Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tản văn việt linh và nguyễn ngọc tư từ đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 100 trang )

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
6. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................10
CHƢƠNG 1. TẢN VĂN VIỆT LINH VÀ NGUYỄN NGỌC TƢ TRONG
THÀNH TỰU THỂ LOẠI ......................................................................................11
1.1. Giới thuyết khái niệm .....................................................................................11
1.1.1. Tản văn ....................................................................................................11
1.1.2. Những khái niệm tương đồng ..................................................................12
1.2. Đặc trưng của tản văn và tiến trình phát triển thể loại ...................................13
1.2.1. Đặc trưng của tản văn .............................................................................13
1.2.2. Sự phát triển và thành tựu của tản văn ....................................................14
1.2.3. Đóng góp của các nhà văn nữ về thể loại tản văn ...................................16
1.3. Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư trong bức tranh thể loại ..................19
1.3.1. Vị trí tản văn trong hành trình sáng tạo của Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư ....19
1.3.2. Điểm gặp gỡ trong quan niệm về tản văn ................................................20
1.3.3. Nét riêng hình thành phong cách .............................................................23
CHƢƠNG 2. ĐỀ TÀI, HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TẢN VĂN
VIỆT LINH VÀ NGUYỄN NGỌC TƢ - TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI .........30
2.1. Sự đa dạng về đề tài trong tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư ..............30
2.1.1. Cảnh quan văn hóa dân tộc ......................................................................30


1


2.1.2. Đời sống phố thị ......................................................................................37
2.1.3. Tình yêu, hôn nhân, gia đình. ..................................................................44
2.2. Thế giới nhân vật trong tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư ...................49
2.2.1. Nhân vật nghệ sĩ – những người thật việc thật .......................................50
2.2.2. Nhân vật mảnh vỡ - những lát cắt thân phận ...........................................54
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG TẢN VĂN VIỆT LINH
VÀ NGUYỄN NGỌC TƢ .......................................................................................61
3.1. Kết cấu ...........................................................................................................61
3.1.1. Kết cấu tuyến tính ....................................................................................61
3.1.2. Kết cấu phân mảnh ..................................................................................64
3.1.3. Kết cấu liên văn bản ................................................................................67
3.2. Nghệ thuật trần thuật ......................................................................................70
3.2.1. Kể chuyện từ ngôi thứ nhất – điểm nhìn nội quan ..................................71
3.2.2. Kể chuyện đa ngôi – nhiều điểm nhìn .....................................................73
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu .................................................................................76
3.3.1. Ngôn ngữ .................................................................................................76
3.3.1.1. Sự đan xen giữa chất trữ tình và chất thô mộc đời thường ...................76
3.3.1.2. Ngôn ngữ báo chí..................................................................................79
3.3.2. Giọng điệu................................................................................................83
3.3.2.1. Giọng cảm thương ...............................................................................84
3.3.2.2. Giọng hài hước ...................................................................................86
3.3.2.3. Giọng triết lí ..........................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96

2



MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Trong quá trình phát triển văn học, thể loại đóng vai trò vô cùng quan
trọng. “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm,
trong đó ứng với một loại nội dung nhất định, có một loại hình thức nhất định, tạo
cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [40, tr.220].
Trước đây, giới nghiên cứu trong và ngoài nước thường tập trung vào các thể
loại tiêu biểu như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… Thực tế đời sống văn học
luôn phong phú với nhiều thể loại, sự phân chia các thể loại và nhóm thể loại cũng
đa dạng với nhiều quan niệm khác nhau. R.Wellek và A.Warren đã bác bỏ quan
niệm về các thể loại chính phụ: “Có phải văn học chỉ là sự thu thập các bản trường
ca, các vở kịch và các tiểu thuyết? (…). Một quan điểm như vậy là, một mặt, một
phản ứng tự nhiên đối với những sự cực đoan của sự quyền uy cổ điển, mặt khác –
nó là ví dụ của việc không đánh giá hết các sự kiện trực tiếp liên quan đến lịch sử
văn học” [59, tr.408].
Theo M.Bakhtin: “Ở thể loại bao giờ cũng bảo lưu những yếu tố cổ sơ bất tử.
Thật ra, cái cổ sơ này được bảo lưu ở thể loại chỉ nhờ vào sự đổi mới thường xuyên,
có thể nói là nhờ được hiện đại hóa. Thể loại bao giờ cũng vừa là nó vừa không phải
là nó, nó bao giờ cũng đồng thời vừa cũ kĩ vừa mới mẻ. Thể loại được tái sinh, được
đổi mới qua từng giai đoạn phát triển văn học” [5, tr.114]. Như vậy, có thể ở một
giai đoạn phát triển nhất định nào đó sẽ có một hoặc một số thể loại nổi lên như một
trào lưu chủ đạo tạo dấu ấn cho sự phát triển của văn học. Điều này, đã được minh
chứng trong lịch sử phát triển văn học.
1.2. Ở Việt Nam, trong gần hai thập niên đầu thế kỉ XXI, tản văn nổi lên như
một thể loại sôi động trong đời sống văn học nước nhà. Nhiều nhà văn đã trưởng
thành, những người cầm bút trẻ và cả những nghệ sĩ không chuyên vẫn có nhiều tác
phẩm đóng góp với thể loại ngắn này. Trong sự phát triển mang tính nở rộ của tản
văn không thể không nhắc đến sự đóng góp của nhiều tác giả nữ. Nguyễn Ngọc Tư,


3


Thảo Hảo, Việt Linh, Hoàng Việt Hằng, Đỗ Bích Thúy, Dạ Ngân, Bích Ngân… đã
tạo được sự chú ý của người đọc về thể loại tản văn với nhiều sáng tác mới mẻ.
1.3. Trong số các tác giả nữ viết tản văn, Việt Linh Và Nguyễn Ngọc Tư là
hai tác giả có nhiều thành công đáng kể ở thể loại này và có phong cách riêng.
Nguyễn Ngọc Tư là tác giả đã quen thuộc với nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn và tản
văn. Việt Linh, vốn là một đạo diễn điện ảnh, tham gia cộng tác với nhiều báo và
tạp chí. Hai tác giả này đã có nhiều tác phẩm đặc sắc về thể loại tản văn, thể hiện
những góc nhìn khác nhau và có những đóng góp nhất định cho thành tựu của thể
loại trên nhiều phương diện. Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư cho ta một
cái nhìn khá đầy đủ về những đặc trưng của thể loại này. Đó chính là những lí do
thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ
đặc trưng thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Tản văn là thể loại rất được quan tâm trong những năm gần đây. Vào ngày 01
tháng 7 năm 2015, Trung tâm văn hóa Pháp – L‟ Espace và Nhà xuất bản Trẻ đã tổ
chức Tọa đàm chuyên đề: “Tản văn có phải fast-food?”. Theo ông Nguyễn Minh
Nhựt (Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ): “Trong ba năm trở lại đây, Nhà xuất bản Trẻ đã
có 47 đầu sách tản văn được ấn hành. Riêng 6 tháng đầu năm 2015 đã có 18 đầu
sách tản văn đến với bạn đọc với 32.000 bản được bán ra”. Đó là chưa kể còn rất
nhiều nhà xuất bản khác trên toàn quốc gần đây như Nhà xuất bản Văn học, Nhà
xuất bản Phụ nữ, Nhã Nam, Liên Việt, Nhà xuất bản Kim Đồng… cũng đã xuất bản
nhiều sách về tản văn. Tại buổi tọa đàm này đã có nhiều quan điểm, nhiều tranh
luận bàn về sự phát triển của thể loại tản văn của các nhà nghiên cứu văn học, các
nhà văn, nhà báo…Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu mang tính
quy mô và tổng thể về thể loại này.
2.1. Những công trình, bài báo nghiên cứu về thể loại tản văn
Trong Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: tản văn “là một

tiểu loại kí ngắn gọn, hàm súc, theo tùy hứng của tác giả, có thể bộc lộ trữ tình, tự
sự hoặc nghị luận, thường là cả mấy thứ đan quyện nhau (…). Cầm bút viết tản văn

