Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) như yếu tố sinh học chỉ thị sự thay đổi khí hậu thời tiết mùa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.91 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 80-86
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00011

CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT
VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG (NINH BÌNH) NHƯ YẾU TỐ
SINH HỌC CHỈ THỊ SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU THỜI TIẾT MÙA

Vũ Quang Mạnh1, Nguyễn Hải Tiến2, Trần Thị Thảo3, Đỗ Thị Hòa1,
Hà Trà My1 và Nguyễn Thị Hà1
1
2

Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Đại học Y Dược Thái Bình, tỉnh Thái Bình
3
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc

Tóm tắt. Cấu trúc của quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) về đa dạng thành phần loài và đặc điểm
phân bố theo chiều thẳng đứng, liên quan đến biến đổi khí hậu và thời tiết mùa ở Vườn quốc gia
(VQG) Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình được nghiên cứu trong giai đoạn 2013 - 2014. Kết quả
nghiên cứu là đã phát hiện được 77 loài Oribatida thuộc 42 giống và 22 họ, trong đó có 11 loài
mới định loại đến giống (sp.), và đã bổ sung 48 loài mới cho khu hệ Oribatida của VQG Cúc
Phương. Cấu trúc phân loại học cho thấy họ Galumnellidae có số lượng loài lớn nhất là 17 loài
(chiếm 22,08% tổng số loài được phát hiện) và họ Scheloribatidae với 13 loài (chiếm 16,88%).
Hai giống Scheloribates và Pergalumna được phát hiện có số loài nhiều nhất, với 10 loài và lần
lượt chiếm 12,99% tổng số loài. Kết quả phân tích cho thấy, cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh
thái đất về đa dạng thành phần loài, mật độ quần xã, đặc điểm phân bố thẳng đứng và bề mặt, độ
đa dạng loài H’, độ đồng đều J’, có liên quan chặt chẽ đến điều kiện khí hậu và môi trường. Vì thế


chúng có thể được khảo sát như yếu tố chỉ thị sinh học điều kiện và sự biến đổi khí hậu cũng như
thời tiết mùa ở hệ sinh thái rừng của vùng nghiên cứu.
Từ khóa: Chỉ thị sinh học, hệ sinh thái đất, khí hậu môi trường, Ve giáp, Vườn quốc gia
Cúc Phương.

1. Mở đầu
Ve giáp (Acari: Oribatida) - một nhóm động vật đất vốn có kích thước rất nhỏ bé nhưng lại có số
lượng hết sức đông đảo trong hệ sinh thái đất và cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các chu trình
tự nhiên, các quá trình sinh học của đất, quá trình làm sạch đất khỏi bị ô nhiễm bởi các chất thải (hữu
cơ và hoá học)…. Chúng có cấu trúc nhóm phân loại đa dạng, thành phần loài và mật độ rất phong phú
nhưng còn chưa được nghiên cứu đầy đủ [1]. Oribatida là nhóm chân khớp bé (Microarthropoda) có số
lượng lớn, dễ thu bắt, nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như độ chua, hàm lượng các
chất khoáng, lượng mùn và các đặc điểm cấu tạo đất… nên sự phân bố và cấu trúc quần xã Oribatida
liên quan đến biến đổi khí hậu môi trường được nghiên cứu khảo sát nhiều, làm cơ sở khoa học góp
phần đánh giá những thay đổi thời tiết theo mùa [2-4]. Đây là cơ sở khoa học của hướng nghiên cứu cấu
trúc quần xã động vật đất, như yếu tố chỉ thị sinh học và kiểm soát biến đổi khí hậu môi trường ở
Việt Nam [5-7].

Ngày nhận bài: 4/3/2015. Ngày nhận đăng: 15/5/2015.
Tác giả liên lạc: Vũ Quang Mạnh, địa chỉ e-mail:

80


Cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất Vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình…)

Ở Việt Nam nghiên cứu về cấu trúc quần xã động vật chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất và
thay đổi của nó liên quan đến biến đổi khí hậu môi trường đã thu được một số kết quả quan trọng ban
đầu, làm cơ sở khoa học cho hướng nghiên cứu đánh giá biến đổi khí hậu môi trường [6, 8-12]. Tại
Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, chưa có nhiều nghiên cứu về Oribatida ở hệ sinh thái đất.

