GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN CHO
DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
3.1. Chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2005 – 2015 và định hướng
đến năm 2025
3.1.1. Chiến lược phát triển Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đến năm 2025
Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025
xác định phải nhanh chóng xây dựng Petro Vietnam trở thành một Tập đoàn Công nghiệp –
Thương mại – Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh hoạt trong và ngoài nước.
Tổng số vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí từ nay đến năm 2025 dự kiến 41
tỷ USD, giai đoạn từ nay đến năm 2015 khoảng 20 tỷ USD, giai đoạn từ năm 2005 đến
năm 2015 là 21 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu trên, chiến lược của PV trong hoạt động tài chính là:
- Đầu tư tài chính vào lĩnh vực, dự án dầu khí đảm bảo nền tài chính của PV được cân đối,
ổn định. Đối với các dự án thăm dò dầu khí cần tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Ưu tiên một tỷ lệ thích hợp vốn chủ sở hữu của PV cho công tác tự thăm dò,
khai thác trong và ngoài nước, chế biến dầu khí.
- Phát huy tối đa thu xếp vốn theo phương thức tài trợ dự án với sự tham gia vốn chủ sở hữu
tối thiểu đạt 30% đối với các dự án phát triển mỏ dầu, khí. Tận dụng tối đa nguồn vốn tài
trợ phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở cho vận chuyển và phân phối khí. Cổ phần
hoá các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hiện có và huy động mọi nguồn vốn của các
thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án dịch vụ dầu khí.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và
quốc tế, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển, đặc biệt chú trọng phát hành trái phiếu
quốc tế.
- Duy trì tỷ lệ Nợ/ Vốn chủ sở hữu của PV ở mức 50 – 70% vào giai đoạn 2005 – 2015 và ở
mức 40 – 50% giai đoanj 2015 – 2025. Xác lập cơ chế điều hành hoạt động tài chính tiền tệ
của PV và vận hành theo nguyên tắc sinh lời.
Với vai trò là định chế tài chính và công cụ tài chính để phát triển Tập đoàn, quy mô
tài chính, nhiệm vụ thu xếp vốn, quản trị vốn của Tập đoàn Dầu khí là căn cứ để xác lập
nhiệm vụ và quy mô hoạt động của PVFC.
3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2005 – 2015 và định
hướng đến năm 2025
Chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển PVFC là: dựa vào vị thế, tiềm năng và
nhu cầu tài chính của ngành Dầu khí để xây dựng PVFC thành một định chế đầu tư tài
chính mạnh, hiện đại (đủ điều kiện hợp tác và hội nhập với các định chế tài chính của Việt
Nam và Thế giới) đáp ứng nhu cầu đầu tư, quản trị vốn đầu tư và hoạt động trên thị trường
vốn, thị trường tiền tệ của Tập đoàn Dầu khí.
Cụ thể về chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ của PVFC như sau:
a) Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn:
Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn bao gồm thu xếp vốn và tài trợ các dự án, đầu tư tài
chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa hoạt động đầu tư tài chính
và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận
chủ yếu của Công ty. Đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận mang lại từ
hoạt động đầu tư tài chính chiếm 30% và các dịch vụ tài chính tiền tệ chiếm 30% trong
tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của PVFC.
- Thu xếp vốn và tài trợ các dự án: Đây là nghiệp vụ trọng yếu của Công ty. PVFC phải
chuẩn bị đủ điều kiện về cán bộ, về nghiệp vụ, mạng lưới và quan hệ hợp tác với các định
chế tài chính trong và ngoài nước đảm bảo: thu xếp thành công vốn cho tất cả các dự án
đầu tư phát triển của PV và các đơn vị thành viên, tài trợ cho các dự án của các tổ chức và
các cá nhân khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh và hợp tác của PVFC. Triển khai đồng
bộ và kết hợp nhuần nhuyễn các dịch vụ và sản phẩm tài chính ( đồng tài trợ; tín dụng xuất
nhập khẩu; gọi vốn cổ phần; uỷ thác đầu tư…) để thoả mãn nhu cầu to lớn về vốn cho các
dự án trong và ngoài ngành Dầu khí.
- Đầu tư tài chính: Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động
“PVFC là nhà đầu tư chiến lược”. Phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng
cao khối lượng vốn uỷ thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành và tham gia một số
dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Nhận uỷ thác
và quản lý vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng. Đầu tư dự án song song với cung cấp
các dịch vụ tài chính của PVFC.
- Các dịch vụ tài chính tiền tệ
Về hoạt động tư vấn: PVFC xác định các hoạt động tư vấn trọng tâm là:
Tư vấn tài chính dự án: từ tư vấn đầu tư, lập nghiên cứu khả thi dự án đến thanh
quyết toán; làm cơ sở để PVFC quyết định tham gia các hoạt động đầu tư tài chính tại đơn
vị đó.
Tư vấn tài chính doanh nghiệp: tư vấn và hướng dẫn xây dựng hệ thống lập kế
hoạch và kiểm soát tài chính gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá, thẩm định
quyết toán đầu tư XDCB, dự báo các nguồn thu nhập và quản lý tài sản, tư vấn và hướng
dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy tài chính kế toán của các doanh nghiệp
Cùng các dịch vụ tư vấn khác như: tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành chứng từ
có giá, tư vấn đầu tư chứng khoán…
Quản lý vốn và tài sản: Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến ngoại hối, uỷ thác đầu tư,
quản lý dòng tiền cho khách hàng.
