Tải bản đầy đủ (.docx) (258 trang)

Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 258 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-------------

BẠC
H
THỊ
THU
HƯỜ
NG

CHÍNH
SÁCH
CỔ TỨC
CỦA
CÁC
DOANH
NGHIỆP
THỦY
SẢN
NIÊM
YẾT
TRÊN
THỊ


TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KINH TẾ

HÀ NỘI –
2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

-------------

CHÍNH
SÁCH
CỔ
TỨC
CỦA
CÁC
DOAN
H
NGHIỆ
P THỦY
SẢN
NIÊM
YẾT

TRÊN
THỊ


TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân
hàng
Mã số: 9.34.02.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1.
PGS,
TS.
NG
UYỄ
N
THỊ

2.
TS.
NG
UYỄ
N
THẾ
TH



HÀ NỘI – 2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Bạch Thị Thu Hường

i


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Học
viện Tài chính, của tập thể lãnh đạo và các thầy cô Khoa sau đại học, Khoa Tài
chính doanh nghiệp, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp và đặc biệt là công lao hướng
dẫn tận tình, chu đáo của tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Thị Hà và
TS. Nguyễn Thế Thọ. Em xin được gửi tới các thầy cô lời cảm ơn trân trọng nhất.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và những tư liệu quý báu được
cung cấp từ các nhà quản lý doanh nghiệp, các cán bộ tại các doanh nghiệp ngành
Thủy sản.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã nhiệt
tình ủng hộ, chia sẻ những khó khăn để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Bạch Thị Thu Hường


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT........................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ........................................................................ xi
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN........................................................................................ 18
1.1. CÔNG TY CỔ PHẦN, LỢI NHUẬN VÀ CỔ TỨC CỦA CÔNG TY........18
1.1.1. Công ty cổ phần và lợi nhuận của công ty................................................ 18
1.1.1.1. Khái quát về công ty cổ phần................................................................. 18
1.1.1.2. Lợi nhuận của công ty cổ phần.............................................................. 20
1.1.2. Cổ tức của công ty cổ phần....................................................................... 21
1.1.2.1. Khái niệm về cổ tức............................................................................... 21
1.1.2.2. Quy trình trả cổ tức của công ty cổ phần............................................... 23
1.1.2.3. Mua lại cổ phần thay vì trả cổ tức......................................................... 24
1.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN................................ 27
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách cổ tức........................................... 27
1.2.1.1. Khái niệm về chính sách cổ tức.............................................................. 27
1.2.1.2. Mục tiêu của chính sách cổ tức.............................................................. 29
1.2.2. Vai trò của chính sách cổ tức..................................................................... 30
1.2.3. Nội dung chính sách cổ tức....................................................................... 31
1.2.3.1. Các mô hình chính sách cổ tức.............................................................. 31
1.2.3.2. Hình thức trả cổ tức............................................................................... 41
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh chính sách cổ tức................................................... 45

1.2.5. Tác động của chính sách cổ tức................................................................ 47
1.2.5.1. Tác động của chính sách cổ tức tới giá trị của công ty.......................... 47
iii


1.2.5.2. Tác động của chính sách cổ tức tới chi phí sử dụng vốn của công ty....48
1.2.5.3. Tác động của chính sách cổ tức tới tỷ lệ tăng trưởng bền vững của công
ty......................................................................................................................... 49
1.2.5.4. Tác động của chính sách cổ tức tới khả năng thanh toán của công ty...50
1.2.5.5. Tác động của chính sách cổ tức tới mối quan hệ giữa cổ đông của công
ty và các chủ nợ.................................................................................................. 51
1.2.5.6. Tác động của chính sách cổ tức tới mối quan hệ nội bộ công ty............52
1.2.6. Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức.............................................. 54
1.2.6.1. Các nhân tố bên ngoài........................................................................... 54
1.2.6.2. Các nhân tố bên trong............................................................................ 56
1.3. KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM...........58
1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách cổ tức của công ty cổ phần ở một số nước trên
thế giới................................................................................................................ 58
1.3.1.1. Chính sách cổ tức của các công ty ở Hoa Kỳ......................................... 58
1.3.1.2. Chính sách cổ tức của các công ty ở Úc................................................ 61
1.3.1.3. Chính sách cổ tức của các công ty ở Nhật Bản...................................... 62
1.3.1.4. Chính sách cổ tức của các công ty ở Hàn Quốc....................................63
1.3.2. Bài học cho Việt Nam............................................................................... 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM......................................................................................................... 67
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC CÔNG TY THỦY SẢN
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM...................67
2.1.1. Tổng quan về ngành thủy sản................................................................... 67

