Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.02 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 4
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÁC DOANH NGHIỆP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức và quản trị doanh nghiệp nuôi
trồng thủy sản là làm rõ cơ sở tổ chức các loại hình doanh nghiệp.
I. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản là 1 đơn vị sản xuất cơ sở của nền kinh tế quốc
dân gồm tập thể những người lao động, được trang bị đất đai diện tích mặt nước, vốn, máy
móc thiết bị… để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập đảm
bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Nói một cách khái quát, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản
là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai diện
tích mặt nước, tiến hành nuôi trồng các loài động thực vật thủy sản có giá trị kinh tế, hạch
toán kinh tế độc lập và sản xuất kinh doanh có lãi. Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản
có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của một doanh nghiệp nói chung tuy nhiên nó có sự khác
biệt với các doanh nghiệp khác về nội dung và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh.
1. DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NHÀ NƯỚC.
1.1. Khái niệm, đặc trưng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhà nước
A. Khái niệm: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu
trên 50% vốn điều lệ
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước là loại hình doanh nghiệp nuôi trồng
thủy sản do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý, với tư cách chủ sở hữu doanh
nghiệp, là pháp nhân kinh tế, hoạt độïng theo luật pháp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội do Nhà nước giao. Lợi thế của doanh nghiệp Nhà nước là được nhà nước đầu tư vốn và
quản lý, nhưng từ đó cũng dễ phát sinh tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, dễ sinh ra các mặt
tiêu cực như tham nhũng, lãng phí tài sản của Nhà nước. Đây là một trong những nguyên
nhân quan trọng làm cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kém hiệu quả, thua lỗ kéo
dài.
B. Nhiệm vụ của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước


+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.
+ Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước về kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện việc phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi
dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa khoa học- kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ viên
chức của doanh nghiệp.
+ Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ gìn an
ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
Các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế, có trách nhiệm bảo toàn và phát
triển vốn, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng (Luật doanh nghiệp Nhà nước tháng 4 năm
1995).
38
1.2. Đổi mới các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nhà nước có nhiều loại: các đơn vị quốc doanh
sản xuất và dịch vụ nuôi trồng thủy sản, các trại và các trung tâm sản xuất và cung cấp tôm
cá giống, các xí nghiệp chế biến thức ăn …Các doanh nghiệp Nhà nước đó có trình độ phát
triển và có hiệu quả khác nhau nên có phương hướng đổi mới khác nhau.
- Những doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đang sản xuất kinh doanh những mặt
hàng xuất khẩu quan trọng, có hiệu quả có tích lũy để tái sản xuất mở rộâng, có khả năng
tiếp tục phát triển thì được đăng ký lại theo nghị định 338/HĐBT.
- Những doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tuy đạt hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng
có vị trí quan trọng đối với kinh tế xã hội của vùng, có khả năng phát triển với hiệu quả
kinh tế cao hơn thì được đăng ký lại theo nghị định 338/HĐBT.
- Những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ kéo dài, không có khả năng phát
triển thì giải thể theo quy định chung của Nhà nước. Doanh nghiệp phải kiểm kê và bảo
quản vốn, tài sản theo quy định hiện hành, làm thủ tục giao đất đai diện tích mặt nước lại
cho chính quyền địa phương để giao đất ổn định lâu dài cho các hộ nông dân sản xuất.
2. DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP THỂ
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tập thể có các loại hình khác nhau như hợp tác xã, tổ

sản xuất, tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản
2.1. Khái niệm và đăc trưng.
Doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tập thể là tổ chức kinh tế tự chủ do người dân tự
nguyện góp vốn, công sức xây dựng lên, nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất và kinh doanh,
hoạt động theo pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống của ngư dân và phát
triển đất nước.
Luật hợp tác xã ban hành ngày 3/4/1996 đã định nghĩa: hợp tác xã là tổ chức kinh
tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã
viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt độïng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải
thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Qua khái niệm trên chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp
tập thể nuôi trồng thủy sản:
- Tính chất tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi của nông dân nhằm giúp đỡ nhau
phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
- Tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp
luật.
- Quan hệ gắn bó giữa kinh tế tập thể và kinh tế nông hộ để bổ sung hỗ trợ nhau
cùng phát triển.
- Việc sản xuất hàng hóa sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp và nông hộ được
tiến hành theo yêu cầu của thị trường xã hội.
2.2. Nguyên tắc tổ chức các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.
39
Việc tổ chức các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tập thể dựa vào các nguyên tắc
chung về tổ chức các loại hình doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản đã nêu lên ở phần trên.
Riêng về nguyên tắc tổ chức và hoạnh động của hợp tác xã, luật hợp tác xã đã quy định
như sau:
- Tự nguyện gia nhập và ra hợp tác xã: Mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện
theo quy định của luật này, tán thành Điều lệ hợp tác xã đều có thể trở thành xã viên hợp
tác xã. Xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

