Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.37 KB, 15 trang )

SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
Xem xét hoạt động của NHTƯ và sự chỉ đạo chính sách tiền tệ của nó tác
động đến việc tăng giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, các biến chuyển của
lượng tiền cung ứng tác động đến biến chuyển của nền kinh tế. Và do đó ảnh
hưởng đến đời sống của mỗi chúng ta. Điều đó nói lên tầm quan trọng của chính
sách tiền tệ.
Ngân hàng thương mại đề ra sáu mục tiêu cơ bản cho chính sách tiền tệ của
mình: Việc làm cao, tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định
thị trường tài chính và ổn định thị trường ngoại hối. Như vậy chính sách tiền tệ là
một chính sách điều khiển vĩ mô của nền kinh tế. Căn cứ vào những mục tiêu này
ngân hàng trung ương lựa chọn các công cụ can thiệp cần thiết tuỳ từng giai đoạn
mà lựa chọn mục tiêu chính cho mình.
Từ năm 1986 - 1988 trong giai đoạn này nền kinh tế đang ở trạng thái bất ổn
định, lạm phát đạt kỷ lục 3 con số: (siêu lạm phát) làm cho giá trị của đồng tiền
giảm sút nghiêm trọng vì vậy mục tiêu trực tiếp là đem lại giá trị thực của đồng
tiền Việt Nam.
Từ năm 1989 - 1991 : trong giai đoạn này tình trạng lạm phát của nền kinh
tế đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao vì vậy mục tiêu chung là giảm thất lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô.
Giai đoạn 1992 - 1995: nền kinh tế đã đi vào chế độ ổn định, lạm phát giảm
còn 66%, vì vậy mục tiêu của nền kinh tế là ổn định kinh tế vĩ mô, quan tâm đến
chính sách tiền tệ và giữ lạm phát ở mức thấp.
Giai đoạn 1996 - 2000: chính sách kinh tế của đất nước chuyển sang mục
tiêu tăng trưởng kinh tế cao. Do đó mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh
tế vĩ mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế.
Giai đoạn 2001 - 2004 để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao là rất
quan trọng song ổn định tiền tệ lại là mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
2. Các giai đoạn thực hiện :
a/ giai đoạn 1986-1988 :
Đây là giai đoạn đặc trưng của bền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,tổng cầu luôn


vựơt tổng cung .Do đó tình trạng hàng hoá bị khang hiếm đến mức nghiêm trọng . Đồng
thời do thiếu hụt ngân sách nhà nước đã bành trướng phát hành tiền .Vì vậy nền kinh tế
luôn ở trạng thái bất ổn định ,lạm phát đạt kỷ lục ba con số ,tức siêu lạm phát .Trong vòng
xoáy bất ổn định ,lạm phát càng gia tăng thì lòng tin vào đồng tiền ngày càng giảm sút
.Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng này ,việc
chống lạm phát được coi là nhiệm vụ trung tâm.Tại thời điểm gay cấn đó ,hai thay đổi lớn
trong lĩnh vực tiền tệ : đưa tỷ giá hối đoái lên ngang mức giá thị trường và thi hành chế độ
lãi suất thực dương đã tạo thành xung lực mạnh nhất để đảo ngược tình hình .Với mục tiêu
trực tiếp là đêm lại giá trị thực cho đồng tiền Việt Nam ,trên cả hai phương diện tỷ giá hối
đoái và lãi suất ,hai mũi neo của nền kinh tế đã góp phần đẩy lùi lạm phát và khủng
hoảng ,khôi phục lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền .Từ đó quan hệ thị trường được
hình thành , đặt ra cơ sở vững chắt để biến tư tưởng đổi mới thành xu hướng thực tiễn
không thể đảo ngược .
b/giai đoạn 1989-1991 :
Các chính sách kinh tế mới đã có ý nghĩa cắt được cơn sốt lạm phát cao.Nhưng lạm
phát cao trên 66% năm 1990-1991 là không thể tránh khỏi vì nguồn lực trong nền kinh tế
đang ở quá trình chuyển đổi thích nghi hướng theo hệ thống kinh tế thị trường .Thực trạng
trong giai đoạn này là lãi suất cho vay ở mức thấp ,lãi suất tiền gởi lại càng thấp hơn ,mang
nặng tính bao cấp vì vậy cần phải điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Đi đôi với các biện pháp thắt chặt chi tiêu tài chính ,tiết kiệm chi và giảm bội chi
,việc tăng cường động viên tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho tăng trưỡng
kinh tế cũng được quan tâm thích đáng . Đặc biệt cải cách chính sách thuế đã tăng tỷ lệ
động viên thu nhập quốc dân trong nước .Việc cải cách hệ thống thuế, áp dụng chính sách
thuế thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế từ năm 1990 đã có tác dụng tích cực
trong vi ệc mở rộng và tập trung kịp thời các nguồn thu cho ngân sách nhà nước .S ố thu
trong nước năm 1991 so v ới năm 1990 t ăng 32,4% .Trong giai đo ạn này áp dụng công cụ
lãi suất (theo nghị định 43CP vào th áng 3 năm 1998.)
C/ giai đoạn 1992-1995:
Sự ổn định kinh tế đã đi vào chế độ dừng .chỉ số hàng và dịch vụ đã dao động xung
quanh 12% năm nhưng chưa có khả năng kiểm soát lạm phát theo dự đoán mong muốn.

