạn chế. Đây chính là hướng mở cho những đề tài
nghiên cứu mới có nhiều triển vọng, hứa hẹn mang đến những phát hiện mới mẻ.
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, các công trình trong và ngoài nước là

8


nguồntư liệu hết sức quý giá đối vớichúng tôi, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu về
diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt nam sau 1986.
Qua khảo sát chủ quan của chúng tôi, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ
thể về diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết
nữ Việt Nam sau 1986”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các tác phẩm của
Nguyễn Quỳnh Trang, Đoàn Lê, Võ Thị Xuân Hà, Bích Ngân, Y Ban, Thùy
Dương,Thuận, Lê Minh Hà, Lý Lan, Dạ Ngân, Trần Thu Trang, Phong Điệp. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ liên hệ một số tác phẩm nước ngoài
để đối chiếu, so sánh tính tương đồng và dị biệt về vấn đề diễn ngôn chấn thương
của nữ giới.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi vận dụng những phương pháp nghiên
cứu sau đây:
4.1.Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Chúng tôi tiếp cận văn bản từ yếu tố đến hệ thống. Bằng thao tác phân tích,
hệ thống hóa những quan điểm về diễn ngôn chấn thương và nữ quyền, chúng tôi đi
đến làm rõ phạm trù diễn ngôn chấn thương trong các tác phẩm văn học nữ Việt
Nam sau 1986.
4.2.Phương pháp tiểu sử
Vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm làm rõ vấn đề khi tìm hiểu khuynh
hướng tự truyện như một nét đặc trưng của lối viết nữ trong tiểu thuyết nữ Việt
Nam sau 1986.
4.3.Phương pháp liên nghành
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phương pháp liên ngành làm
cơ sở cho đề tài luận văn. Chúng tôi có sử dụng những kiến thức lịch sử, triết học,

9


phân tâm học, xã hội học để giải mã tác phẩm. Phương pháp liên ngành sẽ giúp

chúng tôi giải mã bản chất tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm, tiến tới việc phân tích
những sáng tác của các nhà văn nữ sau 1986.
5.Đóng góp của luận văn
Từ việc kế thừa những kết quả của các công trình trong và ngoài nước, qua
phân tích luận giải vấn đề một cách độc lập, luận văn dự kiếnsẽ có những đóng góp
sau đây:
- Hệ thống một cách cơ bản diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ.
- Góp phần bình đẳng giới từ góc nhìn văn học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm những
chương sau:
CHƢƠNG 1.Chủ nghĩa nữ quyền và vấn đề diễn ngôn chấn thương.
CHƢƠNG 2.Các phạm trùdiễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ
sau 1986.
CHƢƠNG 3.Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau
1986 nhìn từ phương diện trần thuật và giọng điệu.

10


B.NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ VẤN ĐỀ
DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG
1.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết nữ quyền
1.1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền
Phong trào của nữ quyền đã chứng minh về quyền của phụ nữ. Giai đoạn này
phản đối xác lập nữ tính của tác giả nam. Bởi vì, nữ giới thường sống ngoài lề cuộc
sống nam giới, họ không nắm bắt thế giới này dưới gương mặt phổ quát của nó, mà
là thông qua một cách nhìn đặc biệt. Đối với họ thế giới ấy là cội nguồn cảm giác và

cảm xúc. Nhưng muốn không để mình chìm đắm trong hư vô một cuộc sống nội
tâm, muốn tự khẳng định mình, muốn tạo nên một thế giới khác thì họ cần phải tự
bộc lộ. Nhà văn nữ lúc này được coi là người có lý trí đạo đức nhân hậu phản đề
của thói ủy mị giả tạo.Bản chất về giới tính được kiến tạo như một lợi thế: viết và
nghĩ không thể vượt khỏi thân xác và không thể loại phụ nữ ra khỏi vị trí xã hội.
Ngày nay tác giả nữ có những khái niệm gợi mở về cách suy nghĩ lùi thông qua
người mẹ về ý kiến của đàn bà.
Chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập
niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ
quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát
triển mới, phê phán gay gắt nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề
của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng
nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái
khác”, lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định
nghĩa được chính mình.
Bên cạnh đó những đặc tính về nữ giới như: tuổi dậy thì, tình yêu, tình dục
cuối cùng tiến đến giải phóng phụ nữ. Những điều này đã trói buộc phụ nữ vào hình
mẫu lý tưởng bất khả thi bằng cách chối bỏ cá nhân và vị thế của mọi loại phụ nữ.

