Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khiếm khuyết thị trường và biện pháp của chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.01 KB, 17 trang )

Khái niệm kinh tế thị trường và một số khuyết điểm:
- Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có
năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hóa. Dịch vụ
được mở rộng và coi như là hàng hoá. Thị trường năng động, luôn luôn đổi mới
mặt hàng, công nghệ.
Song ngoài những ưu điểm nêu trên, kinh tế thị trường còn tồn tại một số
khuyết tật sau:
- Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán,
không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.
- Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu , cái gì có lãi thì làm, không
có lãi thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng”
(đường xá, các công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.)
- Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít,
nghèo nhiều, bất công xã hội.
Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến
bộ mà còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can
thiệp của Nhà nước.
Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị
trường được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng
chính trị của sự phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có
của kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở
tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế
thị trường, đồng thời kính thích đối với sản xuât thông qua trao đổi hàng hoá
dưới hình thức thương mại.
CÁC GIẢI PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ CẦN THỰC HIÊN ĐỂ SỬA
CHỮA NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH:
1
I/TÁC ĐỘNG NGOẠI VI (EXTERNALITIES)
- Tác động ngoại vi là những tác động phụ của hoạt động sản xuất hoặc tiêu
dùng tác động lên các bên không trực tiếp tham gia vào giao dịch. (Doanh
nghiệp gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên bừa bãi… nhưng không


thanh toán những chi phí đó cho xã hội. Ngược lại doanh nghiệp lảm lợi cho xã
hội cũng không nhận được lợi lộc gỉ).
- Hãy lấy một ví dụ về một công ty sản xuất các sản phẩm giấy - từ giấy viết
đến thùng các-tông tại một nhà máy bên cạnh một con sông. Vấn đề là nhà máy
đã đổ xuống sông các hóa chất ô nhiễm là sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất.
Nhưng không có một cá nhân hay một pháp nhân nào sở hữu nước sông nên
không có ai buộc nhà máy phải ngừng gây ô nhiễm. Hơn nữa, do việc làm sạch
dòng sông sẽ tốn tiền, nên công ty có thể bán các sản phẩm giấy rẻ hơn trường
hợp họ phải chịu các chi phí kiểm soát ô nhiễm như vậy. Kết quả là, công ty giấy
có thể tăng sản lượng do cầu tương đối cao hơn tại mức giá thấp hơn, và nhà
máy càng có nhiều chất thải và ô nhiễm hơn. Bằng cách gây ô nhiễm mà không
chịu một hình phạt nào, công ty cũng có thể có lợi thế không công bằng so với
các đối thủ cạnh tranh, những người mà sản phẩm giấy của họ bao gồm cả chi
phí lắp đặt các thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Đây là một ví dụ cổ điển về cái gọi là
chi phí ngoại sinh không được phản ánh trong giá cả thông qua hoạt động bình
thường của thị trường. Cả công ty giấy lẫn các khách hàng của họ đều không
chịu chi phí thực sự của việc sản xuất giấy; thay vào đó một phần chi phí - yếu tố
ô nhiễm - được chuyển sang những người sống hoặc làm việc dọc dòng sông, và
những người trả thuế là những người thực tế phải thanh toán các hóa đơn vệ
sinh.
- Vai trò của chính phủ trong vấn đề này là cố gắng hiệu chỉnh sự mất cân
bằng đó. Bằng cách can thiệp, chính phủ buộc những người sản xuất và tiêu
dùng sản phẩm đó phải thanh toán cho những chi phí vệ sinh này. Thực chất, vai
trò kinh tế này của chính phủ chỉ đơn giản là khiến những người hưởng lợi từ
việc bán và tiêu dùng sản phẩm phải trả cho tất cả các chi phí sản xuất và tiêu
dùng chúng.
- Chính phủ cần phải có một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với
những đòi hỏi của xã hội và thế giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và
nhận thức chung của thế giới trong thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu
tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO).Thí