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của quần xã
Oribatida và biến đổi của nó theo sự thay đổi thời tiết mùa ở hệ sinh thái đất rừng tự nhiên của VQG
Cúc Phương, thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2014.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mẫu vật và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình vào 2 mùa khô và mùa mưa
trong các năm 2013 - 2014.
Mẫu nghiên cứu thu từ sinh cảnh rừng tự nhiên theo 4 tầng thẳng đứng trong đất: (+1) Xác vụn
thực vật và thảm rêu bám trên thân cây gỗ, 0 - 100 cm trên mặt thảm lá rừng, (0) Thảm lá rừng và xác
vụn thực vật phủ rêu mặt đất, (-1) Lớp đất mặt 0 - 10 cm, (-2) Lớp đất giữa 11 - 20 cm. Kích thước
mỗi mẫu đất là (5 x 5 x 10) cm³, và được thu 5 lần lặp lại cho mỗi tầng thẳng đứng. Tách lọc Oribatida
khỏi mẫu đất theo phương pháp phễu lọc “Berlese-Tullgren”, ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm 27 30°C, trong thời gian 7 ngày đêm liên tục. Phân tích xử lí và làm trong mẫu Oribatida theo phương
pháp chuyên ngành thường quy, được áp dụng đồng bộ trên thế giới và ở Việt Nam [6, 13].
Phân tích định loại Oribatida theo Balogh et Balogh (1992, 2002), Vũ Quang Mạnh (2007, 2013)
và các tài liệu liên quan khác [6, 10, 14]. Các chỉ tiêu phân tích: số lượng loài, mật độ quần thể (cá
thể/m2), chỉ số phong phú (chỉ số Margalef: d), chỉ số đa dạng (chỉ số Shannon - Weiner: H’), chỉ số
đồng đều (chỉ số Piellou: J’), chỉ số ưu thế (chỉ số ưu thế nghịch của Simpson: 1 -λ’).
d = (S-1)/logN; H' =  (ni / N)log(ni / N) ;
J’ = H’/logS; 1 -λ’ = 1   ni (ni  1) / [N ( N  1)]
trong đó: S là tổng số loài, N - tổng số mẫu, i - loài thứ i, n - số lượng cá thể của loài thứ i.
Các số liệu xử lí bằng phần mềm Primer - E (V6.0) và Excel 2013.

2.2. Kết quả và thảo luận
2.2.1. Cấu trúc phân loại học của quần xã Oribatida ở VQG Cúc Phương
Trong quá trình nghiên cứu ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. chúng tôi đã phát hiện được 77
loài, trong đó có 11 loài mới định loại đến giống, thuộc 42 giống của 22 họ. Kết quả nghiên cứu đã bổ
sung 48 loài mới cho khu hệ Ve giáp ở VQG Cúc Phương (Bảng 1).
Phân tích cấu trúc phân loại học của quần xã Oribatida ở VQG Cúc Phương cho thấy:
Về bậc giống, họ Galumnidae có 5 giống (chiếm 11,90%), các họ Oppiidae, Xylobatidae,

Scheloribatidae có 4 giống/họ (chiếm 9,52%); các họ Lohmanniidae, Haplozetidae có 3 giống/họ; 3 họ
Eremulidae, Carabodidae và Otocepheidae có 2 giống/họ, có tới 13 họ có 1 giống/họ.
Họ Galumnellidae có số lượng loài lớn nhất là 17 loài (chiếm 22,08%); tiếp theo là họ
Scheloribatidae với 13 loài (chiếm 16,88%) và họ Xylobatidae với 11 loài (chiếm 14,29). Có 4 họ
(chiếm 18,18% tổng số họ), có số loài được phát hiện từ 3 - 5 loài. Còn lại 15 họ chiếm 68,18% tổng
số họ, đều có số loài thấp, có 1 - 2 loài trong 1 họ (Bảng 1).

