Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Gỉải pháp nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía nam việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---oOo ---

VÕ THỊ HIỀN NHI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG TÍNH
TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỪA VÀ NHỎ
TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---oOo ---

VÕ THỊ HIỀN NHI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN DỤNG TÍNH
TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỪA VÀ NHỎ
TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số


: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Giang Tân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS. Trần Thị Giang Tân, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cám ơn các Thầy Cô của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã giảng
dạy, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi.
Tôi cũng xin cảm ơn các Anh/Chị trong các công ty kiểm toán và các bạn bè đã
đóng góp ý kiến và giúp tôi thu thập tài liệu cho luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã hết sức ủng hộ và động viên tôi trong suốt
thời gian làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11/2012
Võ Thị Hiền Nhi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của
Người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được trình bày đầy
đủ. Nội dung của luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn


Võ Thị Hiền Nhi


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỌNG YẾU VÀ VẬN DỤNG TRỌNG YẾU
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỪA VÀ NHỎ .................................................................. 4
1.1. Tổng quan về DN vừa và nhỏ và Doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ .............. 4
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ......................................... 4
1.1.2. Tổng quan về doanh nghiệp kiểm toán độc lập vừa và nhỏ .............................. 9
1.2. Tổng quan về trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................... 10
1.2.1. Khái niệm về trọng yếu trong kế toán và kiểm toán ...................................... 10
1.2.2. Tầm quan trọng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính ................. 11
1.2.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ...................................................... 12
1.2.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ........................................................... 12
1.2.2.3. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán......................................................... 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xét đoán tính trọng yếu ............................... 13
1.2.3.1. Quy mô, đặc điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp ............................................................................................................. 13
1.2.3.2. Rủi ro kiểm toán ........................................................................................... 13
1.2.3.3. Cân đối giữa chi phí và lợi ích ..................................................................... 14
1.3. Các nghiên cứu về trọng yếu .............................................................................. 14
1.3.1. Yêu cầu có hƣớng dẫn rõ ràng về khái niệm trọng yếu .................................. 14
1.3.2. Tập trung vào khía cạnh định lƣợng ............................................................... 14
1.3.3. Tập trung vào nhân tố định tính ...................................................................... 17
1.4. Lịch sử ra đời và phát triển chuẩn mực kiểm toán quốc tế về tính trọng yếu .... 19
1.5. Kinh nghiệm vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán tại Hoa Kỳ .................. 24
1.5.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch .......................................................................... 25
1.5.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .............................................................. 25

1.5.3. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán............................................................ 26
1.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................... 27


1.6.1. Cần cập nhật các chuẩn mực kiểm toán nói chung và chuẩn mực về tính trọng
yếu nói riêng .............................................................................................................. 27
1.6.2. Cần có hƣớng dẫn chi tiết về xác lập mức trọng yếu ...................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG TÍNH TRỌNG YẾU TRONG
KIỂM TOÁN BCTC Ở CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỪA VÀ NHỎ
TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................... 30
2.1. Các quy định liên quan đến tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại
Việt Nam ................................................................................................................... 30
2.1.1. Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập .............. 30
2.1.2. Các quy định liên quan đến tính trọng yếu ..................................................... 30
2.2. Thực trạng của việc vận dụng tính trọng yếu trong thực hiện kiểm toán BCTC
tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía Nam Việt Nam hiện
nay ............................................................................................................................. 36
2.2.1. Đối tƣợng khảo sát .......................................................................................... 36
2.2.2. Phƣơng pháp khảo sát ..................................................................................... 36
2.2.3. Kết quả khảo sát .............................................................................................. 39
2.2.3.1. Thông qua bảng trả lời câu hỏi và phỏng vấn KTV..................................... 39
2.2.3.1.1. Tại các công ty kiểm toán có quy mô vừa ................................................ 39
2.2.3.1.2. Tại các công ty kiểm toán có quy mô nhỏ ................................................ 42
2.2.3.2. Thực trạng áp dụng tính trọng yếu qua báo cáo kiểm soát chất lƣợng của bộ
tài chính và hội nghề nghiệp ..................................................................................... 45
2.2.3.2.1. Đối với các công ty kiểm toán vừa ........................................................... 45
2.2.3.2.2. Đối với các công ty kiểm toán nhỏ ........................................................... 46
2.2.3.3. Phân tích mối quan hệ trọng yếu với các nhân tố khác................................ 47
2.3. Đánh giá chung .................................................................................................. 51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC VẬN DỤNG TÍNH TRỌNG YẾU

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM
TOÁN VỪA VÀ NHỎ ............................................................................................. 54
3.1. Quan điểm xác lập giải pháp .............................................................................. 54


