z
X^]W
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Thực trạng cổ phần hoá tại
Công ty cổ phần thương
mại tổng hợp Bắc Giang
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
LỜI MỞ ĐẦU
Thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước ta có một phần đóng góp quan trọng
của các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu
vực DNNN duy trì ở mức tương đối cao,
các DNNN đã đóng góp trên 40% GDP,
trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và gần 40% ngân sách Nhà nước. Để
tăng cường tiềm lực và vai trò chủ đạo của DNNN thì chúng ta phải có những định
hướng phát triển đúng đắn, xây dựng, củng cố DNNN trong những ngành quan
trọng then chốt, có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Ngày nay, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị
trường,
xu hướng cổ phần hoá các DNNN đang diễn ra nhanh chóng và dường như các
doanh nghiệp cổ phần này làm ăn ngày càng có hiệu quả. Hàng loạt các công ty,
các cơ sở vật chất kỹ thuật tự phát huy nội lực của mình để thay đổi, cải tạo lại cơ
sở vật chất kỹ thuật cũng như thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển sản xuất kinh
doanh, tự khẳng đị
nh mình trong nền kinh tế quốc dân.
Từ năm 1992, Nhà nước chủ trương thực hiện cổ phần hoá DNNN, làm tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh của0 bộ phận này. Đó là dấu hiệu đáng mừng của
nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, quá trình này cũng không phải không có những
vấn đề bất cập, không hợp lý.
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của việc cổ phần hoá, em đ
ã
chọn đề tài này nhằm tìm ra các nguyên nhân và trên cơ sở đó đề ra một số giải
pháp và kiến nghị để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và nâng cao hiệu quả hoạt
động tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Bắc Giang.
Nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương I
: Nội dung cơ bản về hiệu quả và cổ phần hoá doanh nghiệp
Chương II
: Thực trạng cổ phần hoá tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp
Bắc Giang
Chương III
: Một số kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hoá tại
Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Bắc Giang
Là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và còn hạn chế về nhiều mặt,
vì vậy em không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự giúp đỡ của thầy giáo và
các cô chú trong Công ty cổ phần thương thại tổng hợp Bắc Giang để em hoàn
thành tốt bài luận văn của mình.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Quang Huấn và các cô
chú anh chị trong phòng kinh doanh số 1 của Công ty cổ phần thương mại tổng
hợp Bắc Giang đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập và viết luận văn
này.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
CHƯƠNG I
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HOÁ
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỔ PHẦN HOÁ
1. Khái niệm cổ phần hoá
Hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn đẩy nhanh việc sắp xếp lại doanh
nghiệp Nhà nước (DNNN), trong đó cổ phần hoá DNNN là chủ trương của Đảng
và Nhà nước ta nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu trong DNNN, nâng cao hiệu
quả của loại hình doanh nghiệp này. Và Nhà nước đã ban hành một số Quyết định:
Đó là chỉ thị số 84/TTg ngày 3/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về xúc ti
ến thực
hiện thí điểm cổ phần hoá DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu
đối với doanh nghiệp Nhà nước: Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ
về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Thông tư số
50/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
28/NĐ-CP của Chính phủ theo các văn bản trên, và mới đây nhất là thông tư
126/TCDN hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16-11-2004
về việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước. Thực chất: “Cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần là một biện pháp chuyển
doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, trong
đó tồn tại một phần sở hữu Nhà nước(hay còn gọi là c
ổ phần hoá DNNN) ”.
1
Vậy việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ DNNN sang công ty cổ phần chính
là chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo luật DNNN sang hoạt động theo
các quy định của Công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp. Dẫn đến các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh cũng có chuyển biến từ Nhà nước độc quyền sang nguyên tắc
thị trường (cung cầu, cạnh tranh...).
2. Mục tiêu cổ phần hoá
• Như trên đã nói, cổ phần hoá chính là việc chuyển đổi hình thức hoạt động
từ DNNN sang công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Có nghĩa là
toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, từ bản chất pháp lý,
1
Tạp Chí Luật học số 4-2001 – Bàn về khái niệm “ cổ phần hoá DNNN” – Nguyễn Thị Vân Anh, Trang 3
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
quyền và nghĩa vụ, cơ chế quản lý đến quy chế pháp lý về thành lập, giải thể, phá
sản đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, đặc biệt là những quy định
về công ty cổ phần.
