Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CỬA LÒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.05 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG CỬA LÒ.
1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng công thương Cửa Lò.
1.1. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức kinh doanh của chi nhánh.
Chi nhánh NHCT Cửa Lò tiền thân là phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh NHCT
Nghệ An sau đó được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh NHCT
Nghệ An. Ngày 3/10/2006, tại thị xã Cửa Lò, chi nhánh NHCT Cửa Lò đã tổ chức lễ khai
trương nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam.
Trải qua gần 10 năm phát triển, chi nhánh NHCT Cửa Lò đã có nhiều thay đổi từ cơ
sở vật chất, trang thiết bị cho đến quy mô hoạt động. Năm 2005, trụ sở mới của chi nhánh
NHCT Cửa Lò đã hoàn thành với một toà nhà 3 tầng nằm ngay ở trung tâm thị xã Cửa Lò
được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có thể kết nối trực tiếp với Trụ sở chính của
NHCT Việt Nam. Từ chỗ phạm vi hoạt động chỉ dừng lại ở địa bàn thị xã Cửa Lò, chi
nhánh đã mở rộng cung cấp dịch vụ cho KH ở các vùng lân cận, trong đó đã bắt đầu khai
thác địa bàn thành phố Vinh - địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương
lai. Có thể khẳng định việc nâng cấp trở thành một trong 134 chi nhánh của NHCT Việt
Nam sẽ mở ra cơ hội phát triển hơn nữa cho chi nhánh NHCT Cửa Lò trong thời gian tới.
Nhiệm vụ của chi nhánh NHCT Cửa Lò là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của
NHCT Việt Nam tới các KH có nhu cầu. Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này phải
đảm bảo nguyên tắc quyền lợi KH phải được đáp ứng kịp thời, các mục tiêu, chương trình
phát triển kinh tế của địa phương phải được bám sát để có hướng đầu tư thích hợp. Chi
nhánh NHCT Cửa Lò phải là nơi tạo lập, giữ vững niềm tin cho KH đối với NHCT Việt
Nam nói riêng và hệ thống NH Việt Nam nói chung. Hoạt động của chi nhánh NHCT Cửa
Lò phải hướng tới mục tiêu góp phần phát triển kinh tế địa phương, là địa chỉ đáng tin cậy
cho các cá nhân có nhu cầu gửi tiền cũng như các DN có nhu cầu vay vốn để phát triển
SXKD nhưng phải trên cơ sở hoạt động KD của chi nhánh có lãi.
Cơ cấu bộ máy điều hành của chi nhánh NHCT Cửa Lò được thể hiện qua sơ đồ
sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức điều hành của NHCT Cửa Lò
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Cửa Lò.
Nhìn lại trong thời gian qua ngành NH đã có những bước phát triển vượt bậc.


NHNN Việt Nam liên tục ban hành nhiều cơ chế chính sách mới tạo hành lang pháp lý phù
hợp hơn và an toàn hơn cho hoạt động của các NHTM. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa
các NHTM diễn ra gay gắt, ngày càng sâu sắc, không chỉ trên lĩnh vực tín dụng truyền
thống mà còn trên các dịch vụ NH hiện đại. Thực tế đó đã đặt ra nhiều khó khăn thách thức
cho hoạt động của chi nhánh NHCT Cửa Lò nhất là khi chi nhánh vừa mới được nâng cấp.
Song với phương châm KD “Vì sự phát triển của khách hàng và ngân hàng”, chi nhánh
NHCT Cửa Lò đã khắc phục khó khăn và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, góp phần
vào sự phát triển của NHCT Việt Nam.
1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của
NHTM. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các NHTM đã thu hút các nguồn tiền tạm thời
chưa sử dụng của các DN, của các tầng lớp dân cư. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được,
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2
P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
P. KHÁCH
HÀNG
P. TIỀN TỆ -
KHO QUỸ
P. KẾ TOÁN
GIAO DỊCH
P. RỦI RO
các NHTM tiến hành các hoạt động đầu tư như cho vay, tài trợ thương mại, đầu tư chứng
khoán… phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất cho các mục tiêu kinh tế của vùng, ngành
kinh tế, các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội nhằm thúc đẩy kinh tế phát
triển.
Trong những năm gần đây công tác huy động vốn của chi nhánh NHCT Cửa Lò đã
có nhiều bước phát triển mới. Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh được thể hiện
qua bảng sau:

Bảng 1: Nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHCT Cửa Lò
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền T.trọn
g (%)
Số tiền T.trọn
g (%)
Số tiền T.trọn
g (%)
Tổng nguồn huy động 22.4 100 26.75 100 29.08 100
1)Phân theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn 5.6 25 6.9 25.8 7.58 26.06
Tiền gửi có kỳ hạn 16.8 75 19.85 74.2 21.5 73.94
2)Phân theo đồng tiền huy động
Tiền gửi nội tệ 17.3 77.2 20.5 76.6 23 79.1
Tiền gửi ngoại tệ 5.1 22.8 6.25 23.4 6.08 20.9
3)Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi các tổ chức kinh tế 3.8 17 5.08 19 3.48 12
Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 18.6 83 21.67 81 25.6 88
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh NHCT Cửa Lò )
Trước hết, xét về quy mô tổng nguồn vốn huy động được ta có thể thấy mặc dù quy
mô còn rất nhỏ, chưa đạt 30 tỷ đồng nhưng đã có sự gia tăng qua các năm từ 2004 đến
2006. Từ 22.4 tỷ đồng năm 2004, nguồn vốn huy động được đã tăng lên 26.75 tỷ đồng
trong năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng đạt 19.4%. Cuối năm 2006, tổng nguồn
vốn huy động được của NH là 29.08 tỷ đồng, tăng 2.33 tỷ đồng so với năm 2005 và đạt tốc
độ tăng trưởng 8.7%. Như vậy, quy mô có tăng nhưng còn nhỏ bé trong khi đó tốc độ tăng
trưởng lại giảm mạnh từ 19.4% năm 2005 xuống chỉ còn 8.7% năm 2006.
Cũng qua bảng 1, ta có thể đánh giá khái quát chất lượng của nguồn vốn huy động
được. Nguồn vốn có tính ổn định cao là tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng

nguồn vốn huy động được (trên 73%), điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho NH
trong việc lập kế hoạch KD. Tuy nhiên, đây lại là nguồn vốn mà NH phải chi trả lãi nhiều
nhất nên có thể làm tăng chi phí trả lãi từ đó làm giảm thu nhập của NH. Chính vì thế,
trong thời điểm cụ thể NH cần phải cân nhắc hợp lý giữa khả năng huy động vốn và khả
năng mở rộng hoạt động cho vay.
Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền huy động khá ổn định trong đó tiền gửi ngoại tệ
chiếm khoảng 20-30% tổng nguồn vốn huy động. Tuy chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
nguồn vốn huy động được nhưng tiền gửi ngoại tệ còn tăng chậm, thậm chí năm 2006 còn
giảm khoảng 13% so với năm 2005. Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh
tế cũng có một số vấn đề cần quan tâm. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế - nguồn vốn
có lãi suất huy động thấp và có mối quan hệ với việc mở rộng hoạt động cho vay của NH
đối với các DN – chưa được khai thác tốt, thậm chí đang có xu hướng giảm. Năm 2005,
nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế đạt 5.08 tỷ đồng tăng 1.28 tỷ đồng so với
năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng 33.7%, nhưng đến năm 2006 thì lại giảm xuống chỉ
còn 3.48 tỷ đồng chưa đạt mức năm 2004.
Như vậy, có thể nói hoạt động huy động vốn chưa thực sự ổn định. Tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn huy động giảm mạnh trong năm 2006 chủ yếu là do tiền gửi của các tổ
chức kinh tế giảm mạnh. Điều này phản ánh một thực tế hiện nay tại NH là mặc dù có Hệ
thống thanh toán hiện đại và đã thực hiện giao dịch một cửa nhưng hoạt động tiếp thị,
quảng bá sản phẩm của NH tới KH là còn yếu kém. Bên cạnh đó, mức lãi suất nguồn vốn
huy động của NH lại không có sự khác biệt so với NH khác trên cùng địa bàn. Những điều
kiện thuận lợi của NH như cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thiết bị một cửa… đã bị
những điều này làm giảm đi đáng kể, chính vì thế NH cần phải nhanh chóng khắc phục
những hạn chế này.
1.2.2. Hoạt động tín dụng.
Trong thời gian qua, nhìn chung hiệu quả của việc sử dụng vốn tại chi nhánh NHCT
Cửa Lò đã có những bước phát triển mới.
Bảng 2: Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Cửa Lò
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Doanh số cho vay 27.9 32.4 59
Doanh số thu nợ 20.1 28.3 35.8
Tổng dư nợ 23.6 27.7 50.9
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh NHCT Cửa Lò)
Qua bảng trên, ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ và tổng dư nợ đều tăng
qua các năm từ 2004 đến 2006. Doanh số cho vay từ 27.9 tỷ đồng năm 2004 đã tăng lên
32.4 tỷ đồng năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng 16% và đến 2006 thì con số này đã tăng lên
59 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng so với năm 2005 là 82%. Doanh số thu nợ
cũng đạt được những kết quả tương tự, từ 20.1 tỷ đồng năm 2004 đã tăng lên 28.3 tỷ đồng
năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng 40.8% và đến năm 2006 đã tăng lên 35.8 tỷ đồng tương
ứng với tốc độ tăng trưởng so với năm 2005 là 26.5%. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2006 tại
chi nhánh đạt 50.9 tỷ đồng tăng 23.2 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng so với năm
2005 là 83.8% trong khi đó dư nợ của năm 2005 chỉ tăng 17.4% so với năm 2004. Điều
này cho thấy, năm 2006 là một năm mà hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò
diễn ra rất sôi động. Mặc dù doanh số cho vay và tổng dư nợ của năm 2006 chưa thể là cơ
sở để khẳng định được mức độ an toàn của nguồn vốn song đã phần nào cho thấy sự nỗ lực
của cán bộ công nhân viên của chi nhánh NHCT Cửa Lò nhất là các nhân viên của Phòng
khách hàng - những người trực tiếp thực hiện công tác cho vay và thu nợ.
Bảng 3: Chất lượng dư nợ tại chi nhánh NHCT Cửa Lò.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền
T.trọn
g (%)
Số
tiền
T.trọn
g (%)
Số

tiền
T.trọn
g (%)
Tổng dư nợ 23.6 100 27.7 100 50.9 100
Nợ đủ tiêu chuẩn 22.87 96.9 26.9 97.1 49.7 97.6
Nợ quá hạn dưới 360 ngày 0.56 2.38 0.62 2.25 0.96 1.9
Nợ có khả năng mất vốn 0.17 0.72 0.18 0.65 0.24 0.5
(Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh NHCT Cửa Lò)
Qua bảng trên, ta có thể thấy cơ cấu dư nợ theo chất lượng đã được cải thiện đáng
kể. Mặc dù quy mô các khoản nợ quá hạn dưới 360 ngày và nợ có khả năng mất vốn có
tăng khoảng từ 0.1 đến 0.34 tỷ đồng từ năm 2004 đến năm 2006 nhưng tỷ trọng so với nợ
đủ tiêu chuẩn đã giảm rõ rệt. Hơn thế nữa, năm 2006 là năm tổng dư nợ cho vay tăng
trưởng vượt bậc đạt 83.8% so với năm 2005 nhưng vẫn nâng cao được tỷ trọng các khoản
nợ đủ tiêu chuẩn từ 96.9% năm 2004 lên 97.1% năm 2005 và tiếp tục tăng lên 97.6% vào
năm 2006, giảm mạnh các khoản nợ xấu nhất là khoản nợ có khả năng mất vốn từ 0.72%
năm 2004 xuống 0.65% năm 2005 và chỉ còn 0.5% vào năm 2006. Như vậy là bên cạnh
việc tăng tổng dư nợ cho vay nhất là vào năm 2006, chi nhánh NHCT Cửa Lò đã từng
bước nâng cao tỷ trọng của các khoản nợ đủ tiêu chuẩn, giảm tỷ trọng của những khoản nợ
quá hạn, nợ khó đòi nhằm mục tiêu lành mạnh tình hình TC của NH.
1.2.3. Các hoạt động dịch vụ.

