Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các nhân tố tác động dến rủi ro hệ thống các ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 87 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

CHÂU HỒ QUỐC BẢO

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

CHÂU HỒ QUỐC BẢO

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HẠ THỊ THIỀU DAO
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


1

TÓM TẮT
Thông qua đề tài “Các nhân tố tác động đến rủi ro hệ thống các ngân
hàng thƣơng mại tại Việt Nam”, tác giả nghiên cứu với sự thay đổi của tăng
trưởng kinh tế (GDP), tăng trưởng vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương
mại (TD), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và bản thân rủi ro hệ thống (PD) thì rủi ro hệ thống
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam bị tác động như thế nào. Trước đó, bằng
phương pháp quyền chọn (CCA), rủi ro hệ thống được đo lường bằng xác suất phá
sản của danh mục 26 ngân hàng thương mại trong thời hạn 1 năm tiếp theo. Phương
pháp tự hồi quy vector theo dữ liệu bảng (panel VAR) với hai ứng dụng là hàm
phản ứng đẩy và phân rã phương sai được sử dụng nhằm xem xét mối quan hệ của
các nhân tố đến rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sau khi tiến
hành phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy kết hợp với đánh giá tình hình
hoạt động thực tế của hệ thống ngân hàng thương mại, nghiên cứu nhận thấy việc
tăng trưởng kinh tế quá nhanh, gia tăng vốn huy động đột ngột, bùng phát tỷ lệ nợ
xấu hay cách quản trị rủi ro thiếu hiệu quả đều làm tăng rủi ro hệ thống, điều này
cho thấy cần phải có những chính sách, biện pháp quản lý phù hợp đối với nền kinh
tế vĩ mô lẫn tài chính, đặc biệt cần phải ổn định khu vực ngân hàng để kiểm soát rủi
ro hệ thống, tránh gây những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế.


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Châu Hồ Quốc Bảo, học viên lớp cao học CH16B2, trường đại học

Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, niên khóa 2014 – 2016. Luận văn này chưa từng
được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này
là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong
đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người
khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 09 năm 2016
Người thực hiện

CHÂU HỒ QUỐC BẢO


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi cảm ơn rất nhiều người hướng dẫn của mình, PGS. TS. Hạ Thị Thiều
Dao, người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình viết luận văn.
Luận văn này chắc chắn không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận tâm
của cô.
Tôi cũng cảm ơn cha mẹ, anh chị, bạn Nguyễn Thị Hải Yến đã giúp đỡ, hỗ
trợ, cho tôi những nhận xét nghiêm khắc nhưng công bằng nhất. Tôi biết ơn, trân
trọng những kinh nghiệm, góp ý, khuyến khích của mọi người kể từ khi bắt đầu viết
luận văn này.
Cuối cùng, tôi cảm ơn tất cả thầy cô, bạn bè đã hỗ trợ, góp ý giúp tôi hoàn
thiện những thiếu sót của luận văn này, do thời gian và kiến thức còn hạn chế mà
còn nhiều khuyết điểm không thể tránh khỏi.


4


MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... 3
MỤC LỤC......................................................................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................................... 8
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................................... 10
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 10
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 11
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 13
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................... 13
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................. 13
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 13
1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13
1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................................... 13
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 13
1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 14
1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 14
1.8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 15
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO HỆ THỐNG VÀ CÁCH ĐO LƢỜNG RỦI
RO HỆ THỐNG ............................................................................................................................. 16
2.1. KHÁI NIỆM RỦI RO HỆ THỐNG ...................................................................................... 16
2.2. ĐO LƢỜNG RỦI RO HỆ THỐNG ....................................................................................... 18
2.2.1. Các phƣơng pháp đo lƣờng ............................................................................................. 18
2.2.2. Phƣơng pháp CCA ........................................................................................................... 19
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG CÁC NHTM ...................... 23
2.3.1. Tăng trƣởng kinh tế ......................................................................................................... 24
2.3.2. Tăng trƣởng vốn huy động .............................................................................................. 25

2.3.3. Tỷ lệ nợ xấu ...................................................................................................................... 25
2.3.4. Quản trị rủi ro hệ thống .................................................................................................. 26
2.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................... 26
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 32
3.1. ĐO LƢỜNG RỦI RO HỆ THỐNG ....................................................................................... 32


5

3.2. PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG ........................................................................................... 34
3.2.1. Mô hình tự hồi quy vector VAR ..................................................................................... 34
3.2.2. Ƣớc lƣợng mô hình panel VAR....................................................................................... 35
3.2.2.1. Kiểm định tính dừng đối với chuỗi dữ liệu .................................................................. 35
3.2.2.2. Lựa chọn độ trễ thích hợp ........................................................................................... 37
3.2.3. Kiểm định chẩn đoán mô hình panel VAR .................................................................... 37
3.2.3.1. Tính ổn định của mô hình............................................................................................ 37
3.2.3.2. Kiểm định chẩn đoán đối với phần dư ........................................................................ 37
3.2.4. Kiểm định nhân quả ........................................................................................................ 38
3.2.5. Phản ứng đẩy và phân rã phƣơng sai ............................................................................. 39
3.2.5.1. Phản ứng đẩy .............................................................................................................. 39
3.2.5.2. Phân rã phương sai ..................................................................................................... 39
3.3. MÔ TẢ CÁC BIẾN ................................................................................................................. 39
3.3.1. Biến phụ thuộc – Rủi ro hệ thống PDi,t........................................................................... 39
3.3.2. Biến độc lập....................................................................................................................... 40
3.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế – GDP......................................................................................... 40
3.3.2.2. Tăng trưởng vốn huy động của hệ thống NHTM – TD ............................................... 40
3.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu – NPL...................................................................................................... 40
3.3.2.4. Độ trễ của rủi ro hệ thống – PD ................................................................................. 41
3.4. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ................................................................................................. 41
3.5. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 43