Mục tiêu của cổ phần hoá là: (Theo điều 1, chương I, Nghị định số
187/2004/NĐ-CP)
Thứ 1: Chuyển đổi công ty Nhà nước mà Nhà nước không cần gi
ữ 100% vốn
sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; Huy động vốn của cá nhân, các
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài
chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ 2: Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư
và
người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ 3: Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục
tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán.
3. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một xu hướng phát triển tất
yếu, hợp quy luật trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN
DNNN khi cổ
phần hoá thực chất là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu
một phần tài sản của Nhà nước sang cho các tổ chức, cá nhân khi họ mua cổ phiếu
và trở thành cổ đông của công ty, tạo ra dạng sở hữu hỗn hợp, trong đó Nhà nước
có thể giữ một tỷ lệ vốn nhất định - hình thành các Công ty cổ phần.
Hình thức đa dạng hoá hình thức sở hữu cổ phần có nhi
ều ưu điểm: Đây là
hình thức sở hữu mang tính tập thể, các tổ chức cá nhân mua cổ phiếu và sở hữu cổ
phần, tất cả họ cùng quản lý cổ phần của mình trong doanh nghiệp và họ có quyền
chuyển nhượng cổ phiếu của mình một cách tự do trên thị trường chứng khoán. Vì
thế, khi cổ phiếu được chuyển nhượng tự do thì hoạt động của doanh nghiệ
p vẫn
tiếp tục một cách bình thường mà không bị ảnh hưởng. Đồng thời, nhờ cơ chế này,
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
nó đã tạo nên sự di chuyển linh hoạt các luồng vốn xã hội theo các nhu cầu và cơ
hội đầu tư đa dạng của các công ty và công chúng.
Cổ phần hóa các DNNN là một quy luật phát triển tất yếu của nền kinh tế mọi
quốc gia. Cổ phần hoá đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng trong cơ cấu lại
DNNN để DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành,
lĩnh vự
c then chốt của nền kinh tế. Hoàn thành cổ phần hoá 2.242 doanh nghiệp
như đã nêu trên, chúng ta không chỉ đơn thuần giảm được số lượng DNNN mà còn
để DNNN có được bước cơ cấu lại quan trọng. Từ chỗ DNNN rất phân tán, dàn
trải trong tất cả các ngành, lĩnh vực, qua cổ phần hoá đã tập trung vào 39 ngành,
lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, trong đó nhiều ngành, lĩnh vực DNNN cần chi
phối để Nhà n
ước làm công cụ điều tiết vĩ mô.
Cổ phần hoá đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất
kinh doanh. Trong quá trình cổ phần hoá DNNN, một mặt vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp được đánh giá lại khách quan hơn, tiếp cận hơn với phương thức thị trường,
mặt khác, đã huy động được 12.411 tỷ đồng của các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội
vào doanh nghi
ệp để kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất.
Cổ phần hóa góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do
đảm bảo được lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp,
cổ đông ngoài doanh nghiệp, trong đó người lao động trong doanh nghiệp trở thành
chủ thực sự phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần.
II. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
HIỆN NAY
1. Các thành tựu đạt được của quá trình thực hiện cổ phần hoá
Cổ phần hoá DNNN bắt đầu từ năm 1992, nhưng công cuộc cổ phần hoá mới
thực sự khởi sắc từ khi có Nghị quyết TƯ 3 ra đời, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ
đạo các bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 xây dựng đề án tổng thể sắp xếp,
đổi mới DNNN mà trọng tâm là cổ phần hoá. Sau h
ơn 10 năm thực hiện, cổ phần
hoá DNNN đã được triển khai từng bước vững chắc, đạt được những thành công
đáng kể. Từ năm 1992 đến nay, cả nước đã cổ phần hoá được 2.242 DNNN. Trong
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
đó, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng là 1.327 doanh nghiệp,
chiếm 59,2%, tập trung ở các ngành thi công xây lắp, công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng, thương mại dịch vụ, chế biến nông phẩm do các địa phương quản lý;
Các doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 5-10 tỷ đồng là 500 doanh nghiệp, chiếm
22,3%; còn lại, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng là 415 doanh
nghiệp chiếm 18,5%.
Tính bình quân kết quả cổ phần hoá thời gian qua cho thấy chủ
sở hữu Nhà
nước nắm giữ 46,5% vốn điều lệ, tương ứng 1.792 tỷ đồng; người lao động trong
doanh nghiệp nắm giữ 38,1% vốn điều lệ, tương ứng 8.847 tỷ đồng; cổ đông ngoài
doanh nghiệp nắm giữ 15,4% vốn điều lệ, tương ứng 3.564 tỷ đồng. (Theo tạp chí
tài chính tháng 3/2005).