4


có nghĩa là người viết có ý thức về suy nghĩ độc lập và mạnh dạn trình bày những
suy nghĩ và cảm xúc thật sự riêng của mình” [12, tr.15].
Năm 2009, trong bài viết giới thiệu cho một tuyển tập tản văn, Trần Đình Sử
dự báo về những khởi sắc của thể loại này: “Trong văn học Việt Nam hiện đại thế kỉ
XX tản văn là thể loại hầu như bị quên lãng cả một thế kỉ (…). Nhưng tản văn vẫn
sống âm thầm, dai dẳng mà mãnh liệt và hôm nay dường như ngày càng khởi sắc
lên (…); nhiều tập tản văn, tuyển tập tản văn của tác giả đã ra mắt và được bạn đọc
hoan nghênh” [70].
Năm 2012, trong bài viết Nghệ thuật viết tạp văn qua một số cây bút tiêu biểu,
Bùi Ngọc Anh đã khái quát phong cách tản văn của một số cây bút tiêu biểu:
Nguyên Ngọc, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phan Thị Vàng Anh (Thảo Hảo), Nguyễn
Ngọc Tư.
Năm 2015 là năm chứng kiến sự nở rộ của tản văn cũng như những bài viết
nghiên cứu về tản văn. Có nhiều bài viết nghiên cứu về tản văn, trong đó đáng chú ý
là những bài của Hoài Nam, Mai Anh Tuấn, Lê thị Hường, Bích Thu, Lê Thủy…
Trong bài Tản văn, từ một cái nhìn lướt, tác giả Hoài Nam khẳng định tản văn
đề cập đến “mọi thứ ở trên đời, chứ không chỉ là những vấn đề bức xúc của xã hội.
Dù rằng, phải nói ngay, những vấn đề bức xúc của xã hội chính là vùng đề tài quan
trọng nhất và giàu tiềm năng khai thác nhất của tản văn” [68].
Còn trong bài Thời của tản văn, Mai Anh Tuấn khẳng định “không khó để
thấy, chừng mười năm trở lại đây, các đầu sách được dán nhãn tản văn, tạp văn, tạp
bút… gần như ra đời liên tục ở hầu hết các nhà xuất bản trong nước” [76]. Tác giả lí
giải cho sự phát triển này: “Trong thời đại thông tin, nơi cái nhanh gọn, dễ nắm bắt,
dễ triển khai là quy tắc hàng đầu của mọi kênh phát và nhận, nên tản văn có cơ hội

giành lấy vị thế mới” [76].
Ở bài Tản văn nữ: diện mạo và triển vọng, tác giả Lê Thị Hường đã có những
nhận định, đánh giá sâu sắc về phong cách viết tản văn của các cây bút nữ tiêu biểu
hiện nay như: Nguyễn Ngọc Tư, Thảo Hảo, Bích Ngân, Dạ Ngân, Việt Linh, Đỗ
Bích Thúy, Phong Điệp,… Bài viết cũng đã đi vào làm nổi bật một số đặc trưng thể
loại qua những sáng tác của những cây bút nói trên. Tác giả đã khẳng định: “Với

5


đặc trưng thể loại, tản văn dẫu nhỏ, ngắn, khoảnh khắc, nhưng dung chứa được
những vấn đề lớn về nhân sinh, thế sự; mang được hơi thở cuộc sống (…). Chuyện
của tản văn nữ là chuyện của mọi người. Lấy điểm nói diện, tản văn nữ thường để
lại nhiều dư ba” [66].
Lê Thủy trong bài Tản văn: dễ viết, khó hay có nhấn mạnh: “ Năm năm trở lại
đây, tản văn là thể loại được nhiều nhà văn và độc giả chú ý, bởi nó thỏa mãn nhu
cầu phản ánh cũng như tìm về sự thật. Ngắn gọn về câu chữ, tản văn được coi là “đồ
ăn nhanh” của người đọc, nhưng với nhiều nhà văn, để có “món ăn” ngon, tác phẩm
hay, hoàn toàn không dễ” [73].
Lê Trà My là tác giả có nhiều bài báo và nhiều công trình nghiên cứu về tản
văn hơn cả. Những bài báo được quan tâm của Lê Trà My như: Một dòng chảy của
tản văn đương đại đăng trên Tạp chí Diễn đàn văn nghệ, số Xuân 2003; Tản Đàngười đi đầu trong sáng tác tản văn hiện đại, Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm
Hà Nội, số 6, 2006; Tản văn- một thể loại của văn xuôi hiện đại Tạp chí Nghiên cứu
văn học Số 3, 2006; Tình hình nghiên cứu tản văn ở Việt Nam và Trung Quốc, số 2,
2008; Thể loại tản văn trong buổi đầu văn xuôi quốc ngữ, Tạp chí Khoa học – Đại
học Sư phạm Hà Nội, Số 2, 2016 …Trong bài Thể loại tản văn trong buổi đầu văn
xuôi quốc ngữ, Lê Trà My nhận định: “Trong buổi đầu văn chương quốc ngữ, tản
văn ra đời như một sự cổ xúy văn xuôi, nó có vai trò góp phần xác lập nền quốc văn
mới. (…) mà cho đến nay nó đang thực sự ở vào giai đoạn phát triển rầm rộ chưa
từng thấy” [26, tr.67].

Ngoài ra, còn có một số luận văn, luận án đã nghiên cứu, khảo sát tản văn ở
nhiều phương diện. Luận văn thạc sĩ Những nét đặc sắc trong tản văn Hoàng Phủ
Ngọc Tường của Dương Thị Lệ Giang; Luận văn thạc sĩ Đặc trưng nghệ thuật tản
văn sau 1986 của Trần Công Văn; Luận văn thạc sĩ Tản văn Thảo Hảo và Nguyễn
Ngọc Tư từ góc nhìn so sánh của Nguyễn Thị Quỳnh Như; Luận án Tiến sĩ Ngữ
văn của Lê Trà My với đề tài: Tản văn Việt Nam thế kỉ XX… Qua những công trình
này, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đã có nhiều kiến giải về thể loại và đã có
những sự thống nhất nhất định. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Lê Trà My với đề tài

6


Tản văn Việt Nam thế kỉ XX đã có những khái quát và những chứng minh quan
trọng để khẳng định thành tựu của thể loại tản văn ở thế kỉ XX.
Những bài báo, những công trình nói trên thật sự đã giúp ích nhiều cho chúng
tôi về phương diện lý luận cũng như thực tiễn tình hình sáng tác tản văn hiện nay.
Tuy nhiên, trong dòng chảy bất tận của thể loại, chúng tôi nhận thấy, tản văn ngày
càng có những nét độc đáo của nó với những đặc trưng vừa mang tính cụ thể, cá
biệt, vừa có những điểm chung như những nhận định trong các công trình nói trên.
Đây chính là điều mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu trong đề tài của mình.
2.2. Những công trình, bài báo nghiên cứu về tản văn của Việt Linh và Nguyễn
Ngọc Tƣ
2.2.1. Về tản văn của Việt Linh
Chưa có nhiều nghiên cứu về tản văn Việt Linh, chỉ có một số bài báo mang
tính chất giới thiệu, lời tựa, lời bạt.
Trong bài Việt Linh – chuyện và truyện, Trần Nhã Thụy nhận xét “điều khiến
Việt Linh say viết nhất có lẽ là thấy sự đời nhiều chuyện không hay, không ưng; từ
chuyện môi trường đến chuyện giáo dục, chuyện làm nghệ thuật, chuyện quy hoạch
đô thị… Chuyện nào cũng “có vấn đề” để một nghệ sĩ trí thức như Việt Linh thấy
mình không thể ngoài cuộc” [74].

