Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đồng euro và ý tưởng về một đồng bản tệ trong buôn bán nội bộ asian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.87 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


Lời Nói Đầu
Thế kỉ XX đang khép lại. Lòch sử tiền tệ thế giới cũng vừa bước sang trang
mới sau hai sự kiện : khủng hỏang tiền tệ châu Á và đồng EURO ra đời ở châu u.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bất cứ một chấn động nào tác động tới một
khu vực trên thế giới cũng đều truyền tới khu vực khác không những theo hiệu ứng
lan tỏa mà còn theo hiệu ứng Domino. Vì vậy, việc đồng EURO- một đồng tiền
được đặt rất nhiều kì vọng, chào đời ở trời Tây hiển nhiên sẽ tác động nhiều mặt
tới bản đồ tiền tệ thế giới, tới các nền kinh tế trong đó có việt Nam. Tìm hiểu một
đồng tiền mới để thấy được những tiềm năng của nó, từ đó có cách ứng xử thích
hợp là nột yêu cầu tất yếu. Đồng EURO ra đời còn cổ vũ cho ý tưởng về một đồng
bản tệ trong buôn bán nội bộ ASEAN, nhất là sau khi các nước ASEAN vừa
nghiêng ngả sau cơn bão tài chính . Với ý tưởng này, các thành viên ASEAN đã và
đang nỗ lực đẩy mạnh hội nhập tài chính khu vực. Việt Nam cũng hòa vào xu
hướng của thế giới với kế họach thiết lập tính chuyển đổi cho VND vào năm 2010.
Việc này này đòi hỏi bước đi thận trọng kó lưỡng kể từ khi lập ra kế hoạch …
Nhận thấy những yêu cầu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đồng EURO và ý
tưởng về một đồng bản tệ trong buôn bán nội bộ ASEAN”.
Đề tài gồm hai phần với nội dung sau :
- Phần một : bao gồm chương I trình bày về lòch sử hình thành và những bước đi
đầu của đồng EURO; chương II về vò trí của đồng EURO trong nền kinh tế thế


giới.
- Phần hai : nghiên cứu ý tưởng về một đồng bản tệ trong buôn bán nội bộ ASEAN
trong đó chương I : Qúa trình hội nhập tài chính trong ASEAN , chương III : những nỗ
lực kế hoạch của Việt nam cùng thực hiện ý tưởng này.
Do hạn chế về mặt thời gian, cũng như khả năng tiếp cận các tài liệu, đề tài khó
lòng tránh khỏi những thiếu sót .Thiết nghó đây mới chỉ là sự bắt đầu cho những
công trình nghiên cứu đầy đủ sau này.

Tp. Hồ Chí Minh tháng 8/ 2000
Sv thực hiện

1


Phần I.
ĐỒNG EURO, QUÁ KHỨ – HIỆN TẠI & TƯƠNG LAI

Chương 1. Lòch sử hình thành đồng EURO
Bức tranh thế giới ngày nay và trong cả những thập niên đầu thế kỉ XXI
khác biệt nhiều so với thời kì đầu của chiến tranh lạnh - sau đại chiến thế giới thứ
II . Quan hệ quốc tế giờ đây không còn là kết quả của sự cạnh tranh quyền lực giữa
các nước. Xu thế toàn cầu hóa được nâng lên trình độ rất cao đi kèm theo sự phân
chia thế giới thành nhiều cực, nhiều vùng cạnh tranh với nhau về các mặt chính trò,
kinh tế, văn hóa, xã hội … Ý thức được điều này, ngay từ những ngày đầu thập niên
50, các nước Tây Âu đã không còn có thể chấp nhận sự lệ thuộc vào một cường
quốc bên kia bờ Đại Tây Dương như Hoa Kì. Hơn bao giờ hết, các quốc gia Tây
Âu nhận thức rõ chỉ có liên kết kinh tế – chính trò – quân sự mới là phương sách để
tồn tại và phát triển khu vực. Từ đó đã hình thành liên minh châu Âu, thò trường
chung châu Âu, đồng tiền chung châu Âu, lực lượng quân sự châu Âu can thiệp
nhanh mà nòng cốt là Đức và Pháp, hướng tới một châu Âu thống nhất và hùng

mạnh.
I/ Quá trình hình thành cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) đến liên minh châu
Âu (EU):
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều người giải thích rằng những thảm họa
đã qua là do khiếm khuyết của hình thức tổ chức dân tộc – quốc gia. Như vậy, để
tránh một cuộc chiến tiếp theo, có thể mở rộng cơ sở lãnh thổ hành chính quốc gia
khá hạn chế tới quy mô Tây Âu hay cả châu Âu. Lúc này cơ cấu tổ chức quốc gia
có thể chuyển thành liên hiệp châu Âu.Ý tưởng này được các chính khách ở nhiều
nước hoan nghênh song người đưa đường chủ yếu và hoạt động tích cực cho một
châu Âu chung là ông Jean Monnet mà người Pháp gọi là “Monsieur Europe “
(Người cha châu Âu)
Jean Monnet cho rằng trong tương lai, để đảm bảo việc vận hành và quản lí
nhà nước quốc gia đồng thời duy trì được các giá trò văn hóa châu Âu, cần phải xây
dựng một cơ cấu tổ chức siêu quốc gia vững chắc. Ông là tác giả của kế hoạch
Robert – Schuman . Bằng việc thực hiện kế hoạch này , ngày 18/4/1951, tại Paris,
Cộng đồng than thép châu Âu (CECA) được thành lập gồm 6 thành viên : PHÁP;
ĐỨC; BỈ; HÀ LAN; LUXEMBOURG và ITALIA. Đã quá thấu hiểu những gì để
lại đối với TâyÂu sau đại chiến thứ II, nhằm xóa bỏ những mầm mống của chiến
tranh, các nhà kinh tế khôn ngoan của Tây Âu đã đi đến quyết đònh thống nhất
những ngành kinh tế chính có thể sản xuất vũ khí. Đây là một kiểu liên kết kinh tế
theo ngành và chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng liên kết kinh tế khu vực.
25/3/1957, hiệp ước Roma được kí kết giữa 6 thành viên của CECA, thành lập cộng
2


đồng kinh tế châu Âu (EEC) và cộng đồng châu Âu về năng lượng nguyên tử. Hiệp
ước này là một trong những hiệp ước thành công nhất của lòch sử nhân loại, đã hình
thành nên một khu vực thò trường tự do : xóa bỏ hàng rào thuế quan, lưu thông tự
do về con người, hàng hóa dòch vụ, đồng vốn, thông tin …ngày nay. 1965
EEC,CEEA và cộng đồng năng lượng châu Âu đã hợp nhất thành cộng đồng chung

châu Âu (EC). Những năm sau đó có thêm ANH, AILEN; ĐAN MẠCH (1973);
HILẠP (1981); TÂY BAN NHA,BỒ ĐÀO NHA (1986) tham dự , nâng tổng số
thành viên của EC lên 12.
7/2/1992, tại Maastricht (Hà Lan) một hiệp ước quan trọng đã được kí kết .
Ngày 1/1/1993, khi hiệp ước Maastricht có hiệu lực, cả cộng đồng chung châu Âu
đã trở thành liên minh châu u (EU). Đây là một bước tiến quan trọng trong quá
trình nhất thể hóa châu Âu, là thành quả của những nỗ lực trong 40 năm để đưa
EEC lên một mức độ liên kết kinh tế cao nhất : liên minh châu Âu (EU). Để mở
rộng phạm vi ảnh hưởng, đã có một cuộc hôn nhân đầy lí thú giữa các quốc gia
Bắc Âu và TâyÂu nhằm hướng tới ngôi nhà chung châu Âu trong tương lai.
1/1/1995, 3 quốc gia o, Phần Lan, Thụy Điển chính thức gia nhập, nâng tổng số
thành viên của EU lên 15.
Với việc thành lập EU, các lợi ích tónh chỉ chiếm từ 1 –2% GDP nhưng
những lợi ích động lại lớn hơn rất nhiều. Một trong những lợi ích lớn nhất là sự ổn
đònh và thống nhất về chính trò, nhất là khi hai “kẻ thù không đội trời chung” trước
đây là Đức và Pháp bây giờ đã chung một mái nhà. Sự gắn bó, liên kết đã chặt chẽ
hơn, mở rộng hơn và tiến lên một mức cao hơn. Mục tiêu liên minh kinh tế và tiền
tệ được đặt ra và bắt đầu thực hiện.

