Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy: Luận văn ThS. Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm: 603402

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

`

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------NGUYỄN THỊ NHUNG
`
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH CẦU GIẤY

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐĂNG TUỆ

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
(Ký tên)

Nguyễn Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng, những
thầy cơ giáo đã trực tiếp giảng dạy, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hồn thiện luận
văn này.

Tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Đăng Tuệ đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, định hƣớng nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo các
phòng ban, các Anh Chị đồng nghiệp tại BIDV Cầu Giấy đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nhung


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................ iv
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi........................................................................ 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 5
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu..................................................................................... 7
1.2. Tổng quan về DVBL của ngân hàng ............................................................... 7
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng............................................................................ 7
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng ..................................................................... 8
1.2.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng........................................................................... 10
1.2.4. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng ........................................................................ 16
1.2.5. Rủi ro trong DVBL ngân hàng .......................................................................... 18

1.3. Phát triển DVBL của ngân hàng thƣơng mại ................................................ 20
1.3.1. Quan điểm về phát triển DVBL của ngân hàng thương mại .......................... 20
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của DVBL ....................................................... 22
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVBL ngân hàng ................................ 26
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 29
2.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu .............................................................. 31
2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ............................................................... 33


CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU
GIẤY ............................................................................................................................. 37
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Cầu Giấy ................................................................................................................ 37
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Cầu Giấy .................................... 37
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Cầu Giấy ................................................................. 38
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cầu Giấy .................................... 39
3.2. Những quy định trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV Cầu Giấy .................... 40
3.2.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 40
3.2.2. Một số quy định thực hiện bảo lãnh tại BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy........... 42
3.3. Thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy......................................... 44
3.3.1. Phân tích thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy thông qua các chỉ
tiêu định lượng ............................................................................................................... 44
3.3.2. Phân tích thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy thông qua các chỉ
tiêu định tính................................................................................................................... 62
3.3.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Cầu Giấy........... 68
3.3.4 Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................................... 72
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN

HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU
GIẤY ............................................................................................................................. 77
4.1. Định hƣớng phát triển DVBL của BIDV Cầu Giấy ...................................... 77
4.1.1. Định hướng phát triển chung của BIDV Cầu Giấy ......................................... 77
4.1.2. Định hướng phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy .......................................... 78
4.2. Giải pháp phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy ........................................... 78
4.2.1. Nâng cao hiệu quả quá trình cấp bảo lãnh ...................................................... 78
4.2.2. Nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ...................................... 82
4.2.3. Tăng cường ứng dụng chính sách Marketing .................................................. 83
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................... 86


4.2.5. Giải pháp về kiểm soát rủi ro............................................................................ 88
4.3. Kiến nghị........................................................................................................ 89
4.3.1. Đối với Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..... 89
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................................ 90
4.3.3. Đối với Chính phủ và các bộ ngành.................................................................. 91
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa


1

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

2

BIDV Cầu Giấy

3

BL

Bảo lãnh

4

CK

Cuối kỳ

5

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

6


ĐK

Đầu kỳ

7

DVBL

Dịch vụ bảo lãnh

8

GTCG

Giấy tờ có giá

9

HĐTG

Hợp đồng tiền gửi

10

HDV

Huy động vốn

11


KHCN

Khách hàng cá nhân

12

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

13

NHNN

Ngân hàng Nhà Nƣớc

14

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

15

PGD

Phòng giao dịch

16


PS

Phát sinh

17

QLKH

Quản lý khách hàng

18

QLRR

Quản lý rủi ro

19

QTTD

Quản trị tín dụng

20

STK

Sổ tiết kiệm

21


TCHC

Tổ chức hành chính

22

TCKT

Tổ chức kinh tế

23

TCTD

Tổ chức tín dụng

24

TSĐB

Tài sản đảm bảo

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT


Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Cầu Giấy

39

2

Bảng 3.2

Số lƣợng khách hàng sử dụng DVBL tại BIDV Cầu Giấy

45

3

Bảng 3.3

Doanh số, số dƣ, số phƣơng án bảo lãnh tại BIDV Cầu Giấy

47


4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

Cơ cấu số dƣ bảo lãnh theo đối tƣợng bảo lãnh

49

6

Bảng 3.6

Cơ cấu số dƣ sản phẩm bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh

50

7

Bảng 3.7

Cơ cấu số dƣ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh

54

8


Bảng 3.8

Cơ cấu số dƣ bảo lãnh theo hình thức đảm bảo

56

9

Bảng 3.9

Doanh thu từ DVBL tại BIDV Cầu Giấy

58

10

Bảng 3.10

Doanh thu từ các dịch vụ tại BIDV Cầu Giấy giai đoạn 2013 - 2016

59

11

Bảng 3.11

Kế hoạch doanh thu từ DVBL tại BIDV Cầu Giấy

60


12

Bảng 3.12

Tỷ lệ dƣ nợ bảo lãnh trả thay/số dƣ bảo lãnh

60

13

Bảng 3.13

Lĩnh vực kinh doanh và loại bảo lãnh sử dụng

63

14

Bảng 3.14

So sánh mức phí bảo lãnh của các ngân hàng

74

Xếp hạng quy mô các Chi nhánh BIDV trên địa bàn TP.Hà
Nội trong DVBL

ii


48


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1 Số lƣợng khách hàng sử dụng DVBL tại BIDV Cầu Giấy

46

2

Biểu đồ 3.2 Số dƣ bảo lãnh giai đoạn 2013 - T3/2017

48

3

Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng số dƣ bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh

51


4

Biểu đồ 3.4 Số dƣ bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh

54

5

Biểu đồ 3.5 Lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

63

6

Biểu đồ 3.6 Thời gian sử dụng DVBL tại BIDV

64

iii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

TT

Sơ đồ

Nội dung


1

Sơ đồ 1.1

Quy trình bảo lãnh trực tiếp

10

2

Sơ đồ 1.2

Quy trình bảo lãnh gián tiếp

11

3

Sơ đồ 1.3

Quy trình xác nhận bảo lãnh

12

4

Sơ đồ 1.4

Đồng bảo lãnh


13

5

Sơ đồ 2.1

Quy trình nghiên cứu

29

6

Sơ đồ 2.2

Mơ hình nghiên cứu

30

7

Sơ đồ 3.1

Cơ cấu tổ chức tại BIDV Cầu Giấy

39

iv

Trang



LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi gia nhập WTO, Việt Nam trở thành một trong những thị trƣờng tài
chính hấp dẫn trên thế giới bởi nhu cầu tài chính ngày càng tăng, trong khi mơi
trƣờng cạnh tranh ngày càng lành mạnh đã giúp cho hệ thống ngân hàng ngày càng
phát triển. Nhiều TCTD nƣớc ngồi có tiềm lực tài chính tốt đã thâm nhập vào thị
trƣờng Việt Nam, đặt ra thách thức lớn trong cạnh tranh với các NHTM trong nƣớc,
khi mà quy mô hoạt động và tiềm lực tài chính của các NHTM này đang ở mức
khiêm tốn. Hoạt động ngân hàng đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, tuy
nhiên thu nhập của các NHTM trong nƣớc vẫn chủ yếu đến từ hoạt động cho vay,
trong khi đây là dịch vụ ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Để tồn tại trong môi trƣờng cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, vấn đề cấp bách và tất yếu đối với các NHTM vẫn là hiện
đại hóa cơng nghệ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, phát
triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Trong các dịch vụ đó, thiết yếu phải kể
đến dịch vụ bảo lãnh (DVBL).
Mặc dù mới xuất hiện, song DVBL đã nhanh chóng khẳng định đƣợc tầm
quan trọng trong hoạt động của các Ngân hàng. Bảo lãnh đƣợc xếp vào loại hình
dịch vụ ngân hàng hiện đại, đã và đang đƣợc ứng dụng sâu rộng trên toàn thế giới.
Đây đƣợc coi là một trong những hình thức cấp tín dụng chính của Ngân hàng, có
mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với hình thức cho vay, song mức độ đóng góp vào
nguồn thu của các NHTM ngày càng tăng. Do vậy, phát triển DVBL là thực sự cần
thiết đối với các NHTM, vừa để góp phần mở rộng quy mơ, tăng sự gắn kết và thu
hút khách hàng.
Cùng với xu hƣớng phát triển chung, trong những năm qua Ngân hàng
TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy (BIDV Cầu Giấy) đã
có nhiều nỗ lực trong việc phát triển DVBL và đã đạt đƣợc một số kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên, sự phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy cịn tồn tại nhiều hạn
chế, điển hình là quy mơ bảo lãnh có sự tăng trƣởng nhƣng chƣa xứng tầm với quy