3.1.1. Từng bƣớc hội nhập quốc tế............................................................................ 54
3.1.2. Phù hợp đặc điểm, điều kiện của Việt Nam .................................................... 54
3.1.3. Phải phù hợp với xu thế tin học hóa................................................................ 55
3.2. Giải pháp về phía các công ty kiểm toán ........................................................... 55
3.2.1. Quy định bằng văn bản hƣớng dẫn về việc áp dụng tính trọng yếu trong kiểm
toán và tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán ................................ 55
3.2.1.1. Vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............... 56
3.2.1.2. Vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .................... 61
3.2.1.3. Vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán .................. 62
3.2.2. Cập nhật chƣơng trình đào tạo, huấn luyện nội bộ nhằm hƣớng dẫn cho KTV
thực hiện vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán .................................................. 66
3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong kiểm
toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ ..................... 67
3.3.1. Đối với công ty kiểm toán ............................................................................... 67
3.3.2. Đối với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ........................ 68
3.3.2.1. Tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng trong đó kiểm soát về việc vận dụng
trọng yếu trong kiểm toán ......................................................................................... 69
3.3.2.2. Cần yêu cầu các công ty kiểm toán nhỏ tuân thủ chƣơng trình kiểm toán
mẫu do VACPA xây dựng ........................................................................................ 70
3.3.2.3. VACPA cần hoàn thiện chƣơng trình kiểm toán mẫu ................................. 71
3.3.2.4. VACPA cần ứng dụng công nghệ thông tin vào việc vận dụng tính trọng
yếu ............................................................................................................................. 72
3.3.3. Đối với nhà nƣớc ............................................................................................. 73
3.3.4. Đối với nhà trƣờng và các tổ chức đào tạo ..................................................... 75
3.3.5. Kiến nghị khác ................................................................................................ 76

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AICPA: Học viện kế toán công chứng Hoa Kỳ
BCTC: Báo cáo tài chính
CMKiT: Chuẩn mực kiểm toán
DN: Doanh nghiệp
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
IAASB: Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo
IAG: Nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế
IAPC: Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế
IASB: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
ISA: Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế
HSKTM: Hồ sơ kiểm toán mẫu
KTV: Kiểm toán viên
VACPA: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VSA: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNVVN của một số quốc gia và khu vực ........................ 4
Bảng 1.2: Bảng tiêu chí để phân loại DN thành siêu nhỏ, nhỏ và vừa tại các quốc gia
thuộc cộng đồng chung Châu Âu .................................................................................... 5
Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ theo ngành nghề hoạt
động ................................................................................................................................. 6
Bảng 1.4: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Hàn Quốc theo

ngành nghề hoạt động ...................................................................................................... 6
Bảng 1.5: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ theo nghị định số
56/2009/NĐ-CP ............................................................................................................... 8
Bảng 1.6: Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể theo chỉ tiêu lợi nhuận gộp ............. 16
Bảng 1.7: Dữ liệu tài chính của Enron và mức trọng yếu theo quy tắc ngón tay cái .... 23
Bảng 2.1: Bảng tính mức trọng yếu của Công ty Kiểm toán Cảnh Xuân ..................... 43
Bảng 2.2 : Bảng thống kê kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS ............................... 47
Bảng 2.3: Bảng hệ số tương quan.................................................................................. 48
Bảng 2.4: Bảng các chỉ tiêu phân loại nhóm nghiên cứu .............................................. 49
Bảng 2.5: Bảng kết quả phân tích bằng kiểm định tham số trung bình hai mẫu (hai
mẫu độc lập) .................................................................................................................. 50


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm toán độc lập ra đời là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị
trường nhằm nâng cao chất lượng thông tin, giúp người sử dụng ra quyết định thích
hợp. Hoạt động kiểm toán độc lập đã rất phát triển tại các quốc gia trên thế giới. Tại
Việt Nam, kiểm toán độc lập ra đời từ năm 1991. Cho đến nay, đã hình thành một
hệ thống các quy định pháp lý, các chuẩn mực kiểm toán và các công ty kiểm toán
với đầy đủ các thành phần kinh tế (đầu tư nước ngoài, trách nhiệm hữu hạn, hợp
danh) và đã đạt được một số thành công cơ bản và đáng khích lệ: tạo lập môi trường
đầu tư thông thoáng, thuận lợi, thúc đầy đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Kiểm
toán độc lập đã góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường dịch vụ tài
chính, tiền tệ trong giai đoạn mở cửa và hội nhập.
Kiểm toán BCTC là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp lý
của các thông tin trên BCTC. Thực trạng hoạt động tài chính và các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong đơn vị được kiểm toán rất đa dạng và trên thực tế không thể kiểm

toán được tất cả các thông tin đã được phản ánh hoặc chưa được phản ánh trên các
tài liệu kế toán. Hơn nữa, người sử dụng cũng chỉ quan tâm tới bản chất của thực
trạng tài chính và hiệu quả hoạt động. Từ đó, dẫn tới tính tất yếu phải lựa chọn nội
dung kiểm toán tối ưu, vừa đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, vừa
đáp ứng nhu cầu của người quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên cơ sở thực hiện
tốt chức năng kiểm toán. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết trên cơ sở lựa chọn đúng
và đủ những điều cốt yếu, cơ bản được coi là trọng yếu, phản ánh bản chất của đối
tượng kiểm toán.
Những năm qua, quy mô kinh doanh của các công ty và sự toàn cầu hóa hoạt
động thương mại càng phát triển. Sự phát triển kéo theo sự phức tạp của công tác kế
toán và kiểm toán và làm nảy sinh không ít các vụ kiện có liên quan đến trách
nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Trong thực tế mọi cuộc
kiểm toán đều có rủi ro. Vấn đề đặt ra kiểm toán viên phải vận dụng “tính trọng
yếu” thế nào để có thể bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán từ


