Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.62 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________

NGUYỄN KHẮC HẢI MINH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI MỘT
SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________________

NGUYỄN KHẮC HẢI MINH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI MỘT
SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài
liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này ở bất kỳ đâu. Những số liệu sử
dụng cho việc chạy mô hình là trung thực được chính tác giả thu thập và có nguồn
gốc rõ ràng, minh bạch; các số liệu khác phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh
giá được thu thập từ các nguồn trích dẫn khác nhau và đã ghi trong phần tài liệu
tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2014
Người cam đoan

Nguyễn Khắc Hải Minh


Mục lục
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ........................................4
1.1.1 Khái niệm nợ xấu .........................................................................................4
1.1.2 Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu .......................................................5

1.1.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng ...............................................................6
1.1.4 Tác động của nợ xấu .....................................................................................8
1.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ...................9
1.2.1 Các nghiên cứu trước đây ở các nước ............................................................9
1.2.2 Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam ........................................................10
1.2.3 Tổng hợp của tác giả ....................................................................................12
1.2.3.1. Nhân tố từ phía khách hàng vay vốn .......................................................12
1.2.3.2. Nhân tố từ phía ngân hàng .......................................................................14
1.2.3.3. Nhân tố khách quan môi trường kinh doanh và chính sách nhà nước .....19
1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các nước và bài học cho Việt Nam .....22
1.3.1 Kinh nghiệm của các nước .........................................................................22
1.3.2 Bài học cho Việt Nam ................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
2.1 Phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn Việt Nam ...............................................33
2.1.1 Từ trước năm 2013 .......................................................................................33
1


2.1.2 Từ năm 2013 đến nay...................................................................................34
2.1.3 Tình hình trích lập dự phòng........................................................................38
2.2 Tổng quan tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai
đoạn từ 2009-2013 ...............................................................................................39
2.2.1 Sự tăng trưởng về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn ....................................39
2.2.2 Sự phát triển mạng lưới................................................................................40
2.2.3 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn ................................................................41
2.1.4 Hoạt động tín dụng .......................................................................................42
2.1.5 Các sản phẩm dịch vụ khác ..........................................................................43
2.3. Phân tích thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam ........44

2.3.1 Tình hình nợ xấu trong giai đoạn 2009-2013 ..............................................44
2.3.2 Tốc độ tăng trưởng dư nợ và nợ xấu ............................................................46
2.4. Thực trạng xử lý nợ xấu tại Việt Nam .......................................................48
2.4.1 Tình hình xử lý nợ xấu hiện nay ..................................................................48
2.4.2 Nguyên nhân tồn tại và giải pháp khắc phục ...............................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................52
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1 Các biến nghiên cứu .....................................................................................53
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................55
3.3 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................60
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1. Giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại ...........................................61
4.1.1. Đánh giá chính xác thực trạng nợ xấu .......................................................61
4.1.2. Phân loại nợ xấu để có các biện pháp xử lý phù hợp ..................................61
4.1.3. Thay đổi phương thức cấp tín dụng để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn
đúng mục đích ......................................................................................................62
4.1.4. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị rủi ro .................63
4.1.5. Giải quyết vấn đề quản trị nguồn nhân lực .................................................64
2


4.1.6. Tăng cường chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ ....................65
4.2. Kiến nghị đối với NHNN .............................................................................65
4.2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NHNN đối với
TCTD ....................................................................................................................65
4.2.2. Mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng .....................................................66
4.2.3. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá NHTMNN .............................................67

4.2.4. Cần cơ chế và khung pháp lý thích hợp cho việc mua bán và xử lý nợ xấu
thông qua Công ty mua nợ và quản lý tài sản (AMC) ..........................................67
4.2.5. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng ........68
4.3. Kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành ...........................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................70
KẾT LUẬN CHUNG ..........................................................................................71
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

