Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.43 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

PHẠM THỊ MỸ LINH

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH
LỢI NHUẬN KHI PHÁT HÀNH THÊM CỔ PHIẾU CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

PHẠM THỊ MỸ LINH

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN KHI PHÁT HÀNH
THÊM CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công
ty niêm yết tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực. Luận văn này chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình
thức nào.
Học viên
PHẠM THỊ MỸ LINH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2


3.

Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3

5.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3

6.

Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài....................................................................3

7.

Cấu trúc của luận văn.................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................5
1.1 Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên thế giới........................................... 5
1.1.1 Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu..............................5
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ
phiếu của các công ty niêm yết.......................................................................................7
1.2 Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở Việt Nam............................................ 9
1.2.1 Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu..............................9
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đếnh hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ
phiếu của các công ty niêm yết.....................................................................................12
1.3 Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài.........................13

1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................... 13
1.3.2 Vấn đề nghiên cứu...............................................................................................14

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................ 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................ 16
2.1 Định nghĩa điều chỉnh lợi nhuận................................................................................ 16
2.2 Mục tiêu điều chỉnh lợi nhuận....................................................................................17


2.2.1 Thu hút đầu tư......................................................................................................17
2.2.2 Thù lao của nhà quản lý.......................................................................................18
2.2.3 Ký kết hợp đồng.................................................................................................. 19
2.2.4 Đáp ứng quy định từ nhà nước (Thuế, chứng khoán)..........................................20
2.3 Cách thức thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.....................................................21
2.3.1 Những chính sách kế toán được vận dụng để điều chỉnh lợi nhuận....................21
2.3.2 Một số kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận khác..........................................................24
2.4 Mô hình nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận.......................................................... 25
2.4.1 Nhận diện việc điều chỉnh lợi nhuận qua biến kế toán dồn tích (Accruals)........25
2.4.2 Mô hình Healy (1985)......................................................................................... 26
2.4.3 Mô hình DeAngelo (1986).................................................................................. 27
2.4.4 Mô hình Jones (1991)..........................................................................................28
2.4.5 Mô hình Dechow và cộng sự (1995) - Modified Jones....................................... 29
2.4.6 Mô hình ngành (Industry model) của Dechow and Sloan (1991).......................30
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết khi
phát hành thêm cổ phiếu...................................................................................................30
2.5.1 Tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT.................................................................30
2.5.2 Kiểm toán độc lập................................................................................................32
2.5.3 Quy mô doanh nghiệp..........................................................................................33
2.5.4 Tỷ lệ nợ................................................................................................................34
2.5.5 Tỷ lệ sở hữu công ty được đại diện là các tổ chức.............................................. 36

2.5.6 Tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn không nằm trong ban điều hành của công ty.......37

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................ 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 40
3.1 Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................... 40
3.1.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................................40
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................41
3.2. Mô hình nghiên cứu dự tính và giả thuyết nghiên cứu..............................................42
3.2.1 Mô hình nghiên cứu.............................................................................................42
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................43
3.2.3 Đo lường các biến nghiên cứu.............................................................................53


3.2.4 Thu thập dữ liệu ................................................................................................... 55

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 57
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................58
4.1 Thống kê mô tả ........................................................................................................... 58
4.2 Phân tích tương quan giữa các biến ........................................................................... 60
4.3 Phân tích hồi quy ........................................................................................................ 62
4.3.1 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .................................................... 62
4.3.2 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ...................................................... 64
4.4 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ........................... 69
4.4.1 Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính .................................... 69
4.4.2 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram ..................................................... 70

TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................73
5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 73
5.2 Hàm ý ......................................................................................................................... 74

5.2.1 Đối với nhân tố đòn bẩy tài chính ....................................................................... 74
5.2.2 Đối với nhân tố tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn không thuộc ban điều hành ......... 74
5.2.3 Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp ................................................................ 75
5.2.4 Đối với nhân tố tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập ................................................. 75
5.2.5 Đối với nhân tố kiểm toán độc lập ...................................................................... 76
5.2.6 Đối với nhà đầu tư ............................................................................................... 77
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 79