11


Đồng thời nó khiến cho phụ nữ mang gánh nặng của trách nhiệm và sự tồn tại. Xét
về mặt sinh học và lịch sử phụ nữ có những thiên chức mà nam giới không hề có
như mang thai, nuôi con, có kinh nguyệt góp phần tạo nên vị thế khác biệt rõ rệt của
người phụ nữ. Tuy nhiên sự giới hạn tầm ảnh hưởng của phụ nữ là cực kì quan
trọng; cơ chế của người phụ nữ là một trong những yếu tố tạo nên vị thế của người
phụ nữ trong thế giới này. Những yếu tố đó không đủ để trả lời câu hỏi tại sao phụ
nữ là giới thứ hai. Phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và có khả năng lựa
chọn nâng cao vị thế của mình lên. Phụ nữ cần giải phóng mình và phục hồi hướng

đi tự do, tự hào về bản thân mình, trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động
giống như nam giới. Đồng thời phải đặt ra những đòi hỏi xã hội trong mục tiêu
hướng đến bình đẳng nam nữ, giải phóng nam nữ. Với những luồng tư tưởng mới
khuấy động ý thức vươn lên của người phụ nữ.
Thập niên 1980 đến 1990 đây là giai đoạn quan trọng hình thành và phát
triển những vấn đề chủ yếu của chủ nghĩa nữ quyền. Dựa vào sự hình thành và phát
triển có thể hình dung diện mạo của văn học nữ quyền theo tuyến thời gian. Những
tác giả khác tìm kiếm định nghĩa văn học nữ quyền từ những cách tiếp cận khác
nhau.Mary Eagleton trong quyển Lý thuyết văn học nữ quyền (Blackwell Publishing
1996) khảo sát mối quan hệ giữa phụ nữ và tái tạo văn chương giữa nữ giới và thể
loại xác định ý nghĩa văn chương nữ, nhận diện một truyền thống văn chương nữ.
Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều giác độ khác nhau, với
những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin
chung. Đó là tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả
bản sắc của nữ giới -thường được gọi là nữ tính -không phải là những gì tất định và
bất biến. Cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ
quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy
dương vật. Văn chương cũng là một loại vũ khí quan trọng trong công cuộc giải
phóng phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ phải dùng cây bút để đấu tranh tư tưởng, giải phóng
chính mình và giải phóng cho nữ giới nói chung. Nhiệm vụ của các cây bút nữ
không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng
xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới. Từ đó, thiết lập nên những điển phạm

12


riêng và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá
các hiện tượng văn học.
1.1.2.Những phạm trù nghiên cứu nữ quyền luận trong văn học
Văn học được xem là tiếng nói của tâm hồn, nếu có con đường đi tới tâm hồn