Ở Ga xép rưng rưng (Lời tựa cuốn Năm phút với ga xép), Lê Hồng Lâm cảm
nhận: “Việt Linh dùng con mắt và cái đầu tỉnh táo của một công dân nhiều trải
nghiệm, nhiều quan sát nhưng lại chuyển tải với một trái tim của một người phụ nữ
từng trải, nên bất cứ câu chuyện nào, dù nặng nề đến đâu cũng trở nên nhẹ tênh (mà
không nhẹ hều) dưới những con chữ của chị” [18,tr.10].
Đánh giá khái quát về phong cách của Việt Linh, Lê Thị Hường, nhận định:
“Tản văn Việt Linh giàu tính liên tưởng, (…). Độ giao thoa, sự dung hợp mềm
mại giữa Đông - Tây, cách viết tự nhiên nhưng phát lộ chất văn của nghệ thuật ngôn
từ; những đồng hiện điện ảnh, những liên tưởng bất ngờ nhưng hợp lí... tất cả khúc
xạ qua một tấm lòng và một trí tuệ uyên thâm mà khiêm cung” [66].
Ngoài ra còn có một số bài viết khác như: Ấm áp với tha nhân của Đỗ Phấn
(Lời giới thiệu cuốn Chuyện mình, chuyện người); Hoa của chữ của Dạ Ngân (Lời

7


giới thiệu cuốn Chuyện mình, chuyện người); Việt Linh: Đánh thức cái nhìn của
Huỳnh Như Phương (Lời bạt cuốn Chuyện mình chuyện người); Màu của nam châm
của Dạ Ngân (Lời bạt cuốn Chuyện và truyện); Ở đó có người đợi tôi của Vũ Thủy
(Lời giới thiệu cuốn Năm phút với ga xép); …
Qua các bài viết nói trên, chúng tôi thấy các tác giả đã có những cảm nhận,
đánh giá khái quát về những phương diện nhỏ lẻ của nội dung và nghệ thuật trong
các tập tản văn của Việt Linh. Nhìn chung vẫn chưa có công trình lớn nào nghiên
cứu sâu về tản văn của tác giả này.
2.2.2. Về tản văn của Nguyễn Ngọc Tƣ
Trong các bài báo, bài tựa, bạt viết về Nguyễn Ngọc Tư, đáng chú ý có bài Về
Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư (Lời bạt cuốn Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư) của Trần
Hữu Dũng. Tác giả này gọi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn “đặc sản miền Nam”. Trần
Hữu Dũng còn cảm nhận “Ở Nguyễn Ngọc Tư là phong cách ngoan hiền nhưng
kiên quyết, cuộc sống giản đơn nhưng thấp thoáng một nội tâm phức tạp và bí ẩn”

[46, tr. 191].
Dương Vân trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư 'đong tấm lòng' qua con chữ
rưng rưng đã có nhận xét về tập tản văn mới của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là một cuốn
tản văn “đầy ăm ắp hình ảnh, mùi vị, cảm xúc, gợi hoài niệm có, mà hướng về
tương lai cũng có. Có thể tạm xem các tản văn này được viết dựa trên hai mạch cảm
hứng: về bức tranh đồng quê miền Tây miệt vườn vừa yên bình vừa chuyển động dữ
dội và về những vấn đề mang tính xã hội, bản sắc, đạo lý sống ở đời” [77].
Bùi Ngọc Anh trong bài Nghệ thuật viết tạp văn qua một số cây bút tiêu biểu
đã có nhiều phân tích đánh giá về tản văn Nguyễn Ngọc Tư (tác giả này định danh
thể loại là tạp văn). Tác giả bài báo nhận định: “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư là những
trang viết hồn hậu, dung dị, dung dị từ hình ảnh, ngôn từ cho tới giọng điệu (…),
đọng lại trong lòng người đọc là những trang viết dạt dào cảm xúc, là những thương
thương nhớ nhớ, xốn xốn xang xang, thậm chí quay quắt đến thắt lòng” [60].
Trong Luận văn thạc sĩ Tản văn Thảo Hảo và Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn so
sánh, Nguyễn Thị Quỳnh Như đã có những so sánh tản văn Nguyễn Ngọc Tư với
Thảo Hảo trên nhiều phương diện đề tài, cảm hứng chủ đạo, hệ thống nhan đề,

8


những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu, ngôn ngữ và giọng điệu. Luận văn đã bước
đầu đi vào gọi tên những đặc trưng của thể loại tản văn.
Tóm lại, qua những công trình gián tiếp và trực tiếp nói trên, chúng tôi nhận
thấy, việc nghiên cứu về thể loại nói chung và nghiên cứu về tản văn Nguyễn Ngọc
Tư, Việt Linh nói riêng đang có nhiều sự quan tâm của giới báo chí, phê bình,
nghiên cứu. Đây là một sự quan tâm cần thiết đối với một thể loại đang thịnh hành
đầu thế kỉ XXI. Đề tài của chúng tôi, nghiên cứu tản văn của Việt Linh và Nguyễn
Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại không ngoài mong muốn nhấn mạnh thêm về phong
cách tản văn của hai tác giả này; từ đó góp phần minh định rõ hơn về tư cách độc
lập của thể loại tản văn.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tản văn của hai tác giả Nguyễn Ngọc Tư
và Việt Linh.
Đối tượng khảo sát là các tập tản văn của Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư.
Việt Linh: Chuyện mình chuyện người, Chuyện và truyện, Năm phút với ga xép.
Nguyễn Ngọc Tư: Ngày mai của những ngày mai, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,
Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh, Bánh trái mùa xưa, Đong tấm lòng, Biển
của mỗi người.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những bình diện nội dung và hình thức
nghệ thuật của tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư từ đặc trưng thể loại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
-

Phƣơng pháp hệ thống - cấu trúc

Sử dụng phương pháp hệ thống giúp chúng tôi nhìn nhận những sáng tác tản
văn của Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư trong thành tựu chung của tản văn nữ cũng
như trong thành tựu văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Từ đó có cái nhìn từ nhiều

9


khía cạnh khác nhau trong sự phát triển của thể loại cũng như bước trưởng thành
trong phong cách, bút pháp của hai nhà văn.
-


Phƣơng pháp so sánh

Với phương pháp này, chúng tôi so sánh tản văn của Việt Linh với Nguyễn
Ngọc Tư trên nhiều phương diện để khẳng định những đặc điểm nổi bật về phong
cách. Bên cạnh đó, chúng tôi còn so sánh tản văn của hai tác giả trong thành tựu của
thể loại để có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc trưng của thể loại tản văn.
-

Phƣơng pháp thống kê, phân loại

Phương pháp thống kê, phân loại giúp chúng tôi có cái nhìn đầy đủ và khách
quan dựa trên thành tựu sáng tác của Việt Linh, Nguyễn Ngọc Tư để đưa ra những
khái quát về đặc trưng thể loại một cách chắc chắn hơn.
Ngoài ra, luận văn sử dụng thao tác phân tích, tổng hợp và vận dụng lí thuyết
thi pháp học, lí thuyết về thể loại để triển khai vấn đề.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về tản văn của Việt Linh và
tản văn Nguyễn Ngọc Tư để khẳng định những nét nổi bật về đặc trưng thể loại.
5.2. Luận văn làm rõ phong cách tản văn của Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư,
khẳng định, đánh giá sự đóng góp của hai tác giả nữ cho thể loại tản văn.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
thành 3 chương:
Chương 1: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư trong thành tựu thể loại
Chương 2: Đề tài, hình tượng nhân vật trong tản văn Việt Linh và Nguyễn
Ngọc Tư - từ đặc trưng thể loại
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện trong tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư.