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 45
4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ RỦI RO HỆ THỐNG .................................................................................. 45
4.1.2. Đánh giá rủi ro hệ thống các NHTM theo phân nhóm tăng trƣởng tín dụng ............ 47
4.1.3. Đánh giá rủi ro hệ thống các NHTM theo phân nhóm cơ cấu sở hữu ........................ 48
4.2. RỦI RO HỆ THỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG................................................ 49
4.2.1. Rủi ro hệ thống và tăng trƣởng kinh tế.......................................................................... 49
4.2.2. Rủi ro hệ thống và tăng trƣởng vốn huy động .............................................................. 49
4.2.3. Rủi ro hệ thống và tỷ lệ nợ xấu ....................................................................................... 50
4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY THEO MÔ HÌNH PANEL VAR...................................................... 51
4.3.1. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình panel VAR ......................................................................... 51
4.3.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................................ 51
4.3.1.2. Chọn độ trễ phù hợp.................................................................................................... 51
4.3.1.3. Kết quả ước lượng ....................................................................................................... 52
4.3.2. Kiểm định chẩn đoán mô hình ........................................................................................ 52


6

4.3.2.1. Tính ổn định của mô hình............................................................................................ 52
4.3.2.2. Kiểm định chẩn đoán đối với phần dư ........................................................................ 53
4.3.2.3. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ................................................................... 53
4.3.3. Kiểm định nhân quả Granger ......................................................................................... 53
4.3.4. Kết quả hàm phản ứng đẩy ............................................................................................. 54
4.3.4.1. Phản ứng của rủi ro hệ thống trước cú sốc tăng trưởng kinh tế ................................. 54
4.3.4.2. Phản ứng của rủi ro hệ thống trước cú sốc của tỷ lệ nợ xấu ...................................... 55
4.3.4.3. Phản ứng của rủi ro hệ thống trước cú sốc của tăng trưởng vốn huy động ............... 56
4.3.3.4. Phản ứng của rủi ro hệ thống trước cú sốc của chính nó ........................................... 56
4.3.5. Phân rã phƣơng sai .......................................................................................................... 57
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH ......................................................... 59
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 59

5.2. GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................................................ 60
5.2.1. Về tăng trƣởng kinh tế ..................................................................................................... 61
5.2.2. Về tăng trƣởng vốn huy động.......................................................................................... 61
5.2.3. Về tỷ lệ nợ xấu .................................................................................................................. 62
5.2.4. Về công tác quản trị rủi ro .............................................................................................. 63
5.3. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 67
PHỤ LỤC 1. ĐO LƢỜNG RỦI RO HỆ THỐNG ....................................................................... 72
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ TỪ MÔ HÌNH PANEL VAR .............................................................. 75
PHỤ LỤC 3. KIỂM ĐỊNH CHẨN ĐOÁN MÔ HÌNH ............................................................... 81


7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AMC
BĐS
BIS

CCA

Ý nghĩa
Công ty quản lý tài sản
(Asset Management Company)
Bất động sản
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
(Bank for International Settlements)
Phương pháp/Phân tích quyền chọn
(Contingent Claim Approach/Analysis)


GSO

Tổng cục Thống kê

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAR


Mô hình tự hồi quy vector (Vector Auto Regression)

VCBS

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam

VCSC

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Bản Việt

VECM

Mô hình hồi quy vector có hiệu chỉnh sai số(Vector Error
Correction Model)

VEPR

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)



8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 29
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình ............................................................. 42
Bảng 3.2. Phân loại NHTM theo tăng trưởng tín dụng ............................................. 44
Bảng 3.3. Phân loại NHTM theo cơ cấu sở hữu ....................................................... 44
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng ADF........................................... 51
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư ............................................... 53
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định nhân quả Granger ....................................................... 55
Bảng 4.4. Kết quả phân rã phương sai ...................................................................... 58
Bảng 5.1. Tình hình áp dụng Basel tại một số quốc gia ........................................... 64


9

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình tính toán rủi ro hệ thống bằng CCA ......................................... 23
Hình 3.1. Quá trình chọn mẫu ngân hàng ................................................................. 43
Hình 4.1. Phân nhóm NHTM theo xác suất phá sản ................................................. 45
Hình 4.2. Rủi ro hệ thống NHTM trong danh mục giai đoạn 2007 – 2015 .............. 46
Hình 4.3. Phân nhóm rủi ro hệ thống NHTM theo tăng trưởng tín dụng ................. 47
Hình 4.4. Phân nhóm rủi ro hệ thống NHTM theo cơ cấu sở hữu ............................ 48
Hình 4.5. Diễn biến rủi ro hệ thống và tăng trưởng kinh tế ...................................... 49
Hình 4.6. Diễn biến rủi ro hệ thống và tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động ................... 50
Hình 4.7. Diễn biến rủi ro hệ thống và tỷ lệ nợ xấu .................................................. 50
Hình 4.8. Nghiệm nghịch đảo của đa thức đặc trưng tự hồi qui ............................... 52
Hình 4.9. Phản ứng của rủi ro hệ thống trước cú sốc của tăng trưởng kinh tế ......... 55
Hình 4.10. Phản ứng của rủi ro hệ thống các NHTM trước cú sốc của tỷ lệ nợ xấu 55
Hình 4.11. Phản ứng của rủi ro hệ thống trước cú sốc của tăng trưởng huy động

vốn ............................................................................................................................. 56
Hình 4.12. Phản ứng của rủi ro hệ thống trước cú sốc của chính nó ........................ 57
Hình 5.1. Cơ cấu nợ xấu các NHTM đã niêm yết ..................................................... 62


