MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ
CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm
2020
1.1. Quan điểm phát triển
Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở phát huy
nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh
quốc tế; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa
phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm mền Trung.
Tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng điểm và phát triển
mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại.
Phát triển nhanh các dịch vụ, du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông,
giáo dục, y tế, tài chính – ngân hàng; các ngành công nghiệp có lợi thếtại các khu, khu
nông – lâm - thuỷ sản, thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí…Xây dựng một nền nông –
lâm nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái.
Đảm bảo đạt đồng thời ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng – an ninh, củng cố hệ thống
chính trị và nền hành chính vững mạnh.
Coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực ngoài
vào tỉnh.
1.2. Mục tiêu phát triển
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm
2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm
trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một
trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung
Bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh
và đặm đà bản sắc xứ nghệ; có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
GDP/ người tính theo USD giá hiện hành đạt khoảng 850 – 1000 USD vào năm
2010 và trên 3.100 USD vào năm 2020, bằng 1.1 lần mức bình quân của cả nước
( GDP/ người của cả nước năm 2020 khoảng 2850 USD theo dự báo của viện chiến
lược phát triển - Bộ KH & ĐT).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) đạt bình quân khoảng 12%/ năm trong cả giai
đoạn 2006 – 2020, trong đó khu vực nông – lâm – thuỷ sản tăng bình quân hàng năm
khoảng 5 – 5,5 %; công nghiệp – xây dựng khoảng 15- 15,5 %, dịch vụ khoảng 12- 12,5
% trong cả giai đoạn 2006 – 2020.
Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc
biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh giai đoạn sau năm 2010. Năm 2010, tỷ trọng
công nghiệp – xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông – lâm - thuỷ sản
khoảng 24%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 45 – 45,5 %; 40,5 – 41% và
14 – 14,5 %.
Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 khoảng 350 triệu USD, năm 2020
khoảng 1.900 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng
20 – 21 % trong cả thời kỳ 2006 – 2020. Độ mở của nền kinh tế ( tính theo kim ngạch
XK/GDP ) cải thiện đáng kể, đạt 17 – 18 % năm 2020.
Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng
năm khoảng 24 – 25 % trong cả thời kỳ 2006 – 2020, năm 2010 đạt khoảng 5000 –
5.5000 tỷ đồng, chiếm 11.5 % GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng,
chiếm 18,4 %.
2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai thác và
chế biến đá vôi tắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020
2.1. Quan điểm phát triển
Phát triển công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng nhằm sử dụng một cách có
hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này. Ưu tiên đầu tư chế biến tinh,
chế biến sản phẩm cuối cùng để tăng giá trị của sản phẩm. Đây cũng là nguồn lực phát
triển công nghiệp khai thác và chế biến tỉnh nhà góp phần nâng cao giá trị sản xuất, giải
quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo điều kiện tăng thu
ngân sách. Phấn đấu đưa ngành công nghiệp này lên ngành công nghiệp mũi nhọn của
tỉnh Nghệ An
Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng nhằm tạo ra một ngành
nghề mới của tỉnh Nghệ An, có quy mô lớn, có trang thiết bị công nghệ hiện đại có khả
năng khai thác và chế biến sản phẩm bột đá trắng siêu mịn để xuất khẩu và thay thế
nhập khẩu.
Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng nhưng phải bảo vệ được
môi trường sinh thái, việc khai thác phải theo quy hoạch, kế hoạch phải đầu tư công
nghiệp hiện đại, đồng bộ trên cơ sở đó mới chống ô nhiễm môi trường một cách có hiệu
quả, tổ chức lại các cơ sở chế biến khắc phục tình trạng tổ chức chế biến tùy tiện gây
khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
2.2. Mục tiêu phát triển
2.2.1. Mục tiêu dài hạn
- Đưa ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng thành một ngành công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh Nghệ An
- Đưa giá trị sản xuất công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng chiếm tỷ trọng
lớn trong khai thác, góp phần chuyển dịch cơ cấu của tỉnh nhà.
- Phân vùng khai thác và chế biến đá vôi trắng
- Đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
2.2.2. Mục tiêu ngắn hạn
- Trong những năm tới cần ưu tiên khai thác quy mô lớndành những mỏ lớn cho các
dự án đầu tư hiện đại, chế biến tinh, chế biến đến sản phẩm cuối cùng nhằm tăng giá trị
sản phẩm với giá trị tối đa.