ngắn nhất thì đó là văn học, nhất là đối với phụ nữ họ phải chịu nhiều thiệt thòi
trong cuộc sống, các nhà văn nữ tìm đến con đường văn học không chỉ để bày tỏ
những tâm tư tình cảm của mình và mong nhận được sự đồng cảm, mà đối với họ
văn học còn là con đường đểđi đến đấu tranh đòi bình đẳng về giới.
Hiện nay, nghiên cứu văn học từ cái nhìn của phê bình nữ quyền, hay rộng
hơn là từ cái nhìn về giới đang dần thu hút sự quan tâm của những người làm công
tác văn học ở Việt Nam. Bước đầu, chúng ta đã có một số thành tựu cụ thể, từ
những bài viết có dung lượng nhỏ đến các công trình nghiên cứu có phần công phu,
dày dặn. Tuy nhiên, có một số khái niệm cơ bản nằm trong phạm vi của khuynh
hướng nghiên cứu, phê bình này vẫn còn bị sử dụng lẫn lộn, theo cảm tính chứ chưa
được xác lập và phân biệt một cách rạch ròi, khoa học, đặc biệt là hai khái niệm
trung tâm: phái tính và giới tính.
Khi người phụ nữ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của các nghành
khoa học, thì vào khoảng những năm 1970, khái niệm giới tính được đưa vào sử
dụng như một thuật ngữ chỉ sự khác biệt của từng giới do quy định của văn hóa.
Khái niệm phái tính dựa trên đặc điểm thuần sinh học của cơ thể con người còn khái
niệm giới tính dựa trên cấu trúc văn hóa - xã hội. Những phạm trù nghiên cứu nữ
quyền luận trong văn học đều xác định đối tượng trọng tâm là người phụ nữ từ chức
năng sinh sản, nuôi dưỡng con cái đến xác lập vai trò và địa vị của người phụ nữ
trong quan hệ hôn nhân.
Khái niệm nữ quyền gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức
về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ
quyền lợi về chính trị và xã hội về người phụ nữ. Thông qua sự đấu tranh, giới nữ đòi
lại những lợi ích chính đáng đặc biệt là sự bình đẳng với nam giới. Elaine Showalter
phân chia thành các khái niệm văn học: văn học nữ tính, văn học nữ quyền và văn học
nữ. Dựa trên ý thức về nữ giới theo tiến trình lịch sử, quan niệm lịch sử phát triển của

13



văn học nữ như là lịch sử phát triển của ý thức hệ, gắn chặt với sự chuyển đổi trong ý
thức về vai trò, vị trí của bản thân đối với xã hội của người phụ nữ.
1.2. Diễn ngôn chấn thƣơng -một phƣơng diện cơ bản của thuyết nữ quyền
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học
Thời gian gần đây, khái niệm diễn ngôn được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều
phương diện đặc biệt trong đó có lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Diễn ngôn là khái niệm nhiều nghĩa do các nhà cấu trúc luận A.J.Greimas và
J.Courtes đưa ra trong Từ điển giải thích lý luận ngôn ngữ của hai ông.
“Diễn ngôn được lý giải như một quá trình ký hiệu học, được thực hiện ở
những dạng thức thực tiễn diễn ngôn khác nhau. Khi nói đến diễn ngôn thì trước
tiên người ta muốn nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ
chức hoạt động ngôn từ. Chẳng hạn J.C.Coquet gọi diễn ngôn là sự gắn kết các
cấu trúc nghĩa vốn có những quy tắc tổ hợp và biến đổi riêng. Do vậy đôi khi
người ta dung diễn ngôn như một khái niệm gần với phong cách, ví dụ “diễn
ngôn văn học”, “diễn ngôn khoa học” của phạm vi tri thức khác nhau: triết học,
tư duy khoa học tự nhiên cho đến tận biệt ngữ - phong cách cá nhân nhà văn. Ở
trần thuật học người ta phân biệt giữa các cấp độ diễn ngôn trên đó hoạt động
những bậc trần thuật được ghi nhận bằng văn tự trong văn bản tác phẩm: tác giả
hiển thị, độc giả hiển thị, nhân vật kể chuyện,v.v.. và các cập độ giao tiếp trừu
tượng, hoạt động trên đó là tác giả ẩn tàng, độc giả ẩn tàng, người trần thuật
trong trần thuật phi cá nhân”[26, tr.156].
Bên cạnh đó diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không nằm gọn trong
bất kì một văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa ở nhiều văn bản khác nhau. Diễn ngôn là
khi tác giả làm cho chúng ta thấy được những dự định, những chủ kiến của họ. Mỗi
giai đoạn lịch sử văn hóa có một quy ước diễn ngôn nhất định. Chỉ trong những quy
ước và chuẩn mực mọi người đặt ra diễn ngôn mới được hình thành và vận hành.
Diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng nhất định. Diễn
ngôn là cấu trúc biểu nghĩa. Nó có tầng bậc của nó. Nó được tạo thành từ các các
cặp đối lập cơ bản.
Diễn ngôn còn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới,