10

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
GIỚI THIỆU CHƢƠNG
Với sự phát triển các sản phẩm ngày càng đa đạng và phức tạp, các ngân
hàng có khả năng tự làm giảm rủi ro của mình bằng cách chuyển hóa một phần các
rủi ro sang các định chế tài chính khác, thông qua các công cụ mới như tài chính
phái sinh. Tuy nhiên sự phát triển của các công cụ về số lượng mà không có sự quản
lý rõ ràng, chặt chẽ đã làm tích lũy rủi ro hệ thống ngày càng lớn. Sự sụp đổ sau đó
đã làm dấy lên hàng loạt câu hỏi về sự đầy đủ, tương ứng của các quy định tài chính
để kiểm soát rủi ro hệ thống. Admati và Hellwig (2013) đã chỉ ra rằng các nhà quản
lý về cơ bản đã không phát hiện sự gia tăng rủi ro hệ thống và không có sự chuẩn bị
các biện pháp cần thiết để ngăn chặn rủi ro hệ thống của các ngân hàng trong cuộc
khủng hoảng. Vì vậy, rủi ro hệ thống các NHTM cần có cái nhìn và cách quản lý
toàn diện hơn để tránh những sai lầm có thể lặp lại.
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, hệ thống NHTM tại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh
chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa
các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô
nhiều biến động (Phạm Tiên Phong, 2014). Thêm vào đó, một số tập đoàn tài chính,
tập đoàn kinh tế có hoạt động kinh doanh tiền tệ, tài chính của Việt Nam có cấu trúc
phức tạp đã làm giảm hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng. Điều
này được thể hiện ở hai yếu tố: (1) Cơ chế sở hữu chéo đòi hỏi sự điều chỉnh của
nhiều khuôn khổ pháp lý trong khi sự phối hợp của các cơ quan chức năng còn hạn
chế; (2) Sự phát triển sản phẩm của ngành tài chính ngân hàng dần bắt kịp xu hướng

thế giới nhưng vẫn còn thiếu khung pháp lý hiệu quả để điều chỉnh và giám sát, làm
hạn chế công tác quản lý của NHNN. Những vấn đề trên đã làm tiềm ẩn các rủi ro
chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ
thống cho hệ thống NHTM từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như từ
các cú sốc bên ngoài. Theo Brunnermeier và Oehmke (2012), cuộc khủng hoảng tài


11

chính toàn cầu năm 2008 đã cho thấy những tổn thất của nền kinh tế là hậu quả của
sự bất ổn hệ thống tài chính ở tầm quốc gia và toàn cầu, mặc dù nhiều nhà quản trị
rủi ro trên thực tế đã đo lường, quản lý rủi ro riêng lẻ một cách hiệu quả, nhưng họ
đã không nhận ra cách thức mà từng rủi ro có thể tích lũy thành một chuỗi các rủi ro
liên kết lại với nhau, từ đó làm gia tăng rủi ro hệ thống.
Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào chúng ta có thể đánh giá, đo lường được
chính xác rủi ro hệ thống từ đó có cách quản lý, giám sát phù hợp, tránh được
những đổ vỡ tương tự của hệ thống NHTM nói riêng trong tương lai? Và những
nhân tố nào tác động đến rủi ro hệ thống để chúng ta có thể quản lý rủi ro hệ thống
bằng cách gián tiếp điều chỉnh các nhân tố này?
Để trả lời hai câu hỏi trên, tác giả đã quyết định thực hiện đề tài “Các nhân
tố tác động đến rủi ro hệ thống NHTM tại Việt Nam” và đây cũng chính là ý
tưởng chủ đạo mà tác giả cố gắng tìm lời giải thích thỏa đáng xuyên suốt nội dung
luận văn.
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mặc dù hiện nay thuật ngữ “rủi ro hệ thống” đã được sử dụng phổ biến tuy
nhiên việc giải thích rõ ràng, bao quát đầy đủ các mặt của khái niệm này vẫn còn
nhiều tranh cãi và chưa có sự thống nhất. Nghiên cứu của Acharya và cộng sự
(2010) chỉ ra rằng tuy có nhiều cách diễn giải khác nhau như sự mất cân bằng; mất
lòng tin vào hệ thống tài chính; tác động tiêu cực vào nền kinh tế thực; bất cân xứng
thông tin; bong bóng tài sản… nhưng các định nghĩa về rủi ro hệ thống thực chất là

các hiện tượng khác nhau của cùng một vấn đề. Vấn đề chưa thống nhất quan điểm
trong các nghiên cứu và bản chất phức tạp của rủi ro hệ thống hàm ý rằng cần có
những thước đo và nguyên tắc chung trên cơ sở định lượng được đa số chấp nhận.
Nhu cầu đo lường rủi ro hệ thống tài chính nói chung và hệ thống NHTM nói
riêng là không mới trên thế giới, đặc biệt sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện. Nhiều nhà nghiên cứu đã xây
dựng các phương pháp định lượng như CoVaR (Adrian và Brunnermeier, 2016), mô
hình mạng của Allen và Gale (2000)… nhằm ước lượng mức độ của rủi ro hệ thống,