BIDV

Ngân hàng đầu tư và phát triển

CBTD


Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu

HĐQT

Hội đồng quản trị

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

KAMCO

Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc

MBB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội


NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NPL

Nợ xấu



Quyết định

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

STB


Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín

TCTC

Tổ chức tài chính

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSĐB

Tài sản đảm bảo

VCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Nợ xấu Kamco đã mua năm 1997 – 2001 ..................................................... 22

Bảng 1.2: Giải quyết nợ xấu của Kamco .......................................................................... 24
Bảng 2.1: So sánh quan điểm về nợ xấu ........................................................................ 34
Bảng 2.2: So sánh Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ... 35
Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của 8 NHTM niêm yết ....................... 39
Bảng 2.4: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của 8 NHTM niêm yết................... 40
Bảng 2.5: Số tiền huy động của 8 NHTM niêm yết ........................................................ 41
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng của 8 NHTM niêm yết ........................................................... 42
Bảng 2.7: Dư nợ phân theo thời hạn ............................................................................. 47
Bảng 3.1: Định nghĩa các biến và mối tương quan kỳ vọng ......................................... 54
Bảng 3.2: Kết luận các giả thuyết thống kê .................................................................. 59


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Số liệu trích lập dự phòng của các NHTM ...................................................... 38
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng so với toàn hệ thống 2010 – 2013 ................... 43
Hình 2.3: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009 - 2013................................................................. 45
Hình 2.4 : Tốc độ tăng trưởng dư nợ, huy động vốn và tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2010 – 2013 ........................................................................................................................ 47
Hình 3.1: Kết quả phân tích mô hình hồi quy .................................................................. 57
Hình 3.2: Kết quả tương quan chi tiết giữa các biến độc lập ........................................... 59


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với biến động xấu của nền kinh tế cả nước trong những năm vừa qua thì ngành
Ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là chất lượng tín dụng giảm và nợ xấu
tăng cao.
Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vấn đề quản trị rủi ro tại các Ngân hàng trở

lên luôn đóng vai trò quan trọng đặc biệt là trong thời điểm hiện tại. Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động ngành Ngân
hàng vốn tồn tại nhiều bất cập.
Vì vậy, việc xem xét và phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của Ngân hàng là
việc làm cần thiết bởi đây là vấn đề rất được quan tâm tại thời điểm này. Nguyên nhân
của thực trạng nợ xấu cao như hiện nay là gì, biện pháp giải quyết hiệu quả ?
Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG VIỆT NAM” làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đưa ra cơ sở lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu. Học tập kinh nghiệm quản lý nợ xấu
của một số nước trên thế giới và vận dụng vào thực tế của Việt Nam.
- Phân tích thực trạng nợ xấu tại một số ngân hàng Việt Nam. Đo lường các nhân tố tác
động đến nợ xấu tại một số ngân hàng Việt Nam và từ đó đề xuất các giải pháp để hạn
chế cũng như xử lý nợ xấu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu tại 8 NHTM đang niêm yết trên
sàn chứng khoán: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(CTG), Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), Ngân
hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (EIB), Ngân hàng


2

TMCP Quân Đội (MBB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BID).
Đây là những NHTM hàng đầu tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay xét về quy mô,
nguồn vốn, hiệu quả hoạt động, thương hiệu. Do đó qua xem xét thực trạng 8 NHTM
nói trên sẽ thấy được thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam tại thời điểm này.
Ngoài ra do niêm yết trên sàn chứng khoán nên việc tiếp cận thông tin và lấy số liệu về

tình hình hoạt động của các NHTM nói trên cũng thuận lợi hơn các ngân hàng khác.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu khái niệm nợ xấu, các nhân tố tác động đến nợ xấu và
kinh nghiệm về quản lý nợ xấu trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Dữ liệu phân tích được lấy từ các nguồn BCTN, BCTC theo năm của các NHTM
Việt Nam, website của NHNN, Tổng cục thống kê, …công bố trong giai đoạn từ năm
2009 đến 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: tác giả dùng phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so
sánh, phân tích tổng hợp.
- Phương pháp định lượng: tác giả tham khảo mô hình hồi quy tuyến tình đo lường các
nhân tố tác động đến nợ xấu của Hippolyte Fofack (2005), Irum Saba, Rehana Kouser,
Muhammad Azeem (2012). Sau khi xem xét, so sánh các mô hình về tính khả thi và
phù hợp khi áp dụng trong điều kiện Việt Nam, tác giả quyết định chọn mô hình hồi
quy tuyến tính đa biến. Dữ liệu của mô hình được lấy trong giai đoạn từ năm 20092013 từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 8 ngân hàng đang niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán, số liệu vĩ mô của Tổng cục thống kê.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM


3

Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam
Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số NHTM
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại một số NHTM Việt Nam


4


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái niệm nợ xấu:
Theo các sách giáo khoa tài chính, các tác giả thường đưa ra những thuật ngữ về
nợ xấu như “bad debt”, “non-performing loan”, “doubtful debt” hoặc là các khoản cho
vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên (Peter
Rose, 2009)
Khái niệm của nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG)
Nhóm chuyên gia tư vấn AEG của Liên Hợp Quôc cho rằng định nghĩa về nợ
xâu không nên mang tính chất mô tả mà chỉ nên được sử dụng như hướng dẫn cho các
ngân hàng. AEG thống nhất định nghĩa như sau: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi
quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên
dã được nhập gôc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải
thanh toán dã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng
khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên 2
yếu tố: quá hạn trên 90 ngày; khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): không đưa ra định
nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều
quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có
khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng
thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành
động gì để gắng thu hồi ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); (ii)
người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày.
Theo Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ
để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước
tính được tính toán dựa trên công thức như sau:



5

EL = PD x EAD x LGD
(Trong đó PD – Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD:
Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default – tổng dư
nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ; EI: Expected Loss –
tổn thất có thể ước tính)
Trong Hướng dẫn để tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia
(FSIs), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra định nghĩa về nợ xấu “một khoản vay được
coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi
suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo
thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy
các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi
người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ
khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải
xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation
Guide on Financial Soundness Indicators, 2004).
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng thường đề cập các khoản nợ
giảm giá trị thay vì sử dụng thuật ngữ nợ xấu. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 chỉ
ra rằng cần có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá
trị. IAS 39 chú trọng tới khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian quá hạn tới
90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
thường là phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách
hàng.
1.1.2. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu
Đo lường chất lượng tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh và tính an toàn của NHTM. Một khoản vay tốt là khoản vay mà
khách hàng thanh toán đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn. Để đánh giá chất
lượng tín dụng ta có thể xem xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn



6

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Dư nợ quá hạn

x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu nợ xấu cho ta số liệu cụ thể hơn để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng.
Chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn chỉ tiêu nợ quá hạn và phần nào cho thấy chất lượng tín
dụng của các NHTM. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất
lượng tín dụng cao của mình và ngược lại.
Tỷ lệ nợ xấu =

Số dư nợ xấu
Tổng dư nợ

x 100%

Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức ≤ 5%, tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%. Tuy
nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân
hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực
hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ
quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui
định.
Hệ số RRTD =


Tổng dư nợ cho vay
Tổng tài sản có

x 100% (Trần Huy Hoàng, 2011)

Hệ số này cho thấy tỷ trọng khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có, tỷ trọng này
càng cao thì lợi nhuận càng lớn nhưng cùng với đó là RRTD càng cao, hiệu quả hoạt
động quản trị RRTD thấp.
1.1.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng
Phân loại nợ được hiểu là quá trình các ngân hàng xem xét các danh mục cho vay của
từng ngân hàng và đưa khoản vay vào các nhóm khác nhau dựa trên rủi ro và điểm
tương đồng giữa các khoản vay. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các
ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay, có các biện pháp xử lý các
vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay.
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy
ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự


7

phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức
tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Dự phòng cụ
thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng
cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự
phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập
dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín
dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Việc phân loại và lập dự phòng gây nhiều khó khăn cả về mặt lý thuyết và thực tế, các
quôc gia có lựa chọn rất đa dạng cho hệ thống phân loại và lập dự phòng. Mặc dù có
những điểm tương đồng, nhưng vẫn chưa có quy định và tiêu chuẩn quốc tế thống nhất.