10



CHƢƠNG 1. TẢN VĂN VIỆT LINH VÀ NGUYỄN NGỌC TƢ
TRONG THÀNH TỰU THỂ LOẠI

1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Tản văn
Theo nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần). Như vậy
theo ý nghĩa này, hễ tác phẩm nào viết bằng văn xuôi đều được coi là tản văn. “Lưu
Hiệp là người đầu tiên chia toàn bộ thư tịch thành văn và bút, bút là tản văn, văn là
vận văn. Nhìn chung, tản văn trong văn học cổ bao gồm các áng văn xuôi (không
viết theo văn biền ngẫu) như kinh, truyện, sử, tập, như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử kí,
các bài biểu, chiếu cáo, hịch, phú, minh, luận...” [40, tr. 384].
Theo nghĩa hẹp, tản văn là một loại hình văn học ngang với thơ, kịch, tiểu
thuyết, truyện ngắn... “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình,
tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của
tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp,
nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân”
[40, tr.293].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, tản văn được định danh là “loại văn xuôi
ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa
nhân vật” [9, tr.293]. Các tác giả của công trình này còn chỉ ra những phương diện
khác của thể loại như: “phạm vi”, “nội dung”, đề tài, “cá tính tác giả”, tính chất “tự
do”, “cách thể hiện đa dạng”.
Chúng tôi cho rằng: tản văn là một thể loại phi hư cấu, có tư cách độc lập về
mặt đặc trưng thể loại. Đây là loại văn xuôi ngắn gọn, có thể trữ tình, tự sự, nghị
luận, miêu tả. Tác phẩm thường tập trung phản ánh đời sống xã hội bằng sự trải
nghiệm của bản thân; có khi là những lời tâm tình từ gan ruột; những lời thủ thỉ
chuyện trò với tha nhân. Qua đó bày tỏ những suy nghiệm, bộc lộ tâm tư, tình cảm
của người viết về con người, cuộc sống.


11


1.1.2. Những khái niệm tƣơng đồng
Nếu xét về tính chất phi hư cấu và những đặc điểm trên thì có thể coi tản văn
là một tiểu loại của kí bên cạnh các tiểu loại khác như: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi
kí, bút kí, tùy bút, du kí, … Mỗi tiểu loại này có những đặc trưng riêng bên cạnh
những tính chất chung của thể loại kí. Kí sự thiên về tự sự, thường ghi chép các sự
kiện, hay kể lại một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh khi nó vừa xảy ra. Phóng sự
là thể loại nằm giữa văn học và báo chí, nó có nhiệm vụ làm rõ một sự kiện, một
hoạt động liên quan đến những vấn đề có ý nghĩa thời sự để mọi người nhìn nhận,
đánh giá. Nhật kí mang tính chất riêng tư, đời thường, trình bày theo thời gian liên
tục hoặc ngắt đoạn, có tính chất độc thoại nội tâm. Bút kí thuộc loại trung gian giữa
kí sự và tùy bút, nó thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe,
thường là trong một chuyến đi tìm hiểu, thực tế. Tùy bút thiên về phía trữ tình, điểm
tựa của tùy bút là cái tôi của tác giả, ngôn từ thường giàu hình ảnh và giàu chất thơ.
Du kí là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những
cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn, du lịch. Còn đối
với tản văn, là thể loại thể hiện đậm nét dấu ấn riêng của người cầm bút. “Đọc
những áng tản văn đặc sắc bao giờ ta cũng bắt gặp một cách cảm, cách nghĩ riêng”
[40, tr.384].
Trên thực tiễn sáng tác và nghiên cứu văn học, gần với tản văn có những khái
niệm, những tên gọi tương đồng như: nhàn đàm, tạp bút, tạp văn, phiếm đàm, …
Các khái niệm này có khi được các nhà văn sử dụng để gọi tên tác phẩm của mình.
Hoàng Phủ Ngọc Tường gọi tên thể loại của tập Miền gái đẹp là nhàn đàm, Nguyễn
Ngọc Tư từng đặt tên tác phẩm của mình là Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Việt Linh gọi
tên thể loại những tập sách của mình là tạp bút, tạp văn... Tên gọi khác nhau, có thể
có một vài điểm khác nhau. Nhưng theo chúng tôi, những tên gọi này vẫn chưa định
vị riêng được với tư cách là một thể loại độc lập mà tất cả chỉ là những biểu hiện
khác nhau của thể loại tản văn. Trong bài Ký trên hành trình đổi mới, Đỗ Hải Ninh

cũng khẳng định: “Tản văn là loại văn ngắn gọn, hàm súc, với khả năng khám phá
đời sống bất ngờ, thể hiện trực tiếp tư duy, tình cảm tác giả, bao gồm cả tạp văn, tuỳ
bút, văn tiểu phẩm. Tản văn có thể là những áng văn giàu chất trữ tình cũng có thể

12


thiên về tính chính luận nhưng điểm mấu chốt là trong đó bao hàm một thái độ đánh
giá của cá nhân người viết” [69].
1.2. Đặc trƣng của tản văn và tiến trình phát triển thể loại
1.2.1. Đặc trƣng của tản văn
Văn học trong sự phát sinh, phát triển của nó luôn mang lại những sự phong
phú trong sáng tạo. Chính vì thế việc định danh những nét đặc trưng của một thể
loại không bao giờ cố định. Ở mỗi giai đoạn phát triển của thể loại có thể có những
nét nổi bật được khái quát từ những sáng tác của các nhà văn trong sự sáng tạo
không ngừng của văn học. Tản văn cũng không phải là ngoại lệ. Từ những sáng tác
xa xưa đến những mùa nở rộ của tản văn đầu thế kỉ XXI, tản văn có những sự phát
triển nhất định của nó.
Từ thực tiễn sáng tác, theo chúng tôi, tản văn có những đặc trưng cơ bản sau:
Tản văn là những tác phẩm văn xuôi ngắn, hàm súc, thể hiện rõ tâm tư, tình
cảm, quan niệm của người viết trước những vấn đề được phản ánh trong tác phẩm.
Đề tài phản ánh của tản văn rất rộng, dường như mọi mặt đa dạng, phong phú
của đời sống đều được khúc xạ trong tản văn. Tản văn phản ánh những vấn đề muôn
mặt của đời sống từ chuyện trong nhà ngoài ngõ; chuyện văn hóa, nghệ thuật;
chuyện chính trị, xã hội; chuyện giáo dục, y tế; chuyện ở nông thôn, chuyện ở thành
phố; chuyện Đông chuyện Tây…
Nhân vật trong tản văn không phân bố thành nhiều tuyến, không được xây
dựng hoàn chỉnh, nhưng sinh động và có máu thịt. Có thể là những nhân vật hiện
hữu trong lịch sử hay đang hiện diện trong đời thực. Có những nhân vật người thật
việc thật, cũng có những nhân vật hư cấu, chỉ được giới thiệu thoáng qua như một

lát cắt, một mảnh vỡ trong đời sống. Và bao giờ cũng hiện hữu một nhân vật trữ
tình mang bóng dáng của tác giả. Chính hệ thống nhân vật phong phú trong tản văn
đại diện cho bao lớp người, bao phận người trong xã hội để qua đó, nhà văn bày tỏ
những vui buồn, trăn trở, nhắn nhủ của mình đến với đồng loại.
Nói đến phương thức biểu hiện của tản văn là nói đến một hệ thống đầy phong
phú. Kết cấu là một phương diện quan trọng của tản văn. Tuy rằng kết cấu của tản

13


văn linh hoạt nhưng những tản văn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc là
những tản văn có kết cấu tạo được sự hấp dẫn, bất ngờ và mới mẻ.
Về nghệ thuật kể chuyện, nhìn chung, trong tản văn, người kể chuyện theo ngôi
thứ nhất từ cái nhìn của tác giả. Cũng có nhiều sáng tác được kể với hình thức đa
ngôi, nhiều điểm nhìn nhưng tất cả đều được lọc qua tư tưởng, cảm xúc của tác giả .
1.2.2. Sự phát triển và thành tựu của tản văn
Tản văn là một thể loại ra đời từ lâu trong nền văn học thế giới. Nếu tản văn,
theo nghĩa rộng, chỉ những tác phẩm văn xuôi, thì theo các nhà nghiên cứu, ở Trung
Quốc tản văn có từ thời Tiên Tần với những tác phẩm nổi tiếng như: Tả truyện,
Chiến quốc sách, Luận ngữ, Mạnh Tử, Nam Hoa kinh, ... Trần Đình Sử cho rằng
“Trên thế giới các nhà khoa học, toán học, triết học như Bacon, Pascal, Montaigne
đều là tác giả tản văn nổi tiếng thế giới. Ở Trung Quốc, nối tiếp truyền thống của
các đại gia Đường Tống, tản văn hiện đại có Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, Lâm Ngữ
Đường, Chu Tự Thanh… ” [70].
Ở Việt Nam, thời trung đại đã có những tác giả viết tản văn (theo nghĩa rộng)
như: Vũ Phương Đề (Công tư diệp ký), Lê Hữu Trác (Thượng kinh ký sự), Lê
Quýnh (Bắc hành tùng ký), Phạm Đình Hổ (Vũ trung tùy bút)… Thời trung đại, các
tác giả không dùng khái niệm thể loại tản văn. Tuy vậy, với những tác phẩm ký nói
trên, vẫn có dấu hiệu của tản văn như bộc lộ sự quan sát, cảm nhận của cá nhân với
nhiều tỏ bày cảm xúc. Có thể nói, ở thời này thể loại ký đã phát triển, bước đầu gặt

