Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
DEFGFGDE

TRẦN NGUYỄN THỊ NGUYÊN TRÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HCM, tháng 10/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
DEFGFGDE

TRẦN NGUYỄN THỊ NGUYÊN TRÂM

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ


HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60.31.12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.PHAN NGỌC MINH

TP.HCM, tháng 10/2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trần Nguyễn Thị Nguyên Trâm
Sinh ngày 06 tháng 09 năm 1985 – tại: Khánh Hòa
Quê quán: Quảng Ngãi
Hiện công tác tại: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, 134 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn
Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Là học viên cao học khóa: 11 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh. Mã số học viên:020111090209
Cam đoan đề tài: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học:Tiến sĩ Phan Ngọc Minh
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15tháng10 năm 2012

Trần Nguyễn Thị Nguyên Trâm


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

Từ viết tắt
ACB
ALCO
ALM
BIDV

5

Chi nhánh

6
7
8
9
10
11
12

13
14

ĐCTC
EIB
FTP
KHDN
NHNN
NHTM
RMC
TCTD
VCB

15

VCB TPHCM

16

Vietinbank
Vietinbank
SGD II

17

Nguyên văn
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Hội đồng quản lý tài sản - nợ
Quản trị tài sản - nợ
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Định chế tài chính
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
Cơ chế mua bán vốn nội bộ
Khách hàng doanh nghiệp
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Hội đồng quản lý rủi ro
Tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Sở Giao
dịch II


DANH MỤC BẢNG
STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1: Quy mô tài sản năm 2007-2011

31


2

Bảng 2.2: Kết cấu nguồn vốn huy động năm 2007-2011

32

3

Bảng 2.3: Tình hình tín dụng năm 2007-2011

36

4

Bảng 2.4: Cơ cấu lợi nhuận năm 2007-2011

37

5

Bảng 2.5: Hoạt động dịch vụ năm 2007-2011

38

6

Bảng 2.6: Chỉ tiêu hệ số NIM, ROA năm 2007-2011

38


7

Bảng 2.7: Chỉ tiêu về lợi nhuận năm 2007-2011

39

8

Bảng 2.8: Chỉ số thanh khoản năm 2007-2011

45

9

Bảng 2.9: So sánh dựa trên các chỉ số thanh khoản

48

10

Bảng 2.10: Hệ số Q của Chi nhánh

51

11

Bảng 2.11: Hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh

52


12

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 của Chi nhánh

68


DANH MỤCBIỂU ĐỒ
STT

Nội dung

Trang

1

Biều đồ 2.1: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
năm 2007-2011

33

2

Biều đồ 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại tiền
năm 2007-2011

33

3


Biều đồ2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo đối
tượng năm 2007-2011

34

4

Biều đồ2.4: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo loại hình
tiền gửi năm 2007-2011

34

5

Biều đồ2.5: Vốn huy động và sử dụng vốn giai đoạn
2007-2011

42

6

Biều đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và sử
dụng vốn

42

7

Biều đồ 2.7: Cấu trúc vốn huy động giai đoạn 20072011


43

8

Biều đồ 2.8: Cấu trúc vốn huy động theo kỳ hạn giai
đoạn 2007-2011

44


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro
điển hình khác

11

2

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố
Hồ Chí Minh


30


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................ 1
1.1.

Thanh khoản ................................................................................................ 1

1.1.1.

Thanh khoản là gì? ......................................................................................... 1

1.1.2.

Các trạng thái thanh khoản của tài sản .......................................................... 1

1.1.3.

Cung thanh khoản, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng ............ 1

1.1.4.

Các phương pháp ước lượng nhu cầu thanh khoản ....................................... 4

1.1.5.

Các chỉ số thể hiện khả năng thanh khoản ..................................................... 7


1.2.

Rủi ro thanh khoản ....................................................................................10

1.2.1.

Rủi ro thanh khoản .......................................................................................10

1.2.2.

Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản.......................................................10

1.2.3.

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với các rủi ro khác ............................11

1.2.4.

Tác động của rủi ro thanh khoản đối với sự an toàn của ngân hàng ...........12

1.2.5.

Các chỉ số thể hiện rủi ro thanh khoản.........................................................13

1.3.

Quản trị rủi ro thanh khoản .....................................................................14

1.3.1.


Quản trị rủi ro thanh khoản .........................................................................14

1.3.2.

Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản đối với hoạt động kinh doanh ngân
hàng ..............................................................................................................15

1.3.3.

Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản...........................................................16

1.4.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương
mại trên Thế giới ........................................................................................20

1.4.1.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của Deustche Bank - Đức ..........20

1.4.2.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của Tập đoàn tài chính Lloyds
Banking Group - Anh ..................................................................................22

1.4.3.

Khủng hoảng tại Ngân hàng Northern Rock - Anh .....................................24


1.4.4.

Các bài học kinh nghiệm .............................................................................26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...........................................................................................27


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................28
2.1.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ...................29

2.1.1.

Sự hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ..................................28

2.1.2.

Mô hình tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ............................................29

2.1.3.

Tình hình kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Chi nhánh) giai đoạn
2007-2011 ....................................................................................................30


2.2

Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh .........39

2.2.1.

Thực trạng rủi ro thanh khoản .....................................................................39

2.2.2.

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với các rủi ro khác tại Chi nhánh .....46

2.2.3.

So sánh thực tế rủi ro thanh khoản tại Chi nhánh với các chi nhánh ngân
hàng thương mại khác ..................................................................................47

2.3.

Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................49

2.3.1.

Nhận diện rủi ro ...........................................................................................49

2.3.2.


Xây dựng hành lang pháp lý quy định .........................................................50

2.3.3.

Sự chấp hành quy định về an toàn thanh toán đối với hệ thống ngân hàng 50

2.3.4.

Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản ............................................................51

2.3.5.

Phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản ....................................................51

2.3.6.

Đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động sử dụng vốn, vấn đề cạnh tranh lãi
suất, vấn đề nợ xấu leo thang, vai trò điều hành của ALCO đối với Chi
nhánh và vấn đề thanh khoản tại Chi nhánh ................................................52

2.3.7.

Kết quả đạt được ..........................................................................................55

2.3.8.

Hạn chế ........................................................................................................55

2.3.9.


Nguyên nhân hạn chế ...................................................................................57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...........................................................................................61


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ...........................................................................................................62
3.1.

Định hướng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của hệ thống
BIDV và Chi nhánh ...................................................................................62

3.1.1.

Các nhân tố tác động hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản ngân
hàng giai đoạn 2012 – 2015 .........................................................................62

3.1.2.

Định hướng hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của hệ thống Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh .............................................................................................................65

3.2.

Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Chi nhánh .......68


3.2.1.

Giải pháp tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản .............................................68

3.2.2.

Giải pháp hoàn thiện điều kiện để lượng hóa rủi ro thanh khoản ................70

3.2.3.

Giải pháp về kiểm tra, giám sát ...................................................................72

3.2.4.

Giải pháp về nhân sự....................................................................................73

3.2.5.

Giải pháp về công nghệ ..............................................................................73

3.2.6.

Giải pháp khác .............................................................................................73

3.3.

Kiến nghị .....................................................................................................75

3.3.1.


Kiến nghị đối với Nhà nước.........................................................................75

3.3.2.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ......................................................76

3.3.3.

Kiến nghị đối với Hội sở chính (BIDV) ......................................................78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...........................................................................................81
KẾT LUẬN


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của luận văn
Trong các loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản

được xem là nguy hiểm nhất, nó có thể dẫn ngân hàng đi đến bờ vực phá sản. Trong
những năm gần đây tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại luôn gặp vấn đề
về thanh khoản, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ. Điển hình gần
đây, sự hợp nhất giữa ba ngân hàng thương mại cổ phần thành một cốt lõi là để giải
quyết vấn đề thanh khoản của ba ngân hàng nói trên.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, với những cơ hội và
thách thức đi kèm thì rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cũng gia tăng
tương ứng. Rủi ro thanh khoản xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
sự lệch pha về mặt kỳ hạn bình quân giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; sự cạnh tranh

khốc liệt về thu hút tiền gửi thông qua lãi suất; sự ưu tiên đầu tư chuyển hướng đột
ngột của phần đông người gửi tiền; ngân hàng tập trung tín dụng trung dài hạn vào
một số khách hàng lớn; tập trung nguồn vốn huy động không kỳ hạn vào một số
khách hàng lớn và khi họ rút bất ngờ, có thể dẫn đến mất thanh khoản. Do đó có thể
thấy, vấn đề thanh khoản rất cần sự quản trị với những cơ chế, chính sách nhằm hỗ
trợ thanh khoản cần thiết qua đó đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân
hàng.
Mặc dù là một chi nhánh của ngân hàng được xem là ngân hàng thương mại
lớn, có tính thanh khoản tương đối, tuy nhiên, trong tình hình các ngân hàng cạnh
tranh kinh doanh khốc liệt, các ngân hàng hết sức “khát” vốn, cạnh tranh lãi suất
huy động kịch liệt thì vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh là không thể xem nhẹ và cần phải được xem xét, nghiên cứu.
Vì lý do trên, Luận văn này nghiên cứu về “Quản trị rủi ro thanh khoản tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh”.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn


2.1. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thanh khoản, quản trị thanh khoản

tại Ngân hàng thương mại, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh
khoản tại ngân hàng thương mại ở một số nước trên Thế giới.
-


Làm rõ thực trạng thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó chỉ ra thành tựu, cũng như hạn chế và nguyên nhân.
-

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản trị thanh khoản,

Luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị
thanh khoản, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích tình hình thanh khoản và nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007-2011 và 30/06/2012.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh, trong giai đoạn 2007-2011 và 30/06/2012.
4.

Phương pháp nghiên cứu


-

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, quy nạp nhằm

làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
-

Phương pháp so sánh, duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng được sử

dụng để làm rõ thực trạng Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ


phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra
những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
5.

Đóng góp mới của luận văn

-

Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản

tại Ngân hàng thương mại và kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng
thương mại ở một số nước trên Thế giới.
-

Phân tích thực trạng thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí

Minh từ 2007 đến nay.
-

Đề xuất một số giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao hiệu quả quản

trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh.
6.

Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản

tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro
thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh.


1

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.

THANH KHOẢN


1.1.1. Thanh khoản là gì?
Dưới góc độ ngân hàng thì thanh khoản mang ý nghĩa:
-

Khả năng thanh toán của ngân hàng đối với các yêu cầu hoặc nghĩa vụ mà ngân

hàng cần thực hiện chi trả.
-

Khả năng chuyển hóa một tài sản từ trạng thái này sang trạng thái khác khi được

cần đến.
Hai ý nghĩa trên có tính chất bổ trợ cho nhau, hiếm khi ngân hàng mất khả năng
chi trả nhưng do hoạt động sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến mất khả năng
thanh toán.
Từ đó có thể thấy ngân hàng được xem là thanh khoản thì ngân hàng phải: thứ
nhất, hoặc là có sẵn trong tay một lượng tài sản có thanh khoản cần thiết, thứ hai,
hoặc là phải có khả năng đi vay hay huy động tức thời được nguồn vốn thanh khoản
hay bán được các tài sản thuộc bên tài sản có.
1.1.2. Các trạng thái thanh khoản của tài sản
Một tài sản được xem là có tính thanh khoản tốt khi tài sản đó thõa mãn những
điều kiện sau: chuyển hóa nhanh, không mất nhiều thời gian để chuyển sang thành
tiền mặt; thuận tiện, được chuyển hóa một cách dễ dàng nhanh chóng và không bị
mất mát nhiều giá trị, khi chuyển hóa chi phí tổng thể cho cuộc chuyển hóa không
quá cao, có thể chấp nhận được. Ngược lại, một tài sản có tính thanh khoản kém khi
chúng chuyển hóa chậm, mất nhiều thời gian để chuyển sang thành tiền mặt và dễ bị
mất mát về mặt giá trị.
1.1.3. Cung thanh khoản, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng
-


Cung thanh khoản: là những hoạt động tạo ra nguồn thanh khoản cho ngân hàng

và nó hình thành dòng tiền vào cho ngân hàng.


2

+ Tiền gửi mới của khách hàng: đây được xem là nguồn cung thanh khỏan quan
trọng nhất đối với ngân hàng để duy trì nhu cầu thanh khỏan thường xuyên. Bao
gồm tất cả các loại tiền gửi mới, tiền gửi bổ sung hay kéo dài thời hạn tiền gửi.
+ Khách hàng hoàn trả tín dụng: đây được xem là nguồn cung thanh khoản quan
trọng thứ hai. Vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính, mang lại nguồn thu lớn
nhất cho ngân hàng nhưng cũng chứa đựng rủi ro mất vốn cao, ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán của ngân hàng. Chính vì vậy, nếu mọi khoản tín dụng đều được
hoàn trả đúng hạn và đầy đủ cả gốc lẫn lãi, thì không những đảm bảo kinh doanh
ngân hàng có lãi, mà còn là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm nguồn cung thanh
khoản cho ngân hàng.
+ Đi vay trên thị trường tiền tệ: phản ánh năng lực của ngân hàng có thể đi vay tức
thời trên thị trường tiền tệ. Bao gồm các khoản vay mới, gia hạn và tuần hoàn nợ
vay, ký kết hạn mức tín dụng hay bằng các hợp đồng mua lại. Quan hệ tiền vay của
ngân hàng có thể là quan hệ với các ngân hàng khác hay với ngân hàng Trung
Ương.
+ Thu nhập từ bán tài sản: nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể
chuyển hóa một phần tài sản có thanh khoản thành tiền mặt tức thời. Tài sản có
thanh khoản của ngân hàng chủ yếu bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc, các trái
phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty có hệ số tín nhiệm cao.
+ Thu nhập từ cung cấp dịch vụ: bao gồm thu nhập chủ yếu từ các dịch vụ ngoại
bảng như mở và thông báo thư tín dụng (LC), bảo lãnh ngân hàng, kinh doanh ngoại
tệ, tư vấn, thu chi hộ lương-điện-điện thoại-cape-gas.., dịch vụ tin nhắn qua điện

