Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện nông thôn mới huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.35 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH VƢƠNG

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH THỰC
HIỆN NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP MƢỜI,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH VƢƠNG

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH THỰC
HIỆN NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP MƢỜI,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài “Giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện
nông thôn mới huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp” là nghiên cứu của chính tôi
dƣới sự hƣớng dẫn của PGS TS. Nguyễn Hồng Thắng.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 09 tháng 10 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Minh Vƣơng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................1
2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .........................................................................2
3. CÂU HỎI GIẢI PHÁP CẦN TRẢ LỜI ..................................................................2
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ............................................................2
4.1. Đối tƣợng thực hiện ..............................................................................................2
4.2. Phạm vi thực hiện .................................................................................................3
5. CÁCH TIẾP CẬN ...................................................................................................3
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ...................................................................................3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................ 5

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG .........................................................5
1.1.1. Khái niệm về đầu tƣ công .................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm đầu tƣ công .......................................................................................6
1.1.3. Vai trò của đầu tƣ công đối với kinh tế - xã hội ...............................................6
1.1.4. Các khoản chi đầu tƣ công từ NSNN ................................................................7
1.2. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ XDNTM .......................................................................7
1.2.1. Khái niệm về nông thôn mới .............................................................................7
1.2.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn....................................................................................8
1.2.3. Huy động vốn trong XDNTM ...........................................................................8
1.2.4. Sự cần thiết phải XDNTM ................................................................................9
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến huy động vốn cho XDNTM ...................................9


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................12
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH THỰC
HIỆN NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI
ĐOẠN 2015 - 2018 .................................................................................................. 13
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP ....................13
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................13
2.1.2. Hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội .................................................................15
2.1.3. Xây dựng nông thôn mới ................................................................................19
2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH THỰC HIỆN
NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP MƢỜI GIAI ĐOẠN 2015 - 2018 .................20
2.2.1. Huy động vốn từ NSNN giai đoạn 2015 - 2018 .............................................20
2.2.2. Huy động vốn từ các doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2018 ............................21
2.2.3. Huy động vốn từ vốn góp của cộng đồng dân cƣ và các nguồn hợp pháp khác
tại huyện Tháp Mƣời giai đoạn 2015 - 2018.............................................................27
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN
SÁCH THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP MƢỜI GIAI ĐOẠN
2015 - 2018 ...............................................................................................................31

2.3.1. Những mặt đƣợc ..............................................................................................31
2.3.2. Những mặt hạn chế .........................................................................................33
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................35
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN
SÁCH THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH
ĐỒNG THÁP .......................................................................................................... 38
3.1. KẾ HOẠCH ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP
MƢỜI GIAI ĐOẠN 2019 - 2020..............................................................................38
3.1.1. Các công trình chuẩn bị đầu tƣ cho NTM giai đoạn 2019 - 2020...................38
3.1.2. Nhu cầu vốn đầu tƣ cho NTM giai đoạn 2019 - 2020 ....................................39
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ........................................................40
3.2.1. Giải pháp về huy động vốn .............................................................................40


3.2.2. Giải pháp về công tác chỉ đạo thực hiện .........................................................42
3.2.3. Giải pháp về công tác tuyên truyền .................................................................43
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực ..........................................................................44
3.2.5. Giải pháp về quy hoạch và quản lý các nguồn tài nguyên ..............................45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT

Cơ sở hạ tầng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NTM

Nông thôn mới

TPĐP

Trái phiếu địa phƣơng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Huy động vốn từ NSNN giai đoạn 2015 - 2018 .......................................21
Bảng 2.2: Huy động vốn từ đầu tƣ trong xây dựng công trình công cộng giai đoạn
2015 - 2018 ........................................................................................................22
Bảng 2.3: Đầu tƣ cơ sở sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm giai đoạn 2015 –
2018 ...........................................................................................................................23
Bảng 2.4: Đầu tƣ chuyển giao công nghệ, đào tạo hƣớng dẫn kỹ thuật tiên tiến, cung
cấp dịch vụ giai đoạn 2015 - 2018 .....................................................................35
Bảng 2.5: Cộng đồng dân cƣ tự góp vốn XDNTM giai đoạn 2015 - 2018...............28
Bảng 2.6: Đóng góp xây dựng công trình công cộng của các xã, thị trấn huyện Tháp
Mƣời giai đoạn 2015 - 2018 ..............................................................................29


