Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô: Kinh nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-------------------

ĐỖ PHƯƠNG THÙY

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO
NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ: KINH NGHIỆM MỘT SỐ
NƯỚC CHÂU Á VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số:
60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hội

Hà Nội - 2011


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải thích

1

AFTA


Hiệp định tự do thương mại

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3

CNPT

Công nghiệp phụ trợ

4

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

5

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

6

FDI


Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

7

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

9

JIBIC

Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản

10

JETRO

Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản

11

KCN


Khu công nghiệp

12

NXB

Nhà xuất bản

13

MEXT

14

MITI

Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế Nhật Bản

15

METI

Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản

16

MNC

Công ty đa quốc gia


17

TNC

Công ty xuyên quốc gia

18

SME

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

20

VAMA

Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam

21

VDF

Diễn đàn phát triển Việt Nam


22

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

23

ODA

Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức

Bộ giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ
Nhật Bản


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài lắp ráp

ôtô ở Việt Nam

52

Sản lượng ôtô của 11 công ty liên doanh
2

Bảng 3.2

sản xuất và lắp ráp ôtô tại Việt Nam từ

54

năm 1996 đến năm 2002
Tình hình sản xuất và tiêu thụ của Hiệp
3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

hội sản xuất ôtô 2003 - 2005
Cơ cấu các loại ôtô tại Việt Nam dự kiến
tới năm 2020

55

57



DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Số hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Sơ đồ công nghê ̣ sản xuấ t , lắ p ráp ôtô

12


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới đang chuyển biến và phát triển không ngừng, trình độ phân
công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất hiện nay đã đạt đến
mức rất cao: các sản phẩm công nghiệp hầu hết không còn được sản xuất trọn
bộ tại một không gian hay một địa điểm, mà được phân chia thành nhiều công
đoạn, ở các châu lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau. Do đó, khái
niệm “công nghiệp phụ trợ” (CNPT) ra đời như một cách tiếp cận sản xuất
công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên môn hoá sâu sắc các công

đoạn của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cho tới nay, thuật ngữ CNPT được sử
dụng khá rộng rãi, nhưng khái niệm CNPT chưa hình thành một cách hiểu
thống nhất trong các lý thuyết kinh tế cũng như trên thực tế.
Việt Nam đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá với
mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Để đạt được
điều đó, cần thiết phải xây dựng được công nghiệp đủ mạnh với những nền
tảng tốt, và một trong số đó là phát triển các ngành CNPT. Ở Việt Nam,
CNPT vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ và chưa nhận được sự
quan tâm nhiều của các nhà quản lý cũng như giới nghiên cứu. Chính sự non
yếu của ngành này đã trở thành lực cản rõ ràng đối với việc phát triển công
nghiệp nói chung cũng như các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng. Hiện
nay 70-80% sản phẩm phụ trợ của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp vẫn phải
nhập khẩu, trong khi nếu CNPT phát triển sẽ tạo giá trị gia tăng cho sản xuất
công nghiệp, góp phần phát triển năng lực sản xuất, giải quyết việc làm cho
người lao động. Những năm qua, mặc dù chúng ta đã nhận thức được rõ tầm

1


quan trọng cũng như sự cần thiết phải phát triển CNPT nhưng bức tranh
CNPT của Việt Nam vẫn khá ảm đạm.
Một ngành được Việt Nam quan tâm nhằm phát triển CNPT bằng hình
thức bảo hộ khá lâu và có hẳn một chiến lược nội địa hóa để phát triển nhưng
đến nay lại được xếp vào hàng có CNPT kém phát triển nhất, chỉ đạt 5% 10% với những sản phẩm đơn giản chính là ngành công nghiệp sản xuất ôtô.
Đề tài: “Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô: Kinh
nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam” sẽ chỉ ra những vấn đề
nổi cộm trong ngành CNPT cho ngành chế tạo ôtô nói riêng và của Việt Nam
nói chung. Từ đó đưa ra những kiến nghị trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm
của các nước láng giềng - những nước đi trước chúng ta trong việc phát triển
CNPT.

2. Tình hình nghiên cứu.
Công nghiệp phụ trợ là một khái niệm khá mới mẻ và chưa được chú
trọng tại Việt Nam, do vậy những nghiên cứu về ngành công nghiệp này tại
Việt Nam chưa nhiều. Cho đến nay mới có một số sách, và bài viết như sau:
1) Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Kenichi Ohno (chủ
biên), Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), 3-2007. Cuốn sách được xuất bản
dưới sự tài trợ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ
Nhật Bản (MEXT). Nội dung chính của cuốn sách là tổng quan về thực trạng
của ngành CNPT Việt Nam, sự phát triển của ngành trên thế giới và những
định hướng phát triển cho Việt Nam. Cuốn sách đã nêu khá toàn diện về bức
tranh của CNPT Việt Nam, tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá của tác giả
dựa trên góc độ chung chứ không đi sâu vào những ngành công nghiệp cụ thể.
2) Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Kenichi
Ohno và Nguyễn Văn Thường (chủ biên), Nxb Lý luận Chính trị, 3-2005.

