Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.66 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC LÊ NA

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGỌC LÊ NA

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Theo lý thuyết về cấu trúc vốn,
việc sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng tận dụng được lợi
ích của lá chắn thuế từ lãi vay và giảm chi phí đại diện giữa cổ đông và nhà quản lý. Tuy
nhiên, cùng với những lợi ích đó, việc gia tăng đòn bẩy tài chính lại làm gia tăng chi phí
kiệt quệ tài chính cho ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy cấu
trúc vốn có những tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tùy
thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia và những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt
Nam là một yếu tố quan trọng trong vấn đề tái cơ cấu của các ngân hàng hiện nay.
Để đi tìm bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, luận văn đã thực hiện nghiên cứu
trên một bộ mẫu gồm 26 ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 2009 đến năm 2014.
Trong đó, cấu trúc vốn của các ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu; hiệu quả hoạt động được đo lường bằng suất sinh lời trên tổng tài sản. Mô hình
nghiên cứu được thiết kế trên cơ sở kế thừa các kết quả thực nghiệm trên thế giới và
được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam. Luận văn tiến hành hồi
quy dữ liệu bảng (panel data) bằng mô hình các yếu tố tác động cố định (fixed effect) và
mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (random effect).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi được kiểm soát bởi các yếu tố như cấu trúc
thu nhập, chất lượng tài sản, quy mô, yếu tố thị trường thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014. Từ đó, luận văn đưa ra các gợi ý cho các ngân
hàng và các cơ quan nhà nước nhằm hướng đến xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu vừa
đảm bảo tính an toàn trong hoạt động vừa tận dụng được lợi ích từ việc sử dụng nợ góp
phần gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Phạm Ngọc Lê Na.
Sinh ngày 21 tháng 3 năm 1990 tại Quảng Nam.
Quê quán: xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Hiện công tác tại: Công ty TNHH KPMG.
Là học viên cao học Khóa XV của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Mã số: 60 34 02 01.
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Vương Đức Hoàng Quân.
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại
học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là
trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung
do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2015

Phạm Ngọc Lê Na



iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Sự giảng dạy nhiệt tình, tận tâm của Quý Thầy Cô đã
giúp tác giả hoàn thiện khả năng tư duy và kiến thức.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
vô cùng quý báu. Tác giả đặc biệt trân trọng cảm ơn quá trình hướng dẫn tận tình, đầy
trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học – PGS., TS. Vương Đức Hoàng Quân đã
giúp cho tác giả trưởng thành hơn về kiến thức chuyên môn và phương pháp nghiên cứu
khoa học.
Do sự hạn chế về thời gian và nguồn dữ liệu nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của người đọc để đề tài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2015

Phạm Ngọc Lê Na


iv

MỤC LỤC

Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ x
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................xi
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................................xi
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................... xii
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... xiii
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........xiv
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ...............................................................xiv
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.................................................................................... xv
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG ................................................................................................................. 1
1.1. CÁC KHÁI NIỆM..................................................................................................... 1
1.1.1. Ngân hàng thương mại .......................................................................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại.................................................................. 1
1.1.1.2. Nguồn tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng ............................................... 1
1.1.1.3. Nét đặc thù của ngân hàng so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh .............. 4
1.1.2. Cấu trúc vốn .......................................................................................................... 4
1.1.2.1. Khái niệm về cấu trúc vốn .................................................................................. 4
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn .................................................................... 6
1.1.3. Hiệu quả hoạt động ............................................................................................... 7
1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động ....................................................................... 7
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động ......................................................... 7
1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN ............................................................ 10


v

1.2.1. Lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn .............................................................. 10
1.2.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller .......................................... 11
1.2.3. Lý thuyết chi phí đại diện ................................................................................... 13