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.........67
2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh............................................................ 68
2.1.2. Tổng quan về các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.................................................................................................. 72

iv


2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam....................................................................... 75
2.1.3.1. Quy mô vốn kinh doanh......................................................................... 75
2.1.3.2. Cơ cấu tài sản........................................................................................ 76
2.1.3.3. Cơ cấu nguồn vốn.................................................................................. 78
2.1.3.4. Khả năng thanh toán.............................................................................. 80
2.1.3.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh............................................................. 82
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY THỦY
SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..........85
2.2.1. Khái quát về tình hình trả cổ tức của các công ty cổ phần thủy sản niêm
yết....................................................................................................................... 85
2.2.2. Hình thức trả cổ tức và số lần trả cổ tức................................................... 87
2.2.2.1. Hình thức trả cổ tức............................................................................... 87
2.2.2.2. Số lần hay tần suất trả cổ tức................................................................ 90
2.2.3. Mức trả cổ tức........................................................................................... 90
2.2.4. Hệ số trả cổ tức......................................................................................... 96
2.2.5. Mô hình chính sách cổ tức...................................................................... 100
2.2.5.1. Nhóm công ty theo mô hình chính sách cổ tức ổn định........................101
2.2.5.2. Nhóm công ty theo mô hình chính sách cổ tức thặng dư......................104
2.2.5.3. Công ty theo mô hình chính sách cổ tức cố định ở mức thấp và chia thêm
cổ tức vào cuối năm.......................................................................................... 106
2.2.5.4. Một số công ty chưa định hình mô hình chính sách cổ tức rõ ràng.....106

2.2.6. Tác động của chính sách cổ tức.............................................................. 107
2.2.6.1. Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị các công ty thủy sản niêm yết
trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.......................................................... 108
2.2.6.2. Tác động của chính sách cổ tức đến tỷ lệ tăng trưởng bền vững của các
công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam................. 113
2.2.7. Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty thủy sản niêm
yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.................................................... 115

v


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG
TY THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ........................................................................................................
2.3.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................
2.3.2. Những hạn chế trong chính sách cổ tức tại các công ty cổ phần thủy sản
niêm yết ..............................................................................................................
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan .....................................................................
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan .........................................................................
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM .........................................................................................
3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2020 – 2030 ...........................................................................................
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế ......................................
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành Thủy sản Việt Nam .........................
3.1.3. Định hướng phát triển ngành Thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2020 –
2030 ....................................................................................................................

3.1.3.1. Quan điểm phát triển ............................................................................
3.1.3.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................
3.1.3.3. Định hướng phát triển ...........................................................................
3.2. CÁC QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................
3.2.1. Chính sách cổ tức phải hướng tới lợi ích của cổ đông .............................
3.2.2. Chính sách cổ tức phải xem xét trên cơ sở hài hoà lợi ích trước mắt với lợi
ích lâu dài ...........................................................................................................
3.2.3. Chính sách cổ tức phải được xem xét trên cơ sở lợi nhuận và dòng tiền

thực tế của công ty ............................................................................................. 151


vi


3.3.4. Chính sách cổ tức phải phù hợp đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành mà
công ty đang hoạt động..................................................................................... 151
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM....................................................................................................... 151
3.3.1. Hoàn thiện việc lựa chọn mô hình chính sách cổ tức phù hợp................151
3.3.2. Hoàn thiện quy trình hoạch định chính sách cổ tức................................155
3.3.3. Kết hợp chặt chẽ chính sách đầu tư và chính sách tài trợ và chính sách cổ
tức..................................................................................................................... 158
3.3.4. Hoàn thiện chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn chu kỳ sống của
doanh nghiệp.................................................................................................... 160
3.3.5. Đa dạng hóa hình thức trả cổ tức............................................................ 163
3.3.6. Xác định số lần phù hợp trả cổ tức trong năm........................................167