2. Hiệu quả đạt được của các công ty sau khi đã cổ ph
ần hóa
Qua thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của 850 doanh nghiệp hoàn
thành cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng
44%; Doanh thu bình quân tăng 23,6%, trong đó 71,4% số doanh nghiệp có doanh
thu tăng. Lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%, trên 90% số doanh nghiệp
sau cổ phần đều hoạt động kinh doanh có lãi. Nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%
mặc dù các doanh nghiệp này được hưởng các ưu đãi về thu
ế thu nhập doanh
nghiệp, thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu sử dụng vốn Nhà nước. Thu nhập
của người lao động bình quân tăng 12%…
Số liệu thực hiện qua các năm cho thấy tiến độ sắp xếp các DNNN năm
2003 và 2004 đã được đẩy mạnh hơn trước. Trong thời gian ngắn, trong cả nước
hình thành được loại hình doanh nghiệp có sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế
dưới nhiều hình thức sở hữu. Nhìn lại quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước trong hơn 10 năm qua có thể thấy nếu như trong 10 năm đầu tiến
trình tiến hành chậm, nhiều vướng mắc nảy sinh, thì đến năm 2003 và 2004 tốc độ
cổ phần hoá đã được đẩy nhanh đặc biệt trong năm 2004 tốc độ cổ phần hoá các
doanh nghiệp gấp đôi năm trước.
Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
Bảng 1: Số luợng doanh nghiệp cổ phần hoá từ năm 1992-1998
Thời gian Số DNNN cổ phần hoá
Từ tháng 6/1992 đến tháng
12/1998
116
1999 249
2000 212
2001 258
2002 217
2003 535
9/2004 1070
Tổng cộng 3657
Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế ( số 9 – 2004)
3. Những hạn chế hiện nay trong quá trình thực hiện cổ phần hoá
Ở Việt Nam hiện nay đang đẩy mạnh cổ phần hoá xong lại tồn tại một số mâu
thuẫn đó là: Mâu thuẫn giữa khuyến khích cổ phần hoá và bao cấp, ưu đãi khu vực
kinh tế Nhà nước; Mâu thuẫn giữa cổ phần hoá và các định kiến, các rào cản phát
triển kinh t
ế tư nhân; Mâu thuẫn giữa khuyến khích cổ phần hoá và sự chậm chễ
trong việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các Công ty cổ phần.
Ngoài ra tiến trình thực hiện cổ phần hoá ở Việt Nam vẫn chậm chạp và rơi
vào tình trạng trì trệ kéo dài. Có thể coi cổ phần hoá là quá trình Nhà nước bán
DNNN cho xã hội để Nhà nước thoát khỏi vị thế là nhà đầu tư tạo điều kiệ
n cho xã
hội hoá đầu tư. Cổ phần hoá có thể coi là một hoạt động mua bán đặc biệt; đặc biệt
ở chỗ người bán là Nhà nước vừa là nhà đầu tư vừa là nhà quản lý có quyền hoạch
định chính sách, có quyền chỉ định người mua, có quyền bán những gì mình không
cần dùng với giá do mình phê duyệt. Điều này hoàn toàn khác lạ với nguyên tắc thị
trường: thuận mua vừa bán chỉ bán cái thị trường cần, coi khách hàng là thượng đế
.
Vấn đề này được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
- Người bán thì chưa muốn bán vì bán DNNN tức là tự cắt lợi ích của mình;
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
- Nhiều người quản lý DNNN thiếu năng lực đã có tâm lý bi quan, ngại rằng
khi cổ phần hoá thì mình được cái gì? Có được làm giám đốc với quyền uy và lợi
lộc như hiện nay hay không?