TỔNG KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

HĐQT

Hội đồng quản trị

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trường chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Cách đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu .................................................. 52
Bảng 3.2: Số lượng các công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu qua các năm từ
2010-2017................................................................................................................. 54
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy ............................................. 56
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến ........................................................... 59
Bảng 4.3: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ................................................... 61
Bảng 4.4: Tổng kết mô hình ..................................................................................... 61
Bảng 4.5: Phân tích ANOVA ................................................................................... 62
Bảng 4.6: Kết quả các trọng số hồi quy ................................................................... 62


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận....................................................................................................................................................... 42
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư................................................ 68
Hình 4.2: Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hoá................................................................. 69


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam phát triển mạnh
mẽ trong những năm gần đây đã thu hút rất nhiều người tham gia vào TTCK. Việc
quyết định danh mục đầu tư của các nhà đầu tư dựa vào nhiều yếu tố, một trong số
đó nhà đầu tư chú trọng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và khả năng phát triển trong tương lai, được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) của doanh nghiệp.
Hiểu được điều đó, trong trường hợp doanh nghiệp muốn phát hành thêm cổ phiếu
để thu hút nguồn vốn đầu tư, nhà quản lý sẽ có khả năng điều chỉnh lợi nhuận tăng
lên làm cho nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp đang hoạt động thực sự hiệu quả và
sẽ có triển vọng phát triển trong tương lai. Chỉ tiêu lợi nhuận được trình bày trên
BCKQHĐKD của doanh nghiệp được lập và trình bày dựa trên chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành. Nhà quản lý sẽ dựa vào tính linh hoạt của chuẩn mực và chế
độ kế toán, để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp theo ý muốn chủ
quan của mình. Từ đó làm cho nhà đầu tư có cái nhìn không chuẩn xác về thực
trạng của doanh nghiệp. Đặc biệt là những thông tin của các công ty niêm yết trên
TTCK, bởi nó liên quan tới quyết định của nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể bị đánh lừa
và phải gánh chịu thiệt hại nặng nề. Và như vậy về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển lành mạnh của TTCK Việt Nam.
Trong hoàn cảnh hiện nay, việc tìm hiểu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các
doanh nghiệp niêm yết và các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ
mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp phát hành
thêm cổ phiếu còn rất mới mẻ nên có rất ít nghiên cứu về chủ đề này. Theo đó, để thực
hiện việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng, thì các doanh nghiệp phải thỏa mãn
các điều kiện theo quy định của pháp luật, theo đó điểm b khoản 1 của điều 12, Luật
chứng khoán 2006, được sửa đổi bổ sung 2010 yêu cầu “Hoạt động kinh doanh của
năm liền trước năm đăng ký chào bán chứng khoán phải có lãi, đồng thời không có lỗ
luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán”. Để đáp ứng được các yêu



2

cầu đó, nhà quản trị doanh nghiệp liệu có thực hiện điều chỉnh lợi nhuận hay không
và những nhân tố nào sẽ tác động đến hành vi đó. Những nghiên cứu trước đây tại
Việt Nam như Trần Mỹ Tú (2014) với bài viết “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán TP HCM”, Nguyễn Thuỳ Uyên (2015) “Các nhân tố quản trị công
ty niêm yết ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp có phát
hành thêm cổ phiếu”, Phạm Thị Bích Vân (2017) “Điều chỉnh lợi nhuận khi phát
hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”, các nghiên cứu
này đề cập đến các nhân tố quản trị doanh nghiệp, đặc điểm doanh nghiệp tác động
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong bối cảnh phát
hành thêm cổ phiếu, vậy còn các nhân tố thuộc về cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp
liệu có tác động hay không? Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
“Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ
phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam” nhằm thực hiện nghiên cứu các
công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, đưa ra kết luận khái
quát, và đề xuất giải pháp hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu.
Xác định mức độ tác động của các nhân tố trên đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong trường hợp phát hành
thêm cổ phiếu.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công


ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu?
Mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu
diễn ra như thế nào?