Thẩm định: từng bước cung cấp dịch vụ thẩm định cho các đơn vị trong và ngoài
ngành. Đến năm 2010, thực hiện thẩm định tất cả các dự án đầu tư phát triển của PV.
Phát triển các dịch vụ trên thị trường chứng khoán, Bao thanh toán, Hoạt động
ngoại hối cũng được PVFC quan tâm phát triển trong thời gian tới.
b) Các sản phẩm dịch vụ nền tảng: duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền
tảng làm cơ sở để phát triển các dịch vụ mũi nhọn của Công ty.
- Huy động vốn: đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu
kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng,
chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thông qua tài
khoản trung tâm PV, các nguồn vốn từ hệ thống NHTM VN, các tổ chức tài chính trong và
ngoài nước. Thực hiện chủ trương “tối đa hoá hạn mức tín dụng tại các NHTM và các tổ
chức tài chính VN, tăng cường nguồn vốn bổ sung từ các tổ chức tài chính quốc tế”
Đa dạng hoá các hình thức huy động trong nước, sử dụng thị trường chứng khoán
và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Công ty là kênh huy động vốn trung và dài hạn
cho đầu tư phát triển. Tìm kiếm và khơi thông nguồn vốn quốc tế qua các hình thức vay
thương mại, đồng tài trợ, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào ngành Dầu khí trong đó PVFC là
đơn vị nhận uỷ thác trung chuyển.
- Hoạt động tín dụng : Thực hiện phương châm “sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để
hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao”. Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn,
quan tâm đến phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được thực hiện đảm bảo an
toàn, được kiểm soát chặt chẽ.
c) Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị: PVFC thực hiện nhiệm vụ trung tâm
tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của PV. Thực hiện các nhiệm vụ do
Tập đoàn uỷ quyền như phát hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý tài chính
quản lý dự án… Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi
dự án đầu tư phát triển của PV và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu
khí.
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty
Tài chính Dầu khí
3.2.1. Nâng cao chất lượng nhân sự trong bộ phận thu xếp vốn
Như phân tích ở trên, rủi ro trong hoạt động thu xếp vốn của PVFC được đánh giá
là cao, do vậy để hạn chế rủi ro đòi hỏi cán bộ thu xếp vốn phải có một trình độ chuyên
môn nhất định. Các cán bộ thu xếp vốn tại PVFC đã được đào tạo về chuyên môn cũng
như về nghiệp vụ thu xếp vốn, được trang bị kiến thức về uỷ thác cho vay, đồng tài trợ, tuy
nhiên các dự án thu xếp vốn được thực hiện mới chỉ là các dự án của các Tổng Công ty
Nhà nước, là khoản tín dụng không có tài sản đảm bảo mà chủ yếu là được đảm bảo bằng
hình thức thu bảo lãnh của Tổng công ty. Trong tương lai, các khoản thu xếp vốn sẽ không
chỉ bó hẹp trong đối tượng là các doanh nghiệp quốc doanh như vậy mà còn mở rộng sang
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khoản thu xếp vốn cần có tài sản đảm bảo. Do
vậy, cán bộ thu xếp vốn phải được đào tạo nâng cao trình độ để có thể nâng cao được chất
lượng thẩm định dự án, khả năng đánh giá tài sản đảm bảo cũng như quản lý các khoản
cho vay. Các biện pháp có thể thực hiện như:
- Cử cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về nghiệp vụ, các hội thảo chuyên đề
về ngân hàng tài chính
- Khuyến khích việc học tập ở bậc cao hơn tại các trường đại học, các cơ sở đào
tạo có chất lượng trong và ngoài nước.
- Tổ chức các cuộc thi chuyên môn nhằm thúc đẩy tinh thần tự học, tự trau dồi
kiến thức trong cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh đó, chính sách nhân sự của PVFC cần tiếp tục hoàn thiện để tạo điều kiện
cho CBCNV Công ty đạt được các mục tiêu cá nhân về lương bổng, thăng tiến hoặc đào
tạo. Qua đó, tạo động lực thúc đẩy CBCNV hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và
có nhiếu sáng kiến đóng góp cho Công ty trong việc phát triển hoạt động thu xếp vốn.
Trong chính sách nhân sự ở trên, vai trò của chính sách đào tạo nhân viên cần được nhấn
mạnh hơn nữa như một giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nhân sự.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là không ngừng xây dựng và hoàn thiện môi
trường văn hoá PVFC sao cho văn hoá ấy thấm nhuần trong thái độ, tác phong của
CBCNV để bất cứ khách hàng nào khi tiếp xúc với CBCNV đều có thể hài lòng. Thực tế
đã chứng minh một phần quan trọng trong thành công chung của PVFC ngày hôm nay
chính là nhờ vào môi trường văn hóa PVFC, ở đó, mọi người đều có cơ hội phát triển để
đóng góp cao nhất cho sự thành công của Công ty.