1.2.4. Lý thuyết chi phí phá sản .................................................................................... 15
1.2.5. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn.......................................................................... 16
1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG ...................................................................................................... 18
1.3.1. Mức độ sử dụng nợ có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động .................. 18
1.3.2. Mức độ sử dụng nợ có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ................ 19
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN GIỮA CẤU TRÚC VỐN
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG .................................................. 20
1.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm............................................................................... 20
1.4.1.1. Nghiên cứu của Berger và Patti (2003) ........................................................... 20
1.4.1.2. Nghiên cứu của Awunyo-Vitor, D. và Badu, J. (2012) ..................................... 21
1.4.1.3. Nghiên cứu của Goyal, A. M. (2013)................................................................ 22
1.4.1.4. Nghiên cứu của Al-Kayed, L. T. và cộng sự (2014) ......................................... 22
1.4.1.5. Nghiên cứu của Anarfo (2015) ......................................................................... 23
1.4.1.6. Nghiên cứu của Rahman, M. M. và cộng sự (2015) ......................................... 24
1.4.2. Thảo luận các nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VỐN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM .......................................... 28
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ......................................................................................... 28
2.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM .......................................................... 30
2.2.1. Phân tích cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam......... 30
2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .
.......................................................................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 39


vi


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ....................................................... 40
3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................................... 40
3.2. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................................................................... 42
3.2.1. Cấu trúc vốn của ngân hàng (DTE) .................................................................... 42
3.2.2. Các yếu tố đặc trưng của ngân hàng ................................................................... 43
3.2.2.1. Rủi ro tín dụng (PTL) ....................................................................................... 43
3.2.2.2. Cơ cấu thu nhập (NNIM) .................................................................................. 44
3.2.2.3. Quy mô của ngân hàng (SIZE) ......................................................................... 44
3.2.2.4. Tính niêm yết của ngân hàng (LISTED) ........................................................... 45
3.2.3. Các yếu tố thị trường ........................................................................................... 46
3.2.3.1. Mức độ tập trung của thị trường (HHI) ........................................................... 46
3.2.3.2. Lạm phát (INF) ................................................................................................. 47
3.3. NGUỒN DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 48
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 49
3.4.1. Dữ liệu bảng ........................................................................................................ 49
3.4.2. Phương pháp hồi quy .......................................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................... 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC
VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM ................................................................................................ 53
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ TỪNG BIẾN ........................................................................ 53
4.2. PHÂN TÍCH MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN .............................. 56
4.3. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH ............................................ 57
4.4. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY .................................................................. 58
4.4.1. Mô hình các yếu tố tác động cố định .................................................................. 58
4.4.2. Mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên ............................................................ 59
4.4.3. Kiểm định lựa chọn mô hình............................................................................... 60

4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 61


vii

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................... 66
CHƯƠNG 5: GỢI Ý NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ......... 67
5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN VIỆT NAM ........................................................................................................ 67
5.2. GỢI Ý CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ........ 69
5.2.1. Gia tăng năng lực về vốn .................................................................................... 69
5.2.2. Ứng dụng các mô hình xây dựng cấu trúc vốn trên thế giới để hoạch định cấu
trúc vốn cho ngân hàng ....................................................................................... 70
5.2.3. Nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính .............................................................. 71
5.2.4. Các kiến nghị khác .............................................................................................. 73
5.3. KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ......................................... 74
5.3.1. Thành lập một đơn vị quản lý các vấn đề về cấu trúc vốn .................................. 74
5.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý để hội nhập ....................................................... 75
5.3.3. Nâng cao nâng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam ......................................... 76
5.4. .... HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO ............................................................................................................................. 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5............................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 80
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 85
Phụ lục 1: DANH SÁCH 26 NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU .............. 85
Phụ lục 2: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH TRÊN STATA ............................. 86



