Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

GIÁO ÁN SINH 9 ĐẦY ĐỦ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO CÔNG VĂN 3280 CỦA BỘ GD CÓ CỘT PTNL SẴN IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 110 trang )

Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: 4/9/2020
Ngày dạy: 9A: 7/9/2020; 9B: 10/9/2020
DI TRUYỀN HỌC VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
TIẾT 1 BÀI 1 : MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Học sinh trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
- Giới thiệu Menden là người đặt nền móng cho di truyền học.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden.
2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng quan sát và phân tích.
3. Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác, thói quen học tập bộ môn.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 1.2. Tranh ảnh hay chân dung Menđen.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: (35 phút)
Giới thiệu bài: Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí
quan trọng trong sinh học. Menđen-người đặt nền móng cho di truyền học.
Dạy bài mới:


Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
HĐ 1: Tìm hiểu về Di truyền học (10 I. Di truyền học
- Năng lực
phút)
- Di truyền là hiện tượng truyền sử
dụng
- GV cho HS đọc mục I SGK/5.
đạt các tính trạng của tổ tiên cho ngôn ngữ, tự
+ Thế nào là di truyền và biến dị ?
các thế hệ con cháu.
học, tư duy
- 1 HS đọc to khái niệm biến dị và di - Biến dị là hiện tượng con sinh ra sáng tạo
truyền.
khác với bố mẹ và khác nhau ở
- GV giải thích:
nhiều chi tiết.
- GV cho HS làm bài tập  SGK mục - Di truyền học nghiên cứu về cơ
sở vật chất, cơ chế, tính quy luật
I.
- Liên hệ bản thân và xác định xem của hiện tượng di truyền và biến
- Năng lực
mình giống và khác bố mẹ ở điểm dị.
nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu - Di truyền học có vai trò quan tư duy sáng
trọng không chỉ về lí thuyết mà tạo
da... và trình bày trước lớp.
- HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời. còn có giá trị thực tiễn cho khoa
học chọn giống, y học và đặc biệt
GV: Nguyễn Thanh Loan


Giáo án Sinh Học 9

Trang 1


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

HĐ2: Tìm hiểu Menđen – người đặt
nền móng cho di truyền học (15
phút)
- HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 và
nêu nhận xét về đặc điểm của từng
cặp tính trạng đem lai?
- Treo hình 1.2 phóng to để phân tích.
- HS quan sát và phân tích H 1.2, nêu
được sự tương phản của từng cặp tính
trạng.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
SGK và nêu phương pháp nghiên cứu
của Menđen?
- Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày
được nội dung cơ bản của phương
pháp phân tích các thế hệ lai.
- GV giải thích vì sao menđen chọn
đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên
cứu.

- HS suy nghĩ và trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số
thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di
truyền học (10 phút)
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu một
số thuật ngữ.
- HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến
thức.
- Yêu cầu HS lấy thêm VD minh hoạ
cho từng thuật ngữ.
- Khái niệm giống thuần chủng: GV
giới thiệu cách làm của Menđen để có
giống thuần chủng về tính trạng nào
đó.
- GV giới thiệu một số kí hiệu.
- GV nêu cách viết công thức lai: mẹ
thường viết bên trái dấu x, bố thường
viết bên phải. P: mẹ x bố.
- HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông
tin vào vở.

là công nghệ sinh học hiện đại.
II. Menđen – người đặt nền
móng cho di truyền học
- Menđen (1822 -1884) – là nhà
khoa học đầu tiên đặt nền móng
cho di truyền học.
+ Đối tượng nghiên cứu sự di
truyền của Menđen là cây đậu Hà
Lan có nhiều thuận lợi:

- Thời gian sinh trưởng ngắn trong
vòng 1 năm.
- Cây đậu Hà Lan có khả năng tự
thụ phấn nghiêm ngặt do hoa có
cấu tạo kiểu chiếc thìa úp ngược,
nên tránh được sự tạp giao trong
lai giống
- Tự thụ qua nhiều thế hệ liên tiếp
- Mang các cặp tính trạng tương
phản rõ rệt. Menđen đã chọn 7 cặp
tính trạng tương phản để nghiên
cứu: thân cao- thân thấp; hạt nhănhạt trơn; hạt vàng- hạt lục; hoa
đỏ- hoa trắng…..
+ Menđen đã đề xuất phương pháp
phân tích cơ thể lai gồm 4 nội
dung:
- Tạo dòng thuần chủng bằng
cách cho các cặp bố mẹ tự thụ
phấn qua nhiều thế hệ
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng
khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản rồi theo dõi các đời
con cháu, phân tích sự di truyền
của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở
phát hiện quy luật di truyền chung
của nhiều tính trạng.
- Sử dụng phép lai phân tích để
phân tích kết quả lai
- Dùng toán thống kê phân tích để
rút ra quy luật.

III. Một số thuật ngữ và kí hiệu
cơ bản của di truyền học
1. Một số thuật ngữ:

GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

- Năng lực
sử
dụng
ngôn ngữ, tự
học, tư duy
sáng
tạo,
hợp tác.

- Năng lực
tự học, tư
duy sáng tạo
- Năng lực
kiến
thức
sinh học.

Trang 2


Trường THCS Đại Hùng


Năm học 2020 - 2021
+ Tính trạng
+Cặp tính trạng tương phản
+ Nhân tố di truyền
+Giống (dòng) thuần chủng.
2. Một số kí hiệu
P(parentes): Cặp bố mẹ xuất phát
x: Kí hiệu phép lai
G(gamete): Giao tử
♂ : Đực; ♀: Cái
F(filia): Thế hệ con.

4. Củng cố (4 phút)
Bài tập 1: Đối tượng của Di truyền học là:
a.Bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
b.Cây đậu Hà lan
có hoa lưỡng tính
c.Tất cả các thực vật và vi sinh vật
d.Cả a, b đúng
Bài tập 2: Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là:
a.Phương pháp phân tích các thế hệ lai
b.Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được
c.Thí nghiệm nhiều trên cây đậu Hà lan
d. Cả a và b đúng
Bài tập 3:Ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học là:
a.Cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống
b.Có vai trò quan trọng đối với y học, công nghệ sinh học
c.Cung cấp các kiến thức cơ bản cho các phân môn Sinh học khác (Thực vật học, Động
vật học)
d.Cả a và b