2

đó góp phần giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Vận dụng tính trọng yếu giúp kiểm toán
viên đạt được sự cân bằng giữa tính hữu hiệu và hiệu quả của một cuộc kiểm toán.
Đối với các công ty kiểm toán lớn, việc vận dụng tính trọng yếu trong kiểm
toán đã đi vào nề nếp. Thế nhưng, đối với các công ty kiểm toán vừa và nhỏ, việc
vận dụng tính trọng yếu còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chính là vì các công ty
kiểm toán này thường có số lượng nhân viên ít (số người có chứng chỉ KTV cũng
ít), vốn đầu tư thấp (trên dưới 1 tỷ đồng), nên việc vận dụng tính trọng yếu không
được quan tâm đúng mức. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin công
bố trên BCTC từ đó ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng kết quả
kiểm toán.
Với các lý do nêu trên, việc “Nâng cao khả năng vận dụng tính trọng yếu trong
kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu

vực phía Nam Việt Nam” là một vấn đề cần thiết hiện nay, nhằm góp phần phát
triển và hoàn thiện dịch vụ kiểm toán trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc tế.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực
phía Nam Việt Nam. Đề tài không nghiên cứu 4 công ty kiểm toán 100% vốn nước
ngoài và các công ty kiểm toán độc lập có quy mô lớn cũng như các loại hình kiểm
toán khác như kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong vấn đề tính trọng yếu trong
kiểm toán BCTC. Nghiên cứu việc vận dụng tính trọng yếu trong giai đoạn lập kế
hoạch, thực hiện kiểm toán và đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm
toán.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tính trọng yếu trong kiểm toán
BCTC.
Tìm hiểu thực trạng về vận dụng tính trọng yếu tại một số công ty kiểm toán
vừa và nhỏ điển hình tại khu vực phía Nam.


3

Đưa ra các giải pháp để hoàn thiện việc vận dụng tính trọng yếu cho các công
ty kiểm toán vừa và nhỏ.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở thông tin thu thập được từ kết quả khảo sát kết hợp với lý luận,
người viết đã tiến hành tổng hợp phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tính trọng
yếu trong kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía
Nam, từ đó đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao khả năng vận
dụng tính trọng yếu của loại hình doanh nghiệp trên.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn và gửi bảng câu hỏi để khảo sát thực tiễn: nhằm đánh
giá thực trạng và thu thập thông tin nhằm phục vụ nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: trên cơ sở thông tin và tài liệu thu thập được tiến hành
phân tích.
Phương pháp tổng hợp: kết quả phân tích được tổng hợp theo từng mảng vấn
đề, đánh giá tổng thể và thực trạng.
Phương pháp diễn giải và quy nạp.
Phương pháp so sánh và đối chiếu: đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn.
Phương pháp suy luận logic.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương
sau:
Chương 1: Tổng quan về trọng yếu và vận dụng tính trọng yếu trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ.
Chương 2: Thực trạng của việc vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán báo
cáo tài chính ở các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại khu vực phía Nam Việt
Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao việc vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán
báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán vừa và nhỏ.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRỌNG YẾU VÀ VẬN DỤNG TÍNH
TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Tổng quan về Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Doanh nghiệp kiểm toán vừa
và nhỏ
1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
Doanh nghiệp có thể phân chia thành doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và

nhỏ. Thế nhưng, tiêu chí để phân loại DN không đồng nhất giữa các quốc gia trên
thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể thay đổi
theo thời gian phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế
hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó... Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất
được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử
dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổng doanh thu hàng năm
của doanh nghiệp.
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNVVN của một số quốc gia và khu vực
Quốc gia/

Phân loại DN vừa

Số lao động bình

Khu vực

và nhỏ

quân

Vốn đầu tƣ

Doanh thu

Không quy

Không quy

định


định

Không quy

Không quy

định

định

Không quy

Không quy

định

định

Không quy

Không quy

định

định

< NT$ 80

< NT$ 100


triệu

triệu

A. Nhóm các nước phát triển
1. Hoa kỳ*

Nhỏ và vừa

0-500

2. Australia*

Nhỏ và vừa

< 200

Nhỏ và vừa

< 50

4. Korea*

Nhỏ và vừa

< 300

5. Taiwan*

Nhỏ và vừa


< 200

3. New
Zealand*


5

Quốc gia/

Phân loại DN vừa

Số lao động bình

Khu vực

và nhỏ

quân

Vốn đầu tƣ

Doanh thu

< Baht 200

Không quy

triệu


định

Peso 1,5-60

Không quy

triệu

định

B. Nhóm các nước đang phát triển
1. Thailand*

Nhỏ và vừa

Không quy định

2. Philippine* Nhỏ và vừa

< 200

3. Indonesia*

Không quy định

Nhỏ và vừa

< US$ 1 triệu


< US$ 5
triệu

C. Nhóm các nước kinh tế đang chuyển đổi
1. Russia**
2. China*
3. Poland***

Nhỏ

1-249

Không quy

Không quy

Vừa

250-999

định

định

Nhỏ

50-100

Không quy


Không quy

Vừa

101-500

định

định

Nhỏ

< 50

Không quy

Không quy

Vừa

51-200

định

định

Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998 (*);
2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999 (**)
3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000 (***)
Tại các quốc gia thuộc cộng đồng chung Châu Âu (EU), các DNVVN lại

