Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Thực trạng về chất lượng dịch vụ TMĐT của công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.42 KB, 41 trang )

Thực trạng về chất lượng dịch vụ TMĐT của công ty
1. Giới thiệu về dịch vụ TMĐT của công ty
1.1 Dịch vụ TMĐT của công ty
Siêu thị điện tử Vnet e-market là sàn giao dịch thương mai điện tử do
công ty thiết kế , xây dựng , điều hành và quản lý với mục đích phục vụ giao
thương hàng hóa cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hình thức hoạt động
của sàn giao dịch TMĐT VNet E-Market của công ty vừa là chợ điện tử B2C
vừa là sàn giao dịch B2B.
VNet E-Market là giải pháp tổng thể tích hợp các hạ tầng cần thiết cho
một sàn giao dịch TMĐT, trong đó phục vụ cho hoạt động B2C là hoạt động
cung cấp dịch vụ chính của công ty.
- Khách hàng đến với sàn giao dịch có thể dễ dàng tìm được những thông
tin chi tiết, cụ thể, cũng như Catalogue các sản phẩm quan tâm, trên 40 phân
nhóm mặt hàng hiện nay và các dòng sản phẩm khác. Khách hàng có thể lựa
chọn cho mình nhà cung cấp sản phẩm với cơ chế giá cả, dịch vụ hậu mãi hợp
lý nhất Trong trường hợp khách hàng trên VNet E-Market cũng không khác
thực tế nhưng được chia làm 2 dạng: khách hàng thông thường và khách hàng
thành viên. Nếu là khách hàng thành viên thì đơn hàng buộc phải thực hiện.
Đối với khách hàng thông thường thì nếu họ chuyển được tiền theo các hình
thức thì đơn đặt hàng cũng sẽ buộc phải thực hiện. Các đơn hàng không thuộc
dạng trên thì chúng ta hãy kiểm tra xem số điện thoại và địa chỉ có trùng với
nhau không và cảm nhận số lượng đặt hàng của họ cùng các thông tin khác
trước khi giao dịch với họ bằng điện thoại hay email. Thường thì các đơn đặt
hàng trên mạng dạng thông thường thể hiện sự quan tâm của họ với sản phẩm
và dịch vụ sẽ có khoảng 30% là nhu cầu thật Nếu đã là thành viên của VNet E-
Market, khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ B2B và B2G có sự đảm bảo của
VNet. Trong tương lai, VNet sẽ có thêm hình thức C2C khi số lượng sử dụng
dịch vụ thanh toán trực tuyến tăng.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tham gia vào sàn giao dịch của công
ty
Mỗi doanh nghiệp tham gia trên VNet E-Market sẽ được cung cấp và toàn


quyền quản trị 1 gian hàng ảo của mình. Tại gian hàng ảo, DN sẽ có thể tự giải
quyết và điều hành mọi giao dịch của Doanh nghiệp với khách hàng (B2C)
hoặc giao dịch của DN với DN khác (B2B) trên cùng hệ thống. Ngoài ra, khách
hàng còn có thể cập nhật thông tin hàng hoá và giá cả vào bất cứ thời điểm
nào.
Các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống VNet E-Market không phải
chuẩn bị phần cứng, hạ tầng Internet, phần mềm và nhân lực CNTT và luôn
được hưởng sự ổn định cũng như nâng cấp hiện đại nhất… Được cung cấp
một giải pháp tổng thể bao gồm: E-mail, Siêu thị điện tử có khả năng thanh
toán trực tuyến, có thể tổ chức bán buôn, bán lẻ, quản lý các Chi nhánh và
toàn quyền điều hành, nhập thông tin hàng hoá, giá cả khuyến mại, quản lý các
đơn đặt hàng, khách hàng…
Công ty sẽ thiết lập một văn phòng giao dịch trực tiếp giới thiệu thông tin
của doanh nghiệp và tiếp nhận các thông tin từ khách hàng. VNet là bên đứng
giữa thực hiện Quy chế chung nhằm đảm bảo thực hiện các giao dịch thành
công.
Các doanh nghiệp được quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu, đẩy
mạnh sự phát triển, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí, đồng thời còn là một
động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Việt nam và rút ngắn khoảng cách
giữa các nước trong khu vực.
Hiện nay, có hai hình thức giao dịch trên VNet E-Market. Đó là Thành viên
Thường và Thành viên Sao Vàng. Sau thực hiện các bước đăng ký như hướng
dẫn, các doanh nghiệp sẽ nhận được tài khoản chi tiết để quản trị gian hàng.
Công ty sẽ liên lạc với các doanh nghiệp qua điện thoại trong vòng 24h để xác
thực tư cách thành viên. Mục đích của việc xác thực là tránh tình trạng giả maọ
doanh nghiệp khác, hoặc đưa thông tin không đúng sự thật. Sau khi xác thực
tư cách thành viên, tài khoản của doanh nghiệp đó sẽ được kích hoạt và doanh
nghiệp có thể bắt đầu vào gian hàng của mình để cập nhật hàng hoá.
+ Đối với thành viên thường : đây là loại hình thành viên không mất phí
của VNet. Tuy nhiên, loại hình thành viên thường này có một số nhược điểm

