Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa : Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế : 60 31 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒ MINH TRANG

HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC
TIÊU CHUẨN HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội-2007


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

4

CHƢƠNG 1: VAI TRỊ CỦA TIÊU CHUẨN HĨA ĐỐI VỚI

10

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Một số khái niệm cơ bản

10

1.2 Vai trị của Tiêu chuẩn hóa đối với hội nhập kinh tế quốc tế



19

CHƢƠNG 2: TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT

27

NAM TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN HĨA
2.1 Q trình phát triển hoạt động tiêu chuẩn hóa ở nƣớc ta

27

2.2 Hợp tác của Việt Nam với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực

41

tiêu chuẩn hóa
2.3 Sự tham gia của Việt Nam trong các chƣơng trình tiêu chuẩn

48

hóa quốc tế và khu vực
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU CHUẨN HÓA

56

CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động tiêu chuẩn hóa trong


57

q trình hội nhập
3.2 Đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa theo hƣớng hội nhập kinh tế

62

quốc tế
KẾT LUẬN

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

82

1


PHỤ LỤC

86

2


BảNG NHữNG Từ VIếT TắT
ACCSQ

ASEAN Consultative Committee for Standards and Quality

Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN

AFTA

Asean Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

Asia-Europe Meeting
Hội nghị cấp cao Á-Âu

CAC

Codex Alimentarius Commission
Ủy ban Tiêu chuẩn hóa về thực phẩm

CEN

European Committee for Standardization

Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu

CENELEC

European Committee for Electrotechnical Standardization
Ủy ban Tiêu chuẩn điện Châu Âu

FTA

Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch tự do

IEC

International Electrotechnical Commission
Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế

3


ISA

International Standardization Association
Hội Tiêu chuẩn Quốc tế

ISO

International Standardization Organization
Tổ chức Tiêu chuẩn hố Quốc tế


ITU

International Telecommunication Union
Hiệp hội Viễn thơng Quốc tế

PASC

Pacific Area Standards Congress
Hội nghị Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương

SCSC

APEC Subcommittee on Standards and Conformance
Tiểu ban Tiêu chuẩn và phù hợp

SEV

Soviet Ekonomitreskoji Vjajiminoschi
Hội đồng Tương trợ kinh tế

TBT

Technical Bariers to Trade
Rào cản Kỹ thuật trong thương mại

WTO

Word Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


4


Mở ĐầU
1. Mc ớch, ý ngha ca ti
Tiờu chun hóa là một lĩnh vực hoạt động bao gồm việc xây dựng và áp
dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sự tham gia của các bên có liên quan
nhằm đạt được hiệu quả chung có lợi nhất cho mọi người và cho tồn xã hội.
Cùng với mục đích phát triển đời sống kinh tế xã hội, tiêu chuẩn hóa đã
trở thành một bộ phận không thể tách rời của hoạt động quản lý và sản xuất
kinh doanh. Tiêu chuẩn hóa là cơng cụ, phương tiện quan trọng để duy trì các
chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại, thúc đẩy doanh nghiệp
quan tâm, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và của toàn xã hội. Tiêu
chuẩn là định hướng cho sự phát triển khoa học, công nghệ. Quy chuẩn kỹ
thuật là công cụ quản lý của nhà nước quy định các chỉ tiêu, yêu cầu liên quan
đến an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, động vật, thực vật và bảo vệ môi
trường, chống gian lận thương mại và phục vụ các yêu cầu quản lý khác. Việc
xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường
trong nước và quốc tế, đảm bảo lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng và quyền lợi chính đáng của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.
Tiêu chuẩn hóa là động lực cho sự phát triển, là cơ sở quan trọng phục vụ u
cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế.
45 năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hoạt động tiêu
chuẩn hóa ở nước ta đã có nhiều đóng góp tích cực cho cơng cuộc phát triển