thoại (BSMS)... Đối với một ngân hàng hiện đại, tỷ trọng thu nhập từ cung cấp các
dịch vụ này ngày càng cao, nên ngày càng có ý nghĩa trong việc hình thành nguồn
cung thanh khoản cho ngân hàng.
-

Cầu thanh khoản: là những hoạt động dẫn đến nhu cầu thanh toán đối với ngân

hàng và nó hình thành dòng tiền ra tại ngân hàng.
+ Khách hàng rút tiền gửi: đây là nhu cầu thanh khoản chính có tính thường
xuyên, tức thời và vô điều kiện; bao gồm tất cả các loại thuộc tiền gửi không kỳ


3

hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn, tiền gửi có kỳ hạn
thanh toán khi đến hạn, thanh toán kỳ phiếu và trái phiếu khi đến hạn.
+ Nhu cầu tín dụng của các khách hàng chất lượng: đây là các quan hệ tín dụng
mà ngân hàng muốn duy trì và đáp ứng. Bao gồm nhu cầu cấp tín dụng mới, gia hạn
khi khoản vay đến hạn, sử dụng hạn mức tín dụng hay thực hiện cam kết tín dụng.
+ Hoàn trả nợ vay: đây là quan hệ tín dụng trên thị trường tiền tệ; bao gồm hoàn
trả tiền vay từ các ngân hàng khác, từ ngân hàng Trung Ương và các thỏa thuận
mua lại.
+ Chi phí hoạt động và trả thuế: bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động như
chi tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, công tác phí, mua sắm tài sản, chi sử
dụng dịch vụ của các đơn vị khác, chi trả thuế các loại...
+ Thanh toán cổ tức cho cổ đông: bao gồm chi cổ tức cho tất cả các loại cổ phiếu
do ngân hàng phát hành.
-

Trạng thái thanh khoản ròng: là mức chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu


thanh khoản. Nếu gọi trạng thái thanh khoản ròng tại thời điểm t là Lt, cung thanh
khoản là St, cầu thanh khoản là Dt, ta có:
Lt = St – Dt
Trong một khung thời gian nhất định ví dụ tuần hoặc tháng hoặc quý hoặc năm,
một ngân hàng có thể có một trong ba trạng thái thanh khoản sau:
+ Nếu Lt< 0: thâm hụt thanh khoản, nghĩa là tổng cung thanh khỏan nhỏ hơn tổng
cầu thanh khoản, thì nhà quản lý phải quyết định xem khi nào và ở đâu có thể tăng
được nguồn cung thanh khoản bổ sung.
+ Nếu Lt> 0: thặng dư thanh khoản, nghĩa là tổng cung thanh khỏan lớn hơn tổng
cầu thanh khoản, thì nhà quản lý phải quyết định xem khi nào và ở đâu có thể đầu tư
sinh lãi khoản tiền thặng dư.
Yếu tố thời điểm của thanh khoản là hết sức quan trọng, có thể là:
+ Nhu cầu thanh khoản có thể phát sinh tức thời (hay trong ngắn hạn) đối với ngân
hàng. Ví dụ, với một khối lượng lớn trái phiếu hay kỳ phiếu do ngân hàng phát hành
trước đây sẽ đáo hạn ngay ngày mai, hay một số khách hàng có số dư tiền gửi lớn