như:
. Hạn chế số lượng hàng hoá đăng lên gian hàng: 10 mặt hàng
. Hàng hoá luôn xuất hiện sau những hàng hoá của các thành viên Sao
Vàng
. Không được ưu tiên giới thiệu mua hàng khi có khách liên hệ trực tiếp
với VNet
+ Đối với thành viên sao vàng: đây là loại hình thành viên nộp phí của
VNet. Loại hình thành viên này không có bất cứ nhược điểm nào khi tham gia
hoạt động giao dịch trên VNet. Mức phí dành cho loại hình này là 990.000/năm,
một mức phí không phải là cao để giới thiệu sản phẩm trong suốt một năm. Với
số lượng hàng hoá cập nhật không hạn chế, Thành viên Sao vàng hoàn toàn
chủ động quản lý gian hàng của mình sao cho hiệu quả nhất.
1.2 Dịch vụ hỗ trợ TMĐT
Một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của ứng dụng thương
mại điện tử trên quy mô rộng là các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, vận tải giao
nhận, v.v... Việc chuyên môn hóa từng khâu của quy trình giao dịch sẽ giúp tiết
kiệm nguồn lực cho các bên tham gia, đồng thời nâng cao hiệu quả của toàn
bộ quy trình. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, thương mại điện tử chỉ có thể
phát triển nhanh và mạnh trên nền tảng các dịch vụ hỗ trợ được tổ chức tốt, có
tính chuyên nghiệp hóa cao.
- Đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa:
Công ty đứng ra lập kho hàng ở các tỉnh như một bộ phận phân phối của
doanh nghiệp, thực hiện nhu cầu bán buôn cho toàn bộ những doanh nghiệp
cùng ngành hàng tại từng địa phương với sự trợ giúp của hệ thống quản trị
online. Công ty lập kho hàng với mô hình giống hệ thống Metro nhưng khác là
giá bán do chính doanh nghiệp cập nhật và quản lý online, giúp các doanh
nghiệp mở rộng thị trường và khách hàng nhận hàng nhanh chóng
Tham gia vào kho hàng của công ty doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị
trường tại các tỉnh với mô hình mới:
+ Công ty sẽ trở thành nhân viên phân phối thực hiện mệnh lệnh tuyệt đối

của doanh nghiệp tại các địa phương được triển khai.
+ Phát hành bảng báo giá hàng ngày cho tất cả các doanh nghiệp cùng
ngành.
+ Thực hiện Giao nhận và bảo quản hàng hóa.
+ Chịu trách nhiệm cao về tài chính, thanh toán tiền hàng trong 24 h.
+ Hỗ trợ chiến lược nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp tại các địa
phương.
+ Quản lý tồn kho và cập nhật giá bán từng địa phương trên hệ thống
online.
Bên cạnh đó công ty luôn hỗ trợ hết khả năng và tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có thể tham gia vào Kho hàng, như :
+ Không mất chi phí lưu kho
+ Không phải mất chi phí phải trả cho hạ tầng cơ sở
+ Thông tin chi tiết những doanh nghiệp đã mua bao nhiêu hàng của
mình.
+ Luôn có thể theo dõi lượng hàng tồn kho qua hệ thống online cũng như
tạo điều kiện để doanh nghiệp kiểm tra kho hàng bất cứ lúc nào.
+ Được đảm bảo thu được tiền hàng: VNet sẽ chuyển tiền hàng bán được
trong vòng 24h cho doanh nghiệp
+ Hỗ trợ giao nhận bảo hành.
Tuỳ từng mặt hàng và với từng doanh nghiệp, công ty sẽ cùng bàn bạc để
thoả thuận một mức phí hợp lý nhất trên cơ sở % trên doanh số.
- Đối với dịch vụ thanh toán:
Hình thức thanh toán: hiện tại có hai hình thức thanh toán song song trên
hệ thống của VNet: Thanh toán truyền thống và thanh toán trực tuyến. Đối với
Thanh toán truyền thống: khách hàng sẽ thanh toán tiền hàng cho đại diện của
VNet trước hoặc ngay khi nhận hàng. Đối với hình thức Thanh toán trực tuyến:
khách hàng sẽ phải tuân theo một số quy định của Hệ thống Thanh toán như
phải đăng ký là thành viên của VASC Payment, đã có tài khoản dư tại VCB
hoặc ACB… Khách hàng có thể xem thông tin chi tiết và lựa chọn hình thức