1


mơ, phát sinh nhiều khoản trả thay, có nhiều tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh,
cơ cấu bảo lãnh vẫn chƣa thực sự tối ƣu, việc kiểm soát rủi ro bảo lãnh chƣa đựng
nhiều bất cập…Trong khi đó việc tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
khắc phục lại thực hiện chƣa thực sự hiệu quả.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả lựa chọn đề tài "Phát triển dịch vụ
bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu
Giấy" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng DVBL tại BIDV Cầu Giấy hiện nay nhƣ thế nào?
- Khách hàng đánh giá thế nào về chất lƣợng DVBL tại BIDV Cầu Giấy?
- Cần làm gì để phát triển DVBL (mở rộng về quy mô và nâng cao chất
lƣợng DVB) tại BIDV Cầu Giấy?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy nhằm
thấy rõ xu hƣớng, tốc độ tăng trƣởng, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển
DVBL, kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong q trình phát triển DVBL,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DVBL và phát triển DVBL
của ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy giai
đoạn 2013 - T3/2017 để thấy rõ thực trạng, xu hƣớng biến động về quy mô, chất
lƣợng DVBL,...
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Phát triển DVBL của Ngân hàng thƣơng mại.

- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: BIDV Cầu Giấy.
2


Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển DVBL tại BIDV Cầu Giấy trong giai
đoạn 2013 - T3/2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp...của BIDV Cầu
Giấy, tham khảo từ các tài liệu, tạp chí, bài báo, luận văn khác liên quan tới đề tài,
các quy chế, quy định có liên quan đến bảo lãnh...Dữ liệu sơ cấp đƣợc khai thác
thông qua phƣơng pháp điêu tra xã hội học.
- Phƣơng pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp đƣợc phân tích và xử
lý bởi SPSS 20 với các phƣơng pháp: Kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan Pearson, phƣơng pháp phân tích hồi quy.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu thứ cấp chủ yếu là phƣơng pháp tổng hợp thống kê
và phƣơng pháp so sánh.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, bảng
biểu, và danh mục các tài liệu tham khảo...nội dung chính của luận văn gồm 4
chƣơng với kết cấu nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển
dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thƣơng mại
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP đầu
tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy
- Chƣơng 4: Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP đầu
tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy


3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Phát triển DVBL đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý và
học giả trên thế giới. Tuy nhiên, đa phần các ấn phẩm liên quan đến vấn đề này mới
dừng ở mức xác định khái niệm, mô tả và cung cấp thông tin về DVBL. Một số
nghiên cứu sâu về phát triển DVBL có thể kể đến bao gồm:
Mahabbat Damirchiyeva (2013) sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn,
cùng với kinh nghiệm nhiều năm của tác giả trong lĩnh vực ngân hàng, các nghiên
cứu trƣớc đó của tác giả để đi sâu phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
bảo lãnh. Đồng thời, nêu lên một số đặc điểm nổi bật của DVBL: nguyên tắc độc
lập, bảo lãnh vơ điều kiện, bảo lãnh có thời hạn hiệu lực nhất định, khơng có giá trị
chuyển nhƣợng...
Humphrey and Annalisa Prizzon (2014) thực hiện phỏng vấn trực tiếp và điều
tra khảo sát tại các tổ chức kinh tế và các định chế tài chính...Nghiên cứu nhấn mạnh
1 số vấn đề: (i) Bảo lãnh có nhiều điểm có lợi hơn phƣơng thức cho vay, chỉ có 1 vài
rủi ro nhất định, giúp các nhà đầu tƣ sử dụng vốn vay tại các nƣớc đang phát triển,
tuy nhiên, bảo lãnh sẽ có thể gặp rủi ro đạo đức và chi phí cao cho ngƣời đi vay; (ii)
Cách đo lƣờng sự phát triển của bảo lãnh, (iii) xu hƣớng phát triển của bảo lãnh tại
các ngân hàng đa phƣơng... Tác giả đã nghiên cứu về nhìn nhận của các ngân hàng đa
phƣơng về sự phát triển DVBL và vai trò của bảo lãnh trong sự phát triển. Nghiên
cứu đƣa ra sự cần thiết phải phát triển DVBL, đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết
phát triển DVBL trong hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), những vấn đề cơ bản về
bảo lãnh nhƣ: khái niệm, các loại bảo lãnh, rủi ro của các bên tham gia,...Bên cạnh

đó, tác giả cũng đƣa ra những trở ngại chính cho sự phát triển DVBL và một số giải
pháp để vƣợt qua những trở ngại đó.
4