4

có kế hoạch rút tiền gửi chứ không kéo dài thời hạn hay tuần hoàn chúng. Để đáp
ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, nhà quản lý ngân hàng cần có các phương án cụ
thể như tăng nguồn cung bằng cách đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ.
+ Nhu cầu thanh khoản phát sinh dài hạn. Bao gồm các nhu cầu có tính thời vụ,
chu kỳ hay xu hướng. Ví dụ, sẽ có làn sóng rút tiền nhiều vào mùa hè để chi tiêu
cho các kỳ nghỉ, du lịch và chuẩn bị cho con cái đến trường, hay rút tiền vào dịp
Tết... Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong dài hạn, nhà quản lý ngân hàng phải có
kế hoạch khả thi. Ví dụ, ngoài những nguồn cung thanh khoản thường xuyên như
luồng tiền gửi mới, thu hồi các khoản tín dụng đến hạn và các khoản thu nhập của
ngân hàng, thì việc tăng tích trữ những tài sản thanh khỏan như trái phiếu, tín phiếu

kho bạc, hay dàn xếp ký các hạn mức tín dụng dài hạn với các ngân hàng khác là
cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi thời vụ xảy ra.
Hầu hết các vấn đề về thanh khỏan đều phát sinh từ bên ngoài ngân hàng, do
những hoạt động tài chính của khách hàng. Trên thực tế, các vấn đề về thanh khoản
của khách hàng thường dồn chuyển về cho ngân hàng. Nếu khách hàng thiếu hụt
trong dự trữ thanh khoản, có thể sẽ thực hiện vay vốn ngân hàng hoặc rút tiền khỏi
tài khoản tiền gửi. Cả hai điều này đều buộc ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu vốn
bổ sung.
1.1.4. Các phương pháp ước lượng nhu cầu thanh khoản
-

Phương pháp dựa trên các khoản mục thuộc bên cung thanh khỏan hoặc bên cầu

thanh khoản (xác định trạng thái thanh khoản ròng): Xác định các khoản mục thuộc
bên cung thanh khỏan và bên cầu thanh khoản; sau đó, chọn khung thời gian cho
việc tính toán và căn cứ vào các số liệu thống kê trong quá khứ kết hợp kế hoạch
tăng trưởng của từng khoản mục để lập dự toán cho từng khoản mục. Cuối cùng,
xác định mức chênh lệch giữa cung thanh khỏan và cầu thanh khoản là trạng thái
thanh khoản ròng (Lt).
-

Phương pháp dựa trên cấu trúc và tính chất biến động của nguồn vốn: Thứ nhất,

chia nguồn vốn ra làm các loại khác nhau dựa trên tính chất biến động của nó và
quy về ba loại lớn: một là, nguồn vốn “nóng” là nguồn vốn nhạy cảm, dễ biến động


5

theo sự biến động lãi suất trên thị trường do thay đổi lãi suất trên thị trường hoặc do

thay đổi lãi suất giữa các ngân hàng, giữa các kênh đầu tư; hai là, nguồn vốn biến
động ở một mức độ vừa phải, nguồn vốn này có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một
thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch; ba là, nguồn vốn khá ổn định, nguồn vốn này
nằm lâu dài trong ngân hàng. Thứ hai, xác định tỷ lệ dự trữ thanh khoản tương ứng
với mỗi loại nguồn vốn. Ví dụ, ngân hàng có thể quyết định tỷ lệ dự trữ thanh khoản
cho khoản vốn nóng là 95%. Mức dự trữ này không bao gồm dự trữ bắt buộc mà
Ngân hàng Trung Ương quy định. Nguyên tắc tổng quát là nguồn vốn càng biến
động thì mức dự trữ thanh khoản càng cao. Thứ ba, ước lượng nhu cầu thanh khoản
tổng hợp của ngân hàng:
Nhu cầu thanh khoản tổng hợp của ngân hàng
= nhu cầu thanh khoản nguồn vốn

(1)

+ nhu cầu thanh khoản hoạt động vay

(2)

+ nhu cầu thanh khoản các hoạt động khác (3)
(1) = tỷ lệ dự trữ * (nguồn vốn nóng – dự trữ bắt buộc)
+ tỷ lệ dự trữ * (nguồn vốn ít biến động hơn – dự trữ bắt buộc)
+ tỷ lệ dự trữ * (nguồn vốn ổn định – dự trữ bắt buộc)
(2) = tổng nhu cầu cho vay tiềm năng - cho vay hiện thời
= tỷ lệ tăng trưởng tín dụng*dư nợ hiện thời
(3) = mức chênh lệch của các khoản mục đối ứng bên cung thanh khoản và cầu
thanh khoản
-