3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành

vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu.
Phạm vi nghiên cứu: Các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và sàn
UPCOM có phát hành thêm cổ phiếu trong giai đoạn 2010 - 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu tiến hành tổng hợp, phân tích lý thuyết để chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty, đặt giả thuyết nghiên cứu
dựa trên cơ sở lập luận logic các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu dựa trên bộ báo cáo tài chính (BCTC)
đã được kiểm toán (bao gồm bốn báo cáo) niêm yết trên các sàn giao dịch chứng
khoán TP HCM, Thành phố Hà Nội, Upcom.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định sự tương quan
giữa các biến, kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích kết quả hồi
quy dưới sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS.
6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng về việc không chỉ các nhân tố liên quan
đến đặc điểm doanh nghiệp, cấu trúc quản trị ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu tại các công ty niêm yết tại Việt
Nam, mà còn cho chúng ta thấy việc có hay không cấu trúc sở hữu cũng có tác động

đến hành vi này. Từ đó giúp cho các nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp…đưa ra các
quyết định đầu tư chính xác và chấp nhận rủi ro khi số liệu trên BCTC chưa trung
thực. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý Nhà
nước có cái nhìn đúng đắn về thực trạng của các công ty niêm yết, đưa ra các chính
sách nhằm tăng cường chất lượng chỉ tiêu lợi nhuận của công ty niêm yết, đồng thời
bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Ngoài ra, đây cũng là cơ
sở giúp cho kiểm toán viên luôn giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi thực hiện
kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết.


4

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được tổ chức thành 5 chương với nội
dung chính như sau:
Chương 1- tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan, xác định những nội
dung nghiên cứu mà đề tài sẽ kế thừa và phát triển. Từ đó, tìm ra khe hổng nghiên
cứu, xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Chương 2- tổng hợp và phân tích cơ sở lý thuyết về điều chỉnh lợi nhuận, các
nhân tố có thể ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ
phiếu.
Chương 3- thiết kế nghiên cứu, chương này xây dựng các giả thuyết nghiên
cứu và xác định phương pháp nghiên cứu áp dụng để đạt được các mục tiêu nghiên
cứu đã đề ra.
Chương 4- trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu. Kết quả về thực trạng
điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi
phát hành thêm cổ phiếu.
Chương 5- chương này đưa ra kết luận và gợi ý chính sách nhằm bảo vệ các
bên có liên quan (nhà đầu tư, công ty niêm yết, Bộ Tài chính, cơ quan quản lý nhà
nước) thông qua việc nâng cao chất lượng chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC, đồng thời

gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 giới thiệu về tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài,
về hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết. Từ đó đưa ra khe hổng nghiên cứu, cho thấy được
tính mới của bài nghiên cứu.
1.1 Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên thế giới
1.1.1 Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu
Các nghiên cứu trên thế giới trong thời gian vừa qua đã cho thấy lợi nhuận bị
điều chỉnh trước thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ
phiếu, nhằm làm cho nhà đầu tư có cái nhìn tích cực về tình hình tài chính của công
ty, thuyết phục nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào công ty.
Ken M.L. Ching và cộng sự (2002) tiến hành nghiên cứu những công ty phát
hành thêm cổ phiếu từ năm 1993 đến 1998 dựa trên mô hình Modified Jones (1995).
Dữ liệu về giá cổ phiếu và BCTC được lấy từ cơ sở dữ liệu Pacific-Basin Capital
Markets. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bội để xem xét ảnh hưởng của hành
vi điều chỉnh lợi nhuận có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Do đó các công
ty phát hành thêm cổ phiếu có xu hướng dịch chuyển lợi nhuận của các năm sau
sang năm trước năm phát hành và hệ quả là lợi nhuận của các năm sau năm phát
hành giảm đáng kể, và đặc biệt những công ty có quy mô HĐQT (Hội đồng quản
trị) lớn thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng cao.
Theo nghiên cứu của Rangan (1998) với 230 công ty Mỹ phát hành thêm cổ
phiếu trong giai đoạn 1987- 1990. Bằng chứng cho rằng, những công ty này điều
chỉnh tăng lợi nhuận trước năm phát hành nhằm đáp ứng yêu cầu niêm yết của cơ
quan quản lý nhà nước.
Nghiên cứu của Cohen và Zarowin (2010) sử dụng số mẫu 1511 công ty Mỹ

phát hành thêm cổ phiếu thành công trong khoảng thời gian từ 1987 đến 2006. Bài
nghiên cứu đưa ra hai khái niệm điều chỉnh lợi nhuận thông qua biến kế toán dồn
tích và điều chỉnh lợi nhuận thông qua sự can thiệp vào các giao dịch thực. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tồn tại hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý trong