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tháp Mƣời ......................................................13
Hình 2.2: Cơ cấu vốn huy động từ các doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2018 ...........17
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cƣ và nguồn hợp pháp
khác tại huyện Tháp Mƣời giai đoạn 2015 - 2018.............................................30
Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động để XDNTM giai đoạn 2015 - 2018.............31


TÓM TẮT
Tên đề tài: Giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện nông thôn mới
huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.
Lý do chọn đề tài: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới (XDNTM) là một chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, giúp cải
thiện điều kiện sinh sống, phát triển kinh tế nông thôn. Huyện Tháp Mƣời là huyện
vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, cơ sở hạ tầng thấp yếu, điều kiện kinh tế gặp nhiều
khó khăn. Vì thế huyện cần phải tích cực đầu tƣ XDNTM nhằm cải thiện đời sống
vật chất tinh thần của nhân dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Vấn đề: Nguồn vốn từ ngân sách có hạn, không đủ để đầu tƣ xây dựng đồng
bộ cầu, đƣờng nông thôn nên rất cần sự đóng góp của mọi ngƣời dân.
Cách tiếp cận: Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp thống kê,
phƣơng pháp so sánh.
Kết quả thực hiện: Huyện Tháp Mƣời đã huy động đƣợc các nguồn vốn xây
dựng nông thôn mới từ doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác và
nguồn vốn huy động từ dân cƣ có xu hƣớng tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên,
nguồn vốn chủ yếu vẫn là ngân sách nhà nƣớc, vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc vẫn
chiếm tỷ trọng thấp. Vốn huy động cho chƣơng trình xây dựng nông thôn mới
không đủ, dẫn đến tiến độ thi công các công trình bị chậm so với kế hoạch.
Kết luận và khuyến nghị: Các giải pháp đƣợc khuyến nghị gồm: Giải pháp
về huy động vốn, Giải pháp về công tác chỉ đạo thực hiện, Giải pháp về công tác
tuyên truyền, Giải pháp về nguồn nhân lực, Giải pháp về quy hoạch và quản lý các
nguồn tài nguyên
Từ khóa: Huy động vốn, chương trình nông thôn mới huyện Tháp Mười.


ABSTRACT
Title: Solution to mobilize capital to build bridges and roads in new rural
construction in Thap Muoi district, Dong Thap province.
Reason for writing: The national target program on new rural construction
(XDNTM) is an overall program on socio-economic development, helping to
improve living conditions and develop rural economy. Thap Muoi district is a deep
district of Dong Thap province, with low infrastructure, difficult economic
conditions. Therefore, the district needs to actively invest in building new trade to
improve the people's material and spiritual life, contributing to the socio-economic
development.
Problem: Limited capital from the budget, not enough to invest in building
synchronous bridges and rural roads, so it is very necessary to close all people.
Methods: Statistical methods, comparison methods.

Results: Thap Muoi district has mobilized capital sources for new rural
construction from enterprises, cooperatives, other economic types and capital
mobilized from population tends to increase over time. However, the main source of
funding is still the state budget, capital outside the state budget still accounts for a
small proportion. Mobilized capital for the new rural construction program is not
enough, leading to slow progress of construction works compared to the plan.
Conclusions and implications: The recommended include: Solutions for
capital mobilization, Solutions on allocation and use of capital sources, Solutions
for the direction of implementation, Solutions for propaganda, Human resource
solutions, Solutions for planning and managing resources.
Keywords: Capital mobilization, new rural program, Thap Muoi district.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một
chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng
đƣợc triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc. Mục tiêu đặt ra là XDNTM có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; an ninh trật tự
đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng
cao theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, bên cạnh việc cải thiện
điều kiện sinh sống, sản xuất còn góp phần thúc đẩy giao lƣu hàng hóa, phát triển
kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Đời sống kinh tế khu vực nông
thôn có nhiều khởi sắc và đây là một trong những kết quả rõ nét của Chƣơng trình