hái nhiều thành tựu, trong đó có tản văn.
Trong văn học hiện đại, giai đoạn đầu thế kỉ XX có nhiều tác giả thành công
với tản văn như Tản Đà, Đạm Phương, Nguyễn Bá Trác, … Tản Đà là nhà văn có
nhiều thành tựu về tản văn với những sáng tác tiêu biểu gây được sự chú ý cho công
chúng độc giả đương thời (Kỷ niệm hái hoa đào, Bài văn đưa ông Thánh Tản về
núi, Giải sầu, Luận cô Kiều, Giá người, Giá của hai đồng xu, Đời như canh bạc,
Cái chứa trong bụng người, Luật thừa trừ của tạo hoá…). Đối với những tản văn ở
giai đoạn giao thời này, cũng như những tác phẩm của thể loại khác, yếu tố cũ của
lối văn chương trung đại vẫn còn đậm nét, song vẫn manh nha những ý thức, hình
thức diễn đạt mới. Trần Đình Sử có nhận xét về tản văn của Tản Đà: “Tản văn đầu

14


thế kỉ không ai hơn được Tản Đà. Tản văn của ông ngắn gọn, cô đúc, lập luận chặt
chẽ, sắc bén, bất ngờ, gây hứng thú tình cảm và trí tuệ.(…). Tản văn của ông nặng
về lí trí, gần với tản văn Trang Tử, nhưng không hề chỉ là chủ nghĩa tương đối kiểu
“tề vật luận”mà đầy niềm tin vào giá trị thực, giá trị lớn của cuộc đời” [70].
Thành tựu của tản văn bắt đầu phong phú với sự xuất hiện hàng loạt tác phẩm
“chứa đựng những bóng dáng của các thể loại văn học trung đại như tạp kí (Tự
thuật cảnh Hương Giang - Đạm Phương; Tự tình với sông Hương - Nguyễn Bá
Trác; Bài kí núi Cổ Tích - Dương Mạnh Huy;...), tạp cảm (Lòng cảm hoài của một
người học trò Nam Việt - Trần Văn Thi; Bôn ba nhớ cảnh quê nhà - Hội Nhân;...)”
[26, tr.65].
Những năm 1930 – 1945, tản văn có những bước phát triển mới và thu được
nhiều thành tựu đáng kể với những tên tuổi như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô
Hoài,…
Giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn ba mươi năm cả nước gồng mình với hai
cuộc chiến tranh vệ quốc, với khát vọng giải phóng và thống nhất đất nước. Tản văn
thời này, chủ yếu ở miền Bắc cũng hòa chung dòng chảy lịch sử văn học, hướng

đến hai cuộc kháng chiến, mang đậm khuynh hướng sử thi. Các tác phẩm tản văn
thời này tập trung viết về tổ quốc, ngợi ca tinh thần chiến đấu của nhân dân, thể
hiện niềm tin vào tương lai của dân tộc, cũng có những tác phẩm viết về bản sắc văn
hóa của người Việt. Tiêu biểu như Những dấu chân lịch sử của Võ Văn Trực, Cây
tre của Thép Mới, Nguyễn Tuân với Phở, Làng hoa,… Ở miền Nam vẫn có những
tác giả sáng tác tản văn như: Vũ Bằng (Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội,
Miếng lạ miền Nam…), Võ Phiến (Tạp bút 1, Tạp bút 2, …),...
Từ sau 1975 đến 1986, đất nước hòa bình, thống nhất nhưng những hậu quả
của cuộc chiến tranh để lại không hề nhỏ. Bên cạnh đó, những hệ quả xấu của nền
bao cấp cũng đã làm cho đời sống xã hội, văn hóa trì trệ. Hoàn cảnh đó ít nhiều có
ảnh hưởng đến sự chững lại của văn học, trong đó có tản văn.
Từ sau năm 1986, khi đất nước đổi mới và mở cửa, văn học như được chắp
cánh, và thể loại tản văn ngày càng phát triển sinh sôi. Ảnh hưởng từ luồng gió đổi
mới, văn học đã phát huy tiếng nói cá nhân của người cầm bút đi vào mọi ngóc ngách

15


của xã hội và cả những khía cạnh riêng tư của con người trong xã hội mới với sự
phản ánh đa diện, nhiều chiều. Trên chiều hướng đó, tản văn - thể loại mang đậm dấu
ấn của cái tôi có điều kiện phát triển và đạt thành tựu mới. Tiêu biểu cho lớp nhà văn
sáng tác tản văn giai đoạn cuối thế kỉ XX là Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc,
Hoàng Phủ Ngọc Tường, Băng Sơn, Nguyễn Khắc Phê, Vương Trí Nhàn …
Nhất là từ đầu thế kỉ XXI đến nay, tản văn có sự phát triển nở rộ, với nhiều tên
tuổi như: Y Phương, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý, Thảo Hảo,
Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Việt Hằng, Đỗ Bích Thúy, Việt Linh… Với đặc điểm
ngắn gọn, phản ánh trực tiếp và bày tỏ cảm xúc cá nhân trước những vấn đề muôn
mặt của xã hội, các nhà văn đã đi vào tận cùng những ngóc ngách của đời sống xã
hội, cảm xúc của con người. Đó là những trăn trở trước những vấn đề nhức nhối của
xã hội (Nhân trường hợp chị thỏ Bông – Thảo Hảo); là tình người sâu nặng, mảnh

đất, con người, hồn quê thấm đẫm trong các tản văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường
(Miền gái đẹp), Trần Hữu Lục (Đưa đò – Tản văn và bình văn của Trần Hữu Lục),
Mai Văn Tạo (Tản văn Mai Văn Tạo), Nguyễn Ngọc Tư (Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,
Đong tấm lòng…); đó là nỗi thao thức với nghề điện ảnh, với bao phận người Đông
- Tây trong các tản văn của Việt Linh… Nhiều tập tản văn đã thật sự gây ấn tượng
cho người đọc. Nhiều phong cách độc đáo đã đóng góp cho thành tựu của tản văn
trong đời sống thể loại phong phú, đa dạng sau đổi mới. “Đọc tản văn của Băng
Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lí Lan, Mai Văn Tạo, Thảo Hảo,… thấy rõ mối quan
tâm sâu sắc đến việc bảo tồn, phát huy nét đẹp của văn hóa, cộng đồng, kích thích ở
con người lòng tự trọng, đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ đối với căn bệnh lãnh cảm
quan liêu, sự dốt nát…” [20, tr.254].
Nhìn chung, tản văn thời kì này có sự phát triển cả về lượng lẫn về chất. Số
lượng tác giả để lại tên tuổi nhiều, số lượng tác phẩm được tìm đọc cũng lớn, đặc
biệt, tản văn đã định hình được những đặc trưng thể loại của mình và nổi lên như
một thể loại thịnh hành ở đầu thế kỉ XXI.
1.2.3. Đóng góp của các nhà văn nữ về thể loại tản văn
Trong sự phát triển nở rộ của tản văn, các nhà văn nữ cũng có nhiều gương
mặt nổi lên và đã tạo được diện mạo riêng trong quá trình sáng tác. Sau 1986, có thể

