Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Thương mại Quốc tế: Hiệp định CPTPP và cơ hội ngành Dệt may Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.51 KB, 45 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian hoàn thiện đề án chuyên ngành, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Vũ Thị Minh Ngọc, giảng viên bộ môn Thương
mại Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, góp ý và chỉ bảo để
em hoàn thành đề án chuyên ngành lần này.
Trong quá trình thực hiện đề án, em đã cố gắng hết sức để nghiên cứu và đưa ra nhận định,
lập luận tốt nhất. Tuy nhiên, chắc chắn đề án vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được
sự đóng góp của thầy co để đề án được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn.

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
T
1

Viết tắt

Nguyên nghĩa Tiếng Anh

Nguyên nghĩa Tiếng Việt

CEPII

Institute for Research on the


International Economy

2

C/O
CPTPP

3

GATT 1994

4
5
6

NT
TBT
TPP

7

SPS

Certificate of Origin
Comprehensiveand
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership
General Agreement on
Tariffs and Trade
National Treatment

Technical barriers to trade
The Trans-Pacific
Partnership
Sanitary and Phytossanitary
Measures
World Bank
World Integrated Trade
Solution
World Trade Organization

Trung tâm nghiên cứu Triển
vọng và Thông tin Quốc tế
Pháp
Giấy chứng nhận xuất xứ
Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại
Nguyên tắc đối xử quốc gia
Hàng rào kỹ thuật thương mại
Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương
Các biện pháp Kiểm dịch động
thực vật
Ngân hàng thế giới
Giải pháp hội nhập thương mại
thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới


8
9

WB
WITS

10

WTO

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các đề tài nghiên cứu về tác động của Hiệp định thương mại lên thương mại của
Việt Nam....................................................................................................................................9
Bảng 1.2: Giải thích biến các đề tài nghiên cứu về tác động Hiệp định thương mại lên thương
mại của Việt Nam.....................................................................................................................10
Bảng 2.3: Giải thích biến mô hình trọng lực sử dụng trong đề án...........................................25
Bảng

4.1

Kết

quả
3

hồi

quy



..................................................................................................................................................
33
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy đã khắc phục khuyết tật của mô hình...........................................33

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam (2007-2017)............................................25
Hình 3.2: Quy mô và tình hình hoạt động các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 2016..........25

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, với mục tiêu của Chính phủ đưa phát triển công nghiệp được
đặt lên hàng đầu, dệt may là một trong số nhiều lĩnh vực đã được tạo điều kiện thuận lợi trên
nhiều phương diện nhằm đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch của nền kinh tế. Hiện nay,
ngành dệt may của Việt Nam ngày càng có vai quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trong
việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa cũng như tham gia vào chuỗi
cung ứng toàn cầu thông qua hoạt động xuất khẩu. Trong đó, tỷ trọng đóng góp đáng kể của
ngành dệt may vào sự tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện thông qua hoạt động xuất
4


khẩu các sản phẩm dệt may đa dạng sang thị trường các nước có quan hệ thương mại lâu đời
cũng như sang các thị trường mới.
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang tận dụng
mọi cơ hội để tham gia vào xu thế chung của toàn cầu thông qua ký kết các Hiệp định thương
mại tự do song phương và đa phương. Tính đến đầu năm 2019, số lượng các Hiệp định
thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và đang trong quá trình đàm phán đạt đến con số 16
Hiệp định. Những Hiệp định thương mại tự do mang đến cho hàng hóa Việt Nam, trong đó
có sản phẩm của ngành dệt may, nhiều cơ hội thuận lợi để xuất khảu các sản phẩm sang các
nước thành viên.
Tháng 1/2019, một Hiệp định có quy mô lớn nhất và toàn diện nhất mà Việt Nam là

thành viên đã chính thức có hiệu lực, đó là Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Phát triển toàn diện
xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Đây được coi là một nỗ lực vượt bậc của Việt Nam cũng
như các nước thành viên khác sau 14 năm liên tục thảo luận và đàm phát nhằm tăng cường
hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Trong nội dung của CPTPP, dệt may là lĩnh vực duy nhất được
quy định riêng trong một chương độc lập với những quy định có tính đột phá hơn hẳn so với
các FTA mà Việt Nam đã tham gia. Điều này một mặt thể hiện sự quan tâm của các nước
thành viên với lĩnh vực này, cũng là cơ hội xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra
cho các doanh nghiệp trong nước những thách thức nhất định để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt
khe đã được thông qua.
Tác động của CPTPP kể từ khi chính thức có hiệu lực lên hoạt động xuất khẩu các sản
phẩm dệt may Việt Nam cần có thời gian để kiểm chứng. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho những
thay đổi trong tương lai, cũng như có đánh giá tổng quan về những tiềm năng từ CPTPP
mang lại cho ngành dệt may, giảm thiểu đánh giá mang tính phiến diện thì việc dự báo tác
động của Hiệp định này là cần thiết.
Do đó, em đã lựa chọn đề tài “Dự báo tác động của Hiệp định CPTPP lên xuất khẩu
dệt may của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP” trong đề án chuyên ngành của
mình.

5


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt

Nam sang các nước thành viên còn lại, em đã mô hình hóa những yếu tố tác động đến hoạt
động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang các thị trường trong CPTPP. Từ đó,
đánh giá tác động của CPTPP trong tương lai lên xuất khẩu sản phẩm dệt may và đề xuất các
giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Hiệp định CPTPP và hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt
may.
Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang các nước thành
viên CPTPP.
Mô hình hóa những yếu tố tác động đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị
trường thành viên CPTPP bằng mô hình trọng lực.
Đánh giá tác động của CPTPP lên xuất khẩu dệt may và đề xuất các giải pháp cho
doanh nghiệp trong tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động xuất khẩu sản phẩm ngành dệt may của Việt Nam sang 10 nước thành viên
còn lại của CPTPP.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trường 10 nước thành
viên CPTPP trong giai đoạn 2007-2017

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp định lượng
Đề án sử dụng một số phương pháp nghên cứu phổ biến, bao gồm:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: phương pháp này vận dụng những lý
thuyết, những học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để
xem xét, phân tích các vấn đề liên quan đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các nước
thành viên của Hiệp dịnh CPTPP.