Nhân tố quyết định trạng thái ổn định này là nhà nước qua kinh nghiệm điều hành đã nhận
thức được rõ nét tác động của cung ứng tiền tệ lên lạm phát .Vì vậy việc cung ứng tiền cho
bội chi ngân sách đã chấm dứt .Cải cách thuế đã thay đổi cơ bản thu chi ngân sách nhà
nước .Các chính sách kinh tế theo hướng thị trường đưa đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế
cao đã làm cân bằng tổng cung và tổng cầu về hàng hoá .Việc điều hành quản lý kinh tế vĩ
mô tuy vậy vẫn ở dạng thô .Do vậy nền kinh tế vẫn không tránh được dao động về lạm
phát ,năm 1993 lạm phát dự kiến ở mức 10-13%,thực tế là 5,3%.Bởi vì giữa năm 1993
hàng hoá Trung Quốc tràn sang với giá rẻ . Đồng thời do bản thân nền kinh tế Việt Nam
đang giảm phát đ ến n ă m 1994 th ì t ỷ l ệ l ạm phát tăng tới 14,4%.
Nói về nguồn thu ngân sách nhà nước,số thu ngân sách tiếp tục tăng , trong những
năm qua mặc dù số thu thuế ngày một tăng nhanh nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng
tương đối khá ,nguồn thu ngân sách trong những năm qua không những đáp ứng được yêu
cầu chi tiêu thường xuyên mà còn dành ra một phần tích luỹ để chi đầu tư phát triển và để
trả nợ .Kết quả là từ năm 1992-1994 nhà nước không còn phát hành tiền để bù đắp bội chi
ngân sách nhà nước .
Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố quyết định chiều hướng thuận lợi cho chính
sách tiền tệ .Chính phủ luôn chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô ,quan tâm đến chính sách tiền
tệ , đó là các ngân hàng ngoài quy định của ngân hàng nhà nước cho vay với các doanh
nghiệp với lãi suất từ 1,8 đến 2,1%tháng thì còn sử dụng chính sách cho vay theo lãi suất
thoả thuận với lãi suất từ 3 đến 3,5%/tháng và giữ lạm phát ở mức thấp .Pháp lệnh ngân
hàng nhà nước ,pháp lệnh ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng đã quy định cơ sở
cho việc thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp .Ngân hàng nhà nước đã tập trung vào điều
hành chính sách tiền tệ ,chú ý đến cung tiền tệ và thực hiện chính sách lãi suất thực dương .
Từ đó quản lý và tạo môi trường cho các ngân hàng thương mại quốc doanh , các ngân
hàng thương mại cổ phần ,ngân hàng liên doanh và các tổ chức tín dụng khác hoạt động có
lãi theo cơ chế thị trường .
Bên cạnh đó nhà nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại và được sự trợ giúp kỹ thuật
của các tổ chức tài chính .Cán cân thanh toán có chiều hướng thuận lợi .
C/giai đoạn 1996-2002 :
Chính sách tiền tệ luôn là công cụ để đạt được các mục tiêu kinh t ế .Do đó nó phải