mục tiêu quốc gia XDNTM.
Nhận thấy đƣợc những ích lợi đó, cùng với sự chỉ đạo của nhà nƣớc, tất cả các
huyện, xã nông thôn trên cả nƣớc đều hăng hái tham gia thực hiện chƣơng trình này.
Huyện Tháp Mƣời là huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, có diện tích tự nhiên 530
km2, toàn huyện có 12 xã và 01 thị trấn, dân số năm 2018 là 138.434 ngƣời, hệ
thống sông ngồi chằng chịt, thƣơng mại, dịch vụ kém phát triển, cơ sở hạ tầng thấp
yếu, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn cuộc sống của ngƣời dân chủ yếu bằng
nghề trồng lúa. Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển của đất nƣớc đòi hỏi
ngƣời dân phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế để theo kịp sự phát triển của các khu vục
lân cận. Vì thế huyện cần phải tích cực đầu tƣ XDNTM nhằm cải thiện đời sống vật
chất tinh thần của nhân dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên nguồn
vốn của huyện có hạn, không đủ để đầu tƣ xây dựng phát triển đồng bộ các công
trình nông thôn nên rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà nƣớc và kêu gọi


2

sự đóng góp của mọi ngƣời dân.
Ngoài ra, một trong những hạn chế, bất cập của chƣơng trình XDNTM thời
gian qua là vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản. Để đẩy nhanh tiến độ nên địa phƣơng
đã huy động quá mức sự đóng góp của ngƣời dân hoặc đầu tƣ, triển khai các công
trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong khi chƣa bố trí đƣợc đầy đủ nguồn vốn, dẫn
đến hiệu quả kém mà nợ đọng xây dựng cơ bản lại càng tăng cao.
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Giải pháp huy động vốn ngoài ngân sách
thực hiện nông thôn mới huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện NTM huyện
Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm huy động vốn
ngoài ngân sách thực hiện NTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.

Đề tài đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện
NTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu 2: Đánh giá những mặt đƣợc, chƣa đƣợc trong huy động vốn ngoài
ngân sách thực hiện NTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm huy động vốn ngoài ngân sách
thực hiện NTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.
3. CÂU HỎI GIẢI PHÁP CẦN TRẢ LỜI
Huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện NTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng
Tháp hiện nay nhƣ thế nào?
Việc huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện NTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh
Đồng Tháp có những thành tựu và hạn chế gì?
Cần có những giải pháp gì để huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện NTM
huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
4.1. Đối tƣợng thực hiện


3

Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động huy động vốn ngoài
ngân sách thực hiện NTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.
4.2. Phạm vi thực hiện
Phạm vi không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong phạm vi huyện Tháp
Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.
Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, số liệu, thông tin sử dụng trong đề tài đƣợc
giới hạn trong 4 năm, từ năm 2015 đến năm 2018.
5. CÁCH TIẾP CẬN
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó, chú trọng
sử dụng các phƣơng pháp:

- Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các
hiện tƣợng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng huy động vốn trong
XDNTM tại huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp qua các năm.
- Phương pháp so sánh: Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh
nhằm xác định mức độ thay đổi, biến động của nguồn vốn trong XDNTM huyện
Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sử dụng để rút ra tồn tại và nguyên
nhân làm căn cứ đề xuất giải pháp nhằm huy động vốn trong XDNTM tại huyện
Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và
phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu. Trình bày các khái niệm có liên quan; tổng
quan về các nghiên cứu trƣớc.
Chƣơng 2: Thực trạng huy động ngoài ngân sách thực hiện NTM huyện Tháp
Mƣời, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018. Trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế,
xã hội của huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp; Thực trạng huy động vốn đầu tƣ
XDNTM huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá mặt đƣợc và hạn chế trong


4

huy động vốn ngoài ngân sách thực hiện NTM.
Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp. Trình bày những giải pháp nhằm huy động vốn
ngoài ngân sách thực hiện NTM.
Phần kết luận: Trình bày những kết luận và kiến nghị; Những hạn chế của đề
tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.