Thanh toán chuyển tiền trong nước.
Trong thời gian qua, NHCT Việt Nam đã có nhiều cải tiến và nâng cấp hệ thống
chuyển tiền, cung cấp nhiều tiện ích hiện đại cho KH. Từ tháng 11/2005 tại Trụ sở chính
NHCT Việt Nam đã chính thức sử dụng chương trình thanh toán song phương hai chiều
với Kho bạc Nhà Nước Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống chuyển tiền điện tử mới đã đáp ứng
được mục tiêu mở rộng mạng lưới thanh toán trong và ngoài hệ thống NHCT Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu về thời gian, về mức độ xử lý tự động, vẫn cung cấp dịch vụ song phương
với những đối tác lớn như Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Tháng 4/2006, chi nhánh NHCT Cửa Lò đã chính thức thực hiện giao dịch một cửa,
tham gia Hệ thống INCAS của NHCT Việt Nam. Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán của
NHCT Việt Nam được nhận giải thưởng “Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng” của Hội
sở hữu công nghệ Việt Nam do KH bình chọn sẽ là cơ hội để chi nhánh NHCT Cửa Lò có
thể nâng cao doanh số thanh toán trong nội bộ hệ thống NHCT Việt Nam cũng như ngoài
hệ thống. Năm 2006 chính vì thế là năm mà chi nhánh NHCT Cửa Lò đạt doanh số thanh
toán chuyển tiền trong nước xấp xỉ 15 tỷ đồng tăng 89% so với năm 2005, trong đó thanh
toán nội bộ tăng 123.8%, thanh toán ngoài hệ thống tăng 50.1%.

Kinh doanh ngoại tệ.
Do đặc điểm kinh tế của vùng và vị thế của bản thân, nên hoạt động KD ngoại tệ tại
chi nhánh NHCT Cửa Lò chủ yếu chỉ dừng lại ở việc mua bán ngoại tệ của các cá nhân có
người thân đi xuất khẩu lao động hoặc có nhu cầu cất trữ ngoại tệ… chứ chưa mở rộng ra
KD ngoại tệ trên thị trường liên NH. Năm 2006 thu từ hoạt động KD ngoại tệ (chủ yếu là
USD) đạt 36.14 triệu đồng tăng 57.7% so với năm 2005. Tại chi nhánh NHCT Cửa Lò KH
có nhu cầu mua bán ngoại tệ với số lượng lớn luôn được áp dụng tỷ giá ưu đãi hoặc được
hưởng khuyến mại tuỳ vào từng thời điểm cụ thể. Ngoài ra, chi nhánh cũng có những hình
thức khác để thu hút KH mua bán ngoại tệ như ưu đãi tỷ giá đối với những KH có tiền gửi
tiết kiệm hoặc tài khoản tại chi nhánh hoặc là những KH thường xuyên giao dịch tại đây.