3


PHỤ LỤC I:

Thứ
tự

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nước

Liên hiệp
Anh
Thụy Điển
Hy lạp
Đan Mạch
Ailen
o
Bồ Đào
Nha
Bỉ
Đức
Hà Lan
Italia
Luxembour
g

Pháp
Phần Lan
Tây Ban
Nha
EMU
EU - 15

CHÂN DUNG EU – 15 TỔNG QUAN

Diện tích Dân
(Km2 )
số
(Triệu
người)
244 050
449 965
131 950
43 070
70 280
83 849
92 080
28 870
356 755
33 860
301 225
2 586
549 192
537 000
504 580


58,6
8,9
10,5
5,2
3,6
8,1
9,9
10,2
81,7
15,5
57,7
0,4
58,1
5,1
39,1

Thủ đô

London
Stockhol
m
Aten
Copenhag
ue
Dublin
Vienne
Lisbonne
Bruxelles
Berlin
Amsterda

m
Rome
Luxembo
urg
Paris
Helsinki
Madrid

2 360 277 289,4
3 299 312 327,6

Đơn vò tiền tệ

Bảng Anh
Courone Thụy
Điển
Drachme
Couronne Đan
Mạch
Bảng Ailen
Schilling
Escudo
Franc Bỉ
Deutsche mark
Florin
Lire
Franc
Luxembourg
Franc Pháp
Markka

Peseta


hiệu
quốc
tế

Đã có
2 năm
tuân
thủ
EMS

GBP
SEK
GRD
DKM
IEF
ATS
PTE
BEF
DEM
NLG
ITL
LUF
FRF
FIM
ESP

Không

Không
Không













EURO

( Nguồn : Reuters Internet )
II/ Hợp nhất tiền tệ trong quá trình nhất thể hóa châu Âu
Ngay từ những năm đầu thập niên 60, khi cộng đồng kinh tế châu Âu EEC
mới chập chững những bước đi đầu tiên, ý tưởng về một “khu vực tiền tệ tối ưu”
(ZMO) đã nảy sinh từ bộ óc của kinh tế gia người Canada : Robert A. Mundell,
người đã đọat giải Nobel kinh tế 1999. Trong quá trình tồn tại và phát triển của
mình, liên minh châu Âu cũng đã chú ý việc hợp nhất tiền tệ, tạo ra một liên minh
tiền tệ từ rất sớm.
1.Đồng ECU và những thử nghiệm ban đầu
8/1968, lần đầu tiên một báo cáo về liên minh kinh tế tiền tệ (EMU) được
chính thức đưa ra do nhóm công tác của Werner, thủ tướng Luxembourg lúc đó chủ
4



trì. Để đối phó với tuyên bố phá giá của đồng USD và cũng để chống lại sự phụ
thuộc vào đồng USD, 24/4/1972, con rắn tiền tệ châu Âu được thành lập nhằm giới
hạn sự giao động của các đồng tiền châu Âu dưới mức giao động quốc tế
(+2,25%). Quỹ hợp tác tiền tệ châu Âu FECOM cũng được thành lập vào 4/1973
nhằm tạo nguồn vốn cho việc duy trì sự ổn đònh của những đồng tiền tham gia vào
“con rắn tiền tệ” nhưng cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. “Con rắn tiền
tệ” đã phá sản vào 1978.
Theo quy chế CEE No 907/73 về việc thành lập FECOM, quỹ này sử dụng
đơn vò tiền tệ ghi sổ có giá trò cố đònh bằng 0,888 670 88 gr Au được gọi là ECU
(European Currency Unit ). ECU không phải là một đồng tiền thực thụ mà chỉ là
một đơn vò tiền tệ ghi sổ giống như quyền vay vốn đặc biệt SDR ( Special Drawing
Right ) của IMF. ECU không có nội dung vật chất. Về thực chất, ECU là một “rổ
tiền tệ” bao gồm nhiều đồng tiền của các nước thành viên theo một tỉ lệ được quy
đònh sẵn. Lúc đầu, với 9 thành viên trong EC9, tỉ lệ này được quy đònh theo quy
chế CEE No3180/78 (ngày 18/12/1978) gồm :
0,828
0,0885
1,15
109
0,286
3,66
0,14
0,217
0.0079

DEM
GBP
FRF
ITL

NLG
BEF
LUF
DKK
IEP

(mác Đức)
(bảng Anh)
(phăng Pháp)
(lia Ý)
(florin Hà Lan)
(phăng Bỉ )
(phăng Luxembourg )
(cuaron Đan mạch )
(bảng Ailen )

Đến 9/1984, giá trò của ECU được điều chỉnh lại gồm 10 đồng bản tệ với tỉ lệ :
0,719
DEM
0,0878
GBP
1,31
FRF
140
ITL
0,256
NLG
3,71
BEF
0,14

LUF
0,219
DKK
0,0081
IEP
1,15
GRD (drachme HyLạp)
Đến 6/1989, quy chế CEE No1971/89 (ngày 19/6/1989 ) điều chỉnh lại giá trò ECU
như
sau :
Tỉ lệ
Tỉ trọng(%)
0,6242
DEM
30,10
5


0,08784
1,332
151,8
0,2198
3,301
0,13
0,1976
0,008552
1,44
6,885
1,393


GBP
FRF
ITL
NLG
BEF
LUF
DKK
IEP
GRD
ESP (petesa TBN)
PTE (ecudo BĐN )

13
19
10,15
9,4
7,6
0,3
2,45
1,1
0,8
5,3
0,8

Tháng 10/1990, đồøng ATS (schilling o) gia nhập ECU và tham gia EMS
với biên độ giao động + 2,25%. 5/1991, Thụy Điển tham gia EMS và 6/1991 đến
lượt Phần Lan .
Việc điều chỉnh thành phần cấu tạo của đồng ECU được thực hiện 5 năm
một lần hoặc khi có sự biến động vượt quá 25% của một thành tố nào đó cấu thành
nên ECU. Mặc dù còn nhiều hạn chế và khônglà một đồng tiền thực thụ tồn tại

trong đời sống hàng ngày của người dân EU nhưng đồng ECU đã có những đóng
góp tích cực và thực sự là tiền thân của đồng EURO.
Ngay sau khi “con rắn tiền tệ châu Âu” bò phá sản, 7/7/1978, với hiệp ước
Breme (Đức), hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) được thành lập. Trong suốt quá trình
tồn tại của mình, EMS đã góp phần duy trì sự ổn đònh tỉ giá giữa các đồng ngoại tệ
của các quốc gia trong khu vực, bảo vệ các nhà xuất khẩu .
Sự ra đời của hệ thống tiền tệ châu Âu EMS (1978) và đơn vò tiền tệ châu Âu
ECU(1975) là những bước đi hợp lí trong quá trình hợp nhất tiền tệ châu Âu, hình
thành một đồng tiền chung duy nhất.
2. Việc tạo ra các điều kiện hợp nhất tiền tệ
Ýùđồ cho ra đời và lưu hành một đồng tiền chung cho cả châu Âu đã xuất
hiện ngay từ khi kí kết hiệp ước Roma thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu EEC
(1957). Chủ đề này được lặp lại trong các chương trình nghò sự châu Âu, cụ thể hóa
qua các báo cáo chính thức WERNER (1970), DELORS (1989) và những tham luận
liên miên về một đồng tiền chung (monnaire commune ) hay một đồng tiền chung
duy nhất (monnaire unique).
Anh là nước trước sau vẫn phản đối biện pháp nhất thể hóa và ngay cả đối
với đồng tiền chung cũng vậy. Quan điểm của Anh là xây dựng đồng tiền chung
song song tồn tại với bản tệ của mỗi nước trong liên minh. Phải đợi đến hội nghò
thượng đỉnh Maastricht (Italia) vào 9&10/12/1991 mà nội dung của nó được chính
thức hóa thành hiệp ước Maastricht (kí vào ngày 7/2/1992), một liên minh kinh tế
tiền tệ (EMU), một đồng tiền chung duy nhất châu Âu mới được quy đònh, được cụ
thể hoá. Anh , Đan Mạch và Thụy Điển là ba nước có “quyền ngoại lệ”, không bò
6


ràng buộc bởi hiệp ước Maastricht. Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU) – tiến trình
hoà nhập các chính sách kinh tế và tiền tệ của các nước thành viên EU – là khâu
không thể thiếu được trong quá trình chuẩn bò ra đời đồng tiền chung duy nhất châu
Âu.