Ủy ban Basel đưa ra những hướng dẫn, nguyên tắc quan trọng nhằm mục tiêu hướng
tới sự thống nhất trong phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở
các quốc gia, nhưng không đưa ra một hệ thống phân loại nợ thống nhất hay các quy
trình chuẩn hóa để đánh giá rủi ro tín dụng.
Ở Việt Nam trước đây quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng được thực hiện
theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007.
Theo đó các TCTD được phép thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng
hoặc định tính (TCTD phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách dự phòng rủi ro và
chỉ được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản).
Nhóm nợ
1
2
3
4
5

Phân loại theo phương pháp định
lượng (số ngày quá hạn)
Dưới 10 ngày
Từ 10 ngày đến 90 ngày
Từ 91 ngày đến 180 ngày
Từ 181 ngày đến 360 ngày
Trên 360 ngày

Tỷ lệ trích lập dự
phòng (%)
0%
5%
20%
50%

100%

Từ năm 2013, theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư số
09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 thì việc phân loại nợ sẽ tập trung tại đầu mối duy


8

nhất là CIC và các TCTD muốn tìm hiểu về khách hàng phải truy xuất thông tin từ
CIC.
1.1.4 Tác động của nợ xấu
* Đối với các NHTM
Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các NHTM. Nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với
việc một phần vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong các khoản nợ, ngân
hàng mất đi cơ hội làm ăn khác, giảm vòng quay vốn, giảm doanh số cho vay của ngân
hàng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Khi nợ xấu tăng, thu nhập của ngân hàng
giảm do không thu hồi được nợ và phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí trích lập
dự phòng, chi phí quản lý, xử lý nợ xấu. Ngoài ra nếu nợ xấu cao, ngân hàng có thể bị
NHNN đưa vào giám sát đặc biệt, hạn chế khả năng mở rộng và kinh doanh.
Nợ xấu làm ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh khoản và kế hoạch kinh doanh
của ngân hàng. Do hiện tại hoạt động chủ yếu của các NHTM là huy động tiền gửi và
cho vay. Khi các khoản cho vay gặp rủi ro, thu hồi nợ khó khăn hoặc không thu hồi đủ
nợ vốn và lãi. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản
tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng rất lớn tới tính thanh khoản cũng như kế hoạch
kinh doanh của ngân hàng.
Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng. Do hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng
tiền của người khác nên khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cao tức là chất lượng tín dụng
của ngân hàng càng thấp. Ngân hàng gặp vấn đề thiếu thanh khoản, làm mất lòng tin đối
với người gởi tiền, gây áp lực cho việc thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân
khách hàng cũ, làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của ngân hàng, gây áp lực

nguồn vốn huy động để cho vay là rất nặng nề. Đối với NHTM có niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán, thì với tỷ lệ nợ xấu cao, sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản
của ngân hàng trên thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Nếu tỷ lệ nợ xấu cao
thì uy tín của ngân hàng sẽ giảm sút, là bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội
nhập và phát triển.


9

* Đối với nền kinh tế
NHTM là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM nói
chung cũng như nợ xấu nói riêng ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Nợ xấu tăng có tác
động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua mối quan hệ hữu cơ ngân hàng – khách hàng
– nền kinh tế. Khi nợ xấu phát sinh sẽ làm hạn chế khả năng khai thác và đáp ứng vốn,
dịch vụ của ngân hàng cho nền kinh tế. Mặt khác nếu nợ xấu phát sinh do khách hàng
hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh
tế vì nguồn vốn bị ứ động và việc sản xuất bị đình trệ, gây ra những tác động xã hội
như việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Ngoài ra kinh phí để xử lý nợ xấu cũng gây ra
gánh nặng cho ngân sách. Nợ xấu tăng cao đến mức tự bản thân NHTM không thể xử
lý và phải trông cậy vào ngân sách sẽ dẫn đến bội chi ngân sách làm xuất hiện rủi ro
lạm phát gây bất ổn nền kinh tế.
1.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại
1.2.1 Các nghiên cứu trước đây ở các nước
Ranjan và Dhal (2003) sử dụng phân tích hồi quy với dữ liệu bảng cho rằng điều kiện
kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP) và điều kiện kinh tế vi mô (điều khoản tín
dụng, quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng và lãi suất cho vay) tác động rất lớn đến
tỷ lệ nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ.
Hippolyte Fofack (2005) sử dụng quan hệ nhân quả Granger và mô hình dữ liệu bảng
tìm hiểu những nhân tố gây ra nợ xấu trong vùng Sahara Châu Phi trong những năm
1990. Kết quả: tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái thực, lãi suất thực, tỷ lệ lợi nhuận lãi