81


Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Hải Tiến, Trần Thị Thảo, Đỗ Thị Hòa, Hà Trà My và Nguyễn Thị Hà

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22

Bảng 1. Cấu trúc phân loại học Oribatida ở vùng nghiên cứu
Cấu trúc phân loại học của quần xã Oribatida
Tỉ lệ %
Họ
Số giống
Số loài
Giống
Loài
Lohmanniidae Berlese, 1916
3
3
7,14
3,90
Epilohmanniidae Oudemans, 1923
1
1
2,38
1,30
Camisiidae Oudemans, 1900
1
1
2,38
1,30
Hermanniidae Sellnick, 1928

1
2
2,38
2,60
Hermanniellidae Grandjean, 1934
1
1
2,38
1,30
Pheroliodidae Paschoal, 1987
1
1
2,38
1.30
Microzetidae Grandjean, 1936
1
1
2,38
1,30
Eremulidae Grandjean, 1965
2
2
4,76
2,60
Basilobelbidae Balogh, 1961
1
1
2,38
1,30
Carabodidae C. L. Koch, 1837

2
2
4,76
2,60
Xenillidae Woolley et Higgin, 1966
1
1
2,38
1,30
Tectocepheidae Grandjean, 1954
1
2
2,38
2,60
Otocepheidae Balogh, 1961
2
4
4,76
5,19
Eremellidae Balogh, 1961
1
1
2,38
1,30
Oppiidae Grandjean, 1954
4
5
9,52
6,49
Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984

4
11
9,52
14,29
Haplozetidae Grandjean, 1936
3
4
7,14
5,19
Scheloribatidae Grandjean, 1953
4
13
9,52
16,88
Tegoribatidae Grandjean, 1954
1
2
2,38
2,60
Oripodidae Jacot, 1925
1
1
2,38
1,30
Austrachipteriidae Luxton, 1985
1
1
2,38
1,30
Galumnidae Jacot, 1925

5
17
11,90
22,08
Tổng số: 22 họ
42
77
100
100

Giống Scheloribates và giống Pergalumna có số loài nhiều nhất với 10 loài (lần lượt chiếm
12,99% tổng số loài), tiếp đến là 3 giống cùng có 4 loài là Perxylobates, Xylobates và Galumna; có tới
37 giống có từ 1 đến 2 loài, điều này thể hiện sự đa dạng và phong phú trong cấu trúc thành phần loài
Oribatida nhất là mức độ giống ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình.
2.2.2. Cấu trúc định lượng quần xã Oribatida liên quan đến thay đổi của điều kiện tự nhiên môi
trường ở VQG Cúc Phương
Qua phân tích các chỉ số định lượng của Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất
và theo mùa ở khu vực nghiên cứu (được thể hiện ở Bảng 2) cho thấy sự phong phú và đa dạng của
quần xã Oribatida phụ thuộc tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu. Ngoài ra,
khí hậu cũng ảnh hưởng tới sự phân bố và độ đa dạng của Oribatida. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ số
phong phú Margalef và chỉ số đồng đều Piellou, chỉ số đa dạng Shannon-Weaver ở các tầng phân bố là
khá cao (d thấp nhất ở tầng đất 10 - 20 cm, d = 3,152, cao nhất ở tầng rêu d = 9,323; H’ thấp nhất ở
tầng thảm lá mục H’ = 2,285, cao nhất ở tầng rêu H’ = 3,544; J’ thấp nhất ở tầng thảm lá mục J’ =
0,6039 và cao nhất ở tầng rêu J’ = 0,9544). Điều này cho thấy, độ đa dạng về thành phần loài
Oribatida ở khu vực nghiên cứu tương đối phong phú (Bảng 2).
Số lượng loài cao nhất ở tầng thảm lá rừng và xác vụn thực vật trên mặt đất, sau đó giảm dần theo
thứ tự: tầng thảm lá trên bề mặt đất > tầng rêu bám trên thân cây (0 - 100 cm trên mặt đất) > tầng đất
0 - 10 cm > tầng đất 11 - 20 cm (tương ứng 44 > 41 > 29 > 13 loài) (Bảng 2).
Giá trị của chỉ số phong phú đạt giá trị cao nhất ở tầng rêu (0 - 100 cm trên mặt đất) (d = 9,323)
và giảm dần theo thứ tự > tầng thảm lá và xác vụn thực vật trên bề mặt đất (d = 7,198) > tầng đất