- Về phía người mua thì lại do được lựa chọn nên dẫn đến người mua giành
quyền mua riêng khi thấy giá hạ, họ lựa chọn giải pháp cổ phần hoá khép kín để
chia phần, chia lợi ích Nhà nước…
Mặt khác, vấn đề đáng quan tâm nhất là s
ố lượng doanh nghiệp cổ phần hoá
tuy có tăng đáng kể nhưng so với yêu cầu đổi mới vẫn còn hạn chế; tốc độ cổ phần
hoá còn chậm; thời gian thực hiện cổ phần hoá còn kéo dài. Việc đa dạng hoá sở
hữu trong cổ phần hoá còn hạn chế. Thể hiện rõ nét là Nhà nước còn chiếm giữ tỷ
trọng lớn trong vốn điều lệ, nhiều doanh nghiệ
p thuộc diện không cần giữ cổ phần
chi phối nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ. Rất nhiều doanh nghiệp thực hiện cổ phần
hoá khép kín, có tới 860 doanh nghiệp (38,4%) không có cổ phần bán ra ngoài. Cổ
phần hóa khép kín ở một số nơi có hiện tượng định giá thấp hơn so với giá thị
trường, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Một vấn đề đáng quan tâm khác trong
quản lý là ở nhiề
u công ty cổ phần chưa có sự đổi mới, chuyển biến thực sự;
phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn tiếp tục duy trì như còn là
DNNN.
Mặc dù môi trường kinh doanh nói chung đang có nhiều khó khăn vướng mắc
đòi hỏi phải tháo gỡ dần nhưng hầu hết các doanh nghiệp cổ phần hoá đều phát
triển tốt, việc làm của người lao động được ổn
định, thu nhập tăng lên, người lao
động trong công ty cổ phần hầu hết đều yên tâm, tin tưởng vào chủ trương đường
lối của Đảng về công tác cổ phần hoá. Các thủ tục quy trình cổ phần hoá đang
được hoàn thiện và quy chuẩn hoá. Do vậy đã rút ngắn được thời gian, tiền của và
giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP BẮC GIANG
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI BẮC GIANG
1. Lịch sử hình thành
Công ty thương mại Bắc Giang là doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương
được thành lập lại sau khi chia tách doanh nghiệp theo địa giới hành chính 2 tỉnh
Bắc Giang và Bắc Ninh năm 1997, tiếp theo tách 2 xí nghiệp May Kế và Muối I Ốt
năm 1999, thực hiện chủ trương cổ phần hoá 1 bộ phận doanh nghiệp (gồm trạm
bán buôn CNP, và trạm KDTH Bắc Giang) của UBND tỉnh, sau khi được bổ sung
vốn và điều chuyển vố
n, đến nay số lao động còn 45 người, mạng lưới còn 16 đơn
vị với tổng số vốn kinh doanh 6306 triệu trong đó vốn cố định 3676 triệu đồng,
vốn lưu động 2630 triệu đồng.
Đặt trụ sở chính tại số 2 đường Xương Giang - Thành phố Bắc Giang - Tỉnh
Bắc Giang
Địa bàn hoạt động: Trên phạm vi cả nước và nước ngoài.
Công ty có các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại: Thành phố Hà N
ội,
Thành phố Hồ Chí Minh và một số các tỉnh khác có cửa khẩu thuận tiện cho việc
tổ chức kinh doanh XNK.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
2. Cơ cấu tổ chức công ty trước khi cổ phần hoá
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thương mại Bắc Giang:
Cơ cấu bộ máy của Công ty thương mại Bắc Giang được tổ chức theo mô
hỡnh trực tuyến chức năng, quản lý theo chế độ 1 thủ trưởng. Đứng
đầu Công ty là
Giám đốc trực tiếp điều hành toàn diện các bộ phận trong Công ty. Các phũng ban
trong Cụng ty sẽ xõy dựng kế hoạch trỡnh lờn Giỏm đốc trong buổi họp giao ban,
kế hoạch được duyệt sẽ được triển khai từ trờn xuống.
+ Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong Công ty:
Giám đốc: là người chỉ đạo chung, có thẩm quyền cao nhấ
t, có nhiệm vụ quản
lý toàn diện trờn cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà
nước.
Phó giám đốc: chịu trách nhiệm chỉ đạo các phũng ban mỡnh quản lý, giỳp
Giỏm đốc nắm vững tỡnh hỡnh hoạt động của Công ty để có kế hoạch và quyết
Trung tâm
XNK
Phòng Vật
liệu KD chất
đốt
Xí nghiệp
KD thuốc lá
Các đơn vị
KD ở TX
Các đơn vị
KD ở huyện
Giám đốc phụ trách
KDXNK
Phòng Kế toán
Phó Giám đốc phụ
trách KD nội địa
Phòng Tổng
hợp
Phòng Kinh
doanh
Phòng Tổ chức
- HC
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
định sau cùng, giải quyết các công việc được phân công. Đồng thời Phó Giám đốc
cũng phụ trách mảng kinh doanh nội địa.