- Lập lại trật tự khai thác chế biến theo quy hoạch và kế hoạch.
Sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn
- Phát triển thêm mặt hàng mới: đá trắng siêu mịn, đá xẻ, đá tạc tượng, đá mỹ nghệ.
- Giải quyết công ăn việc làm , tăng thu nhập cho người lao động.
- Tăng cường phát triển các mặt hàng đa dạng từ đá vôi trắng, kể cả việc xuất khẩu
đá khối bloc, để từng bước xâm nhập vào thị trườn quốc tế.
2.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng
2.3.1. Dự báo nhu cầu thị trường
2.3.1.1. Nhu cầu thị trường nội địa
- Nhu cầu cho ngành giấy:
Theo quy hoạch phát triển ngành Giấy của việt Nam đến năm 2020, dự báo nhu cầu
bột đá vôi trắng cho ngành giấy như sau:
Bảng 10: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành giấy đến năm 2020
Đơn vị: 1000 tấn
Danh mục 2005 2010 2015 2020
1. Tổng nhu cầu giấy 1.230 1.980 3.190 5.100
Giấy viết và in 240 385 620 1.000
Giấy báo 75 120 190 300
Giấy bao bì 700 1.150 1.850 2.980
Giấy khác 215 325 530 820
2. Nhu cầu bột đá vôi trắng 85 138 223 360
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
- Nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành sơn, matít
Bảng 11: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho ngành sơn, matít đến năm 2020
Đơn vị: 1000 tấn
Danh mục 2005 2010 2015 2020
Tổng nhu cầu sơn 97,3 161,3 248,1 350
Nhu cầu bột đá vôi trắng 11,676 19,356 29,772 42
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
- Nhu cầu bột đá vôi trắng trong công nghiệp chất dẻo
Trên cơ sở mức tăng trưởng GDP và mức tiêu thụ trên đầu người của Việt Nam so
với các nước trong khu vực, nhu cầu chất dẻo được dự báo như sau:
Bảng 12: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng cho công nghiệp chất dẻo
đến năm 2020
Đơn vị: 1000 tấn
Danh mục 2005 2010 2015 2020
Tổng nhu cầu chất dẻo 759 1.470 2.560 3.830
Nhu cầu bột đá vôi trắng 45,450 88,2 153,06 229,8
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
Chúng ta có thể tổng hợp nhu cầu bột đá vôi trắng tại thị trường Việt Nam đến năm
2020 qua bảng sau:
Bảng 13: Dự báo nhu cầu bột đá vôi trắng tại thị trường Việt Nam
đến năm 2020
Đơn vị: 1000 tấn
Danh mục 2005 2010 2015 2020
Giấy 85 138 223 360
Sơn 11,767 19,356 29,772 42
Chất dẻo 45,54 88,2 153,06 229,8
Khác 2,784 4,444 9,168 13,2
Dự phòng 50 % 72,5 125 207,5 32,25
Cộng 217,5 375 622,5 967,5
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An
Qua bảng số liệu ta thấy nhu cầu bột đá vôi trắng dành cho các ngành công nghiệp tại
thị trường Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn. Đặc biệt là đối với ngành giấy và
ngành công nghiệp chất dẻo. Chính vì vậy trong tương lai tỉnh Nghệ An cần có định
hướng đúng đắn để thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá
vôi trắng để đáp ứng được nhu cầu cho các ngành công nghiệp đó.
2.3.1.2. Nhu cầu thị trường quốc tế
Dự báo nhu cầu thị trường Hoa Kỳ về các bột đá vôi trắng đến năm 2015 vào khoảng
25 – 27 triệu tấn, đến năm 2020 đạt khoảng 30 – 40 triệu tấn, tăng bình quân 2 – 3
%/năm. Thị trường Canada đến 2015 dự báo có nhu cầu tiêu thụ khoảng 3 triệu tấn/năm
và đến năm 2020 vào khoảng 3,5 – 5 triệu tấn với tốc độ tăng bình quân khoảng 1,5 – 2
%/năm.
Nhu cầu về bột đá vôi trắng của các ngành công nghiệp ở EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc cũng khá lớn và ngày càng tăng lên.