2


Cuốn sách có chủ đề khá đa dạng, đó là những nghiên cứu khoa học, là các đề
xuất chính sách, những nhận định chung về quá trình quy hoạch chính sách
công nghiệp của Việt Nam. Cuốn sách đi sâu phân tích bối cảnh kinh tế xã hội
Việt Nam, đưa ra những gợi ý trong việc nâng cao chất lượng các chiến lược
công nghiệp đáp ứng những thách thức và cơ hội trong thời đại mới. Tuy
nhiên cuốn sách vẫn chỉ đề cập tới việc phát triển công nghiệp nói chung.
3) Phát triển kinh tế của Nhật Bản: con đường đi lên từ một nước
đang phát triển, Kenichi Ohno, Diễn đàn phát triển Việt Nam, 3-2007. Cuốn
sách đề cập tới lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Endo, thời kỳ trước khi công
nghiệp Nhật Bản cất cánh. Cuốn sách đưa ra những thực tế và số liệu cụ thể
giải thích vì sao Nhật Bản trở thành một nước công nghiệp dẫn đầu trong các
nước đi sau. Phát triển công nghiệp phụ trợ được xem như một trong những

cách thức đem đến cho Nhật Bản thành công. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ là
những định hướng cơ bản về cách thức phát triển ngành công nghiệp chứ
chưa đi sâu vào phân tích cụ thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như thế
nào.
4) Công nghiệp phụ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản
xuất Nhật Bản, Báo cáo của Diễn đàn phát triển Việt Nam, 6-2006. Cuốn
sách phân tích ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam dưới góc độ của các
nhà sản xuất Nhật Bản, những người trực tiếp đầu tư vào Việt Nam. Những
nhân tố, theo họ, là cần thiết để phát triển ngành CNPT và những giải pháp
nên được thực hiện trong thời gian tới. Mặc dù vậy, cuốn sách dừng lại ở việc
phân tích ngành CNPT nói chung, chứ không đi chi tiết vào làm thế nào để
phát triển CNPT của từng ngành công nghiệp chính.
5) Báo cáo điều tra: Xây dựng và tăng cường ngành CNPT tại Việt
Nam, Kyoshiro Ichikawa, Cục xúc tiến ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội,

3


2005. Báo cáo này đưa ra những nhận định khái quát về ngành công nghiệp
phụ trợ của Việt Nam, đưa ra những mối gắn kết giữa doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam nhằm xây dựng
và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ.
6) Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt
Nam, GS. Trần Văn Thọ, Nxb Trẻ, 2006. Cuốn sách tập trung phân tích hầu
hết các vấn đề liên quan đến công nghiệp hoá, công bằng xã hội trong bối
cảnh toàn cầu hoá và thời đại công nghệ thông tin, lợi thế so sánh động, công
nghiệp phụ trợ, nội lực và ngoại lực, liên kết hàng dọc và hàng ngang giữa
doanh nghiệp trong nước với các công ty đa quốc gia…., đề xuất các chiến
lược, chính sách, biện pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam
để đối phó hữu hiệu với các thách thức và tận dụng các cơ hội phát triển ở

vùng Đông Á. Từ đó góp phần giải thích Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ
công nghiệp Đông Á và những tác động của Trung Quốc trong tiến trình phát
triển tới Việt Nam.
7) Các bài viết tại Hội thảo quốc tế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước châu Á, tại Trường Đại học
Ngoại thương, Hà Nội, tháng 11 năm 2009:
i) Vai trò của các TNCs trong quá trình phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ tại các quốc gia đang phát triển của PGS.TS Vũ Chí Lộc,
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
ii) Một vài hàm ý từ công nghiệp phụ trợ trong ngành công nghiệp chế
tạo ôtô của Trung Quốc của Lưu Thị Hải Ninh, Viện KT &CT thế giới.
iii) Nguồn nhân lực cho công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp phát triển, của TS. Hà Văn Hội, Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN

4


iv) Một số vấn đề về phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay của PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
v) Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam giai đoạn
2010 – 2020 của GS.TS Hoàng Văn Châu, trường Đại học Ngoại thương
8) Bên cạnh đó, có khá nhiều bài báo đề cập tới sự phát triển của ngành
công nghiệp phụ trợ như:
- Công nghiệp phụ trợ ôtô : ai làm, ai bán, ai mua ; báo điện tử Diễn
đàn doanh nghiệp : www.dddn.com.vn, 7-2008
- Cần khai thông cho công nghiệp phụ trợ, Tạp chí Kinh tế và dự báo,
số 3 : 9/2008
- Khái niệm về công nghiệp phụ trợ, Th.S Vũ Ngọc Anh, Viện nghiên
cứu


phát

triển

thành

phố

Hồ

Chí

Minh-HIDS,

www.hids.hochiminhcity.gov.vn, 12-2008
- Công nghiệp phụ trợ ôtô : Mạnh ai nấy lo, báo điện tử của bộ giao
thông vận tải : www.giaothongvantai.com.vn, 10-2009
- Công nghiệp phụ trợ ôtô : 10 năm vẫn chưa lớn, báo điện tử Việtnam
Plus : www.vietnamplus.vn, 11-2009.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra thực
trạng của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam nhưng chưa có những phân
tích sâu cho một điển hình cụ thể nhằm tìm ra giải pháp cho phát triển công
nghiệp phụ trợ. Các nghiên cứu cũng nêu những thành tựu của một số nước
với tư cách là những nước đi trước và có thành công đáng khâm phục nhưng
chưa đi vào phân tích những vấn đề cụ thể và thực tế trong áp dụng tại Việt
Nam.