Phũng tài vụ (phũng kế toỏn): tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động xuất
nhập khẩu, kinh doanh, giải quyết các vấn đề tài chính, thanh toán, quyết toán bán
hàng, thu tiền, tiền lương, tiền thưởng, nghĩa vụ đối với Nhà nước và các vấn đề
liên quan đến tài chính; đồng thời tham mư
u cho Giám đốc xây dựng các kế hoạch
tài chính.
Phũng kinh doanh XNK: có chức năng tỡm hiểu thị trường, bạn hàng nước
ngoài để từ đó ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu dựa trên những kế hoạch đó đề
ra, giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu.
Hệ thống cửa hàng và kho trạm: đây là mạng lưới trực tiếp giới thiệ
u và bán
sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, các chứng từ
liên quan đến hoạt động kinh doanh đều gửi về Công ty làm công tác hạch toán.
Phũng tổ chức hành chớnh: có chức năng tham mưu giúp đỡ cho Giám đốc
trong công tác: đối nội, đối ngoại, lưu trữ hồ sơ giấy tờ, thủ tục, công văn; tổ chức
nhân sự, quản lý sắp xếp,
đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên; quản lý tiền
lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách như: bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế...;
ngoài ra cũn thực hiện cỏc cụng việc hành chớnh khỏc như: bảo vệ, tạp vụ, vệ
sinh...
+ Ngành nghề kinh doanh
Nghành nghề kinh doanh chủ yếu:
- Kinh doanh nội địa: Thu mua, bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhận kí gửi các
loại
+ Hàng công nghiệp tiêu dùng: công nghệ phẩ
m, kim khí điện máy, điện tử,
điện lạnh, vải lụa may mặc, tạp phẩm và dụng cụ gia đình, trang thiết bị, bảo hộ lao
động, xe đạp và xe máy
+ Hàng thực phẩm công nghệ và rượu bia, thuốc lá, nước giải khát
+ Hàng vật liệu xây dựng, xăng dầu, than mỏ và khoáng sản
+ Vật tư nguyên liệu và hoá chất phục vụ sản xuất và đời sống
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
+ Phương tiện vận tải và hàng phế liệu, phế phẩm
+ Ăn uống và giải khát công cộng, khách sạn và nhà nghỉ
- Kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu:
+ Xuất khẩu: Nông sản, lâm sản, hải sản, khoáng sản, thực phẩm, cao su, sắt
thép, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ
+ Nhập khẩu: máy móc thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất và đời
sống
II. THỰC TRẠ
NG CỔ PHẦN HOÁ TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI
BẮC GIANG
1. Tình hình cổ phần hoá tại Công ty
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cổ phần hoá, Ban đổi mới doanh
nghiệp Công ty thương mại Bắc Giang đã phối hợp cùng Đảng uỷ, Ban chấp hành
công đoàn tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương cổ phần hoá doanh
nghiệp đến toàn thể lao động trong Công ty.
Sau một thời gian khẩn trương triể
n khai công tác xác định giá trị doanh
nghiệp, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Công ty thương mại Bắc Giang đã có tờ
trình lên Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xin phê duyệt hồ sơ xác định giá trị
doanh nghiệp. Song song với quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, Ban đổi mới
quản lý doanh nghiệp cũng đã tiến hành soạn thảo phương án cổ phần hoá, xây
dựng phương án giải quyết lao động do sắp xếp lại doanh nghiệp và dự thả
o điều lệ
tổ chức hoạt động của công ty cổ phần trình lên Uỷ ban tỉnh.
Đến ngày 25/10/2001, chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ký Quyết định số
1714/QĐ-UB về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá
Công ty thương mại Bắc Giang. Cụ thể như sau:
- Vốn điều lệ Công ty tại thời điểm thành lập là 2.800.000.000 đồng
- Vốn Nhà nướ
c: 1.737.700.000 đ, chiếm 44,20% Vốn điều lệ
- Vốn thuộc sở hữu các cổ đông là pháp nhân và cá nhân ngoài vốn Nhà nước
là 1.062.300.000 đ, chiếm 55,80% Vốn điều lệ
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
Thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước của
Đảng và Chính phủ, theo Quyết định số 1714/2001/QĐ - UB ngày 25/10/2001 của
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, về việc thực hiện cổ phần hoá Công ty thương
mại Bắc Giang. Công ty thương mại Bắc Giang đã được cổ phần hoá và lấy tên là:
Tên tiếng Việt:
Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc
Giang
Tên tiếng anh:
BACGIANG GENERAL TRADING JOINT - STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: B.G.T.Co
Ngay sau khi hoàn tất việc bán cổ phần cho người lao động trong Công ty và
đấu giá bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, Ban đổi mới Quản
lý doanh nghiệp đã khẩn trương thực hiện các bước công việc tiếp theo và làm đầy
đủ các công tác cần thiết để tiến hành đại hội cổ đông thành lập.