0 - 10 cm (d = 6,526) > tầng đất 11 - 20 cm (d = 3,152). Giá trị này cũng thể hiện mối liên quan đến số
lượng loài, số lượng các cá thể trong từng loài và chỉ số đa dạng H’. Chỉ số đa dạng cũng đạt giá trị cao
nhất ở tầng rêu (H’ = 3,544) và thấp nhất ở tầng đất từ 11 - 20 cm (H’ = 3,152) (Bảng 2). Ở các tầng
phân bố như: tầng rêu bám trên thân cây, tầng thảm lá, xác vụn thực vật trên mặt đất dày, thành phần

82


Cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất Vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình…)

dinh dưỡng phong phú, nồng độ dinh dưỡng cao… nên tạo điều kiện sống thuận lợi cho nhiều loài
hơn; sự cạnh tranh thức ăn, nơi ở không căng thẳng nên số lượng loài nhiều và độ đa dạng loài lớn.
Xuống tầng đất sâu 10 - 20 cm điều kiện về dinh dưỡng không thuận lợi bằng, sự cạnh tranh về thức
ăn và nơi ở của các loài trở nên mạnh mẽ dẫn tới sự thay đổi thành phần, tỉ lệ các nhóm loài để thích
nghi với điều kiện môi trường mới. Do đó số lượng loài và độ đa dạng loài ở tầng đất 10 - 20 cm vì thế
cũng giảm mạnh (Bảng 2).
Bảng 2. Một số chỉ số định lượng của Oribatida theo tầng sâu thẳng đứng
trong hệ sinh thái đất và theo mùa ở khu vực nghiên cứu
+1

Chỉ số

0
K

M

K

M


K

M

K

25

22

27

20

22

18

9

8

41

44

45
MĐTB


32

6,3
81
3,132

640

6,174

3,014

0,9751

4,66

1440

5,454

7,198

1840

1,834

0,612

3600
5,218


6,526
2,751

2,285
0,6275

1760

5840
3,922

2,068

13

3760

1965

3,544
0,9731

29

1325

77

9,323

H’

-2

M
Số loài

D

-1

2,058

2,591
0,89

0,9428

2,588

2,233

3,152
2,071

1,931

2,359
0,9427


0,9285

J’

0,9544
0,6039
0,9098
0,9195
Chú thích: (+1) Xác vụn thực và thảm rêu bám trên thân cây, 0 - 100 cm trên mặt thảm lá rừng,
(0) Thảm lá rừng và xác vụn thực vật phủ rên mặt đất, (-1) Lớp đất mặt 0-10cm,
(-2) Lớp đất giữa 11-20cm. d - chỉ số phong phú; H’ - Chỉ số Shannon- Weaner;
J’ - Chỉ số Piellou; M- mùa mưa; K- mùa khô;
a, b: chỉ số riêng theo mùa mưa và khô; c: chỉ số chung cho cả hai mùa

Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, ở các tầng đất 0 - 10 cm và tầng đất 11 - 20 cm, mặc dù số lượng loài
không cao (tương ứng lần lượt là 29 loài và 13 loài), nhưng mật độ cá thể trung bình ở các tầng này lại
đạt giá trị cao nhất (Bảng 2) trong khi đó ở các tầng thảm lá mục và xác vụn thực vật trên mặt đất và
tầng thảm rêu số lượng loài phong phú nhất nhưng mật độ cá thể trung bình không cao, thấp nhất ở
tầng thảm rêu (77 cá thể/m2). Điều này có thể là do ở các tầng đất rừng các nhân tố sinh thái khác như
nhiệt độ, độ ẩm… cũng tương đối ổn định hơn, tạo điều cho các nhóm Oribatida ưu thế phát triển số
lượng cá thể tương đối nhiều và có sự phân bố của các cá thể giữa các loài có độ đồng đều khá cao (J’
đều đạt trên 0,9) (Bảng 2).
Cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa ở khu vực nghiên cứu: ở tất cả các tầng sâu thẳng đứng
trong hệ sinh thái đất rừng ở khu vực nghiên cứu, các chỉ số định lượng như: số lượng loài, mật độ
trung bình, chỉ số phong phú, chỉ số đa dạng ở mùa mưa đều có xu hướng cao hơn so với ở tầng đó
tương ứng vào mùa khô (Bảng 2). Tuy nhiên, vào mùa mưa, mật độ cá thể trung bình đạt giá trị cao
nhất ở tầng đất 0 - 10 cm (3760 cá thể/m2 ), thấp nhất ở tầng rêu (45 cá thể/m2). Trong khi đó, vào
mùa khô ở tầng đất 11 - 20 cm, mật độ cá thể trung bình đạt giá trị cao nhất lại ở tầng đất 11 - 20 cm
(1840 cá thể/m2). Điều này có thể do vào mùa khô có độ ẩm ở các tầng phân bố phía trên giảm nên các
loài Oribatida có xu hướng chui sâu xuống tầng phân bố có độ ẩm cao như tầng đất 0 - 10 cm và

11 - 20 cm. Mùa này chúng sinh trưởng và phát triển mạnh trong tầng đất nơi mà khí hậu ổn định, ít bị
biến đổi hơn so với thảm rêu và thảm lá trên mặt đất.

83


Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Hải Tiến, Trần Thị Thảo, Đỗ Thị Hòa, Hà Trà My và Nguyễn Thị Hà

Trên cơ sở phân tích 77 loài ở vùng nghiên cứu, đã thống kê được có 25 loài Oribatida chỉ thu
được vào mùa mưa (chiếm 32,5% tổng số loài), 24 loài chỉ có mặt vào mùa khô (chiếm 31,2%) và 28
loài có mặt ở cả hai mùa (chiếm 36,3% tổng số loài ở khu vực nghiên cứu). Có 19 loài Oribatida
phổ biến theo mùa ở các tầng sâu thẳng đứng trong HST đất ở khu vực nghiên cứu. Trong đó, có 9 loài
phổ biến vào mùa mưa, có 6 loài phổ biến vào mùa khô; có 4 loài phổ biến ở cả hai mùa
(Tectocepheus velatus; Perxylobates brevisetus; Bischeloribates praeincisus; Dimio galumna azumai)
có thể xem đây là tập hợp các loài Oribatida phân bố rộng ở VQG Cúc Phương.

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

84

Bảng 3. Các loài Oribatida ưu thế theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất
và theo mùa ở khu vực nghiên cứu
+1
0
-1
-2
Loài ưu thế
M
K

M
K
M
K
M
K
Phyllhermannia simils
9,091 21,74
Austrocarabodes
6,98
9,092
polytrichus
Tectocepheus elegans
21,88
9,091
8,7
Tectocepheus velatus
28,13
Dolicheremaeus bartkei
22,73
Dolicheremaeus ornata
5,26
Dolicheremaeus inaequalis
13,04
Karenella acuta
Striatoppia sp.
Multioppia tamdao
Brasilobates maximus
Perxylobates brevisetus
Perxylobates vermista

Perxylobates sp.
Xylobates gracilis
Xylobates lophotrichus
Rostrozetes trimorphus
Incabates major
Nanobates clavatus
Bischeloribates
heterodactylus

6,38

6,98

6,67
6,67
6,67
6,38

18,18
14,29
9,091
6,67
8,51

7,14

7,81
7,14
21,8


Bischeloribates praeincisus
Scheloribates fimbriatus
Scheloribates parvus
Scheloribates vulgaris
Tegoribates latirostris
Dimio galumna azumai
Galumna cornata
Galumna triops
Pergalumna granulata
Pergalumna margaritata
Pergalumna montana