3.3.7. Vận dụng mua lại cổ phần thay vì trả cổ tức........................................... 168
3.3.8. Xây dựng kế hoạch dòng tiền bảo đảm thực hiện chính sách trả cổ tức của
công ty.............................................................................................................. 171
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.................................................... 174
3.4.1. Đẩy mạnh minh bạch hóa và công khai thông tin về công ty cổ phần niêm
yết..................................................................................................................... 174
3.4.2. Thực hiện ưu đãi hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
thủy sản............................................................................................................ 175
3.4.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh................................................................ 177
KẾT LUẬN...................................................................................................... 181

vii


STT

Từ viết tắt

1

CSCT

2

CTCP

3

DN


4

DPS

5

EPS

6

FEM

7

HNX

8

HOSE

9

OLS

10

PE

11


REM

12

UBCK

viii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng
1

Bảng 1.1: Thuế cổ tức ở Hoa Kỳ giai đoạn

2

Bảng 2.1: Các công ty thủy sản niêm yết tr
khoán Việt Nam trong mẫu nghiên cứu tín
31/12/2018

3

4

5

6


7

8

9

10

Bảng 2.2: Phân nhóm các công ty thủy sản
vốn kinh doanh

Bảng 2.3: Phân nhóm các công ty thủy sản
quả kinh doanh

Bảng 2.4: Thống kê các công ty thủy sản n
đoạn 2010 – 2018

Bảng 2.5: Các hình thức trả cổ tức của các
sản niêm yết trên thị trường chứng khoán V
2010 – 2018

Bảng 2.6: Mức trả cổ tức của các công ty t
đoạn 2010 – 2018

Bảng 2.7: Mức cổ tức của các công ty thủy

loại theo quy mô vốn và hiệu quả kinh doa

Bảng 2.8: Hệ số trả cổ tức của các công ty

giai đoạn 2010 – 2018

Bảng 2.9: Hệ số trả cổ tức của các công ty

phân loại theo quy mô và hiệu quả, giai đo

11

Bảng 2.10: Mô tả các biến trong mô hình

12

Bảng 2.11: Kết quả Hausman test

13

Bảng 2.12: Kết quả kiểm định phương sai

14

Bảng 2.13: Kết quả ước lượng hồi quy

15

Bảng 2.14: Tác động của chính sách cổ tức
bền vững của các công ty thủy sản niêm y
2018


16


Bảng 2.15: Mô tả các biến trong mô hình

ix


17 Bảng 2.16: Kết quả Hausman test
18 Bảng 2.18: Kết quả ước lượng hồi quy

19 Bảng 2.19: Kế hoạch dòng tiền của công t

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
STT

Tên bảng
1

2

3

4
5

6
7


8
9
10

11

12

13

14

Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận sau thuế bình quân

phần của các công ty Hoa Kỳ qua các năm

Biểu đồ 1.2: Hệ số trả cổ tức ở Hoa Kỳ gi
2015

Biểu đồ 1.3: Hệ số trả cổ tức ở Úc và một
giới

Biểu đồ 1.4: Hệ số trả cổ tức của Nhật Bả

Biểu đồ 1.5: Mức cổ tức và Hệ số trả cổ tứ
Nhật Bản giai đoạn 1989 – 2013

Biểu đồ 1.6: Hệ số trả cổ tức ở Hàn Quốc

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng (gi

sản của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2018
Sơ đồ 2.2: Chuỗi giá trị ngành thủy sản
Biểu đồ 2.3: Quy mô vốn kinh doanh của

niêm yết cuối năm 2018
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn kinh doanh bình

thủy sản niêm yết trên thị trường chứng k

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản bình quân của

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng TSDH của các công

phân loại theo quy mô và hiệu quả kinh d

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của các cô
yết giai đoạn 2010 – 2018

Biểu đồ 2.8: Hệ số nợ trung bình của các
yết phân loại theo quy mô vốn và hiệu qu


2010 – 2018

Biểu đồ 2.9: Khả năng thanh toán của các

15


yết giai đoạn 2010 – 2018

xi


Biểu đồ 2.10: Khả năng thanh toán của cá
16 niêm yết phân loại theo quy mô vốn và hi
đoạn 2010 – 2018
17

18

Biểu đồ 2.11: Doanh thu thuần và lợi nhuậ
công ty thủy sản niêm yết giai đoạn 2010