5



kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Với một hệ thống gần 8000
tiêu chuẩn quốc gia, hơn 3000 tiêu chuẩn ngành và hàng vạn tiêu chuẩn cơ sở,
hoạt động tiêu chuẩn hóa đã trở thành cơng cụ hữu hiệu góp phần đắc lực
phục vụ u cầu quản lý của nhà nước và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh
vào nề nếp. Trong gần 10 năm qua, bản thân hoạt động tiêu chuẩn hóa cũng
được đổi mới một bước với nội dung và phương thức hoạt động nhằm theo
kịp với các chuyển đổi mạnh mẽ trong quản lý kinh tế đất nước và hội nhập.
Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh
tồn cầu hố kinh tế và gia tăng các liên kết khu vực và quốc tế. Việt Nam đã
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chúng ta đã
cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT), một trong nhiều Hiệp định đa phương của WTO mà linh hồn chính
của Hiệp định là các quy định về việc xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Điều này đòi hỏi hoạt động tiêu chuẩn hóa ở
nước ta phải đổi mới cả nội dung và hình thức hoạt động sao cho phù hợp với
các chuẩn mực và điều lệ quốc tế, tháo dỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại,
khai thông và phát triển quan hệ thương mại song phương và đa phương của
nước ta trên thị trường quốc tế và khu vực. Đây chính là tiền đề quan trọng
cho sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong lĩnh vực tiêu
chuẩn hóa.
Cơng tác trong một cơ quan quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng - Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng, tôi nhận thức sâu
sắc vai trị của tiêu chuẩn hóa với việc hội nhập kinh tế quốc tế và đã chọn đề
tài này cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Về mặt lý luận, việc nghiên
cứu của đề tài là hết sức cần thiết nhằm làm rõ cơ sở khoa học của tiêu chuẩn
hóa, tác dụng của tiêu chuẩn hóa đối với phát triển kinh tế xã hội và tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài này hy vọng


6


sẽ đóng góp ít nhiều cho việc phát triển cơng tác tiêu chuẩn hóa ở nước ta,
nhất là trong bối cảnh kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hoạt động tiêu chuẩn hóa ở nước ta và các nước khác đã được đề cập
đến trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Những đề tài, những cơng trình
nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức cơ bản về một lĩnh vực tuy hẹp
nhưng không thể thiếu trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và trong hội
nhập kinh tế quốc tế nói riêng, đó là tiêu chuẩn hóa. Nhà nước cũng đã ban
hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn hóa làm cơ sở pháp lý,
điều chỉnh tồn bộ hoạt động như Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
năm 2006, Dự án Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Quyết định 444/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Hiệp định
TBT/WTO. Ngoài ra, tiêu chuẩn hóa cũng đem lại một ý nghĩa thực tiễn vơ
cùng quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh, quản lý, góp phần cho
hoạt động quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đặc biệt trong hội nhập kinh
tế quốc tế của nước mình.
Trong các tài liệu nghiên cứu về kinh tế, thương mại, dịch vụ; việc
nghiên cứu hệ thống và đồng bộ hoạt động tiêu chuẩn hóa với hội nhập kinh
tế quốc tế ở nước ta trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế và phát triển thương
mại quốc tế hiện vẫn chưa được đề cập đến. Cịn trong lĩnh vực tiêu chuẩn
hóa, chủ yếu các bài viết mang tính nghiệp vụ nên ít quan tâm đến hoạt động
tiêu chuẩn hóa với hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, vai trị của hoạt động tiêu
chuẩn hóa với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là
một vấn đề mới đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của cả lý luận và thực tiễn.

7



3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng tổng hợp cách tiếp
cận hệ thống, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích, tổng hợp, liên hệ và so sánh thống kê, cùng với việc diễn giải
dựa trên cơ sở khoa học của tiêu chuẩn hóa. Ngồi ra, luận văn sử dụng
phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế bao gồm lý thuyết chủ nghĩa tự do,
các phương pháp phân tích hợp tác quốc tế trong quan niệm của chủ nghĩa
chức năng về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cụ thể…
Bên cạnh đó, với phương pháp nhận thức khoa học và tổng kết thực tiễn,
luận văn sẽ đi sâu vào việc phân tích những kết quả đạt được cũng như những
khó khăn của hoạt động tiêu chuẩn hóa thời gian qua với việc đề xuất các biện
pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam để phù hợp với chuẩn
mực và thông lệ quốc tế.
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tiêu chuẩn hóa ra đời đã lâu và là một hoạt động gắn bó chặt chẽ với
các mặt của đời sống kinh tế-xã hội, góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.
Chính vì vậy, vai trị của tiêu chuẩn hóa là khơng thể thiếu trong q trình
“tồn cầu hố, khu vực hố” ngày nay. Mục đích của luận văn hướng tới là
q trình phát triển cơng tác tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và đưa ra những thuận lợi, khó khăn và khuyến nghị các
biện pháp để thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xây dựng trong khoảng thời gian
từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO (1995 đến
nay).