6

trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết, nhưng chưa cho thấy
được nguyên nhân và biện pháp khắc phục nó.
Theo nghiên cứu của Abdullah Iqbal và cộng sự (2012), dữ liệu được lấy từ
286 công ty phát hành thêm cổ phiếu từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 12 năm 1995
của các công ty ngành công nghiệp niêm yết trên TTCK Lon don, Anh và dựa trên
mô hình Modified Jones (1995). Bài nghiên cứu sử dụng hồi quy bội để xem xét
mức độ điều chỉnh lợi nhuận và hiệu quả thị trường trong dài hạn của các công ty
phát hành thêm cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng của hành động
điều chỉnh lợi nhuận trước thời điểm phát hành thêm cổ phiếu, nhưng sau thời điểm
phát hành thì hiệu quả hoạt động và sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm, bằng
chứng cho thấy đó là lợi nhuận giảm sau thời điểm phát hành.
Ở châu Á, Miller (2002) thực hiện nghiên cứu với 249 công ty Hàn Quốc
nghiên cứu 249 công ty Hàn Quốc - đặt ra câu hỏi nghiên cứu rằng, có hay không việc
các công ty phát hành thêm cổ phiếu điều chỉnh lợi nhuận trước năm phát hành.

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan giữa lợi nhuận sau thuế và dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại hành vi điều
chỉnh lợi nhuận tăng ngay lập tức trước và trong thời điểm phát hành, đặc biệt với
những công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém thì mức độ điều chỉnh lợi
nhuận càng lớn.
Nghiên cứu của Daoping (Steven) He và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu của
542 công ty ở Nhật Bản phát hành thêm cổ phiếu trong khoảng thời gian từ năm

1977 đến 1999, sử dụng mô hình Modified Jones (1995) của Dechow và cộng sự
(1995) để tính toán biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được (biến này đại diện
cho sự điều chỉnh lợi nhuận), đồng thời sử dụng mô hình hồi quy bội với biến kiểm
soát là quy mô công ty và biến giả là biến năm phát hành để xem xét mức độ điều
chỉnh lợi nhuận xung quanh thời điểm phát hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn
tại hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận quanh thời điểm phát hành. Tương như vậy ở
Trung Quốc là một trong những thị trường vốn lớn của Châu Á. Aharony và cộng sự
(2007) thu thập 83 công ty Trung Quốc phát hành thêm cổ phiếu trong thời gian


7

từ 1992 đến 1995. Bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận bị điều chỉnh
trong khoảng thời gian trước khi phát hành cổ phiếu.
Tóm lại tất cả các nghiên cứu ở các nước có TTCK phát triển ổn định (Anh,
Mỹ…) đến các nước có TTCK mới phát triển (Hàn Quốc, Trung Quốc…) đều có
bằng chứng cho thấy tồn tại hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty niêm yết
trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành
thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
làm cho số liệu trên BCTC không trung thực, hợp lý làm ảnh hưởng đến quyết định
của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý như là đặc điểm của doanh nghiệp: quy mô công ty,
khả năng sinh lời, tính thanh khoản,…; quản trị công ty: HĐQT, ban kiểm soát, tỷ lệ
sở hữu của cổ đông lớn …
Nghiên cứu của Peasnell, Pope và Young (2004) thực hiện tại Anh từ ngày 30
tháng 6 năm 1993 đến ngày 31 tháng 5 năm 1996 dựa trên mô hình Modified Jones
(1995). Bằng chứng nghiên cứu cho thấy nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh
tăng lợi nhuận để tránh báo cáo lỗ, tránh làm cho nhà đầu tư có cái nhìn không tốt

về tình hình tài chính của công ty, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát hành thêm cổ
phiếu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng thấp khi
mà tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành càng cao.
Theo nghiên cứu của Syed Zulfiqar Ali Shah và cộng sự (2004) sử dụng dữ
liệu của 654 công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu trên TTCK
Karachi, Pakistan trong thời gian từ 2003-2007, sử dụng mô hình Modified Jones
(1995) và phương pháp hồi quy bội với dữ liệu chéo. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ sở hữu công ty được đại diện là các tổ chức có tương quan nghịch với mức độ
điều chỉnh lợi nhuận.
Zongjun Wang và cộng sự (2004) đã thu thập dữ liệu gồm 1.009 công ty
niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu từ 2002 đến 2006 tại Trung Quốc. Kết quả