EMU gồm 3 giai đoạn :
2.1. Giai đoạn 1 (1/1/1990 – 31/12/1993) : Điều hòa các nền kinh tế khác nhau
Đây là giai đoạn khởi động của liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu EMU. Sự
phối hợp các chính sách kinh tế, tiền tệ giữa các nước thành viên được tăng cường.
Ngân hàng trung ương các nước thành viên đóng vai trò quyết đònh trong việc phối
hợp các chính sách này nhằm ổn đònh giá cả. Sự chuẩn bò cho EMU thực sự bắt đầu
: các vấn đề liên quan đến sự ra đời đồng tiền chung được xây dựng, một chương
trình hành động cụ thể đã được vạch ra cho đến hết giai đoạn(1993). Trong thời
gian này,các chính sách tiền tệ, tài chính được xích lại gần nhau hơn. Ngân hàng
trung ương các nước phải thực hiện lãi suất gần như nhau, lượng tiền tung ra thò
trường tương tự nhau, cùng phải cố gắng giữ mức lạm phát thấp … Các bước cuối
cùng của một thò trường chung thống nhất châu Âu cũng được hoàn thành trong giai
đọan này mà cụ thể là việc tự do chu chuyển hàng hóa, tư bản, con người và dòch
vụ (thưcï tế đến 26/3/1995 hàng rào biên giới giữa 7/15 nước EC bao gồm Đức,
Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha mới được hoàn toàn
bãi bỏ bằng việc kí kết hiệp đònh Schengen ). Sau những quyền tự do khác, việc tự
do hóa di chuyển tư bản đánh dấu một cột mốc quan trọng, là bước đi tất yếu để
tiến tới liên minh kinh tế và tiền tệ trong EU (Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg là
những nước tích cực trong việc tự do luân chuyển tư bản nhất). Kế hoạch tự do di
chuyển tư bản chia làm hai bước. Đầu tiên là việc giải phóng các hoạt động giao
dòch tài chính cần thiết cho thò trường chung vận hành (các loại tín dụng dài hạn có
liên quan đến các giao dòch thương mại, dòch vụ…). Sau đó là giải phóng những
khoản vay tài chính không đi kèm với hoạt động thương mại, giải phóng các giao
dòch trên thò trường tiền tệ, các khoản gửi và các khoản có tại những tài khoản
vãng lai, tiến tới thiết lập một thò trường hối đoái duy nhất cho các giao dòch thông
thường hay giao dòch đầu tư. Kết thúc giai đoạn 1, các bước đệm chuẩn bò cho quá
trình hợp nhất tiền tệ về cơ bản đã hoàn thành tốt đẹp.
2.2. Giai đoạn 2 (1/1/1994 – 31/12/1998) : Bắt đầu quá trình hợp nhất tiền tệ
Có rất nhiều công việc phải làm để thiết lập cơ sở pháp lí, thể chế, kó thuật
và triển khai chiến lược hội tụ các chính sách kinh tế tiền tệ của các ngân hàng

thành viên nhằm chuẩn bò lưu hành đồng tiền chung duy nhất châu Âu. Khởi đầu
của giai đoạn này là việc thành lập viện tiền tệ châu Âu (EMI – European
Monetary Institution) với hai nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy sự phối hợp hoạt động
giữa các ngân hàng trung ương các quốc gia trong khu vực và chuẩn bò cho việc
hình thành hệ thống ngân hàngtrung ương châu Âu và liên minh kinh tế tiền tệ
châu Âu. Hội nghò thượng đỉnh Madrid (Tây Ban Nha) vào 14 & 15/5/1995 đã
quyết đònh đặt tên cho đồng tiền chung duy nhất trong liên minh của mình là
7


EURO.Theo nguồn gốc từ Hy Lạp, đây là cái nôi văn hóa của cả châu Âu; kí hiệu
C với hai vạch ngang, theo các chuyên gia châu Âu, còn thể hiện sự mong muốn
và quyết tâm của châu Âu nhằm duy trì sự ổn đònh, vững chãi của đồng EURO.
12/1996, tại hội nghò thượng đỉnh Dublin, EMI đã hoàn thành dự thảo các yếu tố
nền tảng cho cơ chế tỉ giá mới đồng thời các thiết kế về mệnh giá của đồng EURO
đã được thông qua. Tháng 5/1998, 11 nước thành viên EU được phê chuẩn tham gia
khu vực đồng EURO (Euroland) đợt đầu tiên gồm Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Italia, Luxembourg, Phần Lan Tây Ban Nha. Anh ,Đan Mạch và
Thụy Điển được hưởng “quyền ngoại lệ”, riêng Hy Lạp chưa đủ điều kiện gia nhập
Euroland đợt này. Mới đây,trong hội nghò thượng đỉnh tại Feira diễn ra vào 19 &
20/6/2000, EU đã quyết đònh sẽ kết lạp Hy Lạp vào Euroland từ 1/2001. 6/1998,
ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) được thành lập, cùng với hệ thống ngân hàng
trung ương các quốc gia thành viên hợp thành hệ thống ngân hàng trung ương châu
Âu (ESCB). Tỉ giá hối đoái song phương cố đònh vónh viễn giữa các đồng tiền
thành viên và đồng EURO cũng được ấn đònh. Nhiệm vụ của EMI được chuyển
giao cho ECB.Tháng 5/1998 đi vào lòch sử tiền tệ châu Âu như một cột mốc quan
trọng. Với 3 quyết đònh của mình, điều khẳng đònh EMU và đồng EURO ra đời vào
1/1/1999 là chắc chắn. Việc các quốc gia độc lập, đầy đủ chủ quyền lại từ bỏ
quyền lực tối thượng về tiền tệ của mình đã nói lên tính vó đại của sự kiện.
SƠ ĐỒØTỔ CHỨC CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU

Hệ thống ngân hàng TƯ châu Âu
Ngân hàng TƯ châu Âu
ECB

Ngân hàng quốc gia các nước
EU

Cơ quan quyết đònh của
ECB

Hội đồng ECB
+ Các thành viên thuộc
ban giám đốc ECB
+ Chủ tòch ngân hàng
TƯ các nước thành viên
Euroland.

Ban giám đốc
+ Chủ tòch và phó chủ tòch
+ 4 thành viên

8

Hôi đồng mở rộng
+ Chủ tòch và phó chủ
tòch hội đồng
+ Chủ tòch ngân hàng TƯ
các nước thành viên EU



11 nước được duyệt tham gia Euroland đợt 1 phải thoả mãn các tiêu chuẩn
gia nhập đồng tiền chung, đó là:
• Tỉ lệ lạm phát không được vượt quá 1,5% so với tỉ lệ lạm phát trung bình của
ba nước có tỉ lệ lạm phát thấp nhất.
• Nợ mới tăng hàng năm không được vượt quá 3% GDP
• Tổng số nợ không được vượt quá 2% lãi suất trái phiếu (nhà nước) trung bình
của ba quốc gia có tỉ lệ lạm phát thấp nhất.
• Ngân hàng trung ương quốc gia hoạt động độc lập với chính phủ.
• Có nhiều cố gắng thực hiện việc hoà nhập.
Một cơ chế phạt nếu sau khi gia nhập EMU có xuất hiện vi phạm các tiêu
thức này đã được EU thông qua. Kỉ luật tài chính “thép” sẽ buộc các thành viên
phải duy trì nền tài chính lành mạnh, là cơ sở đảm bảo cho đồng EURO mạnh và
ổn đònh.
2.3. Giai đoạn 3 (kể từ 1/1/1999) : Việc hợp nhất tiền tệ có hiệu lực . Cho tới lúc
này, EURO là đại diện tiền tệ duy nhất cho 11 nước thuộc Euroland. Đồng EURO
chính thức được lưu hành và chòu sự kiểm soát của ECB và ESCB.
• Từ 1/1/1999 – 1/1/2002 là giai đoạn chuyển đổi của đồng EURO. Lúc này, nó
chưa nằm trong túi của người dân liên minh châu Âu mà chỉ tồn tại trong khu
vực lưu thông không sử dụng tiền mặt (thanh toán không sử dụng tiền mặt, thò
trường vốn, thò trường chứng khoán, nợ quốc qia … ) . Đồng tiền các quốc qia
vẫn song song tồn tại trong lưu thông. Đây là khoảng thời gian cần thiết để có
thể in ra 13 tỉ đồng tiền giấy và đúc 70 tỉ đồng tiền xu – một công việc nặng nề
cả về số lượng ( riêng Pháp đã phải đúc 30.000 tấn tiền xu, khối lượng gấp bốn
lần tháp Effell ) lẫn chất lượng (vì yêu cầu an toàn và tiện lợi của một đồng tiền
mới )
• Từ 1/1/2002 – 30/6/2002 : bắt đầu giai đoạn đổi tiền. Đây là thời điểm giao
thời giữa những đồng tiền các quốc gia thành viên và đồng EURO “bằng xương
bằng thòt”

• Từ 1/7/2002 các đồng bản tệ trong khối sẽ chấm dứt thời kì lưu hành vónh viễn,
chỉ duy nhất đồng EURO được lưu hành hợp pháp trong khối EU –11 và được
sử dụng trong giao dòch của các thành viên với nhau và với bên ngoài.
Như vậy, EMU đã và sẽ trải qua những giai đoạn nói trên và liên minh tiền
tệ sẽ được hoàn thành vào 1/7/2002.
3. Ý nghóa việc hợp nhất tiền tệ
Liên minh châu Âu tiến tới giai đoạn liên minh kinh tế tiền tệ thể hiện mức
liên kết cao nhất của một tổ chức đa quốc gia. Một sự ràng buộc về kinh tế có sức
gắn kết rất lớn giữa các thành viên với nhau. EU sẽ không còn lo sợ mất trắng
9


những lợi ích sau hơn nửa thế kỉ liên kết. Lòch sử đã cho thấy một liên bang Xô
Viết sớm tan rã do ở đấy, các thành viên chỉ tác động đến nhau thông qua mối
quan hệ về thể chế, chính trò. Tuy nhiên để hướng đến một châu Âu thống nhất ,
EU cũng cần thêm một người bạn song hành dựa trên khuôn khổ chính trò và một
sự mở rộng liên minh cả trên bình diện chiều rộng và chiều sâu.
Việc hợp nhất tiền tệ, xây dựng một đồng tiền chung duy nhất cho cả một
khối cũng sẽ tạo cho EU một vò thế quốc tế mới để trở thành một đối trọng, một
cực trong xu thế đa cực phát triển của thế giới hiện nay . Với vò thế ấy, EU và cả
châu Âu sẽ vững bước tiến vào thế kỉ mới.
Đúng như lời ông Stuart Eizenstat, thứ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế
Mó đã phát biểu : “EURO ra đời là một phần của tiến trình phát triển EU cả về
chiều rộng và chiều sâu, là sự mở rộng logic của thò trường chung duy nhất, đảm
bảo được vai trò quốc tế của EU trong tương lai”
PHỤ LỤC 2
NHỮNG ĐIỂM MỐC LỊCH SỬ NỔI BẬT TRONG QUÁ TRÌNH
CHUẨN BỊ VÀ LƯU HÀNH ĐỒNG EURO
• 1965 : Thành lập EC trên cơ sở hợp nhất EEC, CECA và cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu u.