Biểu đồ 2.12: Tỷ suất lợi nhuận của các cô
yết giai đoạn 2010 – 2018

Biểu đồ 2.13: Tỷ suất lợi nhuận của các cô
19 yết phân loại theo quy mô vốn và hiệu qu
2010 – 2018
20

Biểu đồ 2.14: Các hình thức trả cổ tức của
yết giai đoạn 2010 – 2018

Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ tăng trưởng bền vững
21 sản niêm yết phân loại theo quy mô vốn v
giai đoạn 2010 – 2018


22 Biểu đồ 3.1: Dự báo tăng trưởng GDP của


xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách cổ tức của công ty cổ phần ấn định mức lợi nhuận sau thuế chi trả
cho các cổ đông và phần lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Chính sách cổ tức cùng với
chính sách đầu tư và chính sách tài trợ là một trong ba chính sách tài chính có tính
chất chiến lược ảnh hưởng quyết định đến giá trị của doanh nghiệp cũng như sự tồn
tại và phát triển của công ty. Tầm quan trọng của chính sách cổ tức đã thu hút sự
quan tâm của các nhà kinh tế, không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới đã hình thành
nên các trường phái lý thuyết về chính sách cổ tức: Trường phái hữu khuynh bảo thủ
tin rằng một sự gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp;
Trường phái tả khuynh cấp tiến tin rằng một sự gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ
làm giảm giá trị doanh nghiêp; Còn trường phái trung dung lại cho rằng chính sách
cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp. Các cuộc tranh luận về chính
sách cổ tức trên thế giới cho đến nay vẫn đang tiếp diễn. Điều đó cho thấy sự phong
phú và phức tạp trong lý thuyết về chính sách cổ tức. Mặc dù vậy, các lý thuyết này
đã đặt nền tảng và gợi mở cho việc xây dựng các chính sách cổ tức trong thực tiễn
hoạt động của các công ty cổ phần ở các nước trên thế giới. Hiện nay, các chính
sách cổ tức trong thực tiễn thường được các công ty cổ phần ở các nước thường áp
dụng là: Chính sách ổn định cổ tức, chính sách thặng dư cổ tức, chính sách tỷ lệ chi
trả cố định, chính sách trả cổ tức nhỏ trong năm và trả cổ tức bổ sung
ở cuối năm… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty cổ phần ở các nước

ngày càng tìm các giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức hướng tới sự cân bằng
giữa cổ tức hiện tại cho cổ đông và sự tăng trưởng của công ty trong tương lai sao

cho tối đa hóa giá trị công ty.
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, ngành thủy sản đã đóng góp tích cực

trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho
công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên bốn triệu lao động,
nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng
bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh
1


quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015
GDP (giá so sánh năm 2010) thủy sản đạt 91.185 tỷ đồng chiếm 19,25% tổng GDP
toàn ngành nông - lâm - thủy sản và chiếm 3,17% tổng GDP toàn quốc. Từ năm
2012 đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ tư
(chỉ sau dệt may, gia dầy và dầu thô) là một trong số lĩnh vực xuất khẩu chủ lực thu
về ngoại tệ cho Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản phát triển sẽ là động
lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Trong sự phát triển đó, các doanh
nghiệp thủy sản niêm yết đóng vai trò đầu tàu. Trong VNR500 - Top 500 Doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam những năm vừa qua, có các công ty niêm yết trên sàn
thuộc ngành thủy sản như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), Công ty Cổ phần
Hùng Vương (HVG), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF).
Trong quá trình hoạt động kinh doanh những năm vừa qua, các doanh nghiệp
thủy sản niêm yết đã chú trọng hơn đến việc xây dựng một chính sách cổ tức hợp lý.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này một cách tốt nhất là điều không đơn giản.
Ngay các cổ đông của công ty bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Mức độ quan
tâm của những nhà đầu tư dành cho chính sách cổ tức là khác nhau nên một chính
sách cổ tức khó có thể đáp ứng đồng thời tất cả yêu cầu của các cổ đông. Mặt khác,
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng trải qua những bước thăng
trầm, dẫn đến việc trả cổ tức cho cổ đông còn bị động... Bên cạnh đó, trình độ và
tầm nhìn của không ít nhà quản trị của công ty còn bị hạn chế trong việc hoạch định