6



Đề án sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam bằng dựa trên mô hình trọng lực bằng phần
mềm Eviews.
Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở kết quả phân tich định lượng, đề án đưa ra
những dự đoán chung về hướng tác động của Hiệp ddnhj CPTPP lên kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam.
4.2 Phương pháp định tính
Trong quá trình thực hiện đề án, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích lý luận về
Hiệp định CPTPP và xuất khẩu dệt may cảu Việ Nam sang các quốc gia CPTPP.
Đối với dữ liệu thứ cấp, số liệu được lấy từ các cơ quan quản lý chuyên ngành như
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống
kế…và câc tổ chức quốc tế như Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum, Ngân
hàng thế giới (World Bank),…

5. Kết cấu đề án
Đề án được phân chia thành 5 chương, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về Hiệp định CPTPP và xuất khẩu dệt may của Việt Nam
sang các quốc gia CPTPP
Chương 3: Tình hình xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam và quan hệ thương mại
ngành dệt may với các quốc gia CPTPP.
Chương 4: Kết quả mô hình
Chương 5: Dự báo tác động của Hiệp định CPTPP lên xuất khẩu dệt may và đề xuất
giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam

7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1.1

Tình hình nghiên cứu

Để đánh giá tác động của Hiệp định thương mại dự do lên một ngành có thể được tiếp
cận theo nhiều phương pháp khác nhau và dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong những năm
qua, có nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện xoay quanh các vấn đề liên quan đến
tác động của FTA mà chủ yếu trong mối quan hệ giữa các quốc gia thuộc khối ASEAN.
Trong đề án tập trung vào những nghiên cứu sát với mục tiêu của đề án và sử dụng mô hình
trọng lực.
Bảng 1.1: Các đề tài nghiên cứu về tác động của Hiệp định thương mại lên
thương mại của Việt Nam
Tên đề tài

Tác giả/năm

Các biến sử dụng
và chiều tác động

8

Kết luận


Vietnam’s Export to
Nguyễn Việt
TPP countries Gravity Tiến, Micheal
model, Trade
Henry (2016)
determinants and trade

potential

EXPi

Vietnam-EU Free
Trage Argeement:
Impact and Policy
implications for
Vietnam

BT

Nguyễn Bình
Dương (2016)

GDP (+)
DIS (-)
REER (-)
ASEAN (+)
WTO (-)
TPP (-)

GNI (+)
PCGNI (+)
EXT (-)
POP (-)
TR (-)

Việt Nam có xu hướng
xuất khẩu nhiều sang

các nước có cùng diện
tích nhưng khác về
điều kiện kinh tế-xã
hội. Quy mô kinh tế sẽ
thúc đẩy bền vững xuất
khẩu các nước, Việt
Nam cần phải quan tâm
đến lựa chọn thị trường
xuất khẩu tập trung.

FTA sẽ mang lại giá trị
cho cả hai nước, đặc
biệt các ngành có mức
giảm thuế mạnh như
dệt may,..sẽ tăng hiệu
quả xuất khẩu sau FTA
và mang lại giá trị xã
hội cao hơn.

DIS (-)
The impact of free
trade agreement on
trade flow of goods in
Vietnam

Nguyễn Trọng
Hoài, Nguyễn
Quang
Huy(2015)


BT

Dự báo tác động của
Hiệp định thương mại
tự do EVFTA lên
thương mại hàng hóa
của Việt Nam và hàm

Vũ Thanh
Hương (2017)

BT

GDP (+)
DIS (-)
REER (-)
ERV (-)
ERV (+)

GDP (+)
GDPPC (+)
REER (+)
VAR (+)
9

FTA có tác động tích
cực đến thương mại hai
nước do tháo gỡ thuế
quan và các điều kiện
thương mại. Các FTA

“tự nhiên” giữa các
nước có chung biên
giới, khoảng cách địa
lý gần, chung văn hóa
thì có tác động tích cực
đến lợi ích của cả hai
nước.

EVFTA có tác động
tích cực lên cả xuất
khẩu tích cực hơn tác
động lên nhập khẩu.


ý cho Việt Nam

DIS (-)

Dự báo tiềm năng của
các Hiệp định thương
mại giữa ASEAN, Ấn
Độ và Trung Quốc

Nguyễn Xuân
Tùng, Nguyễn
Đức Hùng,
Nguyễn Thị
Hiền (2018)

EXP

GDP (+)
DIS (-)
EXPEN (+)
Contiguity (+)
Landlocked (-)

Các hiệp định có tác
động khác nhau lên
xuất khẩu và nhập khẩu
theo hướng tích cực
hoặc tiêu cực và tác
động ấy là độc lập
nhau.