viii

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu,
Từ viết tắt

Diễn giải đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt

DTA

Debt to Assets ratio

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản

DTE

Debt to Equity ratio

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

EPS

Earning per share

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu


FEM

Fixed effects model

Mô hình các yếu tố tác động cố định

HHI

Herfindahl-Hirschman Index Chỉ số Herfindahl-Hirschman

INF

Inflation

Lạm phát

LISTED

Listed Bank

Ngân hàng niêm yết

M&M

Modigliani and Miller

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NNIM

Non Net Interest Margin

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

PTL

Provision to Loan ratio

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng
dư nợ

R2

R-Squared

R bình phương

REM


Radom effects model

Mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên

ROA

Return on Assets

Suất sinh lời trên tổng tài sản

ROCE

Return on Capital Employed

Tỷ số sinh lời trên vốn cổ phần thường

ROE

Return on Equity

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROI

Return on Investment

Tỷ lệ hoàn vốn

ROS


Return on Sale

Suất sinh lời trên doanh thu

SIZE

Bank size

Quy mô của ngân hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh nợ và vốn chủ sở hữu ........................................................................ 3
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn ................................................................. 4
Bảng 1.3: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn
và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ..................................................................... 23
Bảng 3.1: Tóm tắt mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ....................................... 46
Bảng 4.1: Thống kê mô tả hệ số ROA và DTE bình quân............................................ 51
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các đặc trưng của các ngân hàng ........................................ 52
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các yếu tố thị trường ........................................................... 53
Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các biến ................................................................ 54
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................... 55

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi ......... 55
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy............................................................................................. 57
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình ........................................................... 58
Bảng 4.9: So sánh kết quả hồi quy và dự báo của mô hình .......................................... 59


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn .......................................................... 8
Hình 1.2: Giá trị doanh nghiệp theo M&M khi có thuế ................................................ 10
Hình 1.3: Lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn .......................................................... 15
Hình 2.1: Diễn biến số lượng ngân hàng ...................................................................... 27
Hình 2.2: Vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014
....................................................................................................................................... 28
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 ...... 29
Hình 2.4: Đòn bẩy tài chính trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 2014 ............................................................................................................................... 30
Hình 2.5: Chất lượng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 ... 31
Hình 2.6: Hệ số thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 ..... 33
Hình 2.7: Hệ số ROE, ROA trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 2014 ............................................................................................................................... 34
Hình 2.8: Cơ cấu thu nhập của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 ......... 35
Hình 3.1: Thiết kế nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của
các NHTMCP Việt Nam .............................................................................. 39
Hình 3.2: Tóm tắt quy trình nghiên cứu ........................................................................ 49


xi

PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hệ thống ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm,
nó góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hoá. Ngược lại, kinh
tế hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì ngân hàng
thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành định chế tài chính giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Với những chức năng như chức năng
trung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền, hệ thống
ngân hàng thương mại càng thể hiện vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường, đó là
một hệ thống giữ cho mạch máu của nền kinh tế được lưu thông, góp phần bôi trơn cho
hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính 2008, hệ thống ngân
hàng thế giới đã chịu tác động to lớn và đối mặt với nhiều rủi ro, góp phần không nhỏ
vào sự suy thoái của hệ thống ngân hàng, nhất là khi các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị
trường tài chính của nước ta vẫn còn non yếu. Tính đến đầu năm 2015, Việt Nam có gần
40 NHTMCP đang hoạt động, trong đó, một bộ phận có năng lực quản trị và tiềm lực tài
chính yếu, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng hiệu quả hoạt động và giảm thiểu các rủi
ro trong hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam.
Sau cuộc đại khủng hoảng tài chính năm 2008, một xu hướng tất yếu đang diễn ra
là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Đây là một yêu cầu rất cấp thiết để bảo đảm cho hệ
thống ngân hàng được hoạt động hiệu quả. Trong đó tái cấu trúc vốn là một yêu cầu
không thể thiếu, tái cấu trúc vốn không chỉ để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động mà
cần phải xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận, góp phần thúc đẩy
việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tuy nhiên, “Đề án Cơ cấu lại hệ thống
các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” ngày 1 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ
cho thấy việc tái cấu trúc vốn ở các ngân hàng đang được thực hiện theo hướng đáp ứng