• 8/10/1970 : Xuất bản báo cáo đầu tiên về liên minh kinh tế tiền tệ mang tên
WERNER (tên thủ tướng Luxembourg).
• 24/4/1972 : Thành lập con rắn tiền tệ châu u.
• 3/1975 : Sáng lập đơn vò tiền tệ châu u.
• 7/7/1978 : Thành lập hệ thống tiền tệ châu Âu EMS theo hiệp ước Brême (Đức)
• 13/3/1979 : Vận hành EMS với giới hạn giao động tối đa về tỉ giá là 2,25% (trừ
đồng GDB & SPP : 6%)
• 24/6/1988 : Kí văn kiện cho phép tự do hoá luồng vốn trong nội bộ EU từ ngày
1/7/1989.
• 6/1989 : Tại Madrid, hội đồng châu u phê chuẩn báo cáo mang tên Delors.
Đây là tài liệu cơ sở để tiến hành triển khai liên kết kinh tế kinh tế, tiền tệ của
châu u.
• 1/7/1990 : Chính thức khởi động EMU giai đoạn thứ nhất.
• 7/2/1992 : Kí hiệp ước Maastrict : thiết lập EU, xác đònh chính thức những vấn
đề liên quan đến khối đồng tiền chung duy nhất châu u, cơ chế vận hành …
• 11/1/1994 : Viện tiền tệ châu u ra đời (EMI), là tiền thân của ngân hàng trung
ương chânÂu (ECB)
• 14 &15/5/`995 : Hội nghò thượng đỉnh Madrid thông qua lòch trình hành động,
quyết đònh đặt tên đồng tiền chung châu u là EURO .
10


• 21 & 22/6/1996 : Hội nghò thượng đỉnh Florence (Italia) khẳng đònh tầm qua
trọng của việc chấp hành nghiêm túc những tiêu thức hội nhập sau khi lưu hành
đồng EURO.
• 16 & 17/7/1997 : Kí kết hiệp ước Amsterdam, phê chuẩn EMS bis và hiến
chương ổn đònh – tăng trưởng. Thông qua mẫu đồng EURO bằng giấy và kim
loại.
• 11/5/1998 : Nghò viện châu u phê chuẩn danh sách 11 nước EU gia nhập
Euroland đợt đầu.

• 11/5/1998 : Ông Wim Duisenberg – nguyên thống đốc ngân hàng trung ương Hà
Lan giám đốc viện tiền tệ châu u, được bầu làm thống đốc ECB
• 1/1/1999 : EURO chính thức ra đời với đầu đủ tư cách của một đồng tiền thực,
chung và duy nhất cho cả khối EU 11 (Euroland) nhưng mới chỉ trong thanh toán
không tiền mặt.
• 1/2001 : Hy Lạp được gia nhập Euroland (theo tuyên bố tại hội nghò thượng đỉnh
EU họp vào 19 & 20/6/2000 tại Santa Maria da Feira – Bồ Đào Nha).
• 1/1/2002 : Bắt đầu giai đoạn đổi tiền của những đồng bản tệ trong Euroland.
• 1/7/2002 : Chấm dứt giai đoạn đổi tiền, đồng EURO tiền mặt thật sự lưu hành
thay thế cho các đồng tiền riêng biệt của những nước thành viên Euroland trước
đây.
III/ Đồng EURO và những bước đi đầu
1 .Cơ sở ra đời và những lợi ích do đồng EURO mang lại:
1.1. Cơ sở ra đời đồng tiền chung duy nhất châu Âu :
EURO ra đời là kết quả của quá trình thực hiện liên minh kinh tế và tiền tệ
châu Âu (EMU), là bước phát triển mới về chất của tiến trình thống nhất châu Âu.
Khác với đồng USD và đồng JPY là đồng tiền của một quốc gia, EURO là đồng
tiền đa quốc gia đầu tiên do ngân hàng trung ương châu Âu phát hành.
Việc hình thành đồng EURO là sự tiếp nối ý tưởng xây dựng một châu Âu
thống nhất, một đồng tiền chung thống nhất . Vào những năm 20 của thế kỉ thứ
XIX, Napoleon đã có ý đònh xây dựng một đồng tiền chung cho cả châu Âu. Thế
nhưng sau thất bại của Napoléon ở Waterloo, đồng bảng Anh đã dần giữ vò trí này
và có đòa vò ngày càng cao ở châu Âu. Nước Anh khi đó đi đầu trong quá trình công
nghiệp hoá , đồng bảng Anh được lưu hành với chế độ bản vò vàng. Trong thời gian
này, Pháp, Th Só, Italia và Bỉ vẫn duy trì chế độ bản vò lưỡng kim : vàng – bạc
trên cơ sở mối tương quan giữa vàng và bạc là 1 – 15,5 (liên minh tiền tệ lưỡng kim
La Tinh ). Năm1871, tình hình tiền tệ phức tạp của liên đoàn thuế quan Đức chấm
dứt. Với việc thành lập đế chế Đức, cả nước Đức đã chuyển sang chế độ “bản vò
vàng”theo khuôn mẫu đồng GBP, kéo theo các nước trong vùng Scandinavia và
Hà Lan. Sức ép trên vai liên minh tiền tệ lưỡng kim ngày càng gia tăng, nhất là khi

các thành viên của nó vẫn duy trì chế độ bản vò vàng bạc với tỉ lệ 1 – 15,5 trong
khi tỉ lệ này trên thế giới là 1 – 17 và 1 – 18. Bạc bò chảy ra khỏi liên minh nên họ
11


buộc phải chuyển sang chế độ bản vò vàng và chế độ này thống nhất trên toàn châu
u trong những năm 80 của thế kỉ XIX. Nó đã bảo đảm cho sự ổn đònh về tiền tệ,
về tỉ giá hối đoái do lòng tin về khả năng chuyển đổi.
Sau đại chiến thứ nhất, đồng USD với tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh mẽ
dần chiếm lónh vò trí của đồng GBP và thực sự xác đònh xong vò trí độc tôn của
mình sau chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chế độ Bretton Wood suy vong, đồng
USD tách khỏi chế độ kim bản vò . Không còn gắn với vật bảo đảm là vàng nữa,
đồng USD yếu đi trong những năm cuối thập niên 60 ; lạm phát tăng, châu Âu phải
tìm cách thay thế đồng USD. Hàng loạt kế hoạch được vạch ra, đầu tiên là đònh ra
EMS, hiệp ước Maastricht, ECB … nhằm giảm sự gắn kết với một đồng tiền đầy
biến động. Rõ ràng EMU mà cụ thể là đồng EURO ra đời gắn với việc suy yếu của
đồng USD trong những thập niên 60 – 80.
Trước EURO, liên minh châu Âu cũng có một đơn vò tiền tệ được sử dụng
như một nhân tố cơ bản trong hệ thống tiền tệ châu Âu là ECU. Mặc dù không là
một đồng tiền thực thụ nhưng đồng ECU và hệ thống tiền tệ châu Âu EMS đã đặt
nền móng cho một đồng tiền chung duy nhất châu Âu – đồng EURO.
1.2. Các lợi ích do đồng EURO mang lại :
Sau khi đồng EURO ra đời, nó sẽ thúc đẩy hoàn thiện thò trường thống nhất
của liên minh. Với một đồng tiền chung, giá cả hàng hóa dòch vụ ở các nước có xu
hướng ngày càng gần nhau hơn. Không còn cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”
trong việc điều hành các chính sách tài chính – tiền tệ của Ngân hàng trung ương
các nước, bởi giờ đây chính sách này được điều hành bởi ECB và ESCB thống nhất
trên cả Euroland. Thống nhất về tiền tệ sẽ tạo điều kiện để EU phát triển về chất,
hướng tới một châu Âu thống nhất .
Lợi ích mà mọi người có thể thấy rõ nhất là giảm chi phí đổi ngoại tệ giữa

các thành viên với nhau. Giao dòch trong khối chiếm 60% tổng số kim ngạch XNK
của các nước EU. Khoản chi phí giao dòch ngoại tệ và chi phí loại bỏ rủi ro hối đoái
hàng năm tiết kiệm được vào khoảng 0,33% GDP , ước tính khoảng 30 tỉ USD
(European Studies N4.1998). Hiệu quả thương mại và đầu tư sẽ tăng lên, giảm sự
khác biệt giá cả trong khối; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán kinh doanh
của doanh nghiệp, cho sự lựa chọn giá cả tối ưu của người tiêu dùng, tạo sự cạnh
tranh bình đẳng giữa các nền kinh tế trong liên minh.
Với một đồng tiền làm đại diện tiền tệ để khi nhắc đến EU, người ta nghó tới
EURO cũng như người ta vẫn từng nghó về đồng USD khi nhắc tới Mó hay đồng
JPY khi nhắc tới Nhật Bản, EU sẽ trở thành một cực lớn có khả năng lan tỏa tác
động mạnh mẽ tới các quốc gia , các khu vực khác, nhất là trong một thế giới đa
cực như hiện nay (Mó, Nhật, EU, Nga, Trung Quốc…). Ảnh hưởng của EU sẽ rộng
hơn , mạnh hơn và vai trò của các nước EU trên thò trường tài chính – tiền tệ thế
giới sẽ ngày càng được tăng cường.