Quevedo và Mirabile (2014) đã thực hiện 1 cuộc khảo sát tại nhiều tổ chức
nhƣ DFIs và các cơ quan viện trợ trong 24 nƣớc DAC và 17 tổ chức tài chính quốc tế
để có cái nhìn về quy mơ và tốc độ phát triển của bảo lãnh, trong đó có bảo lãnh ngân
hàng. Kết quả khảo sát chỉ ra: (i) Sự đóng góp rất lớn của bảo lãnh trong quá trình
phát triển kinh tế tại hầu hết các khu vực, (ii) hầu hết khu vực kinh tế tƣ nhân đều sử
dụng DVBL của ngân hàng, quỹ đầu tƣ, các cơng ty có trụ sở tại các nền kinh tế
OECD, (iii) Khu vực có lợi nhất từ bảo lãnh là Châu Phi, Châu Á và Đơng Âu,...
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới đa phần đều phân tích về nội dung
của DVBL, tìm hiểu về vai trị cũng nhƣ tác động của DVBL đến quá trình phát
triển kinh tế, rất ít nghiên cứu tập trung vào việc phát triển DVBL tại một tổ chức
tín dụng riêng lẻ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và một số dịch vụ
ngân hàng riêng lẻ (ngoài DVBL) đã đƣợc thực hiện nhiều nhƣng nghiên cứu về
DVBL cịn ít. Một số nghiên cứu có liên quan đến DVBL trong cùng hệ thống Ngân
hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam tiêu biểu nhƣ:
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định” của tác giả Lƣơng Thị
Thanh Thúy, đƣợc hoàn thành năm 2012. Bài viết đã khái quát chung các vấn đề cơ
bản liên quan đến hoạt động bảo lãnh, quan điểm về phát triển DVBL, các tiêu chí
đánh giá sự phát triển DVBL, các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DVBL. Qua
việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVBL, tác giả đã chỉ ra những điểm
mạnh, điểm yếu và những hạn chế tồn tại. Trên cơ sở đó, đƣa ra nhóm giải pháp
phát triển DVBL tại BIDV Bình Định gồm: Nhóm giải pháp mang tính cạnh tranh;
nhóm giải pháp hạn chế rủi ro; nhóm giải pháp hỗ trợ.

Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thảo với đề tài “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên” (2014 - Đại học
Thái Nguyên). Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề liên quan đến phát
triển DVBL tại NHTM, trong đó tập trung vào nội dung, các chỉ tiêu đánh giá và
nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển DVBL tại NHTM. Đề tài đi sâu phân tích thực
5


trạng phát triển DVBL của BIDV Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 - 2013, đề xuất
nhóm các giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh nhằm tăng trƣởng quy mơ và thu
nhập từ DVBL, các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong q trình phát triển DVBL,
nhóm các giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển DVBL tại BIDV Thái Nguyên.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến “Phát triển dịch vụ ngân
hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu t ư và Phát triển Việt Nam” (2015).
Nghiên cứu đề cập đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung chứ khơng đi sâu
phân tích về sự phát triển của DVBL. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng mơ hình
SERVQUAL để phân tích sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng
của BIDV, dùng phƣơng pháp khảo sát, thống kê hồi quy để chỉ ra nhóm các nhân
tố có tác động mạnh nhất đến chất lƣợng dịch vụ ngân hàng, từ đó đƣa ra các giải
pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV. Đề tài của tác giả có ý
nghĩa cao khi hiện nay BIDV là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ.
Ngoài ra, có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự phát triển DVBL tại các
NHTM khác nhƣ:
Tác giả Thái Đình Hồng với luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng “Phát
triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàn Kiếm,
Hà Nội” hoàn thành năm 2015. Luận văn cũng đã khái quát những vấn đề lý luận
về BL và phát triển hoạt động BL ngân hàng. Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra
xã hội học và phỏng vấn chuyên gia để phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển
hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà
Nội. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã xây dựng một số giải pháp phát triển DVBL

nhƣ: Nâng cao công tác tổ chức, đào tạo cán bộ ngân hàng, ứng dụng marketing hỗn
hợp vào hoạt động bảo lãnh, xây dựng chính sách thu hút khách hàng, tăng cƣờng
công tác kiểm tra, đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của bảo lãnh...Đồng thời, tác giả
cũng đƣa ra 1 số kiến nghị đối với Chính phủ các cơ quan Nhà Nƣớc, kiến nghị với
NHNN Việt Nam và kiến nghị với hội sở ngân hàng TMCP Quân Đội.
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Chất lượng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Nam Định” của
tác giả Vũ Thị Bích Hảo (2016). Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý
6


luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động bảo
lãnh ngân hàng,...Trong nghiên cứu, tác giả có sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội
học và phỏng vấn chuyên gia để có kết quả đánh giá về chất lƣợng hoạt động bảo
lãnh dƣới góc độ khách hàng, từ đó nêu lên thực trạng về chất lƣợng hoạt động bảo
lãnh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Thành phố Nam Định. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp để nâng cao
chất lƣợng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh nhƣ: Hoàn thiện quy trình bảo lãnh,
nâng cao chất lƣợng thẩm định, đẩy mạnh hợp tác với các ngân hàng khác để phân
tán rủi ro.... Do phạm vi đề tài, tác giả chƣa nêu lên các giải pháp phát triển DVBL
đồng bộ cả về quy mô và chất lƣợng.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các cơng trình trên, tác giả nhận thấy các
cơng trình đều đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản về DVBL và phát triển DVBL
của NHTM, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển DVBL ngân hàng. Đồng thời,
các tác giả này đều nghiên cứu về sự phát triển DVBL trong phạm vi một NHTM
hoặc một Chi nhánh NHTM thông qua các chỉ tiêu định tính và định lƣợng trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Mặc dù có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự phát triển DVBL tại các
NHTM, song tác giả nhận thấy chƣa có bất kỳ cơng trình nào đề cập đến phát triển

DVBL tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.
Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu viết về phát triển DVBL tại các Chi nhánh
khác thuộc hệ thống BIDV chủ yếu đều từ trƣớc năm 2013, do đó các nhóm giải
pháp đƣa ra chƣa thực sự mới và phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề tài
nghiên cứu "Phát triển DVBL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Cầu Giấy" đƣợc lựa chọn thực sự có ý nghĩa.
1.2. Tổng quan về DVBL của ngân hàng
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay, khái niệm bảo lãnh ngân hàng chƣa đƣợc sử dụng một cách thống
nhất. Theo luật Mỹ, bảo lãnh là thỏa thuận trong đó ngƣời bão lãnh (ngân hàng)
7


đồng ý sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên nợ khi bên nợ không trả nợ; bảo lãnh là
việc bên hứa thực hiện nghĩa vụ trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện
nghĩa vụ. Theo luật Trung quốc, bảo lãnh đƣợc hiểu là hành vi mà căn cứ vào thỏa
thuận bảo lãnh, ngƣời bảo lãnh (ngân hàng) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc chịu
trách nhiệm trƣớc con nợ nếu con nợ không trả đƣợc nợ.
Tại Việt Nam, phần lớn các khái niệm đều đề cập tới hai vấn đề cơ bản là
hành vi và giao dịch giữa các bên có liên quan. Theo Khoản 18, Điều 4, Luật các
TCTD số 47/2010/QH12: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó
tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng khơng thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả
cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận”. Hay theo khoản 1, Điều 3, Thông tƣ số
07/2015/TT-NHNN của NHNN: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng,
theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ
tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo
lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh”.

Cam kết đƣợc hiểu là cam kết BL, là văn bản BL của ngân hàng, bao gồm 2
hình thức cơ bản là thƣ bảo lãnh và hợp đồng BL. Thƣ BL là cam kết đơn phƣơng
bằng văn bản của ngân hàng với bên thụ hƣởng về việc ngân hàng sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho bên đƣợc BL nếu bên đƣợc BL không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hƣởng. Hợp đồng bảo lãnh là
văn bản thỏa thuận song phƣơng giữa ngân hàng với bên thụ hƣởng, bên có liên
quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện BL.
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
1.2.2.1. Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương
Trong quan hê ̣ bảo lañ h ngân hàng , phải có it́ nhấ t 3 bên tham gia là bên bảo
lãnh, bên đƣợc bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong đó:
Bên BL là ngân hàng thực hiện phát hành BL. Trong trƣờng hợp đồng BL,
8