12

tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bổ sung
cho các phương pháp truyền thống, phương pháp quyền chọn (Contingent Claim
Approach – CCA) được đánh giá là một phương pháp mới, có tính linh hoạt cao,
các dữ liệu cần thiết có thể thu thập được dễ dàng giúp đo lường rủi ro hệ thống của
từng tổ chức (hoặc cả một nhóm tổ chức), phù hợp với điều kiện thu thập dữ liệu
thực tế tại Việt Nam. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này, phương pháp quyền
chọn được sử dụng để đo lường rủi ro hệ thống các NHTM.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về rủi ro hệ thống chỉ mới dừng lại ở các bài
viết đánh giá trên phương diện xem xét rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại
đang niêm yết tại Việt Nam như nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Phạm Chí
Khoa (2014), Lê Đạt Chí và Lê Tuấn Anh (2012). Gần đây nhất là nghiên cứu của
Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm (2014) dùng mô hình Credit CVaR để đo lường
khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và đánh giá rằng các NHTM không đủ khả
năng hấp thụ các cú sốc trong các kịch bản vĩ mô bất lợi. Tuy nhiên nghiên cứu này
chỉ mới áp dụng phạm vi nghiên cứu với 8 NHTM đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán nên chưa thể đại diện đầy đủ cho hệ thống NHTM tại Việt Nam. Đồng
thời, việc tính toán rủi ro hệ thống NHTM bằng phương pháp CCA cũng chưa có
các nghiên cứu nào được thực hiện tại Việt Nam mà mới chỉ dừng lại ở việc đo

lường rủi ro vỡ nợ của khu vực doanh nghiệp.
Dựa trên những phân tích trên cho thấy vẫn còn khoảng trống nghiên cứu
trong việc đo lường rủi ro hệ thống cụ thể trong phạm vi các NHTM tại Việt Nam,
ngoài ra việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống các NHTM vẫn
còn chưa đầy đủ. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống này
đồng thời cung cấp một cách nhìn khác về mức độ hiện tại của rủi ro hệ thống các
NHTM tại Việt Nam cũng như các nhân tố cần quan tâm.


13

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Căn cứ các lý thuyết và nghiên cứu trước đây về rủi ro hệ thống, đề tài tập
trung đo lường rủi ro hệ thống các NHTM tại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng
đến rủi ro hệ thống.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây cũng như đánh giá khả năng hiện tại,
mục tiêu của bài nghiên cứu tập trung các mặt sau:
- Làm rõ khái niệm rủi ro hệ thống và các phương pháp đo lường rủi ro hệ
thống.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống.
- Trên cơ sở xác định được rủi ro hệ thống và các nhân tố ảnh hưởng, tác giả
thực hiện kiểm định mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro hệ thống.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ những mục tiêu đề ra như trên, bài nghiên cứu cố gắng giải quyết, làm rõ
các câu hỏi:
- Mức độ rủi ro hệ thống của các NHTM tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với rủi ro hệ thống như thế

nào?
1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro hệ thống của các NHTM tại Việt
Nam, từ đó phân tích, tìm hiểu mối quan hệ của các nhân tố đến rủi ro hệ thống.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu được tiến hành theo phạm vi không gian là dữ liệu về tăng
trưởng kinh tế, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM tại Việt
Nam và hoạt động kinh doanh của 26 NHTM tại Việt Nam.


14

Phạm vi nghiên cứu về thời gian từ năm 2007 đến năm 2015. Trong khoảng
thời gian này, hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và các NHTM nói riêng đã
trải qua những giai đoạn biến động cùng với diễn biến khó lường của kinh tế vĩ mô.
1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Bài viết được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng với
phương pháp giải quyết các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Để trả lời câu hỏi nghiên cứu đầu tiên: mức độ rủi ro hệ thống của các
NHTM tại Việt Nam diễn biến trong giai đoạn nghiên cứu như thế nào? Tác giả đo
lường rủi ro hệ thống của các NHTM bằng phương pháp CCA.
- Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi
ro hệ thống? Tác giả sử dụng tự hồi quy vector của dữ liệu bảng (panel VAR) để
kiểm định sự ảnh hưởng của một số nhân tố, trong đó biến rủi ro hệ thống là biến
phụ thuộc, các biến độc lập là tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ
nợ xấu và chính rủi ro hệ thống (đại diện cho cách quản trị rủi ro).
- Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến rủi ro hệ thống là bao nhiêu? Tác giả sử dụng hàm phản ứng đẩy và phân rã
phương sai (là những ứng dụng mở rộng của mô hình panel VAR) để phân tích các

tác động của cú sốc tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu và
độ trễ của rủi ro hệ thống đến rủi ro hệ thống NHTM tại Việt Nam.
Các nguồn số liệu về tăng trưởng kinh tế được thu thập từ World Bank và
Tổng cục Thống kê Việt Nam, kết hợp với số liệu của tăng trưởng vốn huy động
trích xuất từ dữ liệu của IMF và tỷ lệ nợ xấu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
World Bank. Rủi ro hệ thống tính toán từ các chỉ số hoạt động của các NHTM được
tác giả tự thực hiện.
1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt thực tiễn: Đối với các nghiên cứu trên thế giới có sự khác nhau về
lãnh thổ và các đặc điểm riêng của từng quốc gia, đề tài sử dụng dữ liệu tổng hợp từ
báo cáo tài chính của 26 NHTM tại Việt Nam từ năm 2007 – 2015. Đối với các
nghiên cứu trong nước, vẫn chưa có nghiên cứu phân tích chuyên sâu về rủi ro hệ