2.3.2. Phân vùng tài nguyên đá vôi trắng
Theo điều tra đánh giá và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, vùng tài
nguyên đá vôi trắng có thể được phân thành 5 vùng chính gồm:
Vùng I: Thuộc xã Châu Hồng và xã Liên Hợp có đá hoa calcít màu trắng của vùng
có tiềm năng lớn và chất lượng tốt, hạ tầng giao thông thuận lợi.
Vùng II: Thuộc xã Châu Lộc và xã Đồng Hợp.
Vùng III: Thuộc xã Châu Cường và Châu Quang. Đây là vùng có diện tích phân bố
đá trắng lớn và chất lượng tốt.
Vùng IV: Thuộc một phần xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình. Đặc điểm vùng
này có diện tích phân bố đá hoa rộng. Tại đây có hai loại đá hoa: đá hoa calcít và đá
hoa dolomít.
Vùng V: Thuộc khu vực huyện Tân Kỳ. Đặc điểm khu vực này có diện tích phân
bố rộng, kết cấu đá có độ rỗng lớn, phù hợp cho các loại sản phẩm bột nghiền.
Vùng I và vùng III có chất lượng tài nguyên đá vôi trắng tốt với trữ lượng lớn và
phân bố tập trung, có thể quy hoạch khai thác để phục vụ sản xuất đá vôi trắng siêu
mịn, đá ốp lát, tạc tượng chất lượng cao với quy mô công nghiệp.
Vùng V có trữ lượng lớn nhưng phân bố không tập trung, nhiều điểm đá hoa đá
trắng, trắng xám trữ lượng nhỏ, có thể tổ chức khai thác chọn lọc quy mô nhỏ, có kết
hợp làm đá xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng với việc sản xuất đá trắng siêu mịn,
các loại sản phẩm đá ốp lát, đá tạc tượng.
2.3.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng
Trên cơ sở tiềm năng đá vôi trắng và dự báo nhu cầu thị trường chúng ta có thể
định hướng khai thác và chế biến đá vôi trắng như sau:
2.3.3.1. Định hướng khai thác đá vôi trắng
Vùng I: Gồm các xã Châu Hồng, Châu Tiến và Liên Hợp. Đây là vùng đá trắng
phân bố tập trung, chất lượng đá tốt có khả năng sản xuất đá trắng siêu mịn. Vùng này
đã cấp 13 mỏ với diện tích 102 ha. Vùng này chỉ có Công ty Khoáng sản Nghệ An liên
doanh với DMC được Bộ Công Nghiệp cấp 49 ha. Số còn lại được tỉnh Nghệ An cấp
phép tận thu.
Định hướng phát triển như sau: Đây là vùng tập trung, tài nguyên chất lượng tốt
cần ưu tiên cho các dự án khai thác quy mô công nghiệp có trang thiết bị hiện đại để
chế biến đá trăng siêu mịn và các sản phẩm đá trắng cao cấp khác. Các mỏ đã được cấp
phép tận thu khi hết thời hạn, chỉ cấp lại giấy phép hoặc gia hạn thêm những trường
hợp thực sự đầu tư vào thăm dò dài bản, báo cáo trữ lượng được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức khai thác gắn với chế biến. Các điểm mỏ đã cấp phép mà không tiến
hành tổ chức khai thác, sử dụng thì thu hồi lại giấy phép.
Vùng II: Gồm xã Châu Quang, Châu Lộc, Châu Đình, Thọ Hợp, Thị Trấn. Vùng
này có nhiều tài nguyên, nhưng phân bố không tập trung trên một diện tích hơn 1200
ha. Hiện đã cấp phép khoảng 26 ha. Tài nguyên ở đây ngoài đá vôi trắng kết tinh thô,
còn có đá vôi trắng kết tinh mịn và hạt trung có thể vừa sản xuất đá trắng siêu mịn vừa
sản xuất đá ốp lát, đá tạc tượng, đá xay granito...
Định hướng phát triển là ưu tiên các khu vực tài nguyên quy mô lớn, tập trung, chất
lượng tốt để khai thác quy mô công nghiệp, ghắn với chế biến nghiền mịn và siêu mịn
đá vôi trắng. Số mỏ còn lại khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác chế
biến bột đá thấp cấp tiêu dùng nội địa, đá hạt granitô, sản xuất đá ốp lát, tạc tượng, đá
xây dựng...Các khu vực chế biến cần được tổ chức tập trung nhằm tránh ô nhiễm môi
trường và đảm an toàn lao động.