14


về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ. Do
đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Diễn ngôn là hiện tượng tư
tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân
tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Ngoài diễn ngôn mọi tư
tưởng không tồn tại. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu tư tưởng. Không
phải tư tưởng trong dạng lý thuyết thuần túy mà tư tưởng ở dạng thực tiễn.
Theo bản dịch của Hải ngọc trong hai công trình của Amos Goldberg và Cathy
Caruth “Chấn thương” vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.
Chấn thương chia làm hai dạng là chấn thương thể xác và chấn thương tinh thần.
Chấn thương về mặt thể xác là thương tổn một bộ phận cơ thể do tác động khách
quan bên ngoài. Chấn thương về mặt tinh thần là trạng thái đau đớn tuyệt vọng,
vỡmộng của con người tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu khi gặp một cú sốc về tâm
lí, để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn nổi. Chấn thương trong văn học
không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết
thương tinh thần tái diễn, chúng xuất hiện như một chuỗi sự kiện đau khổ mà người ta
không có khả năng kiểm soát được.
Lý thuyết về chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng
của thế giới. Tiêu biểu là thảm họa khủng bố và hủy diệt người Do Thái của phátxít
Đức. Đây là một trong những tấm thảm kịch lớn nhất của nhân loại, là trận bom
nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Người
nghiên cứu về chấn thương là S.Freud. Ông đã phác thảo nhiều luận điểm về chấn
thương và kinh nghiệm chấn thương. Ông dùng văn học để mô tả kinh nghiệm chấn
thương vì cho rằng văn học chú ý đến mối quan hệ phức tạp giữa sự biết và không
biết. Những trang miêu tả chấn thương có sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Chấn thương không đơn thuần chỉ thể hiện mức độ dữ dội, khốc liệt của sự
rung động mà còn tác động của chính bản chất khó hiểu của nó. Chấn thương kháng

cự lại mọi cách hiểu đơn giản về nó. Câu chuyện về chấn thương là một câu chuyện
về một thứ kinh nghiệm đến muộn, kinh nghiệm chấn thương. Đó là chứng nhân về
sự tác động vô hạn của chấn thương lên cuộc đời. Chấn thương hoặc là đẩy con
người đối mặt với cái chết, hoặc tồn tại trong trạng thái khổ sở ngấm ngầm, dai