12


Mỗi thành viên của Euroland phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều kiện
được đặt ra ngay từ lúc mới gia nhập.Kỉ luật tài chính “thép” của Đức, quốc gia có
đồng tiền mạnh nhất trong khối được áp dụng sẽ góp phần thúc đẩy mỗi quốc gia
cải cách thò trường lao động, thò trường sản phẩm … Nhờ vậy, các công nghệ mới sẽ
được áp dụng, kinh tế được cải cách và sức cạnh tranh của mỗi quốc gia thành viên
cũng như cả khối không ngừng tăng lên.
Mặc dù có không ít khó khăn do chủ quyền về tiền tệ của mỗi quốc gia
không còn; chính sách kinh tế “thắt lưng buộc bụng” để kiểm soát lạm phát, giảm
bội chi ngân sách … có nguy cơ dẫn đến những bất ổn về chính trò, xã hội; đồng
tiền chung sẽ bó buộc các quốc gia thành viên làm giảm sự linh hoạt … nhưng
những lợi ích mang lại là rất lớn. Chính sự hi sinh chủ quyền tiền tệ của các thành
viên Euroland cũng đã nói lên diều đó. Và trên tất cả, họ biết hi sinh quyền lợi của

dân tộc mình để hướng về một châu Âu thống nhất về mọi mặt.
2. Đặc điểm của đồng EURO:
Khác với ECU ( European Curency Unit - chỉ là đơn vò tiền tệ ghi sổ), đồng
EURO là một đồng tiền tệ thực thụ với đầy đủ các chức năng cơ bản : phương tiện
trao đổi; đơn vò tính toán; phương tiện cất trữ. Trong tương lai, EURO sẽ là một
đồng tiền mạnh , ổn đònh và là nhân tố làm thay đổi bản đồ kinh tế – tiền tệ – tài
chính quốc tế.
Về mặt hình thái vật chất, đồng EURO tồn tại dưới hai dạng : tiền giấy và
tiền xu theo những đặc điểm, yêu cầu kó thuật và hình thức đã được Hội đồng châu
Âu họp tại Dublin (12/1995) và Amsterdam (6/1997) chính thức phê duyệt. Có 7
loại mệnh giá tiền giấy :
Loại 5 EUR màu ghi
Loại 10 EUR màu đỏ
Loại 20 EUR màu xanh lơ
Loại 50 EUR màu da cam
Loại 100 EUR màu xanh lá cây
Loại 200 EUR màu vàng
Loại 500 EUR màu tím
Các tờ giấy bạc này có một mặt thể hiện các biểu tượng của liên minh như
quốc kì với 12 ngôi sao (quốc kì châu u được phê chuẩn khi EU có 12 thành viên,
hiện EU có 15 thành viên và EMU có 11 thành viên nhưng biểu tượng vẫn là 12
ngôi sao), tên gọi thống nhất là EURO, chữ kí của thống đốc ECB và chữ viết tắt
của ngân hàng trung ương châu Âu bằng năm thứ tiếng là :BCE; ECB; EZB; EKT;
EKP. Mặt còn lại do quốc gia in tiền tự thiết kế. Như vậy là bản sắc, lòng tự hào
dân tộc … của mỗi quốc gia thành viên không hề mất đi mà vẫn được thể hiện trên
đồng tiền chung duy nhất châu Âu lưu hành ở nước mình.
Tiền kim loại đều hình tròn nhưng kích thức, khối lượng khác nhau.
Loại 1; 2; 5 cent màu đồng
(1EURO = 100 cent)
13



Loại 10; 20; 50 cent màu vàng
Loại 1 EURO ở giữa màu trắng do ba lớp kim loại tạo nên (đồng
kền/ kền /đồng kền), vành ngoài màu đồng thau.
Loại 2 EURO ở giữa màu vàng do ba lớp kim loại tạo nên (đồng
thau/kền/đồng thau), vành ngoài màu trắng.
Các tiêu chuẩn kó thuật khắt khe này sẽ giúp cho đồng EURO đáp ứng được
yêu cầu an toàn, tiện lợi trong sử dụng, nhất là chống làm tiền giả – nguy cơ đối
với một đồng tiền mạnh. Pháp là nước đi tiên phong trong việc in đúc tiền, chuẩn bò
cho 1/1/ 2002 đồng EURO thực thụ đi vào lưu thông
Giá trò cuả 1 EUR bằng 1 ECU. Tỉ giá giữa đồng EURO và các ngoại tệ
mạnh khác được ấn đònh theo giá cả thò trường. Với sự ra đời của EURO , tỉ lệ cấu
thành của quyền rút vốn đặc biệt SDR thay đổi như sau :
1 SDR :
39% USD
0,5821 USD
(1/1/1999)
21%DEM
0,1050 GBP
18% JPY
27,2 JPY
11% FRF
0,3519 EUR
11% GBP
3. Đồng EURO năm đầu lưu hành : thực trạng và nguyên nhân
Sau gần nửa thế kỉ chuẩn bò, 31/12/1998, Ngân hàng trung ương châu Âu
chính thức tuyên bố đồng EURO có giá trò pháp lí kể từ 1/1/1999 và công bố tỉ lệ
đổi tiền giữa các đồng tiền của các thành viên Euroland sang đồng EURO như sau:
Tỷ giá chính thức cố đònh vónh viễn giữa đồng EURO

và đồng tiền các quốc gia trong Euroland
Côngbốngày 1/12/1998
Thành viên
EMU
Pháp
Đức
o
Bỉ
Tây Ban Nha
Phần Lan
Ailen
Italia
Luxembourg
Hà Lan
Bồ Đào Nha

Tên đồng tiền

Kí hiệu
FRF
DEM
ATS
BEF
ESP
FIM
IEP
ITL
LUF
NLG
PTE


Franc
Deutschemark
Schilling
Franc Bỉ
Peseta
Markka
Irish Punt
Lire
Franc
Luxembourg
Florin
Escudo

Tỉ giá
6,55957
1,95583
13,7603
40.3399
166,386
5,9573
0,787564
1936,27
40,3399
2,20371
200,482

(Nguồn:Commission Européenne)
14



Cũng vào ngày 31/12/1998, ECB cũng công bố chính thức tỉ giá đồng
EUROso với những đồng tiền mạnh khác dựa trên giá trò thực tế của đồng ECU :
1 EUR = 1,16675 USD
= 132,800 JPI
= 0,705455 GBP
= 1,6080 CHF
Đồng EURO chào đời sớm nhất ở Sydney (Úc) và được đònh giá cao hơn tỉ
giá chính thức của ECB (1 EUR = 1,1747 USD); sau đó đến Tokyo (1 EUR =
1,1811 USD). Tại các thò trường chứng khoán châu Âu vào ngày 4/1/1999 (ngày
làm việc đầu tiên của năm 1999),1 EUR = 1,1880 USD. Không có sự lạc giọng nào
cả. Ngay từ khi mở cửa thò trường, một cuộc trưng cầu ý dân cho đồng EURO đã
diễn ra và đã nhận được sự ủng hộ gần như quá mức.
Như vậy, đồng EURO ra đời trong sự chờ đón của mọi người với những dự
đoán, hi vọng nó sẽ là một đồng tiền mạnh, ổn đònh và nó sẽ là đối thủ của đồng
Dollar Mó, đồng Yên Nhật.
Đồng EURO chào đời trong bối cảnh khá thuận lợi.Khủng hoảng tiền tệ
châu Á gắn với đồng USD khiến các nước vừa ghét vừa sợ đồng USD. Các nước
ASEAN đã bàn đến việc sử dụng các đồng tiền trong khối để thanh toán trong khu
vực, các nước khác thì chọn cho mình phương thức đa dạng hoá ngoại tệ. Tất cả
đều là nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào đồng USD. Thò trường tài chính Mó lại đang
phát triển quá nóng (mà người ta vẫn gọi là phát triển bong bóng) tiềm ẩn những
nguy cơ so với thò trường tài chính châu Âu khá ổn đònh. Bối cảnh này lẽ ra phải
thúc đẩy đồng EURO biến những hi vọng thành sự thật nhưng trên thực tế , đồng
EURO đã liên tục biến động theo hướng giảm giá so với đồng USD. Tại thò trường
New Yook, tỉ giá USD/EUR giảm dần như sau :
- Ngày 1/1/1999
USD/EUR
= 1,16675
- Ngày 26/3/1999

--------= 1,076
- Ngày 14/12/1999
--------= 0,999
- Ngày 20/12/1999
--------= 0,9918
Như vậy , so với lúc mới ra đời, đến cuối năm 1999, đồng EURO đã mất giá
14,99%. Sự sụt giảm này khiến nhiều người lo ngại. Câu hỏi “liệu đồng EURO có
trụ được ?” trở thành nỗi băn khoăn lớn, nhất là khi đồng EURO tiếp tục rớt
giátrong những tháng đầu năm 2000.