8

nghiên cứu cho thấy sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc
điều hành và mức độ điều chỉnh lợi nhuận có mối tương quan thuận, bên cạnh đó
nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ nữ trong tổng thành viên HĐQT càng lớn thì mức độ
điều chỉnh lợi nhuận càng thấp.
Lim, Thong và Ding (2008) sử dụng mô hình Modified Jones (1995) để xem
xét nhân tố quy mô và loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì hành vi điều chỉnh lợi
nhuận càng cao.
Nghiên cứu của Guthrie và Sokolowsky (2010) xem xét mối quan hệ giữa tỷ
lệ sở hữu của cổ đông và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý trong trường
hợp doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy có mối
tác động cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu của những cổ đông lớn không nằm trong ban
điều hành của công ty và hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận của nhà quản lý trong
trường hợp phát hành thêm cổ phiếu.

Younes Badavar Nahandi và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu trên 480
công ty niêm yết ở Iran từ năm 2001 đến năm 2008 về ảnh hưởng của đặc điểm
HĐQT đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp có phát hành thêm cổ
phiếu, dựa trên mô hình Modified Jones (1995) và sử dụng phương pháp hồi quy
bội. Biến phụ thuộc của bài nghiên cứu là hành vi điều chỉnh lợi nhuận chịu sự tác
động của các biến độc lập: quy mô HĐQT, số lượng thành viên HĐQT độc lập, một
biến giả về sự kiêm nhiệm giữa chức danh tổng giám đốc điều hành và chủ tịch
HĐQT. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy có mối tương quan thuận giữa hành vi
điều chỉnh lợi nhuận và sự kiêm nhiệm giữa chức danh tổng giám đốc điều hành và
chủ tịch HĐQT, và không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tác động của các
biến độc lập còn lại lên biến phụ thuộc.
Tại TTCK Taiwan, Torng-Her Lee và cộng sự (2012) nghiên cứu sự ảnh
hưởng của từng nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết
có phát hành thêm cổ phiếu. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ Taiwan Economic


9

Journal Database từ năm 1996 đến năm 2006 bao gồm 268 công ty niêm yết thực
hiện phát hành thêm cổ phiếu, sử dụng mô hình Modified Jones (1995) và phân tích
hồi quy bội. Kết quả đem lại công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán
trong nhóm Big Four thì có mức độ điều chỉnh lợi nhuận ít hơn; đòn bẩy tài chính
càng lớn thì mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng nhỏ, ban kiểm soát nội bộ trong công
ty không có ảnh hưởng gì đến mức độ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý trong
trường hợp doanh nghiệp niêm yết có phát hành thêm cổ phiếu.
Từ kết quả của các nghiên cứu trên thế giới, cho ta thấy tồn tại sự tác động
đồng biến, nghịch biến của các nhân tố quản trị, đặc điểm và cấu trúc sở hữu của
công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu đến hành vi điều chỉnh
lợi nhuận của nhà quản trị và mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận là khác nhau.

1.2 Nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở Việt Nam
1.2.1 Điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu
Hiện tại ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của các công ty niêm yết với nhiều mục đích khác nhau: trách nhiệm về nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ pháp lý liên quan, thù lao nhà quản lý, nghĩa vụ về các hợp
đồng vay,…
Nguyễn Công Phương (2007) với bài viết: “Các mô hình nghiên cứu điều
chỉnh lợi nhuận ở các nước phát triển có phù hợp với bối cảnh Việt Nam: Phân tích
lý thuyết” xem xét khái niệm “điều chỉnh lợi nhuận” dưới góc độ điều chỉnh lợi
nhuận mang tính chất cơ hội vì lợi ích của bản thân nhà quản trị và những người
liên quan nhưng vẫn tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Tác giả sử
dụng các mô hình nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận ở các nước phát triển vận dụng
vào bối cảnh của Việt Nam và phân tích dưới góc độ lý thuyết bằng những lập luận
chủ quan chứ chưa có số liệu thực tế để chứng minh.
Tác giả Nguyễn Trí Tri (2013) với bài viết “Những nhân tố ảnh hưởng đến
hành vi chi phối thu nhập trên BCTC” đã hệ thống được một số kết quả nghiên cứu
về nhân tố tác động đến chi phối thu nhập, bao gồm chi phối việc lựa chọn chính