5



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Kết hợp giữa những hiểu biết lý luận về công nghiệp phụ trợ và những
đặc thù của ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản qua 2 năm kinh nghiệm
thực tế của bản thân tại công ty Panasonic Electronic Devices Việt Nam, đề
tài: “Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô: Kinh nghiệm một
số nước châu Á và gợi ý cho Việt Nam” nhằm mục đích:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công nghiệp phụ trợ, tìm hiểu
thực tiễn về thành công của một số nước trong phát triển công nghiệp phụ trợ
cho ngành sản xuất ôtô, từ đó rút ra kinh nghiệm và những gợi ý nhằm phát
triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô yếu kém tại Việt Nam, góp
phần nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của hàng hóa nói riêng và của nền
kinh tế Việt Nam nói chung trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp những lý luận về công nghiệp phụ trợ từ các
nghiên cứu về công nghiệp phụ trợ trong thời gian gần đây.
- Nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ tại
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn với điều
kiện thực tế tại Việt Nam từ đó rút ra các giải pháp khắc phục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công nghiệp phụ trợ cho ngành
sản xuất ôtô của một số nước trên thế giới.

6


4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Do hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nghiên cứu, luận văn sẽ tập
trung vào công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của một số nước cụ thể

là: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan từ cuối những năm 1990 đến nay. Lý do
tác giả chọn ba quốc gia trên là: trong phạm vi khu vực châu Á, Nhật Bản là
nước đi đầu và cũng là hàng đầu trong phát triển ngành công nghiệp ô tô;
trong phạm vi các nước láng giềng với Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc là
những nước có ngành công nghiệp phụ trợ của ngành công nghiệp ô tô phát
triển rất mạnh mẽ. Kinh nghiệm từ sự phát triển của những nước này sẽ rất
hữu ích với Việt Nam khi chúng ta đang trong tiến trình thực hiện công
nghiệp hóa nói chung và phát triển ngành công nghiệp ô tô nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp
nhằm nêu rõ khái niệm và vai trò của công nghiệp phụ trợ, các yếu tố ảnh
hưởng tới nó cũng như những kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển của Nhật
Bản, Trung Quốc và Thái Lan.
Phương pháp so sánh, duy vật biện chứng được sử dụng để làm nổi bật
điều kiện thực tế của Việt Nam và đưa ra những biện pháp phát triển thích
hợp với tình hình cụ thể. Ngoài ra, phương pháp thống kê được sử dụng như
là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và làm sáng tỏ sự cần thiết khách
quan của việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong bối cảnh nền kinh tế
chuyển đổi và hội nhập quốc tế.
- Đánh giá rõ thực tiễn phát triển công nghiệp phụ trợ trong ngành sản

7


xuất ôtô của một số nước: Trung quốc, Nhật Bản và Thái lan, rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích hiện trạng công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp
phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của Việt Nam nói riêng, đề xuất các kiến nghị

nhằm góp phần phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục
thành 4 chương:
Chương 1- Cơ sở lý luận của việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2 – Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của
một số nước châu Á.
Chương 3 – Đánh giá công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của
Việt Nam thời gian qua.
Chương 4 - Một số giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành
sản xuất ôtô của Việt Nam.

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
PHỤ TRỢ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về công nghiệp phụ trợ
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ công nghiệp phụ trợ (CNPT) được sử dụng khá rộng rãi
nhưng cho đến nay khái niệm thế nào là CNPT, chuẩn quan niệm và cách hiểu
thống nhất về CNPT vẫn chưa được hình thành.
Khái niệm CNPT (Supporting Industry) bắt nguồn từ Nhật Bản vào
khoảng giữa những năm 1980. Tài liệu chính thức đầu tiên sử dụng thuật ngữ
này là Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985 của Bộ Công nghiệp và Thương
mại quốc tế (MITI) Nhật Bản (MITI đã đổi tên thành METI – Bộ Kinh tế,
Thương mại và Công nghiệp - từ tháng 1/2001). Trong tài liệu này, thuật ngữ