Colony (+)
REER (+)

Bảng 1.2: Giải thích biến các đề tài nghiên cứu về tác động Hiệp định thương mại
tự do lên thương mại của Việt Nam
Tên biến
GDP
GNP
DIS

Đơn vị
USD
USD
Km

PCGNP


USD/người

REER

Đơn vị ngoại
tệ/VNĐ
Người

POP
ASEAN, WTO, TPP,
LANDLOCK,
CONTIGUITY,
COLONY, RTA, BTA
EX
EXPEN
ERV
TR
1.2

Ý nghĩa
Tổng sản phẩm quốc dân
Tổng sản phẩm ròng quốc dân
Khoảng cách giữa Việt Nam và
quốc gia nhập khẩu
Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu
người
Tỷ giá hối đoái thực tế
Dân số quốc gia
Các biến giả


USD
USD
%

Kim ngạch xuất khẩu
Tổng chi tiêu quốc dân
Mức thay đổi tỷ giá của các
quốc gia theo năm
Mức thuế xuất/nhập khẩu

%

Sự kế thừa và đóng góp mới của đề án
10


Trong phần 1.1 đã tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến các khía
cạnh, bao gồm: (1) Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước thành viên TPP; (2) Đánh giá động của các Hiệp định Thương mại tự do lên
thương mại hàng hóa của Việt Nam và (3) Dự báo tác động của các Hiệp định Thương
mại tự do lên thương mại hàng hóa của Việt Nam. Từ đó, những điểm kế thừa và đóng
góp mới của đề án như sau:
Thứ nhất, đề án kế thừa về cơ sở lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế và lý luận về
FTA cũng như những kết luận của các nghiên cứu về tác động của các FTA mà Việt Nam
là thành viên. Đề án sẽ dựa trên cơ sỏ này đề đề xuất mô hình nghiên cứu định lượng
trong mô hình dự báo.
Thứ hai, đề án tập trung vào dự báo tác động của một Hiệp định thương mại hoàn
toàn mới và được đánh giá là có phạm vi rộng nhất mà Việt Nam từng tham gia. Những
nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào nội dung Hiệp định này cũng như chưa tập trung

vào một ngành cụ thể là dệt may. Đây được xem là điểm mới và đóng góp lớn nhất của
đề án.
Thứ ba, đề án sẽ phân tích thương mại Việt Nam và các thành viên trong CPTPP
trong bối cảnh quan hệ thương mại trong quá khứ, những điều kiện kinh tế, chính trị
trong hiện tại và những xu hướng trong tương lai.
Thứ tư, đề án kế thừa phương pháp đánh giá tác động tiềm tàng của FTA dựa trên
mô hình trọng lực trong một ngành hàng cụ thể. Từ đó, đưa ra những dự đoán về hướng
tác động của CPTPP lên xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP VÀ XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA
VIỆT NAM SANG CÁC QUỐC GIA CPTPP

2.1 Giới thiệu về Hiệp định CPTPP
2.1.1 Khái quát chung về Hiệp định CPTPP

Ngày 9/3/2018, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương được
chính thức ký kết tại Thủ đô Santiago của Chile, chính thức đánh dấu sự ra đời của một Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới có quy mô và phạm vi lớn nhất mà Việt Nam là thành viên.

11


Hiệp định CPTPP với sự tham gia của 10 nước, bao gồm: Nhật Bản, Việt Nam, Brunei,
Singapo, Malaysia, Úc, New Zealand, Mexico, Chile, Canada, Peru.
Những nội dung mà Hiệp định CPTPP đề được phân chia thành 07 Điều và 01 Phụ
lục, được quy định dựa trên nội dung đã được thỏa thuận trong Hiệp định TPP đã được ký kết
váo tháng 2/2016 khi còn sự tham gia của Hoa Kỳ và đã có những sự thay đổi phù hợp với
bối cảnh của 10 nước thành viên còn lại. Những nội dung này tập trung vào giải quyết các
mối quan hệ thương mại giữa các nước thành viên, xử lý các tranh chấp, các vấn đề có thể
xảy ra trong quá trình diễn ra hoạt động thương mại cũng như những điều khoản mang tính

hiệu lực, việc rời khỏi hay gia nhập CPTPP. So với TPP, Hiệp định CPTPP giữ nguyên các
cam kết về mở cửa thị trường, đồng thời, cho phép các nước thành viên tạm hoãn việc thực
hiện 20 nhóm nghĩa vụ, bao gồm:
- 11 nghĩa vụ liên quan đến Chương Sở hữu trí tuệ
- 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ
- 07 nghĩa vụ liên quan đến Chương Quản lý Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, đầu tư và

Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ tài chính, Viễn thông, môi trường, Minh bạch
hóa và Chống tham nhũng.
Theo kế hoạch được đề ra, Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực chính thức từ ngày
30/12/2018 với 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định, gồm có Mexico, Nhật
Bản, Singapo, New Zealand, Canada và Úc.
Đối với các thành viên còn lại, thời gian có hiệu lực của Hiệp định sẽ được lùi lại.
Vào ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn Hiệp định
CPTPP, dự kiến Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
2.1.2 Các vấn đề chung liên quan đến thương mại hàng hóa trong Hiệp định CPTPP
Các vấn đề về thương mại hàng hóa là một trong những nội dung quan trọng nhất của
CPTPP và được thảo luận chi tiết qua nhiều vòng đàm phán khác nhau trước khi chính thức
được thông qua với mục tiêu đảm bảo lợi ích hài hòa giữa tất cả các bên. Trong đó, những
nội dung về thuế quan, quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan và các biện pháp phi thuế
(bao gồm cả phòng vệ thương mại) được đề cập cụ thể và chi tiết.