15


dẳng và liên tục tái diễn vết thương trong phần đời còn lại. Ngôn ngữ chấn thương
là cả một sự chịu đựng câm lặng liên tục tái diễn. Cho nên việc viết về câu chuyện
chấn thương không chỉ có ý nghĩ miêu tả lại cuộc đời người viết mà nó còn là câu
chuyện thực sự cho phép cuộc đời khả dụng.
Diễn ngôn chấn thương trong văn học là diễn ngôn về những con người
mang nỗi đau, mất mát. Đó là một khuynh hướng diễn ngôn đặc trưng của tiểu
thuyết đương đại. Có thể nói sự chuyển đổi tinh thần hi sinh tuyệt đối sang sự thức
tỉnh ý thức nhân văn sâu sắc trong thời đại hiện nay chính là cội nguồn quan trọng
để làm nảy sinh khuynh hướng diễn ngôn chấn thương. Đó là những tiếng nói đầy
tủi hờn, uất nghẹn của những con người bé nhỏ. Họ chính là chủ thể của những diễn
ngôn chấn thương.
Trong văn học Việt Nam, mầm mống ban đầu của loại văn chương chấn
thương đã được hình thành từ thể ngâm khúc. Đó là tiếng lòng của người phụ nữ khi
chồng đi chinh chiến ở sa trường, là cảnh người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trong căn
phòng trống, đau đớn trước sự mỏng manh của hạnh phúc lứa đôi trong chiến tranh.
Từ đây trong văn học đã bắt đầu xuất hiện con người bị chấn thương. Trong văn
xuôi tự sự hiện đại, các dấu hiệu của văn học chấn thương đã hình thành dưới
những cái tôi bị chấn thương tự động lên tiếng. Trần thuật lúc này chính là hình
thức lặp lại chấn thương nguyên thủy. Một cách khác viết về chấn thương chính là
viết lại lịch sử hình thành vết thương và do đó nó gắn liền với hành động tự thuật,
trần thuật.
Thế kỷ XX thật nhiều biến động nhất là cuộc chiến kéo dài suốt ba mươi

năm với bao nhiêu mất mát, tan vỡ, hủy diệt đã để lại nhiều di chứng nặng nề. Vết
thương khó lên miệng nhất trong những thương tổn mà lịch sử để lại là những ám
ảnh hãi hung về sự hủy diệt kinh hoàng của chiến tranh. Một dòng văn học chấn
thương đã dần dần hình thành, tất nhiên ở những mức độ khác nhau. Trong dòng
văn chương đang ngày càng hiện đủ hình hài đó đang có xu hướng phát triển và
vươn xa. Những vết thương từ quá khứ chưa chịu buông tha, vẫn bướng bỉnh đeo
bám tạo nên những nỗi đau nhức nhối, bất ổn trong cuộc sống hiện tại. Văn học
chấn thương không chỉ là nơi lưu giữ những kí ức buồn đau mà nó còn thức tỉnh

16


nhận thức của con người.
1.2.2.Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới
Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới với chủ thể là người phụ nữ
cũng chính là chủ thể của diễn ngôn chấn thương. Cuộc đời của những nữ nhân vật
luôn đa đoan, không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan
tác, chia lìa, không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa, ngay ngắn. Dường như hầu
hết tiểu thuyết nữ sau 1986 đều viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám
ảnh về cái tàn lụi, tan rã. Đàn bà trong thế giới của các tác giả nữ là những nhân vật
không hoàn toàn tích cực. Họ dường như không làm chủ được cuộc đời mình mà
như những con rối dưới bàn tay của những người đàn ông trong xã hội đầy phong
ba. Nỗi bất hạnh cao nhất của họ là “chối bỏthân thể”.“Nạo thai cũng có nghĩa là
chối bỏ một phần thân thể của người mẹ. Đó là nỗi đau cả thân xác lẫn tâm
hồn”[45, tr.233].
Đàn bà không phải là đàn bà, thiên chức của họ đã bị hủy hoại, triệt tiêu bởi
chính những tác động của xã hội. Có thể nói, qua những nhân vật nữ bị sang chấn
về mặt tinh thần, mức tố cáo xã hội, phủ nhận xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế
họ càng đào sâu vào những chấn thương bằng con mắt của những con người bị chấn
thương để thể hiện những mặt trái, những khuất lấp trong thế giới nội tâm nữ giới