được phân chia thành DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Tiêu chí để phân loại như sau:
Bảng 1.2: Bảng tiêu chí để phân loại doanh nghiệp thành siêu nhỏ, nhỏ và vừa
tại các quốc gia thuộc cộng đồng chung Châu Âu
Tiêu chí
Số lượng lao động tối đa

Vừa

Nhỏ

Siêu nhỏ

250

50

10

Tổng doanh thu tối đa (triệu đôla Mỹ)

50

10

2

Nguồn tài sản tối đa (triệu đôla Mỹ)

43


10

2

Nguồn: www.europa.eu.int


6

Tại Hoa Kỳ, tiêu chuẩn chung của DNVVN là DN có số nhân viên dưới 500
người. Ngoài ra, ngoài tiêu chí người lao động còn phải dựa vào các tiêu chí khác
như ngành nghề hoạt động, doanh thu. Ví dụ:
Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ theo ngành nghề hoạt
động
Ngành
Nông lâm ngư nghiệp

Doanh thu hàng

Số lƣợng lao

năm

động tối đa
$500.000

9

Kiến trúc, thiết kế, xây dựng


$2.000.000

30

Giáo dục, tài chính, bảo hiểm, bất động sản

$1.000.000

9

Chế tạo, sản xuất

$2.000.000

99

Nguồn: KPMG’s Department (07/2009), IASB Issues Simplified Version of IFRS
that U.S.Nonpublic companies may use.
Tại Hàn Quốc: tiêu chuẩn chung của DNVVN là DN có số nhân viên dưới 300
người, tổng vốn không quá 8 tỷ Won. Song, đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể
khác nhau, có tiêu chí không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ:
Bảng 1.4: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở Hàn Quốc
theo ngành nghề hoạt động
DN vừa
Ngành nghề

Số lƣợng
lao động
<300 người


Sản xuất, chế tạo
Khai khoán, Xây dựng,
<300 người
Giao thông vận tải

DN nhỏ
Vốn và doanh
thu
Vốn ≤ 8 tỷ Won

Số lƣợng lao
động
<50 người

DN
siêu
nhỏ
Số lƣợng
lao động
<10 người

Vốn ≤ 3 tỷ Won

<50 người

<10 người

Khách sạn, viễn thông,
Doanh thu ≤ 30
<300 người

<10 người
<5 người
bệnh viện
tỷ Won
Nhiên liệu, nghề cá,
Doanh thu ≤ 20
<200 người
<10 người
<5 người
điện, gas, nước
tỷ Won
Nguồn: Asia – Pacific Research and Training Network on Trade (4/2009), Small
and Medium Enterprises Adjustments to Information Technology in Trade
Facilitation: The South Korean Experience.


7

Từ số liệu ở các bảng trên cho thấy, đa số các quốc gia chỉ sử dụng 1 trong 3
tiêu thức: hoặc số lượng lao động, hoặc vốn, hoặc doanh thu để đánh giá. Một số
quốc gia khác sử dụng kết hợp 2 trong 3 tiêu thức nói trên. Một số ít quốc gia sử
dụng kết hợp cả 3 tiêu thức. Ngoài 3 tiêu thức nói trên, một số quốc gia còn phân
loại DN dựa vào lĩnh vực hoạt động.
Ngân hàng thế giới (World Bank) và một số tổ chức quốc tế sử dụng tiêu chí
số lao động để phân loại DN. Theo World Bank, doanh nghiệp được chia thành 4
loại tương ứng với số lượng lao động như sau: doanh nghiệp siêu nhỏ (số lao động
< 10 người), doanh nghiệp nhỏ (số lao động từ 10 người đến dưới 50 người), doanh
nghiệp vừa (số lao động từ 50 người đến 300 người), doanh nghiệp lớn (số lao động
> 300 người).
Bên cạnh các tiêu thức mang tính định lượng được mỗi quốc gia xác định

riêng biệt như trên, các tổ chức kế toán và kiểm toán quốc tế cũng đưa ra các tiêu
chuẩn về DNVVN:
+ Ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB) với
mục đích hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán tại DNVVN, cho rằng
DNVVN có những đặc điểm sau:
- Chủ DNVVN thường là một hoặc một vài cá nhân
- Phạm vi hoạt động của DNVVN hẹp và chỉ kinh doanh một hoặc một số mặt
hàng nhất định, vì thế không thể chi phối toàn bộ thị trường hàng hóa
- Tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, bộ máy kế toán chỉ có một hoặc một vài
nhân viên (nhiều DN chỉ có 2-3 người làm kế toán).
+ Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) với mục đích xây dựng hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế định nghĩa DNVVN là DN mà:
- Không có trách nhiệm báo cáo cho công chúng nhưng phải báo cáo cho
người sử dụng bên ngoài (DN có trách nhiệm báo cáo cho công chúng là những DN
có các công cụ nợ hoặc công cụ vốn đang được giao dịch trên thị trường hay DN
đang trong quá trình cung cấp chúng trên thị trường công khai).