12


Với nội dung về thuế quan, Chương II – “Đối xử quốc gia và Mở cửa thị trường đối
với hàng hóa” phân chia rõ thành 2 nhóm: cam kết về thuế nhập khẩu và cam kết về thuế
xuất khẩu. Trong đó, từng dòng thuế được liệt kê trong biểu thế và mỗi nước thành viên có
thể có biểu thuế chung áp dụng đối với các quốc gia trong thành viên khác hoặc có biểu thuế
áp dụng cho từng thị trường của các nước thành viên. Tuy nhiên, nhìn chung biểu thuế của

10 nước thành viên CPTPP có nhiều điểm tương đồng, thể hiện ý chí chung trong việc cắt
giảm thuế quan theo 3 hình thức, cụ thể:
- Cam kết loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực: thuế quan giảm về 0%.
- Cam kế loại bỏ theo lộ trình từ 3-7 năm, hoặc 10-15 năm và một số trường hợp với một số

mặt hàng lộ trình kéo dài trên 20 năm.
- Cam kết hạn ngạch thuế quan: thuế quan được cắt giảm với một số lượng, khối lượng hàng

hóa… nhất định (hạn ngạch). Trong trường hợp vượt qua mức hạn ngạch thì sẽ không còn
được hưởng mức thuế quan ưu đãi.
Với các quy định về quy tắc xuất xứ để hưởng thuế quan, đây là nội dung các nước thành
viên có những quy định riêng, tùy thuộc vào biểu thuế quan từng nước và lộ trình giảm thuế
của từng mặt hàng. Đối với trường hợp của Việt Nam, những hàng hóa được công nhận có
xuất xứ từ Việt Nam sẽ được cam kết:
- Có từ 78-90% số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực
- 97-100% số dòng thuế được xóa bỏ đến cuối lộ trình (lộ trình hàng hóa thông thường từ 5-10

năm, hàng hóa nhạy cảm là 10 năm và áp dụng cả hạn ngạch thuế quan).
Ngược lại, từ phía Việt Nam cũng có cam kết xóa bỏ theo cả hình thức giảm thuế
ngay, giảm thuế theo lộ trình và cả hạn ngạch thuế quan, áp dụng với chung một biểu thuế
và lộ trình giảm cho tất cả các nước thành viên.
Để nhận được những ưu đãi về thuế quan ưu đãi trong biểu thuế của các quốc gia, yêu
cầu về nguồn gốc xuất xứ được các quốc gia đặc biệt quan tâm và dành Chương 3 trong
Hiệp định để đặt ra những quy định cụ thể và chi tiết. Trong đó, Chương 3 quy định về các
quy tắc xuất xứ chung và thủ tục chứng nhận xuất xứ, bao gồm Phụ lục về Quy tắc xuất xứ
cụ thể cho từng nhóm hàng hóa (ngoại trừ dệt may được đề cập trong Chương 4. So với các
FTA mà Việt Nam đã tham gia, quy định về Quy tắc xuất xứ trong CPTPP có điểm khác biệt
13



nhất về trường hợp “Hàng hóa được sản xuất tại CPTPP, sử dụng nguyên liệu không có
CPTPP nhưng đáp ứng được các Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng quy định trong Chương
3”. Đồng thời, CPTPP cũng yêu cầu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ áp dụng với đối
tượng là cả người xuất khẩu, người nhập khẩu và người sản xuất. Đó là những điểm nổi bật
để Hiệp định CPTPP được đánh giá có tính đột phá khi bắt kịp với xu hướng có sự hợp tác
giữa nhiều quốc gia trong chuỗi cung ứng của một hay một nhóm các mặt hàng.
Bên cạnh việc tháo bỏ hoặc hạ thấp hàng rào thuế quan với các mặt hàng, các quốc
gia thành viên CPTPP cũng có những quy định chung về các biện pháp phi thuế, bao gồm cả
phòng vệ thương mại (TR) và hàng rào kỹ thuật (TBT) và Vệ sinh Dịch tễ và kiểm dịch
động thực vật (SPS). Trong bối cảnh các hàng rào về thuế quan đã không còn là trở ngại thì
những yếu tố khác có khả năng cản trở hoạt động thương mại giữa các quốc gia được đặc
biệt quan tâm. Trong quy định của CPTPP, các quốc gia sẽ không được phép ban hành hoặc
tiếp tục thực hiện bất kỳ một biện pháp cấm, hạn chế xuất nhập khẩu nào ngoại trừ các
trường hợp đã được cam kết trong ngoại lệ của WTO. Đồng thời, Hiệp định CPTPP cũng
nhấn mạnh nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) theo quy định thuộc Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại (GATT 1994) của WTO. Với các biện pháp tự vệ, CPTPP áp dụng hai
nhóm biện pháp, gồm: tự vệ toàn cầu (áp dụng theo quy định của WTO) và tự vệ trong thời
gian chuyển đổi (tự vệ riêng theo quy định của CPTPP). Cơ chế tự vệ chuyển đổi là một
trong những biện pháp chỉ được áp dụng trong thời gian chuyển đổi (dưới 3 năm kể từ Hiệp
định chính thức có hiệu lực) với điều kiện các quốc gia chứng minh được tác động tiêu cực
của việc cắt giảm thuế quan đối với thiệt hại của sản xuất trong nước.
Với các nguyên tắc về TBT, Hiệp định CPTPP giữ nguyên các cam kết của WTO và
bổ sung thêm một số các cam kết liên quan tới hai vấn đề, gồm: quy trình đánh giá sự phù
hợp và yêu cầu về nội dung các tiêu chuẩn TBT đối với một số sản phẩm cụ thể. Về SPS,
CPTPP cũng quy định sâu hơn so với CPTPP về một số khía cạnh liên quan đến (i) Quy
trình phân tích khoa học và rủi ro, (ii) Thanh tra về SPS, (iii) Về việc kiểm tra chuyên ngành
SPS khi nhập khẩu, (iv) Về biện pháp SPS khẩn cấp.
Với những quy định vừa có sự kế thừa và vừa có đổi mới, đi sâu vào quy định vào chi
tiết những khía cạnh mới liên quan đến thuế quan và phi thuế quan, Hiệp định CPTPP là một
14