CNPT được dùng để chỉ “các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có đóng góp cho
việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước châu Á trong trung và dài
hạn” hay “các SME sản xuất linh phụ kiện”. Mục đích của MITI tại thời điểm
đó là thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và phát triển SME ở các nước
ASEAN, đặc biệt là ASEAN 4 (gồm Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái
Lan). Hai năm sau đó, MITI giới thiệu thuật ngữ CNPT với các nước Châu Á
trong Kế hoạch Phát triển Công nghiệp Châu Á mới (được biết đến với tên gọi
New AID Plan). Đây là chương trình hợp tác kinh tế toàn diện trên ba phương
diện: viện trợ, đầu tư và thương mại. Trong chương trình này, CNPT chính thức
được định nghĩa là “các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết như
nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hóa tư bản cho các ngành công
nghiệp lắp ráp” [3,tr.31-32]. Trong định nghĩa này, phạm vi của CNPT là các

9


ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian và hàng hóa tư bản cho công
nghiệp lắp ráp, không phân biệt quy mô doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có nhiều quan điểm cho rằng CNPT bao gồm những sản
phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm công
nghiệp nhất định nào đó. Tùy từng loại sản phẩm cụ thể sản xuất, những sản
phẩm hỗ trợ đó có thể bao gồm nguyên liệu chính, vật liệu phụ, linh kiện, phụ
tùng, các bộ phận (chi tiết) lẻ, nhiên liệu, phụ liệu, bao bì nhãn mác... Những
sản phẩm hỗ trợ đó chính là một trong những loại yếu tố “đầu vào” của quá
trình sản xuất công nghiệp. Do tính phức tạp của mối liên hệ sản xuất giữa các
ngành công nghiệp, việc xác định loại CNPT của một ngành nào đó mang tính
chất tương đối, để sản xuất sản phẩm CNPT lại cần có các ngành CNPT cho
bản thân nó. Như vậy, CNPT là một thuật ngữ mơ hồ, nếu không có một định
nghĩa cụ thể thì không thể xác định được đó là ngành công nghiệp nào và hỗ trợ
cái gì, cho ai. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của các nhà hoạch định chính

sách mà phạm vi của CNPT nêu trong các chính sách, chiến lược công nghiệp
rất khác nhau.
Thái Lan định nghĩa CNPT là các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện
được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của các ngành công nghiệp
sản xuất ôtô, máy móc và điện tử [3, tr.31]. Trong khi đó bộ năng lượng Mỹ lại
định nghĩa CNPT là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy
trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị
trường[3, tr.31].
Mối liên hệ sản xuất giữa các ngành công nghiệp tồn tại như một tất yếu
khách quan. Trình độ phát triển công nghiệp càng cao, phân công lao động xã
hội càng sâu sắc, mối liên hệ sản xuất đó càng phức tạp. Trong hoạch định
chiến lược và chính sách công nghiệp của một quốc gia, việc xử lý quan hệ giữa

10


một ngành công nghiệp nào đó với các ngành phụ trợ của nó là vấn đề hết sức
phức tạp. Mỗi quốc gia có cách thức riêng trong việc giải quyết mối quan hệ
này. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay khó có thể áp dụng bất kỳ khái niệm
sẵn có nào về CNPT của nước ngoài vì sự khác biệt về điều kiện kinh tế, trình
độ phát triển và những thách thức mà mỗi nước phải đối mặt trong nền kinh tế
toàn cầu. Việt Nam với nguồn ngân sách có hạn, nền móng công nghiệp chưa
phát triển, và dưới áp lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế, khái niệm hạt nhân là
phù hợp hơn cả để huy động được mọi nguồn lực cho sự phát triển của ngành
công nghiệp hỗ trợ.
Theo tác giả Nguyễn Thị Xuân Thúy tại Diễn đàn phát triển Việt Nam –
Kyoto: CNPT là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào
trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ
tùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến[3, tr.39].
Theo GS. Trần Văn Thọ, khi nghiên cứu về CNPT, ông định nghĩa

CNPT (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công
nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là
những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn,
nhuộm, v.v., và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những
nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng
nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm
CNPT thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Do đó, trong ngành ôtô, các bộ phận như động cơ, thân vỏ, chassis
(khung gầm)... thường không được kể là CNPT vì chủ yếu do các công ty lớn
sản xuất với quy mô lớn. Trong ngành này, CNPT là những linh kiện, những
phụ liệu ở cấp thấp hơn được cung cấp để sản xuất ra động cơ, thân vỏ...

11


Do các quan niệm khác nhau về CNPT, việc hiểu và vận dụng đúng khái
niệm này trong các chính sách công nghiệp thường gặp nhiều khó khăn. Xem
CNPT là những ngành sử dụng công nghệ thấp là một quan niệm sai lệch
thường thấy ở các nước đang phát triển, dẫn đến không có các chính sách và
đầu tư thỏa đáng. Trên thực tế, tùy vào mục tiêu và chiến lược mà khái niệm
CNPT được hiểu, sử dụng hay tiếp nhận.
Công nghê ̣ sản xuấ t, lắ p ráp ôtô bao gồ m: (1) Công nghệ nguyên vật liệu;
(2) Công nghệ chế tạo linh kiện ; (3) Công nghệ lắp ráp cụm ; (4) Công nghệ
hoàn thành sản phẩm. Trong đó, các bước công nghệ (1),(2),(3) là lĩnh vực công
nghê ̣ sản xuấ t của công nghiê ̣p phu ̣ trơ ̣ phục vụ cho ngành sản xuất, lắ p ráp ôtô.
Bước công nghê ̣ (4) là phần lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh . Sơ đồ công nghê ̣ sản
xuấ t, lắ p ráp ôtô như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ công nghê ̣ sản xuấ t , lắ p ráp ôtô
Công nghệ lắp ráp ô tô