5

Chƣơng 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG
1.1.1. Khái niệm về đầu tƣ công
Đầu tƣ là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định (nhƣ
thăm dò, khai thác, chế biến, sản xuất, kinh doanh ...) và đƣa vốn vào hoạt động của
doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn, đem lại lợi nhuận cho
nhà đầu tƣ và lợi ích kinh tế xã hội cho nƣớc nhận đầu tƣ (Ngân hàng thế giới,
2005). Đầu tƣ là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tƣ (Luật đầu tƣ, 2014)
Hoạt động sử dụng nguồn lực đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế (nhƣ
đƣờng giao thông, viễn thông, cấp thoát nƣớc, ...) đƣợc gọi là đầu tƣ phát triển.
Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tƣ phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa
rộng, nguồn lực đầu tƣ bao gồm tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài
nguyên, khoa học công nghệ....
Theo Viện Chính sách Kinh tế Hoa Kỳ (2011), đầu tƣ công là tất cả các khoản
chi tiêu của ngân sách cho các đối tƣợng khác nhau trong nền kinh tế mà những
khoản chi tiêu này có tác dụng kích hoạt hoặc thúc đẩy mọi thành phần kinh tế.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “đầu tƣ công” đƣợc sử dụng từ sau khi chuyển sang
nền kinh tế thị trƣờng. Đầu tƣ công là đầu tƣ của Nhà nƣớc vào các chƣơng trình,
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hoặc các chƣơng trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội (Luật Đầu tƣ công, 2014).
Dự án đầu tƣ công là những dự án do chính phủ tài trợ toàn bộ hay một phần
hoặc do ngƣời dân tự nguyện đóng góp tiền hay ngày công nhằm đáp ứng nhu cầu
mang tính cộng đồng (Nguyễn Hồng Thắng, 2010).
Vốn đầu tƣ công bao gồm các nguồn vốn của Nhà nƣớc: ngân sách nhà nƣớc
(NSNN), công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phƣơng, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ƣu đãi của các
nhà tài trợ nƣớc ngoài, tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, vốn đầu tƣ từ nguồn



6

thu để lại cho đầu tƣ nhƣng không đƣa vào cân đối ngân sách nhà nƣớc, các khoản
vốn vay của ngân sách địa phƣơng để đầu tƣ (Luật Đầu tƣ công, 2014).
1.1.2. Đặc điểm đầu tƣ công
Đầu tƣ công giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhằm sử dụng các
nguồn vốn đầu tƣ có hiệu quả. Đầu tƣ công ƣu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, giảm nghèo.
NSNN có một vai trò rất lớn trong đầu tƣ công để tạo những bƣớc đột phá
phát triển đất nƣớc. Trong nền kinh tế nhiều thành phần thì tƣ nhân trong nƣớc và
đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tham gia đầu tƣ, kinh doanh cơ sở hạ tầng thông qua hình
thức nhƣ BOT, BTO, BT.
Chi đầu tƣ công gồm các nội dung: chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
không có khả năng thu hồi vốn; hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nƣớc; chi cho quỹ
hỗ trợ phát triển để thực hiện tín dụng đầu tƣ phát triển. Trong đó, chi đầu tƣ xây
dựng kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất nhằm củng cố, phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng của nền kinh tế, các ngành công nghiệp cơ bản, các dự án có tính chất
chiến lƣợc, các dự án trọng điểm phục vụ phát triển văn hoá xã hội, phúc lợi công
cộng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.3. Vai trò của đầu tƣ công đối với kinh tế - xã hội
Đầu tƣ công có vai trò quyết định khả năng tăng trƣởng của nền kinh tế. Đầu
tƣ công hiệu quả sẽ tạo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng nhanh, cơ sở hạ tầng
hiện đại, tạo tiền đề tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ của tƣ nhân
và đầu tƣ của nƣớc ngoài. Do đó đầu tƣ công không chỉ ảnh hƣởng đến phát triển
kinh tế mà còn ảnh hƣởng đến phát triển xã hội nhƣ giáo dục, an sinh xã hội…
Hạ tầng giao thông tốt sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến tăng trƣởng. Bởi vì, khi
chi phí vận chuyển thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, và quá trình tích lũy cao,
lao động và các nguồn lực khác sẽ di chuyển đến những nơi có năng suất lao động