8


5 Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, luận văn sử dụng các nguồn tài liệu

chính:


Các Nghị quyết, quyết định của Đảng và Chính phủ về hội nhập kinh tế
quốc tế



Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn hóa



Tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học, đề tài trong lĩnh vực tiêu chuẩn
hóa



Các bài báo, tạp chí chun đề trong và ngồi nước liên quan đến hoạt
động Tiêu chuẩn hóa



Ngồi ra, Luận văn cịn có thêm nguồn tham khảo Internet và các
website liên quan
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục, nội dung của Luận văn
chia làm ba chương:
Chương 1: Vai trị của Tiêu chuẩn hóa đối với hội nhập kinh tế quốc

tế

Ngoài việc giới thiệu khái quát một số khái niệm liên quan đến tiêu
chuẩn hóa và cấp độ tiêu chuẩn hóa đối với cơng ty, quốc gia, khu vực và
quốc tế, chương này sẽ đề cập tới vai trị của tiêu chuẩn hóa đối với hội nhập
kinh tế quốc tế. Trong thời điểm hiện nay, hoạt động tiêu chuẩn hóa ln
đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy công nghệ và phát triển thương
mại, là nền tảng cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt từ

9


khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
Chương 2: Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực
tiêu chuẩn hóa
45 năm qua đã đánh dấu chặng đường hình thành và phát triển của hoạt
động tiêu chuẩn hóa. Trong thời gian này, Việt Nam đã từng bước tham gia
vào các tổ chức quốc tế và khu vực như ISO, IEC, CAC... và đã có những
đóng góp quan trọng cho các tổ chức này. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia
vào các chương trình tiêu chuẩn hóa trong ASEAN, APEC, ASEM, Hiệp định
thương mại Việt Mỹ và WTO. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa
giai đoạn này đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước
trên thế giới. Đây chính là mơi trường thuận lợi cho sự hợp tác, hữu nghị và
phát triển của hoạt động tiêu chuẩn hóa trên quy mơ khu vực và toàn cầu.
Chương 3: Các biện pháp thúc đẩy tiêu chuẩn hóa của Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trong quá trình hội nhập, hoạt động tiêu chuẩn hóa đã đạt được nhiều
thành tích, song cũng cịn nhiều việc phải hoàn thiện, đổi mới để hoạt động
tiêu chuẩn hóa ln phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, đặc biệt phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Qua những thuận lợi và khó khăn đó, chương này sẽ đề xuất các giải

pháp đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm đẩy mạnh q trình hội nhập
kinh tế thế giới. Đây chính là mục tiêu mà Việt Nam đã đặt ra để thúc đẩy
hoạt động tiêu chuẩn hóa trong tương lai.

10


CHƯƠNG 1
VAI TRò CủA TIÊU CHUẩN HóA ĐốI VớI
HộI NHậP KINH TÕ QUèC TÕ

1.1

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1

Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn hóa

Tuy mới được hình thành và phát triển một cách có tổ chức trong phạm
vi quốc tế từ đầu thế kỷ này, song có thể nói hoạt động tiêu chuẩn hóa xuất
hiện từ thời cổ xa xưa. Lịch sử phát triển của tiêu chuẩn hóa gắn liền với lịch
sử phát triển của loài người. Ban đầu là sự phát triển tự phát khơng có tổ
chức. Thống nhất hoá là một trong những biểu hiện đầu tiên của tiêu chuẩn
hóa. Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường xuyên quan sát thiên
nhiên và môi trường xung quanh để lựa chọn cho mình những gì thích hợp
cần thiết cho sự sống. Hiểu theo nghĩa rộng thì chữ viết, lịch, hệ đếm cũng là
kết quả của tiêu chuẩn hóa.
Ở Trung Quốc thời cổ đã có hệ đơn vị đo thống nhất, đến thế kỷ thứ 2
trước công nguyên đã ban hành các tiêu chuẩn thống nhất cho bánh xe ngựa,

xe đẩy, xe kéo; chiều rộng cổng thành; ống nước; vũ khí; đường xá...
Người Ai Cập cổ đã dùng những viên gạch “tiêu chuẩn” có kích thước
thống (410mm x 200mm x 130mm) để xây dựng nhà cửa. Các kim tự tháp Ai
Cập nổi tiếng đã tồn tại qua bao thế kỷ được xây dựng từ những viên đá có
kích thước thống nhất và độ chính xác gia cơng cao.