thuần, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lãi từ các khoản vay liên ngân hàng là yếu
tố quyết định quan trọng của nợ xấu các nước này.
Hu, Li và Chiu (2006) phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của 40
NHTM tại Đài Loan với một bộ dữ liệu bảng trong giai đoạn 1996-1999. Nghiên cứu
cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn thì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn. Hu
và cộng sự cũng cho thấy quy mô của các ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến nợ xấu.


10

Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007) sử dụng phương pháp uớc lượng GMM
(Generalized Method of Moments) để kiểm tra các biến kinh tế vĩ mô và biến kinh tế vi
mô ảnh hưởng đến các khoản vay có vấn đề của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn
1994 - 2005. Kết quả cho thấy, cả yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô đều ảnh hưởng đến
khoản vay có vấn đề. Ở cấp vĩ mô là tăng trưởng GDP, ở cấp ngân hàng là tăng trưởng
tín dụng, chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng.
Irum Saba, Rehana Kouser và Muhammad Azeem (2012) sử dụng mô hình hồi quy
tuyến tính đa biến để đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng Mỹ giai
đoạn từ năm 1985 đến 2010. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố vĩ mô như lãi suất, GDP có
mối liên hệ với nợ xấu.
Roberto Blanco và Ricardo Gimeno (2012): sử dụng dữ liệu bảng của 50 tỉnh ở Tây
Ban Nha giai đoạn từ năm 1984 đến 2009, tác giả đã phân tích các yếu tố quyết định
khả năng trả nợ của các hộ gia đình ở Tây Ban Nha. Các yếu tố được xem xét: giá trị
của khoản vay, số hộ gia đình vay vốn, hình thức vay (có bảo đảm hoặc không có bảo
đảm), mục đích vay vốn, tài sản thế chấp và các yếu tố vĩ mô khác: tăng trưởng tín
dụng, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất.
Messai & Jouini (2013) áp dụng phương pháp dữ liệu bảng để phát hiện các yếu tố
quyết định nợ xấu với số liệu của 85 ngân hàng tại 3 quốc gia là Ý, Hy Lạp và Tây Ban
Nha từ năm 2004 đến 2008. Kết quả là nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tốc độ
tăng trưởng GDP và khả năng sinh lời của tài sản ngân hàng, có mối quan hệ cùng

chiều với tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ và lãi suất thực.
1.2.2 Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một
số NHTM cụ thể và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu. Chẳng hạn có một số
luận văn, bài báo sau:


11

Lý Thị Ngọc Quyên (2012). Phân tích những nhân tố tác tác động đến nợ xấu tại
các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
Luận văn nghiên cứu về những nhân tố tác tác động đến nợ xấu tại các NHTM
Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Tác giả đánh giá, phân tích thực trạng nợ xấu của các
NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2007-Quý 1/2013. Kết quả
phân tích nhân tố khám phá EFA và sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 đã chỉ ra 5
nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, đó là nhân tố tự bản thân ngân
hàng, nhân tố từ phía khách hàng đi vay, nhân tố môi trường kinh doanh và chính sách
nhà nước, nhân tố ngân hàng hậu tăng trưởng nóng. Qua đó tác giả đề ra giải pháp.
Nguyễn Thị Hồng Nguyên (2012). Phân tích nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn. Luận văn Thạc sĩ. Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn nghiên cứu về thực trạng nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn. Tác giả đánh giá, phân tích thực
trạng nợ xấu trong giai đoạn 2007- 2011 và đưa ra các nguyên nhân từ bản thân ngân
hàng, từ phía khách hàng và các nguyên nhân khách quan khác. Qua đó tác giả đề ra
giải pháp hoàn thiện xử lý nợ xấu.
Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Công Bình (2013). Giải pháp xử lý
nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 84 tháng
3/2013.