dụ,các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị
2
trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng,tác hại vào môi trường và an toàn sức
khỏe.
- Và khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và
thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước,các doanh nghiệp vì thế đã dần
áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh,bảo đảm an toàn trong
quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng,thậm chí sao cho sản phẩm
cuối đời có thể được tái chế hay dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi
trường.Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản
xuất phải tuân theo,vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi
trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù
hợp,các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an
toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước
- Vấn đề kiểm soát ô nhiễm là một ví dụ nổi bật về cách chính phủ trong
một nền kinh tế thị trường có thể khai thác cơ chế cung-cầu để giải quyết một
vấn đề quan trọng mà toàn bộ xã hội phải đương đầu.
- Khi đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí, nước hoặc đất đai, chính phủ
có một số lựa chọn để cân nhắc nhằm cân bằng giữa nhu cầu có một môi trường
sạch hơn với các chi phí kinh tế của việc làm sạch môi trường.
- Trường hợp đầu tiên, giả sử người ta phát hiện ra một chất ô nhiễm nhất
định rất độc hại và không thể khử độc được bằng cách áp dụng các quá trình sản
xuất hoặc bảo vệ mới. Trong điều kiện này, chính phủ có thể hành động đúng
đắn khi ban hành các quy định trực tiếp đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm
mạnh lượng chất thải sao cho nó không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe con
người hoặc môi trường nữa. Tuy nhiên, một chương trình như vậy đòi hỏi chi phí
xã hội rất cao.
- Đối với các chất ít nguy hiểm hơn, mặc dù mức độ ô nhiễm sẽ được cắt
giảm nhưng việc triệt bỏ hoàn toàn có thể khiến phát sinh mức chi phí cao không
hợp lý dưới dạng mất mát sản xuất, tiêu dùng và việc làm. Trong hoàn cảnh này,

cách làm hiệu quả hơn là đánh thuế đối với việc gây ô nhiễm thay vì đòi hỏi
giảm ô nhiễm cụ thể ở tất cả các địa điểm sản xuất.
3
- Bài học nhiều nước cho thấy,giá phải trả không áp dụng và thực thi luật
môi trường là cao hơn nếu chỉ coi trọng phát triển phát sinh lợi nhuận.Tác nhân
thường không gánh chịu hậu quả mà là xã hội,người dân và thế hệ sau gánh chịu.
- Giá tri của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu qua sự nhận thức
và cảm nhận của người tiêu dùng sẽ chĩ tăng khi thương hiêu đó có những hoạt
động xã hội do công ty chủ trương đề ra và thực hiện.Có nhiều nghiên cứu cho
thấy những hoạt động như vậy có hiệu quả nhiều trong lĩnh vực tiếp thị quản cáo
cho công ty hơn các phương pháp tiếp thị truyền thống cổ điển.Người tiêu thụ
hiện nay ở một số nước đã phát triển bắt đầu có khuynh hướng để ý đến vấn đề
môi trường,môi sinh tác dộng qua các sản phẩm hau dịch vụ kinh tế.Họ sẵn sàng
bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm,dịch vụ ít ảnh hưởng đến môi
trường mang hiệu quả “sản phẩm xanh”.
- Ở Việt Nam thực trạng hiện tại là ít có doanh nghiệp có trách nhiệm về
môi trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của công ty.Sự xuất hiện
của những “làng ung thư”.Liên tục trong thời gian gần đây cho thấy,các giá phải
trả cho ô nhiễm môi trường là quá đắt.Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước do
các doanh nghiệp sản xuất đã thải chất thải không được xử lý tiêu chuẩn.Theo
ông Trần Hồng Hà,Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường-Bộ TN&MT,cho biết
tính đến tháng 6/2006,Việt Nam co 134 khu Công Nghiệp,khu chế xuất,trong đó
chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung.Các khu Công Nghiệp
chế xuất này thải ra hàng triệu tấn rác thải mỗi năm,trong đó có hàng vạn tấn
chất thải nguy hại.Theo tin tức gần đây,trong số 12 khu Công nghiệp ở Tp.HCM
chỉ có 2 khu Công Nghiệp là có hệ thống xử lý nước thải.Hàng năm,các nhà máy
trong khu Công Nghiệp ,khu chế xuất tại TPHCM thải ra gần 63.000 tấn chất
thải rắn.Con số này tăng lên gấp 10 lần nếu tính cả các nhà máy ngoài khu Công
Nghiệp.Đoạn sông Thị Vải kéo dài trên 10 km từ xã Long Thọ (Nhơn
Trạch,Đồng Nai) cho đến thị trấn Phú Mỹ(Tân Thanh,Bà Rịa –Vũng Tàu)bị ô