14,29

6,98

6,67
10,94
6,77
11,28

6,98
25,53
6,02
6,67
6,77

13,64

21,74


9,091

8,70
17,39


Cấu trúc quần xã ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất Vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình…)

Kết quả đã thống kê được 31 loài Oribatida (chiếm 40,25% tổng số loài) ưu thế theo mùa ở các
tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất ở khu vực nghiên cứu (Bảng 3). Trong đó có 13 loài (chiếm
16,88%) chỉ ưu thế vào mùa mưa ở các tầng, có 11 loài (chiếm 14,29%) chỉ ưu thế vào mùa khô ở các
tầng của khu vực nghiên cứu.
Số liệu từ Bảng 3 cho thấy ngay trong một tầng phân bố của sinh cảnh rừng tự nhiên ở khu vực
nghiên cứu, mỗi một mùa (khô hay mưa) lại có 1 tập hợp các loài Oribatida ưu thế khác nhau. Kết quả
phân tích cũng cho thấy, có 7 loài Oribatida (chiếm 9,1% tổng số loài) chiếm ưu thế cả vào hai mùa
mưa và mùa khô tại các tầng sâu thẳng đứng ở khu vực nghiên cứu: Phyllhermannia similis;
Brasilobates maximus; Tectocepheus elegans; Perxylobates brevisetus; Rostrozetes trimorphus;
Bischeloribates praeincisus; Scheloribates fimbriatus. Nhìn chung sự chênh lệch về tỉ lệ % độ ưu thế
của các loài ưu thế trong từng tầng phân bố của khu vực nghiên cứu không lớn (từ 5,26% đến 28,13%)
và sự chênh lệch về tỉ lệ phần trăm này chỉ thể hiện rõ nét của các loài ưu thế: Phyllhermannia simils;
Perxylobates brevisetus và Bischeloribates praeincisus ở tầng đất 11 - 20cm, thể hiện rõ khi có sự thay
đổi của điều kiện thời tiết theo mùa (Bảng 3). Chính sự chênh lệch tỉ lệ % độ ưu thế không lớn trong
các sinh cảnh đã giải thích cho mức độ đạt giá trị khá cao của chỉ số đồng đều J’ trong các tầng phân
bố và theo mùa ở vùng nghiên cứu.
Như vậy, dựa trên sự biến đổi các giá trị chỉ số ưu thế, sự thay đổi vị trí của các loài Oribatida ưu
thế khi thời tiết chuyển mùa, chúng ta có thể định giá được ảnh hưởng của thời tiết mùa đến cấu trúc
quần xã Oribatida ở khu vực nghiên cứu.

3. Kết luận

Ở hệ sinh thái đất rừng của VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình đã phát hiện được 77 loài
Oribatida, thuộc 42 giống và 22 họ. Ba họ Galumnellidae, Scheloribatidae và Xylobatidae, chiếm
13,64% tổng số 22 họ có số loài được phát hiện nhiều nhất, với 17 > 13 > 11 loài, tương ứng chiếm
22,08% > 16,88% > 14,29% tổng số loài xác định được.
Cấu trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất, bao gồm đa dạng thành phần loài và dạng sống, mật
độ quần xã, đặc điểm phân bố thẳng đứng và bề mặt, độ đa dạng loài H’, độ đồng đều J’, có liên quan
chặt chẽ đến điều kiện khí hậu và môi trường. Vì vậy cấu trúc này được nghiên cứu như yếu tố sinh
học (Bioindicator) chỉ thị các thay đổi khí hậu và thời tiết ở vùng nghiên cứu.
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) với mã số 106.14-2012.46.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]
[5]
[6]