bên đƣợc bảo lãnh bao gồm ít nhất hai ngân hàng trở lên cùng tham gia bảo lãnh.
Bên đƣợc bảo lãnh là khách hàng của ngân hàng, có thể là các cá nhân hoặc
tổ chức có đủ điều kiện đƣợc bảo lãnh theo quy định của từng ngân hàng.
Bên nhận bảo lãnh (cịn gọi là bên thụ hƣởng BL) có thể là tổ chức hoặc cá
nhân có quyền thụ hƣởng BL do bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận BL phát hành.
Trong quan hệ bảo lãnh, bên thụ hƣởng và bên đƣợc bảo lãnh thiết lập nên các
giao dịch kinh tế giữa bên mua - bên bán, chủ đầu tƣ - nhà thầu…thông qua hợp đồng
cơ sở và là quan hệ gốc phát sinh bảo lãnh; Ngân hàng và bên đƣợc bảo lãnh ràng
buộc lẫn nhau bởi thỏa thuận cấp bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm (nếu có); Ngân hàng
và bên thụ hƣởng hình thành mối quan hệ phụ thuộc dựa trên cam kết bảo lãnh.
Ngoài ra, nếu là bảo lãnh đối ứng sẽ hình thành thêm mối quan hệ giữa ngân
hàng bảo lãnh đối ứng - ngân hàng phát hành, đồng bảo lãnh sẽ tạo ràng buộc trách
nhiệm giữa các ngân hàng đồng phát hành, xác nhận bảo lãnh ngoài mối quan hệ
giữa ngân hàng xác nhận - ngân hàng bảo lãnh thì giữa bên xác nhận bảo lãnh và
bên thụ hƣởng có thêm mối quan hệ đảm bảo khác, làm đa dạng các mối quan hệ.

1.2.2.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính chất độc lập tương đối với hợp đồng cơ sở
Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, hợp đồng cơ sở là tiền đề tạo ra cam kết
bảo lãnh. Song bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập tƣơng đối so với hợp đồng cơ sở.
Điều này thể hiện rõ nhất qua hình thức bảo lãnh vơ điều kiện, không hủy ngang:
chỉ cần bên thụ hƣởng bảo lãnh xuất trình đề nghị thanh tốn tới ngân hàng, ngân
hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho dù nếu theo điều khoản của hợp đồng cơ
sở bên đƣợc bảo lãnh chƣa có sự vi phạm. Nhìn chung, ngân hàng thanh tốn bảo
lãnh chỉ hồn tồn căn cứ vào điều khoản, điều kiện đƣợc quy định trong bảo lãnh,
không cầ n nghiên cứu la ̣i điều khoản của hơ ̣p đồ ng cơ sở.
1.2.2.3. Ngân hàng kinh doanh DVBL dựa trên uy tín
Khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng sử dụng uy tín của mình để kinh doanh.
Uy tín ở đây là sự tín nhiệm, sự tin tƣởng của khách hàng và đối tác. Trƣờng hợp
bên thụ hƣởng nghi ngờ về khả năng của ngân hàng phục vụ bên đƣợc bảo lãnh,
hoặc ở phạm vi lãnh thổ khác nhau, khơng có thơng tin của ngân hàng bảo lãnh, hay
9


lo ngại rủi ro khi giá trị hợp đồng quá lớn thì có thể u cầu xác nhận bảo lãnh, bảo
lãnh đối ứng, đồng bảo lãnh, lúc này DVBL đƣợc sử dụng là do bên thụ hƣởng đã
tin tƣởng vào ngân hàng kia. Chính vì vậy, DVBL ngân hàng là hình thức kinh
doanh dựa trên uy tín.
1.2.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng
1.2.3.1. Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh
a. Bảo lãnh trực tiếp
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh đƣợc thực hiện dựa trên mối quan hệ 3 bên
trong quan hệ bảo lãnh, trong đó, ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm
trực tiếp cho bên đƣợc bảo lãnh mà không thông qua bất kỳ trung gian nào. Trƣờng
hợp phát sinh trả thay thì bên đƣợc bảo lãnh sẽ nhận nợ với ngân hàng phát hành.
Trong trƣờng hợp bên thụ hƣởng bảo lãnh là ngƣời nƣớc ngồi thì ngân hàng
của ngƣời đƣợc bảo lãnh sẽ thơng qua ngân hàng đại lý của mình ở nƣớc ngƣời thụ

hƣởng để chuyển thƣ bảo lãnh cho ngƣời thụ hƣởng.
NH phát hành (Issuing bank)

(3.2)

(2)

NH thông báo (Advising Bank)

(3.1)

Bên đƣợc BL (Account Party)

(1)

3.2)

Bên thu ̣ hƣởng (Beneficiary)

Sơ đồ 1.1: Quy trình bảo lãnh trực tiếp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
(1)

Ký kết hợp đồng cơ sở

(2)

Nộp hồ sơ xin phát hành bảo lãnh

(3.1) Thông báo trực tiếp tới bên thụ hƣởng

(3.2) Thông báo gián tiếp tới bên thụ hƣởng bởi ngân hàng thông báo
b. Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp chỉ tồn tại khi có sự tham gia của tối thiểu 4 bên, trong đó:
Bên đƣợc bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị
10


ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành) phát hành bảo lãnh cho bên thụ hƣởng căn
cứ vào bảo lãnh đối ứng. Bảo lãnh đối ứng hình thành do ngân hàng thứ nhất (bên
bảo lãnh đối ứng) cam kết với ngân hàng thứ hai sẽ trực tiếp bồi hoàn cho ngân
hàng thứ hai nếu ngân hàng thứ hai thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên đƣợc
bảo lãnh. Sau đó, ngân hàng thứ nhất có quyền truy địi từ bên đƣợc bảo lãnh. Bảo
lãnh đối ứng có nội dung và điều khoản quy định nhƣ trong bảo lãnh chính.
NH thứ hai (Issuing Bank)

(4.2)

NH thông báo (Advising Bank)

(3)
NH thứ nhất (Instructing Bank)

(4.1)

(4.2)

(2)
Bên đƣơ ̣c BL (Account Party)

(1)


Bên thụ hƣởng (beneficiary)

Sơ đồ 1.2: Quy trình bảo lãnh gián tiếp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
(1) Ký kết hợp đồng cơ sở
(2) Đề nghi ̣ngân hàng thƣ́ nhấ t phát hành bảo lañ h đố i ƣ́ng
(3) Phát hành bảo lãnh đố i ƣ́ng
(4.1) Phát hành bảo lãnh thông báo trực tiếp tới bên thụ hƣởng
(4.2) Phát hành BL thông báo gián tiếp tới bên thụ hƣởng thông qua ngân
hàng thông báo.
c. Xác nhận bảo lãnh
Xác nhận bảo lãnh là bảo lãnh ngân hàng do ngân hàng (bên xác nhận bảo
lãnh) phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh của ngân hàng đƣợc xác nhận bảo lãnh (bên đƣợc xác nhận bảo lãnh)
đối với khách hàng. Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng bảo lãnh thực hiện khơng
đúng cam kết thì ngân hàng xác nhận sẽ trả thay cho ngân hàng bảo lãnh.
Xác nhận bảo lãnh chủ yếu là yêu cầu xuất phát từ bên thụ hƣởng bảo lãnh,
do nghi ngờ về năng lực tài chính, uy tín của ngân hàng phát hành, hoặc lo lắng về
11


tình hình chính trị của nƣớc bên đƣợc bảo lãnh và mối quan hệ ngoại giao giữa các
quốc gia. Ngân hàng xác nhận có thể do bên thụ hƣởng chỉ định, nhƣng để đảm bảo
tối đa quyền lợi của mình, bên bảo lãnh thƣờng thỏa thuận với khách hàng chọn
ngân hàng đại lý ở nƣớc bên thụ hƣởng để tránh rủi ro ký quỹ.
NH phát hành (Issuing bank)

(3)


NH xác nhận bảo lãnh

(2)

(4)

Bên đƣợc BL (Account party

(1)

Bên thụ hƣởng (beneficiary)

Sơ đồ 1.3: Quy trình xác nhận bảo lãnh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
(1) Ký kết Hợp đồng cơ sở
(2) Đề nghị phát hành bảo lãnh
(3) Gửi cam kết bảo lãnh và yêu cầu xác nhận bảo lãnh
(4) Thông báo và xác nhận bảo lãnh
c. Đồng bảo lãnh
Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, trong đó có từ 02 ngân
hàng trở lên cùng thực hiện bảo lãnh. Hình thức này thƣờng đƣợc sử dụng khi quy
mô bảo lãnh lớn, vƣợt mức cho phép cấp tín dụng của một ngân hàng hoặc có độ rủi
ro cao địi hỏi phải có một TCTD khác cùng tham gia.
Trong các ngân hàng đồng tài trợ, sẽ có 1 ngân hàng đứng ra làm ngân hàng
đầu mối. Khi bên đƣợc bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hƣởng bảo lãnh thì ngân hàng đầu mối sẽ đứng ra
chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên đƣợc bảo lãnh, sau đó
truy địi các bên đồng bảo lãnh cịn lại số tiền tƣơng ứng với tỷ lệ đã tài trợ.