Dịch vụ thẻ.
Đầu năm 2006, tại trụ sở của chi nhánh NHCT Cửa Lò đã chính thức lắp đặt máy
rút tiền tự động ATM. Chi nhánh có thể thực hiện mở tài khoản cho tất cả các loại thẻ của
NHCT Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế do nhu cầu KH chưa có nên hiện tại chi nhánh chỉ
mới phát hành các loại thẻ ghi nợ như C-Card, G-Card, S-Card hay mới đây là Incombank
Epartner cho đối tượng KH có mức thu nhập trung bình, còn các loại thẻ như Visa, Master
hay các loại thẻ tín dụng khác còn chưa được phát hành ở đây. KH được các giao dịch viên
hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng cũng như cách sử dụng của mỗi loại thẻ. Mặc dù
cách xa trung tâm thẻ của NHCT Việt Nam nhưng KH sau khi làm thủ tục mở tài khoản tại
chi nhánh NHCT Cửa Lò 3 ngày là có thể nhận được thẻ.

Tuy năm 2006 chi nhánh NHCT Cửa Lò mới thực hiện việc phát hành thẻ cho KH
nhưng đã phát hành được trên 500 thẻ vượt chỉ tiêu do NHCT Việt Nam giao là 450 thẻ.
Trong năm 2007, chi nhánh phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát hành thêm 500 thẻ mà
NHCT Việt Nam giao cho. Trong tháng 1/2007, chi nhánh cũng đã phát hành được hơn
150 thẻ cho KH trên địa bàn.

Dịch vụ chi trả kiều hối và các dịch vụ khác.
Chi nhánh NHCT Cửa Lò có thể thực hiện chuyển tiền nhanh qua Western Union,
điện SWIFT hay phối hợp với công ty bảo hiểm cung cấp các dịch vụ bảo hiểm… Mới
đây, NHCT Việt Nam còn cho ra mắt một dịch vụ mới là nhận tiền kiều hối qua thẻ
Epartner. Thời gian gần đây, lao động của tỉnh Nghệ An nói chung và của thị xã Cửa Lò
nói riêng đi xuất khẩu lao động rất nhiều, vì thế đây là một cơ hội để chi nhánh NHCT Cửa
Lò có thể nâng cao doanh số chi trả kiều hối. Bên cạnh đó việc kết hợp với các công ty bảo
hiểm để KH có thể nộp tiền bảo hiểm tại NH là một tiện ích đáp ứng kịp thời nhu cầu của
KH trong và ngoài thị xã. Năm 2005, NHCT Việt Nam được các NH đại lý trao tặng danh
hiệu “Ngân hàng có tỷ lệ điện SWIFT thanh toán đi thẳng cao nhất”, dịch vụ chi trả kiều
hối được đánh giá là đạt chất lượng tốt, nhanh và chi phí thấp. Giá trị sản phẩm dịch vụ
của NHCT Việt Nam đã được khẳng định chính là một điều kiện thuận lợi khi chi nhánh
NHCT Cửa Lò thực hiện cung cấp các dịch vụ này.
Do nhu cầu của KH chưa có nên tại chi nhánh chủ yếu chỉ thực hiện thanh toán tiền
được chuyển từ nước ngoài về qua Western Union chứ chưa thực hiện nghiệp vụ chuyển
tiền ra nước ngoài. Khi nhận được điện, nhân viên phòng kế toán giao dịch sẽ thông báo
với KH đến nhận tiền bằng hình thức gọi điện thoại hoặc gửi thư tín nếu KH không có số
điện thoại. Mức phí cho dịch vụ chi trả kiều hối là 0.05% tính trên số tiền, tối thiểu là
2USD; nếu KH lĩnh tiền mặt bằng VNĐ sẽ không mất phí còn nhận bằng ngoại tệ thì phí là
0.15% tính trên số tiền và tối thiểu là 2USD và không có giới hạn số tiền mà người nhận có
thể nhận tại NH. Đặc biệt các KH đến nhận tiền ở đây khi có nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ
cũng được ưu đãi về tỷ giá và được nhận khuyến mại như đã nói ở trên.
Năm 2006 vừa qua, chi nhánh đã thực hiện chi trả kiều hối cho 2.105 lượt người,
tăng 875 lượt người so với năm 2005 với tổng số tiền chi trả 2.154.131USD tăng