11


Người Hy Lạp đã để lại những cơng trình xây dựng được coi là mẫu
mực của nghệ thuật kiến trúc cổ điển. Chính các cơng trình đó được xây dựng
từ một số lượng không nhiều các cấu kiện “tiêu chuẩn”.
Thời cổ La Mã đã quy định thống nhất cỡ đường kính ống dẫn nước của
thành La Mã và cấm dùng ống dẫn có đường kính khác. Trang bị vũ khí của
các đạo quân thời cổ đều được quy định thống nhất để có thể dễ dàng thay thế
được.
Từ thời cổ xa xưa, người Việt đã có ý thức tìm tịi và tạo ra được các
cơng cụ và đồ dùng có hình dáng hợp lý và thống nhất khơng khác nhiều so
với ngày nay.
Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII đã tạo điều kiện cho tiêu
chuẩn hóa phát triển một cách có ý thức, có tổ chức. Quy mơ hoạt động tiêu
chuẩn hóa ban đầu chủ yếu cịn hạn chế trong phạm vi từng cơng ty. Nó đã
tạo ra những khả năng to lớn trong việc hợp lý hoá sản xuất và mang lại lợi
nhuận cao cho các công ty.
Do công nghiệp phát triển nhanh, sự trao đổi hàng hoá trong phạm vi
quốc gia và quốc tế ngày càng mở rộng, quy mơ hoạt động tiêu chuẩn hóa
cũng địi hỏi mở rộng hơn: từ phạm vi từng công ty sang phạm vi quốc gia và
sau này phát triển ở cấp khu vực và quốc tế. Đầu thế kỷ XX, nhiều cơ quan
tiêu chuẩn quốc gia ở hàng loạt nước được thành lập, đặc biệt Ủy ban Điện
quốc tế (IEC) được thành lập ngay từ năm 1906 và Hội Tiêu chuẩn Quốc tế

(ISA) tổ chức tiền thân của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) ngày nay được
thành lập năm 1926. Ở Việt nam, Cơ quan Tiêu chuẩn quốc gia là Viện Đo
lường - Tiêu chuẩn được thành lập từ năm 1962, sau này được gọi là Tổng
cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

12


1.1.2

Khái niệm Tiêu chuẩn

Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) đã định nghĩa Tiêu
chuẩn như sau: “Tiêu chuẩn là văn bản do cơ quan được thừa nhận ban hành
để sử dụng rộng rãi và lâu dài; trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn
hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc quy trình và phương pháp sản xuất
có liên quan mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc”1.
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam ban hành năm
2006 đã quy định định nghĩa Tiêu chuẩn như sau: “Tiêu chuẩn là quy định về
đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân biệt, đánh giá
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh doanh xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để
tự nguyện áp dụng”2.
Qua định nghĩa trên, tiêu chuẩn được hiểu là các quy định kỹ thuật nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh tế xã hội và sản xuất,
kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường trong nước và quốc tế. Tiêu chuẩn do các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo, đề nghị thẩm định.
Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố đối với tiêu chuẩn quốc gia

hoặc các tổ chức (tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức xã hội nghề nghiệp) công bố đối với tiêu chuẩn cơ sở.
Tiêu chuẩn có thể chia thành nhiều loại như: tiêu chuẩn cơ bản, tiêu
chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn về phương pháp
1
2

[12, tr 15]
[6, tr 1]

13


thử. Tiêu chuẩn là loại văn bản được áp dụng một cách tự nguyện. Toàn bộ
hoặc một phần tiêu chuẩn có thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn
trong quy phạm pháp luật hoặc quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn được xây
dựng dựa trên sự chấp nhận hoặc tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học, công
nghệ, tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn.
Mục tiêu của tiêu chuẩn là đảm bảo và nâng cao chất lượng của sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ; chất lượng cuộc sống; sử dụng hợp lý và hiệu quả
các nguồn lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên; thuận lợi hóa thương mại, chống
gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích chính đáng của
người tiêu dùng.
Để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng tiêu chuẩn, chấp nhận tiêu
chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài thành tiêu
chuẩn Việt Nam và áp dụng các tiêu chuẩn đó, vấn đề đặt ra là cần phải đối
xử như nhau đối với các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong nước với nước
ngồi, đảm bảo các tiêu chuẩn được xây dựng hoặc chấp nhận không được tạo
ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, chủ động và tích

cực tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với việc hội
nhập nền kinh tế tồn cầu, việc đẩy mạnh hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam với
tiêu chuẩn quốc tế và nước ngoài là hết sức cần thiết nhằm xoá bỏ rào cản kỹ
thuật đối với thương mại, phục vụ việc tham gia của Việt Nam vào Khu vực
thương mại tự do (FTA) và nền kinh tế thế giới.
1.1.3

Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật

Hiệp định TBT/WTO đã định nghĩa Quy chuẩn kỹ thuật như sau: “Quy
chuẩn kỹ thuật là văn bản quy định các đặc tính của sản phẩm hoặc quá trình