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng nợ xấu phát sinh trong hệ thống NHTM giai
đoạn 2009-2012, phân tích chi tiết nguyên nhân phát sinh nợ xấu trong các tập đoàn nhà
nước cũng như trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán… Với mục đích làm sáng tỏ
mức độ và tính chất nghiêm trọng của nợ xấu trong hệ thống NHTM, nguyên nhân phát
sinh nợ xấu như: hệ quả của gói kích cầu, các chính sách nới lỏng tín dụng cũng như
công tác quản trị điều hành hệ thống NHTM được sử dụng trong thời gian... qua còn


12

nhiều bất cập. Từ đó, đề xuất hai nhóm giải pháp xử lý nợ xấu từ Chính phủ, NHNN và
bản thân các NHTM phát sinh nợ xấu. Đây là tiền đề cơ bản thực hiện thành công tái cấu
trúc hệ thống NHTM
Hoàng Đức, Bùi Hồng Thăng (2013). Nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 89
tháng 8/2013.
Bài viết đánh giá thực trạng nợ xấu ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam trong tương quan so sánh với các ngân hàng thương mại nhà nước khác;
phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu như cho vay những ngành rủi ro cao như bất
động sản, quy trình cho vay chưa hợp lý, công tác dự báo, phòng ngừa rủi ro chưa được
coi trọng, từ đó đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề này.
Nguyễn Thị Mỹ Phượng, Lê Thị Mỹ Ngọc (2014). Xử lý nợ xấu trong hệ thống
NHTM Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 96 tháng 3/2014.
Bài viết phân tích thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt
Nam nói chung và 13 NHTM nói riêng trong giai đoạn 2007- 2013. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra những nguyên nhân phát sinh nợ xấu và những vấn đề còn tồn tại trong công tác
xử lý nợ tại các NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó gợi ý một số chính sách
nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu.
1.2.3 Tổng hợp của tác giả
Qua quá trình tham khảo các nghiên cứu trên cùng những quan sát từ thực tiễn,

tác giả tổng hợp những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam gồm ba
nhóm chính sau:
1.2.3.1. Nhân tố từ phía khách hàng vay vốn:
+ Sử dụng vốn vay sai mục đích: là một trong những trường hợp gian lận xảy ra
khá phổ biến trong thực tế hiện nay. Việc không giám sát chặt chẽ của ngân hàng sau
khi phát tiền vay đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn
đến rủi ro không thu hồi được nợ vay nếu khách hàng bị thua lỗ, phá sản.


13

Trong điều kiện thuận lợi, doanh nghiệp cố gắng vay càng nhiều càng tốt, thậm
chí ở mức lãi suất cao. Một lượng lớn vốn vay đã không được doanh nghiệp sử dụng
đúng lĩnh vực của mình, đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành có lợi nhuận cao... Khi
các lĩnh vực này sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ.
+ Cố tình lừa đảo, chiếm đoạt, bỏ trốn.
Khách hàng lừa đảo một cách có hợp pháp để chiếm đoạt vốn của ngân hàng và
bỏ trốn. Lúc đầu, khách hàng lập đủ hồ sơ vay vốn, trả nợ rất tốt để tạo uy tín; sau đó,
đề nghị vay với số tiền lớn hơn và sử dụng sai mục đích, đến kỳ hạn trả nợ thì mất khả
năng thanh toán cho ngân hàng. Khách hàng khi đã cố tình lừa đảo thì rất khó để ngân
hàng nhận biết.
+ Thiếu thiện chí trả nợ ngay từ khi vay vốn: có một số khách hàng có khả năng
tài chính tốt nhưng tỏ ra chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không giao TSĐB
cho ngân hàng xử lý, nhằm chiếm dụng hoặc chiếm đoạt vốn ngân hàng. Không ít vụ
án liên quan đến tín dụng mà nguyên nhân là do thiện chí của khách hàng.
+ Trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của khách hàng
Việc sử dụng tiền vay hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ và
năng lực điều hành sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Năng lực tài chính, quản lý
điều hành doanh nghiệp hạn chế, vốn bị chiếm dụng, khả năng ứng phó chậm khi thị
trường biến động. Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh vượt quá tầm kiểm soát