Công nghệ vật liệu

Công nghệ chế tạo

- Thép và gang
- Nhựa hoá học
- Kính, đệm cao su
- Sợi, gỗ, chất kết
dính
- Kim loa ̣i màu
- Vải, cao su
- Vâ ̣t liê ̣u khác

- Đúc kim loại,
nhựa, cao su,
- Gia công áp lực,
gia công chính xác,
thuỷ lực
- Chế tạo cắt gọt,
- Kỹ thuâ ̣t điê ̣n, điê ̣n
tử,...

Lắp ráp tổng thành ôtô

12

Lắ p cu ̣m tổ ng thành

- Khung, vỏ
- Động cơ, ly hợp, hộp số

- Trục truyền
- Bánh xe
- Điện, ghế đệm
- Lái, phanh, treo, gương
kính
- Nhựa....


Theo các bước công nghệ trên, CNPT cho sản xuất, lắp ráp ôtô chủ yếu
tập trung vào bước công nghệ (2) Công nghệ chế tạo và (3) Lắp ráp tổng thành.
Riêng công nghệ vật liệu còn hạn chế, mới dừng lại một số sản phẩm như cao su
(săm, lốp), vải. Do đó, CNPT sản xuất, lắp ráp ôtô Việt Nam mới dừng lại ở sản
xuất một số linh kiện, phụ tùng mà nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu.
1.1.2. Đặc điểm
Đối với Việt Nam, CNPT vẫn là ngành mới mẻ. Việc xác định đúng đắn
các đặc điểm của CNPT là vấn đề quyết định đến nhận thức của Nhà nước, của
các doanh nghiệp đối với sự quan trọng của CNPT, và cũng là để tận dụng được
lợi ích mà CNPT mang lại. Trước hết, CNPT bao quát toàn bộ những cơ sở
công nghiệp làm ra các sản phẩm có vai trò hỗ trợ việc sản xuất các thành phẩm
chính và được tiến hành tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là hai thuộc tính
đặc trưng của CNPT. Ngoài ra, CNPT còn có một số đặc điểm rất cần quan tâm
nghiên cứu sau đây:
CNPT là ngành phức tạp và rộng lớn, góp phần tạo nên chuỗi giá trị.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm sản xuất ra ngày
càng tinh vi hơn, mỗi sản phẩm lại có vô số các chi tiết hợp thành. Một doanh
nghiệp dù lớn đến mức nào cũng không thể và không nên tự mình sản xuất khép
kín một sản phẩm. Do đó, để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh cần sự tham gia
của nhiều doanh nghiệp, của nhiều ngành khác nhau. Điều đó dẫn đến CNPT có
phạm vi rất rộng, cả về mặt liên kết ngành hay địa lý.
Thêm vào đó, khi một ngành công nghiệp sản xuất hay lắp ráp một sản

phẩm nhất định phát triển, nó cần có một hệ thống các ngành CNPT để cung
cấp các chi tiết sản phẩm đó. Mặt khác, các doanh nghiệp được coi là phụ trợ
cho sản phẩm đó lại cần các doanh nghiệp khác “phụ trợ”. Vì vậy để có hệ
thống các ngành CNPT, ngoài việc phải phát triển các ngành công nghiệp cơ

13


bản (cao su, nhựa, cơ khí, năng lượng…) lại cần có sự phát triển của các ngành
CNPT khác nữa. Như vậy, chỉ với một sản phẩm, chuỗi giá trị đã kéo dài và mở
rộng ra hầu hết các ngành công nghiệp cơ bản và tạo ra giá trị cho nhiều ngành
công nghiệp khác.
Mối quan hệ giữa CNPT trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối với các nước đang phát triển, CNPT và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) có quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ lẫn nhau và thể hiện trên nhiều
khía cạnh. Một mặt, FDI là tiền đề thúc đẩy CNPT trong nước hình thành và
phát triển. Thậm chí có thể nói, không có vốn FDI đầu tư vào các ngành công
nghiệp chế tác - chủ yếu là hoạt động gia công, lắp ráp - thì không có ngành
CNPT ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu quốc tế đã nói nhiều đến tác
động lan tỏa của các doanh nghiệp FDI đối với nền công nghiệp nói chung và
ngành CNPT nói riêng của nước sở tại. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của
CNPT trong nước sẽ làm tăng sức hấp dẫn trong thu hút FDI.
Theo số liệu điều tra do Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật
Bản (JETRO) tiến hành tại các cơ sở lắp ráp cơ khí của các nhà đầu tư Nhật Bản
ở Đông Nam Á, chi phí linh kiện, phụ tùng chiếm đến 70-90% giá thành sản
phẩm, trong khi chi phí nhân công chỉ chiếm khoảng 10%. Vì thế, mặc dù hầu
hết các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong công nghiệp chế tác đều tiến hành
các hoạt động thâm dụng lao động, để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm
của mình, họ vẫn rất cần có ngành CNPT phát triển ở nước sở tại. Như vậy, một
nước dù có ưu thế về lao động nhưng không có CNPT phát triển, thì môi trường