12



NH1
NH2
NH n

(3)

NH phát hành (Issuing bank)

(4.2)

(2)

NH thông báo (Advisingbank)
(4.2)

(4.1)

Bên đƣợc BL (Account Party)

(1)

Bên thu ̣ hƣởng (Beneficiary)

Sơ đồ 1.4: Đồng bảo lãnh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
(1) Ký kết hợp đồng cơ sở
(2) Đề nghi ̣phát hành bảo lañ h
(3) Các ngân hàng thỏa thuận phát hành bảo lañ h

(4.1) Thông báo trực tiếp bên thụ hƣởng
(4.2) Thông báo gián tiếp tới bên thụ hƣởng thông qua ngân hàng thông báo.
1.2.3.2. Phân theo điều kiện thanh tốn
a. Bảo lãnh vơ điều kiện
Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà ngay sau khi nhận đƣợc yêu cầu thanh
toán của bên thụ hƣởng bảo lãnh, ngân hàng phải thực hiện thanh tốn ngay mà khơng
u cầu bên thụ hƣởng phải xuất trình bất cứ mơt chứng từ hay một tờ giấy nào theo.
Yêu cầu này đƣợc thể hiện dƣới dạng văn bản đề nghị thanh toán, đƣợc lập đơn phƣơng
bởi bên thụ hƣởng mà không cần xác nhận của bên đƣợc bảo lãnh hay bên thứ ba.
b. Bảo lãnh có điều kiện
Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà bên thụ hƣởng phải xuất trình đƣợc
đầy đủ chứng từ chứng minh bên đƣợc bảo lãnh vi phạm thỏa thuận thì ngân hàng
mới thực hiện thanh tốn thay. Chứng từ có thể đƣợc xuất trình theo 2 cách: (i) Bên
thụ hƣởng xuất trình các chứng từ do bên thứ ba có tƣ cách độc lập phát hành,
chứng minh bên đƣợc bảo lãnh vi phạm cam kết (quyết định của trọng tài, bản án
của tịa án…); hoặc (ii) chỉ xuất trình u cầu thanh tốn giống bảo lãnh vơ điều
kiện nhƣng quyền đƣợc thanh tốn sẽ bị đình lại nếu nhƣ bên đƣợc bảo lãnh cung
cấp xác nhận của bên thứ ba về việc đã hoàn thành nghĩa vụ.
13


1.2.3.3. Phân loại theo mục đích
a. Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ thầu) về
việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy định trong
hợp đồng dự thầu (Phan Thị Thu Hà, 2013)
Trong hoạt động kinh tế, rất nhiều hoạt động đƣợc thực hiện thơng qua hình
thức đấu thầu nhƣ đấu thầu cung cấp thiết bị, xây dựng, mua sắm lắp đặt... Trƣớc
đây, khi thực hiện đấu thầu, các chủ đầu tƣ thƣờng yêu cầu các nhà thầu phải đặt
cọc nhằm hạn chế những rủi ro nhƣ: nhà thầu rút hồ sơ, trúng thầu nhƣng không

thực hiện hợp đồng... Trong trƣờng hợp có vi phạm, chủ đầu tƣ sẽ thu hồi tồn bộ
phần ký quỹ đó. Tuy nhiên, việc ký quỹ này gây ra nhiều thủ tục phiền phức cho cả
hai bên, gây ứ đọng vốn của nhà thầu. Do vậy, bảo lãnh dự thầu đã gần nhƣ thay thế
cho hình thức ký quỹ này. Mức bảo lãnh dự thầu thƣờng dao động trong khoảng từ
1 - 5% tổng giá trị hợp đồng.
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn
thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như
cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba (Phan Thị Thu Hà, 2013)
Các hợp đồng đƣợc bảo lãnh nhƣ hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thi
cơng xây dựng, hợp đồng thiết kế... Trong phạm vi bài luận văn, hợp đồng đƣợc bảo
lãnh không bao gồm hợp đồng vay vốn.
c. Bảo lãnh tạm ứng
Bảo lãnh tạm ứng (hoàn trả tiền ứng trước) là cam kết của ngân hàng về
việc sẽ hoàn trả tiền ứng trước cho bên mua (người thụ hưởng bảo lãnh) nếu như
bên cung cấp (người được bảo lãnh) không trả (Phan Thị Thu Hà, 2013)
Ứng trƣớc là việc bên mua/chủ đầu tƣ trả trƣớc một khoản tiền trong tổng giá
trị hợp đồng cho bên bán/nhà thầu, nhằm hỗ trợ vốn để bên bán/nhà thầu thực hiện
hợp đồng, vừa có tác dụng ràng buộc ngƣời mua/nhà thầu phải thực hiện hợp đồng
đã ký. Bảo lãnh tạm ứng giúp hạn chế rủi ro cho ngƣời mua trong trƣờng hợp ngƣời
14


×