15

thống của chính các ngân hàng. Đồng thời, tác giả phân tích tác động của tăng
trưởng kinh tế, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu, cách quản trị rủi ro đến rủi
ro hệ thống NHTM tại Việt Nam để có đánh giá hoàn thiện hơn về rủi ro hệ thống.
Về mặt lý thuyết: Hệ thống các NHTM tại Việt Nam đang ngày càng gia
tăng cả về quy mô lẫn mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng
lớn đến sự vận hành nền tài chính và hoạt động kinh tế thực. Phần lớn các nghiên
cứu tại Việt Nam chỉ tập trung phân tích rủi ro các khách hàng từ đó đo lường mức
độ tổn thất dự kiến của ngân hàng mà chưa có đánh giá cụ thể về rủi ro của chính
các ngân hàng. Vì vậy, đề tài này là cần thiết để lấp khoảng trống trong các nghiên
cứu tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả bổ sung thêm phân tích tác động các nhân tố
nhằm đem lại cái nhìn toàn diện hơn về rủi ro hệ thống NHTM tại Việt Nam.
1.8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Bài nghiên cứu được chia thành các phần nội dung sau:
Chương 1 trình bày động lực và mục tiêu của đề tài và các nội dung cơ bản,

bao gồm: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tính cấp thiết của đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
và đóng góp của đề tài.
Chương 2 tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Chương này
trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết của rủi ro hệ thống và phương pháp đo
lường. Đồng thời điểm qua các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
Chương 3 trình bày các giả thuyết, mô hình nghiên cứu, mô tả phương pháp
nghiên cứu và giải thích cụ thể về dữ liệu được áp dụng.
Chương 4 mô tả các kết quả thu được sau khi thực hiện phương pháp nghiên
cứu, phân tích kết quả thống kê mô tả, kết quả hồi quy và đưa ra các thảo luận của
kết quả nghiên cứu.
Chương 5 trình bày tóm tắt các kết quả đã đạt được, đề ra các kiến nghị và
hạn chế cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.


16

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO HỆ
THỐNG VÀ CÁCH ĐO LƢỜNG RỦI RO HỆ THỐNG
GIỚI THIỆU CHƢƠNG
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các khái niệm rủi ro hệ thống, ổn
định khu vực ngân hàng và cách đo lường rủi ro được quan tâm đặc biệt và có nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện để làm rõ hơn vị trí của cách quản trị mang tính hệ
thống. Trong phần này, tác giả tóm lược lại những nghiên cứu trước đó và đưa ra
một số đề xuất về phương pháp đo lường rủi ro hệ thống phù hợp với điều kiện thực
tế tại Việt Nam.
2.1. KHÁI NIỆM RỦI RO HỆ THỐNG
Khái niệm rủi ro hệ thống được đề cập lần đầu vào thập niên 1990, tuy nhiên
chỉ mới được quan tâm nhiều hơn sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới
(Borio và Drehmann, 2009). Theo Smaga (2014), hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất

hoàn toàn về khái niệm rủi ro hệ thống vì các định nghĩa nhấn mạnh đến các khía
cạnh khác nhau.
Một trong các định nghĩa về rủi ro hệ thống theo Engle (2009) là rủi ro gia
tăng khi một (hoặc một nhóm) tổ chức đổ vỡ có thể gây ra phản ứng dây chuyền
kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống tài chính bởi quy mô và tính liên kết của các tổ
chức này. Nói cách khác, rủi ro gia tăng tạo ra hiệu ứng lây nhiễm, theo đó sự phá
sản của một tổ chức tài chính sẽ dẫn đến phá sản của tổ chức khác và lần lượt các tổ
chức còn lại (Brunnermeier, 2009). Sự nối tiếp của các sự kiện phá sản có thể nhanh
chóng lan ra rộng hơn, mạnh hơn, kết quả là một sự kiện mang tính hệ thống về cơ
bản lại được gây ra ban đầu bởi sự phá sản của một tổ chức riêng lẻ. Galati và
Moessner (2010) cho rằng rủi ro hệ thống gia tăng từ các hoạt động chịu rủi ro quá
mức của một hoặc một nhóm giao dịch; văn hóa tổ chức hướng về những lợi nhuận
ngắn hạn; sự tích lũy các sai lầm trong quản trị của các ngân hàng dẫn đến sự trì trệ,
bất ổn định khi phản ứng với sự thay đổi các điều kiện bên ngoài.