dẫn đến rủi ro. Nhiều doanh nghiệp có vốn tự có tham gia dự án thấp, năng lực tài
chính hạn chế, chủ yếu trông chờ từ phía ngân hàng nên khi thị trường tiền tệ biến
động thì gặp rủi ro ngay.
Một số doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tài sản cố
định làm cho vốn bị đọng gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Mặt khác, có doanh nghiệp
kinh doanh quá nhiều, không tập trung, vượt quá khả năng quản lý vốn dẫn đến kinh
doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát không trả được nợ ngân hàng.


14

+ Gian lận về số liệu, chứng từ: quy định chưa chặt chẽ về chế độ BCTC của
pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện gian lận khi
lập BCTC cung cấp cho ngân hàng nhằm có được một đánh giá tốt khi đi vay; lập
chứng từ, giấy tờ khống qua mặt ngân hàng …
+ Sự bành trướng sang các lĩnh vực ngoài ngành của các DNNN
Nợ xấu của các DNNN do đây là hiện rất cao do đây là nhóm có nhiều thuận lợi
hơn cả trong tiếp cận tín dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của nền
kinh tế…nên những yếu kém của DNNN đã bóp méo hiệu quả phân bổ nguồn lực,
khiến vốn khó đến được với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. DNNN được
Chính phủ trợ cấp ngân sách và nguồn lực để cung cấp dịch vụ công, nhưng chất lượng
dịch vụ kém, trong khi gánh nặng nợ nần ngày càng lớn. Một số tập đoàn kinh tế kiểm
soát một số ngân hàng và sử dụng chính các ngân hàng để tài trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình, dẫn đến đầu tư quá mức, đầu tư ngoài ngành và sở hữu chéo nên khả
năng xảy ra rủi ro là rất cao.
1.2.3.2. Nhân tố từ phía ngân hàng:
+ Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay
Thông thường việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng rất quan
trọng ngay cả trước và sau cho vay. Nếu khách hàng sử dụng đúng với mục đích như
cam kết sẽ hạn chế được phát sinh nợ quá hạn do đánh giá nguồn trả nợ ngay từ ban

đầu. Khi đó, ngân hàng sẽ xem xét tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng để đáp ứng
nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt hoặc nhu cầu đầu tư. Nếu khách hàng không sử dụng
đúng mục đích mà không thông thạo thì dễ bị thua lỗ và không thanh toán được khoản
nợ khi đến hạn làm phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng. Khi đó, ngân hàng kịp thời thu
hẹp tín dụng, không cho vay thêm hoặc cho vay có điều kiện. Do đó, sẽ hạn chế được
rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.