thanh toán phù hợp ngay trong quy trình đặt hàng tại VNet E-Market.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ TMĐT của công ty
2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
2.1.1 Trình độ công nghệ thông tin và hạ tầng kĩ thuật
- Ứng dụng CNTT và kết nối internet
Trong khi thị trường CNTT thế giới vẫn đang trong tình trạng phát triển
chậm với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 2,5%/ năm và tối đa chỉ với 6%, thì thị
trường CNTT Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 20-25%. So với
các lĩnh vực khác liên quan đến phát triển CNTT thì internet và viễn thông là
những lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất. Việt nam được đánh giá là nước có tốc
độ phát triển viễn thông nhanh thứ hai thế giới ( chỉ sau Trung Quốc ), cho dù
chưa đạt mức trung bình của khu vực. Theo trung tâm quản lý internet của Việt
Nam, hiện nay tổng số thuê bao internet đạt khoảng 3,9 triệu và mật độ người
sử dụng internet 10.36% , và số lượng này tăng qua các năm.
Tuy nhiên, nếu so với tình hình sử dụng internet trong khu vực và trên thê
giới thì Việt Nam còn đứng trong tốp dưới. Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp
hạng về ứng dụng TMĐT vẫn đang còn ở mức thấp.
- Phương thức thanh toán
Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong các giao dịch
hàng ngày của người dân. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ
trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. Theo khảo
sát của Ngân hàng Nhà nước về thực trạng thanh toán năm 2007 tại 750
doanh nghiệp trên cả nước (trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 80%),
đối với những doanh nghiệp lớn có trên 500 công nhân, khoảng 63% số giao
dịch của doanh nghiệp được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; doanh nghiệp
có ít hơn 25 công nhân thì tỷ lệ này chỉ còn 47%. Đối với hộ kinh doanh, 86,2%
hộ chi trả hàng hoá bằng tiền mặt. Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng tiền
mặt trong giao dịch của doanh nghiệp, đặc biệt là giao dịch với người tiêu dùng
còn ở mức rất cao.
Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây, hoạt động thanh toán trong ngân

hàng đã có những dấu hiệu khả quan với sự ra đời của nhiều phương thức
thanh toán mới. Những dịch vụ này đã phần nào giảm thiểu việc sử dụng tiền
mặt trong thanh toán của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tỷ trọng tiền mặt
so với tổng phương tiện thanh toán trong các năm vừa qua có giảm nhưng vẫn
c.n ở mức khá cao, trung bình chiếm khoảng 20% tổng giá trị thanh toán trên
các phương tiện nói chung.
2.1.2 Môi trường pháp lý
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Nhà nước đề
ra mục tiêu phát triển TMĐT: “ Phát triển thương mại, nâng cao năng lực và
chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế
có hiệu quả… Phát triển TMĐT, Nhà nước, các hiệp hội, các DN phối hợp tìm
kiếm, mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam “. Trong kế hoạch tổng thể
phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010 có chỉ rõ đến năm 2010, sự phát triển
của TMĐT cần đạt được những mục tiêu như : khoảng 60% DN có qui mô lớn
tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với DN, khoảng 80% DN có qui mô vừa
và nhỏ biết tới tiện ích của TMĐT và tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với
người tiêu dùng…
Trong những năm qua, Nhiều văn bản Luật ra đời đã tạo nên một khung
pháp lý tương đối toàn diện cho giao dịch điện tử nói chung và TMĐT nói riêng
tại Việt Nam, đặc biệt là 4 nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và 3
nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin. Nếu trước năm 2005, phần lớn
văn bản được ban hành chỉ liên quan đến những vấn đề kỹ thuật công nghệ
thông tin, thì các văn bản ban hành sau Luật Giao dịch điện tử được mở rộng
diện điều chỉnh đến những
ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính, hành chính nhà nước,
v.v... Đây là những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền đề cho việc triển
khai các quy trình TMĐT hoàn chỉnh ở cấp độ doanh nghiệp trong thời gian tới.
Tuy nhiên, so với các nước và vùng lãnh thổ khác tại Châu Á, hiện Việt
Nam còn đang khá chậm trễ trong xây dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử,
như: Singapore ban hành luật giao dịch điện tử vào năm 1998, Hồng Kông ban