16


kể tên những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Việt Hằng, Thảo Hảo,
Việt Linh, Bích Ngân, Phong Điệp, Di Li, Trang Hạ, Đỗ Bích Thúy, Dạ Ngân…
Các nhà văn nữ thường hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề thường
nhật: đời sống hôn nhân, gia đình, tình yêu, tình quê hương, ước mơ hạnh phúc,
khát vọng khẳng định bản thân; cũng có những nhà văn bày tỏ niềm thao thức trước
sự đổi thay của thời cuộc, trước những vô cảm của con người trong cuộc sống bộn
bề bon chen…
Đến độ hoa vàng của Đỗ Bích Thúy man mác non nước, cỏ cây, con người

miền đất Hà Giang địa đầu của tổ quốc. Có nhiều bài viết tác giả gửi gắm vào đó cả
một sự tôn kính yêu thương với người mẹ nghèo bằng một cảm xúc lắng đọng đầy
xúc động: “Đêm giao thừa, khi ba anh em chăm chút dọn dẹp cho nhà cửa, sân ngõ
sạch tinh tươm, cắt ít hoa ở ngoài vườn vào cắm trên ban thờ, thì mẹ ngồi trong bếp
trông nồi canh măng và bấm đốt ngón tay. Tính đi tính lại, gói ghém chi tiêu kiểu gì
thì sau khi đưa tiền cho các con đi học suốt một học kì tới ở Hà Nội, trong nhà cũng
chả còn đồng nào” [43, tr.23]. Ta nghe như có sự gắn bó máu thịt với tình quê, tình
mẹ dù tác giả đã sống xa nhà. Cả tập tản văn như một dòng hồi tưởng miên man
thấm đượm tình yêu quê nhà, nỗi nhớ thương gia đình tha thiết, giọng văn nhẹ
nhàng sâu lắng, đậm chất trữ tình.
Giọng điệu của Hoàng Việt Hằng trong Tiêu gì cho thời gian để sống vừa trữ
tình vừa triết lí. Có khi là những tâm tình nghe như thắt lại ở trong tim:
Ngày mưa chị ngồi trên chiếc xe đi vô định, đến bến đỗ lại quay về.
Nhìn xem, nghĩ và nạp năng lượng vào cơ thể. Chiêm nghiệm để rồi xử
lý những tình huống hôn nhân phức tạp, sao cho thấu tình và đạt lý. Các
cặp vợ chồng thì vẫn đến tòa để trông vào thẩm phán, và chánh án xét
xử. Nhưng những nỗi tủi hờn, đớn đau của riêng nữ thẩm phán thì chỉ có
chính họ phán xét họ mà thôi. Họ vừa là thẩm phán vừa là nguyên đơn
[11, tr.94-95].
Dạ Ngân trong Gánh đàn bà thao thức với những âu lo đời thường của nữ
giới: “Những bài học về nghĩa vụ loáng thoáng nghe từ khi chưa hôn nhân lũ lượt
hiện ra không giáo trình không giờ giấc chi cả. Nó khá êm ái khi em còn son rỗi và

17


bỗng thúc bách dần lên khi em làm mẹ. Dĩ nhiên tóc em bắt đầu thưa, da em bắt đầu
tối, mắt em bắt đầu sạm và người em bắt đầu có mùi vị mang cái tên “nỗi trần ai
đàn bà” [29, tr.144].
Tản văn nữ không chỉ bàn những vấn đề về giới. Cũng có nhiều bài thể hiện

những trăn trở lo âu trước những điều bức bối của xã hội: “Giờ, chiến tranh không
còn, đạn bom không còn nhưng người trồng dưa (mà đâu chỉ có người trồng dưa)
khi trúng mùa dưa, mùa rau, mùa lúa…nhiều khi vẫn phải khổ sở như má tôi của
bốn mươi năm trước, nỗi khổ không được bán sản phẩm mà mình vắt mồ hôi lẫn
nước mắt làm ra” [28, tr.107].
Nhà văn nữ đôi khi cũng vào cuộc để phê phán những thói xấu của xã hội –
những người cầm quyền chỉ biết đổ trách nhiệm cho nhau:
Mực nước này, bao lâu nay trông vẫn gợn sóng, cho cảm giác vua tôi
cỡi thuyền ra trả kiếm, vừa rồi mới được biết, đã cạn đến mức, chỉ cần
thiếu ý thức và bất chấp luật một tí, thì ai cũng có thể ung dung lội qua.
Nơi sâu nhất còn có 1,2m, nơi nông nhất có 0,4m, mà từ đây đến mùa
mưa còn những năm tháng nữa! Trời chưa ra tay thì cũng không ai động
thủ. Bơm nước vào hồ mỗi ngày một tí bù lượng bốc hơi? Nạo vét bùn
và rác cho lòng sâu thêm? … Tất cả còn phải bàn, phải đổ trách nhiệm
cho nhau đâu vào đấy rồi mới thực thi [10, tr.148].
Mỗi nhà văn chọn một “mảng sống” riêng nhưng đều gặp gỡ nhau trước
những vấn đề chung của xã hội. Nhìn chung, tản văn nữ đã bộc lộ được sự đa dạng
trong việc biểu hiện phong cách sáng tác của mình. Các nhà văn nữ đã có một quá
trình sáng tác khá đều đặn và đang tạo dựng được những mảng tường lớn trong ngôi
nhà tản văn. “Với giới nữ, một nửa nhân loại thích nói chuyện tâm hồn, thích những
vụn nhỏ đời thường, nhạy cảm với những phận người, tản văn xem ra tương
thích.(…) Chuyện của tản văn nữ là chuyện của mọi người. Lấy điểm nói diện, tản
văn nữ thường để lại nhiều dư ba” [66].

18


1.3. Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tƣ trong bức tranh thể loại
1.3.1. Vị trí tản văn trong hành trình sáng tạo của Việt Linh và Nguyễn
Ngọc Tƣ

Hành trình sáng tạo của Việt Linh
Việt Linh vốn là một đạo diễn điện ảnh. Trong lĩnh vực điện ảnh, Việt Linh đã
có nhiều phim được đánh giá cao, đạt nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và
quốc tế, như: Nơi bình yên chim hót, Phiên tòa cần chánh án, Gánh xiếc rong, Dấu
ấn của quỹ, Chung cư, Mê Thảo – thời vang bóng và các ấn phẩm điện ảnh như:
Dạo chơi vườn điện ảnh, Ý tưởng nghề nghiệp; 20 bài học điện ảnh. Gần đây, Việt
Linh đã chuyển sang mở sân khấu kịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài thời gian dành cho nghề, Việt Linh còn viết truyện phim. Tác phẩm
Ở đây có nắng – vốn là một kịch bản phim truyền hình được tác giả chuyển thể
thành truyện phim. Nhưng hành trình đến với văn chương thực sự phải kể đến
những tập tản văn của chị: Chuyện mình chuyện người, Chuyện và truyện, Năm
phút với ga xép.
Những bài viết được tập hợp đa phần là những bài đã đăng ở các báo, tạp chí.
Tác giả gọi tên thể loại cho những tập sách của mình là tạp bút (một tên gọi gần với
tản văn). Những tạp bút của Việt Linh có những bài vừa mang đặc trưng báo chí
vừa mang đặc trưng của tác phẩm văn học, nhưng cũng có những bài thực sự là
những tản văn nghệ thuật được nhiều bạn đọc và giới nghiên cứu đánh giá cao.
Hành trình sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tƣ
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Cà Mau. Hiện tác giả đang sống là làm
việc tại quê hương. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ được đánh giá có tiềm năng và
triển vọng đóng góp lớn cho văn học nước nhà. Nguyễn Ngọc Tư từng đạt nhiều
giải thưởng văn chương quan trọng. Nhiều sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đang tạo
được dấu ấn trên văn đàn thuộc nhiều thể loại. Độc giả đã quen với Nguyễn Ngọc
Tư với những tác phẩm truyện ngắn mang về những giải thưởng và làm nên tên tuổi
của Nguyễn Ngọc Tư như: Ngọn đèn không tắt, Ông ngoại, Biển người mênh mông,
Giao thừa, Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác,
Khói trời lộng lẫy, Đảo, Trầm tích… Truyện ngắn đã khẳng định tên tuổi Nguyễn