Phương pháp dựa trên xác suất của mỗi tình huống: Trước tiên, đưa ra ba kịch


bản khác nhau có thể về dòng tiền vào và dòng tiền ra của ngân hàng: thứ nhất,
ngân hàng ở trạng thái thặng dư thanh khoản; thứ hai, ngân hàng ở trạng thái một
mức chênh lệch không đáng kể giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra; thứ ba, ngân
hàng ở trạng thái thâm hụt thanh khoản một cách đáng kể. Kế đến, ứớc lượng xác
suất xảy ra cho mỗi tình huống. Cuối cùng, xác định nhu cầu thanh khoản tổng hợp
trên cơ sở tổng hợp ba tình huống nêu trên bằng công thức sau đây:
Nhu cầu thanh khoản tổng hợp = ∑

,

Pi NLPi


6

Pi:

xác xuất của tình huống thứ i

NLPi: trạng thái dòng tiền ròng của tình huống thứ i
Độ tin cậy của phương pháp này nằm ở xác suất mà ngân hàng gán, thường là
dựa vào thống kê kinh nghiệm.
-

Phương pháp dựa trên các chỉ số thanh khoản
Các chỉ số thanh khoản đo lường trạng thái thanh khoản của ngân hàng dựa trên

sự so sánh giữa hai đại lượng trên Bảng cân đối tài khoản của ngân hàng với nhau.
Để chỉ số thanh khoản có ý nghĩa, để những chỉ số thanh khoản đó trong mối
quan hệ so sánh, có thể so sánh với các ngân hàng cùng quy mô hoạt động trong

cùng địa bàn, so sánh với kinh nghiệm và so sánh với mức bình quân ngành.
+ Chỉ số trạng thái tiền mặt: tiền gửi ở các ngân hàng khác và tiền mặt tại ngân
hàng so với tổng tài sản. Một tỷ lệ tiền mặt cao hơn hàm ý rằng ngân hàng đó có
khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời.
+ Chỉ số chứng khoán thanh khoản: chứng khoán chính phủ so với tổng tài sản.
Chứng khoán chính phủ bao gồm trái phiếu và tín phiếu kho bạc, đây là những
chứng khoán có độ thanh khỏan cao nhất. Chỉ số chứng khoán càng cao hàm ý ngân
hàng có dự trữ thanh khoản tốt.
+ Chỉ số về cấp tín dụng (chỉ số cho vay): dư nợ cho vay và cho thuê ròng so với
tổng tài sản. Chỉ số này cao hàm ý ngân hàng dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn
sau khi sử dụng hết nguồn vốn dài hạn để tài trợ tín dụng. Điều này cho thấy khả
năng thanh khoản kém, tiềm ẩn rủi ro thanh khỏan trong tương lai cho ngân hàng.
+ Chỉ số tiền nóng: các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất so với tổng nguồn vốn.
Chỉ số này cao hàm ý sẽ tạo ra sự nguy hiểm cho ngân hàng một khi có sự thay đổi
lãi suất trên thị trường, nếu không điểu chỉnh kịp thời sẽ hình thành dòng tiền ra rất
đáng kể, đẩy ngân hàng vào khó khăn.
+ Chỉ số tiền gửi cơ sở: tiền gửi cơ sở so với tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi
cơ sở như tài khoản quy mô nhỏ của các khách hàng và các tài khoản này thường ít
bị rút vốn bất thường; hoặc là những khoản tiền gửi có quy mô lớn theo định nghĩa


7

của riêng từng ngân hàng, thỏa thuận rằng khi rút, khách hàng phải thông báo trước
để ngân hàng chủ động thu xếp nguồn.
+ Chỉ số cấu trúc tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn so với tiền gửi có kỳ hạn. Chỉ số
này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu; chỉ số này giảm
thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và nhu cầu thanh khoản sẽ giảm.
+ Chỉ số cam kết tín dụng trên tổng tài sản: nếu tỷ lệ này cao phản ánh nhu cầu
thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất cứ lúc nào của người vay.

1.1.5. Các chỉ số thể hiện khả năng thanh khoản
-

Hệ số CAR: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/tổng tài sản “Có” rủi ro quy

đổi. Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke hay hệ số siết cổ tín dụng,
phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi
ro quy đổi.
Theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định Tổ chức tín
dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro.
Ý nghĩa của hệ số CAR là mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm
trong việc sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng,
ví dụ đối với những ngân hàng có vốn tự có lớn thì được phép sử dụng vốn ở mức
độ mạo hiểm cao với kỳ vọng đạt lợi nhuận cao nhất, đồng thời tiềm ẩn rủi ro cũng
sẽ cao và ngược lại.
-

Hệ số H1 và H2:
Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động.
Hệ số H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H1 và H2 phản ánh tính thanh khoản an toàn của các Ngân hàng thương

mại.
Hệ số H1 đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để
tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của
vốn tự có là ngân hàng có thế mất khả năng chi trả.