mà từ trước đến nay ít ai chạm tới được. Nó tô đậm những đau thương, mất
mát,những hoang mang đến nặng nề. Diễn ngôn chấn thương đã chạm đến những
tầng sâu của bản năng giới.
Hầu hết, trong các tác phẩm, nhân vật nữ vừa là chủ thể diễn ngôn, vừa là
chủ thể hành động. Thông thường họ luôn hướng đến một thế giới thế tục của đàn
bà. Tuy nhiên diễn ngôn chấn thương trong văn học được biểu hiện rõ nhất là do
người đàn ông trực tiếp gây nên đối với người đàn bà. Hầu hết các nhân vật nữ đều
bị chấn thương bởi những người đàn ông vô trách nhiệm. Đó có thể là người cha,
người chồng, người tìnhvà đôi khi là người đàn ông thoáng qua trong cuộc đời họ.
Chính những người đàn ông đó đã biến cuộc đời người đàn bà trở nên đau khổ, bất
hạnh.Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới là hình thức phê phán đàn ông
một cách sâu cay nhất.
1.3. Ảnh hƣởng của nữ quyền luận đối với văn học nữ Việt Nam đƣơng đại

17


1.3.1.Những quan điểm mới về người phụ nữ sau 1986
Trong tiểu thuyết, các nhân vật nữđược lựa chọn đều là những người phụ nữ
có ý thức cá nhân sâu sắc và luônkhao khát khẳng định mình, kiếm tìm hạnh
phúc.Nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn học lúc này là tinh thần nhân
bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Với ưu thế đặc biệt củathể loại tiểu thuyết, các
nhà văn nữ với một trái tim đa cảm, với một tầmnhạy bén rất riêng đã nhanh chóng
nắm bắt, phát hiện được những chuyểnbiến trong tâm lý con người, nhìn nhận, xem
xét các nhân vật phụ nữ nghiêngvề những đặc trưng bản thể và khao khát trần thế.
Diễn ngôn chấn thương trong văn học nam giới và văn học nữ giới có sự
không đồng nhất.Con người đã thực sự trở thành nhân vật trung tâm của mọi vấn
đề trong cuộc sống. Câu chuyện của nhân vật nữ được gắn liền với những nỗi đau
của thời cuộc. Họ hướng nhân vật của mình đến với những vấn đề dai dẳng của nữ
giới. Đó có thể là chấn thương do hệ lụy chiến tranh, chấn thương trong cuộc sống

hôn nhân hay chấn thương do bất bình quyền nam nữ, là những chấn thương khi
trải nghiệm giới tính, là những khát khao hạnh phúc.
Đó là câu chuyện về kinh nghiệm. Do vậy những trang viết của nam giới
không lột tả hết những khía cạnh của chấn thương. Bởi tác giả nam không có những
trải nghiệm về giới nữ. Họ đứng trên phương diện quan sát để viết. Quan sát và trải
nghiệm là hai phạm trù cách xa nhau. Do vậy những dòng cảm xúc đau thương của
nhân vật nữ cũng không giống nhau.
Bên cạnh đó,người gây nên những chấn thương nữ giới đa phần là nam giới.
Mọi sự bất hạnh của người phụ nữ đều có sự dự phần của đàn ông. Tác giả nam đã
lựa chọn cho nhân vật nữ của mình những số phận dựa trên phương thức quan sát.
Các nhà văn nữ ở thời đổi mới khi lựa chọn nhân vật nữ cho tác phẩm của mình đều
cố gắng khai thác, làm rõ tính cách, số phận, cuộc đời đối tượng trong sự phong
phú, đa dạng, toàn vẹn của cuộc sống đời thường. Vẫn là thái độ nhân ái, vị tha, bao
dung của người phụ nữ truyền thống với con người nhưng người phụ nữ hôm nay
đã biết sống cho mình nhiều hơn, không coi mình là đối tượng hi sinh vì người
khác. Đối với cái xấu, thay vì nhúnnhường, cam chịu là thái độ phản kháng quyết
liệt, bày tỏ rõ chính kiến, quan điểm.