19



Ngọc Tư trên văn đàn, tạo được sức hút lớn cho độc giả và các nhà phê bình trong,
ngoài nước. Đặc biệt, Cánh đồng bất tận được xem là bước ngoặc lớn trên hành
trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, với những đột phá sáng tạo.
Gần đây, Nguyễn Ngọc Tư còn thử sức với thể loại tiểu thuyết. Sông (2012) là
tiểu thuyết đầu tay của chị được giới nghiên cứu đánh giá cao. Cuốn tiểu thuyết
được viết với phong cách mới, mang rõ dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại. Với Sông,
Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu tiệm cận với cách viết mới, đóng góp cho sự phát triển
của tiểu thuyết đương đại. Không chỉ vậy, Nguyễn Ngọc Tư còn thử sức với thơ
bằng tập thơ Chấm (2013).
Về tản văn, Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng
người đọc như: Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn, 2006), Tạp văn
Nguyễn Ngọc Tư (2005), Ngày mai của những ngày mai (2007), Biển của mỗi người
(2008), Yêu người ngóng núi (2009), Gáy người thì lạnh (2012), Bánh trái mùa xưa
(2012), Đong tấm lòng (2015).
Ở thể loại nào Nguyễn Ngọc Tư cũng thành công, nhưng tản văn giữ vị trí
quan trọng trong thế giới nghệ thuật đa dạng của Nguyễn Ngọc Tư và góp phần
khẳng định phong cách của nhà văn.
1.3.2. Điểm gặp gỡ trong quan niệm về tản văn
Mỗi nhà văn khi sáng tác thường bày tỏ quan niệm của mình. Đó có thể là
những phát biểu trực tiếp trong những trang hồi kí, nhật kí, những khi trả lời phỏng
vấn, hay cũng có khi bày tỏ gián tiếp, gửi gắm vào một câu chuyện, một nhân vật
trong tác phẩm. Nói về quan niệm văn chương, những nhà văn đi trước Việt Linh,
Nguyễn Ngọc Tư từng đưa ra nhiều quan niệm đáng chú ý. Nguyễn Minh Châu –
“người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi mới văn
học sau 1975 từng phát biểu: “Tình yêu của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân
hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về
số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình”(Phỏng vấn đầu xuân 1986
của báo Văn nghệ) [20, tr.276].


20


Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư khi sáng tác tản văn cũng đã có những phát
biểu về quan niệm sáng tác, qua đó ta thấy hai nhà văn này đã có sự gặp gỡ nhau.
Việt Linh từng tâm sự:
Khi viết tôi không nghĩ ngợi đến địa lý, hay cái gì đó tương tự. Tôi
chỉ nghĩ đến những gì liên quan tới con người, ngay cả khi tôi nói về con
cá. Và con người rất chung chung, ngay cả khi họ có tên, có quốc tịch.
Tôi nhìn thấy thế giới ngày một “phẳng”, nhưng tôi tin không bao giờ nó
“phẳng” đến tận cùng. Nó sẽ vẫn còn những hố, những hang hốc… Để
chi? Để con người không trơn tuột, để nghệ sĩ còn có chuyện làm, để
nghệ thuật còn ý nghĩa [17, tr. bìa 2].
Việt Linh cũng đã chia sẻ, viết là “dịp lôi ra biết bao xúc cảm tụ nén từ cái
rương lớn cuộc đời”. Những trang văn của Việt Linh “là những bài học nhân sinh
thấm thía, là tình yêu đất nước, xứ sở của một người Việt Nam sống ở nước ngoài”
[64]. Việt Linh khiêm tốn nhưng cũng tự tin nói thẳng suy nghĩ của mình khi cầm
bút viết tản văn: “Qua những bài viết của mình, tôi hy vọng cung cấp cho độc giả
chút vitamin nào đó. Dĩ nhiên vitamin sẽ không có tác động mạnh và ngay như
thuốc điều trị, nhưng nó có thể thấm dần, thấm dần trong sức khỏe tinh thần, giúp
chúng ta thấy cuộc đời vẫn đáng yêu bên cạnh những bộn bề lo toan, chật vật phải
đối diện hằng ngày” [71] .
Trong một lần trả lời phỏng vấn của nhà thơ Văn Công Hùng, Nguyễn Ngọc
Tư đã bày tỏ quan niệm của mình khi sáng tác tản văn: “…như một kiểu nhật ký, để
người viết gửi gắm những điều mình nghĩ. Bằng cách này em gửi gắm được nhiều
thông điệp, giải tỏa những cảm xúc đầy ứ trong lòng, mà truyện ngắn không làm
được...Em cho rằng tản văn gần với người viết nhất, bộc lộ tâm tư tình cảm của
người viết nhiều nhất...” [65]. Trong một bài tản văn của mình, Nguyễn Ngọc Tư
cũng đã bộc bạch về việc sáng tác “Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản
vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của

chính mình. Như sau tàn tro, là vẻ đẹp lộng lẫy của đá” [50, tr.69].
Đọc nhiều tản văn của Nguyễn Ngọc Tư ta cũng dễ dàng bắt gặp trong đó cái
tình tha thiết với mảnh đất con người quê hương miền Tây nơi tác giả sinh ra, lớn

21


lên với những nỗi thao thức rất người. Nguyễn Ngọc Tư luôn khao khát những trang
viết của mình có thể nói lên được nỗi lòng của bao phận người khắp nơi. Tác giả
từng tâm sự:
Tôi nghĩ, nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết mà tôi đang đeo đuổi,
tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt, hay gần giống như thế, bởi văn học
vẫn còn rào cản ngôn ngữ. Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối
thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao
ước những trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt
nước mắt. Khi ấy, trong lòng các bạn, tôi không còn là cô gái Việt Nam
viết về Việt Nam, mà là một nhà văn viết về thân phận con người [67].
Cả hai tác giả đều quan niệm tản văn nói riêng và văn học nói chung phải là
những trang viết nói về chuyện con người với bao nỗi đời buồn vui. Với tản văn,
chuyện ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, lo lắng, đau đớn… của con người luôn là mối
quan tâm của bất kì ai khi đến với thể loại này. Đương nhiên để những tản văn của
mình trở thành “chút vitamin” hay “chữa lành, an ủi những vết thương của người
đời” thì nó không chỉ được viết ra từ tấm lòng thành thật với những “cảm xúc tụ
nén”, những “tâm tư tình cảm” mà nó còn phải được viết ra bằng cả tài năng đích
thực của người cầm bút.
Điểm gặp gỡ trong sáng tác của Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện ở
biên độ rộng trong cảm nhận về thế giới, con người.
Ở Việt Linh, đó là cái nhìn từ chiều sâu văn hóa mang tính đa quốc gia, cái
nhìn từ điện ảnh đến cuộc sống, cũng có nhiều tác phẩm, tác giả đi từ cái nhìn rất
thực tế ngay từ gia đình mình, chung cư của mình hay người thân của mình, hoặc

qua truyện, qua báo…
Nguyễn Ngọc Tư nhìn thế giới và con người từ góc nhìn của một người gắn bó
và yêu thương mảnh đất, con người miền Tây đầy da diết. Đó có thể là một cảnh
quê, một phiên chợ, một buổi rong chơi ngược xuôi trên những chuyến xe đò miền
Tây hay những chuyến phiêu du đó đây khắp miền đất nước, một lần gặp mặt bạn
bè, người thân, một câu chuyện vừa chứng kiến, một cảnh đời đầy tâm sự…

22


Qua những sự phản ánh phong phú đó, Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư đã khái
quát được cảnh quan văn hóa dân tộc, đời sống nơi phố thị, làng quê, những đổi
thay của thời cuộc, cảm thức về tình yêu, hôn nhân, gia đình với một cái nhìn từ
nhiều chiều, nhiều khía cạnh, đưa đến cho người đọc một sự cảm nhận sâu sắc về
con người và thế giới.
1.3.3. Nét riêng hình thành phong cách
Tản văn Việt Linh: Sự dung hợp văn hóa Đông - Tây; cái nhìn điện ảnh
về đời sống
Văn hóa là một khái niệm rộng. Theo Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội” [42, tr.10]. Nói đến sự dung hợp văn hóa Đông – Tây trong một tác
phẩm văn học là điều khiên cưỡng. Song phải thừa nhận, trong thời đại đất nước hội
nhập và phát triển như hiện nay, sự giao lưu văn hóa đã đi vào mọi ngóc ngách của
đời sống. Chính vì thế, với những tác giả có điều kiện sinh sống làm việc ở nhiều
quốc gia như Việt Linh, sự tiếp nhận văn hóa bên ngoài là một lẽ tất nhiên.
Đọc tản văn Việt Linh, người đọc dễ dàng nhận ra sự dung hợp văn hóa Đông
- Tây rất rõ trong nhiều trang văn của chị. Sự dung hợp này thể hiện ở cái nhìn rộng
mở từ nhiều phương diện: đời sống, phong tục, tín ngưỡng, con người, thiên nhiên,
cách ứng xử… của những xứ sở, những vùng đất mà chị đã đi qua (Pháp, Ý,