xii

yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong hoạt động ngân hàng mà chưa có những quan

tâm đáng kể đến vấn đề hoạch định cấu trúc vốn để tối đa hóa lợi nhuận.
Tại Việt Nam đã có nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính nhưng rất ít bài viết nghiên cứu về mối
quan hệ này ở góc độ các định chế tài chính như ngân hàng thương mại. Hơn nữa, các
nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở các phân tích định tính về hiệu quả
hoạt động và cấu trúc vốn mà chưa có những bằng chứng định lượng đủ thuyết phục để
chứng minh cho mối quan hệ giữa hai yếu tố này.
Do đó, tác giả chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm phân tích cấu trúc vốn và hiệu
quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời lượng hóa
mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ là những minh chứng thuyết phục giúp các nhà quản trị tài chính ngân
hàng thấy được tầm quan trọng của việc hoạch định cấu trúc vốn đối với hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là tìm hiểu và
phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt
Nam, từ đó đưa ra những gợi ý và đề xuất nhằm hoàn thiện quyết định về cấu trúc vốn
nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
Mục tiêu cụ thể: Xuất phát từ mục tiêu tổng quát đã nêu, luận văn sẽ được chi tiết
hóa với các mục tiêu cụ thể như sau:
Một là, tìm hiểu, phân tích thực trạng cấu trúc vốn và tình hình hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014 nhằm nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, trong đó đặc biệt lưu ý đến cấu trúc vốn.


xiii

Hai là, xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định và lượng hóa tác động của
cấu trúc vốn và các yếu tố khác (biến kiểm soát) đến hiệu quả hoạt động của các

NHTMCP Việt Nam.
Ba là, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận văn đưa ra những đề xuất và gợi ý
trong việc hoạch định cấu trúc vốn nhằm giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt
động trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các
NHTMCP Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về không gian: luận văn nghiên cứu cấu trúc vốn và hiệu quả
hoạt động của 26 NHTMCP Việt Nam (Phụ lục I). Đây là những ngân hàng có đầy đủ
báo cáo tài chính trong thời gian nghiên cứu được chọn lọc từ 36 NHTMCP tính đến thời
điểm 31 tháng 3 năm 2015 theo thống kê của NHNN.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu được thực hiện cho giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2014, đây là giai đoạn mà các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn
sau khủng hoảng tài chính.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP tại Việt Nam. Theo đó cấu trúc vốn đề cập đến sự kết hợp giữa
các nguồn tài trợ khác nhau trong ngân hàng thương mại cổ phần, thường là nhấn mạnh
đến sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Brealey và các tác giả, 2008). Hiệu
quả hoạt động của các ngân hàng được xem xét ở góc độ khả năng sinh lời, đó chính là
suất sinh lời trên tổng tài sản. Luận văn không đề cập đến cấu trúc vốn ở góc độ sự kết
hợp giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn với vốn chủ sở hữu do hạn chế của nguồn dữ liệu.
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng không phân chia nợ phải trả thành nợ dài hạn và nợ


xiv

ngắn hạn như các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, phần lớn nợ phải trả của ngân hàng đều
được thực hiện hoặc thanh toán trong thời gian ngắn.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Mô hình: Tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về mô hình
định lượng mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của các ngân hàng. Từ
đó học hỏi và phát triển mô hình nghiên cứu cho các NHTMCP tại Việt Nam.
Nguồn số liệu: Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu dạng bảng cân bằng
(balanced panel data) được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 26
NHTMCP từ năm 2009 đến năm 2014; các dữ liệu vĩ mô được lấy từ trang web của Tổng
cục thống kê.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả; phân
tích hồi quy dữ liệu bảng bằng mô hình các yếu tố tác động cố định (FEM) và mô hình
các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM) với sự trợ giúp của phần mềm Stata 12.0 để đo
lường mức độ tác động của cấu trúc vốn và các biến kiểm soát khác đến hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam. Luận văn cũng thực hiện kiểm định các khuyết tật
của mô hình như hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi để tăng
tính tin cậy trong kết quả nghiên cứu. Phương pháp kiểm định F, kiểm định t và kiểm
định Hausman được sử dụng để đưa ra kết luận cho các mô hình hồi quy; từ đó đi sâu
vào thảo luận kết quả nghiên cứu nhằm làm rõ mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu
quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Những đóng góp chính của luận văn:
Thứ nhất, hệ thống hóa các lý thuyết về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung
lý thuyết về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTM.