10

sách kế toán và chi phối các hoạt động kinh tế, thông qua đó đưa ra một số kiến
nghị về chính sách nhằm góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu hành vi chi phối thu
nhập tại Việt Nam. Dựa vào việc tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm, bài nghiên
cứu cho thấy hành vi chi phối thu nhập bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lương và
thưởng của nhà quản lý, giá cổ phiếu khi phát hành lần đầu và khi phát hành ở
những lần sau, hợp đồng vay vốn với ngân hàng và các tổ chức tín dụng, chất lượng
của hoạt động kiểm toán BCTC, sự độc lập của HĐQT và uỷ ban kiểm toán, môi
trường pháp lý,…
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân (2012) về đề tài “Nghiên cứu hành vi

điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên TTCK
Việt Nam”, dựa trên mô hình DeAnglo (1986) và Friedlan (1994). Tác giả sử dụng
số liệu BCTC từ năm 2008 đến 2010 của các doanh nghiệp niêm yết năm đầu tiên
trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kết quả cho thấy tồn tại
hành vi điều chỉnh tăng lợi nhuận của nhà quản lý trong năm đầu niêm yết, và hành
vi này có mối quan hệ thuận chiều với điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra bài nghiên cứu còn đưa ra 3 nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận ở các công ty niêm yết gồm năm đầu tiên niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán, ưu đãi thuế, và quy mô doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu trong bài viết viết “Hành vi điều chỉnh lợi nhuận đối
với thông tin lợi nhuận công bố trên BCTC” của tác giả Đường Nguyễn Hưng
(2013) cho chúng ta thấy được có nhiều động cơ dẫn đến hành vi điều chỉnh chỉnh
lợi nhuận như: nhằm huy động được vốn từ thị trường vốn dễ dàng với chi phí vốn
thấp, giảm thu nhập dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tránh vi
phạm các điều khoản trong hợp đồng đi vay, lương (thưởng) của nhà quản trị, đề
bạt, giữ được vị trí của nhà quản lý. Bài viết còn đưa ra phương tiện thực hiện hành
vi điều chỉnh lợi nhuận như lựa chọn chính sách kế toán, ước tính kế toán, quyết
định thực hiện nghiệp vụ kế toán…


11

Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của
các công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu hút nhà
đầu tư cũng đang được rất quan tâm.
Phan Thị Thuỳ Dương (2015) nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận
của các công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu trên sàn giao
dịch chứng khoán TP HCM dựa trên mô hình Modified Jones (1995). Nghiên cứu
sử dụng gồm 24 công ty có phát hành thêm cổ phiếu trong năm 2013. Bằng chứng
nghiên cứu cho thấy hầu hết các công ty niêm yết có hành vi điều chỉnh lợi nhuận

theo hướng tăng lên. Đặc biệt nghiên cứu sử dụng dữ liệu quý cho thấy hành vi điều
chỉnh lợi nhuận chính xác hơn, do quý trước khi phát hành có thể điều chỉnh lợi
nhuận tăng, quý sau điều chỉnh lợi nhuận giảm nhưng xét về dữ liệu lợi nhuận toàn
năm sẽ không thay đổi và sẽ không nhận diện được hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Phương (2017) trong bài viết “Áp
dụng mô hình Modified Jones với dữ liệu chéo: Nghiên cứu hành vi quản trị lợi
nhuận của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu” dựa trên mô hình
Modified Jones với dữ liệu chéo để đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận khi phát
hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phân tích cho thấy cách tiếp cận này là khả thi và chỉ ra 75% công ty trong mẫu
nghiên cứu thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận ở ngay quý trước thời điểm phát
hành thêm cổ phiếu. Kết quả này cung cấp thêm bằng chứng về hành vi cơ hội của
nhà quản lí ở các công ty phát hành thêm cổ phiếu, đồng thời gợi mở áp dụng mô
hình Modified Jones với dữ liệu chéo khi thực hiện các nghiên cứu trong tương lai.
Từ các nghiên cứu trên cho thấy, không chỉ ở nước ngoài mà tại Việt Nam,
với một TTCK còn non trẻ, thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Và do
đó, tồn tại hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản lý doanh nghiệp vì các
mục tiêu khác nhau, và đặc biệt bài nghiên cứu quan tâm đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận của các công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu
hút các nhà đầu tư.