Hiệp định mang tính toàn diện và tiến bộ nhất đối với các quốc gia thành viên nói chung và
Việt Nam nói riêng, hứa hẹn những cơ hội trong thời gian tới.
2.1.3 Nội dung Hiệp định CPTPP về lĩnh vực dệt may
Trong CPTPP, dệt may được quy định riêng biệt trong Chương 4 : Dệt may bao gồm
các nội dung chính về: (i) Bộ quy tắc xuất xứ riêng đối với các sản phẩm dệt may (ii) Các
quy tắc về biện pháp tự vệ đối với dệt may, (iii) Các vấn đề về hợp tác hải quan, chương tình
giám sát và xác minh xuất xứ. Các nội dung về cắt giảm thuế quan về dệt may được quy định
trong biểu thuế tại Chương 2 của Hiệp định CPTPP.
Trong tất cả các ngành hàng được đề cập trong Hiệp định CPTPP, dệt may là ngành
duy nhất có quy định độc lập và đi sâu vào những khía cạnh đặc thù của ngành. Điều này
xuất phát từ khi Hiệp định TPP có sự tham gia của Hoa Kỳ thì dệt may là ngành chiếm tỷ
trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các quốc gia thành viên còn lại. Khi
Hoa Kỳ rút khỏi TPP, các quốc gia CPTPP vẫn duy trì các nội dung này do có nhiều quốc gia
còn lại coi dệt may là ngành chủ lực trong xuất khẩu, bao gồm cả Việt Nam.
Trong Chương 4, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may chủ yếu liên quan đến quy định
“từ sợi trở đi”, còn được gọi là quy tắc “ba công đoạn”, gồm có:
(1)
(2)
(3)

Kéo sợ, dệt và nhuộm vải
Cắt
May quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP
Quy tắc trên áp dụng với hầu hết các mặt hàng dệt may, chỉ có ba mặt hàng ngoại lệ,
gồm vali, túi xách, áo ngực phụ nữ và quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp cho phép áp dụng
quy tắc “cắt và may”. So với các quy tắc trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đây
là những quy định chặt chẽ nhất về dệt may được áp dụng trong thời gian tới.
Về các biện pháp phi thuế quan, sản phẩm dệt may cũng chịu sự ràng buộc về các quy

tắc TBT tương tự như ngành hàng khác. Đối với biện pháp tự vệ, dệt may có thể được áp
dụng biện pháp tự vệ đặc biệt trong trường hợp sản phẩm dệt may nhập khẩu vào một nước
được hưởng ưu đãi về thuế quan, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa đến ngành
sản xuất nội địa của nước đó. Trong trường hợp này, nước nhập khẩu có quyền nâng mức
thuế nhập khẩu với sản phẩm dệt may lên mức Tối huệ quốc (MFN) theo quy định của WTO
15


cùng thời điểm. Tuy vậy, CPTPP cũng quy định việc áp dụng các biện pháp này chỉ được kéo
dài trong một khoảng thời gian cần thiết để bù đắp lại thiệt hại này. Độ dài khoảng thời gian
này được quy định dựa trên sự tham vấn của nước xuất khẩu trong vòng 60 ngày trước khi có
quyết định chính thức nếu như nước xuất khẩu có đề nghị. Nếu bất kỳ quyết định nâng mức
thuế nào được đưa ra từ quyết định đơn phương từ một phía thì có thể dẫn đến những biện
pháp trả đũa tương đương, ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên còn lại.
Do vậy, đối với ngành có tính “nhạy cảm” với nhiều thành viên của Hiệp định CPTPP
như dệt may, các quy định đã được quy định một cách khá toàn diện và chi tiết, kỳ vọng đem
lại những tác động tích cực với hoạt động thương mại các sản phẩm của ngành này. Song,
đối với từng quốc gia, việc áp dụng vẫn tiềm ẩn những thách thức và rủi ro nhất định, đòi hỏi
sự chuẩn bị kỹ càng theo lộ trình ứng với tình hình cụ thể của từng nước.

2.2 Tổng quan về lĩnh vực dệt may
2.2.1 Khái niệm ngành dệt may

Theo Hiệp hội dệt may Hoa Kỳ, ngành dệt may là ngành công nghiệp liên quan đến
một chuối các hoạt động sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may
mặc và phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng.
2.2.2 Vai trò của ngành dệt may
Ngành dệt may được đánh giá là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế,
góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho hầu hết các ngành nghề và trong sinh
hoạt. Đây cũng là một ngành đem lại giá trị thặng dư cho nền kinh tế thông qua hoạt động

xuất khẩu, mang lại việc làm và tăng phúc lợi xã hội cho người dân. Đồng thời, dệt may là
ngành đòi hỏi một số ngành nông nghiệp, công nghiêp phụ trợ cho quá trình đầu vào và
trong quá trình sản xuất. Do vậy, phát triển ngành dệt may sẽ đồng thời kéo theo sự phát
triển của nhiều ngành nghề khác trong nền kinh tế.
2.2.3 Đặc điểm của ngành dệt may
Dệt may là ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu trên thị trường nên nhu cầu về sản
phẩm trong ngành là lớn tại tất cả các quốc gia. Ngành hàng này có một số đặc điểm nổi bật,
gồm có:
- Chu kỳ sản xuất và sản phẩm thường xuyên biến đổi

16


Do các sản phẩm may mặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều yếu tố như điều kiện
thời tiết, thị hiếu tiêu dùng và phong tục tập quán may mặc tại địa phương nên khi một trong
các yếu tố trên thay đổi cũng sẽ có thể kéo theo sự biến động về nhu cầu trên thị trường với
các mức độ khác nhau và khó có thể dự báo trước.
- Là ngành thâm dụng lao động
Dệt may là một trong các ngành đòi hỏi lực lượng lao động lớn tham gia vào quá trình
sản xuất và không đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Do đây là một ngành có nhiều công đoạn
sản xuất và các công đoạn tương đối tách rời nhau và các bước sản xuất hầu như đều có quy
chuẩn kỹ thuật, không đòi hỏi sự sáng tạo đối với người công nhân nói chung. Trong bối
cảnh áp dụng khoa học công nghệ tự động và bán tự động thì nhu cầu về lực lượng lao động
trong ngành đã có sự giảm bớt. Tuy nhiên, nhìn chung so với các ngành khác, đây vẫn là
ngành thâm dụng lao động.
-