Bài tập 4: Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong di truyền học là gì?
a.Tính trạng
b. Cặp tính trạng tương phản
c.Dòng thuần chủng
d.Cả a, b, c
Bài tập 5: Dùng từ:Hình thái,sinh lí, trái ngược nhau, tính trạng, tương phản, đồng nhất,
nhân tố điền vào chỗ trống:
+Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về………….., cấu tạo…………..của một cơ thể.
+Cặp tính trạng……………là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng một loại tính trạng có
biểu hiện……….
+Gen là …………di truyền xác định hay kiểm tra một hoặc một số………….của sinh vật
+Dòng hay giống thuần chủng là giống có đặc tính DT…………các thế hệ sau giống các
thế hệ trước
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút): học bài,
Đọc và trả lời phần câu hỏi bài 2.
Gregor Johann Mendel (1822-1884), ông tổ ngành di truyền học
[IMG] Năm 1865 từ tu viện Brno ( của nước Áo thời đó) thầy tu Gregor Johann Mendel
đã lần đầu tiên phát hiện ra những quy luật của hiện tượng di truyền. Ngày nay ông được
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 3


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

công nhận là cha đẻ của ngành Di truyền học, nhưng những công trình của ông lúc bấy

giờ giới khoa học không mấy chú ý lắm.
Sinh ngày 22-07-1822 tại Heisendorf, một làng nhỏ nước Moravie (Tiệp Khắc), trong
một gia đình nông dân nghèo. Ông thừa hưởng được niềm say mê làm vườn của bố mẹ.
Ngay từ nhỏ ông đã có hứng thú chăm sóc cây cối trong vườn và ông luôn là một học
sinh giỏi. Cậu học trò đặc biệt giỏi này đã gây sự chú ý của một vị tu sĩ của làng và được
ông này cho đi xa tiếp tục học. Mendel phải vừa làm việc vừa học vì tiền trợ cấp gia đình
không đủ sống. Tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc ở bậc Trung học, Mendel được Nhà thờ
chọn đi học về Triết học. Vì nhà quá nghèo nên năm 21 tuổi ông phải tạm bỏ học. Năm
1840 ông vào viện Triết học Olomouc để học hai năm dự bị lên đại học. Lúc bấy giờ
Mendel phải nhờ nửa số tiền hồi môn của người chị gái đã trợ cấp cho Mendel tiếp tục đi
học. Sau hai năm học, ông chán nản vì thiếu tài chánh nên cuối cùng ông nghe lời một
trong các giáo sư của ông là nhờ cha Napp giới thiệu ông vào dòng tu để có thể tiếp tục
học. Bốn năm sau ông trở thành Linh mục. Từ lúc vô dòng tu, ông hài lòng vì có đủ điều
kiện để nghiên cứu về Khoa học Tự nhiên. Song song với việc học, ông đi dạy các trường
trung học. Nhưng năm 1849 đạo luật bắt các giáo sư phải có ngạch đại học. Nhờ cha
Napp giúp, Mendel được vào Ðại học Vienne năm 1851 để tiếp tục học. Ông được học
các môn Toán, Lý, Hoá, Thực vật học và Động vật học. Năm 1853 ông tốt nghiệp Đại
học và lại trở về tu viện ở quê nhà. Khi trở về Vienne, Mendel lập ra một vườn khảo cứu
và bắt đầu những thí nghiệm về sự lai giống.
Vườn thực nghiệm của Mendel nơi sân của tu viện Brno
Năm 32 tuổi ông được cử làm giáo viên của Trường Cao đẳng thực hành ở Brunn (nay là
Brno thuộc nước Cộng hoà Czech) .
Từ năm 1856 đến năm 1863 ông âm thầm làm những thí nghiệm công phu trên đậu Hòa
Lan. Năm 1865 ông trình bày các kết quả thực nghiệm của mình tại Hiệp hội khoa
Ông nghiên cứu về sự lai giống của đậu Hà lanhọc tự nhiên Thành phố Brno và một năm
sau các kết quả nghiên cứu này được công bố (Versuche uber Pflanzenhybriden) trên tập
san của Hiệp hội và gởi cho những cơ quan khoa học trên thế giới nhưng không được ai
chú ý đến cả. Thế giới khoa học lúc bấy giờ chưa sẵn sàng để công nhận điều quan trọng
của những kết quả mà ông đã tìm ra.Ông phát hiện thấy cây đậu bố mẹ có thể truyền lại
cho con cái những nhân tố di truyền riêng rẽ và nhấn mạnh rằng các nhân tố di truyền

(ngày nay gọi là Gen) duy trì được các tính chất cá biệt của chúng từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Các thực nghiệm của ông vừa mang tính chất thực nghiệm vừa mang tính chất
chính xác toán học. Ông đã sử dụng 7 cặp tính trạng khi tiến hành lai tạo: Hoa tía- Hoa
trắng, Hoa mọc nách- Hoa mọc ngọn, Hạt vàng- Hạt xanh, Hạt trơn- Hạt nhăn, Quả trơnQuả nhăn, Quả xanh-Quả vàng, Cây cao- Cây thấp. Các thí nghiệm của ông hết sức
phong phú và chính xác. Nhưng tiếc thay, thực nghiệm của Mendel đã bị chìm đi trong sự
thờ ơ của tất cả mọi người. Chả ai chú ý đến các cây đậu Hoà Lan của Mendel và không
nhận ra được sau các cây đậu được lai tạo một cách công phu này là một thiên tài mà sau
này được cả nhân loại tôn vinh là Ông tổ của ngành Di truyền học. Ông vẫn miệt mài vừa
dạy học, vừa truyền đạo và vừa tiếp tục làm thực nghiệm trong vườn của tu viện. Năm
1868 ông được phong chức Tổng Giám mục. Ông còn là người sáng lập ra Hôi nghiên
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 4


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

cứu Thiên nhiên và Hội Khí tượng học của thành phố Brno. Năm 57 tuổi ông được cử
làm Giám đốc Tu viện. Ngày 6-1-1884 ông qua đời sau một tai biến do viêm thận.
Mãi 6 năm sau ngày ông qua đời các nghiên cứu quý giá của ông mới được nhân loại biết
tới thông qua các nghiên cứu độc lập nhưng cùng một lúc (1900) của 3 nhà khoa học ở 3
quốc gia khác nhau: H. M. de Vries (Hà Lan), E. K. Corens (Đức) và E. V. Tschermak
(Tiệp Khắc cũ). Nhờ ba nhà khoa học công nhận công trình của nhà tu Mendel nên thuyết
Mendel mới ra đời được. Và năm 1900 được coi là năm ra đời của Di truyền học.
Tại Pháp có nhà khoa học Cunio và Hòa Lan có Bateson đã đem những định luật của
Mendel để áp dụng vào sự lai giống cho động vật (chuột) và thấy kết quả cũng giống như

thực vật (đậu hòa lan)

GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 5


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: 6/9/2020
Ngày dạy: 9/9/2020
TIẾT 2-3 CHỦ ĐỀ 1: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra kết luận lai một cặp tính trạng.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
+ Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích.
+ Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện
nhất định.
+ Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích số liệu và giải thích được kết quả thí nghiệm theo
quan điểm của Menđen.
3. Thái độ: Củng cố niềm tin khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng
di truyền. Biết được ứng dụng của quy luật phân li trong sản xuất và đời sống.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp,

hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
+ Tranh phóng to hình 2.1; 2.2; 2.3 SGK/8,9.
+ Tranh phóng to hình 3 SGK. Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
2. Học sinh:
+ HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập
cần thiết).
III. CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Cơ sở hình thành chủ đề:
Gồm các tiết/bài:
+ Tiết 2 Bài 2. Lai một cặp tính trạng.
+ Tiết 3 Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tt).
2. Cấu trúc nội dung chủ đề:
Cấu trúc nội dung chủ
Các mức độ câu hỏi, bài tập
đề theo từng tiết
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tiết 1:
Nắm - Các khái - Viết được sơ - Giải thích
I. Thí nghiệm của Men được khái niệm cơ bản
đồ lai
hiện
tượng
đen
niệm quy

thực tế
II. Men đen giải thích luật phân li
kết quả thí nghiệm
Tiết 2:
Nắm - Ý nghĩa của - Viết được sơ - Giải thích
III. Lai phân tích
được khái tương quan đồ lai
hiện
tượng
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 6


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

IV.Ý nghĩa của tương niệm
lai trội lặn.
quan trội lặn
phân tích

thực tế

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Tiết 1: 1. Trình bày đối tượng nội dung và ý nghĩa thực tế của di truyền học ?
Tiết 2: Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
trên đậu Hà Lan như thế nào? (sơ đồ)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
HĐ 1: Tìm hiểu về thí nghiệm của Men Đen (15 phút)
- GV giải thích cho Hs một số khái I. Thí nghiệm của Menđen
- Năng
niệm
a. Các khái niệm:
lực sử
- Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng dụng
của cơ thể.
ngôn
- Kiểu gen : là tổ hợp toàn bộ các ngữ
gen trong cơ thể
- Thể đồng hợp : kiểu gen chứa cặp
gen tương ứng giống nhau
.VD:AA ,aa…
- Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen
tương ứng khác nhau . VD: Aa
,Bb…
- Tính trạng trội: là tính trạng biểu
hiện khi có KG ở dạng đồng hợp tử
trội hoặc dị hợp tử.
- Tính trạng lặn là tính trạng chỉ xuất - NL tự
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh H hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng học
2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân hợp lặn.

tạo trên hoa đậu Hà Lan.
b. Thí nghiệm:
- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở - Lai 2 giống đậu Hà Lan khác nhau
bảng 2 đồng thời phân tích khái niệm về 1 cặp tính trạng thuần chủng
kiểu hình, tính trạng trội, lặn.
tương phản thu được F1. Tiếp tục
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Kết
nhớ
quả như sau (Phụ lục 1)
- Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ P F1 F2 TLKH F2
- NL tư
HoaĐo
705 3
lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống. …
duy sáng


+ Nhận xét tỉ lệ kiểu hình ở F1; F2?
tạo
Hoatrang 224 1
..
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận
Cao 787 3


nhóm và nêu được:
Lùn 277 1
Luc
428 3
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính



trạng trội.
Vàng 152 1
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 7


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

+ F2: 3 trội: 1 lặn
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống
làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai
vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ
SGK trang 9.
- HS đọc lại nội dung bài tập sau khi
đã điền.

- Khi thay đổi vai trò làm bố mẹ thì
kết quả thu được của 2 phép lai đều
như nhau
- Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là - Năng
tính trạng trội. Còn tính trạng đến lực
tự

F2 mới được biểu hiện là tính trạng quản lí
lặn
c. Kết luận
 Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác
nhau về 1 cặp tính trạng thuần
chủng tương phản thì F1 đồng tính
về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn
F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình
3 trội: 1 lặn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm (20 phút)
- GV giải thích quan niệm đương thời II. Menđen giải thích kết quả thí - Năng
và quan niệm của Menđen đồng thời nghiệm
lực sử
sử dụng H 2.3 để giải thích.
1. Cơ sở tế bào học
dụng
+ Do đâu tất cả các cây F1 đều Theo Menđen
ngôn
cho hoa đỏ?
- Mỗi tính trạng trên cơ thể do một ngữ
- Yêu cầu HS:
cặp nhân tố di truyền quy định
+ Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: (gen), kiểu gen quy định kiểu hình.
tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các - Trong tế bào sinh dưỡng các gen
loại hợp tử F2?
tồn tại thành từng cặp. Trong đó:
+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: + Gen trội xác định tính trạng trội
1 hoa trắng?
(Kí hiệu bởi chữ cái in hoa A, B, C.)
- HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H + Gen lặn xác định tính trạng lặn

2.3
(Kí hiệu bởi chữ cái thường a, b, c..)
- Quan sát H2.3 thảo luận,
- Trong quá trình phát sinh giao tử
- GV nhận xét, bổ xung, chốt.
do sự phân li cặp gen Aa ở F1 tạo ra
2 loại giao tử A,a
- NL tự
- Quá trình thụ tinh các loại giao tử học
được tổ hợp ngẫu nhiên với nhau tạo
ra 4 tổ hợp với tỉ lệ 1AA:2Aa:1aa.
Trong đó kiểu gen AA và Aa biểu
hiện KH trội còn aa biểu hiện KH
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ lai
lặn
- Cách viết giao tử và đọc kiểu hình. 2. Giải thích bằng sơ đồ lai:
Quy ước gen A: quy định hoa đỏ;
- HS chú ý lắng nghe tiếp nhận tri gen a quy định hoa trắng
- NL tư
thức.
Ptc: Hoa đỏ × Hoa trắng
duy sáng
AA × aa
tạo
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 8



Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021
G: A
a
F1 :
Aa 100% hoa đỏ
F1 × F1 : Aa × Aa
G: A, a
A, a
♂ A
a

A
AA
Aa
a
Aa
aa

3. Quy luật phân li
Trong quá trình phát sinh giao tử,
mỗi nhân tố di truyền trong cặp
nhân tố di truyền phân li về một
giao tử và giữ nguyên bản chất như
ở cơ thể thuần chủng của P
HĐ 3 : Tìm hiểu phép lai phân tích. (20 phút)
- GV yêu cầu HS viết lại sơ đồ lai 1 III. Lai phân tích:
cặp tính trạng hoa đỏ x hoa trắng từ P - Là phép lai giữa cá thể mang tính