12

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đếnh hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành
thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết
Các nghiên cứu trong nước không chỉ dừng lại ở việc xem xét hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết, mà nhiều tác giả còn đi sâu nghiên cứu về
các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết với
những mục đích khác nhau, đặc biệt trong trường hợp phát hành lần đầu hoặc phát

hành thêm cổ phiếu.
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Mỹ Tú (2014) trong bài viết: “Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trên BCTC tại các công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM” dựa trên mô hình Friedlan
(1994) và phương pháp thống kê mô tả, kiểm định sự tương quan giữa các biến
thông qua phần mềm SPSS, cho thấy có sự tác động cùng chiều của nhân tố tỷ lệ
thành viên HĐQT độc lập và nhân tố đòn bẩy tài chính đối với hành vi điều chỉnh
lợi nhuận, và có mối tương quan nghịch giữa quy mô kiểm toán và hành vi điều
chỉnh lợi nhuận.
Giáp Thị Liên (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành
vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh, và sử dụng mô hình Dechow et al (1995) để đo lường biến
hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy tách biệt vai trò Chủ tịch
Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không
điều hành, tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành, tăng tỷ
lệ sở hữu cổ phiếu của ban giám đốc và dòng tiền từ kết quả hoạt động kinh doanh
lớn giúp làm giảm hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Uyên Phương
(2014) sử dụng dữ liệu của 75 công ty niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ
phiếu trên TTCK Việt Nam dựa trên mô hình Friedlan (1994) để nghiên cứu về hành
vi điều chỉnh lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhà quản lý có hành vi điều
chỉnh tăng lợi nhuận trong năm tài chính liền trước năm phát hành thêm cổ


13

phiếu, bên cạnh đó yếu tố quy mô công ty có ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi
điều chỉnh lợi nhuận.
Phan Nguyễn Thuỳ Uyên (2015) nghiên cứu về các nhân tố quản trị công ty
ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trong trường

hợp có phát hành thêm cổ phiếu, sử dụng mô hình Modified Jones (1995) và phân
tích hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu tìm ra
mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và hành vi điều chỉnh
lợi nhuận, và mối tương quan thuận giữa mức độ sinh lời của doanh nghiệp và hành
vi điều chỉnh lợi nhuận.
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Tuyền (2017) xem xét ảnh hưởng của
cơ cấu sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng mô hình Modified Jones (1995)
để tính toán biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được đại diện cho hành vi điều
chỉnh lợi của nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu của nhà quản
lý, nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài có tác động ngược chiều đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận. Đồng thời quy mô công ty và kiểm toán độc lập cũng có tác động
ngược chiều đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Đòn bẩy tài chính và tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản có tác động tích cực đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận
Nghiên cứu Phạm Thị Bích Vân (2017) với bài viết: “Điều chỉnh lợi nhuận
khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam” dựa
trên mô hình Modified Jones (1995) cho thấy mối tương quan thuận của quy mô
HĐQT và quy mô doanh nghiệp đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, và mối tương
quan nghịch giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thanh khoản của doanh
nghiệp.
1.3 Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế,
kéo theo đó là sự phát triển của TTCK, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Chính vì vậy thông tin tài chính là một yếu tố quan trọng thúc đẩy các


14

nhà đầu tư quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Nhận biết được điều đó,