14


có liên quan đến sản phẩm và q trình sản xuất; bao gồm các điều khoản
hành chính thích hợp mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc” 3.
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ban hành năm 2006 đã quy định
định nghĩa về Quy chuẩn kỹ thuật: “Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức
giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý của sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ, q trình, mơi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tếxã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ
động vật, thực vật, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người
tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng” 4.
Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động, thực vật, mơi
trường; bảo vệ lợi ích quốc gia; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống gian
lận thương mại và không gây trở ngại trong thương mại quốc tế; Quy chuẩn
kỹ thuật là văn bản pháp quy kỹ thuật, là công cụ quản lý nhà nước của các cơ
quan quản lý nhà nước do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Ủy ban
Nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ban hành trong phạm vi

ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
phải dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu
chuẩn nước ngoài, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ
thuật, kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
Trong quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, điều
kiện tiên quyết cần quan tâm là phải đảm bảo công khai, minh bạch, không
phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh thương mại. Đảm bảo tính thống nhất hệ thống quy chuẩn kỹ
3
4

[12, tr 15]
[6, tr 1]

15


thuật giữa các ngành, lĩnh vực, phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc
gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có
liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, mơi trường. Vì quy chuẩn kỹ thuật là bắt
buộc áp dụng nên phải đảm bảo tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật
thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, công bố hợp quy và
chứng nhận hợp quy. Quy chuẩn kỹ thuật sẽ được ban hành để thay thế cho hệ
thống Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn ngành bắt buộc áp dụng, các quy
định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp
dụng.
1.1.4

Khái niệm Tiêu chuẩn hóa và cấp độ Tiêu chuẩn hóa


Ngày nay hoạt động tiêu chuẩn hóa được thừa nhận là hoạt động khơng
thể thiếu, được coi trọng và phát triển mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, mọi lãnh thổ,
khơng phân biệt chế độ chính trị, cơ chế quản lý.
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật, là một bộ phận không thể tách rời của hoạt động sản
xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế-xã hội. Theo Tiêu chuẩn
TCVN 6450:2006 (ISO/IEC Guide 2:2004) “Tiêu chuẩn hóa và các hoạt
động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa” đã đưa ra định nghĩa tiêu
chuẩn hóa phù hợp với quan niệm chung của thế giới: “Tiêu chuẩn hóa là một
hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối
với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối
ưu trong một khung cảnh nhất định”5.
Có thể nói tiêu chuẩn hóa là hoạt động bao gồm quá trình xây dựng,
ban hành và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Lợi ích quan trọng
5

[20, tr 2]

16


của tiêu chuẩn hóa là nâng cao mức độ thích ứng của sản phẩm, quá trình
và dịch vụ với những mục đích đã định, ngăn ngừa rào cản trong thương
mại và tạo thuận lợi cho sự hợp tác về khoa học, công nghệ.
Ở Việt Nam, thuật ngữ về tiêu chuẩn hóa cũng được chính thức qui định
trong Điều lệ về Cơng tác tiêu chuẩn hóa ban hành theo Nghị định 141/HĐBT
năm 1982: “Cơng tác tiêu chuẩn hóa bao gồm việc xây dựng và áp dụng tiêu
chuẩn được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ
thuật và áp dụng kinh nghiệm tiên tiến nhằm đưa các hoạt động sản xuất kinh
doanh vào nền nếp và đạt được hiệu quả cao. Tiêu chuẩn hóa phải được coi

là công tác quản lý kinh tế  kỹ thuật quan trọng trong quá trình đưa nền sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN thúc đẩy phát triển kinh tế, khoa học  kỹ
thuật góp phần nâng cao mức sống nhân dân”6.
Hoạt động tiêu chuẩn hóa là quy định các điều khoản về sản phẩm, quá
trình và dịch vụ để sử dụng chung, lặp đi lặp lại nhiều lần, vừa mang tính thực
tiễn vừa định hướng cho sự phát triển. Đây là một hoạt động không chỉ chú ý
đến những vấn đề đang tồn tại trong thực tế mà còn phải chú ý đến cả những
vấn đề tiềm ẩn trong tương lai. Đó là một q trình liên tục bao gồm xây
dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, không thể tách rời hoặc coi nhẹ khâu
nào... Mục đích chính của tiêu chuẩn hóa là đạt được mức độ trật tự tối ưu
trong một khung cảnh nhất định. Đạt được mức độ trật tự ở đây có nghĩa là
chấm dứt tình trạng tự do, tuỳ tiện, tản mạn, hỗn loạn... đưa mọi hoạt động và
kết quả hoạt động vào kỷ cương, trật tự, có chủ định, có tổ chức, thống nhất
và hợp lý để đạt được hiệu quả cao.
Do công nghiệp phát triển nhanh, sự trao đổi hàng hoá trong phạm vi
quốc gia và quốc tế ngày càng mở rộng, quy mơ hoạt động tiêu chuẩn hóa
6