đến F2 sau đó nêu tỉ lệ các loại kiểu trạng trội cần xác định kiểu gen với
gen ở F2 trong thí nghiệm trên.
cá thể mang tính trạng lặn.
- HS : Gồm tỉ lệ 1AA : 2Aa : 1aa
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì
? Kiểu gen AA và Aa đều biểu hiện cá thể mang tính trạng trội có kiểu
kiểu hình nào ?
gen đồng hợp.
? Làm sao để phân biệt cây hoa đỏ P: Hoa đỏ x Hoa trắng
nào mang kiểu gen AA và cây nào
AA
aa
mang kiểu gen Aa
G:
A
a
 Sử dụng phép lai phân tích
F1:
Aa (100% hoa đỏ)
- Hãy xác định kết quả của những + Nếu kết quả phép lai phân tính
theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính
phép lai sau:
trạng trội có kiểu gen dị hợp.
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
AA
aa
Aa
aa
P: Hoa đỏ x Hoa trắng

G:
A, a
a
Aa
aa
1Aa : 1aa
- HS xác định kết quả và căn cứ vào F1:
(50% hoa đỏ: 50% hoa trắng)
2 sơ đồ lai để trả lời.
- Kết quả lai như thế nào thì ta có thể
kết luận đậu hoa đỏ P thuần chủng
hay không thuần chủng?
- Các nhóm thảo luận, viết sơ đồ lai,
nêu kết quả của từng trường hợp.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng viết sơ đồ
lai.
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

- Năng
lực sử
dụng
ngôn
ngữ

- NL tự
học

Trang 9



Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

- Các nhóm khác hoàn thiện đáp án.
- Điền từ thích hợp vào ô trống (SGK
– trang 11)
- Khái niệm lai phân tích?
*GV nêu; mục đích của phép lai phân
tích nhằm xác định kiểu gen của cá
thể mang tính trạng trội.
HĐ 4: Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan trôi lặn (15 phút)
*GV yêu cầu HS nghiên cứu thông IV. Ý nghĩa của tương quan trộitin SGK, thảo luận nhóm và trả lời lặn.
- NL tư
câu hỏi:
- Tương quan trội, lặn là hiện tượng duy sáng
- Nêu tương quan trội lặn trong tự phổ biến ở giới sinh vật.
tạo
nhiên?
- Tính trạng trội thường là tính trạng
- Xác định tính trạng trội, tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát
lặn nhằm mục đích gì? Dựa vào hiện tính trạng trội để tập hợp các
đâu?
gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo
- Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa kinh tế.
giống có ý nghĩa gì trong sản xuất?
- Trong chọn giống, để tránh sự
- Muốn xác định độ thuần chủng của phân li tính trạng, xuất hiện tính

giống cần thực hiện phép lai nào?
trạng xấu phải kiểm tra độ thuần - Năng
- HS thảo luận nhóm, thu nhận và xử chủng của giống.
lực
tự
lý thông tin thống nhất đáp án.
quản lí
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
Phụ lục 1
P
F1
F2
TLKH F2
Hoa đỏ x Hoa trắng
100% hoa đỏ
705 hoa đỏ: 224 hoa HoaĐo  705  3
Hoatrang 224 1
trắng
Cao 787 3
Thân cao x Thân lùn 100%
Thân 787 cao: 277 lùn


Lùn 277 1
cao
Quả lục x Quả vàng 100% quả lục 428 quả lục:152 quả Luc  428  3
Vàng 152 1
vàng
4. Củng cố: GV khắc sâu, mở rộng nội dung bài học

Tiết 1:
Bài tập 1:Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Menđen đã giải thích kết quả thí
nghiệm của mình bằng sự …………….. và ………….. . của cặp nhân tố di truyền ( gen )
qui định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình…………………..và
……………. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
Bài tập 2: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tíhn trạng tương
phản thì……….
a.F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F2 phân li theo tính trạng tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 10


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

c. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
d. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn
Bài tập 3Tại sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
a.Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng
b.Để dễ tác động vào sự biểu hiện các
tính trạng
c.Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao
d.Cả b và c
Tiết 2:
Bài 1:Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì?

a/ Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống
b/ Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống
c/ Để kiểm tra độ thuần chủng của giống
d/ Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn.
Bài 2Khi cho lai cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được :
a/ Toàn cà chua quả vàng
b/ Toàn quả đỏ
c/ Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng
d/ Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Bài 3:Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
a/ Để nâng cao hiệu quả lai
b/ Xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
c/ Để phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp
d/ Cả b và c đều đúng
Bài 4:Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kiểu gen aa
a/ Cá thể có kiểu hình trội
b/ Là kiểu gen đồng hợp trội
c/ Luôn biểu hiện kiểu hình lặn
d/ Cả a, b, c đều đúng.
Bài 5:Thế nào là trội không hoàn toàn?
a.Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
b.Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình F1 biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ
c.Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình F2 biểu hiện theo tỉ lệ : 1trội: 2 trung
gian: 1 lặn.
d.Cả b và c.
Bài 6: Khoanh tròn vào chữ cái các ý trả lời đúng:
C1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả sẽ là:
a. Toàn quả vàng c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng b. Toàn quả đỏ d. 3 quả đỏ: 1 quả vàng
C2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân
cao với cây thân thấp F1 thu được 51% cây thân cao, 49% cây thân thấp. Kiểu gen của

phép lai trên là:
a. P: AA x aa
c. P: Aa x Aa
b. P: Aa x AA
d. P: aa x aa
C3. Trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai nào cho tỉ lệ 1:1
a. Aa x Aa
c. Aa x aa
b. Aa x AA
d. aa x aa
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Tiết 1: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
- Tìm hiểu thêm cách quy ước gen và viết sơ đồ lai ở sách bài tập.
Tiết 2: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 11


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: 3/9/2019
Ngày dạy: 9B: 6/9/2019; 9A: 12/9/2019
TIẾT 4 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:

+ Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về phép lai 1 cặp tính trạng
+ Biết viết kiểu gen, viết giao tử, và viết được sơ đồ lai của phép lai 1 cặp tính trạng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tự giác nghiêm túc làm bài tập
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài lai 1 cặp tính trạng
2. Học sinh: Ôn lại cách vẽ sơ đồ lai
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Thế nào là phép lai phân tích. Vẽ sơ đồ lai
3. Bài mới: (35 phút)
Dạy bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách viết giao tử
(20 phút)
- GV hỏi:
? Ở phép lai 1 cặp tính trạng có mấy kiểu gen
đó là kiểu gen nào?
? Mỗi kiểu gen gồm mấy alen?
? Khi giảm phân hình thành giao tử kiểu gen
sẽ được tách ra như thế nào?
- HS trả lời
- GV giảng giải thêm: ở kiểu gen AA và aa

mặc dù tạo ra 2 giao tử A, A và a, a nhưng ta
chỉ viết 1 là A và a do 2 giao tử này giống
nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết sơ đồ lai
- GV hướng dẫn HS viết 1 sơ đồ lai sau đó
yêu cầu HS viết tiếp 5 sơ đồ lai còn lại
- HS vẽ sơ đồ lai theo yêu cầu của GV