cao hơn, tạo nên một sự đột phá trong tỷ lệ tăng trƣởng.
Đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển giao
lƣu hàng hóa của ngƣời dân nông thôn mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội


7

của các vùng lân cận, đây là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nƣớc.
1.1.4. Các khoản chi đầu tƣ công từ NSNN
Theo Luật đầu tƣ công (2014) thì các lĩnh vực đầu tƣ công bao gồm:
Chƣơng trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng - kĩ thuật, kinh tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tƣ không có điều kiện xã hội hóa thuộc các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác;
Chƣơng trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, bao gồm mua sắm, sửa chữa tài sản cố
định; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tƣ công khác theo phê duyệt
của Chính phủ.
Các dự án đầu tƣ của cộng đồng dân cƣ, tổ chức chính trị - xã hội đƣợc hỗ trợ
vốn nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;
Các hoạt động đầu tƣ kinh doanh bằng vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn tín dụng
do nhà nƣớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, vốn đầu tƣ sản
xuất của các DNNN và các vốn khác do nhà nƣớc quản lý.
1.2. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ XDNTM
1.2.1. Khái niệm về nông thôn mới
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn, nông thôn có thể đƣợc xem xét trên nhiều góc độ kinh tế, chính
trị, văn hóa...nông thôn không đơn thuần là khu vực xã hội và cũng là khu vực kinh
tế, kinh tế nông nghiệp trong địa bàn nông thôn ngoài nông nghiệp cũng có công
nghiệp dịch vụ thƣờng gọi là các hoạt động phi nông nghiệp. Việc phát triển kinh tế
nông thôn, từng bƣớc XDNTM là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta

hiện nay.
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị
xã, thị trấn; đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009). Theo Hồ Văn Thông (2005) NTM là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật
hiện đại, song vẫn giữ đƣợc những nét đặc trƣng, tính cách Việt Nam trong cuộc


8

sống văn hoá tinh thần. Theo đó, một số tiêu chí của mô hình NTM là: Một là, đơn
vị cơ bản của mô hình NTM là làng - xã. Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng hoá, đô
thị hoá, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba là, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi
dƣỡng các nguồn lực, đạt tăng trƣởng kinh tế cao, bền vững; môi trƣờng sinh thái
đƣợc giữ gìn; tiềm năng du lịch đƣợc khai thác. Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng
và đi vào thực chất. Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, dân trí đƣợc
nâng lên.
Nhƣ vậy, NTM là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, văn minh,
sạch đẹp; Sản xuất phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hóa; Đời sống về
vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao; Bản sắc văn hóa dân
tộc đƣợc giữ gìn và phát triển, an ninh tốt, quản lý dân chủ.
1.2.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc đầu tƣ nhằm phục vụ
lợi ích chung của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng gồm có: (1) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là
các công trình kỹ thuật và phƣơng tiện phục vụ cho sản xuất vật chất và sinh hoạt
cho toàn xã hội. Đó là các công trình giao thông vận tải, hệ thống bƣu chính viễn
thông, hệ thống điện, nƣớc, hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải...; (2) Cơ sở hạ tầng
xã hội là các công trình và phƣơng tiện nhằm để duy trì và phát triển nguồn nhân
lực một cách toàn diện. Đó là công trình về văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục và
đào tạo, thể dục thể thao, dịch vụ công cộng, công viên, cây xanh.