[7, tr 2]

17


cũng đòi hỏi mở rộng hơn: từ phạm vi từng công ty sang phạm vi quốc gia và
sau này phát triển ở cấp khu vực và quốc tế. Dựa theo quy mơ tham gia vào
hoạt động tiêu chuẩn hóa, xét về các khía cạnh địa lý, chính trị và kinh tế, tiêu
chuẩn hóa thể hiện ở bốn cấp độ song đều có ý nghĩa đối với quan hệ quốc tế.
Tiêu chuẩn hóa cơng ty (cơ sở) là hoạt động tiêu chuẩn hóa được tiến
hành ở cấp một cơng ty, nhà máy... hay trong một đơn vị cơ sở.
Tiêu chuẩn hóa quốc gia là hoạt động tiêu chuẩn hóa được tiến hành ở

cấp một quốc gia riêng biệt. Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới đều có
hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp quốc gia. Ở mỗi nước có một cơ quan tiêu
chuẩn quốc gia, ví dụ như: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
(STAMEQ) của Việt Nam; Viện Tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan (TISI);
Cục năng suất và tiêu chuẩn Singapore (PSB); Viện Tiêu chuẩn CHLB Đức
(DIN)... Ngồi ra tại mỗi nước có thể tồn tại những cơ quan hoạt động tiêu
chuẩn hóa cấp quốc gia khác nhau khác.
Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia là cơ quan ban hành tiêu chuẩn quốc
gia và đại diện cho quốc gia trong các tổ chức quốc tế và khu vực về tiêu
chuẩn hóa. Mơ hình hoạt động tiêu chuẩn hóa ở các quốc gia rất khác nhau.
Đối với các nước kinh tế phát triển, Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia thường
là tổ chức phi chính phủ nhưng được Chính phủ thừa nhận. Trong khi ở phần
lớn các nước đang phát triển, Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia thường là cơ
quan Chính phủ. Hoạt động của các tiêu chuẩn hóa quốc gia dựa trên khn
khổ của Nhà nước và luật pháp của nước đó quy định. Bên cạnh đó, các cơ
quan này cịn hoạt động trong khuôn khổ của sự hợp tác với các cơ quan tiêu
chuẩn hóa ở các quốc gia khác trong phạm vi khu vực và tồn cầu.
Tiêu chuẩn hóa khu vực là hoạt động tiêu chuẩn hóa được hình thành
do u cầu liên kết kinh tế khu vực nhằm phục vụ cho hoạt động hợp tác kinh

18


tế và thương mại khu vực. Điển hình ở quy mơ này là Hội nghị Tiêu chuẩn
khu vực Thái Bình Dương (PASC) với hơn 20 nước thành viên; Tiểu ban tiêu
chuẩn và phù hợp (SCSC) của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương APEC với gần 20 nước thành viên; Ủy ban Tư vấn về tiêu chuẩn và
chất lượng của ASEAN (ACCSQ); và nhiều tổ chức khu vực khác như: Uỷ
ban tiêu chuẩn châu Âu (CEN); Uỷ ban điện châu Âu (CENELEC); Uỷ ban
tiêu chuẩn liên Mỹ (COPANT); Tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực châu Phi

(ARSO)... Trong đó, riêng Liên minh châu Âu có ban hành tiêu chuẩn khu
vực, còn các tổ chức khác hoạt động chủ yếu là thông tin, hợp tác, thống nhất
quan điểm trong việc thúc đẩy các hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế cũng như
áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong khu vực.
Tiêu chuẩn hóa quốc tế là hoạt động tiêu chuẩn hóa của một tổ chức
quốc tế với sự tham gia của các cơ quan tiêu chuẩn của các nước được chính
phủ chỉ định tham gia là thành viên của tổ chức này. Mỗi nước chỉ được cử
một cơ quan là đại diện chính thức của nước mình trong tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc tế. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế thực hiện việc nghiên cứu xây
dựng các tiêu chuẩn quốc tế thông qua các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn với sự
tham gia của các nước thành viên trong các ban này và phổ biến rộng rãi việc
áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận thông qua hoạt động của
các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế là tên gọi chung, tổng quát cho các tổ
chức có thành viên ở các nước, cùng phối hợp để xây dựng các văn bản kỹ
thuật áp dụng thống nhất trong các nước thành viên. Thuật ngữ tiêu chuẩn
quốc tế được dùng để gọi chung các loại văn bản này, chúng có thể bao gồm
các tiêu chuẩn (standards), các chỉ dẫn (guides, directives), các khuyến nghị
(recommendations), các quy định kỹ thuật (technical regulations)... được các
tổ chức trên công bố hoặc ban hành.