Canada, Ma rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…). Viết về văn hóa Đông - Tây,
Việt Linh bộc lộ cái nhìn rộng mở, đem đến trong những tản văn của mình những
nét đẹp văn hóa của bè bạn năm châu. Ở bài Luân hồi Hạn hán – cơn mưa, tác giả
nhiệt tình ngợi ca một tiết mục múa do Ea Sola dàn dựng. Ở đó, không chỉ ngợi ca
tài năng của một biên đạo múa đã biến kết hợp những phục trang, sân khấu, chọn
lựa diễn viên… mang màu sắc Đông Tây hiện đại mà tác giả còn bày tỏ cảm xúc
chân thành của mình về những nét bản sắc văn hóa Việt Nam được chuyển tải trong
tiết mục: “Không ánh mắt đẩy đưa, không nụ cười biểu diễn, chỉ có những cơ thể
gầy guộc lom khom, những đôi tay tất tả mằn mò trong đất, những chiếc nón lá Việt
Nam lay lắt, rập rờn…Quá óng ả một “khung hình” điện ảnh. Quá đậm đà một nhan

23


sắc Việt Nam. Tôi nghe má ươn ướt. Tôi nghe tiếng xuýt xoa rất khẽ của khán
phòng” [16, tr.25].
Có khi tác giả ngợi ca một người phương Tây nhưng lại làm ta nghĩ đến một
vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam. Như khi viết về Daniell Mitterrand – phu nhân
của cựu tổng thống Pháp Francois Mitterrand, một nhà hoạt động chính trị xã hội
của Pháp. Đằng sau vẻ cương trực, mạnh mẽ trong đấu tranh chính trị, bà là một
người phụ nữ mang vẻ đẹp vị tha, bao dung. Khi chồng có con riêng, có những lúc
gia đình đứng trước “rẽ đôi”, nhưng bà tâm sự: “Thay vì phá đổ tất cả, chúng tôi
quyết định sống cách khác”. Khi chồng mất, bà đã cho mời vợ bé và con riêng của
chồng đến dự lễ tang. Việt Linh đã đồng tình với “câu nói thâm tình” của Daniell
Mitterrand: “Tôi thật vui mừng thừa kế từ Francois Mitterrand một đứa con gái”
[18, tr.86].
Cầu để ngồi chơi là tên một tản văn mà khi đọc ta cảm nhận ở đây nhiều vấn
đề về văn hóa xứ người. Tác giả kể ba chuyện nhỏ đều liên quan đến văn hóa của
người Pháp. Chuyện thứ nhất là chuyện nước Pháp sẵn sàng bỏ ra 21 triệu euro để
xây một chiếc cầu chỉ dành cho người đi bộ và đi xe đạp. Câu chuyện này cũng làm

người ta nhớ đến chuyện sáng kiến của thị trưởng Paris Delanoe “cải trang” bờ sông
Seine thành “bãi biển”. Tác giả bày tỏ niềm vui trước những “nghịch thường vui
vẻ” của nước Pháp. Bởi những nhà cầm quyền Pháp đã quan tâm đến đời sống tinh
thần của người dân. Chuyện thứ hai, tác giả kể đến một nghịch thường khác của
nước Pháp, không phải đến từ những nhà cầm quyền mà đến từ những người dân.
Người dân Pháp sẵn sàng “bất tuân lệnh” nhà cầm quyền khi đã ra sức bảo vệ, che
chở những người dân nhập cư “sống chui trên đất Pháp” lâu năm trước nguy cơ họ
bị trục xuất theo luật di trú mới. Người phương Đông tự hào đề cao văn hóa cộng
đồng nhưng liệu có còn nhiều người “làm theo lương tâm” như những người dân
Pháp? Chuyện thứ ba kể về cầu thủ bóng đá Zidane – một thần tượng của nhiều
người dân Pháp. Không chỉ người Pháp yêu mến anh bởi anh là cầu thủ giỏi, góp
phần đem vinh quang về cho nước Pháp ở đấu trường châu lục và thế giới mà họ
còn yêu mến anh cả khi anh húc đầu vào đối thủ. “Zidane từng nói có nhiều điều
quan trọng trong cuộc đời hơn quy luật bóng đá, vinh quang và tiền bạc…là danh

24


dự gia đình” [16, tr.230]. Cách ứng xử của Zidane cũng như người dân Pháp có gì
đó rất gần với lối ứng xử của người phương Đông.
Trần Nhã Thụy đã từng nhận xét: “Có lẽ tính chất địa lý hay văn hóa của
Paris, đã hiển nhiên có trong người Việt Linh. (…). Tính giao thoa văn hóa Ðông Tây; cộng cái nhìn nhạy cảm, sắc sảo; thêm cái vẻ sốt ruột... của một phụ nữ, khiến
những trang viết của Việt Linh có một hương vị và dư vị riêng” [74].
Làm nên phong cách của Việt Linh không chỉ những bài viết mang đậm dấu
ấn văn hóa Đông - Tây mà với sự nhạy cảm và say mê nghề nghiệp, tản văn của
Việt Linh, còn mang đậm chất điện ảnh. Có dịp được đi nhiều nơi, tham dự nhiều
liên hoan phim quốc tế, Việt Linh đã dùng những trang viết của mình để giới thiệu
những tên tuổi lớn trong làng điện ảnh thế giới, sự quan tâm của chính phủ và người
dân với điện ảnh, quá trình làm phim của bản thân, những bài học về nghề… Chị
viết về những đạo diễn, những nghệ sĩ, những bộ phim đạt giải trong các kì liên

hoan phim quốc tế với niềm trân trọng và thái độ cảm phục, học hỏi. Alexei
Guerman – đạo diễn trẻ Liên Xô những năm 1968 – 1986 với những thành công về
loạt phim về lịch sử. Tuy những sự thật lịch sử đôi khi làm những người trong cuộc
phật ý nhưng tinh thần nhân bản của nó vẫn được ghi nhận, bằng chứng là những
phim của Alexei Guerman đã đoạt giải Báo vàng của Liên hoan phim Locarno –
Thụy Sĩ năm 1986. Thu Cúc đi kiện là nhan đề một tản văn của Việt Linh lấy cảm
hứng từ bộ phim cùng tên của đạo diễn Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc). Bộ phim
đã đoạt giải Sư tử vàng ở Liên hoan phim Venise (Ý) 1992. Thu Cúc đi kiện, như
“tự nhận của tác giả (Trương Nghệ Mưu) là một hài kịch đương đại”, nhưng theo
Việt Linh, đó là một “bi kịch của một xã hội mà trong đó khái niệm nhân phẩm đã
bị lãng quên, hoặc bị hoán đổi một cách thô giản”. Ở bài Huy chương cho đào
nương, tác giả ngợi ca diễn viên Lê Thúy Nga – người đóng vai Tơ trong phim Mê
Thảo – Thời vang bóng của mình. Bằng sự thông minh, nhạy cảm của một diễn
viên, cô đã đoạt giải diễn viên phụ xuất sắc góp phần đưa bộ phim đến với giải
Bông hồng vàng tại Liên hoan phim Bergamo của Ý 2003. “Điều khiến tôi quý mến
Nga hơn nữa là ứng xử nhân văn với tư cách con người” [18, tr.149]. Có khi từ câu
chuyện của một Liên hoan phim, tác giả gợi ra nhiều suy ngẫm sâu sắc cho người

25


×