GV: Nguyễn Thanh Loan

Nội dung cần đạt
I. Hướng dẫn cách viết giao
tử
- Ở phép lai 1 cặp tính trạng có
3 kiểu gen là: AA; Aa và aa.
Mỗi kiểu gen gồm 2 alen.
- Khi giảm phân hình thành
giao tử mỗi kiểu gen sẽ được
tách làm đôi
AA  A, A
Aa  A,a
aa  a,a
2. Hướng dẫn viết sơ đồ lai
+ PL1: AA x AA
G: A
A
F1:
AA
+ PL2: AA x Aa
G: A

A,a
F1:
1AA: 1Aa

Giáo án Sinh Học 9

PTNL
- Năng
lực tự
học

-NL tư

Trang 12


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

+ PL3: AA x aa
duy
- GV gọi 1 HS nhận xét và nêu cách viết sơ G: A
a
sáng
đồ lai
F1:
Aa
tạo
+ PL4: Aa x Aa

G: A,a
A,a
- HS nêu cách viết
F1:
1AA: 2Aa:1aa
- GV nhận xét và chốt cách viết
+ PL5: Aa x aa
G: A,a
a
F1:
1Aa: 1aa
+ PL6: aa x aa
G:
a
a
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng (15 phút)
F1:
aa
Bài 1: Hãy viết sơ đồ lai và xác định TLKG III. Bài tập vận dụng
và TLKH trong các trường hợp sau:
a. Ptc: Cây hoa đỏ x cây hoa đỏ
b. Cây thân cao x cây thân thấp
c. Cây quả lục x cây quả vàng.
4. Củng cố (4 phút) GV điểm lại bài đã giải, chú ý cho HS kiểu gen thuần chủng và
không thuần chủng.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Làm lại các bài tập trong SGK
- Tìm hiểu trước bài: NST

GV: Nguyễn Thanh Loan


Giáo án Sinh Học 9

Trang 13


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: 20/8/2019
Ngày dạy: 9B: 23/8/2019; 9A: 29/8/2019
TIẾT 5 BÀI 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
+ HS mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, phân tích kết quả thí
nghiệm.
+ Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen
+ Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và phân tích
kết quả thí nghiệm.
3. Thái độ: Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất
và tính quy luật của Menđen.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh hình 4, bảng phụ ghi nội dung bảng 4 SGK.

2. Học sinh: Đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Phát biểu nội dung định luật lai một cặp tính trạng của Menđen. Cho ví dụ.
3. Bài mới: (35 phút)
Giới thiệu bài: Men Đen không chỉ nghiên cứu về phép lai một cặp tính trạng mà ông
còn chuyên sâu nghiên cứu về phép lai hai cặp tính trạng. Vậy ông đã nghiên cứu như thế
nào chúng ta cùng đi vào bài hôm nay.
Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
HĐ1: Tìm hiểu thí nghiệm của I. Thí nghiệm của Menđen.
Menđen (20 phút)
1. Thí nghiệm.
Năng
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, tìm - Lai hai bố mẹ thuần chủng khác lực
tự
hiểu thông tin SGK.
nhau về hai cặp tính trạng tương học,

? Trình bày thí nghiệm của Menđen ?
phản:
duy sáng
- HS: trả lời
Ptc: Vàng, trơn x
Xanh, nhăn tạo
- HS các nhóm thảo luận hoàn thành F1:
100% vàng, trơn

bảng 4
Cho F1 tự thụ phấn
- GV gọi HS đại diện nhóm ,trả lời
F2: 315 vàng, trơn: 108 xanh, trơn:
- GV yêu cầu HS quan sát bảng và cho 101 vàng, nhăn: 32 xanh, nhăn.
biết cây vàng trơn chiếm tỉ lệ bao 9 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 3
nhiêu?
vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 14


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

- HS quan sát bảng trả lời =9/16
- GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của
từng cặp tính trạng có mối tương quan
với tỉ lệ kiểu hình ở F2.
- Yêu cầu HS lấy VD:
Vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn = 9/16
- GV phân tích cho HS hiểu các tính
trạng di truyền độc lập với nhau
9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn:
1 xanh, nhăn =(3 vàng: 1xanh)x(3trơn:
1nhăn)

- GV cho HS làm bài tập điều từ
HS trả lời, bổ sung
? Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng
các tính trạng màu sắc và hình dạng
hạt đậu di truyền độc lập với nhau?
- HS nêu được: căn cứ vào tỉ lệ kiểu
hình ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính
trạng hợp thành nó.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và ý
nghĩa của biến dị tổ hợp. (15 phút)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu lại kết quả
thí nghiệm ở F2 cho biết:
? Kiểu hình nào ở F2 khác bố mẹ?
- HS: 2 kiểu hình vàng, nhăn & xanh,
trơn khác bố mẹ, chiếm tỉ lệ 6/16
- GV nhấn mạnh: Khái niệm biến dị tổ
hợp được xác định dựa vào kiểu hình
của P.
? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với
tiến hoá và chọn giống?
* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.

2. Phân tích kết quả
- Bảng 4 Phân tích kết quả thí Năng
nghiệm của Men đen (Phụ lục 1) lực
sử
Từ bảng 4 ta có:
dụng ngôn
9 3

3
ngữ
- Vàng trơn = = vàng x trơn
16 4
4
3 3
1
- Vàng nhăn= = vàng x nhăn
16 4
4
3 3
1
- Xanh trơn= = xanh x trơn
16 4
4
3 3
1
- Xanh nhăn= = xanh x nhăn
16 4
4

- TLKH 9 vàng, trơn: 3 vàng,
nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn
=(3 vàng: 1xanh)x(3trơn: 1nhăn)
c. Kết luận
- Khi lai hai bố mẹ thuần chủng
khác nhau về hai cặp tính trạng
tương phản di truyền độc lập với
nhau thì F2 cho tỷ lệ mỗi kiểu hình
bằng tích các tỷ lệ của các tính

trạng hợp thành nó
II. Biến dị tổ hợp.
- Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại
các tính trạng của bố mẹ.
- Nguyên nhân: có sự phân li độc
lập & tổ hợp lại các tính trạng làm
xuất hiện lại các kiểu hình khác bố
mẹ.
- ý nghĩa: Tạo ra nhiều kiểu gen
và kiểu hình mới khác với bố mẹ
do đó làm phong phú về kiểu gen
và kiểu hình ở sinh vật nên sinh
vật sẽ thích nghi tốt hơn với môi
trường sống khác nhau, tăng khả
năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn
trong điều kiện tự nhiên luôn luôn
thay đổi.