các nhà quản trị sẽ thực hiện điều chỉnh lợi nhuận theo hướng có lợi cho doanh
nghiệp. Đây chính là động cơ thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm tòi bằng chứng về
hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu và những nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi đó trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Ở Việt Nam đã có những bài nghiên cứu về nhân tố quản trị công ty (Quy
mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT…),
đặc điểm của doanh nghiệp (Quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời,
tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận…) hay nhân tố từ bên ngoài như
kiểm toán độc lập có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty
niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu. Bài nghiên cứu này bổ sung
thêm các nhân tố về cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp (tỷ lệ sở hữu của HĐQT và
ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu công ty được đại diện là các tổ chức, tỷ lệ sở hữu của các
thành viên trong cùng một gia đình, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn…) dựa trên
các bài nghiên cứu nước ngoài, khảo sát thực nghiệm ở Việt Nam, nhằm xem xét
các nhân tố này có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty
niêm yết trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu hay không ?
1.3.2 Vấn đề nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong trường hợp phát
hành thêm cổ phiếu. Xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của các
nhân tố đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Theo đó các bài nghiên cứu trước cho
thấy có sự tác động của nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, cấu trúc quản trị đến hành
vi điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu tại các công ty
niêm yết tại Việt Nam, vậy đối với các nhân tố khác liên quan đến cấu trúc sở hữu
doanh nghiệp có tác động đến hành vi này hay không, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục
xem xét đến sự tác động của các nhân tố đó đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong
trường hợp phát hành thêm cổ phiếu tại các công ty niêm yết tại Việt Nam. Từ đó



15

đưa ra giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của chỉ tiêu lợi nhuận, giúp
nhà đầu tư có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
trường hợp muốn đầu tư.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu trong nước và
nước ngoài có liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu. Các công trình nghiên
cứu nước ngoài được thực hiện ở nhiều quốc gia và các khoảng thời gian khác nhau,
liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố tác động đến hành vi điều
chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Tương tự ở Việt Nam, tác giả cũng tìm ra nhiều các công trình nghiên cứu liên quan
đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, và các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi
nhuận, một số nghiên cứu liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trường
hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Dựa trên tổng
quan các nghiên cứu trong và ngoài nước này, trên cơ sở phân tích lựa chọn, tác giả
tiếp tục kế thừa một vài nhân tố để xem xét mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu
của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Những nhân tố được lựa chọn ở đây là: tỷ lệ
thành viên HĐQT độc lập, kiểm toán bởi công ty kiểm toán Big Four, quy mô
doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu công ty đại diện là các tổ chức, và tỷ
lệ sở hữu của cổ đông lớn không nằm trong ban điều hành của công ty.


16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết về vấn đề điều chỉnh lợi nhuận, hành vi
điều chỉnh lợi nhuận và các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.
Chương này bao gồm các mục chính là định nghĩa và mục tiêu điều chỉnh lợi nhuận,

cơ sở và cách thức thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, và cuối cùng là các nhân
tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Dựa vào nền tảng cơ sở lý thuyết của
chương này, chương 3 đưa ra phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình và giả
thuyết nghiên cứu.
2.1 Định nghĩa điều chỉnh lợi nhuận
Davidson và cộng sự (1987) định nghĩa, điều chỉnh lợi nhuận là quy trình
gồm các bước có cân nhắc kỹ lưỡng trong khuôn khổ của các nguyên tắc kế toán
nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Theo Schipper (1998) cho rằng, điều
chỉnh lợi nhuận là một sự can thiệp có tính toán kỹ lưỡng trong quá trình cung cấp
thông tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân. Tương tự như vậy,
Healy và Wahlen (1999) định nghĩa, hành vi điều chỉnh lợi nhuận là việc nhà quản
lý sử dụng các đánh giá chủ quan của mình thông qua các ước tính kế toán, lựa chọn
phương pháp kế toán hoặc giao dịch nội bộ để tác động đến BCTC, nhằm đánh lừa
các bên liên quan nhất định hoặc làm ảnh hưởng đến các hợp đồng mà có cam kết
dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận kế toán.
Ngược lại với quan điểm trên, Beneish (2001) cho rằng, điều chỉnh lợi nhuận
là sự can thiệp có cân nhắc nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích, trung thực về
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho nhà đầu tư và các bên liên
quan, nhằm giúp họ đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến doanh nghiệp.
Cùng với quan điểm này, Scott (1997) cho rằng sự cho phép linh hoạt trong việc lập
và trình bày BCTC là cần thiết đối với nhà quản trị, vì họ đang nắm giữ vị trí tốt
nhất để lựa chọn phương pháp trong việc lập và trình bày BCTC hướng đến lợi ích
các cổ đông. Hơn nữa điều chỉnh lợi nhuận là một phương tiện mà nhờ nó những
thông tin nội bộ có thể truyền tải đến thị trường, do đó giúp các bên tham gia thị
trường ra quyết định hiệu quả hơn. Jiraporna (2008) cho rằng điều chỉnh lợi nhuận


×