đầu tư ở đó vẫn kém hấp dẫn, kém cạnh tranh.
Tuy nhiên, cũng không phải là CNPT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI.
Có nhiều trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác (kể cả công ty

14


nước ngoài và công ty nước sở tại) đầu tư phát triển CNPT. Cụ thể hơn, quá
trình phát triển CNPT có thể chia làm ba giai đoạn:
- Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất sản phẩm
CNPT cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị trường
nội địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất CNPT sẽ phát triển
mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các
doanh nghiệp FDI. Sự liên kết này không phải tự nhiên hình thành mà các công
ty CNPT phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và
giá thành cạnh tranh được với hàng nhập. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ
chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI.
- Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp nước sở tại ra
đời trong các ngành CNPT chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh
nghiệp FDI. Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp
FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh.
- Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với lượng sản xuất
ngày càng mở rộng, tạo ra thị trường ngày càng lớn cho CNPT, nhiều công ty
nhỏ và vừa ở nước ngoài sẽ đến đầu tư. Ở đây có trường hợp các công ty con
hoặc các công ty có quan hệ giao dịch lâu dài của các doanh nghiệp FDI đến
đầu tư do sự khuyến khích của các doanh nghiệp FDI; cũng có trường hợp các
công ty nhỏ và vừa ở nước ngoài độc lập với các doanh nghiệp FDI nhưng thấy
thị trường của CNPT đã lớn mạnh nên đến đầu tư.
Như vậy, CNPT của một nước sẽ phát triển được khi các công ty trong
nước ngày càng được cải tiến quản lý, công nghệ để cung cấp sản phẩm CNPT

cạnh tranh với hàng nhập, và chính phủ có chính sách để thúc đẩy các doanh
nghiệp ra đời, đồng thời tạo điều kiện, môi trường để các công ty nhỏ và vừa ở
nước ngoài đến đầu tư. Mối liên quan giữa CNPT và môi trường thu hút FDI có

15


thể được hiểu như sau: chừng nào các công ty nước ngoài không thấy chính phủ
đưa ra các chính sách cụ thể và dài hạn để phát triển CNPT cũng như chính phủ
không tạo môi trường kinh doanh ổn định cho các doanh nghiệp FDI để từ đó
CNPT phát triển thì họ sẽ không đánh giá cao môi trường FDI ở nước đó.
1.2. Vai trò của CNPT cho ngành sản xuất ôtô trong quá trình công nghiệp
hóa tại các nước đang phát triển
Công nghiệp hóa là mục tiêu lâu dài của các nước đang phát triển nhằm
xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, tận
dụng mọi nguồn lực, xây dựng một nền kinh tế mở hướng về xuất khẩu, tăng
trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất của người dân. Trên nền tảng đó,
CNPT nói chung và CNPT cho ngành sản xuất ôtô nói riêng đóng vai trò vô
cùng quan trọng. CNPT cho ngành sản xuất ôtô tạo nhiều công ăn việc làm, thu
hút lao động dư thừa. CNPT góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng mở rộng và
chuyên sâu. CNPT phát triển sẽ kéo theo các công ty lắp ráp và sản xuất thành
phẩm cuối cùng khác thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào nhập khẩu. Giá nhập khẩu
những sản phẩm đó có thể rẻ nhưng phí tổn chuyên chở bảo hiểm sẽ đẩy chi phí
đầu vào tăng cao. Ngoài ra, còn chưa kể đến rủi ro về tiến độ, thời gian nhận
hàng nhập khẩu.
CNPT phát triển có vai trò đặc biệt trong việc thu hút vốn FDI, nhất là
FDI trong ngành sản xuất các loại máy móc. Một thực tế cho thấy, tỉ lệ chi phí
về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động trong giá thành sản phẩm, nên
một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT không phát triển cũng làm cho

môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Chúng ta sẽ đi phân tích từng vai trò cụ
thể của CNPT nói chung và cho ngành sản xuất ôtô nói riêng để hiểu rõ hơn vị
thế của ngành trong nền kinh tế.