15



PHUÏ LUÏC 3


Đồng EURO non trẻ chòu vô vàn những tác động từ chủ quan đến khách
quan, từ kinh tế đến chính trò, từ trong nội bộ đến trên thế giới … Chính vì vậy mà
có rất nhiều lí do biện minh cho sự sụt giảm này.
Trước hết, ngay từ khi ra đời đồng EURO đã được ECB đònh giá quá cao so
với đồng USD. Có thể là chủ quan khi tỉ giá USD/EUR được ấn đònh là 1,166675
trên cơ sở một biên độ là : (+ 15% ) trong lúc EU chỉ chiếm 20% tổng sản lượng thế
giới; phân nửa các trao đổi mậu dòch trên thế giới đều được tính toán trên cơ sở
đồng USD .Ý nghó để EURO trở thành đối trọng của USD, như USD vào đầu thế
kỉ XX đã “soán ngôi” của đồng GPB, mà không tính đến việc trong thời điểm đó
Mó đã trở thành một cường quốc mới trong khi đế quốc Anh đang suy thoái, cũng
không so sánh thực lực kinh tế của EU so với Mó hiện nay đã khiến cho tỉ giá được
ấn đònh xa với thực tế. Như vậy, theo xu thế thò trường, tỉ giá này sẽ dòch chuyển về
gần với thực tế và việc đồng EURO rớt giá vì đã được đònh giá quá cao là một

điều hiển nhiên. Tuy vậy, cũng không loại trừ khả năng EMU vơí tư cách là một
nhà kinh doanh tiền tệ lọc lõi đã “rao bán” đồng EURO với giá cao nhằm tối đa
hoá lợi nhuận cơ hội - khi mà theo dự tính đợt đầu sẽ có khoảng 1000 tỉ USD được
chuyển sang EURO và thúc đẩy xuất khẩu trong khối.
Hiện thời, đồng EURO yếu có lợi hơn cho EMU hơn là một đồng tiền mạnh.
Để tăng trưởng kinh tế, nếu xét từ góc độ ngoại thương thì EU phải duy trì xuất
siêu hàng năm, nhờ vậy mà giải quyết phần nào căn bệnh trầm kha của EU là thất
nghiệp (9,2% lực lượng lao động). Các nhà xuất khẩu Đức đã thu được món lợi quá
hời do tỉ giá của đồng EURO giảm (theo thủ tướng Đức Gerhard Schoroder). Một
đồng EURO không quá mạnh sẽ là phương tiện kiềm chế hữu hiệu việc gia tăng
đột ngột các luồng vốn đổ vào EMU – yếu tố có thể gây nên tình trạng phát triển
quá nóng hay sự đổ vỡ do sự tháo lui ồ ạt các luồng vốn.
Còn có một vấn đề được đặt ra ở đây là liệu có phải châu Âu đã chọn thời
điểm liên kết không thích hợp. Điều này liên quan đến lí thuyết tốt nhất hạng hai
(được phát triển đầy đủ vào năm 1955 bởi Meade và được tổng quát hoá vào năm
1977 bởi Lipsey & Lancaster) mà nội dung của nó có thể được diễn giải như sau : “
Nếu điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận không đạt được mà một sự cố gắng ( thậm
chí là cố gắng quá mức) để tạo ra những điều kiện đó, rất có thể dẫn đến tốt nhất
nhưng chỉ là loại hai mà thôi. Thế nghóa là một khi chưa hội đủ các điều kiện để
liên kết mà vẫn cố liên kết thì rất có thể sẽ không tốt lắm . Nếu liên minh tiền tệ
EMU là cơ sở vững chắc nhất của liên minh kinh tế thì ngay từ đầu liên minh kinh
tế của EU đã không thống nhất. Euroland chỉ gồm 11/15 nước EU. Ngoại trừ Hi
lạp, ba nước còn lại đã được hưởng một ngoại lệ và EU đã tự tách ra làm hai khối :
khối hành động và khối chờ đợi. Phải chăng đây chính là sự rạn nứt đầu tiên ?
Hàng loạt các nhân tố có thể dẫn đến xung đột về kinh tế, chính trò vẫn chưa được
giải quyết ổn thỏa. Đầu năm nay, Áo đã bò EU “tẩy chay” do có sự thay đổi về


chính trò . Những tranh cãi về chính sách thuế mà gần đây nhất là vấn đề đánh
thuế tiền gửi tiết kiệm của những công dân không phải nước mình được đưa ra

trong hội nghò thượng đỉnh EU họp vào ngày 19-20/6/2000 tại Santa Maria da Feira
(Bồ Đào Nha) cuối cùng cũng chỉ đạt được một thỏa hiệp cung cấp thông tin về
người gửi tiền của mỗi nước để ngăn chặn tình trạng trốn thuế … Như vậy là EU
vẫn là một liên minh các nước mà sự thuần nhất chưa đủ để tiến lên giai đoạn liên
kết cao nhất. Vì thế, mặc dù EMU và EURO ra đời theo một lòch trình hợp lí, có
thừa kế nhưng những cố gắng của liên minh tiền tệ chỉ đưa đến “ sự tốt nhất hạng
hai” chứ không phải là tốt nhất. Đây cũng có thể là nguyên nhân sâu xa của việc
đồng EURO đã liên tục rớt giá kể từ khi ra đời.
Một loạt các sự kiện xảy ra ngay trong nội bộ châu Âu trong năm 1999 cũng
đã góp phần làm cho đồng EURO không ổn đònh và mất giá liên tục. Đã xuất hiện
sự không nhất quán ở một mức độ nhất đònh giữa các nhà chính trò mỗi quốc gia với
ECB trong chính sách tiền tệ. Việc cam kết thực hiện chính sách “thắt lưng buộc
bụng” đã không còn được đẩy nhanh và mạnh với tiến độ như trước khi các đảng
Xã hội lên cầm quyền ở một số quốc gia. Người ta cũng nói đến một sự chia rẽ sâu
sắc trong nội bộ khu vực Euroland về cách đối phó với sự xuống dốc của đồng tiền
này khi có tin Pháp đơn phương yêu cầu Nhật Bản can thiệp để làm yếu đồng JPY,
củng cố đồng EUR & USD. Các nguyên tắc và kỉ luật tài chính đã không còn chất
“thép”. Tháng 5/1999, EU đã phải đồng ý để Italia nâng tỉ lệ thâm hụt ngân sách
từ 2% tổng sản lượng nội đòa lên 2,4% do sự kém cỏi của nền kinh tế Ý. Chính xuất
phát điểm chênh lệch giữa các quốc gia trong Euroland đã là một khó khăn nội tại ,
bởi trong một giải thi đấu đồng đội để bảo vệ danh hiệu vô đòch hay vò trí nhì, ba…
của mình, khi một vài thành viên đuối sức thì tấm huy chương vàng, bạc, đồng kia
cũng khó mà bảo vệ được. Cuộc chiến ở Kosovo (Nam Tư) cũng là một lí do khả
dó. Chiến tranh làm hao người tốn của (chỉ đong đầy tiền vào tài khoản của các
công ty sản xuất vũ khí của Mó) , chiến trường lại ở ngay “cửa ngõ” châu Âu khiến
cho kinh tế EU trì trệ. Một loạt các sự kiện khác như sự khủng hoảng trong êkip
lãnh đạo Ủy ban châu Âu, sự thiếu nhất quán trong chính sách thuế … đã làm suy
giảm lòng tin của mọi người vào một đồng tiền đa quốc gia còn quá mới mẻ.
Như vậy, sự mất giá của đồng EURO trong năm 1999 là hoàn toàn phù hợp
với nền tảng kinh tế cơ bản ngắn hạn của EU. Chính vì vậy mà nó không làm các

nhà kinh tế, chính trò và hoạch đònh chính sách lo ngại mà ngược lại họ còn khá lạc
quan. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD dự đoán tốc độ tăng trưởng
của EMU sẽ đạt 2,8% trong năm 2000 – 2001, cao hơn so với mức của năm 1999 là
2,15 trong khi tỉ lệ lạm phát của khu vực EMU vẫn duy trì được dưới mức 2%. Tỉ lệ
thất nghiệp dự kiến cũng sẽ giảm từ 10% năm 1999 xuống còn 9,6% năm 2000 và
9,1% trong năm 2001. Trong tháng 1/2000, tỉ lệ thất nghiệp của khu vực nàylà
9,6% so với 10,4% cùng kì năm trước. Những đánh giá của ECB và viện kinh tế
Đức đều cho thấy kinh tế châu Âu đang phát triển nhanh hơn. GDP của EU - 11
19