hành vào năm 2000. Mặt khác môi trường pháp lý về TMĐT ở nước ta còn
chưa được hoàn thiện, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng, những biện pháp quản lý, cấp phép thiết lập wedsite và hoạt
động internet hiện nay vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp.
2.1.3 Thị trường
Thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện
tử chuyên nghiệp. Sàn TMĐT còn có các tên gọi khác như chợ “ảo”, chợ trên
mạng, chợ điện tử, cổng thương mại điện tử, website TMĐT. Song song với
việc các doanh nghiệp trong cả nước ứng dụng thương mại điện tử ngày càng
mạnh mẽ và hiệu quả, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh
thương mại điện tử. Hình thức kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất
của các doanh nghiệp này là xây dựng và vận hành các sàn TMĐT theo các
mô hình B2B, B2C và C2C. Phần lớn các sàn này do các doanh nhân trẻ, năng
động, chấp nhận mạo hiểm đầu tư kinh doanh với tính toán chưa có lãi trong
những năm đầu nhưng sẽ có lợi nhuận cao khi thị trường bùng nổ, đặc biệt khi
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến nay tại Việt Nam có khoảng 40 sàn
thương mại điện tử B2B. Tuy nhiên, bên cạnh một số sàn thu hút được khá
đông các doanh nghiệp tham gia với số cơ hội kinh doanh tăng lên nhanh
chóng, nhiều sàn giao dịch phát triển tương đối chậm. 70% các đơn vị quản lý
sàn cho biết vẫn chưa thu phí thành viên tham gia giao dịch,nguồn thu chủ yếu
là từ hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại
tuyến cung cấp cho một số đối trọng điểm.
Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh sàn
B2C. Trong khi một số sàn B2B do có tổ chức phi lợi nhuận xây dựng và vận
hành với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử, thì
hầu như tất cả các sàn B2C đều do các doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu
thu lợi nhuận. Phần lớn những sàn thương mại điện tử B2C này hoạt động
theo dạng siêu thị điện tử, kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó chủ
yếu là các mặt hàng có độ tiêu chuẩn hóa cao như hàng điện tử, thiết bị điện,

đồ gia dụng, sách báo, văn phòng phẩm, v.v... Với mô hình kinh doanh và chiến
lược quảng bài bản, nhiều sàn thương mại điện tử B2C đang mang lại doanh
thu đáng kể.
Bên cạnh các sàn thương mại điện tử cung cấp dịch vụ trung gian mua
bán, những năm qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của một số loại
hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến thuộc ngành công nghiệp nội dung số, như
quảng cáo trực tuyến, trò chơi trực tuyến, nội dung cho thiết bị di động và các
dịch vụ gia tăng giá trị trực tuyến khác. Đó là những dịch vụ có tiềm năng phát
triển mạnh mẽ với doanh thu lớn và tốc độ tăng trưởng cao.
Trong mấy năm gần đây có rất nhiều công ty thương mại điện tử thành lập
nên tính chất cạnh tranh gay gắt hơn, điển hình một số công ty như:
- Công ty cổ phần phát triển thương mai điện tử ECO ( thành lập 2004 ):
Với ba sản phẩm chủ đạo mà công ty chú ý phát triển là dịch vụ thiết kế wed,
quảng cáo trực tuyến và xây dựng các sàn giao dịch TMĐT.
- Công ty TNHH thương mại điện tử giải pháp Việt : Lĩnh vực hoạt động
chủ yếu của công ty là bảo trì, sữa chữa và nâng cấp wedsite; dịch vụ hosting,
đăng kí domain; cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng, cung cấp các giải pháp
bảo mật hệ thống.
- Công ty TMĐT Vĩ Tân: lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thiết kế wed, tư vấn
- Công ty Xúc tiến TMĐT ( ECP ) : lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thiết kế
wed, quảng cáo wed, ứng dụng tích hợp đa phương tiện, lắp đựt mạng cục bộ,
đào tạo CNTT và TMĐT.
Thị trường chủ yếu của Vnet là các thành phố lớn có nền công nghệ thông
tin tương đối phát triển, chủ yếu là miền Bắc. Gần đây công ty đã thành lập
thêm hai chi nhánh ở miền trung ( Đà Nẵng ) và miền Nam ( TP. HCM ) nhằm
mở rộng thị trường công ty, tăng khả năng cạnh trạnh.
2.1.4 Thái độ của người tiêu dùng
Tập quán kinh doanh và tâm lý tiêu dùng tại VN cũng chưa hoàn toàn
thuận lợi cho các ứng ụng của TMĐT. Người dân còn chưa quen với phương
thức mua hàng gián tiếp, doanh nghiệp cũng hưa xây dựng được những quan