Phụ lục 1: BẢNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Kiểu hình F2 Số hạt TLKH F2 Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng, =trơn
315
Vàng 315+101 416
3
=
= 9 (9/16)
Vàng, nhăn
101
3 (3/16)
Xanh 108+32 140

1
Xanh, trơn
108
3(3/16)
Vàng là trội; xanh là lặn
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Vàng =

Năng
lực tư duy
sáng tạo,
tự quản lí

Năng
lực kiến
thức sinh
học,
tự
quản lí.

3
1
; xanh =
4
4

Trang 15



Trường THCS Đại Hùng
Xanh, =nhăn
Tổng

32=

=

1(1/16)

Năm học 2020 - 2021
Trơn
315+108 423
3
Nhăn 101+32 133
1
 Trơn là trội; nhăn là lặn

Trơn =

3
1
; nhăn =
4
4

16


4. Củng cố (4 phút)
? Phát biểu nội dung quy luật phân li?
? Biến dị tổ hợp là gì. Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
BÀI 1:Biến dị tổ hợp là gì?
a/ Biến dị tổ hợp là làm thay đổi những kiểu hình đã có.
b/ Biến dị tổ hợp là tạo ra những biến đổi hàng loạt.
c/ Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố, mẹ.
d/ Cả a và b đều đúng.
Bài 2:Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính ?
a/ Vì thông qua giảm phân ( phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng ) đã
tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
b/ Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ
hợp gen.
c/ Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen.
d/ Cả a và b.
Bài 3: Ở cà chua gen A quy định quả màu đỏ, gen a quy định quả màu vàng .hãy xác
định kiểu gen và kiểu hình trong phép lai sau:
a.Cây quả vàng x Cây quả vàng
b.Cây quả đỏ x Cây quả vàng
c.Cây quả đỏ x cây quả đỏ
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ theo nội dung SGK
- Chuẩn bị bài mới

GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 16



Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: 26/8/2019
Ngày dạy: 9B: 29/8/2019; 9A: 30/8/2019
TIẾT 6 BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
+ HS hiểu và giải thích được kết quả lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của
Menđen.
+ Phân tích được ý nghĩa của quy luật phân li độc lập đối với chọn giống và tiến hoá.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích và hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nghiên cứu khoa học
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh hình 5 SGK và bảng phụ ghi nội dung bảng 5
2. Học sinh: Đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
? Nêu nội dung định luật phân li độc lập của Menđen, giải thích kết quả thí nghiệm.
? Thế nào là biến dị tổ hợp? Cho ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới: (35 phút)
Giới thiệu bài: Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu phép lai hai cặp tính trạng của MenĐen.

Vậy ông đã giải thích thí nghiệm này như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm
nay.
Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Menđen giải thích I. Menđen giải thích kết quả thí
kết quả thí nghiệm (20 phút)
nghiệm.
- Năng
- GV yêu cầu HS nhắc lại tỉ lệ 1. Cơ sở tế bào học
lực
tự
phân li từng cặp tính trạng ở F2 ? - Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do học, tư
- HS nêu: Vàng : xanh=3:1; Trơn: một cặp nhân tố di truyền quy định.
duy sáng
nhăn = 3:1
- Quy ước
tạo
? Từ kết quả trên cho ta biết điều A: quy định hạt vàng
gì?
a: quy định hạt xanh
- HS trả lời, GV chốt lại kiến B: quy định vỏ trơn
thức.
B: quy định vỏ nhăn
- GV yêu cầu HS nghiên cứu - Trong quá trình phát sinh giao tử cở thể
thông tin, giải thích kết quả thí mang kiểu gen AABB cho 1 loại giao tử
nghiệm theo quan niệm của AB; cở thể aabb cho 1 loại giao tử ab.
Menđen
- Sự kết hợp trong thụ tinh tạo F1 có KG

GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 17


Trường THCS Đại Hùng
- HS các nhóm thực hiện lệnh
SGK (trang 17)
- HS đại diện nhóm trả lời, bổ
sung
- GV chốt lại kiến thức
- GV y/c Cả lớp hoàn thiện
bảng 5 vào vở bài tập để chấm
điểm

Năm học 2020 - 2021
AaBb
- Ở cơ thể lai F1 khi hình thành giao tử do
khả năng tổ hợp tự do giữa A và a với B
và b như nhau nên đã tạo ra 4 loại giao tử
có tỉ lệ ngang nhau:
AB: Ab: Ab: ab
- Do sự kết hợp ngẫu nhiên 4 loại giao tử
đực và 4 loại giao tử cái trong thụ tinh
nên F2 có 4x4=16 tổ hợp giao tử.
2. Sơ đồ lai
Ptc:
AABB × aabb

Gp:
AB
ab
F1 :
AaBb 100% vàng trơn
F1 × F 1 :
AaBb × AaBb
GF1:AB, Ab,aB, ab
AB, Ab,aB, ab
F2 : 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3
hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn
Tỉ lệ kiểu gen: 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-;
1aabb
♂ AB
Ab
aB
ab

AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
c. Quy luật phân li độc lập
Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã
phân li độc lập trong quá trình phát sinh
giao tử.
II. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
- Quy luật phân li độc lập giải thích được
một trong những nguyên nhân làm xuất
hiện biến dị tổ hợp, đó là sự phân li độc

lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối
với chọn giống và tiến hoá.

- Năng
lực
sử
dụng
ngôn
ngữ

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa
của quy luật phân li độc lập. (15
phút)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông
tin, các nhóm thảo luận trả lời câu
hỏi:
? Tại sao ở các loài sinh sản hữu
tính biến dị lại phong phú?
? Nêu ý nghĩa của quy luật phân
li độc lập?
Năng
- HS trả lời:
lực

- GV đưa ra những công thức tổ
duy sáng
hợp: Gọi n là số cặp gen dị hợp
tạo, tự
( phân li độc lập) thì:

quản lí
n
+ Số loại giao tử:2 ; Số loại kiểu
hình: 2n
+ Số hợp tử :4n
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen: (1+2+1)n
+ Số loại k.gen :3n
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình: (3+1)n
* GV gọi HS đọc kết luận cuối
bài.
4. Củng cố (4 phút)
Câu 1: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì:
a/ Sự phân li của tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác.
b/ F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:2:1
c/ F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
d/ F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 18


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Câu 2:Menđen cho rằng: các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập vì:
a.Tất cả F1 có kiểu hình vàng trơn
b.Tỉ lệ kiểu hình F2 bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

c.F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 vàng ,trơn: 3 vàng, nhăn: 3xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
d.Cả b và c đúng
Câu 3: Ở chuột, màu sắc chiều dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do một
gen chi phối. Khi lai hai dòng thuần chủng lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn được
F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được f2 có TLKH
như thế nào
a.9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài: 1 lông trắng, ngắn
b.9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài.
c.9 lông trắng, ngắn: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài: 1 lông đen , ngắn
d.9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK
- Chuẩn bị bài tập ôn tập chương 1

GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 19


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: 3/9/2019
Ngày dạy: 9B: 6/9/2019; 9A: 12/9/2019
TIẾT 7 BÀI 7: BÀI TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:
+ Củng cố khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
+ Biết vận dụng lí thuyết để giải thích các bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan và giải bài tập di truyền
3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tự giác nghiêm túc làm bài tập
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Các dạng kiến thức đã học
2. Học sinh: Làm bài tập của chương I( bài tập 3 trang 13 giảm tải)
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Nhận xét bài báo cáo thực hành.
3. Bài mới: (35 phút)
Giới thiệu bài: Trình bày nội dung cơ bản của chương I? Để củng cố các quy luật di
truyền và ứng dụng các quy luật đó. Hôm nay chúng ta cùng áp dụng làm bài tập.
Dạy bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách giải bài tập (20 phút)
1. Lai một cặp tính trạng.
* Dạng 1: Biết kiểu hình của P ta có thể xác định tỉ lệ
kiểu hình, kiểu gen của F1 và F2
- Cách giải: + Bước 1: Quy ước gen
+ Bước 2: Xác định kiểu gen của P
+ Bước 3: Viết sơ đồ lai
- Ví dụ: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F 1 thu được

toàn đậu thân cao, cho biết F1 tự thụ phấn. Hãy xác định tỉ lệ
kiểu gen và kiểu hình F1 & F2, biết rằng tính trạng chiều cao
do một gen quy định.
* Dạng 2: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì
sẽ xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
- Cách giải: + Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con
F: (3:1)
P: Aa x Aa
F: (1:1)
P: Aa x aa
- Ví dụ: ở cá kiếm tính trạng mắt đen(quy định bởi gen A) là
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Nội dung cần
đạt
I. Hướng dẫn
cách giải bài
tập
1. Lai một cặp
tính trạng.
Dạng 1: Biết
kiểu hình của P
ta có thể xác
định tỉ lệ kiểu
hình, kiểu gen
của F1 và F2
Dạng 2: Biết số
lượng hoặc tỉ lệ

kiểu hình ở đời
con thì sẽ xác
định kiểu gen,
kiểu hình của P.

PTNL
- Năng
lực tự
học, tư
duy
sáng
tạo

- Năng

Trang 20


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ(quy định gen a)
lực sử
P: Cá mắt đen lai cá mắt đỏ thu được F 1: 51% cá mắt đen;
dụng
49% cá mắt đỏ. Kiểu gen của P trong phép lai trên sẽ như 2. Lai hai cặp ngôn
thế nào ?
tính trạng.
ngữ

2. Lai hai cặp tính trạng.
* Giải bài tập trắc nghiệm khách quan
Dạng 1: Biết
* Dạng 1: Biết kiểu gen, kiểu hình của P thì xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu
kiểu hình ở F1(F2)
hình của P thì
- Cách giải: Căn cứ vào từng cặp tính trạng(theo các quy xác định tỉ lệ
luật di truyền) tích tỉ lệ của các cặp tính trạng ở F1 & F2
kiểu hình ở
- Ví dụ: Gen A quy định hoa kép, gen a quy định hoa đơn
F1(F2)
Gen B quy định hoa đơn, gen b quy định hoa kép. Biết rằng Dạng 2: Biết số
các gen quy định hình dạng và màu hoa di truyền độc lập. lượng hay tỉ lệ
P(t/c): Hoa kép, trắng x hoa đơn, đỏ thu được F 2 có tỉ lệ kiểu hình ở đời
kiểu hình như thế nào ?
con thì xác định
* Dạng 2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con thì xác kiểu gen của P
định kiểu gen của P
- Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con ta suy ra kiểu gen của
P
F2: 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) nên F 2 dị hợp về 2 cặp gen do đó
P(t/c) về 2 cặp gen
F2: 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)
nên
P: AaBb x Aabb
F2: 1:1:1:1 = (1:1)(1:) nên P: AaBb x aabb hoặc Aabb x II. Bài tập vận
aabb
dụng
Năng
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng (15 phút)

lực tư
- Gv y/c Hs giải các bài trong SGK/22, 23 và hai bài tập sau:
duy
Bài 6. Ở một loài thực vật, thân cao là tính trạng trội hoàn
sáng
toàn so với thân thấp; quả ngọt là tính trạng trội hoàn toàn so
tạo, tự
với quả chua. Hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập với
quản lí
nhau. Lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen,kiểu
hình ở con lai: Khi cho cây có thân cao, quả chua giao phấn
với cây có thân thấp ,quả ngọt.
? Hãy qui ước gen?
? Kiểu gen của cây thân cao, quả chua?
? Vậy có mấy phép lai có thể xảy ra?
4. Củng cố (4 phút) GV điểm lại 3 bài đã giải, chú ý cho HS kiểu gen thuần chủng
và không thuần chủng.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Làm lại các bài tập trong SGK
- Tìm hiểu trước bài: NST

GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 21


Trường THCS Đại Hùng


Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: 9/9/2019
Ngày dạy: 9B: 12/9/2019; 9A: 13/9/2019
TIẾT 8 BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- HS nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kỳ giữa của nguyên nhân
- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng trình
bày, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tìm tòi,kĩ năng quan sát
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5 SGK.
2. Học sinh: Đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (15 phút)
Kiểm tra 15 phút:
Cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng Hoa đỏ, hạt vàng với hoa trắng, hạt xanh thu
được F1 đồng loạt hoa đỏ, hạt vàng. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 có
tỉ lệ: 9 hoa đỏ, hạt vàng: 3 hoa đỏ, hạt xanh: 3 hoa trắng, hạt vàng: 1 hoa trắng, hạt
xanh. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai trên cho phù hợp.
3. Bài mới: (24 phút)

Giới thiệu bài:
Dạy bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ NST (10 phút)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin I/ Tính đặc trưng của bộ NST:
SGK và quan sát hình 8.1-2 SGK, các - NST tồn tại thành từng cặp tương
nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
đồng được gọi là bộ NST lưỡng bội
? Thế nào là cặp NST tương đồng?
2n
? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ
NST lưỡng bội?
- HS quan sát kĩ hình rút ra nhận xét

- NST trong tế bào mà mỗi cặp chỉ có
đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhấn mạnh: Trong cặp NST 1 chiếc NST  được gọi là bộ NST
tương đồng: 1 có nguồn gốc từ bố, 1 đơn bội n (chỉ có ở giao tử)
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

PTNL
- Năng
lực
sử
dụng
ngôn ngữ


Trang 22


Trường THCS Đại Hùng
có nguồn gốc từ mẹ
- GV yêu cầu HS đọc bảng 8 SGK và
thực hiện lệnh mục I SGK(trang 24)
? So sánh bộ NST lưỡng bội của
người với các loài còn lại?
- HS các nhóm Q/S hình 8.2 SGK,
cho biết:
? Ruồi giấm có mấy bộ NST?
? Mô tả hình dạng bộ NST?
- GV phân tích thêm: cặp NST giới
tính có thể tương đồng(XX), không
tương đồng(XY) hoặc chỉ có 1
chiếc(XO)
- Qua quá trình tìm hiểu cho biết:
? Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ
NST ở mỗi loài sinh vật?