chính sách cổ tức. Vì vậy, xây dựng một chính sách chi trả cổ tức hợp lý và có tính
chất chiến lược dài hạn vẫn một vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
các công ty thủy sản niêm yết ở Việt Nam.
Xuất phát từ những đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý luận về cổ tức và chính sách cổ tức của
công ty cổ phần và phân tích đánh giá thực trạng chính sách cổ tức của các doanh
2


nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa
qua đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức cho các doanh nghiệp thủy
sản niêm yết.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án lần lượt thực hiện làm rõ
những mục tiêu cụ thể sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về cổ tức,
chính sách cổ tức của công ty cổ phần. Nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm về chính
sách cổ tức của một số công ty cổ phần ở nước ngoài, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng chính sách cổ tức tại các doanh
nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm
vừa qua, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp này. Sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá tác
động của các nhân tố đến chính sách cổ tức và tác động của chính sách cổ tức đến
giá trị của công ty.

Thứ ba, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cổ tức tại các
doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được
đặt ra là:
- Chính sách cổ tức của các công ty cổ phần thủy sản niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam?
- Những thành công và những hạn chế trong chính sách cổ tức của các công

ty cổ phần thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Những nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế trong chính sách cổ tức của các công ty cổ
phần thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
- Giải pháp nào để hoàn thiện chính sách cổ tức cho các doanh nghiệp thủy

sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách cổ tức của công ty cổ phần.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu về chính sách cổ tức tại 14 doanh

nghiệp thủy sản niêm yết ở Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. .
+ Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu dựa trên báo cáo tài chính và báo cáo


thường niên của 14 doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm phương pháp
định tính, phương pháp định lượng và phương pháp khảo sát.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu như diễn giải, quy nạp, phân tích thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng
hợp,… để xem xét, phân tích và đánh giá về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp
thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu
định tính được sử dụng để lựa chọn các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố
tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp và tác động của chính sách cổ
tức đến giá trị công ty.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng phần mềm Stata
đối với dữ liệu bảng (Pannel Data), sử dụng các mô hình hồi quy để xác định các
nhân tố tác động đến chính sách cổ tức và tác động của chính sách cổ tức đến giá trị
doanh nghiệp của các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Luận án lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp trong ba mô hình: mô hình hồi
quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu
nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM). Thực hiện kiểm định (bao gồm:
kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai sai số
thay đổi) để tìm và khắc phục các khuyết tật của mô hình (nếu có).

4


Phương pháp khảo sát: Luận án sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng
hỏi về việc thực hiện và xây dựng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học của luận án: (i) Luận án hệ thống hóa và góp phần làm

sáng rõ thêm những vấn đề lý luận về cổ tức, chính sách cổ tức; (ii) xác định các
nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp; (iii) tác động của chính
sách cổ tức đến giá trị của công ty.
Về ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án đi sâu xem xét, phân tích thực
trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế
trong chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Tìm hiểu nguyên nhân đẫn đến hạn chế trong chính sách cổ
tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
7. Tổng quan nghiên cứu
7.1. Các nghiên cứu trên thế giới về chính sách cổ tức
7.1.1. Các nghiên cứu về chính sách cổ tức
Cổ tức và chính sách cổ tức là vấn đề thu hút các nhà khoa học trên thế giới
đã quan tâm nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu sâu về lý luận và thực tiễn
áp dụng của cổ tức và chính sách cổ tức, có thể kể đến một số công trình như sau:
George M. Frankfurter, Bob G. Wood và James Wansley (2003) [81] đã xuất
bản cuốn “Dividend policy: theory and practice” gồm 3 phần và 16 chương. Các tác
giả nghiên cứu về các quan điểm lịch sử của chính sách cổ tức áp dụng trên các
doanh nghiệp hiện đại phát triển trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 của nước Anh, Hà Lan
và Mỹ. Bên cạnh đó, các tác giả nghiên cứu sự phát triển về mô hình chính sách cổ
tức và thảo luận những vấn đề khác các liên quan đến chính sách cổ tức.
H. Kent Baker (2009) [68] đã viết cuốn “Dividends and Dividend policy”

gồm 6 phần và 28 chương. Tác giả nghiên cứu cổ tức và chính sách cổ tức của công
5



×