hệ đối tác đủ tin cậy để đưa phương thức B2B vào áp dụng cho các giao dịch
thương mại thường xuyên.
Thái độ của người tiêu dùng hiện nay vẫn còn rất nhiều bất lợi cho việc
phát triển TMĐT trong kinh doanh hàng hóa. Theo khảo sát của Cục Thống kê
9/2009 thì tại Hà Nội có 91% hộ gia đình có kết nối Internet, nhưng chủ yếu họ
vào tìm kiếm thông tin, gửi nhận email hoặc giải trí, chơi game, học trực tuyến
và chỉ có 11% dùng cho giao dịch mua bán hàng hóa. Loại hàng hóa được giao
dịch nhiều nhất qua trực tuyến là hàng điện tử, viễn thông, sách, văn phòng
phẩm, quà tặng, hàng tiêu dùng, vé máy bay, dịch vụ, du lịch… Phương thức
thanh toán được chọn: 77,9% dùng tiền mặt; 17,5% chuyển khoản ngân hàng
(ATM, ebanking…). Chỉ có 16,6% dùng thanh toán trực tuyến (thẻ tín dụng, ghi
nợ, ví điện tử ).
Người dùng chưa mặn mà với mua, bán trực tuyến là do họ không tin vào
chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi mua bán qua mạng. Ngoài ra, họ cũng không
an tâm khi thanh toán trực tuyến và cho rằng nó không an toàn.
2.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
2.2.1 Lực lượng lao động trong công ty
Con người là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi
công ty, chính con người tạo nên dịch vụ và thực hiện các dịch vụ đó. Hiểu
được điều đó, công ty đã bố trí nhân sự chuyên trách cho thương mại điện tử
thường gắn liền với một số ứng dụng cụ thể và là hướng đi của mình để có
chiến lược triển khai thương mại điện tử rõ ràng. Trong đó, công ty có cán bộ
chuyên trách về từng mảng cụ thể để mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng, bao gồm: cán bộ chuyên trách về mảng kĩ thuật, cán bộ chuyên trách về
mảng giao dịch trực tiếp và gián tiếp với khách hàng, cán bộ đảm nhận việc
giao nhận hàng hóa với các doanh nghiệp sản xuất…Tỉ lệ nhân viên sử dụng
máy tính thành thạo là 90%, mục đích sử dụng chủ yếu là giao dịch với khách
hàng qua mạng. Còn các nhân viên phục vụ việc ứng dụng CNTT, quản lý và
thiết kế các wedsite được tuyển với trình độ cao, đáp ứng yêu cầu nhằm mang
lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Mức độ thõa mãn của khách hàng cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng
dịch vụ mà công ty cung cấp, trong đó thái độ nhân viên có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng dịch vụ. Nếu nhân viên linh hoạt, luôn tỏ thái độ quan tâm giải đáp
mọi thắc mắc của khách hàng khi họ không hiểu về dịch vụ , luôn thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho khách hàng thõa mãn chính dịch vụ mà
công ty cung cấp. Từ đó tạo nên uy tín đối với khách hàng. Nếu ngược lại nhân
viên có thái độ thiếu sự quan tâm tới khách hàng , làm mất lòng tin thì sẽ làm
ảnh hưởng lớn dến hoạt động kinh doanh của công ty.
Với đặc điểm là công ty tư nhân với qui mô vừa và nhỏ, công ty Vnet chủ
trương tuyển đúng và đủ số lượng lao động cần thiết, sao cho hiệu quả làm
việc cao nhất.
Bảng dưới đây là số lượng nhân viên công ty trong giai đoạn 2005- 2009:
Bảng 3: Số lượng nhân viên công ty giai đoạn 2005- 2009
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Số lượng nhân
viên
27 34 36 45 52