19


Hiện nay trên thế giới có khoảng 40 tổ chức được gọi là các tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế với các lĩnh vực và mục đích hoạt động khác nhau, mức
độ ảnh hưởng khác nhau đối với hoạt động thương mại và hợp tác khoa học kỹ thuật trên bình diện quốc tế, trong đó phải kể đến Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế (ISO), Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) và Ủy ban tiêu chuẩn hóa
thực phẩm (CAC).
1.2 Vai trị của tiêu chuẩn hóa đối với q trình Hội nhập kinh tế

quốc tế
Xu thế tồn cầu hóa trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, có
ảnh hưởng sâu sắc và tồn diện đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong
các quốc gia và toàn bộ các quan hệ quốc tế. Xu thế này đã tạo động lực mạnh
mẽ cho sự hội nhập của các nước có nền kinh tế tồn cầu và khu vực. Đặc biệt
sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 quốc gia và vùng
lãnh thổ tham gia chiếm đến 90% tổng lượng buôn bán toàn cầu đã ảnh hưởng
sâu sắc đến cơ cấu thương mại thế giới cũng như sự phát triển kinh tế toàn
cầu. Thế giới đã bước vào thời đại mới, sự cạnh tranh giữa các nước ngày
càng trở nên phức tạp. Trong đó, nhu cầu hợp tác và hội nhập ngày càng trở
nên không thể thiếu ở mỗi quốc gia. Trong cuộc cạnh tranh này, chất lượng
hàng hoá và dịch vụ sẽ giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
Ngày nay, trong q trình tồn cầu hố, nền kinh tế của Việt Nam đang
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Cùng với tiến trình
hội nhập đó, hoạt động tiêu chuẩn hóa ln đóng vai trị quan trọng trong
việc thúc đẩy công nghệ và phát triển thương mại, là nền tảng cho quá trình
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

20


Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức này vào cuối năm 2006 đã tạo cho nước
ta về thế và lực mới. Chúng ta có cơ hội để tham gia thị trường toàn cầu, kinh
tế và thương mại của chúng ta sẽ được đối xử bình đẳng với các nước khác,
hệ thống pháp luật của chúng ta sẽ được công khai, minh bạch. Đây là điều
kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư trong nước. Hội
nhập kinh tế thế giới và gia nhập WTO sẽ là động lực để các doanh nghiệp
Việt Nam phát triển, nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chúng ta chủ động tham gia chính sách thương
mại toàn cầu. Gia nhập WTO sẽ làm cho Việt Nam bình đẳng với các nước
khác trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Việc mở cửa thị trường trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển,
năng lực cạnh tranh thấp, các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn ít,
công nghệ lạc hậu, sản xuất manh mún, xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu (dầu
thô), nông sản thực phẩm, hàm lượng chất xám thấp là những trở ngại lớn cho
nền kinh tế của chúng ta. Điều này đòi hỏi phải phát triển mạnh hơn nữa hoạt
động tiêu chuẩn hoá bằng một hệ thống đồng bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật, vừa hài hòa nhiều hơn nữa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, vừa tạo ra
hàng rào kỹ thuật nhằm phịng vệ chính đáng để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo
vệ các doanh nghiệp trong nước và bảo vệ người tiêu dùng. Để tiêu chuẩn hoá
thực sự trở thành động lực cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ
cần có chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hố
và có các chính sách để phát triển hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Trước những yêu cầu đó, Nhà nước cần đầu tư xây dựng và phát triển hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao năng lực
chuyên môn của Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, khuyến khích và tạo điều kiện
đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ

21


cho đội ngũ công chức, viên chức, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn hố;
cần có cơ chế nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước,
các hội, hiệp hội tham gia xây dựng, phổ biến và áp dụng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hố. Để thúc đẩy
hoạt động tiêu chuẩn hoá theo hướng hội nhập quốc tế, Nhà nước cần khuyến
khích, mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, khu
vực, tổ chức, cá nhân nước ngồi về tiêu chuẩn hố, ký kết và thực hiện các