hướng chiều hướng phát triển của nền kinh t ế giai đoạn 1996-2000.
Khác với giai đoạn 1991-1995 giai đoạn 1996-2000 nền kinh tế bước sang một
trang mới: chính sách kinh tế của đất nước đã chuyển sang mục tiêu tăng trưởng kinh tế
cao .Do đó mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm sự tăng
trưởng cao của nền kinh tế.
Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô bao hàm nghĩa rộng hơn nhiều so với mục tiêu kiểm
soát lạm phát . Ổn định kinh tế vĩ mô nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức đồng đều
trong các năm đạt gần tới tiềm năng của nền kinh tế ,tỷ lệ lạm phát không dao động quá
mạnh ,cán cân thanh toán quốc tế cân bằng và không có sự giao động lớn của các biến số
trên qua các năm . Ở giai đoạn này lạm phát cố gắng giữ ở mức 10% năm .
Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính của giai đoạn này .Nếu giai đoạn 1991-
1995 là bước ổn định nghĩa là kiềm chế lạm phát và chúng ta đã thành công thì giai đoạn
1996-2000 sẽ là giai đoạn phát triển .Chúng ta sẽ cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng khoảng
10% /năm.
Trong giai đoạn này , để đạt mục tiêu tăng trưởng ,Việt Nam cần một lượng vốn
khổng lồ ,con số đó có thể lên tới 41-42 tỷ USD.Với chính sách mở cửa nguồn vốn từ bên
ngoài vào sẽ tăng lên .Tuy nhiên , để đạt được số vốn đó chính sách tiền tệ cần nổ lực tối
đa cho việc huy động cả nguồn vốn trong nước lẫn nước ngoài .Quan điểm của đảng và
chính phủ ta trong việc giải quyết vấn đề này là dựa chủ yếu vào nguồn trong nước , đồng
thời vận dụng mọi khả năng huy động nguồn vốn từ bên ngoài -yếu tố được coi là đóng vai
trò rất quan trọng ,đặc biệt trong thời kỳ đầu khi nguồn bảo đảm trong nước còn thấp
.Trong giai đoạn này công cụ lãi suất được vận dụng rất linh hoạt và có nhiều thay đổi :
-Từ năm 1997 ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách lãi suất chênh lệch 0,35%
giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động , đồng thời chính sách trần lãi suất được xác định
ở nhiều mức khác nhau . Đến giữa năm 1997 lãi suất cho vay và lãi suất huy động được
giảm xuống ở mức thấp nhất ,lãi suất tiền gởi cũng giảm xuống phù hợp với mức lạm
phát . Đến cuối năm do tỷ giá hối đoái tăng mạnh khiến cho chỉ số giá có xu hướng gia
tăng ,trong khi lãi suất tiền gởi còn thấp ,khoảng 0,75%/tháng làm cho việc huy động tiền
gởi bằng đ ồng Việt Nam kém hấp dẫn và hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn
kinh doanh .