Nguồn: phòng kế toán tài chính
Trong vòng 5 năm qua, số lượng nhân viên có sự thay đổi về số lượng
như sau:
Hình 3: Số lượng nhân viên qua các năm 2005 – 2009


Nhìn chung số lượng lao động qua các năm của công ty tương đối ổn
định, không có sự biến động nhiều. Số lượng nhân viên chỉ tăng ít qua các
năm và tăng tương đối đều. Nhờ có sự tuyển chọn cán bộ nhân viên tốt và môi
trường làm việc lành mạnh, tạo ra sự thoải mái nên nhân viên gắn bó lâu dài
với công ty, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc khách hàng, từ đó mang lại
dịch vụ tốt hơn.

Đội ngũ nhân sự của Công ty VNET đều là những người có trình độ đại
học trong các ngành luật, tin học, điện tử, tài chính kế toán, quản trị kinh
doanh, thương mại điện tử. Các thạc sĩ, kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học
trong và ngoài nước, đã được cấp chứng chỉ về quản lý hệ thống của các hãng
lớn như HP, COMPAQ, IBM, CISCO, Microsoft... qua kinh nghiệm thực tế trong
nghiên cứu, ứng dụng đã trở thành các chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực.
Dưới đây là số lượng những cán bộ có trình độ cao trong công ty hiện nay:
Bảng 4: Số lượng nhân viên có trình độ cao năm 2009
Phó tiến sỹ, kỹ sư hệ thống và phát triển phần mềm 15 người
Kỹ sư chuyên gia về mạng 08 người
Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật 10 người
Kỹ sư bảo hành và bảo trì 06 người
Thạc sĩ, kỹ sư thuộc khối quản trị, kinh tế 08 người
Cán bộ các ngành khác 05 người
Nguồn: phòng kế toán – tài chính
Tuy nhiên, một thực trạng của công ty hiện nay là nhân viên phản ứng
chưa được nhanh nhạy trong việc giải quyết các thắc mắc khiếu nại, tác phong
làm việc chưa được nhanh nhẹn.
2.2.2 Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của công ty
Mọi công ty đều tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về
công nghệ. Trình độ hiện đại về máy móc thiết bị và qui trình công nghệ của
công ty có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ như: tốc độ đường truyền, khả
năng truy cập dễ dàng, tốc độ chuyển hàng hóa tới khách hàng… Công nghệ
lạc hậu khó có thể tạo ra chất lượng dịch vụ cao, phù hợp với nhu cầ của
khách hàng về cả mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật. Quản lý máy
móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư phát triển công
nghệ hiện đại là một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng địch vụ.
Là công ty chuyên về phần mềm và các hoạt động liên quan đến công
nghệ thông tin, Vnet có đầy đủ các trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy vi
tính hiện đại nối mạng internet và mạng nội bộ.

Bao gồm tài sản cố định là văn phòng trụ sở chính của công ty gồm phòng
tiếp khách, phòng giám đốc, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật
được trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng như máy vi tính, bàn ghế, tủ sách, máy
in, máy photo, điện thoại.
Ngoài ra, công ty còn có hai ô tô trợ giúp cho việc đi lại, dành cho giao
dịch và trao đổi với khách hàng.
2.2.3 Khả năng về nguồn vốn
Bảng 5: Nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2005-2009:
Đơn vị: VN đồng
Năm
Nguồn vốn
2005 2006 2007 2008 2009
Vốn chủ sở hữu 1.575.844.226 1.650.765.519 1.869.155.530 1.901.428.284 2.126.357.067
Vốn vay 620.435.339 550.098.909 500.100.000 480.302.740 420.435.339
Tổng vốn 2.196.279.565 2.200.864.428 2.369.255.530 2.381.731.024 2.546.792.406
Nguồn: phòng kế toán tài chính
Tỉ trọng vốn vay và vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn được thể hiện
trong bảng biểu sau:

×