8

- DN không kinh doanh một số ngành nghề sau: ngân hàng, tín dụng, bảo
hiểm, môi giới chứng khoán, quỹ đầu tư và ngân hàng đầu tư.
Các định nghĩa trên cho thấy mỗi quốc gia đều thiết lập những tiêu chuẩn để
phân loại DNVVN. Đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán, IASB và IAASB đã đưa ra
tiêu chuẩn dựa vào tính chất nghề nghiệp và đặc điểm của người sử dụng thông tin
trên BCTC để xác định DNVVN nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện
công tác kế toán và kiểm toán.
Tại Việt Nam, khái niệm về DNVVN được tìm thấy trong nhiều quy định
pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về tiêu chuẩn DNVVN
trong chế độ kế toán dành cho DNVVN và trong quy định pháp lý liên quan.

Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009, DNVVN được định
nghĩa như sau: DNVVN là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn
hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như
sau:
Bảng 1.5: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ theo nghị định số
56/2009/NĐ-CP
Quy mô

DN siêu nhỏ

DN nhỏ

DN vừa

Khu vực

Số lao động

Tổng nguồn Số lao động Tổng nguồn Số lao động
vốn

vốn

Nông, lâm

10 người trở

20 tỷ đồng


Từ trên 10

Từ trên 20

Từ trên 200

nghiệp và

xuống

trở xuống

người đến

tỷ đồng đến

người đến

200 người

100 tỷ đồng 300 người

thủy sản
Công

10 người trở

20 tỷ đồng

Từ trên 10


Từ trên 20

Từ trên 200

nghiệp và

xuống

trở xuống

người đến

tỷ đồng đến

người đến

200 người

100 tỷ đồng 300 người

xây dựng
Thương

10 người trở

10 tỷ đồng

Từ trên 10


Từ trên 10

Từ trên 50

mại và

xuống

trở xuống

người đến

tỷ đồng đến

người đến

50 người

50 tỷ đồng

100 người

dịch vụ


9

Trong khi đó theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về chế độ
kế toán áp dụng cho DNVVN thì khái niệm về DNVVN không được quy định cụ
thể. DNVVN trong quyết định này bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công

ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã; không bao gồm doanh nghiệp nhà
nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng.
Định nghĩa về DNVVN theo Nghị định 56 (chủ yếu căn cứ vào quy mô vốn
hoặc lao động) được sử dụng để thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp cho
sự phát triển của các DNVVN. Trong khi đó, quyết định do Bộ Tài chính ban hành
về khái niệm DN nhỏ, vừa và lớn được sử dụng khi lựa chọn chế độ kế toán áp
dụng, không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô vốn hoặc lao động của DN mà phụ
thuộc hình thức pháp lý. Chính vì vậy, nếu căn cứ vào quy mô vốn hoặc lao động
thì sẽ có trường hợp một DN được xếp vào thuộc loại DNVVN, nhưng khi áp dụng
chế độ kế toán DNVVN thì không được xếp vào nhóm này (ví dụ: nếu xét về quy
mô vốn hoặc lao động thì một DN nhà nước nào đó có thể được xếp vào DNVVN,
nhưng xét theo chế độ kế toán thì không được áp dụng chế độ kế toán dành cho
DNVVN).
1.1.2. Tổng quan về doanh nghiệp kiểm toán độc lập vừa và nhỏ
Qua nghiên cứu ở phần trên cho thấy, trên thế giới không có tiêu chí riêng về
DNVVN cho công ty kiểm toán và càng không có những tiêu chí để phân loại
doanh nghiệp kiểm toán có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Do vậy, cần sử dụng các tiêu chí chung nêu trên về DNVVN cho công ty kiểm
toán độc lập. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chí chung nêu trên cũng có một số bất
cập. Chẳng hạn, nếu áp dụng tiêu chí chung về vốn, DN kiểm toán vừa và nhỏ là
DN có mức vốn không quá 43 triệu đô la Mỹ thì không phù hợp vì công ty kiểm
toán không cần đầu tư nhiều tài sản. Nếu áp dụng tiêu chí số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người vào công ty kiểm toán cũng không phù hợp. Bởi lẽ,
công việc kiểm toán là sử dụng chất xám, số lượng lao động không cần nhiều như
những DN sản xuất. Bên cạnh đó, việc thực hiện kiểm toán cần thực hiện theo nhóm