16


1.2.1. Đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa
CNPT cho ngành sản xuất ôtô có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát
triển công nghiệp của mỗi quốc gia.
Trước hết, CNPT góp phần mở rộng khả năng thu hút FDI vào phát triển
công nghiệp, cụ thể ở đây là ngành sản xuất ôtô. Từ những nhận định trên có thể
thấy CNPT phải phát triển mới thu hút FDI, đặc biệt là FDI trong những ngành
sử dụng nhiều máy móc hiện đại. Tỷ lệ của chi phí CNPT cao hơn nhiều so với
chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT không
phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Mặt khác, FDI lại kéo
theo các công ty đầu tư phát triển CNPT, do đó có sự quan hệ tương hỗ 2 chiều
giữa FDI và CNPT.
Trong những năm 1980, luồng đầu tư từ các doanh nghiệp đa quốc gia
(MNC) ồ ạt đổ vào các nước đang phát triển vì ở đây có chi phí nhân công rẻ.
Ngày nay, khi các MNC lựa chọn địa điểm đầu tư, họ không chỉ xét đến lợi thế
về chi phí nhân công mà còn tính đến các lợi thế so sánh khác về đầu vào sản
xuất như linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sản xuất, những yếu tố giúp họ có thể cạnh
tranh được về giá và chất lượng. Điều này chỉ có được khi CNPT phát triển.
Thứ hai, CNPT là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh
tranh của một ngành công nghiệp, góp phần đẩy mạnh thực hiện chiến lược
hướng về xuất khẩu. Theo quan niệm của M. Porter năm 1990, khả năng cạnh
tranh của một ngành công nghiệp là khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó.
Khả năng này được hình thành bởi 4 yếu tố, bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố
sản xuất, (2) điều kiện cầu, (3) các ngành CNPT và các ngành liên quan, (4)

chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội bộ ngành. Cả 4 yếu tố này tác động qua lại
lẫn nhau tạo thành “mô hình kim cương Porter” nhằm để chỉ khả năng chống
chịu của một quốc gia trước môi trường cạnh tranh gay gắt.

17


Thứ ba, CNPT giúp các nước đang phát triển khai thác các nguồn lực
trong nước, giảm xuất khẩu các sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu,
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá
theo hướng vừa mở rộng vừa chuyên sâu. Ngoài ra, CNPT còn góp phần tạo
thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút lao động dư thừa.
Thứ tư, phát huy ảnh hưởng của tác động “lan toả” trong phát triển hệ
thống công nghiệp. Hệ thống này có thể liên kết theo chiều dọc hoặc chiều
ngang, tạo thành các cụm công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với
nhau. Do vậy, sự phát triển của một ngành công nghiệp trong hệ thống đó sẽ có
tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, kích thích các ngành này
cũng phát triển theo sao cho đáp ứng được yêu cầu của thời kì mới.
Cuối cùng, CNPT phát triển sẽ giúp các nước đang phát triển nhanh
chóng hội nhập với kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Áp
lực của toàn cầu hóa không cho phép bất kỳ nước nào bảo hộ ngành công
nghiệp của mình bằng các biện pháp phi thuế hoặc chính sách bảo hộ. Trong
những năm gần đây, các hệ thống kinh tế quy mô toàn cầu có liên kết chặt chẽ
được hình thành và quản lý trên cơ sở từng ngày. Nhiều doanh nghiệp có hoạt
động và quan hệ thương mại trên phạm vi quốc tế, và mọi hoạt động được phân
chia giữa các doanh nghiệp trải rộng khắp thế giới. Quá trình phát triển kinh tế
không thể tách khỏi các hệ thống toàn cầu này. CNPT phát triển sẽ giúp các
nước đang phát triển tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1.2.2. Cung cấp nguyên vật liệu và gia công chế tạo cho ngành công
nghiệp chính

CNPT là điều kiện quan trọng đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị
gia tăng của ngành sản xuất, lắp ráp ôtô. CNPT không phát triển sẽ làm cho các
công ty lắp ráp, gia công và những công ty sản xuất các thành phẩm cuối cùng

18


khác phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung
cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí chuyên chở, bảo
hiểm sẽ tăng lên làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa kể đến sự rủi ro về tiến
độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì vậy, CNPT thiếu sẽ làm giá trị gia tăng
thấp đi, ngành công nghiệp chính thiếu sức cạnh tranh.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô
Việc phát triển CNPT là một vấn đề rất phức tạp trong quá trình hoạch
định chiến lược phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. Với các nước đang
trong quá trình công nghiệp hoá, khi các nguồn lực còn hẹp, qui mô các ngành
kinh tế còn nhỏ bé, việc giải quyết bài toán quan hệ giữa phát triển CNPT và
ngành công nghiệp chính, mà cụ thể ở đây là CNPT cho ngành sản xuất ôtô, lại
càng khó khăn và phức tạp hơn. Do đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
việc phát triển CNPT sẽ tạo luận cứ khoa học nhằm lựa chọn chiến lược phát
triển thích hợp cho ngành sản xuất ôtô.
1.3.1. Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành sản xuất ô tô
Tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng
thu nhập… tại quốc gia sở tại. Điều này giải thích tại sao Chính phủ các nước
đang phát triển rất quan tâm tới tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành chế tạo sản
xuất. Thêm vào đó, một thực tế cho thấy là nước nào có nền CNPT cho ngành
sản xuất ôtô phát triển mạnh thì sẽ có điều kiện nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của
ngành này, vì ngoài những đóng góp về tài nguyên thiên nhiên và nhân lực – là
những yếu tố tĩnh, nguồn cung hữu hạn và nhu cầu lại có xu hướng giảm dần –
thì đóng góp mang tính động và có khả năng còn tiếp tục gia tăng chính là

những sản phẩm CNPT.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng rất mong muốn nâng cao tỷ lệ
nội địa hóa. Ở đây không có mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà đầu tư nước ngoài và