Nhƣ vậy, cơ sở hạ tầng nông thôn là bộ phận cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật có
chức năng phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, từ đó hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong XDNTM.
1.2.3. Huy động vốn trong XDNTM
Theo Vũ Hà Thanh (2013), huy động vốn là một quá trình trong đó có sử dụng
các cách thức nhất định nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính phục vụ mục
tiêu phát triển. Chƣơng trình XDNTM đƣợc đầu tƣ bằng các nguồn vốn sau (Chính
phủ, 2010): (1) Vốn ngân sách (Trung ƣơng và địa phƣơng): Vốn từ chƣơng trình
mục tiêu quốc gia và các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và


9

sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo; Vốn bố trí trực tiếp cho Chƣơng
trình Chƣơng trình mục tiêu quốc gia NTM. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (nếu
có); (2) Vốn tín dụng, bao gồm tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc và tín dụng
thƣơng mại; (3) Vốn đầu tƣ từ doanh nghiệp; (4) Các khoản đóng góp tự nguyện
của ngƣời dân trong xã; vốn huy động từ cộng đồng (các khoản góp tự nguyện, viện
trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc); (5) Nguồn vốn hợp
pháp khác.
1.2.4. Sự cần thiết phải XDNTM
XDNTM là chủ trƣơng lớn của Ðảng, Nhà nƣớc với ngƣời dân là chủ thể
chính. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phƣơng, chƣơng trình
XDNTM đang trở thành việc làm thƣờng xuyên, liên tục, rộng khắp trên cả nƣớc.
Trong quá trình XDNTM, công nghệ, cơ giới hiện đại đƣợc đƣa vào sản xuất
nông nghiệp nhƣ thâm canh, tƣới tiêu, lai tạo giống. Từ đó, giải quyết việc làm cho
ngƣời nông dân, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân nông thôn. Hình thành chuỗi giá trị trong
sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến huy động vốn cho XDNTM
1.2.5.1. Yếu tố tự nhiên

Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn đất, nƣớc, khí hậu có ảnh hƣởng
trực tiếp đến điều kiện sống của ngƣời dân. Vị trí địa lý thuận lợi khiến cho việc
giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền trong nƣớc diễn ra dễ dàng,
thuận lợi hơn... sẽ dễ dàng thu hút vốn đầu tƣ hơn.
Thực tế cho thấy, ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa khả năng huy động
vốn cho XDNTM khó khăn hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng. Chính vì thế, yếu
tố tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đến huy động vốn đầu tƣ XDNTM.
1.2.5.2. Yếu tố con người
Cán bộ quản lý tại địa phƣơng có ảnh hƣởng rất lớn đến thu hút vốn đầu tƣ
XDNTM. Họ là những ngƣời trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách, cơ chế quản lý đầu tƣ. Để thu hút vốn đầu tƣ cho


10

XDNTM đạt kết quả cao thì đội ngũ cán bộ địa phƣơng phải đƣợc đào tạo để có đủ
năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc trong lĩnh vực mình phụ trách, là một
trong những điều kiện cần có để điều hành, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trƣơng
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Để XDNTM thì cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh
đạo tốt thì mới có thể chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra, có những
phƣơng hƣớng giải quyết để huy động vốn từ các nguồn khác nhau.
Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn lấy ngƣời dân làm trung tâm,
điều đó nói lên vai trò quan trọng của ngƣời dân. Nếu không có sự đồng tình, ủng
hộ của ngƣời dân thì công tác XDNTM không thể thực hiện đƣợc. Khi ngƣời dân
nhận thức đúng vai trò thì họ sẽ tham gia nhiệt tình nhƣ một ngƣời chỉ đạo chính
trong XDNTM. Chính vì vậy, nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng đóng vai trò
quan trọng trong việc XDNTM. Sau khi chƣơng trình NTM đƣợc triển khai, ngƣời
dân càng thấy đƣợc tầm quan trọng và cho rằng đó là một xu thế tất yếu cần phải
thực hiện ở nông thôn.
1.2.5.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thông tin liện lạc, điện, nƣớc…),
cơ sở hạ tầng xã hội (công trình phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống, …) là nền móng
cho mọi hoạt động đầu tƣ. Muốn sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo về điện nƣớc,
giao thông thuận tiện, dịch vụ công cộng phát triển. Nó không chỉ phục vụ sản xuất
kinh doanh mà còn giúp nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở nông thôn.
1.2.5.4. Chính sách của địa phương
Một môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thuận tiện góp phần thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, là nơi các nhà đầu tƣ muốn tìm đến. Vì vậy Nhà Nƣớc ta đang không ngừng
xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu
tƣ. Dựa vào khung pháp lý đã thiết lập, các địa phƣơng đƣa ra những chính sách áp
dụng riêng, nhằm cạnh tranh thu hút vốn với địa phƣơng khác. Vì thế, tại khu vực
triển khai chƣơng trình XDNTM, chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách
ƣu đãi riêng cho từng đối tƣợng khác nhau để thu hút đầu tƣ.
Kinh nghiệm của nhiều nƣớc thực hiện thành công Công nghiệp hoá, Hiện đại