Maraun M., S. Scheu, 2000. The structure of oribatid mite community: Patterns,
mechanisms and implications for future research. Ecography, 23, pp. 374-385.
Bokhorst S., A. Huiskes, P. Convey, P. Van Bodegom, R. Aerts, 2008. Climate change
effects on soil arthropod communities from the Falkland and the Maritime Antarctic. Soil
Biol. Biochem., 40, pp. 1547-1556.
Minor M., J. Cianciolo, 2007. Diversity of soil mites (Acari: Oribatida, Mesostigmata)
along a gradient of land use types in New York. Appl. Soil. Ecol., 35, pp. 140-153.
Z. Sylvain, C. Buddle, 2010. Effects of forest stand type on Oribatida (Acari: Oribatida)
assemblages in a southwestern Quebec forest. Pedobiologia 53, pp. 321-325.
Ву Куанг Maнх, 1985. Фаунистично - екологично иcледване върху oрибатeите (Acari:

Oribatei) в северната част на Виетнам. Канд. Биолог. Hауки Дисертация, София.
Vu Quang Manh, 2013. The Oribatida (Acari: Oribatida) fauna of Vietnam - Systematics,
zoogegraphy and zonation, formation and role in the soil ecosystem. Bulgarian Academy of
Sciences, DSc. Thesis, Sofia, Bulgaria.

85


Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Hải Tiến, Trần Thị Thảo, Đỗ Thị Hòa, Hà Trà My và Nguyễn Thị Hà

[7]
[8]

[9]

[10]
[11]

[12]

[13]
[14]

Vu Quang Manh, Nguyen Tri Tien, 2000. Microarthropod community structures (Oribatei and
Collembola) in Tam Dao National Park. Vietnam Journal of Biosciences, 25, 4, pp. 379-387.
Vu Q. M., 2012. Oribatid soil mite (Acari: Oribatida) of northern Vietnam: Species
distribution and densities according to soil and habitat type. The Pan-Pacific Entomologist,
87(4), pp. 209-222.
Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh, 2010. Dẫn liệu về thành phần loài, phân
bố và địa động vật của khu hệ Ve giáp ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Tạp chí Khoa

học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 26, tr. 49-56.
Vũ Quang Mạnh, 2007. Động vật chí Việt Nam. T. 21: Bộ Ve giáp Oribatida, Nxb Khoa học
Kĩ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh, 2012. Cấu trúc Quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) yếu
tố chỉ thị sinh học thay đổi điều kiện môi trường ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,
Quảng Bình. Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 1 (241), tr. 41-44.
Nguyễn Huy Trí, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Hải Tiến, 2013. Đặc điểm phân
bố theo sinh cảnh và theo mùa của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở VQG Cát Bà, tp
Hải Phòng. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 về Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật, tr. 1673-1678.
Schinner F. et al. (Eds.). Methods in Soil Biology. Springer, 1995.
Balogh J., P. Balogh, 2002. Identification Keys to the Oribatid Mites of the Extra-Holarctic
Regions. 1 & 2, Well-Press Publishing Limited, Budapest.

ABSTRACT
Soil oribatid mite (Acari: Oribatida) community structure as a bioindicator
of seasonal climate conditions in Cuc Phuong National Park, Ninh Binh Province
The oribatid mite (Acari: Oribatida) community structures were studied in period of 2013 - 2014
in Cuc Phuong National Park, Ninh Binh Province, looking at species diversity and vertical
distribution as it relates to seasonal climatic conditions. To date, 77 species belonging to 42 genera
and 22 families have been recorded. Of these, 11 species were identified only to genera (sp.), and 48
were registered as new species of fauna in Cuc Phuong national Park. In the oribatid family
Galumnellidae are the largest number of species, 17 (22.08% of the total number of species recorded),
and of the family Scheloribatidae there are 13 species (16.88%). Of two genera, Pergalumna and
Scheloribates, the highest number of species have been found, 10 (12.99% of the total). The results
obtained suggest that oribatid mite community structure, and particularly its species richness and
vertical distribution, are closely related to seasonal climate chance, and therefore they can be used as a
bioindicators of forest conditions in the area under study.
Keywords. Bioindicator, soil ecosystems, Oribatida, seasonal climate condition, oribatid mites
(Oribatida), Cuc Phuong National Park.


86



×