Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng NoPTNT Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.05 KB, 18 trang )

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công
nghiệp tại Ngân hàng NoPTNT Hai Bà Trưng
I. Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng
1. Định hướng phát triển chung
Trong các năm qua, với định hướng chiến lược, mục tiêu và giải pháp kinh
doanh đúng đắn, ngân hàng No&PTNT đã vượt qua khó khăn, thách thức,
hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, tiếp tục tạo đà phát triển cho những
năm tới.
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách
hàng và ngân hàng, mục tiêu của Ngân hàng No&PTNT là tiếp tục giữ vững vị
trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy
tín cao trên trường quốc tế.
Ngân hàng No&PTNT kiên trì với định hướng chiến lược phát triển, tiếp
tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hóa.
Trong xu thế hội nhập chung, ngân hàng thực hiện đẩy nhanh tiến trình hội
nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài
chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước bạn, các tổ chức tài chính-
ngân hàng quốc tế, đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát
triển bền vững.
Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo
cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn; đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho các
thành phần kinh tế; mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tập
trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo
hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực
tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với
văn hóa doanh nghiệp.
Góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu chung mà Ngân hành
No&PTNT đã đề ra, PGD Hai Bà Trưng đã đề ra mục tiêu kinh doanh năm
2009:
- Tăng trưởng nguồn vốn từ 15-20%, dư nợ tăng từ 16-18%, nợ xấu từ


nhóm 3 đến nhóm 5 dưới 1% trên tổng dư nợ.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đảm bảo đủ năng lực cạnh
tranh. Nâng cao chất lượng tín dụng, trích và xử lý rủi ro theo quy định của
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, hạn chế tối đa nợ tồn đọng phát sinh.
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhằm đảm bảo cho hoạt
động của ngân hàng được an toàn, hiệu quả và bền vững.
- Nhanh chóng thực hiện hiện đại hóa ngân hàng để đáp ứng được nhu
cầu cạnh tranh, phát triển trong thời đại hội nhập.
2. Định hướng phát triển đối với hoạt động thẩm định các dự án xây dựng công
nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng
Để góp phần thực hiện các định hướng chung đã đề ra, ngân hàng
No&PTNT Hai Bà Trưng đã đề ra những định hướng cụ thể đối với hoạt động
thẩm định:
- Vẫn giữ vững trọng tâm hàng đầu là đẩy mạnh cho vay, đi đôi với nâng
cao chất lượng tín dụng.
- Việc cho vay được thực hiện chủ yếu trên cơ sở tính khả thi, tính hiệu
quả của dự án, không cho vay dựa trên uy tín và tài sản đảm bảo của khách
hàng.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cả về quy trình và nội dung
thẩm định:
+ Dựa vào thực tiễn để ngày càng hoàn thiện hơn quy trình và nội dung
thẩm định. Xây dựng quy trình thẩm định riêng đối với các dự án xây dựng
công nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế: nhu cầu xây dựng công nghiệp
và các dự án xây dựng công nghiệp vay vốn tại ngân hàng ngày càng tăng.
+ Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định.
II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại
Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng
Xuất phát từ tình hình thực tế và những tồn tại trong công tác thẩm định
các dự án xây dựng công nghiệp, để hoạt động thẩm định đạt hiệu quả cao.
Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng cần thực hiện các giải pháp:

1. Về thông tin trong quá trình thẩm định
Trong quá trình thẩm định, thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp
cho ngân hàng ra quyết định chấp thuận hay từ chối cho vay đối với dự án. Số
lượng và chất lượng của thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian và chất
lượng của công tác thẩm định. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp
nhiều khi thiếu tính đầy đủ, chính xác. Bởi vậy, trong quá trình thẩm định, cán
bộ thẩm định không thể chỉ dựa vào thông tin một chiều từ phía khách hàng mà
phải tìm hiểu, thu thập, xử lý các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau có liên
quan đến dự án.
Để đảm bảo chất lượng công tác thẩm định, hạn chế rủi ro cho ngân hàng
đòi hỏi cán bộ thẩm định cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ. Do đó, trong
quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ các nguồn:
- Thông tin do khách hàng cung cấp: Thông tin này được thể hiện dưới
dạng: hồ sơ xin vay vốn, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp… Đây là
nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thẩm định. Do đó,
nguồn thông tin này yêu cầu phải có độ chính xác cao. Để làm được điều này,
cán bộ thẩm định khi tiếp xúc với khách hàng, nên làm việc một cách cụ thể,
chi tiết hơn về thời gian cung cấp, về tính chính xác của thông tin, yêu cầu
thông tin phải qua kiểm toán độc lập để đảm bảo khách hàng cung cấp thông
tin chính xác, đúng thời điểm, không chậm chễ gây ảnh hưởng tới thời gian
cũng như kết quả thẩm định. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên cử cán bộ thẩm
định trực tiếp xuống cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để kiểm tra
tính chính xác của thông tin mà khách hàng cung cấp.
- Thông tin từ thị trường như thông tin về giá cả , tình hình cung cầu sản
phẩm, các nghiên cứu tổng kết thị trường, thông tin của các nhà cung cấp
nguyên vật liệu đầu vào, khách hàng tiêu thụ sản phẩm… để đánh giá khía
cạnh thị trường của dự án.
- Thông tin từ các phương tiện truyền thông, tin tức: đài, báo, truyền
hình… Đặc biệt chú ý khai thác thông tin qua internet vì nếu biết cách khai thác
thì đây là nguồn thông tin hiệu quả và đa dạng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình

khai thác, thông tin phải được chọn lọc và đánh giá lại nhằm đảm bảo tính
chính xác, không để cho thông tin lệch lạc làm ảnh hưởng tới kết quả của công
tác thẩm định.
- Thông tin từ các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trong việc
tìm hiểu, đánh giá uy tín, nguồn thu nhập chính, nhà xưởng thiết bị, trình độ
quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thực trạng tài sản đảm bảo và
các thông tin khác nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá về khách hàng
và hiệu quả của dự án xin vay vốn. Việc thu thập thông tin từ các tổ chức tín
dụng khác đặc biệt có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc thẩm định dự án của
những khách hàng ở xa, bởi cán bộ tín dụng không đủ thời gian và có sẵn các
đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của
những khách hàng thiếu trung thực. Hơn nữa, chi phí cho một lần thẩm định
như vậy cho khách hàng tiềm năng bao gồm: chi phí xăng xe đi lại, công tác
phí, chi phí lưu trú cho cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay…, chi
phí này là khá lớn so với dự kiến tiền lãi sẽ thu được nếu khoản vay được
chấp nhận.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc trao đổi, khai thác thông tin từ các tổ chức tín
dụng khác là tương đối khó, do vai trò quan trọng của thông tin trong cạnh
tranh giữa các tổ chức tín dụng. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có
quan hệ mật thiết với các tổ chức tín dụng khác. Cán bộ tín dụng cần tạo được
sự tin cậy với các đồng nghiệp ở các ngân hàng khác trên cơ sở đôi bên cùng
có lợi. Việc thu thập, trao đổi thông tin có thể thông qua các buổi họp, các buổi
hội thảo, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng.
Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cũng có thể thu thập thông tin từ hệ thống
Thông tin phòng ngừa rủi ro của ngân hàng No&PTNT Việt Nam, thông tin nội
bộ giữa các chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp. Các nguồn thông tin này sẽ
chứa đựng những rủi ro thường gặp phải, những thông tin chung về khách
hàng và những quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng trong quá khứ.
Trên cơ sở đó, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành chọn lọc, phân tích thông tin
phục vụ cho công tác thẩm định.

Trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, các chính sách
quan lý chưa hoàn thiện, hệ thống thông tin chưa đáp ứng kịp thời cho hoạt
động thẩm định. Do đó, rủi ro về thiếu thông tin rất dễ dẫn đến rủi ro cho ngân
hàng. Để hạn chế điều này, ngân hàng cũng cần xây dựng hệ thống thông tin
phục vụ cho công tác thẩm định, trong đó, có lưu trữ những thông tin về khách
hàng có quan hệ với ngân hàng giúp cho cán bộ thẩm định nâng cao chất
lượng thẩm định đồng thời giảm bớt thời gian thu thập thông tin.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn có thể nghiên cứu chọn lựa, khai thác hiệu
quả nhất các loại thông tin khác nhau qua nhiều kênh thông tin khác như:
- Kênh thông tin từ các cơ quan quản lý chức năng.
- Kênh thông tin về các định mức kinh tế-kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế,
xây dựng, suất đầu tư của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà
nước…
- Thông tin tư vấn của các chuyên gia
Việc kết hợp một cách đa dạng thông tin từ các nguồn khác nhau giúp cho
cán bộ thẩm định có được những thông tin đầy đủ, hạn chế tối đa sự sai lệch
thông tin.
2. Về đội ngũ cán bộ thẩm định
Con người là nhân tố trung tâm, chi phối, quyết định đến hoạt động thẩm
định dự án. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định, trước hết, phải nâng
cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định cả về trình độ chuyên
môn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Để làm được điều này, mỗi cán bộ thẩm định không những phải thường
xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện đúng các quy định liên
quan, mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác. Mỗi cán bộ thẩm
định phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức, nâng cao ý thức, trách
nhiệm trong công việc.
Trên mọi lĩnh vực, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định
đến sự thành công hay thất bại của bất cứ hoạt động nào. Đối với hoạt động
thẩm định dự án, yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, quyết định

đến chất lượng của công tác thẩm định, hình ảnh của ngân hàng từ đó quyết
định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng. Bởi vậy, ngân hàng cần quan tâm
nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, tạo điều kiện
thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công
tác của họ để có chế độ đãi ngộ, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích tinh
thần trách nhiệm, ý thức vươn lên và tự hoàn thiện của mỗi cán bộ làm công
tác thẩm định.
Về việc đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ thẩm định, ngân hàng cần có
những chính sách cụ thể như: khuyến khích các cán bộ thẩm định đi học để
nâng cao kiến thức và nghiệp vụ thẩm định, tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm
định tham dự các buổi hội thảo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, thương thảo
hợp đồng do ngân hàng cấp trên tổ chức. Đối với những nội dung thẩm định
mà các cán bộ chưa biết hoặc không rõ, ngân hàng cũng cần thuê chuyên gia,
một mặt giúp cán bộ thẩm định hoàn thành công việc, mặt khác có thể giúp họ
hiểu biết thêm về khía cạnh đó, nhằm phục vụ cho việc thẩm định các khía
cạnh đó ở các dự án sau.
Ngân hàng cũng cần có những chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về
vật chất và tinh thần đối với cán bộ thẩm định nhằm khuyến khích tinh thần làm
việc, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
Bên cạnh hình thức khen thưởng, động viên khuyến khích, ngân hàng
cũng cần có những hình thức kỷ luật, xử lý nghiêm khắc đối với những sai sót
do cán bộ làm việc không nghiêm túc, thiếu trách nhiệm dẫn đến rủi ro, gây thất
thoát tài sản của ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng phải thường xuyên kiểm tra về trình độ kết hợp
với chất lượng xử lý công việc của đội ngũ cán bộ thẩm định làm cơ sở để
đánh giá, phân loại cán bộ, đồng thời xem xét và thuyên chuyển những cán bộ
thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác.
Bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao vào các vị trí
quan trọng để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người.
Hàng năm, ngân hàng nên tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm

nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định ở những năm tiếp
theo.
3. Về quy trình, tổ chức thẩm định

×