18


Các nữ tác giả sau 1986 đều đi sâu khai thác số phận những người phụ nữ
nhỏ bé, cô đơn. Đặc biệt Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, nhân vật của họ khi
phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong tình yêu… Mặc dù
lànhân vật nữ được lựa chọn có sự khác nhau về lứa tuổi, nhu cầu, nhận thức nhưng
đều có sự tương đồng trong sự trưởng thành về khát vọng tìm kiếm hạnh phúc, tìm
kiếm bản ngã của mình và người khác. Họ luôn có xu hướng tự nhìn nhận lại bản
thân, soi chiếu vào người khác để hoàn thiện mình hơn. Thông qua quá trình giao
tiếp, ứng xử với những người khác, người phụ nữ sẽ giúp chúng ta làm rõ các vấn
đề đạo đức. Qua đó bộc lộ quan niệm về con người.

Bản thân cuộc sống là một dòng chảy tự nhiên mà những nhu cầu, đam mê,
khát vọng của người phụ nữ đều đáng được trân trọng. Trân trọng, bảo vệ cuộc sống
tự nhiên với tất cả những gì hồn nhiên, tươi mát, sinh động là một thái độ sống, một
quan điểm sống tích cực của những người phụ nữ. Ai cũng cần có một gia đình bởi
gia đình là nơi trở về, là điểm tựa vững bền cho con người trong cuộc sống. Đọc
những trang viết của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, hình ảnh những người phụ
nữ truyền thống thuỷ chung, nhân ái đã gieo vào lòng ta những niềm tin tốt đẹp nơi
con người. Song đôi khi những vấp váp, bộn bề trong cuộc sống đã khiến cho sự
không hiểu nhau giữa mọi người dẫn đến những bi kịch đáng tiếc. Những tâm sự,
nỗi niềm của người phụ nữ cô đơn dường như giáo huấn chúng ta về cách cư xử
giữa con người với con người. Con người cần phải xem xét lại vai trò, vị trí, trách
nhiệm của mình trong gia đình, xã hội để có cách ứng xử cho hợp lý. Các nữ văn sĩ
đã khiến cho người đọc không ít lần phải rơi nước mắt trước bất hạnh của người
phụ nữ trong cuộc hành trình tìm kiếm sự đồng cảm của người thân. Điều ấy có
nghĩa là người phụ nữ hiện đại dẫu có mạnh mẽ, tự tin, quyết liệt hơn vẫn là người
phụ nữ truyền thống, dịu dàng, nhân ái, thủy chung, đáng thương và hết sức cô đơn.
Với tình yêu, người phụ nữ đem lòng si mê tôn thờ. Đôi khi họ tìm kiếm ở
tình yêu cơ hội để thay đổi cuộc sống. Song chính họ lại tự đưa mình vào những bi
kịch đáng buồn. Thế giới của tình yêu cũng thật xa lạ, khó hiểu, bí ẩn, thôi thúc họ
tìm hiểu, khám phá. Có người phụ nữ tìm thấy ở tình yêu một tình cảm tri kỷ để họ
nương nhờ suốt đời, khẳng định vẻ đẹp của tình cảm và nhân cách. Tình yêu được

19


giới nữ đặc biệt quan tâm. Các nhà văn nữ cũng viết về tình yêu với tất cả niềm ưu tư,
khao khát muôn đời với hi vọng hãy trân trọng tình yêu và tất cả những tình cảm tốt
đẹp giữa con người với con người. Người phụ nữ hôm nay đã có nhiều thay đổi, đã
có thêm những phẩm chất mới, tính cách mới, bạo liệt, hoài nghi hơn về cuộc sống
và con người.