nhiễm nguồn nước trầm trọng.
- Với những thông tin cập nhật như trên ,trước hết chính phủ cần phải có
một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế
giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong
thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ
chức Thương mại thế giới(WTO).Thí dụ,các hàng xuất khẩu nông nghiệp và
công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất
lượng,tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe.
Và khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương
hiệu của mình trong nước và ngoài nước,các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng
4
tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh,bảo đảm an toàn trong quá trình
sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng,thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời
có thể được tái chế hay dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi
trường.Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản
xuất phải tuân theo,vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi
trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù
hợp,các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an
toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước.
- Hiện nay trong khu vực ASEAN,một số nước như Thái Lan,Mã
lai,Singapore,Phi Luật Tan đã triển khai và bắt đầu áp dụng hệ thống chuẩn nâng
cao chất lượng an toàn thực phẩm,ít tác hại vào môi trường và an toàn cho lao
động trong quá trình sản xuất,thâu hoạch,chế biến nông phẩm.Dự định trong
tương lai gần ,ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào
các chuẩn đang được thực hiện ở các nước trên.Chính phủ Việt Nam vì thế nên
đề ra một chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng
để sửa soạn cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ an toàn,không tác
hại vào môi sinh và sức khỏe con người.Áp dụng được chuẩn này sẽ giúp cho
nông dân và doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh tốt vào thị
trường thế giới,nhất là ở các thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật ,Mỹ và Âu

Châu.Không những sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng mà giá thành và
rủi ro sẽ được giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu của các doanh
nghiệp áp dụng chuẩn GAP. Hệ thống chuẩn GAP cho sản phẩm nông nghiệp
giống như chuẩn ISO 14000 cho sản phẩm công nghiệp.Hiện nay nhiều doanh
nghiệp trong nước đã ý thức tầm quan trong của chuẩn ISO 14000 và áp dụng
vào trong quá trình sản xuất sản phẩm.Ví dụ như công tư Phong Phú Q9,Việt
Tiến,hải sản Bình An(Cần Thơ)đã áp dụng hệ chuẩn ISO 14000 và có những kết
quả khả quan trong sự cạnh tranh ở các thị trường này.Đây không phải vì luật
pháp bắt buộc mà là sự sống còn của thương hiệu và của chính doanh nghiệp.
Bên cạnh đó còn có chính sách dùng vật liệu tái tạo.Chính quyền trung ương và
địa phương cũng phải có chính sách làm dễ dàng hơn cho doanh nghiệp tham dự
vào sự việc chung bảo vệ môi trường tài nguyên.Thí dụ ở các thành phố,chính
sách dùng vật liệu tái tạo như giấy ,hộp,plastic,chai lọ được khuyến khích và
thực thi qua xử lý hai loại rác từ hộ trong thành phố lớn với hai loại thùng rác
khác nhau.Trước hết chính sách này có thể được áp dụng ở các thành phố lớn,nơi
mà xử lý chất thải rắn(chưa kể việc xử lý chất thải y tế)là một vấn đề lớn rất trầm
trọng ở TPHCM và Hà Nội,để giảm áp lực vào các bải rác chôn.Và từ đó có thể
áp dụng các nơi khác.Song song với việc thực thi chính sách này là sự giáo dục
quần chúng qua nhiếu phương tiện khác nhau để có được hiệu quả cao.Khi đã có
5
nơi cho phép xử lý khác nhau của các loại phế thải trên,doanh nghiệp cụng vì thế
sẽ áp dụng chính sách này trong phạm vi rác từ doanh nghiệp.Vừa có lợi cho
doanh nghiệp vừa có lợi cho môi trường và xã hội.Điều này có thể mô tả giống
như hoạt động được gọi là marketing xanh(Green Marketing).Marketing môi
trường-Marketing sinh thái là những thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động marketing
các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi trường .Marketing xanh bao gồm
hàng hoạt các hoạt động doanh nghiệp từ thay đổi thiết kế sản phẩm,quy trình
sản xuất bao bì đóng gói,kể cả hoạt động quản cáo…nhằm đáp ứng “nhu cầu
xanh”của người tiêu dùng và xã hội,từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp trước các đối thủ

II/ THIẾU HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG:
Hàng hóa công là những hàng hóa có hai thuộc tính:
 Không tranh giành (nonrival): Một cá nhân có thể tiêu dùng hàng hoá mà
không làm giảm đi sự hiện diện hay lợi ích của hàng hoá đó đối với những người
khác. Tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá
nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng
thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể
được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng
hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể
tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không
mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng.
 Không loại trừ ( non-exclusive): Không thể cản trở người khác tiêu dùng
hay tiếp nhận lợi ích hàng hoá đó. Tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu
trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa
phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá
nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là
một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả
tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công
cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ
ngăn cản những người không có vé vào xem.
- Hàng hoá công thuần túy là hàng mang cả hai thuộc tính trên. Còn hàng hoá
công không thuần túy chỉ mang một trong hai thuộc tính trên.
- Tại sao hàng hoá công cộng là một thất bại của thị trường? Hàng hoá công
thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra. Do vậy về mặt xã hội, đó là hàng hoá
cần thiết được cung cấp. Nhưng với hai thuộc tính của hàng hoá công đã dẫn đến
6

×