15

Trên thực tế, không phải trường hợp nào nhân viên ngân hàng cũng kiểm tra
đúng quy định, đôi khi 12 tháng mới kiểm tra một lần hoặc việc kiểm tra mang tính
chất thủ tục, chiếu lệ nên không theo sát tình hình khách hàng, làm tăng rủi ro.
+ Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp hoặc không được chấp
hành nghiêm túc
Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay.
Vấn đề cung ứng tín dụng quá mức cho các thành viên HĐQT và các cổ đông lớn, hoặc
cho những người thân hoặc cho các quan hệ riêng tư khác. Đây là nhân tố khá phổ biến
ở những nước đang phát triển. Vi phạm nguyên tắc tín dụng xuất phát từ các hành vi
tiêu cực trong tiến trình cho vay.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, “khẩu vị” rủi ro mà mỗi ngân hàng xây
dựng chính sách tín dụng. Thực tế, trong thời gian qua, khách hàng không đủ điều kiện
vay tại ngân hàng lớn sẽ nộp hồ sơ ở ngân hàng nhỏ hơn và được chấp nhận vay. Trước
áp lực kinh doanh và cạnh tranh, gay gắt trong ngành, các ngân hàng phải luôn điều
chỉnh chính sách tín dụng và nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro.
+ Chất lượng thẩm định thấp:
Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng và dự án, phương án vay vốn rất quan
trọng trong quá trình cho vay. Công việc này cần xác định nhiều nguồn thông tin và
đánh giá khách hàng tương đối chính xác. Chỉ cần một thông tin không xác định có thể
dẫn đến việc đánh giá khách hàng không đúng và khả năng nợ quá hạn xảy ra là rất

cao. Hiện nay, công tác đánh giá khách hàng tại các NHTM chủ yếu dựa vào cảm tính
chủ quan của nhân viên tín dụng và thu thập được qua báo chí, internet và từ khách
hàng cung cấp. Có trường hợp giải ngân trước tiến độ thực hiện dự án nên toàn bộ vốn
vay đã chi ra mà công trình vẫn còn dang dở chưa hoàn thành. Cho vay dự án nhưng
giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất chưa hoàn chỉnh dẫn đến trường hợp cho vay
thêm vốn để hoàn chỉnh thủ tục chủ quyền đất làm TSĐB tiền vay.
+ Kiểm tra, quản lý và giám sát đối với TSĐB


16

Do thiếu nguồn thông tin chính xác, trung thực về tình hình hoạt động và tài
chính của khách hàng, nhiều NHTM có xu hướng chú trọng vào TSĐB để làm cơ sở
cấp tín dụng, coi TSĐB là cứu cánh cuối cùng khi rủi ro tín dụng phát sinh. Chính vì
dựa quá nhiều vào TSĐB nên CBTD và cấp thẩm quyền phán quyết không chú trọng
phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh, năng lực tài
chính thực sự của khách hàng, kinh nghiệm quản lý... Hiện nay việc xử lý TSĐB để thu
hồi nợ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, do vậy tổn thất xảy ra cho NHTM là
rất lớn. Mặt khác hầu hết các khoản cấp tín dụng hiện nay của các NHTM là phải có
TSĐB, trong đó bất động sản là TSĐB chính của các ngân hàng. Nền kinh tế suy thoái
và thị trường bất động sản trầm lắng gây rủi ro cho ngân hàng.
+ Đạo đức nghề nghiệp kém
Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù cần dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm,
do đó đạo đức được đặt lên hàng đầu và ở khía cạnh nào đó còn mang tính chất bắt
buộc. Thực tế, rất nhiều vụ án xảy ra liên quan đến nhân viên tín dụng có hành vi thông
đồng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ, bỏ qua nhiều quy định bắt buộc trong quy
trình nhằm vụ lợi cá nhân gây rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng. Tuy nhiên hiện chưa có tính toán, tỷ lệ nợ xấu xuất phát từ đạo đức ngân hàng
chiếm bao nhiêu phần trăm. Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng chuyển vốn cho vay
thành vốn góp”. Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ

tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.
+ CBTD làm việc thiếu trách nhiệm
Không làm đúng quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng là biểu hiện của
sự thiếu trách nhiệm. Đây có thể do nhận thức chưa đúng của CBTD, do tính cẩu thả,
cả nể… Việc phân tích thông tin, đánh giá khách hàng trong quá trình điều tra, thẩm
định còn hời hợt, hình thức mang ý chí chủ quan, dẫn đến việc tham mưu và quyết định
cấp tín dụng sẽ kém chất lượng, hiệu quả thấp. Sự hiểu biết về quy trình sản xuất, khoa


×