1.432USD so với năm 2005. Đạt được những tiến bộ này là do chi nhánh đã cố gắng nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho các giao dịch viên, tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc
khách hàng chu đáo… với mục tiêu tạo thêm thu nhập, góp phần thu hút ngoại tệ về Việt
Nam nhiều hơn.
Ngoài các dịch vụ chi trả kiều hối và thanh toán khác, mới đây chi nhánh NHCT
Cửa Lò đã phối hợp với một số cơ quan trên địa bàn triển khai dịch vụ mới là trả tiền
lương cho nhân viên qua tài khoản tại NH. Điều này có thể giúp chi nhánh mở rộng phạm
vi ảnh hưởng đồng thời cũng tạo thêm một kênh huy động vốn.
1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động KD của chi nhánh NHCT Cửa Lò trong thời gian gần đây có thể
được khái quát qua bảng sau:
Bảng 4: Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Cửa Lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng thu 3.575,12 3.985,44 5.702,96
Tổng chi 3.387,56 3.767,21 5.220,90
Chênh lệch thu chi 187,56 218,23 482,06
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHCT Cửa Lò)
Qua bảng trên, ta có thể thấy trong 3 năm gần đây tình hình hoạt động KD tại chi
nhánh NHCT Cửa Lò đạt kết quả khá khả quan. Từ 2004 đến 2006 liên tục đều có lãi và
đạt tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2004 tổng thu đạt 3.575,12 triệu đồng thì đến 2005 đã
tăng lên 3.985,44 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 11,48%, trong khi đó tổng
chi cũng đạt được kết quả tương tự trong năm 2005 cụ thể tăng 379,65 triệu đồng so với
2004 tương ứng với tốc độ tăng trưởng 11,21%. Như vậy trong năm 2005, chi nhánh
NHCT Cửa Lò đều đã tăng được tổng thu chi nhưng tốc độ tăng thu lớn hơn tăng chi,
chính vì thế mà chênh lệch thu chi của năm 2005 vẫn tăng 16,35% so với năm 2004. Sang
đến năm 2006 kết quả mà chi nhánh NHCT Cửa Lò đã đạt được có thể nói là có rất nhiều
chuyển biến mạnh mẽ. Kết quả tổng thu chi đều tăng vượt bậc so với năm 2005, cụ thể như
sau: tổng chi năm 2006 tăng 1.717,52 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 43,09%,
và tổng chi tăng 1.453,69 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng 38,59%, chênh lệch