11

hoá nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn Việt Nam cho thấy, chính sách đúng về
nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng lớn, luôn giữ vị trí chủ đạo, là nhân tố
đảm bảo sự thắng lợi trong các giai đoạn phát triển. Các chính sách về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, mối quan hệ giữa nông nghiệp - công nghiệp, đô thị - nông
thôn... cho thấy sự thay đổi về tƣ duy lãnh đạo qua các thời kỳ. Những điều chỉnh
chính sách gắn với sự thay đổi về lý thuyết phát triển và thực tiễn cuộc sống. Thực
tiễn cũng cho thấy, nhiều chính sách đúng đắn, cũng có chủ trƣơng chƣa hoàn toàn
đúng đắn, chƣa theo kịp thực tiễn. Tác động của chính sách cùng với nhiều yếu tố
khác đã đƣa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trải qua nhiều bƣớc phát triển khác
nhau. Từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, thiếu lƣơng thực trở thành một nƣớc có
nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu đứng vị trí hàng đầu thế giới, bộ mặt nông thôn
có nhiều đổi thay... Nhƣ vậy, chính sách phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan

trọng, bởi mỗi thành tựu đạt đƣợc trong nông nghiệp đều ảnh hƣởng đến đời sống,
sản xuất của ngƣời dân nông thôn và do đó có tác động sâu sắc đến việc XDNTM.
Nhờ định hƣớng của các chính sách, bộ mặt NTM hiện nay trên cả nƣớc đã thay
đổi.
1.2.5.5. Điều kiện kinh tế hộ và tình hình phát triển kinh tế của địa phương
Trong XDNTM, kinh tế của hộ gia đình có vai trò vô cùng quan trọng, quyết
định đến khả năng đóng góp của ngƣời dân. Với điều kiện kinh tế khác nhau, khả
năng tài chính khác nhau nên mức đóng góp cũng khác nhau. Ở nông thôn, thu nhập
chính của ngƣời là từ nông nghiệp, mang tính mùa vụ và khả năng gặp rủi ro cao
nên việc phát triển kinh tế hộ là vô cùng quan trọng.
Kinh tế hộ gia đình có tốt góp phần xây dựng nền kinh tế địa phƣơng phát
triển tạo tiền đề cho phát triển kinh tế đất nƣớc. Khi kinh tế hộ gia đình thích ứng
tốt với cơ chế thị trƣờng thì sẽ ngày càng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn. Xuất hiện nhiều hộ gia đình sản
xuất theo phƣơng thức trang trại trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản…
Kinh tế hộ gia đình đang có cơ hội, điều kiện phát triển mạnh mẽ khi chúng ta thực
hiện quá trình XDNTM. Phát triển kinh tế hộ gia đình, đa dạng hóa ngành nghề, giải


12

quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn là những nội dung
quan trọng của Chƣơng trình XDNTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã khái quát lý thuyết về đầu tƣ công, đầu tƣ XDNTM, điều kiện tự
nhiên, sự cần thiết và các yếu tố ảnh hƣởng đến huy động vốn trong XDNTM.