xv

Thứ hai, nghiên cứa đã tiến hành phân tích và đo lường ảnh hưởng của cấu trúc vốn

và các yếu tố khác (biến kiểm soát) đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong giai
đoạn 2009 – 2014 mà ở Việt Nam rất ít tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Điều này giúp
cho các nhà quản lý nhận diện được vai trò tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận văn là minh chứng giúp các nhà
quản trị tài chính ngân hàng thấy được tầm quan trọng của việc hoạch định cấu trúc vốn
đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Từ đó gợi ý cho các NHTMCP, các cơ
quan nhà nước trong việc hoạch định và kiểm soát cấu trúc vốn, góp phần đưa hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam hồi phục sau khủng hoảng, xây dựng một nền tài chính
vững mạnh và ổn định trong khu vực.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Bài nghiên cứu sẽ gồm 5 chương:


Chương 1: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu
trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.



Chương 2: Cấu trúc vốn và tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam.



Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn
và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.



Chương 4: Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.



Chương 5: Gợi ý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG
Trong chương 1, luận văn sẽ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, hiệu quả
hoạt động của các NHTM, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các
NHTM. Ngoài ra, chương 1 còn đi tìm hiểu và thảo luận các bằng chứng thực nghiệm
về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trên thế giới.
1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Ngân hàng thương mại
1.1.1.1.

Khái niệm về ngân hàng thương mại

Theo Luật các TCTD được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010, xác định Ngân hàng là loại hình TCTD có thể
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng đó là thực hiện việc kinh doanh, cung ứng
thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng và
cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các
loại hình ngân hàng gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển,
ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.

NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi
nhuận. NHTMCP là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó
một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.1.1.2.

Nguồn tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng thương mại

Theo điều IV của Luật các TCTD, nguồn tài trợ cho hoạt động của ngân hàng hay
còn gọi là hoạt động tạo lập nguồn vốn của ngân hàng gồm có vốn chủ sở hữu, nhận tiền


2

gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, nhận ủy thác đầu tư, vay các TCTD khác
và Ngân hàng Trung ương. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Đó là nguồn tiền được
đóng góp bởi những người chủ ngân hàng và được bổ sung trong quá trình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng dưới dạng lợi nhuận giữ lại. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng
bao gồm nhiều loại khác nhau và được phân thành: vốn cấp 1 (vốn cơ bản) được xem là
sức mạnh và tiềm lực thực sự của ngân hàng; vốn cấp 2 (vốn bổ sung) được giới hạn tối
đa bằng 100% vốn cấp 1. Do tính chất đặc thù trong kinh doanh ngân hàng nên vốn chủ
sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM.
Vốn chủ sở hữu tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động của ngân hàng. Nó
đóng vai trò là một tấm đệm giúp NHTM chống lại rủi ro trong quá trình hoạt động. Vốn
chủ sở hữu tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với người gửi tiền, chủ nợ
về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Do vậy, các nhà chức trách tiền tệ đã có rất nhiều
những quy định về hoạt động của NHTM liên quan chặt chẽ đến vốn chủ sở hữu như tỷ

lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh, quy định về mức dư
nợ cho vay tối đa, mở chi nhánh, nắm giữ cổ phiếu của các công ty khác…
Thứ hai, tiền gửi của khách hàng
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ
tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Các khoản tiền gửi là những giá trị tiền
tệ mà ngân hàng nhận được từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế thông qua quá trình
thực hiện nghiệp vụ huy động, thanh toán và các nghiệp vụ khác. Bản chất của tiền gửi
là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không
có quyền sở hữu.
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn


3

kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng
mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng gia tăng phù
hợp với xu hướng tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế, cùng với việc gia tăng nhu cầu
thanh toán của dân cư và việc nâng cao chất lượng dịch vụ của NHTM.
Thứ ba, phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa ngân hàng phát hành
với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều
kiện khác. Ngân hàng được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi
danh và giấy tờ có giá vô danh. Ngân hàng được phát hành các loại giấy tờ có giá như
kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước để huy động vốn trong nước
và nước ngoài. Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức, cá nhân nước ngoài, ngân
hàng chỉ được phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.
Thứ tư, vay các TCTD khác và Ngân hàng Trung ương
Ngoài các hình thức huy động nói trên, khi nhu cầu vốn của khách hàng tăng cao

hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do nhiều dòng tiền rút ra, các NHTM có thể huy động bằng
cách đi vay các TCTD khác hoặc vay từ Ngân hàng Trung ương. Đây là nguồn vốn mà
các TCTD vay mượn lẫn nhau thông qua hoạt động trên thị trường liên ngân hàng. Theo
nguyên tắc, Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, vì vậy
sau khi các NHTM vay vốn từ các nguồn khác mà vẫn chưa đủ thì NHTM sẽ tìm đến
nguồn cung ứng vốn từ Ngân hàng trung ương.
Thứ năm, nhận ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính Phủ hoặc của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội
Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận ủy thác của các tổ
chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho những chương trình, dự án, ngân hàng
chỉ đóng vai trò trung gian hưởng phí. Trong thời gian vốn được ngân hàng tiếp nhận
nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến
hạn chuyển lại cho chủ đầu tư, ngân hàng có được nguồn vốn để kinh doanh.


4

1.1.1.3.

Nét đặc thù của ngân hàng so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

NHTM đã trở thành một mắc xích quan trọng không thể nào thiếu được trong sợi
dây kết nối vận hành vòng quay sản xuất hoạt động kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế.
Nét đặc thù của ngân hàng so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được thể hiện qua
các điểm sau:


NHTM là một tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
và dịch vụ ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh của NHTM được phân vào
nhóm hoạt động kinh doanh có rủi ro cao.




Là tổ chức trung gian với chức năng tập trung, huy động các nguồn tiền nhàn rỗi
tạm thời, chuyển chúng đến những nơi thiếu và cần vốn. Nguồn vốn chủ yếu mà
các ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là vốn huy động từ bên ngoài, vì vậy sự
tồn tại của NHTM phụ thuộc nhiều vào sự tin tưởng của khách hàng.



Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật, đặc
biệt bị chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Sự chi
phối này được thể hiện qua các quy định chặt chẽ về vốn tối thiểu và các tỷ lệ an
toàn vốn, tỷ lệ an toàn hoạt động, và các quy định khác.
Tóm lại, ngân hàng có thể khác biệt với doanh nghiệp ở rất nhiều yếu tố, nhưng

ngân hàng là một loại hình đặc biệt của doanh nghiệp. NHTM mang theo những đặc
trưng vốn có của một doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Ngân
hàng cũng có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp hiện hữu, cũng tự chủ về
tài chính và cũng phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, những
lý thuyết về cấu trúc vốn của ngân hàng cũng khởi đầu từ lý thuyết về cấu trúc vốn của
doanh nghiệp nói chung.
1.1.2. Cấu trúc vốn
1.1.2.1.