thu chi tăng đến 263,83 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 121% - một con số
rất khả quan.
2. Thực trạng hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cửa Lò.
2.1. Khái quát cơ sở pháp lý về cho vay.
2.1.1. Điều kiện vay vốn.
Theo Quyết định ngày 03 tháng 04 năm 2006 của Hội đồng quản trị NHCT Việt
Nam, khi cho vay NH coi điều kiện quan trọng nhất là phương án, DA SXKD của KH. DA
phải có tính khả thi về cả mặt kỹ thuật và TC bởi vì nó đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay
trong tương lai của KH. Đối với các DA lớn, NH sử dụng các biện pháp tính toán dòng tiền
thu nhập trong tương lai của DA do người vay đệ trình và xem xét các vấn đề về thị trường
đầu vào, đầu ra của DN trong quá trình hoạt động sau này. NH yêu cầu KH có mức vốn tự
có tối thiểu tham gia vào dự án khoảng 30% bởi vì có vốn của mình tham gia vào DA thì
KH sẽ thận trọng trong hoạt động KD hơn là hoàn toàn bằng đồng vốn đi vay mượn. Tuy
nhiên, trong thực tế do thiếu kỹ năng cơ bản về một phương án SXKD, đặc biệt là việc tính
toán các chỉ tiêu TC và khả năng phân tích thị trường nên nhiều KH không viết được một
đề án SXKD đáp ứng được các yêu cầu của NH để được chấp thuận vay vốn.
Một điều kiện bắt buộc đối với hầu hết các đối tượng vay vốn đó là có đảm bảo tiền
vay. Đảm bảo tiền vay có thể dưới nhiều hình thức nhưng thông thường NH chỉ cho vay tối
đa là 70% giá trị TS thế chấp. Trên thực tế khoản vay này thường thấp hơn nhiều so với
nhu cầu vay vốn của các DN do TS thế chấp thường là bất động sản được tính theo giá Nhà
nước, mà giá đó thường thấp hơn giá thị trường tại một thời điểm tương đương. Tuy những
năm gần đây, NH đã bớt coi trọng yếu tố này song đây vẫn là một trở ngại lớn đối với KH
có nhu cầu vay vốn nhất là các DNVVN.
Ngoài điều kiện KH phải có đủ năng lực PL và năng lực hành vi dân sự cũng như
có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, còn có một số quy định riêng cho từng đối tượng
KH là cá nhân, hộ gia đình hay DN.
2.1.2. Đảm bảo tiền vay.
Theo quyết định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về
bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày
19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về đảm bảo tiền

vay của các tổ chức tín dụng có hai hình thức bảo đảm tiền vay:
Thứ nhất: Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng TS.
Biện pháp này bao gồm 3 hình thức: cầm cố, thế chấp bằng TS của KH vay vốn,
hoặc của bên thứ ba, hoặc đảm bảo bằng TS hình thành từ vốn vay. Điều quan trọng nhất
khi nhận TSĐB đó là NH cần phải đánh giá được giá trị của nó, chính vì thế NH phải thành
lập tổ định giá. Thành phần tổ định giá do Giám đốc quyết định nhưng tối thiểu phải có 2
cán bộ và trong từng trường hợp cụ thể phải có thêm lãnh đạo của phòng Khách hàng hoặc
thành viên Ban giám đốc. Đối với TS hình thành từ vốn vay KH phải có tín nhiệm với NH,
tối thiểu phải được xếp loại B, có phương án, dự án kinh doanh khả thi và có hiệu quả, có
khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
Thứ hai: Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm
bằng TS:
- NH lựa chọn KH để cho vay không có bảo đảm bằng TS phải là những KH có uy
tín, phải được xếp loại A, KD có lãi 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay, có DA,
phương án SXKD khả thi và có hiệu quả.
- NH cho cá nhân hộ gia đình nghèo và có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn
thể chính trị xã hội.
Mặc dù trong quy định là vậy nhưng trên thực tế thì hầu hết KH muốn vay vốn ở chi
nhánh NHCT Cửa Lò đều phải có TS thế chấp (trừ trường hợp cho vay tiêu dùng đối với
cán bộ công nhân viên).
2.1.3. Các hình thức cho vay.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của KH và khả năng kiểm tra,
giám sát việc KH sử dụng vốn vay của NH, NHCT Cửa Lò và KH có thể lựa chọn các
phương thức cho vay sau: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức cho vay, cho vay theo
DA, cho vay trả góp, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho
vay theo hạn mức cho vay dự phòng, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi.
Các phương thức trên về lý thuyết là có thể áp dụng được với tất cả các KH có nhu
cầu, nhưng trên thực tế hiện nay ở NHCT Cửa Lò chủ yếu là áp dụng phương thức cho vay
từng lần đối với KH và mới đây bắt đầu cho vay theo hình thức tín chấp, còn các phương
thức khác được áp dụng rất hạn chế.

Trong phương thức cho vay từng lần, mỗi lần vay vốn KH phải gửi đến cho NH các
tài liệu như: phương án, DA SXKD, chứng từ có liên quan đến nhu cầu vay vốn (hợp đồng

×