Công ty cổ phần Thương mại Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động
theo ph
ương hướng sau:
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc
phát triển kinh doanh, XNK và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối
đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông,
đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Chức năng kinh doanh của Công ty: Kinh doanh thương mại, du lịch, XNK
trực tiếp, dịch vụ tổ
ng hợp và các ngành nghề khác nhau trong phạm vi đăng ký
kinh doanh, phù hợp với quy định của pháp luật.
Nguyên tắc tổ chức và quản trị điều hành của Công ty: Công ty hoạt động dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, tôn trọng pháp luật. Cơ quan cao
nhất của Công ty là Đại hội cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để
quản lý và điều hành công việ
c của công ty giữa hai kỳ đại hội, bầu các kiểm soát
viên để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành Công ty. Quản lý
điều hành hoạt động của Công ty là Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và
miễn nhiệm.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
Như vậy, trải qua một thời gian nỗ lực làm việc, quá trình chuyển đổi Công ty
thương mại Bắc Giang thành Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang đã
cơ bản hoàn tất, tuân thủ tuyệt đối những chủ trương, chính sách và các văn bản
hướng dẫn của Nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
Cơ cấu bộ máy của Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Bắc Giang
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Cơ cấu quản lý của Cụng ty cổ phần gồm:
Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất trong Công ty, gồm có: Đại
hội cổ đông thành lập, Đại hội c
ổ đông thường niên, Đại hội cổ đông bất thường.
Đại hội cổ đông thành lập có nhiệm vụ: Thảo luận và thông qua bản Điều
lệ của Công ty, bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Công ty, thông qua
phương án sản xuất kinh doanh của Công ty, thông qua phương án bộ máy tổ chức
Giám đốc phụ trách
chung (TC-TV)
Phó Giám đốc phụ
trách KD nội địa
Cửa hàng thương
mại nông sản
Bắc Giang
Phòng Tổ
chức - HC
Phòng Kinh
doanh 2
Phòng Kinh
doanh 1
Phòng Kế
toán
Cửa hàng bách hoá
tổng hợp
Bắc Giang
Trung tâm thương
mại và dịch vụ
Bắc Giang
HĐQT
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản Lý và Kinh Doanh
Lê Thanh Tú
quản lý và mạng lưới của Công ty, ấn định thù lao và các quyền lợi của Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát.
Đại hội cổ đông thường niên có nhiệm vụ: Thông qua báo cáo của Hội
đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, Báo cáo của Ban kiểm
soát; Thông qua đề nghị của Hội đồng quản trị về quyết toán năm tài chính,
phương pháp phân phối, sử dụng lợ
i nhuận, chia cổ tức và trích lập, sử dụng các
quỹ; Quyết định các phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của
năm tài chính mới; Quyết định về việc tăng giảm vốn điều lệ, gọi vốn cổ phần và
phát hành cổ phiếu; Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ
đông của Công ty; Bầu
miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát
theo quy định; Quyết định thành lập hay giải thể các chi nhánh, văn phòng đại diện
của Công ty.
Đại hội cổ đông bất thường: được triệu tập để giải quyết các trường hợp
phát sinh những vấn đề bất thường, ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động củ
a Công
ty. Nhiệm vụ của Đại hội cổ đông bất thường là: quyết định xử lý các vấn đề bất
thường; Bãi miễn và bầu bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, kiểm soát
viên; Giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện; Biểu quyết sửa đổi, bổ sung điều lệ
Công ty; Xử lý các vấn đề khẩn cấp khác.
Hội đồng quản trị:
chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông, có nhiệm vụ xây
dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược đồng thời bảo đảm
các hoạt động đó thông qua Ban giám đốc và thực hiện nhiệm vụ đó được quy định
tại điều lệ.
Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
kinh doanh, quả
n trị, điều hành của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Bắc
Giang. Ban kiểm soát có 03 người, do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn với đa số
phiếu tính theo số cổ phần bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát
bầu một thành viên làm Trưởng ban kiểm soát để chỉ đạo tổ chức và hoạt động của
Ban theo quy định c
ủa Pháp luật và theo điều lệ của Công ty.