1.3.2.Ảnh hưởng của nữ quyền Anh - Mỹ đối với tiểu thuyết nữ Việt Nam
đương đại
Lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ đã được vận dụng vào nghiên cứu văn học
Việt Nam một cách sâu sắc. Tư tưởng nữ quyền này đã phác họa về hình ảnh người
phụ nữ trong văn chương. Lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ không chỉ phân biệt chủ
thể mà còn đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến phụ nữ.
Từ thế kỷ XX, lý thuyết về nữ quyền Anh - Mỹ bắt đầu phổ biến, chủ yếu
thông qua hai ngòi bút nổi tiếng: Virginia Wolf (nhà nữ quyền người Anh) và Betty
Friendan (nhà nữ quyền người Mỹ).
Trên cơ sở lý thuyết của các khuynh hướng nêu trên, chúng tôi sẽ vận dụng
để nghiên cứu diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới Việt Nam từ 1986 đến
nay. Tác phẩm của họ đều chú trọng vào các chủ đề nổi cộm của nữ quyền. Virginia
Wolf với giọng điệu sắc sảo, kín đáo và hài hước không chấp nhận sự bất bình đẳng
xã hội để từ đó nhìn nhận lại vai trò vị trí cũng như năng lực của người phụ nữ. Còn
đối với Betty Friendan - người đã đào sâu ý nghĩa của sự tồn tại thông qua những
nỗi niềm thầm kín, những vùng sâu thẳm của tâm hồn luôn luôn bị vướng mắc bởi
sự lo âu, bất an, đau đớn. Nữ quyền luận từ đây đã dấy lên thành trào lưu gây ảnh
hưởng và tác động mạnh mẽ tại Anh - Mỹ. Đồng thời ngày càng có sức lan tỏa
mạnh mẽ trong tiến trình văn học. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của phụ
nữ. Bên cạnh đó nữ quyền luận Anh - Mỹ cũng dấy lên thành trào lưu gây được ảnh
hưởng và tác động mạnh mẽ đến văn học Việt Nam đương đại.
Sự chuyển biến quan trọng trong lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ đó là khát
khao bình quyền nam nữ. Trong tác phẩm “Bí ẩn nữ tính”, Betty Friendan đưa ra
mệnh đề nổi tiếng: Lúc người ta chỉ định nghĩa phụ nữ trong quan hệ tình dục với
đàn ông - là vợ, đồ vật tình dục, là mẹ, bà nội trợ của đàn ông - chứ không bao giờ

20



phụ nữ là người định nghĩa mình bằng hành động của mình trong xã hội. Hình ảnh
đó, hình ảnh tôi gọi là bí ẩn nữ tính.Ý thức được điều đó, người phụ nữ đã tìm con
đường tự giải thoát cho bản thân mình. Đôi lúc con đường đó cũng thật chông gai
và đầy tuyệt vọng. Tuy nhiên, tuyệt vọng không có nghĩa là buông xuôi, khuất phục
mà bắt buộc người phụ nữ phải nhập cuộc để tự giải phóng bản thân mình. Hành
trình bộc lộ chấn thương để rồi có những lựa chọn cho số phận.
Trong văn học Việt Nam đương đại, trên tinh thần tiếp thu nữ quyền Anh Mỹ cùng với sự biến đổi trong ý thức người phụ nữ. Không tham vọng đưa đến một
cái nhìn thấu triệt để đòi bình quyền của các nhà văn trẻ đương đại Việt Nam nhưng
nó cũng góp một phần không nhỏ trong việc nhận diện vấn đề mới trong văn học nữ
đương đại với một tầm cao mới trong tương lai. Không gian mới của tiểu thuyết
đương đại Việt Nam đã góp nhặt tạo nên một bức tranh muôn màu muôn vẻ.
Bên cạnh đó không thể phủ định sự lan tỏa của nữ quyền Anh - Mỹ trong
công cuộc cải cách nền văn chương đương đại. Những đề tài được coi là tế nhị, là
chuyện xấu hổ không đáng đưa vào trang sách để bàn bạc thì giờ đây nó đã gia nhập
với một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống.
Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại đã tiếp tục tinh thần nữ quyền Anh - Mỹ.
Để rồi qua đấu tranh người phụ nữ đã giành lấy vị trí trong xã hội nhằm tạo bình
đẳng xã hội. Người phụ nữ dần có tiếng nói của riêng mình, họ vượt lên những rào
cản của xã hội. Họ từng bước tạo ra cơ hội chuyển mình, nắm chắc nó để tạo nên
những bước ngoặc lớn trong lịch sử.

21


×