Là ngành không đòi hỏi vốn đầu tư lớn

Đây là ngành không đòi hỏi đầu tư lớn về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên

liệu tương đối sẵn có. Trong lĩnh vực dệt may, mỗi doanh nghiệp thường chỉ chuyên phụ
trách một công đoạn và nguồn lực quan trọng nhất không phải tài chính mà là nguồn lao
động.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dệt may
2.2.4.1 Điều kiện t ự nhiên

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt ñới gió mùa rất phù h ợp v ới phát triển cây bông là
m ột yếu t ố ñầu vào c ủa ngành dệt may, s ợi làm ra có năng suất, chất lượng cao, cạnh tranh
dễ dàng trên thị trường.
1.2.4.2 Văn hóa xã hội
a. Yếu tố dân cư
Dân cư và cơ cấu dân cư ảnh hưởng rất lớn ñến ngành dệt may. Dân cư đông, nhu cầu
hàng may mặc cao, lao động nhiều. Cơ cấu dân số trẻ nhu cầu về hàng may mặc ña dạng
phong phú hơn cơ cấu dân số già. C ơ cấu dân c ư có ba loại: cơ cấu dân cư theo độ tuổi, theo
nhóm tuổi và theo vùng.
b. Yếu tố văn hóa
17


Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dệt may rất phong phú và ña dạng chỉ khác nhau về cách
ăn mặc, mẫu mã tùy thu ộc vào văn hoá, phong t ục, tập quán, tôn giáo, khu vực, thị trường,
khí hậu, mức thu nhập, tuổi tác, giới tính…Nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của từng nhóm
người tiêu dùng giúp cho việc sản xuất và tiêu th ụ sản phẩm dễ dàng h ơn.
c. Yếu tố thị trường
Việc phát triển ngành dệt may cần thiết phải có thị trường cung cấp nguyên liệu, nếu
không sản xuất sẽ phụ thu ộc rất lớn vào ngu ồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong tiêu thụ sản
phẩm, cần chú ý 7 ñến môi trường bởi các nước yêu cầu và kiểm soát nghiêm ngặt khi nhập
khẩu mặt hàng may mặc.
1.2.4.3 Tình hình kinh tế
Tình hình biến ñộng về tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối ñoái sẽ ảnh

hưởng ñến giá cả ñầu vào và ñặc biệt ảnh hưởng ñến việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.
Kinh tế càng phát triển, ñời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú trọng ñến các
sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong ñó có quần áo
1.2.4.4 Nhân tố chính trị và cơ chế chính sách
Tình hình chính trị ổn ñịnh sẽ tạo sự tin tưởng vững chắc cho việc ñầu tư vào ngành,
giúp thu hút ñược nhiều vốn ñầu tư. Các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng và hoàn
thiện hơn, giúp cho các doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt ñộng kinh doanh của mình
2.3 Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa
2.3.1

Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động trao đổi dịch vụ hoặc hàng hóa của một quốc gia
với các nước khác trên thế giới dưới hình thức mua bán qua các quan hệ thị trường với
mục đích khai thác tối đa lợi thế của quốc gia trong việc phân công công việc quốc tế
nhằm đem lại lợi ích cho đất nước.
2.3.2 Hình thức của xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu trực tiếp
Là một hình thức xuất khẩu nông sản, trong đó người mua và người bán có mối
18


quan hệ trực tiếp với nhau (bằng qua thư từ, cách gặp mặt, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận
những yêu cầu về giá cả và các điều kiện khác.
Xuất khẩu qua trung gian
Là một hình thức mua bán nông sản trong phạm vi quốc tế, thực hiện nhờ sự giúp
đỡ của bên trung gian thứ ba. Bên trung gian này sẽ được nhận một khoản tiền từ hoạt
động mua bán trên. Trong các giao dịch quốc tế, bên trung gian phổ biến là môi giới và
đại lý.
Hình thức tái xuất khẩu
Là một hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại những quốc gia khác những nông sản

đã mua mà không qua chế biến tại nước tái xuất. Mục đích của việc thực hiện hoạt động
tái xuất khẩu là mua nông sản ở một quốc gia rồi bán với giá cao hơn ở một quốc gia
khác và thu về một số tiền lớn hơn vốn đã bỏ ra. Hoạt động tái xuất có thể chia làm hai
hình thức: hình thức chuyển khẩu và hình thức tạm nhập - tái xuất.
Buôn bán đối lưu (counter- trade)
Là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt
chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương
xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về
một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương.
Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi
là bên đặt gia công) giao (hoặc bán) nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho một bên khác
(gọi là bên nhận gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại (hoặc bán lại) cho bên đặt
gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy trong gia công quốc tế hoạt động
xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
2.4 Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm xuất khẩu một ngành hàng
2.4.1 Lý thuyết cung xuất khẩu một ngành hàng.