17

Ở khía cạnh khác, Kaufman và Scott (2003) lại cho rằng rủi ro hệ thống là
rủi ro hoặc xác suất phá sản của toàn bộ hệ thống, được chứng minh do tính đồng
tương quan của hầu hết các bộ phận. Ngoài ra, rủi ro hệ thống còn được giải thích là
sự lan truyền kiệt quệ kinh tế của nhóm tổ chức này tới nhóm tổ chức khác thông
qua các giao dịch tài chính (Rochet và Tirole, 1996). Đồng quan điểm với Kaufman
và Scott (2003), Jobst và Gray (2013) cho rằng rủi ro hệ thống không phải từ những
loại rủi ro riêng lẻ của một tổ chức như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác
nghiệp,… có tác động trực tiếp đến tổ chức đó mà là sự tác động gián tiếp. Trước
giai đoạn khủng hoảng, các loại rủi ro trên (rủi ro tín dụng, thanh khoản,…) thường
được xem xét một cách riêng lẻ. Tuy nhiên, sự tương tác giữa chúng khi kết hợp
thành rủi ro hệ thống sẽ dẫn đến những kết quả khó lường.
Nghiên cứu của Smaga (2014) đưa ra một số kết luận về rủi ro hệ thống: (1)

Các nghiên cứu thường nhấn mạnh rằng rủi ro hệ thống có sự liên quan với phần
lớn hệ thống tài chính và gây ra sự đổ vỡ trong cách hoạt động, vận hành hệ thống
đó; (2) Trước khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các định nghĩa tập trung vào hiệu
ứng lan truyền của từng tổ chức. Sau khủng hoảng, các nghiên cứu quan tâm nhiều
hơn đến sự rối loạn chức năng, khả năng vỡ nợ chung của hệ thống tài chính và các
tác động tiêu cực đến nền kinh tế; (3) Yếu tố cơ bản của rủi ro hệ thống là sự truyền
dẫn các cú sốc giữa các thành tố liên kết trong hệ thống, từ đó có thể gây ra tác
động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế thực.
Từ các phân tích trên, có thể kết luận rằng: Rủi ro hệ thống, bất kể được giải
thích bằng định nghĩa nào, về cơ bản nó sẽ dẫn đến tính không chắc chắn trong cách
vận hành hệ thống tài chính và các thành phần của nó. Điểm cốt lõi trong khái niệm
rủi ro hệ thống dựa trên hiệu ứng lan truyền giữa các thành phần trong hệ thống và
tác động tiêu cực đến nền kinh tế thực. Dù các nghiên cứu có trọng tâm phân tích
khác nhau nhưng tổng hợp lại có tác dụng bổ trợ lẫn nhau như nhiều mặt của một
vấn đề, và hầu hết các nghiên cứu đều đồng thuận tăng cần có cách đánh giá chung
về rủi ro hệ thống dựa trên cơ sở định lượng. Vì vậy, nhu cầu về phương pháp đo
lường mức độ rủi ro của cả hệ thống hiện tại như thế nào là cần thiết.


18

2.2. PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG RỦI RO HỆ THỐNG
2.2.1. Các phƣơng pháp đo lƣờng
Tính phức tạp của các liên kết, mạng lưới tài chính khiến việc đo lường rủi
ro hệ thống là một công việc khó khăn (Engle, 2009). Theo Smaga (2014), hiện tại
các phương pháp đo lường rủi ro hệ thống có thể chia thành ba trường phái chính.
Trường phái thứ nhất tập trung phân tích phân phối đuôi thống kê của suất sinh lợi
từ đó tính toán tổn thất kỳ vọng, đây là trường phái phổ biến nhất khi ước lượng rủi
ro hệ thống. Các đại diện tiêu biểu của trường phái này là CoVaR (Adrian và
Brunnermeier, 2008), Tổn thất hệ thống kỳ vọng (Systemic Expected Shortfall –

SES) (Acharya và cộng sự, 2009),… . Tuy nhiên nhược điểm chung của các phương
pháp này là sự phụ thuộc vào mức độ tin cậy và các giả định thống kê ban đầu. Khi
thay đổi mức tin cậy kỳ vọng và các giả định, các kết quả thu được có thể biến
động, không thống nhất với nhau.
Trường phái thứ hai mô phỏng cách nắm giữ các tài sản đa liên kết ảnh
hưởng thế nào trong việc tạo ra và lan truyền rủi ro hệ thống. Các đại diện của
trường phái này là mô hình mạng của Allen và Gale (2000), sau đó được phát triển
thành các mô hình phức tạp hơn của Battiston và cộng sự (2009). Hạn chế lớn nhất
của trường phái này là người thực hiện cần có dữ liệu về mức tương tác giữa các
thành phần trong hệ thống. Các dữ liệu này thường không được công bố, gây khó
khăn trong việc thu thập.
Bổ sung cho hai trường phái trên, trường phái thứ ba ứng dụng cách tiếp cận
cấu trúc với đại diện là phương pháp CCA. Phương pháp CCA mở rộng phương
pháp sử dụng báo cáo tài chính có điều chỉnh theo rủi ro để tạo ra những ước tính về
xác suất phá sản chung của một hoặc nhiều tổ chức như một thước đo rủi ro hệ
thống. Theo Lehar (2005), CCA giải quyết các hạn chế cơ bản của các phương pháp
hiện có, nó không dựa trên những giả định thống kê có thể ảnh hưởng đến kết quả,
và tạo ra các ước lượng điểm của rủi ro hệ thống mà không phụ thuộc các mức kỳ
vọng, các dữ liệu thể hiện diễn biến thực tế của đối tượng nghiên cứu và có thể thu
thập dễ dàng.