năm 2000 dự đoán tăng 3,3 – 3,6% cao hơn dự đoán 3,2% vào cuối tháng 3/2000 và
so với 2,3% năm 1999. Hai nền kinh tế trụ cột trong EMU theo dự đoán năm 2000
GDP cũng tăng lên 2,9% so với 1,5% năm 1999 (Đức) và tỉ lệ này ở Pháp là 3,7%
so với 2,7% năm 1999. Các quan chức trong EU tỏ ra rất lạc quan vào tương lai của
đồng EURO. Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Jean Claude Trichet nói rằng
trong tương lai, đồng EURO sẽ là một đồng tiền mạnh vì được nền kinh tế hùng
mạnh châu Âu hỗ trợ. Chủ tòch Ngân hàng trung ương Đức (Deutsche
Bwundesbank) – ông Ernst Welteke cho biết tỉ giá hối đoái đồng EURO sẽ phục
hồi mặc dù hiện nay đang “đi chệch” khỏi những nguyên tắc kinh tế cơ bản và
chính sách tiền tệ có thể góp phần tạo nên quá trình hồi phục của đồng EURO
thông qua việc duy trì giá cả trong khu vực Euroland ổn đònh và duy trì một tỉ lệ
lạm phát thấp (tính tới tháng 6/2000, đã có lúc đồng EURO giảm trên 20% so với
USD và trên 25% so với JPY). Ngày 28/5/2000, tại hội nghò tiền tệ quốc tế ở Paris,
thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu – ông Wim Duisenberg đã tỏ ý rằng
ECB sẽ sẵn sàng can thiệp khi cần thiết để nâng đỡ đồng tiền của mình. Sau tuyên
bố này, đồng EURO đã tăng giá trở lại. Tại Luân Đôn, tỉ giá từ 0,8960 USD/EUR
(19/5/2000) đã tăng lên 0,9323 USD/EUR (30/5/2000) và lên lại 0,9485 USD/EUR
(7/5/2000), tăng 5,8%. Với tiềm năng kinh tế hùng mạnh của EU, với những nỗ lực
của các nước Euroland và cả sức mạnh nội tại của đồng EURO có được do được

thiết kế theo một lòch trình hợp lí, đồng EURO sẽ tăng giá trở lại và sẽ là một đồng
tiền mạnh có vò thế quốc tế. Sự mất giá của đồng EURO trong thời gian qua chỉ là
tạm thời ,“âu cũng là vạn sự khởi đầu nan.”
PHỤ LỤC 4
Giải Nobel kinh tế 1999:
Robert A.mundell,cha đẻ đồng tiền chung châu Âu
Kinh tế gia người Canada, Robert A.mundell được Ủy ban giải Nobel coi là
cha đẻ của đồng tiền chung châu Âu (EURO) khi quyết đònh trao giải Nobel kinh tế
1999 cho ông. Tuy Mundell khiêm tốn nói ông chỉ là một trong những người cha đỡ
đầu, nhưng ai cũng biết ý tưởng về tiền tệ chung trong nền kinh tế toàn cầu đã nảy
ra trước tiên từ bộ óc ấy. Mundell còn được biết đến như là người dựng khung cho
các lí thuyết kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính quyền Mó thời ông Reagan làm
tổng thống.
Robert A.Mundell lớn lên ở một thò trấn nhỏ tỉnh Ontario và tốt nghiệp khoa kinh
tế trường đại học British Columbia. Tuy dành nhiều thời gian sinh sống và làm việc
ở Mó, nhưng cái gốc Canada có ý nghóa đặc biệt trong sự phát triển những ý tưởng
và lí thuyết học thuật của ông. Hiện nay, ông là giáo sư trường đại học Columbia,
Mỹ, nhưng ông có một phòng thí nghiệm ở Canada, nơi ông tiến hành các thí
nghiệm tập trung vào hai công cụ mà chính quyền dùng để chi phối nền kinh tế đất
nước : chính sách tiền tệ (liên quan đến lãi suất và nguồn cung ứng tiền) và chính
sách tài chánh (tổng ngân sách và những quyết đònh về thuế).
20


Khi đang làm luận án tiến só, Mundell đã quan sát thấy cách mà Canada sử dụng
tiền tệ có khi hiệu quả, có khi không là do chính sách về tỉ giá hội đoái được áp
dụng khi ấy. Ông kết luận : “Dưới một tỉ giá hối đoái thả nổi, chính sách tiền tệ trở
nên mạnh còn chính sách tài chính thì yếu đi; tình hình đảo ngược lại nếu tỉ giá hối
đoái ổn đònh”. Vào đầu thập niên 60, Mundell bắt đầu phát triển một lí thuyết trình
bày cách thức dòng chảy tư bản quốc tế có thể ảnh hưởng đến khả năng điều hành

nền kinh tế của từng quốc gia thông qua tỉ giá hối đoái và chính sách thuế và ngân
sách. Thời ấy, hầu hết các nước, ngoại trừ Canada và Mó, đều vất vả điều chỉnh
nguồn tư bản chảy qua biên giới nước mình và các chính quyền cố gắng chắp vá
nền kinh tế của nước mình mà không quan tâm đúng mức đến những dòng chảy
tiền tệ trên toàn cầu. Công trình của Mundell mang ý nghóa quý báu, vì vào thời
điểm ấy ở các học viện người ta chỉ dạy về những mô hình kinh tế khép kín.
Những khám phá về khoa học kinh tế của Mundell nếu đặt trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu ngày nay thì có vẻ thông thường, nhưng vào thời đó ông đã đi
trước thời đạikhi nhận ra sự biến chuyển tư bản có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt
động kinh tế của một nước. Năm nay 66 tuổi, Mundell để mái tóc bạc dài rất nghệ
só, vì ông còn là một họa só có hơn 400 bức tranh sơn dầu màu sắc phong phú theo
phong cách nghệ thuật trừu tượng táo bạo. Trong căn nhà cổ ông đang sống đầy ắp
các đồ cổ. Niềm say mê mới của ông hiện nay là đứa con trai một tuổi với người vợ
thứ hai. ng có ba người con đã trưởng thành với người vợ trước đã li dò.
( Bài viết của HOA MAI
báo Doanh Nghiệp Thương Mại
số 97 -15/11/1999)

Chương II : Đồng EURO trong nền kinh tế thế giới
I/ Các cực tiền tệ trên thế giới
Đầu thế kỉ XX, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ giữa hai phe : Đức –
o – Hung & Anh - Pháp – Nga. Khoản chi dùng cho quốc phòng và khôi phục
kinh tế sau chiến tranh đã làm giảm dự trữ vàng , đồng thời lượng tiền phát hành
gia tăng ở các nước tham chiến làm xuất hiện sự mất cân đối giữa tiền và vàng.
Sau đại chiến thứ hai, chế độ bản vò vàng sụp đổ. Hệ thống tiền tệ các nước tư bản
lâm vào khủng hoảng và chia thành nhiều chế độ tiền tệ khác nhau. Mó lúc này là
một nước tư bản giàu có, không bò ảnh hưởng của chiến tranh nên vẫn giữ chế độ
bản vò vàng trong khi hàng loạt các nước khác chuyển sang chế độ bản vò vàng
thoi, chế độ bản vò hối đoái vàng hay chế độ tiền giấy bất khả hoán. Những năm
sau đó, tổng khủng hoảng kinh tế xảy ra (1929 – 1933). Một lần nữa hàng loạt các

nước chuyển sang chế độ tiền tệ bất khả hoán, ngoại trừ Mó vẫn tiếp tục chế độ
bản vò vàng. Đây là thời điểm đánh dấu sự thâm nhập của đồng USD vào thò trường
21


quốc tế, mở đầu cho chế độ bản vò đồng Dollar Mó. Sau đại chiến thứ hai, thò phần
đồng Dollar lên đến 90%. Năm 1949, dự trữ vàng của Mó chiếm 70% của thế giới
(22 000 tấn) và được coi là một bảo đảm cho đồng USD. Vì vậy, đồng USD được
sùng bái trên toàn thế giới. Cuộc hôn nhân giữa vàng và USD được kết thúc từ khi
thế giới áp dụng chế độ tỉ giá Bretton Wood nhưng hiện nay, đồng USD vẫn chiếm
50% trong các hoạt động thương mại và 80% trên thò trường hối đoái quốc tế. Vò trí
hàng đầu của đồng USD có được, một phần là do tập quán, thói quen trong thanh
toán quốc tế và một phần là do những yếu tố nội tại đã tạo nên sức mạnh cho nó:
khả năng chuyển đổi nhanh và ổn đònh, hình thức đẹp và khó làm giả … Đồng USD
còn được sự hậu thuẫn của nền kinh tế phát triển của Mó, do sức mạnh quân sự và
do Mó là nước có nhiều cổ phần tại những tổ chức tài chính quốc tế ( IMF; WB;
ADB …)
Bên cạnh đồng USD, cùng với sức mạnh về kinh tế, đồng Yen Nhật cũng
ngày được sử dụng rộng rãi trong các quan hệ thanh toán quốc tế. Trước đây, Nhật
còn từ chối vò trí tiền tệ quốc tế của đồng Yên với lí do một đồng Yên mạnh có hại
cho xuất khẩu và như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nhật. Tuy nhiên,
kể từ khi đồng EURO ra đời, Nhật đã phải bàn đến vấn đề chia sẻ quyền lực tiền tệ
thế giới giữa USD, EUR & JPY.
Là một nhân tố mới xuất hiện, đồng EURO sẽ sớm thúc đẩy sự chấm dứt
của kỉ nguyên chuyên chế của đồng USD được xác lập từ sau đại chiến thứ hai.Từ
nay, với ba thành tố chủ yếu là USD, EUR & JPY, tương quan tiền tệ thế giới sẽ
thay đổi cho phù hợp với một hệ thống tiền tệ đa cực cân bằng và ổn đònh hơn.
Tam giác tiền tệ quốc tế EURO, Dollar Mó và Yên Nhật đã bắt đầu được thiết lập.
SO SÁNH TIỀM LỰC GIỮA BA CỰC KINH TẾ THẾ GIỚI
CHỈ TIÊU SO SÁNH