Trong quá trình phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu một ngành hàng, có
19


nhiều góc độ tiếp cận dựa trên các lý thuyết thương mại như Lợi thế tuyệt đối (Adam
Smith), Lợi thế so sánh (David Ricardo) hay lý thuyết các nhân tố (HeckscherOhlin)...Những lý thuyết này đã được áp dụng rộng rãi vào trong thực tế xuất khẩu tại
nhiều quốc gia. Những lý thuyết này có một điểm chung là đều xuất phát từ góc độ của
nước xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều trường hợp những lý thuyết này
chưa thực sự giải thích được hết được những mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia,
nhất là các quốc gia có nhiều sự tương đồng về nguồn lực, kinh tế. Khi đó, trong số các
nhân tố tác động đến xuất khẩu một ngành của một quốc gia, các nhân tố đến từ nước
nhập khẩu lại đóng vai trò quan trọng. Quan điểm này đã được lý thuyết hóa bởi Raul

Rubin Krugman và Obstfed, thể hiện qua giả thiết cầu nhập khẩu một ngành hàng và
cung xuất khẩu một ngành hàng của một quốc gia.
Trong nội dung đề án đang nghiên cứu về xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam.
Do vậy chỉ đề cập đến lý thuyết về cung xuất khẩu của một ngành hàng của một quốc
gia.
Giả định thế giới có hai quốc gia:
Một quốc gia khan hiếm lúa mì (Home) và một quốc gia dư thừa lúa mì (Foreign).
Giả định chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia này là không đáng kể, cả hai quốc gia có
chung loại tiền tệ, giá lúa mì tại mỗi quốc gia do cung và cầu lúa mì của mỗi quốc gia quyết
định. Tại quốc gia dư thừa lúa mì (Foreign), lượng cung trong nước S1 lớn hơn lượng cầu
trong nước S1, giá cân bằng P1, lượng cung dư thừa để xuất khẩu là ES1 = S1-D1. Khi giá
tăng từ P1→ P2, lượng cung trong nước tăng lên từ S1 –S2, cầu trong nước giảm từ D1→
D2, lượng cung dư thừa để xuất khẩu tăng từ ES1→ ES2 = S2 - D2. Do đó, khi giá tăng,
lượng cung trong nước tăng va lượng cầu trong nước giảm, và lượng cung dư thừa để xuất
khẩu tăng. Gọi QSF QSF khối lượng cung ứng trong nước; Q DF QD F khối lượng cầu trong
nước; QxQx là khối lượng xuất khẩu;

F F
d d

: độ co giãn của cầu trong nước theo giá;

F F
s s

: độ

co giãn của cung trong nước theo giá; sx sx : độ co giãn của cung xuất khẩu theo giá.
Độ co giãn của cung xuất khẩu theo giá được tính như sau:


Theo công thức (2), độ co giãn cung xuất khẩu theo giá của quốc gia Foreign cho biết
lượng cung xuất khẩu thay đổi trước thay đổi về giá xuất khẩu.
20


Ngoài yếu tố giá xuất khẩu, Krugman và Obstfed còn cho rằng các yếu tố khác có ảnh
hưởng đến cung xuất khẩu của một quốc gia đó là: giá trong nước, tỷ giá hối đoái, khả năng
sản xuất trong nước, mức vốn đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu, giá lao động trong nước, giá
nguyên vật liệu đầu vào và chính sách thương mại của nước xuất khẩu.
2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến cung xuất khẩu ngành hàng của một quốc

gia
Lý thuyết của Krugman và Obstfed trên được xem là một bước tiến mới trong nghiên
cứu về lý thuyết thương mại quốc tế và được vận dụng vào nhiều nghiên cứu khác nhằm làm
sáng tỏ những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cung xuất khẩu.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu của các tác giả Goldstien và Khan (1978), Peter G Warr và
Frances Wollmer (1996), Karn và Gunawardana (1998), Everen Erdogan Cosar (2002),
Gunawardana và cộng sự (2008), Djoni và cộng sự (2013) đã cho thấy mức thu nhập của
nước nhập khẩu tác động dương lên khối lượng nhập khẩu. Trên thực tế, điều này cũng hoàn
toàn phù hợp theo lý thuyết cung cầu. Khi thu nhập của người dân nhìn chung tăng lên thì
cầu về một ngành hàng cũng tăng lên đối với hàng hóa thông thường. Trong phạm vi một
quốc gia, chỉ số thu nhập bình quân đầu người GDPPC được coi là thước đo phản ánh thu
nhập của người dân trong một quốc gia.
Prasad (2000), M.Faruk Aydin (2004), Usman Haleem và cộng sự (2005), Wong Swee
Kiong và cộng sự (2010), Safdari Mehdi và Motiee Reza (2011), MD. Moniruzzaman (2011)
đã cho thấy GDP của nước nhập khẩu có tác động dương lên cung xuất khẩu.
M.Faruk Aydin (2004), R Rustam (2009), Safdari Mehdi và Motiee Reza (2011) còn
cho rằng tỷ giá hối đoái tác động âm.
Carlos Enrique Cardoso-Vargas (2017) chỉ ra khi khoảng cách giữa các quốc gia càng
lớn thì càng có nhiều trở ngại cho các quốc gia để thực hiện hoạt động giao dịch thương mại.

Ngoài ra, Anna Nesterenko (2003) cũng chỉ ra tác động tiêu cực của thuế quan nhập khẩu lên
hoạt động xuất khẩu của một quốc gia sang các quốc gia khác bởi các nhân tố này sẽ khiến
chi phí kinh doanh tăng lên, cản trở các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường quốc tế.