10


và quy trình soát xét tối thiểu phải thông qua 3 cấp. Vì thế, số lượng lao động nhiều
hay ít không quan trọng mà tiêu chuẩn quan trọng là công ty đảm bảo rằng công
việc kiểm toán phải được người có đầy đủ năng lực thực hiện, thực hiện theo đúng
chuẩn mực, quy định pháp lý liên quan và quy trình soát xét phải chặt chẽ.
Trong thực tế, một tiêu chí khác thường được các quốc gia sử dụng, (chẳng
hạn khi tiến hành kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài), đó là
xem xét quy mô của công ty được kiểm toán. Chẳng hạn tại Hoa Kỳ, khi thiết lập
quy chế kiểm soát chất lượng, các công ty kiểm toán thường được chia thành 2
nhóm. Nhóm công ty kiểm toán kiểm cho các công ty niêm yết và các công ty còn
lại. Thông thường các công ty kiểm toán kiểm cho các công ty niêm yết là những
công ty thành lập lâu năm, có uy tín, số lượng kiểm toán viên cao, còn nhóm công
ty kiểm toán còn lại thì kiểm toán cho các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ. Đây
cũng là tiêu chuẩn có thể được sử dụng để phân loại công ty kiểm toán.
Qua nghiên cứu ở trên cho thấy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam không có
tiêu chí riêng về DNVVN cho công ty kiểm toán và càng không có những tiêu chí
để phân loại doanh nghiệp kiểm toán có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Do vậy, cần
sử dụng các tiêu chí chung về DNVVN ngành thương mại dịch vụ kết hợp với xem
xét đặc điểm riêng của công ty kiểm toán độc lập để phân nhóm công ty kiểm toán.
Chẳng hạn, VACPA trong đợt kiểm tra chất lượng hoạt động của 30 công ty kiểm
toán năm 2011, đã dựa trên tiêu chí số lượng nhân viên để phân nhóm các công ty
kiểm toán. Theo đó, các công ty kiểm toán có trên 100 nhân viên thuộc nhóm công
ty có quy mô lớn, công ty kiểm toán từ 50-100 nhân viên thuộc nhóm có quy mô
vừa, công ty kiểm toán dưới 50 nhân viên thuộc nhóm có quy mô nhỏ. Cách phân
loại này của VACPA cũng phù hợp với cách phân loại doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu
nhỏ dựa vào tiêu chí lao động theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP.
1.2. Tổng quan về trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1. Khái niệm về trọng yếu trong kế toán và kiểm toán
Theo từ điển tiếng Việt, trọng yếu là thuật ngữ chỉ sự quan trọng thiết yếu của
một vấn đề nào đó [6].



11

Khái niệm về tính trọng yếu được đề cập rộng rãi trong chuẩn mực kế toán và
chuẩn mực kiểm toán tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Khái niệm trọng yếu trong kế toán
Theo khuôn mẫu của chuẩn mực kế toán quốc tế thì trọng yếu được hiểu như
sau: “Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc
thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng
đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ
lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai lệch được đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể”.
Như vậy, có thể thấy rằng tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên
cả phương diện định lượng và định tính.
Khái niệm trọng yếu trong kiểm toán
Theo dự thảo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320, “Mức trọng yếu trong
lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán” đoạn 2, mức trọng yếu được hiểu như sau:
“Những sai sót, bao gồm việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai sót
này, tính đơn lẻ hoặc tổng hợp, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh
hưởng nhất định tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ
thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc tổng hợp của cả hai
yếu tố trên; và
Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài
chính cần phải tính đến đa số những người có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo
cáo tài chính, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,…Những ảnh hưởng có thể có
của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà nhu
cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng báo cáo tài
chính sẽ không được xét đến”.
1.2.2. Tầm quan trọng tính trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính

Việc trình bày ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính chỉ giới hạn ở
mức độ đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu. Vì vậy


12

việc xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính có một vai trò hết sức
quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đối với cuộc kiểm toán. Vai trò này được thể
hiện như sau:
1.2.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm tra 100%
các khoản mục vì bị giới hạn về thời gian, chi phí và ngay cả khi kiểm tra 100%
cũng vẫn có thể không phát hiện hết sai sót gian lận do rủi ro tiềm tàng và rủi ro
kiểm soát. Vì vậy, việc thiết lập mức trọng yếu cho từng cuộc kiểm toán là rất quan
trọng. Trong giai đoạn lập kế hoạch, trọng yếu giúp kiểm toán viên thiết lập một kế
hoạch kiểm toán phù hợp nhằm đảm bảo phát hiện được các sai sót có thể ảnh
hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Dựa vào mức trọng yếu đã xác lập, kiểm
toán viên sẽ xác định được khoản mục nào là trọng yếu, dễ xảy ra sai sót và gian
lận, từ đó thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp, tập trung vào các khoản mục đó.
Do đó, làm tăng khả năng phát hiện ra sai lệch trọng yếu của báo cáo tài chính và
hiệu quả của cuộc kiểm toán.
1.2.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên sẽ dựa trên mức trọng yếu khi lựa chọn các phần tử để kiểm
tra và khi xác định cỡ mẫu khi kiểm tra chi tiết các đối tượng (mối quan hệ giữa
mức trọng yếu và cỡ mẫu là mối quan hệ nghịch biến) sao cho rủi ro xảy ra sai lệch
trọng yếu trong các đối tượng này ở mức chấp nhận được.
1.2.2.3. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Tính trọng yếu là cơ sở để KTV đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính được kiểm
toán. Theo dự thảo chuẩn mực kiểm toán số 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán
viên và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt

Nam” đoạn 3, “mục đích của kiểm toán là làm tăng độ tin cậy của người đọc đối với
báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực,
hợp lý của báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với
quy định hiện hành về lập và trình bày báo cáo tài chính”.


13

Còn theo dự thảo chuẩn mực kiểm toán 450 “Đánh giá các sai sót phát hiện
trong quá trình kiểm toán”: Tính trọng yếu được sử dụng trong việc đánh giá ảnh
hưởng của các sai sót được phát hiện trong cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng
của những sai sót không được điều chỉnh, nếu có, đối với BCTC.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xét đoán tính trọng yếu
1.2.3.1. Quy mô, đặc điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính
của doanh nghiệp
Khi xem xét tính trọng yếu, cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể của từng công ty
được kiểm toán. Các nhân tố cần quan tâm là: quy mô, đặc điểm, kết quả hoạt động
kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. Muốn vậy, thì kiểm
toán viên phải có một sự hiểu biết nhất định đối với đơn vị được kiểm toán. Kiểm
toán viên không thể hiểu biết đơn vị như Ban giám đốc, nhưng nhờ những hiểu biết
này mà kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá và phân tích các sự kiện, nghiệp vụ và
thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh
hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc
đến báo cáo kiểm toán.
1.2.3.2. Rủi ro kiểm toán
Như đã đề cập, công việc kiểm toán luôn chứa đựng rủi ro kiểm toán. Do
những hạn chế tiềm tàng của kiểm toán mà khả năng phát hiện ra mọi sai lệch trọng
yếu là không thể. Vì vậy, trong thực tế chỉ có thể làm giảm rủi ro này đến mức thấp
nhất bằng cách lên kế hoạch cẩn thận và tuân thủ chuẩn mực kiểm toán chứ không
thể loại bỏ hoàn toàn nó. Và do đó việc nghiên cứu mối quan hệ giữa trọng yếu và

rủi ro kiểm toán có vai trò rất quan trọng.
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: nếu mức
trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Kiểm toán viên cần
chú ý đến mối quan hệ này khi xem xét nội dung, phạm vi và thời hạn của các thử
nghiệm kiểm toán một cách thích hợp.


14

1.2.3.3. Cân đối giữa chi phí và lợi ích
Ngoài các nhân tố đã nói ở trên, khi xem xét tính trọng yếu, cần phải đặt
trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được khi thực hiện các thủ tục
kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch nếu kiểm toán viên xác lập một mức trọng
yếu thấp, đồng nghĩa với việc đòi hỏi độ chính xác cao của số liệu thì khi tiến hành
cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục kiểm toán để có thể
thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán, nhằm tăng khả năng phát hiện các sai lệch
trọng yếu. Điều này đòi hỏi kiểm toán viên phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn
cho cuộc kiểm toán và ngược lại.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét mối quan hệ của vấn đề này với các nhân tố
khác như: Các quy định pháp luật có liên quan, mục tiêu của cuộc kiểm toán, nguồn
nhân lực, mối quan hệ giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính…để từ đó có thể
xác lập một mức trọng yếu phù hợp nhất.
1.3. Các nghiên cứu về trọng yếu
Vận dụng tính trọng yếu là bước quan trọng trong kiểm toán bởi vì nó tác
động tới toàn bộ quy trình kiểm toán. Vận dụng không đúng tính trọng yếu có thể
gây hậu quả tiêu cực cho cả công ty được kiểm toán và công ty kiểm toán. Nhiều
nghiên cứu nhằm làm rõ tính trọng yếu trong kiểm toán và áp dụng chúng vào thực
tế. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:
1.3.1. Yêu cầu có hƣớng dẫn rõ ràng về khái niệm trọng yếu
Vào 1967, nghiên cứu của Bernsetin đã chỉ ra rằng: việc áp dụng khái niệm

trọng yếu vào thực tế tại các công ty kiểm toán cũng như tại các công được kiểm
toán là rất khác nhau. Và sự khác nhau này là do kết quả của việc thiếu những
hướng dẫn rõ ràng về khái niệm trọng yếu. Do vậy, nghiên cứu đã đi đến kết luận
rằng cần thiết phải có những hướng dẫn đầy đủ hơn để giúp kiểm toán viên thực
hiện kiểm toán.
1.3.2. Tập trung vào khía cạnh định lƣợng
Tính trọng yếu về mặt định lượng là khía cạnh vốn có của thực hành kiểm
toán. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào khía cạnh này nhằm giúp giảm thiểu các