Hiệp định, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau song phương và đa phương về kết
quả đánh giá sự phù hợp giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, khuyến
khích các tổ chức đánh giá sự phù hợp ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau.
Một trong những Hiệp định quan trọng quy định việc hài hoà các tiêu
chuẩn quốc gia và các quy chuẩn kỹ thuật mà Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân
thủ trong q trình hội nhập kinh tế thế giới, đó là Hiệp định về hàng rào kỹ
thuật trong thương mại (TBT).
Trong thương mại hàng hóa tồn tại hàng rào thuế quan và hàng rào phi
thuế quan. Hàng rào kỹ thuật là hàng rào phi thuế quan, liên quan đến việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo cung cấp cho thị trường những
sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu
dùng.
Mỗi quốc gia đều cần thiết xây dựng và duy trì cho mình một hàng rào
kỹ thuật hợp pháp để đảm bảo an tồn và sức khỏe con người, vật ni, cây
trồng, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, chống gian lận thương mại... Tuy
nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều hàng rào kỹ thuật đã hạn chế thương mại
của các nước khác, hoặc mang tính phân biệt đối xử như áp dụng chính sách
ưu đãi đối với nước này, song lại khắt khe với nước khác. Nới lỏng quản lý
với hàng hóa trong nước song lại quản lý chặt chẽ với hàng nhập khẩu...

22


Những hàng rào như vậy thực sự trở thành rào cản đối với thương mại quốc
tế và trái với nguyên tắc của thương mại tự do mà WTO đã đề ra.
Để loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại, WTO đã sử dụng Hiệp
định TBT như là một luật chung để điều chỉnh các hoạt động về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp giữa các nước thành
viên WTO. Về lý thuyết thì tiêu chuẩn hóa khơng phải là rào cản kỹ thuật
trong thương mại nhưng trên thực tế chúng đều có thể trở thành rào cản kỹ

thuật và các nước đang sử dụng biện pháp này một cách tinh vi để bảo hộ sản
xuất trong nước.

WTO - Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Nư ớ c A
Các quy chuẩn kỹ thuật
Các biện pháp kiểm
dịch động vật
Các biện pháp kiểm
dịch thực vật
Các tiêu chuẩn
Thử nghiệm,
Hiệu chuẩn
Giám định
Cơng nhận
Bao gói
Ghi nhãn
Các u cầu khác

Nư ớ c B
Các quy chuẩn kỹ thuật
Các biện pháp kiểm
dịch động vật
Các biện pháp kiểm
dịch thực vật
Các tiêu chuẩn
Thử nghiệm,
Hiệu chuẩn
Giám định
Cơng nhận

22
Bao gói
Ghi nhãn
Các u cầu khác

Hình 1.1: Hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại

23


Nhìn vào hình trên ta thấy, nếu một nhà sản xuất A muốn xuất khẩu
hàng sang nước B thì họ phải thỏa mãn các quy định kỹ thuật áp dụng tại
nước B cùng với tất cả hậu quả tài chính mà nước B địi hỏi. Nếu nước A và
B có hệ thống quy định hài hịa với nhau thì rõ ràng nhà sản xuất nước A sẽ
không phải chịu hậu quả của rào cản kỹ thuật.
Do vai trò quan trọng của tiêu chuẩn hóa với việc hạn chế và xóa bỏ
hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và
khu vực, cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh hoạt
động tiêu chuẩn hóa nhằm mục tiêu: “Một tiêu chuẩn, một thử nghiệm được
chấp nhận ở mọi nơi” trên phạm vi toàn cầu, tạo sự thuận lợi tối đa và giảm
thời gian, chi phí cho hoạt động trao đổi thương mại quốc tế.
Hiệp định TBT đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản: không phân biệt đối xử
tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Hài hòa tiêu chuẩn, tương đương của các
quy chuẩn kỹ thuật, thừa nhận lẫn nhau trong quy trình đánh giá sự phù hợp
với tính minh bạch. Trong đó, hài hịa tiêu chuẩn có ý nghĩa quan trọng, được
sự ủng hộ và chấp nhận của nhiều quốc gia và trở thành xu thế chung của
toàn thế giới.
Bản chất của hài hòa tiêu chuẩn là làm cho các tiêu chuẩn quốc gia của
các nước hoặc nền kinh tế xích lại càng gần nhau càng tốt trên cơ sở lấy tiêu
chuẩn quốc tế làm gốc nhằm hạn chế và tiến tới xố bỏ rào cản kỹ thuật

khơng cần thiết đối với thương mại quốc tế.
Việc nghiên cứu hài hoà và thống nhất tiêu chuẩn quốc gia với tiêu
chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực, hoặc giữa các tiêu chuẩn quốc gia với
nhau là việc làm đang được hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế quan
tâm. Các tổ chức ASEAN, ASEM và APEC đã đưa ra và thực hiện các

24


×