19


nước sở tại. Nếu nguồn cung linh phụ kiện trong nước đáp ứng các yêu cầu về
chất lượng - chi phí - giao hàng, các nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ sử
dụng nguồn cung này vì lợi ích trực tiếp của họ và qua đó họ có thể nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tuy nhiên có một vấn đề là để phát triển CNPT cho ngành sản xuất ôtô
tại các nước đang phát triển đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ phức
tạp, thời hạn đầu tư và hoàn vốn đầu tư dài, độ rủi ro cao trong khi đây lại là hạn
chế của các nước này. Tăng cường thu hút FDI sẽ giúp giải quyết vấn đề trên
nhưng nó lại gặp phải vấn đề bảo hộ trong nước sở tại với mục đích để tăng tỷ lệ
nội địa hóa. Từ đó cho thấy việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát
triển công nghiệp và chính sách huy động các nguồn lực ấy có vai trò hết sức to
lớn trong việc bảo đảm các ngành CNPT phát triển có hiệu quả và bền vững.
Thực tế cho thấy, việc nội địa hóa sản xuất linh phụ kiện cho ngành sản
xuất ôtô cần phải bắt đầu từ việc thu hút các nhà cung cấp linh phụ kiện đầu tư
trực tiếp nước ngoài, sau đó nâng cao dần năng lực của các nhà cung cấp linh
phụ kiện trong nước. Như vậy, các công ty FDI sẽ đóng vai trò chủ đạo và
chiếm đa số trong CNPT vào giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại các quốc
gia đang phát triển.
1.3.2. Chất lƣợng, chi phí, khả năng cung ứng và cạnh tranh
Theo tiêu chuẩn sản xuất của các nước tiên tiến, tính cạnh tranh phụ
thuộc đồng thời vào 3 yếu tố: chất lượng, chi phí và giao hàng (QCD – Quality,
Cost, Delivery). Nhìn chung, với trình độ hiện tại, các nước đang phát triển
không dễ làm ngay được điều này. Một khi chất lượng đã được đảm bảo, thì vẫn

cần cải thiện hai yếu tố sau là chi phí và giao hàng. Để giảm chi phí và đẩy
nhanh tiến độ giao hàng thì việc phát triển CNPT là rất cần thiết.

20


Đối với ngành sản xuất ôtô thì chi phí sản xuất linh phụ kiện chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của các nhà lắp ráp cuối cùng. Do đó,
không thể đạt được tính cạnh tranh về giá cả nếu không giảm được chi phí linh
phụ kiện. Khi ngành CNPT trong nước không phát triển, để đảm bảo chất
lượng, các nhà lắp ráp thường nhập khẩu linh phụ kiện từ đó phát sinh thêm chi
phí vận tải, lưu kho và vận chuyển, thuế quan…
Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa chi phí lưu kho và thời gian sản xuất, việc
giao hàng đúng thời hạn, tần suất giao hàng cao là rất quan trọng. Hàng tồn kho
được coi là một dạng chi phí, vì vậy các nhà sản xuất thường không lưu kho
một lượng hàng lớn mà mong muốn cắt giảm càng nhiều càng tốt. Kéo theo đó,
việc giao hàng sẽ phải tiến hành hàng ngày hoặc thậm chí là hàng giờ. Hệ thống
giao hàng đúng hẹn – Just in time - đã được xây dựng nhằm đạt được mức lưu
kho bằng không. Giao hàng nhanh và đều đặn sẽ không thể đạt được nếu cứ vài
tháng các công ty mới nhập khẩu linh phụ kiện và mất thêm vài ngày để vận
chuyển linh phụ kiện từ cảng nhập về đến nhà máy. Chính vì lý do này nên các
nhà lắp ráp cuối cùng luôn muốn các nhà cung cấp ở gần nhà máy của họ.
Mặt khác, ngay cả khi linh phụ kiện đáp ứng được yêu cầu giao hàng, giá
thành có rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo thì các công ty lắp ráp cũng từ
chối đơn hàng.
1.3.3. Dung lƣợng của thị trƣờng
Dung lượng thị trường là toàn bộ khối lượng hàng hoá được đưa ra thị
trường trong một thời gian nhất định. Dung lượng thị trường tuỳ thuộc vào khả
năng cung ứng của các đơn vị sản xuất hàng hoá, dịch vụ trong xã hội và còn
được quyết định bởi nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư. Nền kinh tế

quốc dân phát triển ổn định tạo ra được thế cân bằng giữa dung lượng thị trường
với nhu cầu có khả năng thanh toán. Ở các nước đang phát triển, do trình độ

21


×