19

2.2.2. Phƣơng pháp CCA
Theo Lehar (2005), phá sản (hay vỡ nợ) sẽ xảy ra khi giá trị tài sản của một
(hoặc một nhóm) công ty nhỏ hơn giá trị của nợ và xác suất phá sản (hay còn gọi là
“xác suất vỡ nợ”, Probability of Default – PD) có thể được xem là một thước đo rủi
ro hệ thống, xác suất phá sản càng lớn thì rủi ro càng cao. Trước phương pháp
CCA, Altman (1968) đã sử dụng dữ liệu báo cáo tài chính để giải thích xác suất phá

sản. Cụ thể, mô hình Z-score của Altman là mô hình biệt số theo đó người đi vay
được phân loại thành các mức rủi ro phá sản khác nhau. Mặc dù lý thuyết của
Altman không đề cập một cách trực tiếp về xác suất phá sản, nhưng các kết quả có
thể định hướng cho hệ thống xếp hạng tín dụng, người vay có hạng tín dụng càng
thấp thì rủi ro phá sản càng lớn. Tương tự với Altman, Ohlson (1980) cũng sử dụng
phân tích biệt số để dẫn xuất ra xác suất phá sản của một doanh nghiệp, theo đó
Ohlson sử dụng các kỹ thuật tính toán để xây dựng mô hình về xác suất phá sản của
nhiều doanh nghiệp.
Theo Utari và Arimurti (2012), có nhiều lý do cho thấy các phương pháp dựa
trên số liệu kế toán có thể không hợp lý trong việc ước tính xác suất phá sản. Trong
khi việc ước tính xác suất phá sản là phạm trù thuộc về các sự kiện trong tương lai,
các báo cáo tài chính lại được thiết kế để đo lường hiệu quả hoạt động trong quá
khứ, và do đó các số liệu này trở nên ít mang thông tin hữu ích để xác định tình
trạng một công ty trong tương lai. Đồng thời, các báo cáo tài chính được công thức
hóa theo chuẩn mực kế toán hoạt động liên tục, làm hạn chế việc đánh giá khả năng
phá sản. Nguyên tắc thận trọng áp dụng khi lập báo cáo tài chính thường gây ra việc
định giá tài sản dưới giá trị thị trường của chúng, điều này đặc biệt đúng đối với các
tài sản cố định (Lehar, 2005). Các khía cạnh trên sẽ hạn chế hiệu suất đo lường dựa
trên nền tảng kế toán. Một hạn chế lớn khác của cách đo lường này là bỏ qua sự
biến động giá trị tài sản, đây là thành phần quyết định trong việc tính toán khả năng
xảy ra biến cố một doanh nghiệp không thể đáo hạn nợ trong một khoảng thời gian
xác định. Theo đó, xác suất phá sản gia tăng cùng với độ biến động, hai doanh


20

nghiệp có các chỉ số tài chính giống nhau vẫn có sự khác nhau đáng kể về rủi ro phá
sản do độ biến động giá trị tài sản mỗi công ty là khác nhau.
Bổ sung cho cách tiếp cận dựa trên báo cáo tài chính, mô hình CCA xem xét
xác suất phá sản như một quá trình nội sinh và được tính toán bằng khả năng xảy ra

biến cố các tài sản của công ty (hoặc một nhóm công ty) trong tương lai bị giảm giá
trị và thấp hơn các khoản nợ. Do đó xác suất phá sản sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu
của công ty như giá trị thị trường của nợ, tài sản và sự biến động của chúng. Nhờ
xem xét đến sự biến động giá trị các biến trên, CCA chỉ ra rằng các doanh nghiệp có
cùng cấu trúc vốn có thể khác nhau về xác suất phá sản và khoảng cách phá sản
(Distance to Distress – DD, dựa trên ý tưởng một công ty (hoặc một nhóm công ty)
có khoảng cách tới phá sản càng lớn thì công ty (nhóm công ty) đó càng an toàn,
xác suất phá sản càng thấp).
Về lý thuyết, CCA phần lớn dựa trên lí thuyết định giá quyền chọn BlackScholes và mô hình dự báo nguy cơ phá sản KMV-Merton (1977), sau đó được
Gray và Jobst (2013) tiếp tục phát triển thành mô hình CCA. Mô hình CCA dựa trên
nhiều giả định có thể tóm lược như sau:
- Giả định về cấu trúc vốn
Giả định cơ cấu của một công ty cổ phần được đơn giản hóa chỉ có một loại
nợ và một loại cổ phiếu, giá trị tài sản công ty tại thời điểm t được tính bằng tổng
Nợ và Vốn chủ sở hữu cùng thời điểm:
Vt = Ft + Et

(2.1)

Theo mô hình đơn giản hóa trên, các chủ sở hữu có quyền kiểm soát các tài
sản của doanh nghiệp, họ có quyền phát mại các tài sản của công ty, chuyển nhượng
lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho đối tác khác. Nếu việc bán doanh
nghiệp được thực hiện, chủ sở hữu sẽ được nhận lại phần còn lại sau khi thanh toán
các khoản nợ. Điều này đồng nghĩa vốn chủ sở hữu hoạt động như một quyền chọn
bán (Gray và Jobst, 2013).