Năm học 2020 - 2021
- Trong số n cặp NST ở 1 loài có:
+ n-1 cặp NST thường và giống nhau
ở 2 giới
+ 1 cặp NT giới tính và khác nhau ở 2 - NL tự
giới
học
VD: Ở ruồi giấm 2n=8  n=4 (hay

có 4 cặp NST)
+ Trong đó có 3 cặp NST thường và
các cặp tương ứng giống nhau ở 2
giới
+ 1 cặp NST giới tính (con cái XX;
- NL tư
con đực là XY)
duy sáng
tạo

- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về:
Số lượng, hình dạng, kích thước, cấu
trúc NST. Số lượng NST nhiều hay ít
không phản ánh mức độ tiến hóa của
loài.
VD: Người 2n = 46
Gà 2n=78; Ruồi giấm 2n=8…
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc đặc trưng của NST ở kì giữa. (9 phút)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin II. Cấu trúc nhiễm sắc thể:
SGK và các nhóm thực hiện lệnh - NST được biểu hiện rõ nhất ở kì
SGK(trang 25)
giữa do lúc này NST đóng xoắn cực
- GV yêu cầu HS quan sát H 8.4-5 đại và có hình dáng, kích thước đặc - NL tư
SGK rồi cho biết:
trưng.
duy sáng
? Mô tả hình dạng và cấu trúc của + NST có dạng hình hạt, hình que tạo
NST?
hoặc hình chữ V
- HS quan sát hình 8.3, 8.4, 8.5 nêu + Cấu trúc: ở kì giữa mỗi NST kép

câu trả lời.( số 1: 2 cromatit, số 2: tâm gồm 2 crômatid (NST chị em) gắn
động)
với nhau ở tâm động
- HS trả lời, bổ sung
+ Mỗi crômatid gồm 1 phân tử ADN
- GV chốt lại kiến thức.
& 8 phân tử Prôtêin loaị histôn
Hoạt động 3: Chức năng của nhiễm sắc thể ( 5 phút)
- GV gọi 1HS đọc thông tin SGK, GV III. Chức năng của nhiễm sắc thể:
- NL tự
phân tích thông tin SGK
- NST là cấu trúc mang gen có bản học
+ NST là cấu trúc mang gen nhân tố chất là ADN có vai trò quan trọng đối
di truyền( gen) được xác định ở NST với sự di truyền.
+ NST có khả năng tự nhân đôi liên - Nhờ khả năng tự nhân đôi của ADN
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 23


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

quan đến ADN( sẽ học ở chương III) mà NST có đặc tính tự nhân đôi, vì - NL tư
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
vậy các tính trạng di truyền được sao duy sáng
? NST có chức năng gì ?

chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể. tạo
- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức
* GV gọi HS đọc kết luận cuối bài.
(1’)
4. Củng cố (4 phút)
1. Hãy ghép các chữ cái a,b,c ở cột B cho phù hợp với các số 1,2,3 ở cột A.

Cột A
Cột B
Trả lời
1.Cặp NST tương a. là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng
1:
đồng
b. là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương 2:
2. Bộ NST lưỡng bội
đồng
3:
3. Bộ NST đơn bội
c. là cặp NST giống nhau về hình thái, kích
thước
2. Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng ?
Bài 1:NST có hình thái và kích thước như thế nào?
a. Hình thái và kích thước NST thường thay đổi qua các kì của quá trình phân bào,
nhưng mỗi NST đều có hình thái và kích thước đặc trưng qua các thế hệ.
b. Ở kì giữa( khi xoắn cực đại), NST có hình hạt, hình que, hình chữ V
c. Hình thái và kích thước NST phụ thuộc vào từng loài và không thể xác địh được
d. Cả a và b .
Bài 2:Tính đặc trưng của NST là gì?
a. Tế bào mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng
b. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ]

c. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
d. Cả a và b
Bài 3:Chức năng của NST là gì?
a.NST mang gen quy định các tính trạng di truyền.
b.Sự tự nhân đôi của từng NST cùng với sự phân li trong quá trình phát sinh giao tử
và tổ hợp trong thụ tinh của các cặp NST tương đồng là cơ chế di truyền các tính trạng
c.Là thành phần cấu tạo chủ yếu để hình thành nhân tế bào
d.Cả a và b
Baì 4: Thế nào là cặp NST tương đồng?
a.Là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng
b.Gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ
bố,một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
c.Là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi.
d.Cả a và b
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu trước bài: Nguyên phân
- Kẻ bảng 9.1-2 SGK vào vở bài tập.
GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 24


Trường THCS Đại Hùng

Năm học 2020 - 2021

Ngày soạn: …………………

Ngày dạy: ………………….
TIẾT 9-10 CHỦ ĐỀ 2: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
+ Trình bày được sự diễn ra cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân.
+ Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của
cơ thể
+ HS trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của giảm phân.
+ Nêu được những điểm kkhác nhau ở từng kì cua giảm phân I và giảm phân II.
+ Phân tích được sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động
nhóm
3. Thái độ: Giáo dục cho HS có ý thức nghiên cứu khoa học
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao
tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính
toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện
trong phòng thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
Tranh phóng to hình 10 SGK, bảng phụ ghi nội dung bảng 10
2. Học sinh:
HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần
thiết).
III. CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Cơ sở hình thành chủ đề: chủ đề được xây dựng từ những nội dung kiến thức:
Bài 9 (Tiết 9): Nguyên Phân
Bài 10(Tiết 10): Giảm phân
2. Cấu trúc nội dung chủ đề:

Cấu trúc nội dung
Các mức độ câu hỏi, bài tập
chủ đề theo từng tiết
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
thấp
Tiết 1:
- Hiểu và vẽ
- Vận dụng làm - Vận dụng
I. Những diễn biến - Nhận biết được sơ đồ
một số bài tập giải thích kiến
cơ bản của NST 4 kì của quá quá trình
đơn giản về thức thực tế
trong
quá
trình trình nguyên nguyên phân nguyên phân
nguyên phân
phân
II. Ý nghĩa của
nguyên phân

GV: Nguyễn Thanh Loan

Giáo án Sinh Học 9

Trang 25



×