- Quản lý dân chủ và bình đẳng: Xã viên hợp tác xã có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.
- Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm
hợp tác xã và xã viên cùng có lợi.
- Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của hợp tác xã: sau
khi làm xong nhĩa vụ nộp thuế, lãi được trích một phần vào các quỹ hợp tác xã, một phần
chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên do Đại hội xã viên quết định.
- Hợp tác xã và phát triển cộng đồng: xã viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng
cao ý thức hợp tác xã trong hợp tác xã và trong cộng đồng xã hội, hợp tác giữa các hợp tác
xã với nhau ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. HỘ, TRANG TRẠI GIA ĐÌNH.
3.1. Khái niệm và vai trò của hộ, trang trại gia đình
Hộ và trang trại gia đình đều là tổ chức kinh tế cơ sở, tự chủ sản xuất kinh doanh
trong nuôi trồng thủy sản, là pháp nhân kinh tế, đều bình đẳng trước pháp luật, là chủ thể
của nền kinh tế thị trường. tuy nhiên về trình độ phát triển giữa hộ và trang trại gia đình có
khác nhau ;
- Hộ sản xuất tự túc tự cấp, mang nặng tính chất sản xuất tự nhiên, có ít hộ vừa sản
xuất tự túc tự cấp, vừa có sản xuất hàng hóa, có hộ chuyên sản xuất hàng hóa.
- Trang trại gia đình có quy mô đất đai diện tích mặt nước, lao động, vốn, kỹ thuật
và sản phẩm hàng hóa nhiều hơn. Đặc biệt ở các trang trại gia đình có tỷ suất sản phẩm
hàng hóa thủy sản, có thu nhập cao hơn nhiều so với nông hộ sản xuất nhỏ.
Tuy mới hình thành và phát triển, các trang trại gia đình đã có nhiêu ưu điểm:
- Nó phù hợp với quá trình tích tụ và tập trung trong sản xuất thủy sản.
- Nó khắc phục dần được tính chất manh mún, phân tán về đất đai diện tích mặt
nước.
- Nó cho phép tập trung đất đai diện tích mặt nước, vốn, cho phép áp dụng những
tiến bộ khoa học- kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, tạo năng xuất sản lượng cao, năng xuất
lao động cao.
3.2. Đặc điểm của trang trại gia đình.

- Đặc điểm bao trùm là trang trại gia đình thuộc sở hữu tư nhân. Các thành viên
trong trang trại gia đình lao động một cách tự nguyện vì lợi ích của trang trại mình. Các
trang trại gia đình hình thành một cách tự phát, rất đa dạng về quy mô, về trình độ, về sở
hữu, về quản lý, về đất đai diện tích mặt nước, về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật:
40
- Đất đai diện tích mặt nước của trang trại gia đình tùy theo từng thời kỳ có nhiều
nguồn khác nhau: đất đai diện tích mặt nước của Nhà nước giao cho nông dân, đất đai diện
tích mặt nước do kế thừa, mua bán chuyển nhượng, đất đai diện tích mặt nước thuê.
- Quy mô đất đai diện tích mặt nước rất khác nhau giữa các trang trại ở các nước và
ngay trong một nước. Ở các nước vùng Đông Á, quy mô bình quân một trang trại khoảng 1
ha (Nhật Bản, Nam Triều Tiên). Ở Aán Độ, Pakistan khoảng 3÷5 ha.Ở Việt Nam các trang
trại nuôi trồng thủy sản có đất đai diện tích mặt nước khoảng 1÷3 ha, có trang trại 5÷10 ha
hoặc lớn hơn.
- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật: Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại gia
đình cũng do nhiều nguồn tạo lên. Vốn của nông hộ qua quá trình phát triển và tích lũy,
vốn đi vay, vốn cổ phần do liên doanh liên kết v. v…
- Lao động trong các trang trại gia đình:
+ Đối với trang trại có quy mô lớn lao động được chia làm hai loại: lao động trực
tiếp và lao động quản lý
+ Đối với trang trại có quy mô nhỏ, thường chủ trang trại vừa làm quản lý vừa trực
tiếp sản xuất.
Lao động trực tiếp chủ yếu do các thành viên trong gia đình và bà con bè bạn thân
thuộc, đối với các trang trại có quy mô lớn thường thuê thêm lao động: có lao động thuê
theo thời vụ, có lao động thuê thường xuyên.
- Về quản lý trang trại: phần lớn các trang trại do chủ gia đình trực tiếp quản lý,
hoặc giao cho một thành viên trong gia đình có năng lực và uy tín quản lý.
4. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHÁC.
4.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên : Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm
mươi;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ
mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một
thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền,
nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát
do Điều lệ công ty quy định. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành
hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên
về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
41
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
4.2. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, theo
quy định.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty có quyền bầu ra
hội đồng quản trị (3÷12 người ), hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, hội đồng
quản trị cử ra chủ tịch hội đồng quản trị (có thể kiêm tổng giám đốc) hoặc cử người làm
tổng giám đốc. Đại hội đồng cổ đông còn bầu ra 3-5 kiểm soát viên trong đó phải có người
có chuyên môn về kế toán.
5. Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
42
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Bộ phận
chức năng
Bộ phận
chức năng
Bộ phận
chức năng
Bộ phận
chức năng

×