21


2.5 Đề xuất mô hình
2.5.1 Mô hình trọng lực
Từ những công trình nghiên cứu đã được thực hiện áp dụng trong trường hợp dự báo
tác động của Hiệp định CPTPP lên xuất khẩu dệt may của Việt Nam, mô hình trọng lực
được sử dụng trong đề án.
Trước hết, mô hình trọng lực lần đầu tiên được áp dụng bởi Tinbergen (1962), sau này
được sử dụng rộng rãi với các biến thường được sử dụng trong phân tích bao gồm GNP,
GDP, D, EX….để thể hiện những khía cạnh của nền kinh tế như quy mô của nền kinh tế,
khoảng cách, xuất khẩu…
Ưu điểm của mô hình trọng lực là khả năng tách bạch tác động của một FTA và các
yếu tố khác đến thương mại giữa các nước trong FTA và có khả năng giải thích mang tính
thực tiến cao. Trong trường hợp dự báo tác động của Hiệp định CPTPP lên kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang các nước trong CPTPP, việc làm rõ tác động của các nhân tố trong
mô hình một cách tương đối độc lập được kỳ vọng sẽ có ý nghĩa trong việc đánh giá những
mức độ thuận lợi, rào cản với từng thị trường.
Tuy nhiên, mô hình trọng lực cũng có những hạn chế nhất định, bao gồm (1) Không
tính đến những tác động của tự do hóa thương mại như điều kiện thương mại, tính kinh tế
của quy mô, tác động lan tỏa của công nghệ, chủ yếu đo lường những tác động trong ngắn;
(2) Mô hình trọng lực không đo lường được những tác động phúc lợi xã hội và (3) Mô hình
trọng lực thường không phân tích được những tác động của hàng rào thương mại phi thuế
quan lên thương mại.
2.5.2 Mô hình trọng lực đề án
Dựa trên sự kế thừa và mở rộng phạm vi nghiên cứu cũng như trên mục tiêu nghiên

cứu, đề án đề xuất mô hình dự báo tác động tiềm năng của Hiệp định CPTPP lên xuất khẩu
ngành hàng dệt may của Việt Nam. Mô hình được đề xuất dưới dạng log nhằm giảm bớt
biên bộ biến động, cụ thể như sau:
LnEXPORT = β0 + β1 lnGDPjt + β2 lnGDPPCjt + β3 D01+ β4 TARjt + β5 REERt + eijt
Bảng 2.1: Giải thích biến mô hình trọng lực sử dụng trong đề án
22


(i là Việt Nam, j là 10 nước còn lại trong CPTPP)
Ký hiệu biến
EXPORT
GDPjt
GDPPCjt
D01
TARjt

REERt

Giải thích

Đơn vị

Hướng tác
động kỳ vọng
Biến phụ
thuộc

Nguồn dữ liệu

USD


+

USD

+

km

-

WB
Development
Indicators
WB
Developemt
Indicators
CEPII
database

Kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang
nước j tại thời điểm t
Tổng sản phẩm nội
địa của nước j tại thời
điểm t
Tổng sản phẩm bình
quân đầu người nước
j tại thời điểm t
Khoảng cách địa lý

bằng nước j và Việt
Nam
Mức thuế suất nhập
khẩu áp dụng với sản
phẩm dệt may của
Việt Nam của nước j
tại thời điểm t

USD

%

-

Tỷ giá hối đoái giữa
đồng nội tệ nước j so
với Đô la Mỹ tại thời
điểm t

-

-/ +

23

Trademap

WITS

Cơ sở dữ liệu

Bruegel


CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀ QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI NGÀNH DỆT MAY VỚI CÁC NƯỚC TRONG CPTPP
3.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam
Trong nhiều năm qua, ngành dệt may là một trong những ngành đóng góp chủ lực vào
nền kinh tế của Việt Nam. Sự đóng góp này chủ yếu đến từ hoạt động xuất khẩu thông qua
con đường tiểu ngạch và từ các công ty gia công trong nước.
Trong vòng từ năm 2007-2017, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam
luôn duy trì ở mức 2 con số, đỉnh điểm vào năm 2007-2008, với tốc độ tăng khoảng 34%,
nhưng giá trị kim ngạch lại chưa thực sự đáng kể, chỉ tương đương khoảng 2,5-3 tỷ USD. Kể
từ sau năm 2009 trở đi, khi nền kinh tế thế giới, trong đó có cả Việt Nam bắt đầu có tín hiệu
phục hồi sau suy thoái kinh tế, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may có giảm sút so
với giai đoạn trước nhưng về giá trị kim ngạch lại tăng lên đáng kể và duy trì tăng liên tục
trong những năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2009-2017 có sự dao động theo
chu kỳ, do tác động của lạm phát và sự chững lại của một số thị trường xuất khẩu chính. Tuy
nhiên, nhìn tổng thể, trong giai đoạn 2007-2017, tổng giá trị kim ngạch tăng khoảng 442%
(tương đương với 24 tỷ USD). Trong năm 2018, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 36 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trường trên 16%, cao nhất
trong vòng 7 năm trở lại đây.
Điều này phản ánh sức bật mạnh mẽ của ngành dệt may trong những năm qua, với
một số nguyên nhân như, bao gồm: (1) sự dịch chuyển của khu vực sản xuất cực lớn của thế
giới là Trung Quốc sang các nước mà thuận lợi nhất là Việt Nam do địa lý gần và văn hóa
tương đồng; (2) các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu đầu tư chiều sâu, hiện nay
gần như tất cả các doanh nghiệp lớn và vừa đều có chứng chỉ đánh giá của các hãng như SA,
môi trường, Green label...; (3) chính sách quy định giờ lao động được giảm bớt về mức hợp
lý hơn.


24


Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam (2007-2017)

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Đồng thời, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may chiếm số lượng lớn
trong số tổng các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam. Tính đến năm 2016, số lượng
doanh nghiệp dệt may chiếm khoảng 1,98% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, tương
đương với 8770 doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây
là một con số khiêm tốn và trong số đó cũng ít có những doanh nghiệp có quy mô lớn, vượt
trội so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.
Hình 3.2: Quy mô và tình hình hoạt động các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 2016

Nguồn: Niên giám thống kế 2015, 2016
25


×