Dân số (triệu người – 1997)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( % - 1997)
GDP (tỷ ECU – 1997)
Tỉ trọng trong tổng số GDP
Thế giới (% - 1997)
Tỉ trọng kim ngạch thương mại
Quốc tế (% - 1997)
+ xuất khẩu
+ nhập khẩu
Mức tiết kiệm tuyệt đối (tỉ USD – 1996)
Tiết kiệm so với GDP ( % )

EMU
289,4
2,5
5546
19,4


271
3,8
6846
19,6

NHẬT BẢN
125
0,9
37,2
7,7


18,6

16,6

8,2

20
16
600
8,7

16
19
275
3,8

10
7
685
15

( Nguồn : World Economic Outlook, October 1997, IMF )
22


II/ EURO là một trong những đồng tiền quốc tế
Mặc dù trong thời gian ba năm đầu ra đời đồng EURO mới chỉ lưu thông
trong phạm vi không dùng tiền mặt nhưng nó đã hội tụ đầy đủ các chức năng của
một đồng tiền quốc tế.
Chức năng tiền tệ thế giới của đồng EURO thể hiện trong ba vai trò chủ chốt:

1 . Công cụ chuyển đổi
EURO rất có khả năng trở thành một ngoại tệ chủ chốt được sử dụng trong
những quan hệ thương mại trên thế giới. Việc dùng đồng EURO sẽ là hiển nhiên ở
các hoạt động thương mại, giao dòch giữa các nước Euroland với bên ngoài hay
trong nội bộ khối. Ngoài ra, EURO sẽ được sử dụng khá rộng rãi ở khu vực Trung
– Đông Âu, châu Phi và các nước ven Đòa Trung Hải – nơi có quan hệ thương mại
chặt chẽ với EU và đồng tiền thực tế đang gắn với đồng DEM hay FRF.
Khủng hoảng kinh tế châu Á diễn ra cũng đã khiến cho nhiều nước không
còn muốn gắn chặt đồng bản tệ với đồng Dollar nữa. Tất yếu khi đồng EURO ra
đời, nhân tố tích cực này sẽ được sử dụng để hạn chế hiện tượng Dollar hoá nền
kinh tế thế giới.
2. Công cụ dự trữ:
Đồng EURO sẽ thay thế đồng tiền các quốc gia thành viên hiện đang được
sử dụng trong dự trữ tại các Ngân hàng trung ương các quốc gia thành viên. Để
phân tán rủi ro, nhiều quốc gia cũng sẽ chuyển một phần dự trữ của mình sang
đồng EURO. Tuy nhiên, để được sử dụng như một công cụ dự trữ phổ biến, đồng
EURO cần tới sự ổn đònh, tin cậy – điều mà năm đầu ra đời EURO đã không có
được.
3. Công cụ đầu tư
Hiện nay, thò trường trái phiếu tính bằng USD đang đứng đầu thế giới với
tổng dư nợ lên tới 8000 tỉ USD. Thò trường trái phiếu tính bằng JPY có tổng dư nợ
là 4800 tỉ. Khi triển khai liên minh tiền tệ, thò trường trái phiếu châu Âu đã đạt ở
mức cao. Lượng trái phiếu phát hành bằng đồng EURO tăng vọt trên các thò trường
tài chính ở các nước phát triển. Thêm vào đó, khả năng lưu thông và chiều sâu của
thò trường tài chính châu Âu sẽ tạo thuận lợi cho các giao dòch trên thò trường này,
tăng sức hấp dẫn của EURO với tư cách là công cụ đầu tư tài chính quốc tế và
phương tiện dự trữ của các Ngân hàng trung ương.
EURO hội đủ các cơ sở đảm bảo duy trì sự hấp dẫn thế giới sử dụng nó trong
các quan hệ kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện chức năng tiền tệ thế giới của một
đồng tiền.

III/ Các cơ sở để EURO trở thành một ngoại tệ mạnh
Đồng EURO mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vai trò của nó trong
nền kinh tế thế giới. Sau một năm chào đời khá suôn sẻû nhưng lại liên tục rớt giá
23


đã có nhiều ý kiến lo ngại cho đồng EURO. Tuy nhiên, đó chỉ là trước mắt. Trong
tương lai có nhiều cơ sở để khẳng đònh đồng EUR sẽ là đồng tiền mạnh và có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
1. EURO ra đời theo một lòch trình được thiết kế kó lưỡng
Ý đồ cho ra đời một đồng tiền chung đã xuất hiện ngay từ khi cộng đồng
kinh tế châu Âu EEC mới được thành lập. Trải qua nhiều cấp độ liên kết với múc
độ khác nhau, từ Cộng đồng kinh tế châu Âu EEC tới thò trường chung châu Âu EC
và ngày nay là liên minh châu Âu EU, quá trình hình thành đồng tiền chung châu
u cũng liên tục được xúc tiến . Khởi đầu là việc sáng lập đơn vò tiền tệ châu Âu
ECU vào tháng 3/1975. Tiếp theo là việc thành lập và vận hành hệ thống tiền tệ
châu Âu EMS vào năm 1978. Ngày nay liên minh kinh tế và tiền tệ EMU đang
được triển khai và thực hiện là một bước tiến về chất , thể hiện đỉnh điểm của sự
liên kết. Một thò trường rộng lớn của EU cần được tăng cường sức mạnh bằng việc
lưu hành một đồng tiền chung, đồng thời chính sức mạnh của thò trường thống nhất
này lại tạo cơ sở kinh tế cho đồng EURO ra đời. Như vậy lòch trình ra đời đồng
EURO là thận trọng và hợp lí. Về mặt kó thuật, đây là một quá trình chuẩn bò lâu
dài tuần tự từ thấp đến cao. Vì vậy , không có một sự bất cẩn nào ngoài chủ ý có
thể làm ảnh hưởng đến tương lai của đồng EURO mà không được các nhà hoạch
đònh lưu tâm.
2. Các điều kiện gia nhập yêu cầu độ hội tụ cao, có sự đồng nhất giữa các thành
viên.
Khác với Mó là một thực thể thống nhất gồm các bang, tiểu bang. EU lại bao
gồm các quốc gia độc lập với bản sắc văn hoá, truyền thống, sức mạnh kinh tế,
chính trò khác nhau … Khi bước vào giai đoạn liên minh tiền tệ, yêu cầu được đặt ra

là các quốc gia phải đạt được mặt bằng chung (thỏa các tiêu thức hội nhập được đặt
ra về tỉ lệ lạm phát, tổng số nợ, nợ mới tăng hàng năm …). Chính yêu cầu độ hội tụ
cao của các điều kiện gia nhập đã làm các thành viên phấn đấu đạt được mức độ
đồng nhất tương đối. Như vậy, cùng với việc thay thế đồng bản tệ bằng đồng
EURO, quyền độc lập trong việc xây dựng, điều hành chính sách kinh tế ,tài chính,
tiền tệ ở mỗi nước thành viên cũng không còn. Các tiêu thức hội nhập còn được sử
dụng như những điều kiện bắt buộc các nước thành viên sau khi gia nhập Euroland
vẫn phải tiếp tục tôn trọng nhằm đảm bảo một nền tảng vững chắc cho đồng
EURO.
Vào cuối năm 1997, theo số liệu do ủy ban châu Âu công bố, tính chung
toàn châu Âu, lãi suất dài hạn tháng 8/1997 đạt 6,2% thấp hơn yêu cầu (8%), lạm
phát 1,9% (yêu cầu : 2,6%), bội chi Ngân sách nhà nước chỉ ở mức 2,8% GDP (yêu
cầu : 3%), nợ nhà nước 74% GDP (yêu cầu : 60%). Trừ Hi Lạp chưa hội đủ các
điều kiện, số liệu trên cho thấy tình hình nền kinh tế tại các nước EU đã và đang
trên đà được lành mạnh hoá lâu dài. Nếu so với hơn 50 bang của Mó, mức độ đồng
nhất giữa các thành viên EU trên nhiều lónh vực còn vượt xa (chẳng hạn như tốc độ
24


×