21

- Giả định về độ biến động của giá trị tài sản công ty

Tài sản công ty được giả định là tài sản có thể trao đổi (tradable assets), và
các giá trị của tài sản tuân theo vận động ngẫu nhiên Brown.
- Giả định về sự hoàn hảo của thị trƣờng
Giả định công ty không trả cổ tức và thuế, không hạn chế về bán khống. Thị
trường thanh khoản tốt, nhà đầu tư có thể mua và bán các tài sản ở mức giá thị
trường như mong muốn. Công ty vay và cho vay ở mức lãi suất phi rủi ro như nhau
và lãi suất này không đổi giữa các ngành.
- Giả định về nợ
Một giả định quan trọng của mô hình CCA là công ty chỉ có một loại nợ là
trái phiếu không trả lãi theo kỳ (zero coupon) có thời gian đến hạn là T. Từ các giả
định trên, giá trị vốn chủ sở hữu của công ty có thể được xem là một quyền chọn
bán trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp với giá thực thi là giá trị thị trường
khoản nợ của công ty với thời gian đến hạn T. Khi đó, giá trị vốn chủ sở hữu theo
Gray và Jobst (2013) được tính bằng công thức:
Et = V.N(d1 ) - e-r.T .F.N(d2 )

(2.2)

Với:
Et: Hiện giá vốn chủ sở hữu bằng giá cổ phiếu nhân số lượng cổ phiếu đang
lưu hành;
N(.): Phân phối chuẩn tích lũy;
r: Lãi suất phi rủi ro – Lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm (Treasury
Bill);
T: Thời gian đáo hạn của khoản nợ, thông thường là 1 năm, điều này hàm
nghĩa rủi ro hệ thống được xem xét trong bối cảnh 1 năm tới (ex ante basis);
F: Mệnh giá khoản nợ của doanh nghiệp, Vasicek (1968) và Kealhofer
(2000) đã đề xuất và chứng minh có thể sử dụng thông tin báo cáo tài chính để tính
toán với
F = Nợ ngắn hạn + 0,5.Nợ dài hạn




22

d1 =

V*

1

F

2

ln ( ) + (r +

2
V ) .T

(2.3)

V √T

d2 = d1 -

(2.4)

V √T


Với:
V* là giá trị tài sản NHTM trong báo cáo tài chính;
V

là độ lệch chuẩn giá trị tài sản của NHTM. Trong điều kiện không tính

được biến động giá trị tài sản theo giá thị trường do nhiều NHTM chưa niêm yết,
tác giả sử dụng độ lệch chuẩn giá trị tài sản theo báo cáo tài chính 4 năm liền kề
trước đó. Bharath và Shumway (2008) và một số tác giả đã đưa ra bằng chứng thực
nghiệm rằng biến động tài sản theo giá trị sổ sách là cùng chiều với biến động của
giá trị thị trường của tài sản hay giá cổ phiếu công ty.
Sau khi có được V và

V

có thể tính được khoảng cách phá sản. Khoảng cách

phá sản càng lớn thì nguy cơ phá sản của công ty càng nhỏ. Theo Gray và Jobst
(2013), khoảng cách phá sản có thể được diễn tả theo thước đo xác suất phi rủi ro
tại thời điểm t như sau:
DD (Distance to Default)=

V

1

F

2


ln ( ) + (

2
V ) .T

(2.5)

V .√T

Với : Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của tài sản.
Theo định nghĩa, phá sản là khi giá trị tài sản của công ty thấp hơn giá trị của
nợ, do đó xác suất phá sản tại thời điểm t được tính như sau:
PDt = Prob[V(t)Suy ra:
PD = N (

V

1

F

2

ln ( 0 ) + (
v √T

2
v ) .T


)

(2.6)

Từ kết quả tính xác suất phá sản của từng NHTM, tác giả tính xác suất phá
sản của danh mục các NHTM theo từng tiêu chí theo phương trình:
PDdanh mục = √w2i .PD2i

(2.7)


23

Với
wi: Tỷ trọng tài sản của NHTM i đối với tổng tài sản của toàn danh mục;
PDi: Xác suất phá sản của NHTM i
Quy trình tính toán xác suất phá sản được thực hiện như Hình 2.1.
Hình 2.1. Quy trình tính toán rủi ro hệ thống bằng CCA
Vốn hóa thị trường
của ngân hàng

Lãi suất tín phiếu
kho bạc

Nợ ngắn hạn và
dài hạn

Giá trị thị trường
của tài sản


Mức sinh lời kỳ
vọng của tài sản

Độ biến
động tài sản

Hàng rào vỡ nợ
(Distress Barrier)

Khoảng cách phá sản

Xác suất phá sản
(Rủi ro hệ thống)

Nguồn: Utari & Arimurti (2012)
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG CÁC NHTM
Có nhiều biến số có thể tác động đến rủi ro hệ thống, bao gồm: tăng trưởng
kinh tế, lạm phát, tăng trưởng vốn huy động, chỉ số chứng khoán, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ
đòn bẩy tài chính,… . Tuy nhiên, nghiên cứu của Acemoglu và cộng sự (2016) chỉ
ra khi đưa tất cả các nhân tố này vào mô hình thì mối quan hệ đang được nghiên
cứu không mang nhiều ý nghĩa thống kê. Đồng thời, tác giả tiến hành chạy thử với


×