Khái niệm về cấu trúc vốn

Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu
đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh



5

nghiệp (Trần Ngọc Thơ và các tác giả, 2007). Ngoài ra, cấu trúc vốn còn được định nghĩa
là quan hệ về tỷ trọng hay sự phối hợp các nguồn vốn được sử dụng bởi doanh nghiệp.
Hầu hết các lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp đều xoay quanh hai thành tố
chính của nguồn vốn tài trợ là nợ và vốn chủ sở hữu. Sự khác biệt giữa nợ và vốn chủ sở
hữu được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: So sánh nợ và vốn chủ sở hữu
Nợ

Tiêu chí
1. Thời hạn

Có thời hạn hoàn trả.

Vốn chủ sở hữu
Không có thời hạn hoàn trả.

2. Trách nhiệm thanh Phải trả lãi đối với nợ vay. Không phải trả lãi mà chia lãi
toán

Doanh nghiệp có thể bị dựa vào kết quả kinh doanh và
phá sản nếu không thanh chính sách phân phối lợi nhuận.
toán được nợ gốc và lãi.

Doanh nghiệp không bị phá sản
nếu không chia lãi.

3. Ảnh hưởng đến thuế Lãi vay có tác động làm


Lãi chia cho các chủ sở hữu

thu nhập doanh nghiệp giảm thuế.

không làm giảm thuế.

4. Chi phí sử dụng vốn Thấp.

Cao.
Nguồn: Ngô Kim Phượng và các tác giả (2013)

Cấu trúc vốn tối ưu được định nghĩa là cấu trúc vốn mà tại đó chi phí sử dụng vốn
bình quân được tối thiểu hóa, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (Trần
Ngọc Thơ và các tác giả, 2007). Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu là một vấn đề khá thú vị
cả trong nghiên cứu lý luận lẫn áp dụng trong thực tiễn. Việc xác định cấu trúc vốn cho
các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng là đi tìm mức độ đòn bẩy tài chính
phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho
chủ sở hữu, từ đó tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá trị của doanh nghiệp. Nghiên
cứu về cấu trúc vốn chính là đi sâu nghiên cứu về phương thức lựa chọn tỷ lệ phù hợp
giữa nợ và vốn chủ sở hữu với mục tiêu là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.


6

1.1.2.2.

Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn

Mối quan hệ kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp

được đo lường thông qua một trong các chỉ số tài chính sau: tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, hệ
số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trên tổng
tài sản, tỷ lệ nguồn vốn dài hạn trên tổng tài sản (bảng 1.2).
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn
Ý nghĩa

Cách tính

Tỷ số nợ = Nợ/ Tổng tài sản Nợ chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn, hay là
doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được tài trợ bởi nợ.
Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ Vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu % trong tổng nguồn
sở hữu/ Tổng tài sản

vốn, hay là doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được tài
trợ bởi vốn chủ sở hữu.
Tỷ số tự tài trợ lớn hơn 50% cho biết cấu trúc vốn
nghiêng về vốn chủ sở hữu.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở 1 đồng vốn chủ sở hữu phải “gánh” bao nhiêu đồng nợ.
hữu = Nợ/ Vốn chủ sở hữu

Hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là cấu trúc vốn nghiêng về nợ.

Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng nguồn vốn gấp bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu. Hệ
Tổng tài sản/ Vốn chủ sở số này lớn hơn 2 cho biết cấu trúc vốn nghiêng về nợ.
hữu
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn Doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được tài trợ bởi
trên tổng tài sản = Nợ ngắn nguồn vốn ngắn hạn, hay là nguồn vốn ngắn hạn chiếm
hạn/Tổng tài sản


bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn.