15

xét đoán về tính trọng yếu. Nghiên cứu sớm nhất về vấn đề này được thực hiện bởi
Woolsey vào năm 1954 bằng cách sử dụng phiếu điều tra cho các kiểm toán viên để
kiểm tra cơ sở xác định mức trọng yếu do các công ty kiểm toán áp dụng. Woolsey
nhận thấy rằng phần lớn các công ty kiểm toán sử dụng mức trọng yếu từ 5% đến
15% thu nhập trước thuế. Một vài công ty kiểm toán xác định mức trọng yếu từ 5%
đến 10% thu nhập thuần. Sau đó, vào 1975, L Dyer sử dụng cùng phương pháp
nghiên cứu của Woolsey, ông đã đưa ra kết quả là lợi nhuận sau thuế là biến quan
trọng trong việc xác định tính trọng yếu. Những kết quả này được đề cập bởi:
- Nghiên cứu của Woolsey (1973), Patillo và Siebel (1976), Nelson et al.
(2002) được thực hiện bằng bảng câu hỏi.
- Nghiên cứu của Frishkoff Paul (1970), Bernstein A (1974), Robinson and
Fertuck (1985), Chewning et al. (1989), Icerman and Hillison (1991), Costigan và
Simon (1995), Iskandar and Iselin (1996), Wright and Wright (1997), Gleason and
Mills (2002) nghiên cứu dữ liệu trong quá khứ đó là ý kiến kiểm toán và báo cáo tài
chính của đơn vị được kiểm toán.
- Boatsman and Robertson (1974), Moriarity and Barron (1976), Hofstedt and
Hughes (1977), M.Firth (1979), Moriarity and Barron (1979), Emery et al. (1981),
Krogstad et al. (1981), William Messier (1981), Bates et al. (1982), William

Messier (1983), Krogstad et al. (1984), Jennings et al. (1984), Jennings et al.
(1987), Carpenter and Dirsmith (1992), Karen W.Braun (2001), Nelson et al. (2005)
sử dụng phương pháp thực nghiệm.
Sau đó, các nghiên cứu khác tiếp tục làm rõ cơ sở xác định mức trọng yếu
trong giai đoạn lập kế hoạch mà cụ thể:
Phƣơng pháp một giá trị:
Holstrum và Messier, 1982 đã thực hiện một cuộc khảo sát các KTV và kết
luận rằng tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế là nhân tố quan trọng nhất ước tính
mức trọng yếu, đồng thời KTV thường xem sai sót nằm trong khoảng 5% đến 10%
lợi nhuận sau thuế thường là trọng yếu.


16

Leslie, 1985, rà soát các nghiên cứu tại Mỹ và Canada, đồng thời thực hiện
phỏng vấn các KTV và kế toán viên tại hai quốc gia này. Leslie đưa ra phương pháp
xác định mức trọng yếu tổng thể là lấy một tỷ lệ nhất định trên một chỉ số tài chính
để tính mức trọng yếu ban đầu. Theo đó ông đề xuất 4 nguyên tắc khác dựa vào 4
chỉ tiêu khác trên BCTC là lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu,
tổng doanh thu. Theo đó, mức ước lượng ban đầu về trọng yếu sẽ được tính bằng:
5% tổng lợi nhuận trước thuế; 0,5% tổng tài sản; hoặc 1% tổng vốn chủ sở hữu;
hoặc 0,5% tổng doanh thu.
Phƣơng pháp chuỗi giá trị:
Leslie, 1985, trong nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, trước đó, Hiệp hội Kế
toán viên công chứng Canada (CICA) đã đề nghị phương pháp xác định mức trọng
yếu tổng thể dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận gộp. Theo nguyên tắc này, mức trọng yếu
tổng thể được xác định bằng cách dùng một chỉ số tài chính nhưng sẽ có một
khoảng giá trị để chọn. Mức trọng yếu tổng thể được xác định theo 1 trong 4 trường
hợp tùy thuộc vào giá trị của chỉ tiêu lợi nhuận gộp. Phương pháp này cũng được đề
cập trong nghiên cứu của Pany and Wheeler, 1989, p.72 như sau:

Bảng 1.6: Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể theo chỉ tiêu lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp

Mức trọng yếu

Nhỏ hơn 20.000 USD

Từ 2% đến 5% lợi nhuận gộp

Từ 20.000 USD đến 1.000.000 USD

Từ 1% đến 2% lợi nhuận gộp

Từ 1.000.000 USD đến 100.000.000 USD

Từ 0,5% đến 1% lợi nhuận gộp

Lớn hơn 100.000.000 USD

0,5% lợi nhuận gộp

Phƣơng pháp bình quân: Phương pháp này được đề xuất bởi Leslie 1985, đó
là mức ước lượng ban đầu về trọng yếu sẽ được tính bằng cách dùng một công thức
bình quân số học hoặc bình quân gia quyền để cho kết quả là số bình quân giữa 4-5
chỉ số khác nhau. Các chỉ số này được tính dựa trên phương pháp một giá trị hoặc
phương pháp chuỗi giá trị.


×