-Đầu năm 1998 ,thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định điều chỉnh tăng
trần lãi suất cho vay lên đến 1,2%tháng đối với ngắn hạn ,1,25% tháng đối với trung dài
hạn . Đối với thành thị nông thôn lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên 0,9-1,1%/tháng .
-Ngày 21/01/1998,ngân hàng nhà nước xoá bỏ chính sách chênh lệch lãi suất ,bước
đầu áp dụng lãi suất cơ bản.
-Trong hai năm 1999,2000,nền kinh tế có mức tăng trưởng thấp ,một vài lĩnh vực
hoạt động bị đình trệ ,vốn đầu tư nươc ngoài bị giảm suốt ,một số mặt hàng có hiện tượng
giảm giá kéo dài .Vì vậy trần lãi suất được nhà nước điều chỉnh giảm dần , đến giữa năm
1999 nền kinh tế có dấu hiệu thiếu phát tăng trưởng kinh tế chậm sức mua giảm suốt ,ngân
hàng nhà nước đưa ra trần lãi suất và giảm lãi suất tái cấp vốn .
-Trong năm 1999 có 6 lần điều chỉnh lãi suất .Tuy nhiên tác động của lãi suất không
nhiều ,tình trạng này tiếp diễn đến tháng 3/2000 và dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các ngân hàng th ư ơng mại .Từ đó cho thấy cần phải tự do hoá lãi suất .
-Do đó từ tháng 8/2000 chính sách trần lãi suất hoàn toàn bị bãi bỏ và thay vào đó là
chính sách lãi suất cơ bản .Lãi suất cơ bản là mức lãi được xây dựng trên cơ sở tham khảo
mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại lớn đối với các khách hàng tốt nhất
của một nhóm các tổ chức tín dụng được lụa chọn và biên độ giao động được công bố hằng
tháng
d/giai đoạn 2001-2004 :
Để thực hiện theo chương trình hành động theo nghị quyết đại hội đảng lần thứ
XI ,ngành ngân hàng đã xây dựng định hướng chiến lược của mình từ năm 2001 đến năm
2005.Trong đó các chỉ tiêu chủ yếu là:
-Tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán bình quân năm : 22%
-Tốc độ tăng trư ởng vốn huy động hàng năm 20-25%
-Tốc độ tăng mức dư nợ cho vay hằng năm : 22%
-Giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt từ 24%năm 2000 đến 2005 xuống còn 19-
20%
Những chỉ tiêu trên nhằm :”xây dựng chính sách ti n tệ phục vụ ổn định kinh tế vĩ
mô ,kiểm soát lạm phát ,thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng,kính thích đầu tư,tạo điều kiện cho
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững “

(nguồn :TTTC-TT s ố 5/2002)
Bốn năm qua ngành ngân hàng đã bám sát và thực hiện các chỉ tiêu đã được hoạch
định.Có những thành tựu đáng được ghi nhận ,song cũng còn không ít những tồn tại bất
cập ,thể hiện qua nh ững số liệu dưới đ ây:
BIỂU 1: MỨC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TIỀN TỆ _T ÍN DỤNG
TỪ 2001-2004
CÁC CHỈ TIÊU KH:2001-2005
MỨC THỰC HIỆN (%)
2001 2002 2003 Ước 2004
Tổng phương tiện thanh toán 22%/năm 23,7 17,7 24,9 21
Tổng vốn huy động 20-25%/năm 20,1 23,0 22,7 22
tổng dư nợ cho vay 22%/năm 21,0 28,0 27,3 26
TT bằng tiền mặt 19-20%/năm 2005 23,7 22,5 23,0 22
(tổng cục thống kê thời báo ngân hàng )
Những số liệu thống kê trên đây phản ánh những nét cơ bản về hoạt động tiền tệ -tín
dụng trong 4 năm đầu thế kỷ 21. Qua đó có thể rút ra những mặt được và chưa được trong
hoạt động ngân hàng :
BIỂU 2: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN T Ệ _T ÍN DỤNG:
C ÁC CH Ỉ TI ÊU
M ÚC TH ỤC HI ỆN SO V ÓI K Ế HO ẠCH
2001 2002 2003 2004
Chỉ số giá tiêu dùng (cpi) 0,85/5% 4%/3-4% 3%/75 9,55/5%
Mức tăng trưởng GDP 6,8%/7,5% 7%/7,3% 7,2%/7,5
%
7,6%/8%
Tỷ trọng tiền gởi USD/M2 32% 29% 24% 21,5%
Về điều hành chính sách tiền tệ :

×