Tỷ lệ nguồn vốn dài hạn Doanh nghiệp có bao nhiêu % tài sản được tài trợ bởi
trên tổng tài sản = (Nợ dài nguồn vốn dài hạn, hay là nguồn vốn dài hạn chiếm bao
hạn + Vốn chủ sở hữu)/ nhiêu % trong tổng nguồn vốn.
Tổng tài sản
Nguồn: Ngô Kim Phượng và các tác giả (2013)


7

Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn nói trên thể hiện mức độ đóng góp của các chủ
thể tài trợ khác nhau trong tổng vốn đầu tư, cho biết mức độ sử dụng nợ và khả năng
đảm bảo tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tài sản được tài trợ chủ
yếu bởi vốn chủ sở hữu thì tỷ số tự tài trợ cao, tỷ số nợ thấp, hệ số đòn bẩy tài chính thấp
và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng thấp và ngược lại. Mặt khác, sự kết hợp giữa nguồn
vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn trong cấu trúc vốn cũng cho biết khả năng thanh
khoản cũng như mức độ cân đối trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn trên tổng tài sản lớn hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn
trong tổng tài sản cho thấy cơ cấu tài chính đang bị mất cân đối, rủi ro thanh toán cao.
1.1.3. Hiệu quả hoạt động
1.1.3.1.

Khái niệm về hiệu quả hoạt động

Khái niệm về hiệu quả hoạt động xuất phát từ lý thuyết tổ chức và quản trị chiến
lược. Hiệu quả hoạt động luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được đo
lường trên cả phương diện tài chính và tổ chức.
Theo Daft (2008), hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các yếu tố
đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lợi hoặc giảm thiểu chi phí so với

đối thủ cạnh tranh. Berger và Mester (1997) coi hiệu quả hoạt động của các NHTM thể
hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu đầu ra và chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào hay
chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM.
Như vậy, hiệu quả hoạt động biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
1.1.3.2.

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động

Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả hoạt động và quan điểm đánh giá
hiệu quả hoạt động nên nội dung phân tích về hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp


8

không giống nhau, tùy thuộc vào quan điểm của các nhà phân tích. Có thể khái quát nội
dung phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp, theo các khía cạnh sau:
Thứ nhất, đo lường hiệu quả hoạt động theo khả năng sinh lợi
Theo cách tiếp cận này, các tác giả Josette Peyrard (2005), Ngô Thế Chi, Nguyễn
Trọng Cơ (2008) và Nguyễn Tấn Bình (2010) cho rằng, kết quả hoạt động cuối cùng của
doanh nghiệp là lợi nhuận nên khi trình bày nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp chỉ chú trọng đến phân tích khả năng sinh lợi. Theo các tác giả, khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp được phân tích, đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:


Khả năng sinh lợi kinh tế: phản ánh khả năng sinh lợi của tổng tài sản (ROA) mà
doanh nghiệp hiện đang quản lý và sử dụng, chỉ tiêu này được tính như sau:
ROA =




Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản có

=

Tổng thu nhập

Tổng tài sản có

-

Tổng chi phí

Tổng tài sản có

Khả năng sinh lợi tài chính: được đánh giá thông qua chỉ tiêu suất sinh lợi của vốn
chủ sở hữu (ROE). Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu thì
doanh nghiệp sẽ mang lại cho họ bao nhiêu lợi nhuận.
ROE =

Lợi nhuận ròng (NI)
Vốn tự có (TE)

=
=

Lợi nhuận ròng (NI)

Tổng tài sản có (TA)

ROA

×

×

Tổng tài sản có(TA)
Vốn tự có(TE)

EM

ROE chịu ảnh hưởng của hai nhân tố chính là (1) ROA đo lường hiệu quả hoạt
động của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế;
(2) EM (Equity Multiplier – độ bẩy tài chính) là chỉ tiêu đo lường mức độ mà tài sản có
của ngân hàng được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác như khả năng sinh lợi trên doanh thu (ROS) - cho
biết một đồng doanh thu thuần của doanh nghiệp tạo ra mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay, khả năng sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) - đo lường hiệu quả
đầu tư của doanh nghiệp, khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) - đo lường khả
năng tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn dài hạn được sử dụng.


×