8


Hệ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân
hàng. Thông thường, ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất
hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm thấp. Vì vậy, hệ số này cho
phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của
ngân hàng.Theo báo cáo thực nghiệm “Mananging bank liquity risk: How deposit –
loan synergies vary with market conditions”, Evan Gate, Til Shuermann, Philip E.
Strahan, April 2006, khảo sát 100 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, từ 1990 - 2002 thì chỉ
số tương đương Equity/Assets là 8%.
-

Chỉ số H3: Đây là chỉ số về trạng thái tiền mặt. Được tính là (Tiền mặt + Tiền

gửi tại các tổ chức tín dụng)/Tổng tài sản “Có”; hoặc, H3: (Tiền mặt + Tiền gửi
thanh toán tại ngân hàng nhà nước + Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín
dụng)/Tổng tài sản “Có”.
Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H3 cao, đảm bảo cho ngân
hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Nhưng một chỉ số H3 quá
cao cho thấy ngân hàng để tiền mặt quá nhiều sẽ không đảm bảo khả năng tối đa
hóa lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần duy trì một chỉ số H3 hợp lý để vừa
đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tạo được lợi nhuận cao.
-

Chỉ số năng lực cho vay H4: Dư nợ/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho

vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Đối với Việt
Nam, nhìn chung là hoạt động của ngân hàng vẫn chủ yếu là hoạt động tín dụng,
trung bình chiếm trên 50% trong tổng tài sản có. Chỉ số H4 trung bình 3 năm 20062008 là 51.1% (Nguồn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các
ngân hàng thương mại Việt Nam[3]).

Một điều chắc rằng rủi ro về lãi suất là khó tránh khỏi. Khi ngân hàng Nhà nước
thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền
gửi trong khi đó thì lãi suất trên hợp đồng vẫn chưa thay đổi, điều này làm giảm thu
nhập của ngân hàng. Hơn thế nữa, một số ngân hàng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
để cho vay dài hạn gây nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn.


9

-

Chỉ số H5: Dư nợ/Tiền gửi khách hàng.
Chỉ số H5 đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng

tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản
càng thấp.
-

Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6: (Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán

sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi
thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng.
Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
-

Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay tổ chức tín dụng/Tiền gửi và vay từ tổ chức tín

dụng.
Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng. Chỉ số này càng cao cho thấy

tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
-

Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại tổ chức tín dụng)/Tiền gửi của khách hàng;

hoặc: (Tiền mặt+Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng)/Tiền gửi của
khách hàng.
-

Chỉ số thanh toán hiện hành (current ratio) = tài sản lưu động / nợ ngắn hạn.

Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn
hạn. Chỉ số này ở mức 2 hoặc 3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ
số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy
tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
-

Chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio) = (tiền mặt + chứng khoán khả mại + các

khoản phải thu) / nợ ngắn hạn.
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản
có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản
ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất
thấp.


10


-

Chỉ số tiền mặt = (tiền mặt + chứng khoán khả mại) / nợ ngắn hạn.
Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh

nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một
đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi
trả?
-

Chỉ số dòng tiền hoạt động = tiền hoạt động / nợ ngắn hạn
Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông

tin như các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý
nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy, chỉ số dòng tiền
hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc
thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động.
1.2.

RỦI RO THANH KHOẢN

1.2.1. Rủi ro thanh khoản
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời để
đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Như vậy,
rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ
lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi
phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng
thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc
không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

Ngân hàng luôn đối mặt với vấn đề thanh khoản là do các nguyên nhân cơ bản
sau:
-

Bản chất hoạt động ngân hàng là phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài. Đối với ngân

hàng vốn tự có có chức năng quan trọng trong giai đoạn thành lập, tuy nhiên càng
về sau, hoạt động kinh doanh của ngân đa phần phụ thuộc vào nguồn vốn huy động.
-

Sự bất cân xứng về mặt kỳ hạn bình quân giữa sử dụng vốn và nguồn vốn. Bản

chất hoạt động ngân hàng là phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài. Theo đó, ngân hàng
vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài


11

chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên,
đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà
thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các
khoản tiền gửi đến hạn.
Một vấn đề liên quan đến sự bất cân xứng về kỳ hạn là ngân hàng nắm giữ một
tỷ lệ cao các nguồn vốn thanh toán tức thời như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn có thể rút trước hạn... Do vậy, ngân hàng phải luôn sẵn sàng đáp ứng các yêu
cầu tiền mặt quy mô lớn tại một số thời điểm nhất định, đặc biệt là cuối tuần, cuối
quý và một số mùa, dịp lễ... trong năm.
-

Những thay đổi về mặt lãi suất ở trên thị trường giữa các ngân hàng hay giữa


ngân hàng và các kênh đầu tư khác làm cho dòng tiền luôn dịch chuyển từ ngân
hàng này sang ngân hàng khác, từ kênh đầu tư này sang kênh đầu tư khác. Ngoài ra,
lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản mà ngân hàng dự
định sẽ bán nhằm tăng cường khả năng thanh toán, và tác động trực tiếp tới chi phí
vay vốn trên thị trường tiền tệ.
1.2.3. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với các rủi ro khác
Rủi ro thanh khoản không phải là rủi ro đơn lẻnhư rủi ro thị trường hay rủi ro tín
dụng mà là loại rủi ro mang tính hệ quảbởi lẽ ngoài các nguyên nhân mang tính đặc
thù, rủi ro thanh khoản còn có thể bắt nguồn và chuyển biến xấu dưới tác động của
các rủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính khác trong hoạt động của ngân hàng.
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro điển hình khác
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tập trung

Rủi ro thị trường
Rủi ro thanh khoản

Rủi ro danh tiếng

Rủi ro hoạt động
Rủi ro nội nhật

Nguồn: Bank Liquidity Risk Management and Supervision: Which Lessons from Recent Market
Turmoil?- Journal of Money, Investment and Banking - Issue 10 (2009); trang 89 [25]


12

Rủi ro tín dụng một khi xảy ra sẽ dẫn đến sự trả nợ không đúng hạn, điều này

cực kỳ nguy hiểm đối với ngân hàng vì chức năng trung gian tín dụng, một khi vai
trò người cho vay gặp rủi ro trong việc thu hồi nợ, thì vai trò người đi vay cũng ảnh
hưởng và tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Nếu ngân hàng không quản trị rủi
ro tín dụng tốt thì rủi ro thanh khoản là điều khó có thể tránh khỏi.
Rủi ro lãi suất vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của rủi ro thanh khoản. Sự
cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nhỏ lẻ là nguyên
nhân gây ra sự căng thẳng trong thanh khoản của các ngân hàng, khi các khách hàng
chạy theo lãi suất. Một khi căng thẳng trong thanh khoản, các ngân hàng lại lần nữa
dùng công cụ lãi suất để thu hút vốn nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt thanh
khoản, và kết quả là thanh khoản đã căng thẳng lại càng căng thẳng hơn.
Rủi ro danh tiếng có thể xem là rủi ro mà yếu tố nhạy cảm rất quan trọng. Rủi ro
trong việc thông tin bên ngoài đặc biệt là sự “thổi phồng” của các tác nhân bên
ngoài ngân hàng sẽ gây ra rủi ro danh tiếng cho ngân hàng. Một khi rủi ro này xảy
ra, khả năng rút vốn của khách hàng xảy ra trong một thời điểm là rất dễ xảy ra và
tất yếu sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản.
Rủi ro trong hoạt động tại ngân hàng như rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp… sẽ
trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng hoặc rủi ro danh tiếng và gián tiếp gây ra rủi ro thanh
khỏan như đã nêu trên.
Rủi ro tập trung xảy ra khi ngân hàng tập trung cho vay hoặc đầu tư vào một
lĩnh vực, ngành nghề... Việc tập trung, không đa dạng hóa sẽ khó tạo ra một danh
mục đầu tư tổng thể tối ưu. Rủi ro tập trung xảy ra và sẽ ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán cho ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng.
Rủi ro nội nhật là là những rủi ro trong ngày mà ngân hàng cần phải tìm hiểu,
kịp thời xử lý các rủi ro trong ngày của ngân hàng.
1.2.4. Tác động của rủi ro thanh khoản đối với sự an toàn của ngân hàng 
Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả lớn, mức độ nhẹ sẽ là
giảm thu nhập và uy tín của ngân hàng, mức độ nghiêm trọng đó là sự đổ vỡ ngân
hàng và có thể là cả hệ thống ngân hàng. Cụ thể: ngân hàng phải huy động với lãi



×