13


Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN
SÁCH THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THÁP
MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 - 2018
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tháp Mƣời hiện có diện tích tự nhiên 52.800 ha (đất nông nghiệp:
45.774 ha và đất phi nông nghiệp: 7.026 ha), bằng gần 17% diện tích của tỉnh Đồng
Tháp, bằng 8,22% diện tích tự nhiên của vùng Đồng Tháp Mƣời.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tháp Mƣời
Nguồn: UBND huyện Tháp Mười (2012)
Huyện Tháp Mƣời thuộc vùng Đồng Tháp Mƣời, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 90km, Thành phố Cần Thơ 95km, Thành phố Cao Lãnh 32 km; Phía Đông
Bắc giáp tỉnh Long An, Phía Đông Nam giáp tỉnh Tiền Giang, Phía Tây Nam giáp


14

huyện Cao Lãnh, Phía Bắc giáp huyện Tam Nông. Từ vùng đất cực Bắc của huyện
(Thạnh Lợi) cực Nam (Thanh Mỹ) có độ dài khoảng 45km, chiều rộng từ Mỹ Quý
đến Đốc Binh Kiều khoảng 26km. Từ thị trấn Mỹ An đi theo đƣờng bộ đến Cao
Lãnh khoảng 30km; đi An Cƣ (Quốc lộ I) khoảng 31km; đi thị trấn Cai Lậy 40km,
đi thành phố Hồ Chí Minh 140km. Đƣờng thủy từ sông Tiền vào theo kênh Nguyễn
Văn Tiếp B tới xã Thanh Mỹ khoảng 5km, theo kênh Nguyễn Văn Tiếp A đến thị
trấn Mỹ An khoảng 25km.
Địa hình vùng Đồng Tháp Mƣời giống nhƣ lồng chảo, xung quanh cao. Huyện
Tháp Mƣời nằm ở vùng thấp, tƣơng đối bằng phẳng, nhƣng vùng đất phía Nam và
phía Tây có độ cao hơn phía Đông, phía Bắc.
2.1.1.2. Khí hậu và thời tiết

Khí hậu, thời tiết huyện Tháp Mƣời cũng chịu ảnh hƣởng chung của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ bình quân trong năm 26,9 độ C, ẩm độ không
khí bình quân trong năm 82%, nắng bình quân 2.733 giờ. Lƣợng mƣa bình quân
hàng năm là 1.410 mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, nƣớc từ thƣợng nguồn
MêKông tràn về hàng năm thƣờng từ tháng 7 đến tháng 11, mực nƣớc ngập trung
bình 4,20m (so với mặt nƣớc biển), trên đồng nƣớc ngập sâu 1m. Ngoài nƣớc mặt, ở
Tháp Mƣời còn có nƣớc ngầm rất tốt.
2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi
Huyện Tháp Mƣời có hệ thống kênh rạch đan xen, trong đó nguồn nƣớc ngọt
từ sông Tiền đƣa vào huyện thông qua các hệ thống kênh chủ yếu sau: kênh Tháp
Mƣời số 1 (kênh Đồng Tiến - Lagrnge), kênh An Phong - Mỹ Hòa - Bắc Đông,
kênh Tháp Mƣời số 2 ( kênh Nguyễn Văn Tiếp A). Các hệ thống kênh này góp phần
rất lớn vào việc cải tạo đất nhƣ: tháo chua, rửa phèn và cung cấp lƣợng lớn phù sa
cho đất đai tại đây. Vùng Tháp Mƣời ít sông, rạch, chỉ có một số gò, đáng chú ý là
hai gò: Động Cát (thuộc xã Mỹ Quý) và Tháp Mƣời (thuộc xã Tân Kiều). Gò Tháp
Mƣời về mùa lũ ít khi bị ngập (trừ những năm có lụt lớn). Đây là khu di tích lịch sử
văn hóa và du lịch, đã đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích cấp
Quốc gia.


×